Thông tư 48/2019/TT-BTC hướng dẫn trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho

thuộc tính Thông tư 48/2019/TT-BTC

Thông tư 48/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:48/2019/TT-BTC
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Huỳnh Quang Hải
Ngày ban hành:08/08/2019
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Doanh nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

DN không trích lập dự phòng rủi ro cho khoản đầu tư ra nước ngoài

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 48/2019/TT-BTC hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp ngày 08/8/2019.

Các khoản dự phòng quy định tại Thông tư này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ báo cáo năm để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong kỳ báo cáo năm sau; đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị hàng tồn kho, các khoản đầu tư không cao hơn giá trên thị trường và giá trị của các khoản nợ phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm.

Theo đó, doanh nghiệp không trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản đầu tư ra nước ngoài. Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau: 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 06 tháng – 01 năm; 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 01 – 02 năm; 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 02 – 03 năm; 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 03 năm trở lên.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 10/10/2019.

Xem chi tiết Thông tư48/2019/TT-BTC tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
_______

Số: 48/2019/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________

Hà Nội, ngày 08  tháng 8 năm 2019

THÔNG TƯ

Hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn
kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu
khó đòi và bảo hành sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế; Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Chỉnh phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp,

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư, dự phòng tổn thất nợ phải thu khó đòi và dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng làm cơ sở xác định khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.
Việc trích lập các khoản dự phòng cho mục đích lập và trình bày báo cáo tài chính của các tổ chức kinh tế thực hiện theo pháp luật về kế toán.
2. Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng là các tổ chức kinh tế (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) được thành lập, hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập hợp pháp tại Việt Nam thực hiện trích lập và xử lý các khoản dự phòng theo quy định tại Thông tư này. Riêng đối với dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện trích lập và sử dụng theo quy định do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành sau khi thống nhất với Bộ Tài chính.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: là dự phòng khi có sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với giá trị ghi sổ của hàng tồn kho.
2. Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất có thể xảy ra do giảm giá các loại chứng khoán doanh nghiệp đang nắm giữ và dự phòng tổn thất có thể xảy ra do suy giảm giá trị khoản đầu tư khác của doanh nghiệp vào các tổ chức kinh tế nhận vốn góp (không bao gồm các khoản đầu tư ra nước ngoài).
3. Dự phòng nợ phải thu khó đòi: là dự phòng phần giá trị tổn thất của các khoản nợ phải thu đã quá hạn thanh toán và khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng không thu hồi được đúng hạn.
4. Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, công trình xây dựng: là dự phòng chi phí cho những sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, công trình xây dựng đã bán, đã cung cấp hoặc đã bàn giao cho người mua nhưng doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ phải tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện theo hợp đồng hoặc theo cam kết với khách hàng.
Điều 3. Nguyên tắc chung trong trích lập các khoản dự phòng
1. Các khoản dự phòng quy định tại Thông tư này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ báo cáo năm để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong kỳ báo cáo năm sau; đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị hàng tồn kho, các khoản đầu tư không cao hơn giá trên thị trường và giá trị của các khoản nợ phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm.
2. Thời điểm trích lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm lập báo cáo tài chính năm.
3. Doanh nghiệp xem xét, quyết định việc xây dựng quy chế về quản lý vật tư, hàng hóa, quản lý danh mục đầu tư, quản lý công nợ để hạn chế các rủi ro trong kinh doanh, trong đó xác định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, từng người trong việc theo dõi, quản lý vật tư, hàng hoá, các khoản đầu tư, thu hồi công nợ.
4. Doanh nghiệp không trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản đầu tư ra nước ngoài.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
1. Đối tượng lập dự phòng bao gồm nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa, hàng mua đang đi đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa kho bảo thuế, thành phẩm (sau đây gọi tắt là hàng tồn kho) mà giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và đảm bảo điều kiện sau:
- Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc các bằng chứng hợp lý khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho.
- Là hàng tồn kho thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm.
2. Mức trích lập dự phòng tính theo công thức sau:
Thông tư 48/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp
Trong đó:
- Giá gốc hàng tồn kho được xác định theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồn kho ban hành kèm theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).
- Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho do doanh nghiệp tự xác định là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
3. Tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm, trên cơ sở tài liệu do doanh nghiệp thu thập chứng minh giá gốc hàng tồn kho cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho thì căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này doanh nghiệp thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho như sau:
a) Nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên số kế toán, doanh nghiệp không được trích lập bổ sung khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho;
b) Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sổ kế toán, doanh nghiệp thực hiện trích thêm phần chênh lệch vào giá vốn hàng bán trong kỳ.
c) Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sổ kế toán, doanh nghiệp thực hiện hoàn nhập phần chênh lệch và ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ.
d) Mức lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính cho từng mặt hàng tồn kho bị giảm giá và tổng hợp toàn bộ vào bảng kê chi tiết. Bảng kê chi tiết là căn cứ để hạch toán vào giá vốn hàng bán (giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong kỳ) của doanh nghiệp.
4. Xử lý đối với hàng tồn kho đã trích lập dự phòng:
a) Hàng tồn kho do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, hư hỏng, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hết hạn sử dụng, không còn giá trị sử dụng phải được xử lý huỷ bỏ, thanh lý.
b) Thẩm quyền xử lý:
Doanh nghiệp thành lập Hội đồng xử lý hoặc thuê tổ chức tư vấn có chức năng thẩm định giá để xác định giá trị hàng tồn kho hủy bỏ, thanh lý. Biên bản kiểm kê xác định giá trị hàng tồn kho xử lý do doanh nghiệp lập xác định rõ giá trị hàng tồn kho bị hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng, chủng loại, số lượng, giá trị hàng tồn kho có thể thu hồi được (nếu có).
Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc, chủ doanh nghiệp tư nhân và chủ sở hữu của các tổ chức kinh tế khác căn cứ vào Biên bản của Hội đồng xử lý hoặc đề xuất của tổ chức tư vấn có chức năng thẩm định giá, các bằng chứng liên quan đến hàng tồn kho để quyết định xử lý huỷ bỏ, thanh lý; quyết định xử lý trách nhiệm của những người liên quan đến hàng tồn kho đó và chịu trách nhiệm về quyết định của mình theo quy định của pháp luật.
c) Khoản tổn thất thực tế của từng loại hàng tồn kho không thu hồi được là chênh lệch giữa giá trị ghi trên sổ kế toán trừ đi giá trị thu hồi từ người gây ra thiệt hại đền bù, từ cơ quan bảo hiểm bồi thường và từ bán thanh lý hàng tồn kho.
Giá trị tổn thất thực tế của hàng tồn kho không thu hồi được đã có quyết định xử lý, sau khi bù đắp bằng nguồn dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phần chênh lệch được hạch toán vào giá vốn hàng bán của doanh nghiệp.
Điều 5. Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư
1. Các khoản đầu tư chứng khoán:
a) Đối tượng lập dự phòng là các loại chứng khoán do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành theo quy định của pháp luật chứng khoán mà doanh nghiệp đang sở hữu tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm có đủ các điều kiện sau:
- Là chứng khoán niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán trong nước mà doanh nghiệp đang đầu tư.
- Là chứng khoán được tự do mua bán trên thị trường mà tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm giá chứng khoán thực tế trên thị trường thấp hơn giá trị của khoản đầu tư chứng khoán đang hạch toán trên sổ kế toán.
b) Mức trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán được tính theo công thức sau:
Thông tư 48/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp
- Đối với chứng khoán đã niêm yết (bao gồm cả cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng khoán phái sinh, chứng quyền có đảm bảo đã niêm yết): giá chứng khoán thực tế trên thị trường được tính theo giá đóng cửa tại ngày gần nhất có giao dịch tính đến thời điểm lập báo cáo tài chính năm.
Trường hợp chứng khoán đã niêm yết trên thị trường mà không có giao dịch trong vòng 30 ngày trước ngày trích lập dự phòng thì doanh nghiệp xác định mức trích dự phòng cho từng khoản đầu tư chứng khoán theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Trường hợp tại ngày trích lập dự phòng, chứng khoán bị hủy niêm yết hoặc bị đình chỉ giao dịch hoặc bị ngừng giao dịch thì doanh nghiệp xác định mức trích dự phòng cho từng khoản đầu tư chứng khoán theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
-      Đối với cổ phiếu đã đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch của các công ty đại chúng chưa niêm yết và các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa dưới hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng (Upcom) thì giá chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định là giá tham chiếu bình quân trong 30 ngày giao dịch liền kề gần nhất trước thời điểm lập báo cáo tài chính năm do Sở Giao dịch chứng khoán công bố. Trường hợp cổ phiếu của công ty cổ phần đã đăng ký giao dịch trên thị trường Upcom mà không có giao dịch trong vòng 30 ngày trước thời điểm lập báo cáo tài chính năm thì doanh nghiệp xác định mức trích dự phòng cho từng khoản đầu tư chứng khoán theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
- Đối với trái phiếu Chính phủ: giá trái phiếu thực tế trên thị trường là bình quân các mức giá được nhà tạo lập thị trường cam kết chào giá chắc chắn trong phiên chào giá theo quy định tại Nghị định số 95/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán; các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi bổ sung hoặc thay thế nếu có. Trường hợp không có mức giá chào cam kết chắc chắn nêu trên, giá trái phiếu thực tế trên thị trường là giá giao dịch gần nhất tại Sở Giao dịch chứng khoán trong vòng 10 ngày tính đến thời điểm lập báo cáo tài chính. Trường hợp không có giao dịch trong vòng 10 ngày tính đến thời điểm lập báo cáo tài chính năm thì doanh nghiệp không thực hiện trích lập dự phòng đối với khoản đầu tư này.
- Đối với trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu chính phủ bảo lãnh và trái phiếu doanh nghiệp: giá trái phiếu trên thị trường đối với trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu chính phủ bảo lãnh và trái phiếu doanh nghiệp đã niêm yết, đăng ký giao dịch là giá giao dịch gần nhất tại Sở Giao dịch chứng khoán trong vòng 10 ngày tính đến thời điểm lập báo cáo tài chính. Trường hợp không có giao dịch trong vòng 10 ngày tính đến thời điểm lập báo cáo tài chính năm thì doanh nghiệp không thực hiện trích lập dự phòng đối với khoản đầu tư này.
c) Tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm nếu giá trị đầu tư thực tế của khoản đầu tư chứng khoán đang hạch toán trên sổ kế toán của doanh nghiệp bị suy giảm so với giá thị trường thì doanh nghiệp phải trích lập dự phòng theo các quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này và các quy định sau:
- Nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên số kế toán, doanh nghiệp không được trích lập bổ sung khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.
- Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sổ ke toán, doanh nghiệp trích lập bổ sung số chênh lệch đó và ghi nhận vào chi phí trong kỳ.               
Nếu số dự phòng phải trích lập kỳ này thấp hơn số dư khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sổ kế toán, doanh nghiệp thực hiện hoàn nhập phần chênh lệch và ghi giảm chi phí trong kỳ.
- Doanh nghiệp phải trích lập dự phòng riêng cho từng khoản đầu tư chứng khoán có biến động giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm và được tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá các khoản đầu tư chứng khoán làm căn cứ hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp.
- Mức trích lập dự phòng của từng khoản đầu tư chứng khoán được xác định tại điểm b khoản 1 Điều này tối đa bằng giá trị đầu tư thực tế đang hạch toán trên sổ kế toán của doanh nghiệp.
d) Đối với chứng khoán chưa niêm yết, chưa đăng ký giao dịch thì doanh nghiệp xác định mức trích dự phòng cho từng khoản đầu tư chứng khoán theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
2. Các khoản đầu tư khác:
a) Đối tượng: là các khoản đầu tư vào tổ chức kinh tế trong nước, không phải các khoản đầu tư chứng khoán theo quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp đang sở hữu tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm có cơ sở cho thấy có giá trị suy giảm so với giá trị đầu tư của doanh nghiệp.
b) Mức trích lập:
- Căn cứ báo cáo tài chính riêng của tổ chức kinh tế nhận vốn góp lập cùng thời điểm lập báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp góp vốn, doanh nghiệp góp vốn xác định mức trích dụ phòng cho từng khoản đầu tư nhu sau:
Thông tư 48/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp
Trong đó:
- Vốn đầu tư thực tế của các chủ sở hữu ở tổ chức kinh tế nhận vốn góp tại thời điểm trích lập dự phòng được xác định trên Bảng cân đối kế toán năm của tổ chức kinh tế nhận vốn góp (mã số 411 và mã số 412 Bảng cân đối kế toán - ban hành kèm theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính và văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế - nếu có).
- Vốn chủ sở hữu của tổ chức kinh tế nhận vốn góp tại thời điểm trích lập dụ phòng đuợc xác định trên Bảng cân đối kế toán năm của tổ chức kinh tế nhận vốn góp tại thời điểm trích lập dự phòng (mã số 410 Bảng cân đối kế toán - ban hành kèm theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính và văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế - nếu có).
c) Tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm nếu các khoản đầu tư vào tổ chức kinh tế có giá trị suy giảm so với giá trị đầu tư của doanh nghiệp thì doanh nghiệp thực hiện trích lập dự phòng theo các quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này và các quy định sau:
- Nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng các khoản đầu tư vào đơn vị đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sổ kế toán, doanh nghiệp không đuợc trích lập bổ sung khoản dự phòng tổn thất các khoản đầu tư.
- Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng các khoản đầu tư vào đơn vị đã trích lập ở báo cáo năm truớc đang ghi trên sổ kế toán, doanh nghiệp trích lập bổ sung số chênh lệch đó và ghi nhận vào chi phí trong kỳ.               
- Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng các khoản đầu tư vào đơn vị đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sổ kế toán, doanh nghiệp thực hiện hoàn nhập phần chênh lệch và ghi giảm chi phí trong kỳ.
- Doanh nghiệp phải lập dự phòng riêng cho từng khoản đầu tư và được tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác làm căn cứ hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp.
- Mức trích lập dự phòng của từng khoản đầu tư được xác định tại điểm b khoản 2 Điều này tối đa bằng giá trị đầu tư thực tế đang hạch toán trên sổ kế toán của doanh nghiệp.
- Đối với khoản đầu tư của doanh nghiệp mua bán nợ góp vào các công ty cổ phần thông qua việc chuyển nợ thành vốn góp, khi trích lập dự phòng doanh nghiệp mua bán nợ được loại trừ khoản lỗ lũy kế tại công ty nhận vốn góp phát sinh trước thời điểm chuyển nợ thành vốn góp.
- Trường hợp tổ chức kinh tế nhận vốn góp không lập báo cáo tài chính cùng thời điểm thì doanh nghiệp không được thực hiện trích lập dự phòng đối với khoản đầu tư này; ngoại trừ các trường hợp sau, doanh nghiệp được thực hiện trích lập dự phòng căn cứ theo báo cáo tài chính quý gần nhất của tổ chức kinh tế nhận vốn góp:
+ Tổ chức kinh tế nhận vốn góp không lập báo cáo tài chính cùng thời điểm lập báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp góp vốn do đã ngừng hoạt động và đang chờ xử lý (giải thể, phá sản).
+ Tổ chức kinh tế nhận vốn góp được phép lập báo cáo tài chính khác với thời điểm lập báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp góp vốn và đã có thông báo cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về kế toán.
3. Xử lý đối với các khoản đầu tư đã trích lập dự phòng:
Khi chuyển nhượng khoản đầu tư đã được trích lập dự phòng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, khoản chênh lệch giữa tiền thu từ chuyển nhượng khoản đầu tư với giá trị ghi trên sổ kế toán được sử dụng nguồn dự phòng đã trích lập của khoản đầu tư này bù đắp; phần còn thiếu doanh nghiệp ghi nhận vào chi phí trong kỳ; phần còn thừa doanh nghiệp ghi giảm chi phí trong kỳ.
Điều 6. Dự phòng nợ phải thu khó đòi
1. Đối tượng lập dự phòng là các khoản nợ phải thu (bao gồm cả các khoản doanh nghiệp đang cho vay và khoản trái phiếu chưa đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán mà doanh nghiệp đang sở hữu) đã quá hạn thanh toán và các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng doanh nghiệp không thu hồi được đúng hạn, đồng thời đảm bảo điều kiện sau:
a) Phải có chứng từ gốc chứng minh số tiền đối tượng nợ chưa trả, bao gồm:
- Một trong số các chứng từ gốc sau: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, cam kết nợ;
- Bản thanh lý hợp đồng (nếu có);
- Đối chiếu công nợ; trường hợp không có đối chiếu công nợ thì phải có văn bản đề nghị đối chiếu xác nhận công nợ hoặc văn bản đòi nợ do doanh nghiệp đã gửi (có dấu bưu điện hoặc xác nhận của đơn vị chuyển phát);
- Bảng kê công nợ;
- Các chứng từ khác có liên quan (nếu có).
b) Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:
- Nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán từ 06 tháng trở lên (tính theo thời hạn trả nợ gốc ban đầu theo hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác, không tính đến thời gian gia hạn trả nợ giữa các bên), doanh nghiệp đã gửi đối chiếu xác nhận nợ hoặc đôn đốc thanh toán nhưng vẫn chưa thu hồi được nợ.
- Nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng doanh nghiệp thu thập được các bằng chứng xác định đối tượng nợ có khả năng không trả được nợ đúng hạn theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
- Riêng đối với các khoản nợ mua của doanh nghiệp mua bán nợ (có đăng ký ngành nghề và hoạt động mua bán nợ theo đúng quy định của pháp luật), thời gian quá hạn được tính kể từ ngày chuyển giao quyền chủ nợ giữa các bên (trên cơ sở biên bản hoặc thông báo bàn giao quyền chủ nợ) hoặc theo cam kết gần nhất (nếu có) giữa doanh nghiệp đối tượng nợ và doanh nghiệp mua bán nợ.
2. Mức trích lập:
a) Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:
- 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm.
- 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
- 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.
- 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.
b) Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông và doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ hàng hóa, khoản nợ phải thu cước dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, truyền hình trả sau và khoản nợ phải thu do bán lẻ hàng hóa theo hình thức trả chậm/trả góp của các đối tượng nợ là cá nhân đã quá hạn thanh toán mức trích lập dự phòng như sau:
- 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 6 tháng.
- 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng đến dưới 9 tháng.
- 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 9 tháng đến dưới 12 tháng.
- 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 12 tháng trở lên.
c) Đối với các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng doanh nghiệp thu thập được các bằng chứng xác định tổ chức kinh tế đã phá sản, đã mở thủ tục phá sản, đã bỏ trốn khỏi địa điểm kinh doanh; đối tượng nợ đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đang mắc bệnh hiểm nghèo (có xác nhận của bệnh viện) hoặc đã chết hoặc khoản nợ đã được doanh nghiệp yêu cầu thi hành án nhưng không thể thực hiện được do đối tượng nợ bỏ trốn khỏi nơi cư trú; khoản nợ đã được doanh nghiệp khởi kiện đòi nợ nhưng bị đình chỉ giải quyết vụ án thì doanh nghiệp tự dự kiến mức tổn thất không thu hồi được (tối đa bằng giá trị khoản nợ đang theo dõi trên sổ kế toán) để trích lập dự phòng.
3. Tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm nếu các khoản nợ phải thu được xác định khó đòi, doanh nghiệp phải trích lập dự phòng theo quy định tại khoản 2 Điều này và các quy định sau:
a) Nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sổ kế toán, doanh nghiệp không được trích lập bổ sung khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi.
b) Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên số kế toán, doanh nghiệp trích lập bổ sung số chênh lệch đó và ghi nhận vào chi phí trong kỳ.
c) Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên số kế toán, doanh nghiệp thực hiện hoàn nhập phần chênh lệch đó và ghi giảm chi phí trong kỳ.
d) Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nêu trên. Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp.
đ) Đối với khoản nợ mua của doanh nghiệp mua bán nợ, căn cứ phương án mua, xử lý nợ và các nguyên tắc trích lập dự phòng tại Thông tư này để thực hiện trích lập dự phòng, số dự phòng được trích lập tối đa bằng số tiền mà doanh nghiệp đã bỏ ra để mua khoản nợ, thời gian trích lập tối đa không quá thời gian tái cơ cấu doanh nghiệp, thu hồi nợ tại phương án mua, xử lý nợ.
e) Doanh nghiệp không thực hiện trích lập dự phòng khoản nợ phải thu quá thời hạn thanh toán phát sinh từ khoản lợi nhuận, cổ tức được chia do góp vốn đầu tư vào các doanh nghiệp khác.
g) Khi trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi của một đối tượng nợ có phát sinh cả nợ phải thu và nợ phải trả, căn cứ biên bản đối chiếu công nợ giữa hai bên để doanh nghiệp trích lập dự phòng trên cơ sở số còn phải thu sau khi đã bù trừ khoản nợ phải trả của đối tượng này.
Mức trích lập dự phòng của từng khoản nợ quá hạn được tính theo tỷ lệ (%) của khoản nợ quá hạn phải trích lập theo thời hạn quy định nhân (x) với tổng nợ còn phải thu sau khi đã bù trừ khoản nợ phải trả.
Ví dụ: Công ty A có phát sinh các nghiệp vụ bán hàng cho Công ty B theo từng hợp đồng và đã quá hạn thanh toán như sau:
+ Bán lô hàng theo hợp đồng 01 cho Công ty B, giá trị hợp đồng là 5 triệu đồng, Công ty B chưa trả nợ, quá hạn 7 tháng.
+ Bán lô hàng theo hợp đồng 02 cho Công ty B, giá trị hợp đồng là 15 triệu đồng, Công ty B chưa trả nợ, quá hạn 13 tháng.
+ Bán lô hàng theo hợp đồng 03 cho Công ty B, giá trị hợp đồng là 10 triệu đồng, Công ty B chưa trả nợ, quá hạn 25 tháng.
- Tổng nợ phải thu quá hạn của Công ty B: 30 triệu đồng.
- Đồng thời, Công ty A có mua hàng của Công ty B, số tiền Công ty A phải trả cho Công ty B là: 10 triệu đồng.
- Như vậy, số còn phải thu sau khi đã bù trừ khoản nợ phải trả đối với Công ty B là: 20 triệu đồng.
- Mức trích lập dự phòng đối với nợ phải thu của lô hàng theo hợp đồng 01 là: 5/30 x 20 triệu đồng x 30% = 1 triệu đồng.
- Mức trích lập dự phòng đối với nợ phải thu của lô hàng theo hợp đồng 02 là: 15/30 x 20 triệu đồng x 50% = 5 triệu đồng.
- Mức trích lập dự phòng đối với nợ phải thu của lô hàng theo hợp đồng 03 là: 10/30 x 20 triệu đồng x 70% = 4,67 triệu đồng.
4. Xử lý tài chính các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi:
a) Nợ phải thu không có khả năng thu hồi là các khoản nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán hoặc chưa đến thời hạn thanh toán thuộc một trong những trường hợp sau:
- Đối tượng nợ là doanh nghiệp, tổ chức đã hoàn thành việc phá sản theo quy định của pháp luật.
- Đối tượng nợ là doanh nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động hoặc giải thể.
- Đối tượng nợ đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho xóa nợ theo quy định của pháp luật.
- Đối tượng nợ là cá nhân đã chết hoặc đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án.
- Khoản chênh lệch còn lại của các khoản nợ không thu hồi được sau khi đã xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể phải bồi thường vật chất.
- Khoản nợ phải thu đã được trích lập 100% dự phòng theo quy định tại gạch đầu dòng thứ 4 điểm a khoản 2 Điều này mà sau 03 năm tính từ thời điểm doanh nghiệp trích lập đủ 100% dự phòng mà vẫn chưa thu hồi được nợ.
- Khoản nợ phải thu đã được trích lập 100% dự phòng theo quy định tại gạch đầu dòng thứ 4 điểm b khoản 2 Điều này mà sau 01 năm tính từ thời điểm doanh nghiệp trích lập đủ 100% dự phòng mà vẫn chưa thu hồi được nợ.
b) Nợ phải thu không có khả năng thu hồi quy định tại điểm a khoản 4 Điều này khi có đủ các tài liệu chứng minh, cụ thể như sau:
- Sổ kế toán, chứng từ, tài liệu chứng minh khoản nợ chưa thu hồi được đến thời điểm xử lý nợ doanh nghiệp đang hạch toán nợ phải thu trên sổ kế toán của doanh nghiệp như: hợp đồng kinh tế; khế ước vay nợ; cam kết nợ; bản thanh lý hợp đồng (nếu có); đối chiếu công nợ (nếu có); văn bản đề nghị đối chiếu công nợ hoặc văn bản đòi nợ do doanh nghiệp đã gửi (có dấu bưu điện hoặc xác nhận của đơn vị chuyển phát); bảng kê công nợ và các chứng từ khác có liên quan.
- Trường hợp đối với tổ chức kinh tế:
+ Đối tượng nợ đã phá sản: có quyết định của Tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo Luật phá sản.
+ Đối tượng nợ đã ngừng hoạt động, giải thể: có văn bản xác nhận hoặc thông báo bằng văn bản/thông báo trên trang điện tử chính thức của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc tổ chức đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc doanh nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động hoặc giải thể; hoặc khoản nợ đã được doanh nghiệp, tổ chức khởi kiện ra tòa án theo quy định, có bản án, quyết định của tòa và có ý kiến xác nhận của cơ quan thi hành án về việc đối tượng nợ không có tài sản để thi hành án.
+ Đối với khoản nợ phải thu nhưng đối tượng nợ đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho xoá nợ theo quy định của pháp luật; khoản chênh lệch thiệt hại được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho bán nợ.
-Trường hợp đối với cá nhân:
+ Giấy chứng tử (bản sao chứng thực hoặc bản sao từ sổ gốc) hoặc xác nhận của chính quyền địa phương đối với đối tượng nợ đã chết.
+ Lệnh truy nã; hoặc xác nhận của cơ quan pháp luật đối với đối tượng nợ đã bỏ trốn; hoặc xác nhận của cơ quan pháp luật về việc đối tượng nợ không còn ở nơi cư trú đối với khoản nợ phải thu cước dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, truyền hình trả sau của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông; hoặc đang bị truy tố, đang thi hành án.
- Các hồ sơ, tài liệu chứng minh khoản nợ phải thu đã được trích lập 100% dự phòng theo quy định tại gạch đầu dòng thứ 4 điểm a khoản 2 Điều này mà sau 03 năm tính từ thời điểm doanh nghiệp trích lập đủ 100% dự phòng mà vẫn chưa thu hồi được nợ hoặc khoản nợ phải thu đã được trích lập 100% dự phòng theo quy định tại gạch đầu dòng thứ 4 điểm b khoản 2 Điều này mà sau 01 năm tính từ thời điểm doanh nghiệp trích lập đủ 100% dự phòng mà vẫn chưa thu hồi được nợ.
c) Xử lý tài chính:
- Tổn thất thực tế của từng khoản nợ không thu hồi được là khoản chênh lệch giữa nợ phải thu ghi trên sổ kế toán và số tiền đã thu hồi được (do người gây ra thiệt hại đền bù, do phát mại tài sản của đối tượng nợ hoặc người nợ, do được chia tài sản theo quyết định của tòa án hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác).
- Giá trị tổn thất thực tế của khoản nợ không có khả năng thu hồi, doanh nghiệp sử dụng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi (nếu có) để bù đắp, phần chênh lệch thiếu hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp.
- Các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi sau khi đã có quyết định xử lý theo quy định trên, doanh nghiệp phải theo dõi trong hệ thống quản trị của doanh nghiệp và trình bày trong thuyết minh báo cáo tài chính trong thời hạn tối thiểu là 10 năm kể từ ngày thực hiện xử lý và tiếp tục có các biện pháp để thu hồi nợ. Nếu thu hồi được nợ thì số tiền thu hồi sau khi trừ các chi phí có liên quan đến việc thu hồi nợ, doanh nghiệp hạch toán vào thu nhập.
d) Khi xử lý khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi doanh nghiệp phải lập hồ sơ sau:
- Biên bản của Hội đồng xử lý nợ của doanh nghiệp. Trong đó ghi rõ giá trị của từng khoản nợ phải thu, giá trị nợ đã thu hồi được, giá trị thiệt hại thực tế (sau khi đã trừ đi các khoản thu hồi được).
- Bảng kê chi tiết các khoản nợ phải thu đã xóa để làm căn cứ hạch toán. Sổ kế toán, chứng từ, tài liệu chứng minh khoản nợ chưa thu hồi được, đến thời điểm xử lý nợ doanh nghiệp đang hạch toán nợ phải thu trên sổ kế toán của doanh nghiệp.
- Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc thực hiện trích lập dự phòng liên quan đến các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi.
đ) Thẩm quyền xử lý nợ:
Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc, chủ doanh nghiệp tư nhân và chủ sở hữu của các tổ chức kinh tế căn cứ vào Biên bản của Hội đồng xử lý do doanh nghiệp lập và các bằng chứng liên quan đến khoản nợ để quyết định xử lý những khoản nợ phải thu không thu hồi và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật. Thành phần Hội đồng xử lý do doanh nghiệp tự quyết định.
Điều 7. Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, công trình xây dựng
1. Đối tượng và điều kiện lập dự phòng: là những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng do doanh nghiệp thực hiện đã bán, đã cung cấp hoặc đã bàn giao cho người mua còn trong thời hạn bảo hành và doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ phải tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện, bảo hành theo hợp đồng hoặc cam kết với khách hàng.
2. Mức trích lập:
Doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất để trích lập dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, công trình xây dựng đã tiêu thụ và dịch vụ đã cung cấp trong năm và tiến hành lập dự phòng cho từng loại sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, công trình xây dựng có cam kết bảo hành.
Tổng mức trích lập dự phòng bảo hành của các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, công trình xây dựng theo cam kết với khách hàng nhưng tối đa không quá 05% tổng doanh thu tiêu thụ trong năm đối với các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ và không quá 05% trên giá trị hợp đồng đối với các công trình xây dựng.
3. Sau khi lập dự phòng cho từng loại sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, công trình xây dựng doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng vào bảng kê chi tiết. Bảng kê chi tiết là căn cứ để hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp trong kỳ.
4. Tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm, căn cứ tình hình tiêu thụ, bàn giao sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng và các cam kết bảo hành tại hợp đồng hoặc các văn bản quy định liên quan, doanh nghiệp thực hiện trích lập dự phòng theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này và các quy định sau:
- Nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sổ kế toán, doanh nghiệp không được trích lập bổ sung khoản dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, công trình xây dựng.
- Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sổ kế toán, doanh nghiệp trích lập bổ sung số chênh lệch đó và ghi nhận vào chi phí trong kỳ.
- Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sổ kế toán, doanh nghiệp thực hiện hoàn nhập phần chênh lệch đó và ghi giảm chi phí trong kỳ.
- Hết thời hạn bảo hành, nếu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng không phải bảo hành hoặc số dự phòng phải trả về bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì số dư còn lại được hoàn nhập vào thu nhập trong kỳ của doanh nghiệp.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 8. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 10 năm 2019 và áp dụng từ năm tài chính 2019.
2. Bãi bỏ Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp; Thông tư số 34/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009; Thông tư số 89/2013/TT-BTC ngày 28/06/2013 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 và các văn bản khác quy định về trích lập và sử dụng các khoản dự phòng trái với quy định của Thông tư này.
3. Việc thực hiện trích lập các khoản dự phòng tại các doanh nghiệp hoạt động trong một số lĩnh vực đặc thù (bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư kinh doanh vốn, mua bán nợ, bán lẻ hàng hóa trả chậm/trả góp) được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này và thực hiện theo quy định riêng (nếu có) phù hợp với đặc thù theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
4. Các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thực hiện chuyển thành công ty cổ phần thực hiện xử lý các khoản dự phòng theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa.
5. Số dư dự phòng các khoản đầu tư ra nước ngoài mà doanh nghiệp đã trích lập đến trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành (nếu có) được hoàn nhập, ghi giảm chi phí tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm 2019. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, bổ sung và sửa đổi./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó TTCP;
- VPTW và các Ban của Đảng;
- VP Quốc Hội, VP Chủ tịch nước, vp Chính phủ;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toàn án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Cơ quan TW của các đoàn thể;
- UBND, Sở Tài chính, Cục Thuế, Kho bạc các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Website Chính phủ; Công báo;
- VP BCĐ TW về phòng chống tham nhũng;
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Các Tập đoàn kinh tế nhà nước; Các TCT Nhà nước;
VCCI; Hội kế toán và Kiểm toán VN; Hội Kiểm toán
viên hành nghề VN;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Website Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, Cục TCDN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

 

 

 

Huỳnh Quang Hải

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

MINISTRY OF FINANCE

------------

No.:48/2019/TT-BTC

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom - Happiness
-----------------

Hanoi, August 08, 2019

 

CIRCULAR

Instructions on the appropriating  and handling of provisions of devaluation of stocks, losses of investments, bad debts and warranty on products, goods, services, construction works at enterprises

 

Pursuant to the Government s Decree No.87/2017/ND-CP of July 26, 2017, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

Pursuant to the Decree No.218/2013/ND-CP dated December 26, 2013 of the Government detailing and guiding the implementation of the Law on Corporate income tax;

Pursuant to the Government s Decree No.91/2014/ND-CP of October 1, 2014, amending and supplementing a number of articles in tax-related Decrees; Decree No.12/2015/ND-CP dated February 12, 2015 of the Government detailing the implementation of the Law amending and supplementing a number of articles of tax laws and amending and supplementing a number of articles of Decree on taxes;

At the proposal of the Director of the Enterprise Finance Department;

The Minister of Finance issues a Circular guiding the setting up and handling of provisions for devaluation of inventories, losses of investments, bad debts and warranty of products, goods and services, construction works at enterprises.

ChapterI

GENERAL REGULATIONS

Article 1. Scope of regulation and objects of application

1. This Circular guidesthe appropriating  and handling of provisions of devaluation of stocks, losses of investments, bad debts and warranty on products, goods, services, construction works at enterprisesserving as a basis for determining deductible expenses when determining incomes subject to corporate income tax according to regulations.

Theprovisioningfor the purpose ofpreparingand presenting the financial statements of economic organizations shall comply with the law on accounting.

2. This Circular applies to subjects being economic organizations (hereinafter referred to as enterprises for short)that areestablished, conducting production and business activities according to the provisions of Vietnamese law.

The foreign credit institutions and bank branches established legally in Vietnam shallappropriateand handle provisions according to the provisions of this Circular.For risk provisions in the operationsof foreign credit institutions and bank branches, the provision and use shall be made according to regulations promulgated by the State Bank of Vietnam after reaching agreement with the Ministry of Finance.

Article 2. Interpretation of terms

In this Circular, the terms below are construed as follows:

1.The provisioning for devaluation of inventories: is a provision when there is adevaluationof net realizable valuewhich islower than the book value of inventories.

2. Provision for loss of investments: is a provision for thepossiblelost value due to the pricedecreaseof the securities held by the enterprise and the possible loss of losses caused bydevaluation ofother investments of enterprises into economic organizations receiving contributed capital (excluding investmentsabroad).

3. Provision for bad debts: is aprovisionfor the loss value of the receivable debts which are overdue and the receivable debts which have not yet matured butpossibly notrecovered on time.

4. Provision for warranty of products, goods, services and construction works: means aprovisionfor expenses for products, goods, services and construction works already sold, provided or deliveredto thebuyers,butthe enterprise is still obliged to continue to repair,finishaccording to contracts or commitments to customers.

Article 3. General principles of provisioning

1. Provisions prescribed in this Circular shall be accounted into deductible expenses when determining incomes subject to corporate income tax in the annual reporting period in order to offsetpossiblelosses in the subsequent year s reporting period; ensuring thatenterprises reflect the value of inventories, investmentswhichare not higher than market prices and the value of receivables is not higher than the recoverable value at the time ofpreparingthe financial statements. main year.

2. Time ofappropriatingand reversing provisions is the time ofpreparingannual financial statements.

3. Enterprises shall consider and decide on thebuilding-upof regulations on management of supplies and goods, management of investment portfolios and debt management in order to limit business risks, clearly determiningeach division, each person in monitoring, managingmaterials, goods, investments, debt collection.

4. Enterprises do not appropriate risk provisions forinvestments abroad.

 

ChapterII

SPECIFIC REGULATIONS

Article 4. Provision for devaluation of inventories

1. Objects ofprovisioninginclude raw materials, materials, tools,devices, goods and goods purchased ontransit, goods sent for sale, goods of tax-guarantee warehouses and finished products (hereinafter referred to asinventoriesfor short) inventory) where thehistorical costrecorded in the accounting book is higher than the net realizable value and ensures the following conditions:

- Having legal invoices and vouchers as prescribed by the Ministry of Finance or other reasonable evidences to prove the costpriceof goods sold.

- Inventoriesowned by the enterprise at the time of preparing the annual financial statements.

2. The level of provisioningis calculated according to the following formula:

Level of provisioning for devaluation of inventories

=

Actual inventories at the time of preparing the annual financial statements

 

 

x

Cost of inventories in accounting books

 

-

Net realizable value of inventories

 

Of which:

- Historical cost of inventories is determined in accordance with the Accounting Standard No.02 – Inventories, issued together with Decision No.149/2001/QD-BTC dated December 31, 2001 of the Minister of Finance and amended, supplemented or alternative documents (if any).

- The net realizable value of inventories determined by the enterprise itself is the estimated selling price of inventories in the normal production and business period at the time of preparing the annual financial statements (-) estimated costs for product completion and estimated costs needed for consuming them.

3. At the time of preparing the annual financial statements, on the basis of documents collected by the enterprise proving that the historical cost of inventories is higher than the net realizable value of the inventory, then basing on the provisions in Clause 1 and 2 of this Article, enterprises shall make provisioning for inventories as follows:

a) If the amount of the provision to be appropriate is equal to the balance of the provision for devaluation of the inventories of the previous year s report, which is recorded on the accounting book, the enterprises shall not be allowed to additionally appropriate provisions for devaluation of inventories

b) If the amount of provision to be appropriate is higher than the balance of the provision for devaluation of inventories recorded in the previous year s report, which is recorded in the accounting book, the enterprises shall additionally appropriate the difference into the cost price of goods sold in the period.

c) If the amount of provision to be appropriate is lower than the balance of the provision for devaluation of inventories appropriate in the previous year s report, which is recorded in the accounting book, the enterprises shall refund the reverse the difference and state the decrease of cost price of good sold in the period.

d) The level of provisioning for devaluation of inventories is calculated for each devalued inventory item and incorporated in the detailed list. The detailed list is a basis for accounting into the cost price of goods sold (the cost of all goods consumed in the period) of an enterprise.

4. Handling of inventories to which the provisioning has been made

a) Inventories due to natural disasters, epidemics, fires, damages, obsolete, technically backward, outdated or due to changes in natural biochemical processes, expiry date, no longer valid for use, shall be disposed of, liquidated.

b) Competence to handle:

Enterprises shall appropriate a handling council or hire consultancy organizations with price appraisal functions to determine the value of disposed and liquidated inventories. The stocktaking record of inventory of valuation of inventories disposed shall be made by the enterprise itself, clearly determining the value of damaged inventory, causes of damage, types, quantities and value of inventories recoverable (if any).

The Board of Directors, the Members Council, the Chairman of the Company, the General Director, the Director, the owner of the private enterprises and the owner of other economic organizations shall base themselves on the minutes of the Handling Council or proposal of consultancy organization with price appraisal function, evidence relating to inventories, to decide on disposal, liquidation; decide to handle the responsibilities of those who are involved in the inventories and take responsibility for their decisions in accordance with the law.

c) The actual loss of each type of unrecoverable inventory is the difference between the value recorded in the accounting book minus the value recovered from the person causing liquidated damages, from the insurance agencies and from liquidation of inventories.

The actual loss value of unrecoverable inventory with a disposing decision, after offsetting with provision of devaluation of inventories, the difference is accounted into the cost price of sold goods of the enterprise.

Article 5. Provision for loss of investments

1.Investments on securities:

a)Subjects for the provisioningare types of securities issued by domestic economic organizations in accordance with the law on securities,owned by the enterprise at the time ofpreparingthe annual financial statements,which meet all conditionsbelow:

- Is securities listed or registeredfortrading on the domestic stock marketon whichthe enterprise is investing.

- Is a securities thatisfreely traded in the market that at the time ofpreparingthe annual financial statements, the actual market price of securities is lower than the value of the securities investment being accounted in the accounting books.

b) The level ofprovisioning for devaluation ofsecurities investment is calculated according to the following formula:

Level of provisioning for devaluation of securities investment

=

Value of investment securities currently under investment is recorded in the accounting books of the enterprise at the time of preparing the annual financial statements

 

-

Number of securities currently owned by the enterprise at the time of the annual financial statements

x

Actual price of securities in the market

 

- For listed securities (including stocks, fund certificates, derivative securities, listed warrants): the actual market price of securities is calculated at the closing price atlatest day withtransactions to the time ofpreparingthe annual financial statements.

In case the securities have been listed on the marketbut there is notransactions within 30 days prior to the date ofprovisioning, the enterprise shall determine thelevel of provisioningeach securities investment as prescribed in Point b, Clause 2 of Article. this.

In case, at the date ofprovisioning, the securities are delisted or their transactions are suspendedor ceased, the enterprise shall determine thelevel of provisioningfor each securities investment as prescribed at Point b, Clause 2. This.

- For stocks registered to trade on the trading market of unlisted public companies and state-owned enterprises equitized in the form of offering securities to the public (Upcom),thenthe actual securities price in the market isdefined as the average reference price for the latest30 trading days prior to the time of preparing the annual financial statements announced by the Stock Exchange. In case the shares of a joint stock company havebeenregistered for trading on the Upcom marketbut there is noa transaction within 30 daysprior tothe time of preparing the annual financial statements, the enterprise shall determine thelevel of provisioningfor each investment. securities prescribed at Point b, Clause 2 of this Article.

- For Government bonds: the actual bond prices on the market are the average prices set by the market makers to offer firm prices in theofferingsession under the provisions of Decree No.95/2018/ND -CP on June 30, 2018 on the issuance, registration, custody, listing and trading of Government debt instruments on the securities market; the Ministry of Finance s guiding documents and additional or replacement documents, if any. Incase of theabsence of the above-mentionedcommitted offeringprice, the actual bond price on the market is the latest transaction price at the Stock Exchange within 10 days of the time ofpreparingthe financial statements. In case there is no transaction within 10 days up to the time ofpreparingthe annual financial statements,thenthe enterprise will not make provisioningfor this investment.

- For local government bonds,guaranteedgovernment bonds and corporate bonds: the price of bonds on the market for local government bonds,guaranteedgovernment bonds and corporate bondslisted and registered for trading is thelatest trading price at the Stock Exchange within 10 days of the time ofpreparingthe financial statements. In case there is no transaction within 10 days up to the time of making the annual financial statement, the enterprise will not make provisioningfor this investment.

c) At the time of preparing the annual financial statements,if the actual investment value of the securities investment being accounted in the accounting books of the enterprise isdevaluedcompared to the market price,thenthe enterprise must make provisioningaccording to theclausesat Points a and b, Clause 1 of this Article and the followingregulations:

- If the amount of provision to be appropriate is equal to the balance of the provision for devaluation of securities investment already made in the previous year s reportandrecorded in the accountingbook, the enterprise shallnotmake additional provisions fordevaluation of securities investment.

- If the amount of provision is higher than the balance of provision for for devaluation of securities investment previously recorded in the accounting book, the enterprise shall make additional provisions and record expenses in the period.

If the amount of provision to be appropriate in this period is lower than the balance of the provision for devaluation of investment securities already made in the previous year s reporandrecorded in the accounting book, the enterprise shallreversethe difference and recordthe expense decrease in the period.

- Enterprises must appropriate separate provisions for each securities investment with price fluctuation at the time of preparing the annual financial statements and synthesize them into the detailed list of reserves for devaluation of securities investmentsasbases for accounting into enterprises expenses.

- Themaximumlevel of provision for each securities investment defined at Point b, Clause 1 of this Article shall be equal to the actual investment value accounted in the accounting book of the enterprise.

d) For unlisted and unregistered securities, enterprises shall determine the provision level for each securities investment according to the provisions of Point b, Clause 2 of this Article.

2. Other investments:

a) Subjects: investments in domestic economic organizations, not securities investments prescribed in Clause 1 of this Article, being owned by an enterprise at the time of preparing the annual financial statements, with the basis showing that there is a decline in value compared to the investment value of the enterprise.

a) Level of appropriation

- Based on the separate financial statements of the economic organization receiving contributed capital at the same time of preparing the annual financial statements of the capital-contributing enterprise, the enterprise contributing capital shall determine the provision for each investment as follows:

Level of provisioning for each investment

=

Proportion of ownership contribution of actual charter capital (%) of the investment in the economic organization receiving contributed capital at the time of provisioning

 

-

Actual investment capital of owners in economic organizations receiving contributed capital at the time of provisioning

x

Equity of an economic organization receiving contributed capital at the time of provisioning

 

Of which:

- Actual investment capital of owners in economic organizations receiving contributed capital at the time of provisioning is determined on the annual balance sheet of economic organizations receiving capital contributions (code 411 and code No.412 balance sheet - issued together with Circular No.200/2014/TT-BTC dated December 22, 2014 of the Ministry of Finance and amended, supplemented or replaced documents - if any.

- Owner s equity of the economic organization receiving the contributed capital at the time of provisioning is determined on the annual balance sheet of the economic organization receiving the contributed capital at the time of provision appropriation (code 410 Table balance accounting - issued together with Circular No.200/2014/TT-BTC dated December 22, 2014 of the Ministry of Finance and amended, supplemented or replaced documents - if any.

c) At the time of preparing the annual financial statements if the investments in economic organizations have a decline in value compared to the investment value of the enterprises, then the enterprises shall make provisions according to the clauses at the points a, Point b, Clause 2 of this Article and the following provisions:

- If the amount of provision to be appropriate is equal to the balance of the provision for investments made in the previous year report and recorded in the accounting book, the enterprise shall not additional provisions for losses of investments

- If the amount of provision to be appropriated is higher than the balance of the provision for investments made in the precious year, which is recorded in the accounting book, the enterprise shall make additional provisions and record into expenses during the period.

- If the amount of provision to be appropriated is lower than the balance of the provision for investments in the precious year, which is recorded in the accounting book, the enterprise shall reverse the difference and state the decrease of expense in the period

- Enterprises must appropriate separate provisions for each investment and are included in the detailed list of provision for investment losses into other units as a basis for accounting into enterprises expenses.

- The maximum level of provision for each investment defined at Point b, Clause 2 of this Article shall be equal to the actual investment value accounted in the accounting book of the enterprise.

- For investments of debt trading companies contributed to joint stock companies through the transfer of debts into contributed capital, when making provisions, the debt trading enterprises shall be deducted from the accumulated losses at the capital-receiving companies arising before the time of debt transfer into contributed capital.

- If an economic organization receiving contributed capital does not make financial statements at the same time, the enterprise shall not make provision for this investment; except in the following cases, the enterprise may make provision based on the latest quarterly financial statement of the economic organization receiving the contributed capital:

+ Economic organizations that receive capital contributions do not make financial statements at the same time of making annual financial statements of enterprises contributing capital because they have ceased operation and are awaiting for settlement (dissolution or bankruptcy).

+ Economic organizations receiving contributed capital are allowed to make financial statements different from the time of making annual financial statements of capital-contributing enterprises and have notified the competent agencies according to the law on accounting.

3. Handling of investments to which provisioning has been made

When transferring the investment which has been appropriated for provision according to Clauses 1 and 2 of this Article, the difference between the proceeds collected from the investment transfer and the value recorded in the accounting book may use the appropriated provision of this investment to off set; for the deficient portion, the enterprise shall record in the period expenses; for the surplus portion, the enterprise shall state expense decrease in the period.

Article 6. Provisions for bad debts

1. The subjects to which the provision is made are the receivable debts (including the amounts being lent by the enterprises and the bonds not yet registered for trading on the securities market and owned by the enterprises), which are overdue and receivables that have not yet matured but are likely to be irrecoverable timely by the enterprise and at the same time ensure the following conditions:

a) Must have original documents proving the amount of unpaid debts, including:

- One of the following original documents: Economic contract, loan agreement, debt commitment;

- Contract liquidation minutes (if any);

- Debt balance table; in case there is no debt balance table, there must be a written request for debt balancing and debt claim sent by the enterprise (with postmark or certification of the EMS service providers);

- List of debts;

- Other relevant documents (if any).

b) Having enough grounds to determine that it is a bad receivable debt:

- Receivable debt is overdue from 06 months or more (calculated according to the original repayment period according to economic contract, loan agreement or other debt commitments, regardless of the debt repayment extended time between the parties), the enterprise has sent debt balancing table for debt confirmation or has made payment urging but the debt is still not recovered.

- Receivable debts which have not yet been due but the enterprise collects evidence to determine that the debtors are unable to repay debts on time according to the provisions of Point c, Clause 2 of this Article.

- For debts purchased by debt trading enterprises (with registration of business lines and activities of debt trading in accordance with the provisions of law), the overdue time is counted from the date of transfer of creditors rights between parties (on the basis of the minutes or notices on the handover of creditors rights) or according to the latest commitments (if any) between debtors and debt trading enterprises.

2. Level of appropriation:

a) For overdue receivable debts, the provisioning level is set as follows:

- 30% of the value for debts overdue from 6 months to less than 1 year.

- 50% of the value for debts overdue from 1 year to less than 2 years.

- 70% of the value for debts overdue from 2 years to less than 3 years.

- 100% of the value for debts receivable from 3 years or more.

b) For enterprises doing business on telecommunications services and retailing, the payable debts of post-paid telecommunications, information technology and television service charges and receivable debts from goods retail In the form of deferred/instalment payment by debtors who are individuals, which are overdue, the provisioning level is as follows:

- 30% of the value for debts overdue from 3 months to less than 6 months.

- 50% of the value for debts overdue from 6 months to less than 9 months.

- 70% of the value for debts overdue from 9 months to less than 12 months.

- 100% value for debts overdue from 12 months or more.

c) For receivable debts which have not yet been due but the enterprise collects evidence to determine that the economic organization has gone bankrupt, has opened bankruptcy procedures, has fled from its registered business location; debtors who are prosecuted, detained or tried by law enforcement agencies, are serving sentences or are suffering from serious diseases (certified by the hospital) or have died or debts have been required by enterprises for judgment enforcement but cannot be carried out due to the debtors fleeing their residence; If the debt has been sued by the enterprise, but it is suspended from being settled, then the enterprise shall estimate the irrecoverable loss (up to the value of the debt being monitored in the accounting book) for provisioning.

3. At the time of preparing the annual financial statements if the receivable debts are determined to be bad, the enterprise must appropriate provisions according to the provisions of Clause 2 of this Article and the following regulations:

a) If the amount of provision to be appropriated is equal to the balance of provision for bad debts appropriated in the previous year s report and recorded in the accounting book, the enterprise shall make additional provision for receivable bad debts.

b) If the amount of provision to be appropriated is higher than the balance of provision for bad debts appropriated in the previous year s report and recorded on the accounting book, an enterprise shall make additional appropriation and record them in expenses in the period.

c) If the amount of provision to be appropriated is lower than the balance of the provision for bad debts appropriated in the previous year s report and recorded in the accounting book, an enterprise shall reverse the difference and record the expense decrease in the period.

d) Enterprises must anticipate the possible loss or overdue age of the debts and appropriate a provision for each bad debt, together with evidences proving the above mentioned bad debts. After appropriating a provision for each bad receivable debt, the enterprise shall sum up all provisions for debts into a detailed list to serve as a basis for accounting into enterprises expenses.

d) For debts purchased by debt purchase enterprises, based on the plan on debt purchase and handling and the principles of provisioning in this Circular for provisioning, the provision mount to be appropriate is, at maximum, equal to the amount that the enterprise has spent to purchase the debt, the maximum time for provisioning does not exceed the time of enterprise’s restructuring, debt recovery at the plan of debt purchase and handling.

e) The enterprise shall not make provision for debts which are overdue from the paid profits and dividends coming from capital contribution to other enterprises.

g) When making provisions for recoverable bad debt of an object with both receivable and payable debts, based on the debt balancing table between the two parties, the enterprise shall make provisions on the basis of the remaining amount collectable after clearing the payable debts of this object.

The level of provisioning for each overdue debt shall be calculated according to the ratio (%) of the overdue debt to be appropriated for provision according to the prescribed time limit multiplied by (x) the total debt to be recovered after clearing the payable debt.

For example: Company A has arisen sales operations for Company B under each contract and has overdue payment as follows:

+ Sale of goods under contract 01 to Company B, contract value is 5 million VND, Company B has not paid the debt, 7 months overdue.

+ Sale of goods under contract 02 for Company B, contract value is VND 15 million, Company B has not paid debts, overdue 13 months.

+ Sale of goods under contract 03 for Company B, contract value is 10 million VND, Company B has not paid the debt, 25 months overdue.

- Total overdue receivables of Company B: VND 30 million.

- At the same time, Company A purchases Company B s products, the amount that Company A has to pay for Company B is: VND 10 million.

- Thus, the amount still to be collected after clearing the payable debt for Company B is: VND 20 million.

- The level of provisioning for receivable debts of the goods under contract 01 is: 5/30 x 20 million VND x 30% = 1 million VND.

- The level of provision for receivable debts of the goods under contract 02 is: 15/30 x 20 million VND x 50% = 5 million VND.

- The level of provision for receivable debts of the goods under contract 03 is: 10/30 x 20 million VND x 70% = VND 4.67 million.

4. Financial handling of receivable debts which are irrecoverable:

a) Irrecoverable receivable debts are receivable debts which have become overdue or have not due, belonging one of the following cases:

- The debtors are enterprises and organizations that have completed the bankruptcy according to the provisions of law.

- The debtors are enterprises and organizations that have ceased operations or dissolved.

- The debtors have been decided by the competent authority to write off the debt in accordance with law.

- Debtors are individuals who have died or are prosecuted, detained or tried by law enforcement agencies.

- The remaining difference of irrecoverable debts after already handling responsibilities of individuals and collectives that have to make material compensation.

- The receivable debt has been appropriated for provision 100% as stipulated in the fourth dash at Point a, Clause 2 of this Article, but after 3 years from the time the enterprise makes a 100% provisioning, it has not yet been recovered

- The receivable debt has been appropriated for provision 100% as stipulated in the fourth dash at Point b, Clause 2 of this Article, but after 1 year from the time the enterprise makes a 100% provisioning, it has not yet been recovered

b) Irrecoverable receivable debts prescribed at Point a, Clause 4 of this Article, when there are sufficient documents to prove, specifically as follows:

- Accounting books, vouchers and documents proving that debts have not been recovered to the time of debt handling that enterprises are accounting receivable debts on accounting books of enterprises such as economic contracts; loan agreement; debt commitment; contract liquidation minutes (if any); debt balancing table (if any); a written request for debt balancing or claim for debt sent by the enterprise (with postmark or certification of by EMS service provider); list of debts and other related documents.

- Cases for economic organizations:

+ The object of bankruptcy: there is a decision of the Court declaring bankruptcy under the Bankruptcy Law.

+ The debtors the operations have been ceased or dissolved: have written confirmation or notice in writing/notices on the official website of the agency deciding on the establishment of the enterprises or business registration organization or body tax authorities directly manage the enterprises or organizations that they have ceased operations or dissolved; or the debt has been sued filed in court by the enterprise, organization according to regulations, has the judgment, decision of the court and has comments of confirmation from judgment enforcement agency that the debtors have no assets for judgment enforcement.

+ For receivable debts but the debtors have been decided by the competent agencies to write off debts according to the provisions of law; The difference in losses is decided by the competent authority to sell the debt.

- For individuals:

+ Death certificate (certified copy or copy from the original book) or local authority s certification for the dead of debtors.

+ Wanted warrants; or certification of the legal agency for the debtors who have fled; or certification of a legal agency that the debtors are no longer settling in their place of residence for the debts payable for post-paid telecommunications, information technology and television services of telecommunications service enterprises; or being prosecuted, serving sentence.

- The records and documents proving that the receivable debts which have been applied with 100% provisions as prescribed in the fourth dash at Point a, Clause 2 of this Article, after 3 years from the time the enterprises appropriate for 100 % of provision but still cannot recover the debt or receivable debts have been applied with 100% provisions as prescribed in the fourth dash at point b, Clause 2 of this Article, but after 1 year from the time the enterprise appropriate for 100% of the provision, the debt has not been recovered yet.

c) Financial handling:

- Actual loss of each irrecoverable debt is the difference between the receivable debt recorded in the accounting book and the recovered amount (from compensation by person causing damage, from the sale of debtors, from the division of assets according to court decisions or other competent authorities).

- The actual loss value of the irrecoverable debt, the enterprise uses the bad debt provision source (if any) to set off, the deficient difference accounted in the expenses of an enterprise.

- Receivables that are irrecoverable after having a decision on handling according to the above regulations must be followed up in the corporate governance system and presented in the financial statement explanation for at least 10 years from the date of handling and continue to take measures to recover debts. If debt is recovered, the amount of money recovered after subtracting expenses related to debt recovery shall be accounted into income.

d) When handling unrecoverable receivable debts, enterprises must compile the following documents:

- Minutes of the Debt Settlement Council of the enterprise. In which, specifying the value of each receivable debt, the value of the recovered debt, the actual value of damage (after subtracting recovered amounts).

- A detailed list of cleared receivable debts as a basis for accounting. Accounting books, vouchers and documents proving that debts have not been recovered, to the time of debt handling, enterprises are accounting receivable debts on the accounting books of enterprises.

- Records and documents related to the provision of provision related to receivable debts are irrecoverable.

d) Debt handling competence:

Board of Directors, Members’ Council, Chairman of the company, General Director, Director, owner of private enterprises and owners of economic organizations based on the minutes of the Council of Handling made by enterprises prepare and evidences related to the debt to decide to handle the irrecoverable debts and take responsibility for their decisions before the law. The composition of the Council Handling shall be decided by the enterprise itself.

Article 7. Provision for warranty of products, goods, services and construction works

1. Subjects and conditions for provisioning are products, goods, services and construction works carried out by enterprises which have been sold, provided or handed over to purchasers within the warranty period and the enterprise is still obliged to continue to repair, improve, warranty under contracts or commit to customers.

2. Level of appropriation for provisions:

The enterprise estimates the loss level to appropriate the provision for warranty of products, goods, services, construction works consumed and services provided in the year and to make provisions for each type of product, goods, services, construction works with warranty commitments.

Total amount of provision for warranty of products, goods, services, construction works is subject to commitment with customers but not exceeding 05% of total annual sales for products, goods and services and not more than 5% of contract value for construction works.

3. After making provision for each type of product, goods, service or construction work, the enterprise shall sum up all the provisions into a detailed list. The detailed list is the ground for accounting into the expenses of the enterprise in the period.

4. At the time of preparing annual financial report, basing on the situation of consumption, delivery of products, goods, services, construction works and the warranty commitments in the contract or the relevant regulations, the enterprises shall make the provision as per regulations in clause 1, clause 2 and clause 3 of this Article and the following regulations:

- If the amount of provision to be appropriated is equal to the balance of the provision for warranty of products, goods, services, construction works appropriated in the previous year s report and recorded in the accounting book, the enterprise shall not make provision for warranty of products, goods, services and construction works.

- If the amount of provision to be appropriated is higher than the balance of the provision for warranty of products, goods, services and construction works already appropriated in the previous year s report and recorded in the accounting book, the enterprise shall additionally make provision for such difference and record expenses in the period.

- If the amount of provision to be appropriated is lower than the balance of the provision for warranty of products, goods, services and construction works appropriated in the previous year s report and recorded in the accounting book, the enterprise shall reverse such difference and state as the expense decrease in the period.

- After the warranty period, if the products, goods, services, construction works are not subject to warrantee or the payable provision for warranty of products, goods, services, construction works is higher than actual expenses incurred, then the remaining balance is reversed into the income of the enterprise.

 

ChapterIII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

 

Article 8. Implementation effect

1. This Circular takes effect from October 10, 2019 and applies from the fiscal year 2019.

2. To annul Circular No.228/2009/TT-BTC dated December 7, 2009 of the Ministry of Finance guidingthe appropriating  and handling of provisions of devaluation of stocks, losses of investments, bad debts and warranty on products, goods, services, construction works at enterprises; Circular No.34/2011/TT-BTC dated March 14, 2011 of the Ministry of Finance amending the Circular No.228/2009/TT-BTC dated December 7, 2009; Circular No.89/2013/TT-BTC dated June 28, 2013 of the Ministry of Finance amending and supplementing Circular No.228/2009/TT-BTC dated December 7, 2009 and other documents regulating the appropriation and use of provisions which are contrary to the provisions of this Circular.

3. The provisioning in enterprises operating in a number of specific areas (insurance, securities, investment in capital trading, debt trading, retailing of deferred/instalment goods) shall comply with the guidance in this Circular and comply with separate regulations (if any) suitable to particularities under the guidance of the Ministry of Finance.

4. State enterprises and enterprises with 100% of their capital invested by State enterprises and transformed into joint-stock companies shall handle provisions according to the law on equitization.

5. The balance of the provision for investments abroad made by the enterprise before the effective date of this Circular (if any) shall be reversed, recorded as a decrease in expenses at the time of preparing financial statements 2019.

In the course of implementation, any problem or recommendation should be timely sent to the Ministry of Finance for research, supplementation and amendment./.

For the Minister

The Deputy Minister

Huynh Quang Hai

 

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 48/2019/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 48/2019/TT-BTC PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 1334/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung danh mục mã định danh các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm Quyết định 1642/QĐ-BTC ngày 17/9/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành danh mục mã định danh các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Tài chính phục vụ kết nối, trao đổi văn bản điện tử thông qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành

Tài chính-Ngân hàng, Thông tin-Truyền thông

văn bản mới nhất