Thông tư 41/2016/TT-NHNN tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 41/2016/TT-NHNN
Cơ quan ban hành: | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 41/2016/TT-NHNN |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Nguyễn Đồng Tiến |
Ngày ban hành: | 30/12/2016 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Có hiệu lực từ ngày 01/01/2020, Thông tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Đáng chú ý là quy định ngân hàng không có công ty con, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thường xuyên duy trì tỷ lệ an toàn vốn xác định trên cơ sở báo cáo tài chính của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tối thiểu 8%. Trường hợp có công ty con, phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn xác định trên cơ sở báo cáo tài chính của ngân hàng tối thiểu là 8%; tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất xác định trên cơ sở báo cáo tài chính hợp nhất của ngân hàng tối thiểu 8%.
Bên cạnh đó, Thông tư cũng cho phép ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được điều chỉnh giảm giá trị khoản phải đòi, giao dịch theo các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng một hoặc kết hợp các biện pháp: Tài sản bảo đảm; Bù trừ số dư nội bảng; Bảo lãnh của bên thứ ba; Sản phẩm phái sinh tín dụng.
Trong đó, việc giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng tài sản bảo đảm chỉ áp dụng với tiền mặt, giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm do tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài phát hành; vàng; giấy tờ có giá do Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán; cổ phiếu được niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và Hà Nội; chứng khoán nợ do Chính phủ các nước, tổ chức công lập của Chính phủ các nước phát hành được doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập xếp hạng từ BB- trở lên; chứng khoán nợ do doanh nghiệp phát hành được doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lạp xếp hạng từ BBB- trở lên.
Xem chi tiết Thông tư41/2016/TT-NHNN tại đây
tải Thông tư 41/2016/TT-NHNN
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC Số: 41/2016/TT-NHNN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2016 |
THÔNG TƯ
Quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với
ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
_______________________
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) ban hành Thông tư quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
QUY ĐỊNH CHUNG
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
(i) Nhận tiền mặt hoặc tài sản tài chính khác từ đơn vị khác; hoặc
(ii) Trao đổi các tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính với đơn vị khác theo các điều kiện có thể có lợi cho ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
(i) Thanh toán tiền mặt hoặc tài sản tài chính cho đơn vị khác;
(ii) Trao đổi các tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính với đơn vị khác theo các điều kiện không có lợi cho ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hoặc
(i) Cấp tín dụng tài trợ dự án (Project Finance) là khoản cấp tín dụng chuyên biệt để thực hiện dự án;
(ii) Cấp tín dụng tài trợ dự án kinh doanh bất động sản (Income producing real estate) là các khoản cấp tín dụng chuyên biệt để thực hiện dự án kinh doanh bất động sản (văn phòng, trung tâm thương mại, khu đô thị, tòa nhà phức hợp, kho bãi, khách sạn, khu công nghiệp...);
(iii) Cấp tín dụng tài trợ máy móc thiết bị (Object Finance) là các khoản cấp tín dụng chuyên biệt để đầu tư máy móc, thiết bị (tàu thủy, máy bay, vệ tinh, tàu hỏa...);
(iv) Cấp tín dụng tài trợ hàng hóa (Commodities Finance) là các khoản cấp tín dụng chuyên biệt để mua hàng hóa (dầu thô, kim loại, ngũ cốc,...).
(i) Sản phẩm phái sinh tín dụng gồm các hợp đồng bảo hiểm tín dụng, hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng, hợp đồng đầu tư gắn với rủi ro tín dụng, hợp đồng phái sinh tín dụng khác theo quy định của pháp luật;
(ii) Sản phẩm phái sinh lãi suất gồm hợp đồng lãi suất kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi lãi suất một đồng tiền, hợp đồng hoán đổi lãi suất hai đồng tiền hoặc hợp đồng hoán đổi tiền tệ chéo, hợp đồng quyền chọn lãi suất, các hợp đồng phái sinh lãi suất khác theo quy định của pháp luật;
(iii) Sản phẩm phái sinh ngoại tệ gồm các giao dịch mua, bán ngoại tệ kỳ hạn, giao dịch hoán đổi ngoại tệ, giao dịch quyền chọn mua, bán ngoại tệ, các giao dịch phái sinh ngoại tệ khác theo quy định của pháp luật;
(iv) Sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa gồm các hợp đồng hoán đổi giá cả hàng hóa, hợp đồng tương lai giá cả hàng hóa, hợp đồng quyền chọn giá cả hàng hóa và các hợp đồng phái sinh giá cả hàng hóa khác theo quy định của pháp luật.
Standard & Poor’s | Moody’s | Fitch Rating |
AAA, AA+, AA, AA- | Aaa, Aa1, Aa2, Aa3 | AAA, AA+, AA, AA- |
A+, A, A- | A1, A2, A3 | A+, A, A- |
BBB+, BBB, BBB- | Baa1, Baa2, Baa3 | BBB+, BBB, BBB- |
BB+, BB, BB- | Ba1, Ba2, Ba3 | BB+, BB, BB- |
B+, B, B- | B1, B2, B3 | B+, B, B- |
CCC+ và thứ hạng thấp hơn | Caa1 và thứ hạng thấp hơn | CCC+ và thứ hạng thấp hơn |
(i) Nếu khách hàng, đối tác có các khoản phải đòi, nợ phải trả tài chính khác có thứ hạng tín nhiệm riêng thì ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng thứ hạng tín nhiệm của khoản phải đòi, nợ phải trả tài chính khác đó để áp dụng hệ số rủi ro tín dụng cho khoản phải đòi không có thứ hạng tín nhiệm khi khoản phải đòi này được ưu tiên thanh toán trước khoản phải đòi, nợ phải trả tài chính có thứ hạng tín nhiệm;
(ii) Nếu khách hàng, đối tác có thứ hạng tín nhiệm thì ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng thứ hạng tín nhiệm của khách hàng, đối tác để áp dụng hệ số rủi ro cho các khoản phải đòi không có thứ hạng tín nhiệm mà không được bảo đảm và được ưu tiên thanh toán trước khoản nợ thứ cấp của khách hàng, đối tác đó;
(iii) Nếu khách hàng, đối tác có thứ hạng tín nhiệm đủ điều kiện áp dụng theo tiết (ii) điểm g khoản này và có khoản phải đòi, nợ phải trả tài chính khác có thứ hạng tín nhiệm riêng đủ điều kiện áp dụng theo tiết (i) điểm g khoản này thì ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng thứ hạng tín nhiệm của khách hàng, đối tác hoặc khoản phải đòi, nợ phải trả tài chính khác có thứ hạng tín nhiệm tùy thuộc vào hệ số rủi ro nào cao hơn để áp dụng hệ số rủi ro tín dụng cho khoản phải đòi không có thứ hạng tín nhiệm;
(iv) Đối với các trường hợp không được quy định tại tiết (i), (ii), và (iii) điểm g khoản này thì ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải coi là khoản phải đòi không có thứ hạng tín nhiệm.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Trong đó:
- C: Vốn tự có;
- RWA: Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng;
- KOR: Vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động;
- KMR: Vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường.
(i) Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ: là tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố vào ngày báo cáo;
(ii) Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và các ngoại tệ khác: là tỷ giá bán giao ngay chuyển khoản của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vào cuối ngày báo cáo.
RWA = RWACR + RWACCR
Trong đó:
- RWACR: Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng;
- RWACCR: Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng đối tác.
RWACR = åEj x CRWj + åMax {0, (Ei* - SPi)} x CRWi
Trong đó:
- Ej: Giá trị tài sản (không phải là khoản phải đòi) thứ j;
- CRWj: Hệ số rủi ro tín dụng của tài sản thứ j theo quy định tại Điều 9 Thông tư này;
- Ei*: Giá trị số dư của khoản phải đòi thứ i (Ei) được xác định theo khoản 3 Điều này, sau khi điều chỉnh giảm theo các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng quy định tại Điều 12, Điều 13, Điều 14 và Điều 15 Thông tư này;
- SPi: Dự phòng cụ thể của khoản phải đòi thứ i;
- CRWi: Hệ số rủi ro tín dụng của khoản phải đòi thứ i theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
Ei = Eoni + Eoffi x CCFi
Trong đó:
- Ei: Giá trị số dư xác định theo nguyên giá của khoản phải đòi thứ i;
- Eoni: Số dư phần nội bảng của khoản phải đòi thứ i;
- Eoffi: Số dư phần ngoại bảng của khoản phải đòi thứ i;
- CCFi: Hệ số chuyển đổi của phần ngoại bảng của khoản phải đòi thứ i theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.
Khi tính tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất, ngân hàng được áp dụng hệ số rủi ro theo quy định tại nước sở tại đối với các khoản phải đòi của công ty con, công ty liên kết, chi nhánh của ngân hàng tại nước ngoài.
Thứ hạng tín nhiệm | Từ AAA đến AA- | Từ A+ đến A- | Từ BBB+ đến BBB- | Từ BB+ đến B- | Dưới B- hoặc không có xếp hạng |
Hệ số rủi ro tín dụng | 0% | 20% | 50% | 100% | 150% |
Thứ hạng tín nhiệm | Từ AAA đến AA- | Từ A+ đến BBB- | Từ BB+ đến B- | Dưới B- hoặc không có xếp hạng |
Hệ số rủi ro tín dụng | 20% | 50% | 100% | 150% |
Thứ hạng tín nhiệm | AAA đến AA- | A+ đến BBB- | BB+ đến BB- | B+ đến B- | Dưới B- và Không có xếp hạng |
Khoản phải đòi có thời hạn ban đầu từ 3 tháng trở lên | 20% | 50% | 80% | 100% | 150% |
Khoản phải đòi có thời hạn ban đầu dưới 3 tháng | 10% | 20% | 40% | 50% | 70% |
| Doanh thu dưới 100 tỷ đồng | Doanh thu từ 100 tỷ đồng đến dưới 400 tỷ đồng | Doanh thu từ 400 tỷ đồng đến 1500 tỷ đồng | Doanh thu trên 1500 tỷ đồng |
Tỷ lệ đòn bẩy dưới 25% | 100% | 80% | 60% | 50% |
Tỷ lệ đòn bẩy từ 25% đến 50% | 125% | 110% | 95% | 80% |
Tỷ lệ đòn bẩy trên 50% | 160% | 150% | 140% | 120% |
Vốn chủ sở hữu âm hoặc bằng 0 | 250% |
(i) Tỷ lệ bảo đảm (LTV) = Tổng số dư khoản phải đòi/Giá trị của tài sản bảo đảm. Trong đó:
- Tổng số dư khoản phải đòi bao gồm tổng số dư (đã giải ngân và số dư chưa giải ngân) của khoản phải đòi và số dư (đã giải ngân và số dư chưa giải ngân) của các khoản phải đòi khác được bảo đảm bằng bất động sản đó tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Giá trị của tài sản bảo đảm là giá trị của bất động sản bảo đảm cho các khoản phải đòi đó được xác định tại thời điểm xét duyệt cho vay.
(ii) Tỷ lệ bảo đảm (LTV) phải được xác định lại khi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thông tin giá trị của tài sản bảo đảm bị suy giảm trên 30% so với giá trị tại thời điểm xác định gần nhất.
LTV | LTV dưới 40% | LTV từ 40% trở lên đến dưới 60% | LTV từ 60% trở lên đến dưới 80% | LTV từ 80% trở lên đến dưới 90% | LTV từ 90% trở lên đến dưới 100% | LTV từ 100% trở lên |
Hệ số rủi ro | 30% | 40% | 50% | 70% | 80% | 100% |
| LTV dưới 60% | LTV từ 60% trở lên đến dưới 75% | LTV từ 75% trở lên |
Khoản phải đòi được đảm bảo bằng bất động sản kinh doanh | 75% | 100% | 120% |
(i) Tỷ lệ thu nhập (DSC) = Tổng số dư phải hoàn trả trong năm/Tổng thu nhập trong năm của khách hàng.
Trong đó:
- Tổng số dư phải hoàn trả trong năm bao gồm số dư nợ gốc và số dư nợ lãi;
- Tổng thu nhập trong năm của khách hàng là thu nhập trong năm tính DSC của khách hàng sau khi đã trừ thuế thu nhập theo quy định và không bao gồm thu nhập từ việc cho thuê nhà hình thành từ khoản cho vay đó. Trường hợp, khách hàng cá nhân là đại diện ủy quyền cho hộ gia đình tham gia quan hệ vay vốn thì tổng thu nhập trong năm của khách hàng được xác định theo tổng thu nhập của các thành viên đồng trả nợ của hộ gia đình.
(ii) Tỷ lệ thu nhập (DSC) phải được xác định lại khi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thông tin thay đổi về tổng thu nhập của khách hàng.
Các khoản cho vay thế chấp nhà ở | LTV dưới 40% | LTV từ 40% trở lên đến dưới 60% | LTV từ 60% trở lên đến dưới 80% | LTV từ 80% trở lên đến dưới 90% | LTV từ 90% trở lên đến dưới 100% | LTV từ 100% trở lên |
DSC từ 35% trở xuống | 25% | 30% | 40% | 50% | 60% | 80% |
DSC trên 35% | 30% | 40% | 50% | 70% | 80% | 100% |
Đối với các khoản mua lại khoản phải thu của công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, hệ số rủi ro tín dụng áp dụng hệ số rủi ro của khoản phải đòi.
Ei* = max{0,[Ei - åCj*(1-Hcj-Hfxcj)]} + max{0,[Ei-åLk*(1-Hfxlk)]} + max{0,[Ei - åGl (1-CRWgtorl/CRWl)]} + max{0,[Ei-åCDn*(1- Hfxcdn)]}
Trong đó:
- Ei*: Giá trị số dư của khoản phải đòi, giao dịch thứ i được điều chỉnh giảm theo các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng;
- Ei: Giá trị số dư của khoản phải đòi, giao dịch thứ i được tính theo quy định tại Điều 8 Thông tư này;
- Cj*: Giá trị của tài sản bảo đảm hiệu chỉnh theo độ lệch thời hạn;
- Hcj: Hệ số hiệu chỉnh tài sản bảo đảm;
- Lk*: Giá trị nợ phải trả nội bảng được hiệu chỉnh theo độ lệch thời hạn;
- Gl: Giá trị bảo lãnh của bên thứ ba;
- CRWgtorl: Hệ số rủi ro tín dụng của bên bảo lãnh;
- CRWl: Hệ số rủi ro tín dụng của khách hàng;
- CDn*: Giá trị của sản phẩm phái sinh tín dụng được hiệu chỉnh theo độ lệch thời hạn;
- Hfxc, Hfxl, Hfxcd: hệ số hiệu chỉnh độ lệch tiền tệ tương ứng giữa khoản phải đòi, giao dịch và biện pháp giảm thiểu rủi ro. Hệ số hiệu chỉnh độ lệch tiền tệ bằng không (0) khi khoản phải đòi, giao dịch và biện pháp giảm thiểu rủi ro cùng một loại tiền tệ.
Xếp hạng tín nhiệm của người phát hành giấy tờ có giá, chứng khoán | Thời hạn còn lại | Chính phủ (bao gồm cả các tổ chức áp dụng hệ số rủi ro tín dụng tương đương chính phủ) (%) | Các tổ chức phát hành khác (%) |
AAA đến AA- | ≤ 1 năm | 0,5 | 1 |
> 1 năm, ≤ 5 năm | 2 | 4 | |
> 5 năm | 4 | 8 | |
- A+ đến BBB- - Thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác | ≤ 1 năm | 1 | 2 |
> 1 năm, ≤ 5 năm | 3 | 6 | |
> 5 năm | 6 | 12 | |
BB+ đến BB- trừ Thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác | Tất cả các loại thời hạn | 15 |
|
Cổ phiếu được tính vào chỉ số chứng khoán VN30/HNX30 (bao gồm cả trái phiếu chuyển đổi của các loại cổ phiếu này) và Vàng | 15 | ||
Cổ phiếu khác được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội | 25 |
C* = C x (t - 0.25) / (T - 0.25)
Trong đó:
- C: giá trị của tài sản bảo đảm;
- T: được xác định là giá trị tối thiểu của (5 năm, thời hạn còn lại của giao dịch, khoản phải đòi tính theo năm);
- t: được xác định là giá trị tối thiểu của (T tính theo năm, thời hạn còn lại của tài sản bảo đảm tính theo năm).
L* = L x (t - 0.25) / (T - 0.25)
Trong đó:
- L: Số dư tiền gửi của khách hàng;
- T: được xác định là giá trị tối thiểu của (5 năm, thời hạn còn lại của giao dịch, khoản phải đòi tính theo năm);
- t: được xác định là giá trị tối thiểu của (T tính theo năm, thời hạn còn lại của nợ phải trả nội bảng tính theo năm).
(i) Khách hàng không thực hiện đúng thời hạn các nghĩa vụ đã cam kết và sản phẩm phái sinh tín dụng có hiệu lực tại thời điểm xảy ra sự kiện (với thời gian ân hạn phù hợp với thời gian ân hạn của nghĩa vụ cơ sở);
(ii) Khách hàng bị phá sản; khách hàng không chịu thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ đã cam kết khi đến hạn và các trường hợp tương tự;
(iii) Khách hàng phải cơ cấu lại các nghĩa vụ đã cam kết (bao gồm cả miễn, giảm lãi) do khó khăn về tài chính.
CD* = CD x (t - 0.25) / (T - 0.25)
Trong đó:
- CD: Giá trị của sản phẩm phái sinh tín dụng;
- T: được xác định là giá trị tối thiểu của (5 năm, thời hạn còn lại của giao dịch, khoản phải đòi tính theo năm);
- t: được xác định là giá trị tối thiểu của (T tính theo năm, thời hạn còn lại của sản phẩm phái sinh tín dụng tính theo năm).
KOR = | (BInăm thứ n + BInăm thứ n-1 + BInăm thứ n-2 | x 15% |
3 |
BI = IC + SC + FC
Trong đó:
- IC: Giá trị tuyệt đối của Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự trừ Chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự;
- SC: Tổng giá trị của Thu nhập từ hoạt động dịch vụ, Chi phí từ hoạt động dịch vụ, Thu nhập hoạt động khác, Chi phí hoạt động khác;
- FC: Tổng của giá trị tuyệt đối Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khoán kinh doanh và mua bán chứng khoán đầu tư.
Chỉ số kinh doanh được xác định theo hướng dẫn tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
(i) Các trạng thái rủi ro thị trường được nhận diện, đo lường, theo dõi, quản lý và giám sát chặt chẽ;
(ii) Có bộ phận riêng để thực hiện các giao dịch tự doanh, trong đó các giao dịch viên có quyền tự chủ thực hiện các giao dịch trong phạm vi các hạn mức và chiến lược tự doanh; có bộ phận quản lý, hạch toán theo dõi các giao dịch tự doanh và các khoản mục trên sổ kinh doanh;
(iii) Các trạng thái rủi ro và kết quả đo lường rủi ro phải được báo cáo cho các cấp thẩm quyền theo quy định về quản lý rủi ro của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
(iv) Tất cả các trạng thái tài chính trên sổ kinh doanh phải được đo lường và định giá theo giá thị trường hoặc dữ liệu thị trường trên thị trường chính thức ít nhất một ngày một lần để xác định mức lỗ, lãi và trạng thái rủi ro thị trường;
(v) Các dữ liệu thị trường đầu vào phải được thu thập tối đa từ nguồn phù hợp với thị trường và thường xuyên được soát xét lại tính phù hợp của các dữ liệu thị trường đầu vào.
KMR = KIRR + KER + KFXR + KCMR + KOPT
Trong đó:
- KIRR: Vốn yêu cầu cho rủi ro lãi suất, trừ giao dịch quyền chọn;
- KER: Vốn yêu cầu cho rủi ro giá cổ phiếu, trừ giao dịch quyền chọn;
- KFXR: Vốn yêu cầu cho rủi ro ngoại hối (bao gồm cả vàng), trừ giao dịch quyền chọn;
- KCMR: Vốn yêu cầu cho rủi ro giá hàng hóa, trừ giao dịch quyền chọn;
- KOPT: Vốn yêu cầu cho giao dịch quyền chọn.
- : Vốn yêu cầu cho rủi ro lãi suất cụ thể phát sinh từ biến động lãi suất do yếu tố liên quan đến từng nhà phát hành, được tính theo Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;
- : Vốn yêu cầu cho rủi ro lãi suất chung phát sinh từ biến động lãi suất do yếu tố lãi suất thị trường, được tính theo Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
Vốn yêu cầu cho rủi ro lãi suất được tính theo hướng dẫn tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.- : Vốn yêu cầu cho rủi ro giá cổ phiếu cụ thể phát sinh từ biến động giá cổ phiếu do yếu tố liên quan đến từng nhà phát hành, được tính theo Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;
- : Vốn yêu cầu cho rủi ro giá cổ phiếu chung phát sinh từ biến động giá cổ phiếu do yếu tố giá thị trường, được tính theo Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
Vốn yêu cầu cho rủi ro giá cổ phiếu được tính theo hướng dẫn tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện báo cáo tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về chế độ báo cáo thống kê đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ THUỘC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc (Giám đốc) ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
Nơi nhận: |
KT. THỐNG ĐỐC |
PHỤ LỤC 1
CẤU PHẦN VÀ CÁCH XÁC ĐỊNH ĐỂ TÍNH VỐN TỰ CÓ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
A. Cấu phần và cách xác định để tính vốn tự có của ngân hàng:
I. Vốn tự có:
Mục |
Cấu phần |
Cách xác định |
|
VỐN CẤP 1 (A) = A1 - A2 |
|
|
Cấu phần Vốn cấp 1 (A1) = å1 ÷ 7 |
|
(1) |
Vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp) |
Lấy số liệu tại khoản mục Vốn điều lệ trên Bảng cân đối kế toán. |
(2) |
Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ |
Lấy số liệu Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ trong khoản mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối kế toán. |
(3) |
Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ |
Lấy số liệu Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ trong khoản mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối kế toán. |
(4) |
Quỹ dự phòng tài chính |
Lấy số liệu Quỹ dự phòng tài chính trong khoản mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối kế toán. |
(5) |
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định |
Lấy số liệu Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định trên Bảng cân đối kế toán. |
(6) |
Lợi nhuận chưa phân phối |
Lấy số liệu Lợi nhuận chưa phân phối trên Bảng cân đối kế toán. |
(7) |
Thặng dư vốn cổ phần |
Lấy số liệu Thặng dư vốn cổ phần trên Bảng cân đối kế toán. |
|
Các khoản phải trừ khỏi Vốn cấp 1 (A2) = å8÷10 |
|
(8) |
Lợi thế thương mại |
Lấy số liệu chênh lệch lớn hơn giữa số tiền mua một tài sản tài chính và giá trị sổ sách kế toán của tài sản tài chính đó mà ngân hàng phải trả phát sinh từ giao dịch có tính chất mua lại do ngân hàng thực hiện. |
(9) |
Lỗ lũy kế |
Lấy số liệu Lỗ lũy kế tại thời điểm tính tỷ lệ an toàn vốn. |
(10) |
Cổ phiếu quỹ |
Lấy số liệu tại khoản mục Cổ phiếu quỹ trên Bảng cân đối kế toán. |
|
VỐN CẤP 2 (B) = B1 - B2 - 20 |
Giá trị vốn cấp 2 tối đa bằng vốn cấp 1 |
|
Cấu phần của vốn cấp 2 (B1) = å11÷16 |
|
(11) |
Các quỹ khác được trích từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật (không bao gồm quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ thưởng ban điều hành) |
Lấy số liệu Quỹ khác trong khoản mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối kế toán. |
(12) |
50% phần chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật |
50% tổng số dư có của tài khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản cố định. |
(13) |
45% phần chênh lệch tăng do đánh giá lại các khoản góp vốn đầu tư dài hạn theo quy định của pháp luật |
45% tổng số dư có của tài khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản đối với các khoản góp vốn đầu tư dài hạn. |
(14) |
80% dự phòng chung theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài |
Lấy tổng của hai khoản mục: (i) Số dư Dự phòng chung trong khoản mục Dự phòng rủi ro cho vay các tổ chức tín dụng khác trên Bảng cân đối kế toán; và (ii) số dư Dự phòng chung trong khoản mục Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng khác trên Bảng cân đối kế toán. |
(15) |
Công cụ vốn chủ sở hữu có tính chất nợ do ngân hàng phát hành |
Lấy giá trị các công cụ vốn chủ sở hữu có tính chất nợ do ngân hàng phát hành đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư này. |
(16) |
Nợ thứ cấp do ngân hàng phát hành, ký kết đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: (i) Có kỳ hạn ban đầu từ năm (05) năm trở lên; (ii) Không được đảm bảo bằng tài sản của chính ngân hàng; (iii) Ngân hàng được trả nợ trước thời gian đáo hạn với điều kiện sau khi thực hiện vẫn đảm bảo các tỷ lệ, giới hạn bảo đảm an toàn theo quy định và báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) để giám sát; (iv) Ngân hàng được ngừng trả lãi và chuyển lãi lũy kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lãi dẫn đến kết quả kinh doanh trong năm bị lỗ; (v) Trong trường hợp thanh lý ngân hàng, người sở hữu khoản nợ thứ cấp chỉ được thanh toán sau khi ngân hàng đã thanh toán cho tất cả các chủ nợ khác; (vi) Lãi suất cố định hoặc công thức tính lãi suất được xác định trước và ghi rõ trong hợp đồng, tài liệu phát hành. - Đối với lãi suất cố định, việc điều chỉnh tăng lãi suất chỉ được thực hiện sau 5 năm kể từ ngày phát hành, ký kết hợp đồng và chỉ được thay đổi 1 lần trong suốt thời hạn của nợ thứ cấp. - Đối với lãi suất tính theo công thức, công thức không được thay đổi và chỉ được thay đổi biên độ trong công thức (nếu có) 1 lần sau 5 năm kể từ ngày phát hành, ký kết hợp đồng. |
- Tại thời điểm xác định giá trị, nếu thời hạn còn lại của trái phiếu chuyển đổi, công cụ nợ khác trên 5 năm, toàn bộ giá trị nợ thứ cấp được tính vào vốn cấp 2. - Bắt đầu từ năm thứ năm trước khi đến hạn thanh toán, mỗi năm tại ngày đầu tiên của năm (tính theo ngày phát hành), giá trị nợ thứ cấp được tính vào vốn cấp 2 sẽ phải được khấu trừ 20% của tổng mệnh giá. |
|
Các khoản phải trừ khỏi Vốn cấp 2 (B2) = (17) + (18) + (19) |
|
(17) |
Phần giá trị chênh lệch dương giữa khoản mục (14) và 1,25% của “Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng” quy định tại Thông tư. |
|
(18) |
Phần giá trị chênh lệch dương giữa khoản mục (16) và 50% của A |
|
(19) |
Mua, đầu tư nợ thứ cấp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành đáp ứng đầy đủ các điều kiện để tính vào vốn cấp 2 của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó (không bao gồm nợ thứ cấp nhận làm tài sản bảo đảm, chiết khấu, tái chiết khấu của khách hàng). |
Bắt đầu từ năm thứ năm trước khi đến hạn thanh toán, mỗi năm tại ngày đầu tiên của năm (tính theo ngày phát hành), giá trị khoản mua, đầu tư nợ thứ cấp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành đáp ứng đầy đủ các điều kiện để tính vào vốn cấp 2 của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó sẽ được khấu trừ 20% của tổng giá mua. |
|
Các khoản giảm trừ bổ sung |
|
(20) |
Phần giá trị chênh lệch dương giữa (B1 - B2) và A |
|
|
Các khoản mục giảm trừ khi tính Vốn tự có |
|
(21) |
Các khoản cấp tín dụng để góp vốn, mua cổ phần tại tổ chức tín dụng khác |
Lấy số dư các khoản cấp tín dụng để góp vốn, mua cổ phần tại tổ chức tín dụng khác. |
(22) |
Các khoản góp vốn, mua cổ phần tại tổ chức tín dụng khác |
Lấy số liệu các khoản Góp vốn đầu tư dài hạn vào đối tượng là các tổ chức tín dụng khác thuộc khoản mục Góp vốn đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán. |
(23) |
Các khoản góp vốn, mua cổ phần tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng |
Lấy số liệu các khoản Góp vốn đầu tư dài hạn vào đối tượng là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng thuộc khoản mục Góp vốn đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán, trừ các khoản đã tính ở mục (22). |
(24) |
Phần góp vốn, mua cổ phần của một doanh nghiệp, một quỹ đầu tư sau khi đã trừ các khoản phải trừ quy định tại mục (22) và mục (23) vượt mức 10% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của ngân hàng |
Lấy phần chênh lệch dương giữa: (i) Số dư khoản góp vốn đầu tư dài hạn vào từng doanh nghiệp, từng quỹ đầu tư trong khoản mục Góp vốn đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán sau khi trừ đi các khoản mục (22) và mục (23); và 10% của vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của ngân hàng. |
(25) |
Tổng các khoản góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp, quỹ đầu tư sau khi trừ đi các khoản từ mục (22) đến mục (24), vượt mức 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của ngân hàng |
Lấy phần chênh lệch dương giữa: (i) Tổng các khoản góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, quỹ đầu tư trong khoản mục Góp vốn, đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán, sau khi trừ đi các khoản từ mục (22) đến mục (24); và (ii) 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của ngân hàng |
(C) |
VỐN TỰ CÓ (C) = (A) + (B) - (21) - (22) - (23) - (24) - (25) |
|
II. Vốn tự có hợp nhất
1. Nguyên tắc chung:
a. Vốn tự có hợp nhất được xác định theo các cấu phần quy định tại điểm 2 dưới đây, lấy từ Bảng cân đối kế toán hợp nhất, trong đó không hợp nhất công ty con là doanh nghiệp hoạt động theo Luật kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
b. Trường hợp Báo cáo tài chính hợp nhất nêu tại điểm a không có các khoản mục cụ thể để tính vốn cấp 1 hợp nhất và vốn cấp 2 hợp nhất, thì ngân hàng phải xây dựng số liệu thống kê từ các bảng cân đối kế toán riêng lẻ của các đối tượng hợp nhất để đảm bảo việc tính toán đầy đủ, chính xác các khoản mục vốn cấp 1 và vốn cấp 2.
2. Cấu phần và cách xác định vốn tự có hợp nhất:
Mục |
Cấu phần |
Cách xác định |
|
VỐN CẤP 1 HỢP NHẤT (A) = A1 - A2 |
|
|
Cấu phần Vốn cấp 1 hợp nhất (A1) = å1÷8 |
|
(1) |
Vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp) |
Lấy số liệu tại khoản mục Vốn điều lệ trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất. |
(2) |
Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ |
Lấy số liệu Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ trong khoản mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất. |
(3) |
Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ |
Lấy số liệu Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ trong khoản mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất. |
(4) |
Quỹ dự phòng tài chính |
Lấy số liệu Quỹ dự phòng tài chính trong khoản mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất. |
(5) |
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định |
Lấy số liệu tại khoản mục Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất. |
(6) |
Lợi nhuận chưa phân phối |
Lấy số liệu Lợi nhuận chưa phân phối trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất. |
(7) |
Thặng dư vốn cổ phần |
Lấy số liệu Thặng dư vốn cổ phần trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất. |
(8) |
Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi hợp nhất báo cáo tài chính |
Lấy số liệu tại khoản mục Chênh lệch tỷ giá hối đoái trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất hợp nhất. |
|
Các khoản phải trừ khỏi Vốn cấp 1 hợp nhất (A2) = å 9÷11 |
|
(9) |
Lợi thế thương mại |
Lấy số liệu chênh lệch lớn hơn giữa số tiền mua một tài sản tài chính và giá trị sổ sách kế toán của tài sản tài chính đó mà ngân hàng phải trả phát sinh từ giao dịch có tính chất mua lại do ngân hàng thực hiện. |
(10) |
Lỗ lũy kế |
Lấy số liệu Lỗ lũy kế tại thời điểm tính tỷ lệ an toàn vốn. |
(11) |
Cổ phiếu quỹ |
Lấy số liệu tại khoản mục Cổ phiếu quỹ trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất. |
|
VỐN CẤP 2 HỢP NHẤT (B) = B1 - B2 - 22 |
Giá trị vốn cấp 2 hợp nhất tối đa bằng vốn cấp 1 hợp nhất. |
|
Cấu phần của Vốn cấp 2 hợp nhất (B1) = å12÷18 |
|
(12) |
Các quỹ khác được trích từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật (không bao gồm quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ thưởng ban điều hành) |
Lấy số liệu Quỹ khác trong khoản mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất. |
(13) |
50% phần chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật |
50% tổng số dư có của tài khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản cố định. |
(14) |
45% phần chênh lệch tăng do đánh giá lại các khoản góp vốn đầu tư dài hạn theo quy định của pháp luật |
45% tổng số dư có của tài khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản đối với các khoản góp vốn đầu tư dài hạn. |
(15) |
80% dự phòng chung theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài |
Lấy tổng của hai khoản mục: (i) Số dư Dự phòng chung trong khoản mục Dự phòng rủi ro cho vay các tổ chức tín dụng khác trên Bảng cân đối kế toán; và (ii) số dư Dự phòng chung trong khoản mục Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng khác trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất. |
(16) |
Công cụ vốn chủ sở hữu có tính chất nợ do ngân hàng, công ty con của ngân hàng phát hành |
Lấy giá trị các công cụ vốn chủ sở hữu có tính chất nợ do ngân hàng phát hành đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư này. |
(17) |
Nợ thứ cấp do ngân hàng, công ty con của ngân hàng phát hành, ký kết đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: (i) Có kỳ hạn ban đầu từ năm (05) năm trở lên; (ii) Không được đảm bảo bằng tài sản của chính ngân hàng, công ty con của ngân hàng; (iii) Ngân hàng, công ty con của ngân hàng được trả nợ trước thời gian đáo hạn với điều kiện sau khi thực hiện ngân hàng vẫn đảm bảo các tỷ lệ, giới hạn bảo đảm an toàn theo quy định và báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) để giám sát; (iv) Ngân hàng được ngừng trả lãi và chuyển lãi lũy kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lãi dẫn đến kết quả kinh doanh trong năm bị lỗ; (v) Trong trường hợp thanh lý ngân hàng người sở hữu khoản nợ thứ cấp chỉ được thanh toán sau khi ngân hàng đã thanh toán cho tất cả các chủ nợ khác; (vi) Lãi suất cố định hoặc công thức tính lãi suất của trái phiếu và các công cụ nợ khác được xác định trước và ghi rõ trong hợp đồng, tài liệu phát hành. - Đối với lãi suất cố định, việc điều chỉnh tăng lãi suất chỉ được thực hiện sau 5 năm kể từ ngày phát hành, ký kết hợp đồng và chỉ được thay đổi 1 lần trong suốt thời hạn của nợ thứ cấp. - Đối với lãi suất tính theo công thức, công thức không được thay đổi và chỉ được thay đổi biên độ trong công thức (nếu có) 1 lần sau 5 năm kể từ ngày phát hành, ký kết hợp đồng. |
- Tại thời điểm xác định giá trị, nếu thời hạn của nợ thứ cấp trên 5 năm, toàn bộ giá trị trái phiếu chuyển đổi, công cụ nợ khác được tính vào vốn cấp 2. - Bắt đầu từ năm thứ năm trước khi đến hạn thanh toán, mỗi năm tại ngày đầu tiên của năm (tính theo ngày phát hành), giá trị nợ thứ cấp được tính vào vốn cấp 2 sẽ phải được khấu trừ 20% của tổng mệnh giá. |
(18) |
Lợi ích của cổ đông thiểu số |
|
|
Các khoản phải trừ khỏi Vốn cấp 2 hợp nhất (B2) = (19) + (20) + (21) |
|
(19) |
Phần giá trị chênh lệch dương giữa khoản mục (15) và 1,25% của “Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng” quy định tại Thông tư. |
|
(20) |
Phần giá trị chênh lệch dương giữa khoản mục (17) và 50% của A |
|
(21) |
Mua, đầu tư nợ thứ cấp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành đáp ứng đầy đủ các điều kiện để tính vào vốn cấp 2 của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó (không bao gồm nợ thứ cấp nhận làm tài sản bảo đảm, chiết khấu, tái chiết khấu của khách hàng). |
Bắt đầu từ năm thứ năm trước khi đến hạn thanh toán, mỗi năm tại ngày đầu tiên của năm (tính theo ngày phát hành), khoản mua, đầu tư nợ thứ cấp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành đáp ứng đầy đủ các điều kiện để tính vào vốn cấp 2 của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó sẽ được khấu trừ 20% của tổng giá mua. |
|
Các khoản giảm trừ bổ sung |
|
(22) |
Phần giá trị chênh lệch dương giữa (B1-B2) và A |
|
|
Các khoản mục giảm trừ khi tính vốn tự có hợp nhất |
|
(23) |
Các khoản cấp tín dụng để góp vốn, mua cổ phần tại tổ chức tín dụng khác |
Lấy số dư các khoản cấp tín dụng để góp vốn, mua cổ phần tại tổ chức tín dụng khác. |
(24) |
Các khoản góp vốn, mua cổ phần tại tổ chức tín dụng khác |
Lấy số liệu các khoản Góp vốn đầu tư dài hạn vào đối tượng là các tổ chức tín dụng khác thuộc khoản mục Góp vốn đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất. |
(25) |
Các khoản góp vốn, mua cổ phần của công ty con không thuộc đối tượng hợp nhất và công ty con là doanh nghiệp hoạt động theo Luật kinh doanh bảo hiểm |
Lấy số liệu các khoản Góp vốn đầu tư dài hạn vào đối tượng là công ty con không thuộc đối tượng hợp nhất và các khoản góp vốn, mua cổ phần của công ty bảo hiểm, trừ đi các khoản đã tính ở mục (24) thuộc khoản mục Góp vốn đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất. |
(26) |
Phần góp vốn, mua cổ phần của một doanh nghiệp, một quỹ đầu tư sau khi đã trừ các khoản phải trừ quy định tại mục (24) và mục (25) vượt mức 10% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của ngân hàng |
Lấy phần chênh lệch dương giữa: (i) Số dư khoản góp vốn đầu tư dài hạn vào từng doanh nghiệp, từng quỹ đầu tư trong khoản mục Góp vốn đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất sau khi trừ đi các khoản mục (24) và mục (25); và 10% của vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của ngân hàng. |
(27) |
Tổng các khoản góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp, quỹ đầu tư sau khi trừ đi các khoản từ mục (24) đến mục (26), vượt mức 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của ngân hàng |
Lấy phần chênh lệch dương giữa: (i) Tổng các khoản góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, quỹ đầu tư trong khoản mục Góp vốn, đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất, sau khi trừ đi các khoản từ mục (24) đến mục (26); và (ii) 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của ngân hàng |
(C) |
VỐN TỰ CÓ HỢP NHẤT (C) = (A) + (B) - (23) - (24) - (25) - (26) - (27) |
|
B. Cấu phần và cách xác định để tính vốn tự có của chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài căn cứ vào các cấu phần quy định dưới đây, quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khoản mục tài sản của mình để xác định vốn tự có cho phù hợp.
Mục |
CẤU PHẦN |
Cách xác định |
|
|
Vốn cấp 1 (A) = (A1) - (A2) |
|
|
|
Cấu phần Vốn cấp 1 (A1) = å1÷5 |
|
|
(1) |
Vốn đã được cấp |
Lấy số liệu tại khoản mục Vốn điều lệ trên Bảng cân đối kế toán |
|
(2) |
Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ |
Lấy số liệu Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ trong khoản mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối kế toán |
|
(3) |
Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ |
Lấy số liệu Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ trong khoản mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối kế toán |
|
(4) |
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định |
Lấy số liệu tại khoản mục Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định trên Bảng cân đối kế toán. |
|
(5) |
Lợi nhuận chưa phân phối |
Lấy số liệu Lợi nhuận chưa phân phối trên Bảng cân đối kế toán. |
|
|
Các khoản phải giảm trừ khỏi Vốn cấp 1 (A2) = (6) + (7) |
|
|
(6) |
Lỗ lũy kế |
Lấy số liệu Lỗ lũy kế tại thời điểm tính tỷ lệ an toàn vốn. |
|
(7) |
Các khoản cấp tín dụng để góp vốn, mua cổ phần tại tổ chức tín dụng khác |
Lấy số dư các khoản cho vay để góp vốn, mua cổ phần tại tổ chức tín dụng khác. |
|
|
VỐN CẤP 2 (B) = B1 - B2 - (13) |
Giá trị vốn cấp 2 tối đa bằng vốn cấp 1. |
|
|
Cấu phần Vốn cấp 2 (B1) = å8÷10 |
|
|
(8) |
Quỹ dự phòng tài chính |
Lấy số liệu Quỹ dự phòng tài chính trong khoản mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối kế toán. |
|
(9) |
80% dự phòng chung theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài |
Lấy tổng của hai khoản mục: (i) Số dư Dự phòng chung trong khoản mục Dự phòng rủi ro cho vay các tổ chức tín dụng khác trên Bảng cân đối kế toán; và (ii) số dư Dự phòng chung trong khoản mục Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng khác trên Bảng cân đối kế toán. |
|
(10) |
Khoản vay, nợ thứ cấp do chi nhánh ngân hàng nước ngoài ký kết hợp đồng, phát hành thỏa mãn các điều kiện sau đây: (i) Có kỳ hạn vay tối thiểu là 5 năm; (ii) Không được đảm bảo bằng tài sản của chính chi nhánh ngân hàng nước ngoài; (iii) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được trả nợ trước thời gian đáo hạn với điều kiện sau khi thực hiện vẫn đảm bảo các tỷ lệ, giới hạn bảo đảm an toàn theo quy định và báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) để giám sát; (iv) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được ngừng trả lãi và chuyển lãi lũy kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lãi dẫn đến kết quả kinh doanh trong năm bị lỗ; (v) Trong trường hợp chi nhánh ngân hàng nước ngoài chấm dứt hoạt động, bên cho vay chỉ được thanh toán sau khi chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã thanh toán cho tất cả các chủ nợ khác; (vi) Lãi suất cố định hoặc công thức tính lãi suất của khoản vay, nợ thứ cấp được xác định trước và ghi rõ trong hợp đồng, tài liệu phát hành. - Đối với lãi suất cố định, việc điều chỉnh tăng lãi suất chỉ được thực hiện sau 5 năm kể từ ngày phát hành, ký kết hợp đồng và chỉ được thay đổi 1 lần trong suốt thời hạn của khoản vay, nợ thứ cấp. - Đối với lãi suất tính theo công thức, công thức không được thay đổi và chỉ được thay đổi biên độ trong công thức (nếu có) 1 lần sau 5 năm kể từ ngày phát hành, ký kết hợp đồng. |
- Tại thời điểm xác định giá trị, nếu thời hạn của khoản vay, nợ thứ cấp trên 5 năm, toàn bộ giá trị khoản vay, nợ thứ cấp được tính vào vốn cấp 2. - Bắt đầu từ năm thứ năm trước khi đến hạn thanh toán, mỗi năm tại ngày đầu tiên của năm (tính theo ngày phát hành), giá trị khoản vay, nợ thứ cấp được tính vào vốn cấp 2 sẽ phải được khấu trừ 20% của tổng giá trị khoản vay, nợ thứ cấp. |
|
|
Các khoản phải trừ khỏi Vốn cấp 2 (B2) = (11) + (12) + (13) |
|
|
(11) |
Phần giá trị chênh lệch dương giữa khoản mục (9) và 1,25% của “Tổng tài sản có rủi ro” quy định tại Thông tư. |
|
|
(12) |
Phần giá trị chênh lệch dương giữa các khoản tại mục (10) và 50% của A |
|
|
(13) |
Mua, đầu tư nợ thứ cấp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành đáp ứng đầy đủ các điều kiện để tính vào vốn cấp 2 của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó (không bao gồm nợ thứ cấp nhận làm tài sản bảo đảm, chiết khấu, tái chiết khấu của khách hàng). |
Bắt đầu từ năm thứ năm trước khi đến hạn thanh toán, mỗi năm tại ngày đầu tiên của năm (tính theo ngày phát hành), khoản mua, đầu tư nợ thứ cấp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành đáp ứng đầy đủ các điều kiện để tính vào vốn cấp 2 của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó sẽ được khấu trừ 20% của tổng giá mua. |
|
|
Các khoản giảm trừ bổ sung |
|
|
(14) |
Phần giá trị chênh lệch dương giữa (B1 - B2) và A |
|
|
(C) |
VỐN TỰ CÓ (C) = (A) + (B) - (14) |
|
|
PHỤ LỤC 2
TÀI SẢN TÍNH THEO RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI TÁC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
1. Đối với các giao dịch với Trung tâm thanh toán tập trung (Central clearing house), Trung tâm lưu ký chứng khoán và các giao dịch ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bán quyền chọn (short options), rủi ro tín dụng đối tác được xác định bằng 0.
2. Đối với các giao dịch có tiền ký quỹ, tài sản bảo đảm đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 12 Thông tư này, giá trị giao dịch được giảm trừ số tiền ký quỹ và giảm thiểu rủi ro theo tài sản bảo đảm quy định tại Điều 12 Thông tư này.
3. Giá trị giao dịch, giá trị tài sản cơ sở phải được lấy theo giá trị thị trường (mark to market). Trường hợp không có giá trị thị trường, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tính toán giá trị theo các dữ liệu thị trường (mark to model) và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý của phương pháp tính toán, đồng thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) trước khi thực hiện. Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) sẽ yêu cầu ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sửa đổi phương pháp tính toán trong trường hợp cần thiết.
4. Đối với giao dịch sản phẩm phái sinh: Tài sản tính theo rủi ro tín dụng đối tác của giao dịch thứ j (RWAccrj) được tính theo công thức:
RWAccrj = [(RCj + PFEj) - Cj]x CRW
Trong đó:
a) RCj: Chi phí thay thế của giao dịch thứ j được xác định theo giá trị thị trường của giao dịch thay thế tương ứng với giá trị tài sản cơ sở, giá trị giao dịch gốc (chỉ lấy giá trị dương);
b) PFEj: Giá trị tương lai trạng thái rủi ro của giao dịch thứ j được xác định trên cơ sở tổng giá trị vốn danh nghĩa xác định theo quy định pháp luật về hạch toán kế toán nhân với chỉ số tăng thêm (add-on factor) theo từng thời hạn còn lại như sau:
|
Lãi suất |
Ngoại hối (gồm Vàng tiêu chuẩn) |
Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền |
Kim loại quý (trừ vàng) |
Các hàng hóa khác |
Từ 1 năm trở xuống |
0,0% |
1,0% |
6,0% |
7,0% |
10,0% |
Trên 1 năm đến 5 năm |
0,5% |
5,0% |
8,0% |
7,0% |
12,0% |
Trên 5 năm |
1,5% |
7,5% |
10,0% |
8,0% |
15,0% |
Trong đó:
(i) Đối với các hợp đồng giao dịch vốn gốc nhiều lần, chỉ số tăng thêm phải tính theo từng lần thanh toán còn lại của hợp đồng;
(ii) Trường hợp giá trị vốn danh nghĩa khác nhau theo thỏa thuận của giao dịch, chỉ số tăng thêm phải tính theo từng giá trị vốn danh nghĩa thỏa thuận theo giao dịch;
(iii) Đối với hợp đồng có ngày thanh toán hợp đồng cụ thể và ngày cụ thể định lại giá trị thị trường của hợp đồng bằng 0 thì thời hạn còn lại được xác định bằng thời gian cho đến kỳ định lại giá trị tiếp theo. Trường hợp hợp đồng lãi suất có thời hạn trên một năm mà đáp ứng các điều kiện trên, chỉ số tăng thêm là 0,5%;
(iv) “Các hàng hóa khác” bao gồm cả các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng quyền chọn mua và các hợp đồng phái sinh tương tự mà không thuộc các cột còn lại;
(v) Đối với sản phẩm hoán đổi lãi suất thả nổi/thả nổi một đồng tiền, tài sản tính theo rủi ro tín dụng đối tác (RWAccr) tính theo giá trị thị trường của giao dịch, không phải tính giá trị tương lai trạng thái rủi ro của giao dịch (PFEj).
(vi) Đối với giao dịch sản phẩm phái sinh tín dụng, chỉ số tăng thêm được xác định như sau:
Giao dịch sản phẩm phái sinh tín dụng |
Chỉ số tăng thêm |
1. Hợp đồng hoán đổi lợi nhuận tổng: - Nghĩa vụ tham chiếu đủ tiêu chuẩn là các nghĩa vụ của các tổ chức tài chính công lập của chính phủ, ngân hàng phát triển hoặc các hợp đồng hoán đổi khác có xếp hạng tín nhiệm từ Baa trở lên của Moody hoặc BBB trở lên của Standard & Poor’s, Fitch Rating; |
5% |
- Nghĩa vụ tham chiếu không đủ tiêu chuẩn là các nghĩa vụ không đáp ứng các điều kiện nêu trên. |
10% |
2. Hợp đồng hoán đổi vỡ nợ tín dụng: - Nghĩa vụ tham chiếu đủ tiêu chuẩn; |
5% |
- Nghĩa vụ tham chiếu không đủ tiêu chuẩn. |
10% |
c) Cj: Giá trị tài sản đảm bảo. Cj được hiệu chỉnh theo hệ số hiệu chỉnh quy định tại Điều 12 Thông tư này. Cj = 0 nếu không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 12 Thông tư này;
d) CRW: Hệ số rủi ro tín dụng của đối tác theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
5. Đối với các giao dịch Repo và Reverse Repo (trừ giao dịch mua có kỳ hạn tài sản tài chính quy định tại Mục 6 Phụ lục này), tài sản tính theo rủi ro tín dụng đối tác (RWAccrj) được tính theo công thức sau:
RWAccrj = {Max[(0, Ej - Cj x (1-Hc-Hfx))]} x CRW
Trong đó:
- Hc: Hệ số hiệu chỉnh tương ứng của tài sản cơ sở được quy định tại Điều 12 Thông tư này. Cj bằng 0 nếu không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 12 Thông tư này;
- Hfx: Hệ số hiệu chỉnh độ lệch tiền tệ giữa giao dịch và tài sản bảo đảm, tài sản cơ sở và bằng 8%;
- CRW: Hệ số rủi ro tín dụng của đối tác theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
a) Đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua có kỳ hạn:
(i) Ej: Giá trị mua lại theo thỏa thuận của giao dịch thứ j theo quy định pháp luật;
(ii) Cj: Giá trị của tài sản cơ sở thứ j.
b) Đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bán có kỳ hạn:
(i) Ej: Giá trị của tài sản cơ sở thứ j;
(ii) Cj: Giá trị mua lại theo thỏa thuận của giao dịch thứ j theo quy định pháp luật.
6. Đối với giao dịch mua có kỳ hạn tài sản tài chính theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác, rủi ro tín dụng đối tác được tính như sau:
RWAccr = Ej x CRW
Trong đó:
- Ej: Giá trị của giao dịch thứ j;
- CRW: Hệ số rủi ro tín dụng của đối tác theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
7. Đối với giao dịch có thỏa thuận thanh toán đồng thời mà đối tác không thực hiện thanh toán đúng thời gian đã cam kết, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có quy trình theo dõi, giám sát chặt chẽ và phải tính tài sản tính theo rủi ro tín dụng đối tác (RWAccr) khi giao dịch không được thanh toán sau 5 ngày kể từ ngày thanh toán đã cam kết theo công thức:
RWAccr = 12,5 x GD x r
Trong đó:
- GD: Số dư giao dịch;
- r: Hệ số rủi ro áp dụng theo số ngày chậm trả, được xác định như sau:
Số ngày chậm thanh toán |
Hệ số rủi ro |
Từ 5 đến 15 ngày |
8% |
Từ 16 đến 30 ngày |
50% |
Từ 31 đến 45 ngày |
75% |
Từ 46 ngày trở lên |
100% |
8. Đối với giao dịch không thỏa thuận thanh toán đồng thời, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã thực hiện thanh toán theo cam kết, trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ ngày thỏa thuận thanh toán mà đối tác chưa thực hiện nghĩa vụ, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tính tài sản tính theo rủi ro tín dụng đối tác (RWAccr) theo công thức sau:
RWAccr = Ej x CRW
Trong đó:
- Ej: Giá trị của giao dịch thứ j;
- CRW: Hệ số rủi ro tín dụng của đối tác theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
Sau 5 ngày làm việc kể từ ngày thỏa thuận thanh toán mà đối tác chưa thực hiện nghĩa vụ, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trừ giá trị giao dịch và chi phí thay thế của giao dịch, nếu có vào vốn tự có cho tới khi đối tác thực hiện nghĩa vụ.
9. Việc bù trừ hai bên là việc ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thay thế một nghĩa vụ thanh toán với đối tác cho một đồng tiền nhất định vào thời điểm nhất định đối với các nghĩa vụ cùng đồng tiền và cùng thời điểm. Việc bù trừ hai bên chỉ được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có thỏa thuận, hợp đồng bù trừ hai bên tạo ra một nghĩa vụ hợp pháp cho các giao dịch mà ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận hoặc phải thực hiện thanh toán theo số dư bù trừ của các giá trị thị trường của các giao dịch riêng lẻ khi đối tác không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng do không có khả năng thanh toán, bị phá sản, bị thanh lý hoặc các trường hợp tương tự khác; không có điều khoản cho phép đối tác chỉ thực hiện việc thanh toán hạn chế hoặc không thanh toán đầy đủ từ tài sản của bên không thanh toán kể cả bên thanh toán là người được nhận thanh toán bù trừ;
b) Pháp luật của các nước có liên quan cho phép việc bù trừ hai bên;
c) Có quy trình đảm bảo các yêu cầu pháp lý của thỏa thuận, hợp đồng bù trừ hai bên được rà soát phù hợp theo những thay đổi của pháp luật liên quan.
10. Tài sản tính theo rủi ro tín dụng đối tác (RWAccr) khi bù trừ hai bên được xác định là tổng giá trị của các chi phí thay thế bù trừ, (nếu dương) và chỉ số tăng thêm theo giá trị vốn gốc danh nghĩa. Chỉ số tăng thêm của giao dịch bù trừ (ANet) được xác định theo công thức:
ANet = AGross (0,4 + 0,6 NGR)
Trong đó:
- AGross: Chỉ số tăng thêm tổng hợp được xác định bằng tổng giá trị tương lai trạng thái rủi ro của giao dịch của các giao dịch thành phần tính theo công thức quy định tại Mục 4 Phụ lục này.
- NGR: tỷ lệ chi phí thay thế bù trừ trên tỷ lệ thay thế tổng hợp của các giao dịch trong thỏa thuận/hợp đồng bù trừ hai bên.
Ví dụ minh họa đối với giao dịch mua, bán có kỳ hạn:
Ngân hàng A và Ngân hàng B ký kết hợp đồng mua bán có kỳ hạn 100 tỷ trái phiếu 10 năm của Ngân hàng C (không có xếp hạng tín nhiệm) trong thời hạn 3 tháng với giá trị mua lại là 98 tỷ. Giá trị thị trường của số trái phiếu này tại thời điểm tính là 99 tỷ. Hệ số rủi ro áp dụng cho Ngân hàng A, Ngân hàng B đối với các khoản phải đòi có thời hạn gốc nhỏ hơn 3 tháng lần lượt là: 50%; 70%.
- Ngân hàng A (bên bán) phải xác định tài sản tính theo rủi ro tín dụng đối tác cho giao dịch này như sau:
RWAccr = [Max(0, (99 - 98 x (1-0,12)]x 70% = 8,932 tỷ
- Ngân hàng B (bên mua) phải xác định tài sản tính theo rủi ro tín dụng đối tác cho giao dịch này như sau:
RWAccr = [Max(0, (98 - 99 x (1-0,12)]x 50% = 5,44 tỷ.
PHỤ LỤC 3
XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ CỦA CHỈ SỐ KINH DOANH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với
ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
1. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng xác định giá trị của Chỉ số kinh doanh như sau:
Cấu phần |
Công thức tính |
Khoản mục trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh |
IC |
|Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự - Chi phí lãi và các chi phí tương tự| |
Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự |
Chi phí lãi và các chi phí tương tự |
||
SC |
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ + Chi phí hoạt động dịch vụ + Thu nhập từ hoạt động khác + Chi phí từ hoạt động khác |
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ |
Chi phí hoạt động dịch vụ |
||
Thu nhập từ hoạt động khác |
||
Chi phí hoạt động khác |
||
FC |
|Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối (bao gồm cả vàng tiêu chuẩn)| + |Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh| + |Lãi/lỗ thuần từ mua bán, chứng khoán đầu tư| |
|Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối (bao gồm cả vàng tiêu chuẩn)| |
|Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh| |
||
|Lãi/lỗ thuần từ mua bán, chứng khoán đầu tư| |
2. Các khoản mục sau đây không được tính vào bất cứ cấu phần nào của Chỉ số kinh doanh:
a) Chi bảo hiểm và tái bảo hiểm tài sản của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (một phần của Tài khoản 79 và 875);
b) Lãi/lỗ thuần do ngừng ghi nhận tài sản tài chính không được đánh giá theo giá trị hợp lý thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Tài khoản 742, Tài khoản 843);
c) Lãi/lỗ thuần do ngừng ghi nhận tài sản phi tài chính, nợ phải trả không được đánh giá theo giá trị hợp lý thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (một phần của Tài khoản 79, Tài khoản 899);
d) Giá trị âm của lợi thế thương mại đã được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (một phần Tài khoản 79 đối với lợi thế thương mại được chuyển nhượng khi thực hiện mua tài sản mà chỉ tính một phần hoặc không tính đến lợi thế thương mại đi kèm).
Ví dụ minh họa:
Cấu phần |
Khoản mục trên Báo cáo KQHĐKD |
IC=|8.000 tỷ đồng - 3.500 tỷ đồng| = 4.500 tỷ đồng |
Thu nhập lãi và các khoản: 8.000 tỷ đồng |
Chi phí lãi và các chi phí tương tự: 3.500 tỷ đồng |
|
SC = 700 tỷ đồng + 400 tỷ đồng + 200 tỷ đồng + 110 tỷ đồng = 1.410 tỷ đồng |
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ: 700 tỷ đồng |
Chi phí hoạt động dịch vụ: 400 tỷ đồng |
|
Thu nhập từ hoạt động khác: 200 tỷ đồng |
|
Chi phí hoạt động khác: 110 tỷ đồng |
|
FC = 450 tỷ đồng + |(100) tỷ đồng| + 50 tỷ = 600 tỷ đồng |
Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối: 450 tỷ đồng |
Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh: (100) tỷ đồng |
|
Lãi/lỗ thuần từ mua bán, chứng khoán đầu tư: 50 tỷ đồng |
PHỤ LỤC 4
VỐN YÊU CẦU CHO RỦI RO THỊ TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với
ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
A. Nguyên tắc tính vốn cho rủi ro thị trường
Giá trị giao dịch, giá trị tài sản cơ sở phải được lấy theo giá trị thị trường (mark to market). Trường hợp không có giá trị thị trường, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tính toán giá trị theo các dữ liệu thị trường (mark to model) và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và hợp lý của phương pháp tính toán, đồng thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) trước khi thực hiện. Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) sẽ yêu cầu ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sửa đổi phương pháp tính toán trong trường hợp cần thiết.
B. Cách tính vốn cho rủi ro thị trường
I. Vốn yêu cầu cho rủi ro lãi suất
1. Phạm vi tính vốn yêu cầu cho rủi ro lãi suất:
Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tính vốn yêu cầu cho rủi ro lãi suất đối với tất cả các công cụ tài chính trên sổ kinh doanh (bao gồm cả trạng thái dương hoặc âm) mà giá trị thị trường của các công cụ tài chính này sẽ bị ảnh hưởng khi có thay đổi về lãi suất trừ:
a) Trái phiếu chuyển đổi đã được tính vốn yêu cầu cho rủi ro giá cổ phiếu quy định tại Mục II Phụ lục này;
b) Công cụ vốn chủ sở hữu, công cụ vốn chủ sở hữu có tính chất nợ của đơn vị khác đã trừ khỏi vốn của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi tính Vốn tự có quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này;
c) Tài sản cơ sở của hợp đồng quyền chọn đã tính vốn yêu cầu cho giao dịch quyền chọn;
d) Các công cụ tài chính mua theo hợp đồng mua có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Nguyên tắc tính vốn yêu cầu cho rủi ro lãi suất:
a) Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tính vốn yêu cầu cho rủi ro lãi suất cụ thể của từng công cụ tài chính có trạng thái dương hoặc âm và rủi ro lãi suất chung cho toàn bộ danh mục đảm bảo:
(i) Vốn yêu cầu cho rủi ro lãi suất cụ thể phát sinh từ các yếu tố liên quan đến đơn vị phát hành công cụ tài chính;
(ii) Vốn yêu cầu cho rủi ro lãi suất chung phát sinh từ thay đổi lãi suất trên thị trường.
b) Sản phẩm phái sinh lãi suất phải quy đổi thành trạng thái danh nghĩa tương ứng của các tài sản cơ sở và dùng giá trị thị trường của tài sản cơ sở để tính vốn yêu cầu cho rủi ro lãi suất như sau:
(i) Tính vốn yêu cầu cho rủi ro lãi suất chung theo quy định tại điểm 4 Mục này;
(ii) Tính vốn yêu cầu cho rủi ro lãi suất cụ thể theo quy định tại điểm 3 Mục này. Các hợp đồng hoán đổi tiền tệ và lãi suất; hợp đồng kỳ hạn lãi suất hoặc ngoại tệ; hợp đồng tương lai lãi suất; hợp đồng tương lai dựa trên chỉ số lãi suất; hợp đồng tương lai ngoại tệ và các công cụ tài chính khác không phải tính rủi ro lãi suất cụ thể.
c) Giao dịch mua (bán) hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai mà tài sản cơ sở là các chứng khoán nợ phải chuyển đổi thành 02 trạng thái tương ứng của các chứng khoán nợ như sau:
(i) Trạng thái dương (âm) của chứng khoán nợ;
(ii) Trạng thái âm (dương) của chứng khoán nợ có lãi suất bằng 0 (zero coupon) và rủi ro lãi suất cụ thể bằng 0 (ví dụ tương đương trái phiếu Chính phủ có lãi suất bằng 0) có thời hạn bằng thời gian đến hạn của hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai.
d) Hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai mà tài sản cơ sở là danh mục chứng khoán nợ hoặc chỉ số chứng khoán nợ phải chuyển đổi thành các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai của từng chứng khoán nợ như sau:
(i) Hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai mà tài sản cơ sở là danh mục chứng khoán nợ hoặc chỉ số chứng khoán nợ là tổng của các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai của từng loại chứng khoán trong danh mục/chỉ số có giá trị bằng tỷ lệ tương ứng giữa giá trị của mỗi chứng khoán nợ với giá trị của tổng danh mục/chỉ số;
(ii) Các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai của từng chứng khoán nợ được tính trạng thái theo quy định tại điểm 4b Mục này.
đ) Đối với hợp đồng lãi suất kỳ hạn, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bán (mua) hợp đồng lãi suất kỳ hạn phải chuyển đổi thành 02 trạng thái tương ứng như sau:
(i) Trạng thái âm (dương) của giá trị danh nghĩa chứng khoán nợ có lãi suất bằng 0 (zero coupon) và rủi ro lãi suất cụ thể bằng 0 (ví dụ tương đương trái phiếu Chính phủ có lãi suất bằng 0) có thời hạn bằng tổng của thời gian đến hạn của hợp đồng kỳ hạn và thời hạn của tài sản cơ sở;
(ii) Trạng thái dương (âm) của giá trị danh nghĩa chứng khoán nợ có lãi suất bằng 0 (zero coupon) và rủi ro lãi suất cụ thể bằng 0 có thời hạn bằng thời gian đến hạn của hợp đồng kỳ hạn.
e) Đối với giao dịch hoán đổi ngoại tệ, hợp đồng hoán đổi lãi suất, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tính theo hai trạng thái danh nghĩa 1 và 2 như sau:
|
Trạng thái danh nghĩa 1 |
Trạng thái danh nghĩa 2 |
Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận lãi suất cố định và trả lãi suất thả nổi |
Trạng thái âm của chứng khoán nợ có rủi ro lãi suất cụ thể bằng 0, có lãi suất là lãi suất thả nổi, có thời hạn là thời hạn định lại lãi suất |
Trạng thái dương của chứng khoán nợ có rủi ro lãi suất cụ thể bằng 0, có lãi suất, thời hạn tương ứng là lãi suất cố định, thời hạn của hợp đồng hoán đổi |
Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận lãi suất thả nổi và trả lãi suất cố định |
Trạng thái âm của chứng khoán nợ có rủi ro lãi suất cụ thể bằng 0, có lãi suất, thời hạn tương ứng là lãi suất cố định, thời hạn của hợp đồng hoán đổi |
Trạng thái dương của chứng khoán nợ có rủi ro lãi suất cụ thể bằng 0, có lãi suất là lãi suất thả nổi, có thời hạn là thời hạn định lại lãi suất |
Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận và trả lãi suất thả nổi |
Trạng thái âm của chứng khoán nợ có rủi ro lãi suất cụ thể bằng 0, có lãi suất là lãi suất thả nổi, có thời hạn là thời hạn định lại lãi suất |
Trạng thái dương của chứng khoán nợ có rủi ro lãi suất cụ thể bằng 0, có lãi suất là lãi suất thả nổi, có thời hạn là thời hạn định lại lãi suất |
Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận và trả lãi suất cố định |
Trạng thái âm của chứng khoán nợ có rủi ro lãi suất cụ thể bằng 0, có lãi suất là lãi suất cố định, có thời hạn là thời hạn của hợp đồng hoán đổi |
Trạng thái dương của chứng khoán nợ có rủi ro lãi suất cụ thể bằng 0, có lãi suất là lãi suất cố định, có thời hạn là thời hạn của hợp đồng hoán đổi |
Đối với giao dịch hoán đổi ngoại tệ, hai trạng thái danh nghĩa của chứng khoán nợ có rủi ro lãi suất cụ thể bằng 0 ở bảng trên là hai trạng thái danh nghĩa của chứng khoán nợ có đồng tiền phát hành là hai đồng tiền tương ứng trong giao dịch hoán đổi tiền tệ.
3. Vốn yêu cầu cho rủi ro lãi suất cụ thể () xác định theo công thức sau:
Trong đó:
- ei: là giá trị thị trường của công cụ tài chính thứ i;
- SRW: là hệ số rủi ro lãi suất cụ thể của từng công cụ tài chính.
Hệ số rủi ro lãi suất cụ thể (SRW) được xác định như sau:
a) Đối với các công cụ tài chính do Chính phủ Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán, hệ số rủi ro lãi suất cụ thể là 0%;
b) Đối với các công cụ tài chính khác, hệ số rủi ro lãi suất cụ thể SRW được xác định theo bảng dưới đây:
Công cụ tài chính |
Xếp hạng tín nhiệm độc lập |
SRW |
Nhóm 1 |
Từ AA- đến AAA |
0% |
Từ BBB- đến A+ |
0,25% trường hợp thời hạn còn lại đến ngày đáo hạn của công cụ tài chính từ 6 tháng trở xuống |
|
|
1% trường hợp 6 tháng < thời hạn còn lại đến ngày đáo hạn của công cụ tài chính ≤ 24 tháng |
|
|
1,6% trường hợp thời hạn còn lại đến ngày đáo hạn của công cụ tài chính > 24 tháng |
|
Từ B- đến BB+ |
8% |
|
Dưới mức B- |
12% |
|
Không xếp hạng |
12% |
|
Nhóm 2 |
|
0,25% trường hợp thời hạn còn lại đến ngày đáo hạn của công cụ tài chính từ 6 tháng trở xuống |
1% trường hợp 6 tháng < thời hạn đáo hạn của công cụ tài chính ≤ 24 tháng |
||
1,6% trường hợp thời hạn còn lại đến ngày đáo hạn của công cụ tài chính > 24 tháng |
||
Nhóm 3 |
Từ BB- đến BB+ |
8% |
Dưới mức BB- |
12% |
|
Không xếp hạng |
12% |
Trong đó:
- Nhóm 1: Công cụ tài chính do chính phủ, chính quyền địa phương của các nước phát hành.
- Nhóm 2:
+ Công cụ tài chính do các tổ chức tài chính quốc tế hoặc doanh nghiệp nhà nước phát hành;
+ Công cụ tài chính khác được ít nhất hai tổ chức xếp hạng tín nhiệm xếp hạng BBB- hoặc tương đương trở lên.
- Nhóm 3: Công cụ tài chính còn lại.
4. Vốn yêu cầu cho rủi ro lãi suất chung ():
a) Vốn yêu cầu cho rủi ro lãi suất chung là tổng các giá trị tuyệt đối của vốn yêu cầu cho rủi ro lãi suất chung tính riêng của từng loại đồng tiền.
b) Vốn yêu cầu cho rủi ro lãi suất chung được xác định bằng phương pháp thang kỳ hạn theo công thức như sau:
Trong đó:
- NWP: Vốn yêu cầu để bù đắp cho rủi ro do lệch trạng thái trên sổ kinh doanh;
- VD (vertical disallowance): Vốn yêu cầu để bù đắp cho rủi ro do khớp trạng thái trong cùng thang kỳ hạn;
- HD (horizontal disallowance): Vốn yêu cầu để bù đắp cho rủi ro do khớp trạng thái trong cùng một (01) vùng hoặc giữa các vùng khác nhau.
c) Vốn yêu cầu cho rủi ro lãi suất chung thực hiện theo các bước sau:
(i) Bước 1: Xác định các Kỳ hạn theo thời hạn còn lại đến ngày đáo hạn hoặc thời hạn còn lại đến kỳ điều chỉnh lãi suất của từng trạng thái của công cụ tài chính.
(ii) Bước 2: Phân bổ các trạng thái công cụ tài chính theo Thang kỳ hạn (Maturity) theo bảng dưới đây:
|
Thang kỳ hạn (Maturity) (1 tháng là 30 ngày; 1 năm là 360 ngày) |
Hệ số rủi ro (Weighting) |
Trạng thái ròng (Net position) |
Trạng thái điều chỉnh theo hệ số rủi ro (Weighted Position) |
Trạng thái tương ứng điều chỉnh theo hệ số rủi ro (Matched Weighted Position) |
Trạng thái không tương ứng điều chỉnh theo hệ số rủi ro (Unmatched Weighted Position) |
Tổng của trạng thái điều chỉnh theo hệ số rủi ro theo vùng (Sums of weighted positions by zone) |
Trạng thái tương ứng điều chỉnh theo hệ số rủi ro theo vùng (Matched Weighted Position by zone) |
Trạng thái không tương ứng điều chỉnh theo hệ số rủi ro theo vùng (Unmatched Weighted Position by zone) |
Trạng thái tương ứng điều chỉnh theo hệ số rủi ro giữa các vùng (Matched weighted position between zones) |
||||||
Vùng (Zone) |
Lãi suất ≥ 3% |
Lãi suất <> |
% |
Dương (Long) |
Âm (Short) |
Dương (Long) |
Âm (Short) |
|
+/- |
Dương (Long) |
Âm (Short) |
|
+/- |
1/2 |
2/3 |
1/3 |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
|
|
|
|
|
||||
Vùng 1 |
dưới 1 tháng trở xuống |
dưới 1 tháng |
0,00 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1- dưới 3 tháng |
1- dưới 3 tháng |
0,20 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3- dưới 6 tháng |
3- dưới 6 tháng |
0,40 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6- dưới 12 tháng |
6- dưới 12 tháng |
0,70 |
|
|
|
|
|
|
|
|
(b) |
|
|
|
|
|
|
||||||||||||||||
Vùng 2 |
1- dưới 2 năm |
1- dưới 1,9 năm |
1,25 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2- dưới 3 năm |
1,9- dưới 2,8 năm |
1,75 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3- dưới 4 năm |
2,8- dưới 3,6 năm |
2,25 |
|
|
|
|
|
|
|
|
(c) |
|
|
|
|
|
|
||||||||||||||||
Vùng 3 |
4- dưới 5 năm |
3,6- dưới 4,3 năm |
2,75 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5- dưới 7 năm |
4,3- dưới 5,7 năm |
3,25 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7- dưới 10 năm |
5,7- dưới 7,3 năm |
3,75 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10- dưới 15 năm |
7,3-dưới 9,3 năm |
4,50 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
15- dưới 20 năm |
9,3- dưới 10,6 năm |
5,25 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
từ 20 năm trở lên |
10,6- dưới 12 năm |
6,00 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
12- dưới 20 năm |
8,00 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
từ 20 năm trở lên |
12,50 |
|
|
|
|
|
|
|
|
(d) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng (L) |
Tổng (S) |
Tổng (a) |
|
|
|
|
|
(e) |
(f) |
(g) |
|
|
|
|
|
|
NWP=|(L)-(S)| |
VD=10%*(a) |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Bước 3: Xác định Trạng thái ròng dương (Long position) của từng thang kỳ hạn là tổng các trạng thái dương của cùng thang kỳ hạn đó và Trạng thái ròng âm (Short position) là tổng các trạng thái âm của cùng thang kỳ hạn đó.
- Bước 4: Xác định Trạng thái dương/âm điều chỉnh theo hệ số rủi ro (weighted long/short position) của từng thang kỳ hạn bằng cách nhân trạng Thái ròng dương/âm (Long/Short position) với hệ số rủi ro lãi suất của thang kỳ hạn đó.
- Bước 5: Tính NWP theo công thức:
NWP = Giá trị tuyệt đối của (Tổng Trạng thái dương điều chỉnh theo hệ số rủi ro của các thang kỳ hạn (ký hiệu là L trong bảng trên) - Tổng Trạng thái âm điều chỉnh theo hệ số rủi ro của các thang kỳ hạn (ký hiệu là S trong bảng trên)).
- Bước 6: Tính VD:
- Xác định các thang kỳ hạn có cả Trạng thái dương (Long position) và Trạng thái âm (Short position) để từ đó xác định Trạng thái tương ứng điều chỉnh theo hệ số rủi ro (matched weighted position) của thang kỳ hạn đó là giá trị tuyệt đối nhỏ hơn giữa hai Trạng thái dương (Long position) và Trạng thái âm (Short position) của thang kỳ hạn đó;
- Tính Tổng Trạng thái tương ứng điều chỉnh theo hệ số rủi ro (matched weighted position) của các thang kỳ hạn (ký hiệu là (a) trong bảng trên);
- Tính VD theo công thức sau: VD = 10% x (a).
- Bước 7:
- Xác định Trạng thái không tương ứng điều chỉnh theo hệ số rủi ro (unmatched weighted position) của từng thang kỳ hạn là hiệu số của giá trị tuyệt đối của Trạng thái dương điều chỉnh theo hệ số rủi ro (weighted long position) trừ đi giá trị tuyệt đối của Trạng thái âm điều chỉnh theo hệ số rủi ro (weighted short position) của từng thang kỳ hạn, có dấu dương (+)/ dấu âm (-);
- Xác định Tổng trạng thái không tương ứng điều chỉnh theo hệ số rủi ro của từng vùng (sums of unmatched weighted position by zone) là tổng các Trạng thái dương/âm không tương ứng điều chỉnh theo hệ số rủi ro (unmatched weighted long/short position) của từng vùng;
- Xác định Trạng thái tương ứng điều chỉnh theo hệ số rủi ro của từng vùng (matched weighted position by zone) là giá trị tuyệt đối nhỏ hơn của hai Trạng thái dương (Long position) và Trạng thái âm (Short position) của từng vùng (Zone) (ký hiệu Trạng thái tương ứng điều chỉnh theo hệ số rủi ro của vùng (Zone) 1, 2 và 3 lần lượt là (b), (c) và (d) trong bảng trên).
- Bước 8:
- Xác định Trạng thái không tương ứng điều chỉnh theo hệ số rủi ro của từng vùng (unmatched weighted position by zone) hiệu số của giá trị tuyệt đối của Trạng thái dương điều chỉnh theo hệ số rủi ro của vùng đó (weighted long position by zone) trừ đi giá trị tuyệt đối của Trạng thái âm điều chỉnh theo hệ số rủi ro của vùng đó (weighted short position by zone);
- Xác định Trạng thái tương ứng điều chỉnh theo hệ số rủi ro giữa các vùng (matched weighted position between zones) theo từng cặp vùng như sau:
+ Trạng thái tương ứng điều chỉnh theo hệ số rủi ro giữa vùng 1 và vùng 2 (matched weighted position between zone 1 and zone 2) là giá trị tuyệt đối nhỏ hơn giữa hai Trạng thái không tương ứng điều chỉnh theo hệ số rủi ro của vùng 1 (unmatched weighted position by zone 1) và Trạng thái không tương ứng điều chỉnh theo hệ số rủi ro của vùng 2 (unmatched weighted position by zone 2) nếu hai trạng thái này trái dấu (ký hiệu là (e) trong bảng trên);
+ Trạng thái tương ứng điều chỉnh theo hệ số rủi ro giữa vùng 2 và vùng 3 (matched weighted position between zone 2 and zone 3) là giá trị tuyệt đối nhỏ hơn giữa hai Trạng thái không tương ứng điều chỉnh theo hệ số rủi ro của vùng 2 (unmatched weighted position by zone 1) và Trạng thái không tương ứng điều chỉnh theo hệ số rủi ro của vùng 3 (unmatched weighted position by zone 2) nếu hai trạng thái này trái dấu (ký hiệu là (f) trong bảng trên);
+ Trạng thái tương ứng điều chỉnh theo hệ số rủi ro giữa vùng 1 và vùng 3 (matched weighted position between zone 1 and zone 3) là giá trị tuyệt đối nhỏ hơn giữa hai Trạng thái không tương ứng còn lại điều chỉnh theo hệ số rủi ro của vùng 1 (residual unmatched weighted position by zone 1) và Trạng thái không tương ứng còn lại điều chỉnh theo hệ số rủi ro của vùng 3 (residual unmatched weighted position by zone 3) nếu hai trạng thái này trái dấu (ký hiệu là (g) trong bảng trên).
- Bước 9: Tính HD theo công thức sau:
HD = (b) x 40% + (c) x 30% + (d) x 30% + (e) x 40% + (f) x 40% + (g) x 100%
Ví dụ: Cách tính vốn yêu cầu cho rủi ro lãi suất chung theo phương pháp thang kỳ hạn
Giả sử ngân hàng đang nắm giữ các tài sản tài chính sau đây:
(a) Trái phiếu thuộc Nhóm 2, giá trị thị trường 15 tỷ đồng, thời hạn còn lại là 8 năm, lãi suất coupon là 8%;
(b) Trái phiếu Chính phủ, giá trị thị trường 75 tỷ đồng, thời hạn còn lại là 2 tháng, lãi suất coupon là 7%
(c) Hợp đồng hoán đổi lãi suất, giá trị thị trường của tài sản cơ sở danh nghĩa là 150 tỷ đồng, theo đó, ngân hàng nhận lãi suất thả nổi và trả lãi suất cố định, thời hạn điều chỉnh lãi suất tiếp theo là sau 9 tháng, thời hạn còn lại của hợp đồng hoán đổi là 8 năm;
(d) Trạng thái dương hợp đồng tương lai lãi suất giá trị 50 tỷ đồng, đến hạn trong vòng 6 tháng, thời hạn của tài sản cơ sở là trái phiếu Chính phủ là 3,5 năm.
Phân bổ các trạng thái tài sản tài chính theo Thang kỳ hạn theo bảng dưới đây:
|
Thang kỳ hạn (Maturity) (1 tháng là 30 ngày; 1 năm là 360 ngày) |
Hệ số rủi ro (Weighting) |
Trạng thái ròng (Net position) |
Trạng thái điều chỉnh theo hệ số rủi ro (Weighted Position) |
Trạng thái tương ứng điều chỉnh theo hệ số rủi ro (Matched Weighted Position) |
Trạng thái không tương ứng điều chỉnh theo hệ số rủi ro (Unmatched Weighted Position) |
Tổng của trạng thái điều chỉnh theo hệ số rủi ro theo vùng (Sums of weighted positions by zone) |
Trạng thái tương ứng điều chỉnh theo hệ số rủi ro theo vùng (Matched Weighted Position by zone) |
Trạng thái không tương ứng điều chỉnh theo hệ số rủi ro theo vùng (Unmatched Weighted Position by zone) |
Trạng thái tương ứng điều chỉnh theo hệ số rủi ro giữa các vùng (Matched weighted position between zones) |
||||||
Vùng (Zone) |
Lãi suất ≥ 3% |
Lãi suất <> |
% |
Dương (Long) |
Âm (Short) |
Dương (Long) |
Âm (Short) |
|
+/- |
Dương (Long) |
Âm (Short) |
|
+/- |
1/2 |
2/3 |
1/3 |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
|
|
|
|
|
||||
Vùng 1 |
dưới 1 tháng trở xuống |
dưới 1 tháng |
0,00 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1- dưới 3 tháng |
1- dưới 3 tháng |
0,20 |
75 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ |
|
0,15 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3- dưới 6 tháng |
3- dưới 6 tháng |
0,40 |
|
50 tỷ đồng Hợp đồng tương lai |
|
0,2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6- dưới 12 tháng |
6- dưới 12 tháng |
0,70 |
150 tỷ đồng Hợp đồng hoán đổi |
|
1,05 |
|
|
|
|
|
(b) |
|
|
|
|
|
|
||||||||||||||||
Vùng 2 |
1- dưới 2 năm |
1- dưới 1,9 năm |
1,25 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2- dưới 3 năm |
1,9- dưới 2,8 năm |
1,75 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3- dưới 4 năm |
2,8- dưới 3,6 năm |
2,25 |
50 tỷ đồng Hợp đồng tương lai |
|
1,125 |
|
|
|
|
|
(c) |
|
|
|
|
|
|
||||||||||||||||
Vùng 3 |
4- dưới 5 năm |
3,6- dưới 4,3 năm |
2,75 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5- dưới 7 năm |
4,3- dưới 5,7 năm |
3,25 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7- dưới 10 năm |
5,7- dưới 7,3 năm |
3,75 |
14 tỷ đồng trái phiếu nhóm 2 |
150 tỷ đồng Hợp đồng hoán đổi |
0,5 |
5,625 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Tính Vốn yêu cầu để bù đắp cho rủi ro do lệch trạng thái trên sổ kinh doanh (NWP):
NWP = |(75 x 0,2%) - (50 x 0,4%) + (150 x 0,7%) + (50 x 2,25%) - (150 x 3,75%) + (14 x 3,75%)|
= |(0,15 - 0,2 + 1,05 + 1,125 - 5,625 + 0,5)|
= |(-3)| = 3 tỷ
- Tính Vốn yêu cầu để bù đắp cho rủi ro do khớp trạng thái trong cùng thang kỳ hạn (VD):
Thang kỳ hạn 7 đến 10 năm có cả trạng thái dương và trạng thái âm do đó phải tính trạng thái tương ứng điều chỉnh theo hệ số rủi ro (matched weighted position) của thang kỳ hạn này là 0,5 (giá trị tuyệt đối nhỏ hơn giữa trạng thái dương điều chỉnh theo hệ số rủi ro (0,5) và trạng thái âm điều chỉnh theo hệ số rủi ro (-5,625).
VD = 0,5 x 10% = 0,05 tỷ đồng.
Bước 7:
- Trạng thái không tương ứng điều chỉnh theo hệ số rủi ro (unmatched weighted position) của từng thang kỳ hạn:
+ Thang kỳ hạn từ 7 đến 10 năm: |0,5| - |-5,625| = -5,125
- Trạng thái tương ứng điều chỉnh theo hệ số rủi ro của từng vùng (matched weighted position by zone):
+ Do tại Vùng 1 có nhiều hơn một trạng thái nên cần phải tính vốn yêu cầu để bù đắp cho rủi ro do khớp trạng thái trong cùng vùng 1. Trạng thái tương ứng điều chỉnh theo hệ số rủi ro của vùng 1 là giá trị tuyệt đối nhỏ hơn của hai trạng thái dương và trạng thái âm của vùng 1 và bằng 0,2.
Vốn yêu cầu để bù đắp cho rủi ro do khớp trạng thái trong cùng vùng 1 bằng 0,2 x 40% = 0,08 tỷ đồng.
Bước 8:
- Trạng thái không tương ứng điều chỉnh theo hệ số rủi ro của vùng 1 (unmatched weighted position by zone 1) là hiệu số của giá trị tuyệt đối của trạng thái dương điều chỉnh theo hệ số rủi ro của vùng 1 (weighted long position by zone 1) trừ đi giá trị tuyệt đối của trạng thái âm điều chỉnh theo hệ số rủi ro của vùng 1 (weighted short position by zone 1) và bằng |0,15 + 1,05| - |-0,2| = 1;
Tương tự, trạng thái không tương ứng điều chỉnh theo hệ số rủi ro của vùng 2 (unmatched weighted position by zone 2) bằng |1,125| = 1,125;
Trạng thái không tương ứng điều chỉnh theo hệ số rủi ro của vùng 3 (unmatched weighted position by zone 3) bằng |0| - |-5,125| = -5,125.
- Xác định trạng thái tương ứng điều chỉnh theo hệ số rủi ro giữa các vùng (matched weighted position between zones) theo từng cặp vùng:
+ Trạng thái tương ứng điều chỉnh theo hệ số rủi ro giữa vùng 2 và vùng 3 (matched weighted position between zone 2 and zone 3) là 1,125 (f);
Vốn yêu cầu để bù đắp cho rủi ro do khớp trạng thái giữa vùng 2 và vùng 3 là 1,125 x 40% = 0,45 tỷ đồng;
+ Trạng thái tương ứng điều chỉnh theo hệ số rủi ro giữa vùng 1 và vùng 3 (matched weighted position between zone 1 and zone 3) là 1 (g);
Vốn yêu cầu để bù đắp cho rủi ro do khớp trạng thái giữa vùng 1 và vùng 3 là 1 x 100% = 1 tỷ đồng.
Tổng cộng:
- Vốn yêu cầu để bù đắp cho rủi ro do lệch trạng thái trên sổ kinh doanh (NWP): 3 tỷ đồng;
- Vốn yêu cầu để bù đắp cho rủi ro do khớp trạng thái trong cùng thang kỳ hạn (VD): 0,05 tỷ đồng;
- Vốn yêu cầu để bù đắp cho rủi ro do khớp trạng thái trong cùng vùng 1: 0,08 tỷ đồng;
- Vốn yêu cầu để bù đắp cho rủi ro do khớp trạng thái giữa vùng 2 và vùng 3: 0,45 tỷ đồng;
- Vốn yêu cầu để bù đắp cho rủi ro do khớp trạng thái giữa vùng 1 và vùng 3: 1 tỷ đồng;
Tổng mức vốn yêu cầu: 4,58 tỷ đồng.
II. Vốn yêu cầu cho rủi ro giá cổ phiếu
1. Vốn yêu cầu cho rủi ro giá cổ phiếu được áp dụng đối với trạng thái cổ phiếu của sổ kinh doanh. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tính vốn yêu cầu cho rủi ro giá cổ phiếu cụ thể và rủi ro giá cổ phiếu chung đối với: các cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi và các chứng khoán phái sinh có tài sản cơ sở là cổ phiếu (trừ hợp đồng quyền chọn) trên sổ kinh doanh, trừ các cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi đã được trừ khỏi vốn tự có của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi tính vốn tự có quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này.
2. Trạng thái cổ phiếu (trạng thái dương, trạng thái âm) được xác định cho các công cụ tài chính quy định tại điểm 1 Mục này theo các nguyên tắc sau:
a) Trạng thái dương (âm) của một loại cổ phiếu, công cụ tài chính có tính chất cổ phiếu do một tổ chức phát hành được bù trừ;
b) Đối với chứng khoán phái sinh cổ phiếu, trạng thái cổ phiếu được xác định theo trạng thái cổ phiếu danh nghĩa như sau:
(i) Hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn có tài sản cơ sở là cổ phiếu phải được lấy theo giá trị thị trường;
(ii) Hợp đồng kỳ hạn có yếu tố cơ sở là chỉ số chứng khoán phải xác định theo giá trị thị trường của danh mục chứng khoán trong chỉ số chứng khoán;
(iii) Hợp đồng hoán đổi tính theo hai trạng thái (trạng thái cổ phiếu dương và trạng thái cổ phiếu âm): Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đồng thời phải ghi nhận hai trạng thái căn cứ theo nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng. Ví dụ, trong hợp đồng hoán đổi, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ghi nhận trạng thái dương khi nhận được một khoản dựa trên thay đổi về giá trị của một cổ phiếu hoặc một chỉ số chứng khoán và ghi nhận trạng thái âm khi phải trả một chỉ số chứng khoán khác. Nếu một trong hai trạng thái mà gắn với việc nhận hoặc trả lãi suất cố định hoặc lãi suất thả nổi thì ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tính các trạng thái rủi ro lãi suất phát sinh theo quy định tại Mục I Phụ lục này.
3. Vốn yêu cầu cho rủi ro giá cổ phiếu cụ thể () được xác định theo công thức sau:
= (LP + SP)x 8%
Trong đó:
- LP: Trạng thái cổ phiếu dương (long position);
- SP: Trạng thái cổ phiếu âm (short position).
4. Vốn yêu cầu cho rủi ro giá cổ phiếu chung () được xác định theo công thức sau:
= |LP - SP| x ERW
Trong đó:
- LP: Trạng thái cổ phiếu dương (long position);
- SP: Trạng thái cổ phiếu âm (short position);
- ERW: Hệ số rủi ro chung giá cổ phiếu áp dụng như sau:
a) Cổ phiếu, các công cụ tài chính có tính chất cổ phiếu (ví dụ trái phiếu chuyển đổi) và các chứng khoán phái sinh có tài sản cơ sở là cổ phiếu áp dụng hệ số rủi ro 8%;
b) Hợp đồng phái sinh có tài sản cơ sở là chỉ số chứng khoán áp dụng hệ số rủi ro 10%.
III. Vốn yêu cầu cho rủi ro giá cả hàng hóa
1. Vốn yêu cầu cho rủi ro giá cả hàng hóa được áp dụng đối với trạng thái hàng hóa của sổ kinh doanh. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tính vốn yêu cầu cho rủi ro giá hàng hóa cho trạng thái sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa trên sổ kinh doanh.
2. Trạng thái sản phẩm phái sinh hàng hóa (trạng thái dương, trạng thái âm) được xác định cho các loại hàng hóa (trừ vàng tiêu chuẩn đã được tính rủi ro tỷ giá) theo các nguyên tắc sau:
a) Trạng thái sản phẩm phái sinh hàng hóa được xác định cho từng loại hàng hóa. Sản phẩm phái sinh hàng hóa cùng loại được bù trừ khi xác định trạng thái;
b) Trạng thái sản phẩm phái sinh hàng hóa được xác định theo giá trị đồng Việt Nam bằng cách chuyển đổi các đơn vị đo lường tiêu chuẩn theo giá giao ngay của hàng hóa đó tại thời điểm tính toán.
3. Vốn yêu cầu cho rủi ro giá cả hàng hóa (KCMR) được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
Vốn yêu cầu cho rủi ro giá cả hàng hóa trực tiếp phát sinh do thay đổi giá giao ngay của hàng hóa đó;
Vốn yêu cầu cho rủi ro giá cả hàng hóa khác phát sinh do thay đổi giá kỳ hạn vì chênh lệch kỳ hạn của hàng hóa đó hoặc do thay đổi của mối quan hệ giá giữa hai loại hàng hóa tương tự (nhưng không hoàn toàn giống nhau).
4. Vốn yêu cầu cho rủi ro giá cả hàng hóa trực tiếp () được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
NP: Trạng thái ròng (net position) của loại sản phẩm phái sinh hàng hóa.
5. Vốn yêu cầu cho rủi ro giá cả hàng hóa khác () được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
- LP: Trạng thái dương (long position) của loại sản phẩm phái sinh hàng hóa;
- SP: Trạng thái âm (short position) của loại sản phẩm phái sinh hàng hóa.
6. Các trạng thái rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối phát sinh từ việc nắm giữ trạng thái hàng hóa phải tính tương ứng vào trạng thái rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối theo quy định tại Mục I, Mục IV Phụ lục này.
IV. Vốn yêu cầu cho rủi ro ngoại hối
1. Vốn yêu cầu cho rủi ro ngoại hối (KFXR) được xác định theo công thức sau:
KFXR = (Max (åSP, åLP) + GoldP) x 8%
Trong đó:
- åSP: Tổng các trạng thái âm của các ngoại tệ trong danh mục ngoại tệ;
- åLP: Tổng trạng thái dương của các ngoại tệ trong danh mục ngoại tệ;
- GoldP: Trạng thái vàng.
2. Trạng thái ngoại tệ (trạng thái dương, trạng thái âm) được xác định cho từng loại ngoại tệ (bao gồm cả vàng tiêu chuẩn) theo các nguyên tắc sau:
a) Trạng thái nguyên tệ bằng tổng cộng:
(i) Trạng thái giao ngay là chênh lệch giữa tổng Tài sản và tổng Nợ phải trả (bao gồm cả lãi dự thu và chi phí trả lãi dự kiến) bằng một loại ngoại tệ;
(ii) Trạng thái kỳ hạn ròng là chênh lệch giữa tổng các khoản nhận được và tổng các khoản phải trả bằng một loại ngoại tệ trong các giao dịch ngoại tệ kỳ hạn, bao gồm cả các giao dịch ngoại tệ tương lai và các khoản vốn trong giao dịch hoán đổi mà không được tính vào trạng thái giao ngay;
(iii) Các bảo lãnh (hoặc các nghĩa vụ tương tự) không thể hủy ngang và bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết;
(iv) Các thu nhập/chi phí tương lai ròng chưa được dự thu nhưng đã được phòng ngừa rủi ro;
(v) Các khoản lãi/lỗ bằng ngoại tệ từ hoạt động kinh doanh ở nước ngoài theo quy định hạch toán kế toán của nước sở tại.
b) Trạng thái ngoại tệ là trạng thái nguyên tệ của ngoại tệ đó (xác định theo quy định pháp luật về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) được quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá quy đổi trạng thái.
V. Vốn yêu cầu cho hợp đồng quyền chọn
1. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tính vốn yêu cầu cho hợp đồng quyền chọn mà tài sản cơ sở là công cụ tài chính có rủi ro lãi suất, rủi ro giá cổ phiếu, rủi ro ngoại hối và rủi ro giá hàng hóa.
2. Vốn yêu cầu cho hợp đồng quyền chọn được xác định như sau:
a) Trường hợp ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua quyền chọn (long option), vốn yêu cầu cho hợp đồng quyền chọn được xác định như sau:
(i) Trường hợp ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trạng thái tài sản cơ sở dương (Long cash) và mua quyền chọn bán (Long put) hoặc có trạng thái tài sản cơ sở âm (Short Cash) và mua quyền chọn mua (Long call), Vốn yêu cầu cho hợp đồng quyền chọn tính theo công thức sau:
KOPT = Max(0, {MVunderlying x (SRW + GRW) - Max(0,VOPT)})
Trong đó:
- MVunderlying: Giá trị thị trường của tài sản cơ sở của hợp đồng quyền chọn;
- SRW: Hệ số rủi ro quyền chọn cụ thể, GRW: Hệ số rủi ro quyền chọn chung được xác định như sau:
+ Đối với hợp đồng quyền chọn lãi suất:
§ Hệ số rủi ro quyền chọn cụ thể là Hệ số rủi ro lãi suất cụ thể quy định tại Mục I Phụ lục này;
§ Hệ số rủi ro quyền chọn chung là Hệ số rủi ro quy định tại Bảng tính theo Phương pháp kỳ hạn quy định tại Mục I Phụ lục này.
+ Đối với hợp đồng quyền chọn giá cổ phiếu:
§ Hệ số rủi ro quyền chọn cụ thể là Hệ số rủi ro giá cổ phiếu cụ thể quy định tại Mục II Phụ lục này;
§ Hệ số rủi ro quyền chọn chung là 8%.
+ Đối với hợp đồng quyền chọn ngoại hối: Hệ số rủi ro quyền chọn chung là 8%.
+ Đối với hợp đồng quyền chọn giá hàng hóa: Tổng Hệ số rủi ro quyền chọn cụ thể và Hệ số rủi ro quyền chọn chung là 15%.
- VOPT: Giá trị bằng tiền của quyền chọn (nếu có) hoặc bằng 0.
Ví dụ 1: Ngân hàng A đang có trạng thái ngoại tệ dương 1 triệu đôla Mỹ với tỷ giá hiện tại là 22.000 VND/USD, nhằm phòng ngừa rủi ro Ngân hàng A mua một quyền chọn bán với giá chọn bán là 21.000VND/USD. Vốn yêu cầu cho rủi ro quyền chọn được xác định khi thực hiện quyền chọn như sau:
- Giá trị bằng tiền của quyền chọn:
VOPT = Max (0; (21.000 - 22.000) x 1 triệu (đôla Mỹ)) = 0
- Vốn yêu cầu cho rủi ro quyền chọn:
KOPT = Max (0; 1 triệu (đôla Mỹ) x 22.000 x 8% - 0) = 1,76 (tỷ đồng)
Ví dụ 2: Ngân hàng A đang có trạng thái ngoại tệ dương 1 triệu đôla Mỹ với tỷ giá hiện tại là 22.000VND/USD, nhằm phòng ngừa rủi ro Ngân hàng A mua một quyền chọn bán với giá chọn bán là 23.000VND/USD. Vốn yêu cầu cho rủi ro quyền chọn được xác định khi thực hiện quyền chọn như sau:
- Giá trị bằng tiền của quyền chọn:
VOPT = (23.000 - 22.000) x 1 triệu (đôla Mỹ) = 1 tỷ đồng
- Vốn yêu cầu cho rủi ro quyền chọn:
KOPT = Max (0; 1 triệu (đôla Mỹ) x 22.000 x 8% - 1 tỷ đồng) = 0,76 tỷ đồng.
(ii) Trường hợp ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua quyền chọn mua (Long call) hoặc mua quyền chọn bán (Long put), vốn yêu cầu cho hợp đồng quyền chọn tính theo công thức sau:
KOPT = Min [(MVunderlying x (SRW + GRW)), MVOPT]
Trong đó:
- MVunderlying: Giá trị thị trường của tài sản cơ sở khi quyền chọn được thực hiện.
- SRW: Hệ số rủi ro quyền chọn cụ thể, GRW: Hệ số rủi ro quyền chọn chung được xác định tại điểm 2a Mục này.
- MVOPT: Giá trị thị trường của giao dịch quyền chọn.
Hệ số rủi ro quyền chọn cụ thể (SRW), Hệ số rủi ro quyền chọn chung (GRW) áp dụng cho từng giao dịch cơ sở như sau:
Ví dụ: Ngân hàng A mua quyền chọn bán với mục đích kinh doanh với tài sản cơ sở là 1 triệu đôla Mỹ, giá quyền chọn là 12.000 đôla Mỹ. Vốn yêu cầu cho rủi ro quyền chọn được xác định khi thực hiện quyền chọn như sau:
MVunderlying x (SRW + GRW) = 1 triệu (đôla Mỹ) x 8% = 8.000 đôla Mỹ.
KOPT = Min [(MVunderlying x (SRW + GRW)), MVOPT] = Min (8.000; 12.000)= 8.000 (đôla Mỹ).
b) Trường hợp ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bán quyền chọn (short option), vốn yêu cầu cho hợp đồng quyền chọn được xác định theo phương pháp Delta-plus. Vốn yêu cầu theo phương pháp Delta-plus là tổng của 3 cấu phần sau đây:
1. Vốn yêu cầu cho yếu tố rủi ro Delta (KDWP) được xác định theo công thức sau:
KDWP = MVunderlying x DOPT x (SRW + GRW)
Trong đó:
- MVunderlying: Giá trị thị trường của tài sản cơ sở khi quyền chọn được thực hiện;
- DOPT: Giá trị Delta của giao dịch quyền chọn do ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định theo hướng dẫn của Ủy ban Basel hoặc sử dụng các giá trị DOPT trên thị trường (nếu có);
- SRW: Hệ số rủi ro quyền chọn cụ thể, GRW: Hệ số rủi ro quyền chọn chung được xác định tại điểm 2a Mục này;
2. Yếu tố rủi ro Gamma (KGamma) được xác định theo công thức sau:
Mỗi hợp đồng quyền chọn có tài sản cơ sở giống nhau sẽ có tác động gamma dương hoặc âm. Các tác động gamma riêng lẻ được cộng lại để tính tác động gamma ròng (giá trị dương hoặc âm) cho từng tài sản cơ sở. Vốn yêu cầu cho yếu tố rủi ro gamma bằng tổng các giá trị tuyệt đối của tác động gamma ròng âm.
Tác động gamma (GI) được xác định theo công thức sau:
GI = 0,5 x Gamma x (VU)2
Trong đó:
- Gamma: Giá trị Gamma của giao dịch quyền chọn do ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định theo hướng dẫn của Ủy ban Basel hoặc sử dụng các giá trị Gamma trên thị trường (nếu có);
- VU: là mức biến động tài sản cơ sở của giao dịch quyền chọn được xác định như sau:
(i) Đối với hợp đồng quyền chọn có tài sản cơ sở là các công cụ tài chính có rủi ro lãi suất:
VU = MVunderlying x RW
Trong đó:
- MVunderlying: Giá trị của tài sản cơ sở khi quyền chọn được thực hiện;
- RW: là hệ số rủi ro chung quy định tại Bảng phân bổ các trạng thái công cụ tài chính theo Thang kỳ hạn, Mục I Phụ lục này.
(ii) Đối với hợp đồng quyền chọn có tài sản cơ sở là cổ phiếu, các công cụ tài chính có tính chất cổ phiếu và các chứng khoán phái sinh có tài sản cơ sở là cổ phiếu, chỉ số chứng khoán, ngoại tệ (bao gồm cả vàng tiêu chuẩn):
VU = MVunderlying x 8%
Trong đó:
MVunderlying: Giá trị của tài sản cơ sở khi quyền chọn được thực hiện.
(iii) Đối với hợp đồng quyền chọn có tài sản cơ sở là hàng hóa:
VU = MVunderlying x 15%
Trong đó: - MVunderlying: Giá trị của tài sản cơ sở khi quyền chọn được thực hiện.
3. Yếu tố Vega (KVR) được tính bằng tổng giá trị tuyệt đối Vốn yêu cầu cho tác động Vega của từng tài sản cơ sở. Vốn yêu cầu cho tác động Vega của từng tài sản cơ sở được xác định theo công thức sau:
KVR = 25% x tỷ lệ trong thay đổi giá trị của tài sản cơ sở x |tổng giá trị Vega của các hợp đồng quyền chọn của cùng tài sản cơ sở|.
Trong đó:
- Tỷ lệ trong thay đổi giá trị của tài sản cơ sở do ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định theo hướng dẫn của Ủy ban Basel hoặc sử dụng tỷ lệ trong thay đổi giá trị của tài sản cơ sở trên thị trường (nếu có);
- Giá trị Vega của các hợp đồng quyền chọn của cùng tài sản cơ sở do ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định theo hướng dẫn của Ủy ban Basel hoặc sử dụng giá trị Vega của các hợp đồng quyền chọn của từng tài sản cơ sở trên thị trường (nếu có).
Ví dụ trường hợp ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bán quyền chọn (short option), vốn yêu cầu cho giao dịch quyền chọn được xác định theo phương pháp Delta-plus như sau:
Ngân hàng A thực hiện bán quyền chọn mua (short call option) một hàng hóa:
- Giá thực hiện quyền chọn (exercise price): X= $490;
- Giá thị trường của hàng hóa (underlying asset) có thời hạn còn lại đến ngày thực hiện 12 tháng: MV = $500;
- Tỷ lệ lãi suất không có rủi ro (risk free): 8%/năm;
- Mức biến động tài sản cơ sở của giao dịch quyền chọn: ¶ = 20%;
- Giá trị hiện tại của hợp đồng quyền chọn: S0 = $65,48.
Sử dụng Mô hình Black-Scholes Model Greeks, xác định được yếu tố delta, gamma như sau:
Delta DOPT = -0,721 (giá của hợp đồng quyền chọn sẽ thay đổi 0,721 nếu giá của tài sản cơ sở biến động 1 đơn vị).
Gamma = -0,0034 (yếu tố delta sẽ thay đổi 0,0034 đơn vị (từ -0,721 xuống -0,7244) nếu giá của tài sản cơ sở thay đổi 1 đơn vị).
(i) Vốn yêu cầu cho yếu tố rủi ro Delta (KDWP) được xác định như sau:
Tổng hệ số rủi ro quyền chọn cụ thể và hệ số rủi ro quyền chọn chung đối với hợp đồng quyền chọn giá hàng hóa: SRW + GRW = 15%
KDWP = MVunderlying x DOPT x (SRW + GRW)
= $500 x (0,721) x 15%
= $54,075
(ii) Vốn yêu cầu cho yếu tố rủi ro Gamma (KGamma) được xác định như sau:
(iii) Vốn yêu cầu cho yếu tố Vega (KVR) được xác định như sau:
Sử dụng mô hình Black-Scholes Model, tổng giá trị Vega của hợp đồng bán quyền chọn là 168.
KVR = 25% x tỷ lệ trong thay đổi giá trị của tài sản cơ sở x |tổng giá trị Vega của các hợp đồng quyền chọn của cùng tài sản cơ sở|.
= 25% x 20% x 168
= 8,4
Như vậy, vốn yêu cầu cho yếu tố Vega bằng $8,4.
Vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường đối với giao dịch bán quyền chọn mua theo ví dụ nêu trên là:
$54,075 + $9,5625 + $8,4 = $72,0375
PHỤ LỤC 5
NỘI DUNG CÔNG BỐ THÔNG TIN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
Nội dung thông tin do ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài công bố tối thiểu bao gồm:
I. Phạm vi tính tỷ lệ an toàn vốn:
a) Nội dung định tính:
Danh sách các công ty con, công ty liên kết, các công ty được loại trừ khi tính tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất (ví dụ công ty con là doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm), trong đó nêu rõ đơn vị nào được hợp nhất, hợp cộng, không được hợp nhất theo quy định về báo cáo tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
b) Nội dung định lượng:
Giá trị khoản đầu tư vào công ty con là doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không được hợp nhất vào vốn khi tính tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất.
2. Cơ cấu vốn tự có:
a) Nội dung định tính:
Thông tin tóm tắt về thời hạn và điều kiện của các công cụ vốn chủ sở hữu của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
b) Nội dung định lượng:
- Giá trị vốn cấp 1, vốn cấp 1 hợp nhất;
- Giá trị Vốn cấp 2, vốn cấp 2 hợp nhất;
- Giá trị các khoản mục giảm trừ khi tính vốn tự có, vốn tự có hợp nhất.
3. Tỷ lệ an toàn vốn:
a) Nội dung định tính:
Thông tin về quy trình tính toán tỷ lệ an toàn vốn và kế hoạch vốn để đảm bảo duy trì tỷ lệ an toàn vốn theo quy định tại Thông tư này.
b) Nội dung định lượng:
- Tỷ lệ an toàn vốn: Tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất (nếu có), tỷ lệ an toàn vốn cấp 1, tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 hợp nhất (nếu có);
- Tài sản tính theo rủi ro tín dụng (gồm rủi ro tín dụng, rủi ro tín dụng đối tác);
- Vốn yêu cầu đối với rủi ro thị trường;
- Vốn yêu cầu đối với rủi ro hoạt động.
4. Rủi ro tín dụng:
a) Nội dung định tính:
- Trình bày tóm tắt Chính sách quản lý rủi ro tín dụng;
- Danh sách các doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập được sử dụng khi tính tỷ lệ an toàn vốn (nếu có);
- Danh mục các tài sản bảo đảm, bảo lãnh của bên thứ ba, bù trừ số dư nội bảng và sản phẩm phái sinh tín dụng đủ điều kiện để ghi nhận giảm thiểu rủi ro tín dụng;
b) Nội dung định lượng:
- Các khoản phải đòi, hệ số rủi ro tương ứng theo từng thứ hạng tín nhiệm và tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng theo từng doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập được lựa chọn;
- Tài sản có tính theo rủi ro tín dụng theo rủi ro tín dụng và rủi ro tín dụng đối tác, trong đó chia theo đối tượng có hệ số rủi ro theo quy định tại Điều 9 Thông tư này;
- Tài sản tính theo rủi ro tín dụng theo ngành;
- Tài sản tính theo rủi ro tín dụng (bao gồm cả nội bảng và ngoại bảng) được giảm thiểu rủi ro tín dụng (giá trị trước và sau khi giảm thiểu) theo các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng quy định tại Điều 11 Thông tư này.
5. Rủi ro hoạt động:
a) Nội dung định tính:
- Trình bày tóm tắt Chính sách quản lý rủi ro hoạt động;
- Trình bày tóm tắt Kế hoạch duy trì hoạt động liên tục (nếu có).
b) Nội dung định lượng:
- Chỉ số kinh doanh và các cấu phần của chỉ số kinh doanh: IC, SC và FC theo quy định tại Điều 16 Thông tư này;
- Vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động.
6. Rủi ro thị trường:
a) Nội dung định tính:
- Trình bày tóm tắt Chính sách quản lý rủi ro thị trường;
- Trình bày tóm tắt Chiến lược tự doanh;
- Danh mục thuộc sổ kinh doanh.
b) Nội dung định lượng:
Vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường theo: rủi ro lãi suất, rủi ro giá cổ phiếu, rủi ro giá hàng hóa, rủi ro ngoại hối, giao dịch quyền chọn.
PHỤ LỤC 6
HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI TÀI SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
THE STATE BANK OF VIETNAM
Circular No. 41/2016/TT-NHNN dated December 30, 2016 of the State Bank of Vietnam prescribing prudential ratios for operations of banks and/or foreign bank branches
Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam No.46/2010/QH12 dated June 16, 2010;
Pursuant to the Law on Credit Institutions No. 47/2010/QH12 dated June 16, 2010;
Pursuant to the Government s Decree No. 156/2013/ND-CP dated November 11, 2013 on defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the State Bank of Vietnam;
At the request of the Chief of Banking Inspection and Supervision Department;
The State Bank’s Governor hereby introduces the Circular prescribing prudential ratios for operations of banks and/or foreign bank branches.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of adjustment and subjects of application
1. This Circular deals with prudential ratios for operations of banks and/or foreign bank branches in Vietnam.
2. Subjects of application encompass:
a) Banks: State-owned commercial banks, joint-stock commercial banks, joint-venture banks and/or wholly foreign-owned banks;
b) Branches of foreign banks.
3. This Circular shall not apply to banks put under special control.
Article 2. Interpretation of terms
For the purposes of this Circular, the terms used herein is construed as follows:
1.Financial assetrefers to any asset that is:
a) Cash;
b) An equity instrument of another entity;
c) Contractual right:
(i) to receive cash or another financial asset from another entity; or
(ii) to exchange financial assets or financial liabilities with another entity under conditions that are potentially favorable to banks and/or foreign bank branches;
d) a contract that will or may be settled in own equity instruments of banks.
2.Financial liabilityrefers to any of the following contractual obligations:
a) which is statutory:
(i) to deliver cash or another financial asset from another entity;
(ii) to exchange financial assets or financial liabilities with another entity under conditions that are unfavorable to banks and/or foreign bank branches; or
b) a contract that will or may be settled in own equity instruments of banks.
3.Financial instrumentrefers to a contract that gives rise to a financial asset of one entity and a financial liability or equity instrument of another entity.
4.Equity instrumentrefers to any contract that evidences a residual interest in the assets of an entity after deducting all of its liabilities.Equity instrument with characteristics of liability issued by a bankencompasses preferred dividend stocks and other equity instruments which:
a) are redeemable in accordance with laws and ensure compliance with prudential limits or ratios after implementation as stated by laws;
b) may be used to offset losses without requiring a bank incurring such losses to cease its proprietary trading transactions;
c) are not subject to payment of preferred dividends and carry preferred dividends over to the next year in the event that such payment of preferred dividends results in losses in an income statement of a bank.
5.Subordinated debtrefers to a debt that a creditor accepts an agreement to pay after other obligations are discharged, or for which a creditor gets and does not get other guarantees in case of the borrower s bankruptcy or dissolution.
6.Customerrefers to a person or legal entity (inclusive of credit institutions or branches of foreign banks) that has credit or deposit relationships with banks and/or foreign bank branches, except partners referred to in Clause 7 of this Article.
7.Partnerrefers to a person or legal entity (inclusive of credit institutions or branches of foreign banks) that performs transactions referred to in Clause 4 Article 8 hereof with banks and/or foreign bank branches.
8.Claims of banks and/or foreign bank branchesinclude:
a) Credit extensions, comprised of lending entrustments and purchases with retained right of recourse against negotiable instruments and other securities, except buying forwards of negotiable instruments or other securities;
b) Securities issued by another entity;
c) Contractual rights to receive cash or other financial assets from another entity in accordance with laws, except accounts referred to in Point a and b of this Clause;
9.Retail portfoliorefers to the portfolio of loans offered to individual customers (exclusive of real estate secured loans referred to in Clause 10 of this Article, home mortgage loans referred to in Clause 11 of this Article, and securities loans) in which balances of credit facilities (already disbursed and not yet disbursed) of a customer must conform to both of the following requirements:
a) Do not exceed VND 8 billion;
b) Do not exceed 0.2% of total exposure of all retail portfolios (already disbursed and not yet disbursed) of banks and/or foreign bank branches.
10.Real estate secured loanrefers to a loan taken out by persons or legal entities to buy real property, execute a real property project, and secured on that real property or real property project to be formed from that loan in accordance with laws on secured transactions.
11.Home mortgage loanrefers to a loan in which the individual borrower pledges his/her property as collateral to purchase home provided the following conditions are met:
a) Source of financing for debt payment is not derived from leasing of the home formed from that loan;
b) Home must be completely built in accordance with a home purchase agreement;
c) The bank or foreign bank branch is fully vested legal right to the home put up as collateral in the event that its customer fails to pay his/her debt obligations in accordance with laws on secured transactions;
d) The home formed from this type of mortgage loan must be independently valued (by a third party or a division separate from the credit approval department of a bank or foreign bank branch) in a discreet manner (appraised value is not greater than market value of that home at a specified loan approval date) in accordance with regulations of the bank and foreign bank branch.
12.Specialized lendingrefers to a credit line used for execution of projects and investment in machinery, equipment or purchase of goods, and meeting the following criteria:
a) The borrowing customer is a legal entity established only to execute projects, operate machinery or equipment and trade in goods created from capital derived from loan capital, and not to engage in any other business;
b) This type of loan is secured on projects, machinery, equipment and goods created from loan capital and all of sources of financing for debt repayment are derived from business activities, operation of such projects, machinery, equipment and goods;
c) Banks and/or foreign bank branches have the contractual rights referred to in credit agreements to control all disbursements according to the progress of project, invest in machinery, equipment and purchase goods and manage operating income or cash flow, operate such projects, machinery, equipment and goods to recoup debts according to these credit agreements;
d) Such lending is performed under the following forms:
(i)Project financing loanis a specialized lending for project execution;
(ii)Income producing real estate loanis a specialized lending for execution of real estate trading projects (office, commercial centers, urban zones, building complexes, storage yards, warehouses, hotels or industrial parks, etc.);
(iii)Object finance loanis a specialized lending for investment in machinery or equipment (watercraft, aircraft, satellites or trains, etc.);
(iv)Commodities finance loanis a specialized lending for purchase of goods (crude oil, metals or cereals, etc.).
13.Commercial real estaterefers to real estate invested in, purchased, assigned, leased and hire-purchased for for-profit sale, transfer, lease, sub-lease and hire-purchase purposes.
14.Repo transactionrefers to a transaction in which one party sells and transfers ownership of a financial asset to another party with a promise to buy back and reclaim ownership of that financial asset at a specific date at a predetermined price.
15.Reverse Repo transactionrefers to a transaction in which one party buys and receives ownership of a financial asset transferred from another party with a promise to sell and transfer ownership of that financial asset back at a specific date at a predetermined price, including buying forwards of financial assets in accordance with regulations set out by the State Bank concerning the discounting of negotiable instruments and other securities.
16.Independent credit rating companiesinclude:
a) Credit rating agencies such as Moody’s, Standard & Poor, Fitch Rating;
b) Those established under Vietnamese laws on credit rating services.
17.Optional credit ratingrefers to the activity in which an independent credit rating company discretionarily carries out credit assessments without any agreement with rated objects.
18.Contractual credit ratingrefers to the activity in which an independent credit rating company carries out credit assessments under an agreement between it and a rated object.
19.OECDrefers to the Organization for Economic Cooperation and Development.
20.International financial institutionsinclude:
a) Group of international banks including the International Bank for Reconstruction and Development – IBRD, the International Financial Company – IFC, the International Development Association – IDA, the Multilateral Investment Guarantee Agency – MIGA;
b) The Asian Development Bank – ADB;
c) The African Development Bank - AfDB;
d) The European Bank for Reconstruction and Development - EBRD;
dd) The Inter-American Development Bank-IADB;
e) The European Investment Bank – EIB;
g) The European Investment Fund – EIF;
h) The Nordic Investment Bank – NIB;
i) The Caribbean Development Bank - CDB;
k) The Islamic Development Bank - IDB;
l) The Council of Europe Development Bank - CEDB;
m) Other financial institution of which the charter capital is formed by contributions made by sovereigns.
21.Risk mitigationrefers to the activity in which a bank or foreign bank branch applies measures to partially or totally reduce any possible loss incurred due to operations thereof.
22.Derivativeencompasses:
a) Derivatives referred to in Clause 23 Article 4 of the Law on Credit Institutions, which are subcategorized as follows:
(i)Credit derivativesincluding credit insurance contracts, credit default swaps, credit-linked note contracts and other derivative contracts as prescribed by laws and regulations;
(ii)Interest rate derivativesincluding forward interest rate contracts, single-currency interest rate swaps, two or cross-currency interest rate swaps, interest rate options and other derivative contracts as prescribed by laws and regulations;
(iii)Foreign currency derivativesincluding foreign exchange forwards, foreign currency swaps, foreign exchange options and other foreign currency derivative transactions as prescribed by laws and regulations;
(iv)Commodity derivativesincluding commodity swaps, commodity futures, commodity options and other commodity derivative contracts as prescribed by laws and regulations.
b)Derivative securitiesincluding future contracts, option contracts, forward contracts and other derivative securities as prescribed by laws on derivative securities and derivative securities markets;
a)Other derivativesstipulated by laws.
23.Underlying assetrefers to a original financial asset used as the basis for valuing a derivative.
24.Credit riskincludes:
a)Credit default riskis the risk that may arise due to a customer’s failure or incapability to pay debt obligations in part or in full under a contract or arrangement with a bank or foreign bank branch, unless otherwise stipulated by Point b of this Clause;
b)Counterparty credit riskrefers to the risk that may arise due to a business partner’s failure or incapability to make prior or due payment for part or whole of debt obligations as prescribed by Clause 4 Article 8 hereof.
25.Market riskrefers to the risk that may arise due to an adverse fluctuation in interest rates, securities prices and commodity market prices. Market risk includes:
a)Interest rate riskrefers to the risk incurred due to an adverse variation in market interest rates with respect to value of securities, interest-bearing financial instruments, interest rate derivatives in the trading book of banks and/or foreign bank branches;
b)Foreign exchange riskrefers to the risk incurred due to an adverse variation in foreign exchange rates occurring on the market when a bank or foreign bank branch is running a foreign currency position;
c)Equity riskrefers to the risk incurred due to an adverse variation in market stock prices with respect to value of stocks, value of derivative securities in the trading book of banks and/or foreign bank branches;
d)Commodity riskrefers to the risk that may arise due to an adverse variation in commodity prices with respect to value of commodity derivatives, value of products in spot transactions exposed to the commodity risk of banks and/or foreign bank branches.
26.Interest rate risk in the trading bookrefers to the risk incurred due to an adverse variation in interest rates with respect to income, value of assets, value of liabilities and value of off-balance-sheet commitments of banks and/or foreign banks that may arise as a consequence of:
a) Difference in interest rate determination dates or interest rate redetermination periods;
b) Change in relationship between interest rate levels of different financial instruments that have the same maturity date;
c) Change in relationship between the levels of interest rate applied to different tenors;
d) Impacts resulted from interest rate option products or products with embedded interest rate options.
27.Operational riskrefers to the risk arising due to inadequate or failed internal processes, people, system errors, failures or external events that cause financial losses or non-financial negative impacts on banks and/or foreign bank branches (including legal risks). The operational risk excludes
a) Reputational risk;
b) Strategic risks.
28.Reputational riskrefers to the risk arising from negative reactions on the part of customers, partners, shareholders or the public to reputation of banks and/or foreign bank branches.
29.Strategic riskrefers to the risk arising from a bank or foreign bank branch s availability or lack of timely response strategies or policies for business environment changes that may reduce the possibility of fulfilling business strategies or profit targets of banks and/or foreign bank branches.
30.Exposurerefers to the portion of value of assets, liabilities and off-balance-sheet commitments of banks and/or foreign bank branches exposed to financial losses and non-financial negative impacts resulted from credit, market, liquidity, operational and other risks
31.Proprietary tradingrefers to selling, buying and exchange transactions carried out by banks, foreign bank branches or subsidiaries of banks in accordance with laws and regulations with a view to selling, buying or exchanging financial instruments within a term of one year to earn banks and/or foreign bank branches profit generated from market price differences, including:
a) Financial instruments in the currency exchange market;
b) Currencies (including gold);
c) Securities in the equity market;
d) Derivative products;
dd) Other financial instruments traded in the official market.
32.Trading bookrefers to the portfolio used for recognizing the statuses of:
a) Proprietary trading transactions (except for transactions referred to in Point b Clause 3 of this Article);
b) Transactions aimed at performing guarantees for issuance of financial instruments;
c) Derivative product transactions aimed at hedging risks arising from proprietary trading transactions of banks and/or foreign bank branches;
d) Foreign exchange or financial asset trading transactions aimed at serving the demands of customers, partners and transactions that serve the purpose of corresponding to these ones.
33.Banking bookrefers to the portfolio used for recognizing the statuses of:
a) Repo and reverse repo transactions;
b) Derivatives transactions performed to prevent accounts or entries on the asset balance sheet (including off-balance-sheet accounts or entries) of banks and/or foreign bank branches from being exposed to risks, except for transactions classified into the trading books of banks and/or foreign bank branches as provided in Point c, Clause 32 of this Article;
c) Financial asset trading transactions performed to create liquidity reserves;
d) Other transactions which are not included in the trading books of banks and/or foreign bank branches.
Article 3. Organizational structure and internal audit regarding capital adequacy ratio management
1. Banks and/or foreign bank branches are required to set up the organization structure, decentralization and authority delegation system, and assign functions and duties to particular individuals and divisions to manage the capital adequacy ratio in compliance with regulations set forth in this Circular and as appropriate to demands, characteristics and levels of operational risks, trading cycle and adaptability to risks and trading strategies of these banks and/or foreign bank branches.
2. Banks and/or foreign bank branches must perform internal audits on the capital adequacy ratio in accordance with regulations of the State Bank on the internal control systems of credit institutions or foreign bank branches.
Article 4. Database and information technology system
1. Banks and/or foreign bank branches must maintain an adequate data and information technology system as appropriate to calculate the capital adequacy ratio as prescribed by this Circular.
2. Banks and/or foreign bank branches must collect and manage data to ensure conformity to the minimum requirements as mentioned hereunder:
a) Have their organization structure, functions and duties of individuals and divisions, working processes and tools for data management to fulfill data quality and sufficiency requirements;
b) Have the processes of collecting and comparing data (internal and external), storing, accessing, supplementing, providing for, backing up and deleting data which ensure conformity to the capital adequacy ratio requirements set out in this Circular;
c) Meet requirements set out in the internal rules of banks and/or foreign bank branches, and regulations of the State Bank on the reporting and statistical regime.
3. The information technology system must ensure conformance to the following minimum requirements:
a) Promote connection and centralized management in the entire system, ensure information security, safety and effectiveness upon calculation of the capital adequacy ratio as prescribed by this Circular;
b) Prepare tools to enhance connection with other systems to ensure accurate and timely calculation of the own equity and total asset based on credit risks, regulatory capital for particular risks and capital adequacy ratio;
c) Have the processes of reviewing, examining, providing for and responding to any failures or breakdowns, and periodic and regular maintenance processes;
d) Meet requirements set out in the internal rules of banks and/or foreign bank branches, and regulations of the State Bank on the reporting and statistical regime.
Article 5. Independent credit rating company
1. Banks and/or foreign bank branches shall be entitled to use rating results received from independent credit rating companies established under laws and regulations on credit rating services for measuring the capital adequacy ratio as prescribed by this Circular provided that these companies satisfy the following requirements:
a) Objectivity: Credit rating must be stringent, systematic and subject to reassessment based on historical data to ensure that rating results must remain accurate for a period of at least one year; must be performed in a continual and timely manner prior to any change in financial status;
b) Independence: Credit rating companies shall not have to withstand any political and economic pressure that can affect credit rating results;
c) Transparency: Credit rating must be widely notified to all (domestic and overseas) parties concerned that have relevant legitimate interests;
d) Disclosure: Credit rating companies must disclose information about credit rating methods, insolvency definitions and significance of each credit rating and actual insolvency rate of each credit rating and rating conversion;
dd) Resources: Credit rating companies must have sufficient resources to carry out credit ratings to meet required quality standards, employ the qualitative and quantitative method of credit rating and keep in frequent and continuous contact with rated objects at all levels to increase the quality of credit ratings;
e) Credibility: Credit rating must be trusted by organizations (investors, insurance businesses and commercial partners). Credit rating companies must have their internal processes to avoid misuse of confidential information relating to rated objects.
2. Banks and/or foreign bank branches must consistently use credit ratings provided by credit rating companies in management of risks and application of credit risk factors as prescribed by this Circular.
3. Credit rating scales of independent credit rating companies must be distributed according to levels of risks upon calculation of the capital adequacy ratio as follows:
a) Credit rating scales of Moody’s, Standard & Poor, Fitch Rating is distributed as follows:
Standard & Poor’s | Moody’s | Fitch Rating |
AAA, AA+, AA, AA- | Aaa, Aa1, Aa2, Aa3 | AAA, AA+, AA, AA- |
A+, A, A- | A1, A2, A3 | A+, A, A- |
BBB+, BBB, BBB- | Baa1, Baa2, Baa3 | BBB+, BBB, BBB- |
BB+, BB, BB- | Ba1, Ba2, Ba3 | BB+, BB, BB- |
B+, B, B- | B1, B2, B3 | B+, B, B- |
CCC+ and lower rankings | Caa1 and lower rankings | CCC+ and lower rankings |
b) In the event that independent credit rating companies provide credit rating scales different from credit ratings referred to in Point a of this Clause, these companies must convert credit ratings as appropriate to credit rating scales of Moody’s, Standard & Poor or Fitch Rating to determine levels of risks to customers, partners and claims upon calculation of the capital adequacy ratio.
4. Banks and/or foreign bank branches shall use credit ratings provided by independent credit rating companies in compliance with the following principles:
a) Only contractual credit rating, instead of optional credit rating, which is provided by an independent credit rating company, may be used;
b) In the event that a customer obtains more than two credit ratings from different independent credit rating companies, banks and/or foreign bank branches must prefer to use the credit ratings corresponding to the greatest credit risk factor to apply to such customer;
c) Do not use credit ratings of parent companies to apply credit risk factors to subsidiary or affiliate companies thereof;
d) Merely use credit ratings to apply credit risks to same-currency credit ratings;
dd) In the event that a claim is assigned one credit rating, banks and/or foreign bank branches shall use that credit rating to apply credit risk factors to that claim as provided by this Circular;
e) In the event that a claim is assigned more than two credit ratings determined by different independent credit rating companies, banks and/or foreign bank branches must prefer to use the credit ratings relative to the greatest credit risk factor to apply to that claim;
g) In the event that a claim is not rated, banks and/or foreign bank branches shall take the following steps:
(i) In the event that customers or partners have other claims and financial liabilities assigned particular credit ratings, banks and/or foreign bank branches can use the credit ratings assigned to these ones in order to apply credit risk factors to the unrated claims when these claims are given precedence in advance payments for claims and financial liabilities assigned credit ratings;
(ii) In the event that customers or partners are rated, banks and/or foreign bank branches can use the credit ratings of these customers or partners in order to risk-weight the unrated claims which are not secured and given priority to obtain payments of subordinated debts made by these customers or partners;
(iii) In the event that rated customers or partners have fulfilled requirements set out in Subparagraph (ii) Point g of this Clause and maintain particularly rated claims or other financial liabilities which conform to requirements set out in Subparagraph (i) Point g of this Clause, banks and/or foreign bank branches can use the credit ratings of these customers or partners, or rated claims on or other financial liabilities to, depending on whichever the credit risk weight is greater, apply it to unrated claims on;
(iv) Unless prescribed in Subparagraph (i), (ii) and (iii) Point g of this Clause, banks and/or foreign bank branches have to consider unrated claims.
Chapter II
SPECIFIC PROVISIONS
Section 1. CAPITAL ADEQUACY RATIO AND OWNERS’ EQUITY
Article 6. Capital adequacy ratio
1. Capital adequacy ratio calculated in percent (%) is determined according to the following formula:
Where:
- C: Owners’ capital;
-RWA:Risk-weighted asset;
-KOR:Regulatorycapital for operational risk;
-KMR:Regulatorycapital for market risk.
2. Banks without subsidiary companies and/or foreign bank branches must maintain the minimum capital adequacy ratio of 8% as defined in financial statements thereof.
3. Banks with subsidiary companies must maintain:
a) The minimum capital adequacy ratio of 8% as defined in financial statements thereof;
b) The minimum consolidated capital adequacy ratio of 8% as defined in consolidated financial statements thereof. If these banks accept insurance businesses as their subsidiaries, the consolidated capital adequacy ratio shall be determined with reference to the consolidated financial statements thereof in which these insurance subsidiary companies are not included according to the consolidation principle stipulated by the law on accounting, and with reference to financial statements with respect to credit institutions.
4. As for foreign-currency accounts or entries, banks and/or foreign bank branches shall perform conversion into Vietnamese dong to calculate the capital adequacy ratio as follows:
a) Comply with regulations on accounting of foreign currency entries set forth in laws on the accounting entry system;
b) With respect to foreign currency risks, the following regulations must be observed:
(i) Vietnamese dong and US dollar exchange rate shall be assigned as the central exchange rate publicly quoted by the State Bank on the reporting date;
(ii) Vietnamese dong and other foreign currency exchange rate shall be designated as the exchange rate applied to spot selling transactions in which money is transmitted by the wire transfer between banks and/or foreign bank branches at the end of reporting date.
5. Based on the State Bank’s final report on supervision, examination and inspection of transactions performed by banks and/or foreign bank branches, when there comes a need to ensure the safety for operations of banks and foreign bank branches, depending on the characteristics and level of risks, the State Bank shall require these banks and foreign bank branches to maintain the capital adequacy ratio which is greater than the ratio required by this Circular.
Article 7. Owners’ equity
1. The own equity of banks and/or foreign bank branches shall serve as the basis for calculation of the capital adequacy ratio as prescribed herein.
2. The owners’ equity shall be expressed as the total of Tier 1 and Tier 2 capital minus deductions stipulated in Appendix 1 hereto attached.
Section 2. RISK-WEIGHTED ASSET
Article 8. Risk-weighted asset
1. Risk-weighted asset (RWA) is composed of credit risk-weighted assets (RWACR) and counterparty credit risk-weighted assets (RWACCR) and is calculated according to the following formula:
RWA = RWACR+ RWACCR
Where:
- RWACR:Credit risk-weighted asset;
- RWACCR:Counterparty credit risk-weighted asset.
2. Credit risk-weighted asset (RWACR) is the asset on the balance sheet, which is calculated according to the following formula:
RWACR=åEjx CRWj+åMax {0, (Ei*- SPi)} x CRWi
Where:
-Ej:Value of the jthasset (other than claims);
-CRWj:Credit risk weight for the jthasset stipulated by Article 9 hereof;
-Ei*:Value of the outstanding amount of the ithclaim (Ei) defined under Clause 3 of this Article after being subject to a decreasing adjustment made as part of the risk mitigation techniques referred to in Article 12, 13, 14 and 15 hereof;
-SPi:Specific provision for the ithclaim;
-CRWi:Credit risk weight of the ithclaim stipulated by Article 9 hereof.
3. Value of the outstanding amount of a claim (including the outstanding amount of principal and interest or fee where applicable) of banks and/or foreign bank branches shall be calculated according to the following formula:
Ei= Eoni+ Eoffix CCFi
Where:
-Ei:Value of the outstanding amount defined according to the method of determining the historical cost of the ithclaim;
-Eoni:Value of the outstanding amount of the on-balance sheet portion of the ithclaim;
-Eoffi:Value of the outstanding amount of the off-balance sheet portion of the ithclaim;
-CCFi:Credit conversion factor of the off-balance sheet portion of the ithclaim, referred to in Article 10 hereof.
4. Calculation of counterparty credit risk-weighted asset (RWACCR) shall be applicable to:
a) Proprietary trading transactions;
b) Repo and reverse repo transactions;
c) Derivative product transactions aimed at hedging risks;
d) Foreign exchange or financial asset trading transactions aimed at serving the demands of customers or partners, referred to in Paragraph d Clause 32 Article 2 hereof.
5. In the course of calculation of the capital adequacy ratio, any transactions in which counterparty credit risks have been taken into account shall not be exempted from the requirement for credit risk anticipation. Calculation of counterparty credit risk-weighted asset (RWACCR) shall follow instructions given in the Appendix 2 enclosed herewith.
Article 9. Credit risk weight
1. Banks and/or foreign bank branches shall classify assets, as prescribed by this Article and instructions given in the Appendix 6, for which credit risk weights are applied.
While calculating the consolidated capital adequacy ratio, banks can apply credit risk weights stipulated by host countries for claims of subsidiary, affiliate companies or overseas bank branches.
2. As for cash, gold assets and cash equivalents of banks and/or foreign bank branches, the credit risk weight equals 0%.
3. As for assets which are claims on the Government, State Bank, State Treasury, People s Committee of centrally-affiliated cities or provinces and policy banks, the credit risk weight is 0%. As for claims on the Vietnam Asset Management Company and the Debt and Asset Trading Corporation, the credit risk weight is 20%.
4. As for assets which are claims on international financial institutions, the credit risk weight is 0%.
5. As for assets which are claims on the Government and the Central Bank of overseas countries, the credit risk weight is relative to the credit rating as follows:
Credit rating | From AAA to AA- | From A+ to A- | From BBB+ to BBB- | From BB+ to B- | Below B- or unrated |
Credit risk weight | 0% | 20% | 50% | 100% | 150% |
6. As for assets which are claims on non-central government public sector entities, local governments of sovereigns, the credit risk weight is applied like the one applied to these claims on that government as prescribed by Clause 5 of this Article.
7. As for assets which are claims on financial institutions (including credit institutions), the credit risk weight is subject to the following regulations:
a) As for foreign financial institutions (including foreign credit institutions) other than international financial institutions referred to in Clause 20 Article 2 hereof, the credit risk weight is relative to the credit rating as follows:
Credit rating | From AAA to AA- | From A+ to BBB- | From BB+ to B- | Below B- or unrated |
Credit risk weight | 20% | 50% | 100% | 150% |
b) As for foreign bank branches operating within Vietnam, the credit risk weight is relative to the credit rating of foreign credit institutions which are parent banks.
c) As for assets which are claims on domestic credit institutions, except those under the form of reserve repo transactions in which counterparty credit risks are taken into account as prescribed by Clause 4 Article 8 hereof, the credit risk weight is applied as follows:
Credit rating | From AAA to AA- | From A+ to BBB- | From BB+ to BB- | From B+ to B- | Below B- and unrated |
The claim of which original maturity is at least 3 months | 20% | 50% | 80% | 100% | 150% |
The claim of which original maturity is fewer than 3 months | 10% | 20% | 40% | 50% | 70% |
8. As for subordinated debt purchase or investment assets, other debt securities issued by other banks and/or foreign bank branches which are not taken away from Tier 2 Capital referred to in No.19, Part I, Section A, No. 21 Part II, Section A, No. 13 Section B Appendix 1 hereof, the credit risk weight is subject to Point b and Point C Clause 7 of this Article.
9. As for assets which are debts owed by enterprises other than credit institutions or foreign bank branches, except those referred to in Clause 10 of this Article, the credit risk weight is applied as follows:
a) With regard to small and medium-sized enterprises defined under laws and regulations on assistance in development of small and medium-sized enterprises, the credit risk weight is 90%;
b) As for other enterprises, banks and/or foreign bank branches must define sales targets, leverage ratios or owners’ equity determined by figures included in the annual financial statement (consolidated financial statement) which is audited on the latest date with respect to enterprises subject to independent audits, or in the annual financial statement (audited where applicable) submitted to a tax authority (including documents used as evidence of such submission) on the latest date with respect to enterprises exempted from independent audits in accordance with laws and regulations as follows:
- Sales are defined by using figures shown on the income statement;
- Leverage ratio = Total debt/ Total asset;
Where: Total debt is calculated as the sum of borrowings and debts arising from short-term finance leases plus borrowings and debts arising from long-term finance leases in accordance with applicable regulations on accounting.
- Owners’ equity is defined by using figures shown on the balance sheet.
(i) The credit risk weight varies depending on sales target, leverage ratios and owners equity of an enterprise as follows:
| Less than VND 100 billion in sales | From VND 100 billion to under VND 400 billion in sales | From VND 400 billion to VND 1500 billion in sales | Greater than VND 1500 billion in sales |
Leverage ratio of less than 25% | 100% | 80% | 60% | 50% |
Leverage ratio ranging from 25% to 50% | 125% | 110% | 95% | 80% |
Leverage ratio of greater than 50% | 160% | 150% | 140% | 120% |
Owners’ equity being negative or equaling zero | 250% |
(ii) The credit risk weight equal to 200% shall be applicable to enterprises failing to provide their financial statements to banks or foreign bank branches to calculate sales targets, leverage ratios and owners’ equity;
(iii) As for enterprises coming into existence through initial establishment procedures (excluding those created through reorganization or legal ownership transformation procedures, etc.), and operating within a period of less than 1 year, the credit risk weight is 150%.
c) As for specialized lending used as project, object or commodities finances, the credit risk weight is greater than the range between the credit risk weight of 160% and the credit risk weight applied to enterprises as prescribed by Point b Clause 9 of this Article.
10. As for assets which are real estate secured loans, the credit risk weight is subject to the following regulations:
a) Banks and/or foreign bank branches must define the loan-to-value ratio for loans secured by real estate property as follows:
(i) Loan-to-value ratio = Total outstanding balance of loan/ Value of the asset pledged as collateral. Where:
- Total outstanding balance of loan includes total outstanding amount (already disbursed and not yet disbursed) of loan and total outstanding amount (already disbursed and not yet disbursed) of other loans secured by real estate property at banks and/or foreign bank branches;
- Value of the asset pledged as collateral is value of real property put up as collateral for these debts, which is determined on the lending approval date.
(ii) LTV ratio must be redefined when banks and/or foreign bank branches are informed of a devaluation of such collateral by more than 30% compared with value determined at the latest date.
b) The credit risk weight for debts secured by non-income-producing real estate property relative to the LTV ratio shall be applied as follows:
LTV | Below 40% in LTV | From 40% to below 60% in LTV | From 60% to below 80% in LTV | From 80% to below 90% in LTV | From 90% to below 100% in LTV | From 100% in LTV |
Credit risk weight | 30% | 40% | 50% | 70% | 80% | 100% |
c) As for debts secured by income-producing real estate, the credit risk weight relative to LTV ratio for debts collateralized by income-producing real estate property shall be applied as follows:
| Below 60% in LTV | From 60% to below 75% in LTV | From 75% in LTV |
Debts secured by income-producing real estate | 75% | 100% | 120% |
d) As for debts secured by real estate property which is both income producing and non income producing real property, the credit risk weight particularly applied to either of such real estate property is proportionate to the gross floor area in the respective type of real estate;
dd) The credit risk weight equaling 150% shall be applied to debts secured by real estate property for which banks and/or foreign bank branches are not informed of the LTV ratio;
e) The credit risk weight equaling 200% shall be applied to assets which are credit loans used as finances for real estate business projects.
11. As for home equity loans, banks and/or foreign bank branches shall implement the following regulations:
a) Define the LTV ratio in accordance with regulations set forth in Clause 10 of this Article and the debt service coverage ratio for home equity loans as follows:
(i) DSC = Total annual debt service/ Total annual income of a customer.
Where:
- Total annual debt service includes outstanding principal and interest amounts;
- Total annual income of a customer is the income earned within a DSC-calculation year by a customer after tax as prescribed and excludes the income generated from leasing of houses formed from that loan. In the event that an individual customer acts as an authorized representative of a family household to get involved in a borrowing relationship, total annual income of that customer shall be determined according to total income of family members sharing responsibility to pay debt obligations.
(ii) The DSC ratio must be redefined when banks and/or foreign bank branches are informed of any change in total income of their customers.
b) The credit risk weight applied to home equity loans is proportionate to the LTV and DSC ratio as follows:
Home equity loans | Below 40% in LTV | From 40% to below 60% in LTV | From 60% to below 80% in LTV | From 80% to below 90% in LTV | From 90% to below 100% in LTV | From 100% in LTV |
Maximum DSC ratio of 35% | 25% | 30% | 40% | 50% | 60% | 80% |
Minimum DSC ratio of 35% | 30% | 40% | 50% | 70% | 80% | 100% |
c) The credit risk weight equaling 200% shall be applied to home equity loans for which banks and/or foreign bank branches are not informed of the LTV and/or DSC ratio;
12. As for an asset which is the retail portfolio, the credit risk weight is 75%.
13. As for bad debts, the credit risk weight is subject to the following regulations:
a) For a bad debt for which a specific provision is less than 20% of value of the bad debt (except the bad debt arising from a home equity loan for which a specific provision is less than 20% of the bad debt), the credit risk weight is 150%;
b) For a bad debt for which a specific provision ranges from 20% to 50% of value of the bad debt, or the bad debt arising from a home equity loan for which a specific provision is less than 20% of value thereof, the credit risk weight is 100%;
c) For a bad debt for which a specific provision is greater than 50% of value thereof, or the bad debt arising from a home equity loan for which a specific provision is from 20% of value thereof, the credit risk weight is 50%.
14. As for assets which are receivables arising from selling bad debts (exclusive of receivables arising from selling bad debts to VAMC and DATC), the credit risk weight is 200%.
15. As for assets being owners equity instruments, stock purchases from enterprises (except for investments deducted from owners equity as prescribed in the Appendix 1 enclosed herewith) and loans for investment or trade in securities or margin loans of securities firms, the credit risk weight is 150%.
16. As for assets being finance leases, the credit risk weight to be applied is the greater one in a comparison between the credit risk weight of 160% and the credit risk weight to be applied to finance lessee companies as prescribed by Point b Clause 9 of this Article.
17. As for assets being repurchases of receivables with retained right of recourse from financial companies and finance lessor companies as prescribed, the credit risk weight to be applied is the credit risk weight for debts with respect to sellers of receivables.
As for repurchases of receivables from financial companies and finance leasing companies, the credit risk weight to be applied is the credit risk weight for their debts.
18. As for other assets on the balance sheet, except for those referred to in Clause 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16 and 17 of this Article, the credit risk weight to be applied is 100%.
Article 10. Credit conversion factor (CCF)
1. The credit conversion factor equaling 10% shall be applied to:
a) Off-balance sheet commitments (including unused credit lines) that banks and/or foreign bank branches reserve their rights to revoke or automatically revoke due to customer s default on "revocable" terms or customer s reduced capacity to discharge his/her obligations;
b) Undrawn amounts in credit cards.
2. The credit conversion factor equaling 20% shall be applied to issuance and confirmation of commercial letters of credit based upon bills of lading which have the maximum original maturity of 1 year.
3. The credit conversion factor equaling 50% shall be applied to:
a) Issuance or confirmation of commercial letters of credit based upon bills of lading which have the minimum original maturity of 1 year;
b) Possible debts arising from specific activities (e.g. performance bonds, bid bonds, standby letters of credit for specific activities);
c) Guarantees for issuance of stocks or securities.
4. The credit conversion factor equaling 100% shall be applied to:
a) Loan-equivalent off-balance sheet commitments (e.g. the irrevocable lending commitment defined as the lending commitment that cannot be waived or changed under any form with respect to established commitments, unless otherwise prescribed by laws; guarantees or standby letters of credit securing debt obligations or bonds; undisbursed irrevocable lines of credit, etc.);
b) Payment acceptances (e.g. endorsements of documents against acceptance, etc.);
c) Payment obligations of banks and/or foreign bank branches arising from selling securities for which they are entitled to make a claim due to the issuer s default on commitments;
d) Forward contracts regarding assets, deposits and securities partially paid in advance on which banks and/or foreign bank branches make commitments;
dd) Off-balance sheet commitments which have not been prescribed in Clause 1, 2, 3, Point a, b, c and d Clause 4 of this Article.
5. As for off-balance sheet commitments which are commitments to provide an off-balance sheet commitment (e.g. commitments on issuance of guarantees, commitments on issuance of letters of credit, etc.), the credit conversion factor is the lower one in a comparison between the credit conversion factor applied to commitments to provide off-balance sheet commitments and the credit conversion factor applied to off-balance sheet commitments to be provided by commitments.
Article 11. Credit risk mitigation
1. Banks and/or foreign bank branches shall be entitled to make a decreasing adjustment to value of receivables and transactions by implementing credit mitigation techniques referred to in Clause 2 of this Article.
2. Mitigating credit risks as provided for in Clause 1 of this Article shall be carried out by implementing a single or combined technique(s) mentioned hereunder:
a) Collateral;
b) On-balance sheet netting;
c) Third-party guarantee;
d) Credit derivatives.
3. Credit risk mitigation as provided for in Clause 1 of this Article must adhere to the following principles:
a) Credit risk mitigation techniques must be implemented in accordance with relevant laws. Documenting (papers, documents, etc.) on derivatives and on-balance netting must be validated by signatories, clarify responsibilities, obligations of parties involved, have legal effects and regularly be reviewed to ensure legality and validity thereof;
b) As for risk mitigation techniques (collateral, on-balance sheet netting and credit derivatives) implemented within a specified maturity, where the residual maturity of a risk mitigation technique is less than that of a claim, a decreasing adjustment to value of that claim shall be applicable to that credit risk mitigation technique of which the original maturity is less than one year and the residual maturity is at least three months;
c) Value of the decreasing adjustment to the risk mitigation technique shall be subject to a haircut if the residual maturity of a risk mitigation technique is less than the residual maturity of a claim or transaction (hereinafter referred to as maturity mismatch);
d) In cases where credit risk mitigation techniques, claims and transactions are not expressed in the same currency unit (hereinafter referred to as currency mismatch), value of the decreasing adjustment to a risk mitigation technique shall be subject to a haircut according to the currency mismatch;
dd) Banks and/or foreign bank branches must prepare other strategies, policies and processes for managing other risks (operational, liquidity and market risk, etc.) arising from credit risk mitigation and ensure that the required amount of capital is relative to these risks as prescribed herein;
e) In the case where two or multiple different risk mitigation techniques are applied to a single claim or transaction, banks and/or foreign bank branches will be required to subdivide that transaction or claim into portions covered by each type of credit risk mitigation technique to measure the exposure value of these portions as provided herein.
4. The exposure value of a claim or transaction after risk mitigation shall be calculated according to the following formula:
Ei*= max{0,[Ei-åCj*(1-Hcj-Hfxcj)]} + max{0,[Ei-åLk*(1-Hfxlk)]} + max{0,[Ei-åGl(1-CRWgtorl/CRWl)]} + max{0,[Ei-åCDn*(1- Hfxcdn)]}
Where:
-Ei*:The exposure value of the ithclaim or transaction to which a decreasing adjustment is made by implementing credit risk mitigation techniques;
-Ei:The exposure value of the ithclaim or transaction calculated as prescribed by Article 8 hereof;
-Cj*: Value of the collateral subject to the haircut appropriate for maturity mismatch;
-Hcj:Collateral haircut;
-Lk*: Value of on-balance sheet liability subject to the haircut appropriate for maturity mismatch;
-Gl:Value of third party protection;
-CRWgtorl: Credit risk weight of the guarantor;
-CRWl:Credit risk weight of the customer;
-CDn*:Value of the credit derivative subject to the haircut appropriate for maturity mismatch;
-Hfxc, Hfxl, Hfxcd: haircut appropriate for currency mismatch between the claim, transaction and credit risk mitigation technique.The haircut appropriate for currency mismatch equals zero (0) when the claim, transaction and credit risk mitigation technique are expressed in the same currency.
Article 12. Credit risk mitigation by the collateral
1. Credit risk mitigation by the collateral shall only be applied to the following types of eligible collateral:
a) Cash, securities, credit cards issued by credit institutions or foreign bank branches;
b) Gold (standard gold, physical gold, gold jewelry of which value is converted into 99.99% purity gold);
c) Securities issued or secured by payment guarantees by the Government, State Bank of Vietnam;
d) Debt securities rated by an independent credit rating company where these are at least BB- when issued by sovereigns or PSEs;
dd) Debt securities rated by an independent credit rating company where these are at least BBB- when issued by firms;
e) Equities listed on the Stock Exchange of Ho Chi Minh city and Hanoi capital.
2. The collateral instruments referred to in Clause 1 of this Article are required to:
a) Comply with laws and regulations on secured transactions;
b) Securities, debt securities or equities not issued or guaranteed by customers and/or parent companies, subsidiaries and affiliates of customers.
3. The collateral haircut (Hc) calculated in percent (%) shall be applied according to the following principles:
a) As for the collateral instruments referred to in Point dd and Point e Clause 1 of this Article, the haircut is calculated at a daily mark-to-market price when there is an order matching occurring within 10 business days immediately preceding the calculation date. Where there is none of order matching transactions occurring within 10 business days prior to the calculation date, the haircut is 100%;
b) The collateral haircut is determined as follows:
(i) Cash, credit cards and securities issued by banks and/or foreign bank branches, securities issued or guaranteed by the Government and State Bank of Vietnam, People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces or policy banks will be subject to the haircut of zero;
(ii) Credit cards, securities, stocks and gold will be subject to the following haircuts:
Credit assessment of the issuer of securities and stocks | Residual maturity | Sovereigns (including institutions applying the credit risk weight treated as sovereigns) (%) | Other issuers (%) |
From AAA to AA- | ≤ 1 year | 0.5 | 1 |
>1 year, ≤ 5 years | 2 | 4 | |
> 5 years | 4 | 8 | |
- From A+ to BBB- - Credit cards and securities issued by credit institutions and/or other foreign bank branches | ≤ 1 year | 1 | 2 |
>1 year, ≤ 5 years | 3 | 6 | |
> 5 years | 6 | 12 | |
BB+ to BB-, except credit cards and securities issued by credit institutions and/or other foreign bank branches | All | 15 |
|
Main index equities VN30/HNX30 (including convertible bonds) and gold | 15 | ||
Other equities listed on the Stock Exchange of Ho Chi Minh city and Hanoi capital | 25 |
4. Value of the collateral adjusted for maturity mismatch (C*) is calculated according to the following formula:
C* = C x (t - 0.25) / (T - 0.25)
Where:
-C: Value of the collateral;
-T:min (5, residual maturity of a transaction or claim) expressed in years;
-t: min (T, residual maturity of the collateral) expressed in years.
5. The haircut appropriate for currency mismatch between the claim, transaction and collateral (Hfxc) is 8%.
Article 13. Credit risk mitigation by the on-balance sheet netting
1. On-balance sheet netting is defined as a decreasing adjustment by banks and/or foreign bank branches to value of a claim in proportion to the balance amount of deposit of a customer made at these banks and/or foreign bank branches.
2. Banks and/or foreign bank branches shall be entitled to make a decreasing adjustment to value of claims by applying the on-balance sheet netting technique upon calculation of total risk-weighted asset only if the following conditions are met:
a) Have a well-founded legal basis for concluding that the agreement on netting and offsetting of assets and liabilities of customers or counterparties is enforceable regardless of whether the counterparty is insolvent or bankrupt;
b) Determine assets and liabilities with each customer or counterparty that are subject to the on-balance sheet netting agreement at any time;
c) Monitor and control their risks;
d) Monitor and control the relevant exposures on a net basis.
3. Value of the customer’s deposit balance adjusted for maturity mismatch (L*) is calculated according to the following formula:
L*= L x (t - 0.25) / (T - 0.25)
Where:
-L: Customer’s deposit balance;
-T: min (5, residual maturity of a transaction or claim) expressed in years;
-t: min (T, residual maturity of the on-balance sheet liability) expressed in years.
4. The haircut appropriate for currency mismatch between the claim, transaction and deposit balance of a customer (Hfxl) is 8%.
Article 14. Credit risk mitigation by the third party guarantee
1. Credit risk mitigation by the guarantee shall only be applied to guarantors referred to in Clause 2 of this Article and adhere to the requirements set out in Clause 3 of this Article:
2. Guarantors include:
a) Government, central bank, PSEs, local governments;
b) Credit institutions and/or foreign bank branches rated at least BBB-;
c) Corporations rated at least A-.
3. Credit risk mitigation by the third party guarantee will be required to satisfy the following conditions:
a) A guarantee must represent a direct claim, be clearly defined and incontrovertible to specific obligations of a customer or counterparty to the guarantor;
b) The credit protection contract is irrevocable; there must be no clause in the contract that would allow the guarantor unilaterally to cancel the credit cover or that would increase the effective cost of cover in the event that capability of the customer or counterparty to discharge their obligations decreases; the guarantor is obliged to pay out in a timely manner in the event that the customer or counterparty fails to make the payments due;
c) The credit protection contract has the minimum duration equal to that of a claim or transaction;
d) The guarantor must be assigned the credit risk weight lower than that assigned the obligor (or the guarantor is rate better than the obligor);
dd) The guarantor is not a parent company, subsidiary or affiliate company of the guarantor.
4. Where a claim is not totally guaranteed, banks and/or foreign bank branches shall only be allowed to make a decreasing adjustment to the portion of the claim that has been guaranteed.
Article 15. Credit risk mitigation by the credit derivative
1. Banks and/or foreign bank branches shall be entitled to make a decreasing adjustment to value of claims by using credit derivative products only if the following conditions are met:
a) The credit events specified by the contracting parties must at a minimum cover: (i) failure to pay the amounts due under terms of the underlying obligation that are in effect at the time of such failure (with a grace period that is closely in line with the grace period in the underlying obligation);
(ii) bankruptcy, insolvency or inability of the obligor to pay its debts, or its failure or admission in writing of its inability generally to pay its debts as they become due, and analogous events;
(iii) restructuring of the underlying obligation involving forgiveness or postponement of interest due to their financial problems.
b) A mismatch between the underlying obligation of a customer, counterparty and the reference obligation under the credit derivative is impermissible;
c) The credit derivative shall not terminate prior to the grace period of the underlying obligation;
d) The identity of the parties responsible for determining whether a credit event has occurred must be clearly defined. The protection buyer must have the right or ability to inform the protection provider of the occurrence of a credit event.
2. Banks and/or foreign bank branches must calculate counterparty credit risk-weighted assets (RWACCR) for the portion covered by credit risk mitigation by credit derivatives in accordance with Clause 4 Article 8 hereof with respect to the issuer of credit derivatives.
3. Value of the credit derivative adjusted for maturity mismatch (CD*) shall be calculated according to the following formula:
CD* = CD x (t - 0.25) / (T - 0.25)
Where:
-CD:Value of the credit derivative;
-T:min (5, residual maturity of a transaction or claim) expressed in years;
-t:min (T, residual maturity of the credit derivative) expressed in years.
4. The haircut appropriate for currency mismatch between the claim, transaction and credit derivative (Hfxcd) is 8%.
Section 3. REGULATORY CAPITAL FOR OPERATIONAL RISK
Article 16. Regulatory capital for operational risk
1. Regulatory capital for operational risk (KOR) shall be determined according to the following formula:
KOR= | (BInthyear+ BI(n-1)thyear+ BI(n-2)thyear | x 15% |
3 |
Where:
-BInthyear: Business index defined in the last quarter at the calculation date;
-BI(n-1)thyear, BI(n-2)thyear:Business index defined in the respective quarters of 2 years preceding the calculation year.
2. The business index shall be determined the following formula:
BI = IC + SC + FC
Where:
-IC:Absolute value of interest income and its equivalents minus interest cost and its equivalents;
-SC:Total value of income earned from service activities, costs incurred from service activities, other operating income and costs;
-FC:Total absolute value of Net Profit/Loss from foreign exchange, trading securities and investment securities trading activities.
The business index shall be determined under instructions given in the Appendix hereto attached.
Section 4. REGULATORY CAPITAL FOR MARKET RISK
Article 17. Policies and procedures for determination of the exposure for calculation of the regulatory capital for market risk
1. For purposes of identifying the regulatory capital for market risk, banks and/or foreign bank branches must develop documented policies on conditions and criteria for determining items of the trading book in order to calculate exposures on the trading book to ensure that they are separated from the banking book. Banks and/or foreign bank branches shall take on the following obligations:
a) Make a distinction between trading-book and banking-book transactions. Transaction data must be recorded in an accurate, adequate and timely manner into the risk management database and accounting records thereof;
b) Identify the sales department directly performing transactions;
c) Trading-book and banking-book transactions must be recognized on the system of accounting records and compared with figures recorded by the sales department (journal for transactions or other recording form);
d) The internal audit department must regularly review and assess items of the trading and banking book.
2. Banks and/or foreign bank branches will be allowed to reclassify and transfer items from the trading book to the banking book only when these items no longer satisfy conditions and criteria set forth in Clause 1 of this Article, and will not be allowed to transfer financial instruments from the banking book to the trading book.
3. Banks and/or foreign bank branches must develop policies and procedures for determining exposures in order to calculate the regulatory capital for market risk. These policies and procedures should, at a minimum, address:
a) Proprietary trading strategies for each type of currency, financial instrument, derivative product, and for assurance of no selling and buying restriction or risk-hedging capability;
b) Market risk limits (loss cut, profit realization and proprietary trading limits for customer service advisers, currency limits, concentration limits, maximum holding period, etc.); limits subject to review or assessment occurring once a year or upon the time when there is significant changes resulting in impacts on market risk exposures;
c) Procedures for management of market risk exposures required to ensure that:
(i) Market risk exposures will be closely identified, measured, monitored, managed and supervised;
(ii) There will be a separate department to perform proprietary trades where customer service advisers are granted autonomy to perform transactions within permitted limits and scope of proprietary trading strategies; there will be a department in charge of managing and keeping account of proprietary trades and trading-book items;
(iii) Risk exposures and risk measurement results must be reported to regulatory authorities in accordance with regulations on management of risks of banks and/or foreign bank branches;
(iv) All of the financial statuses on the trading book must be measured and valued at current market price or data available on the official market at least once a day to determine amounts of loss, profit and market risk exposure;
(v) Input market data must be collected in a maximum manner from appropriate sources and regularly reexamined in terms of appropriateness of input market data.
d) Regulations on conditions and criteria for recording of trading-book items and transfer of items between the trading and banking book as prescribed by laws;
dd) Methods for measuring market risk (including detailed description of used assumptions and parameters); methods for measuring market risk subject to review and assessment occurring annually or upon the time when any sudden change resulting in market risk exposures occurs;
e) Procedures for monitoring risk exposures and compliance with market risk limits in line with proprietary trading strategies of banks and/or foreign bank branches.
4. Policies and procedures referred to in Clause 1 and 3 of this Article must be periodically approved, released, amended or revised by relevant competent authorities of banks and/or foreign bank branches at least once a year and internally audited in accordance with regulations of the State Bank on the internal control system of credit institutions and/or foreign bank branches.
5. Banks and/or foreign bank branches shall submit regulations set out in Clause 1 and 3 of this Article to the State Bank (Bank Supervision and Inspection Agency) for supervisory purposes prior to their entry into force. Where necessary, the State Bank (Bank Supervision and Inspection Agency) may request banks and/or foreign bank branches in writing to revise such policies and procedures.
Article 18. Regulatory capital for market risk
1. Regulatory capital for market risk (KMR) shall be determined according to the following formula:
KMR= KIRR+ KER+ KFXR+ KCMR+ KOPT
Where:
-KIRR:Regulatory capital for interest rate risk, except options;
-KER:Regulatory capital for equity risk, except options;
-KFXR:Regulatory capital for foreign exchange risk (including gold), except options;
-KCMR:Regulatory capital for commodities risk, except options;
-KOPT:Regulatory capital for options.
2. Regulatory capital for interest rate risk (KIRR) shall be determined according to the following formula:
Where:
-: Regulatory capital for specific interest rate risk arising from interest rate variation due to elements relating to specific issuers, calculated by using the Appendix 4 hereto attached;
-: Regulatory capital for general interest rate risk arising from interest rate variation due to market interest rate elements, calculated by using the Appendix 4 hereto attached.
Regulatory capital for interest rate risk shall be calculated under instructions given in the Appendix 4 hereto attached.
3. Regulatory capital for equity risk (KER) shall be determined according to the following formula:
Where:
-: Regulatory capital for specific equity risk arising from equity price variation due to elements relating to specific issuers, calculated by using the Appendix 4 hereto attached;
-: Regulatory capital for general equity risk arising from equity price variation due to elements relating to market price, calculated by using the Appendix 4 hereto attached.
Regulatory capital for equity risk shall be calculated under instructions given in the Appendix 4 hereto attached.
4. Regulatory capital for foreign exchange risk (KFXR) shall apply in the event that total value of net foreign exchange exposure (including gold) of banks and/or foreign bank branches is greater than 2% of the owners’ equity thereof. Regulatory capital for foreign exchange risk shall be calculated under instructions given in the Appendix 4 hereto attached.
5. Regulatory capital for commodities risk (KCMR) shall be calculated under instructions given in the Appendix 4 hereto attached.
6. Regulatory capital for options (KOPT) shall apply only when total value of options is greater than 2% of the owners’ equity of banks and/or foreign bank branches. Regulatory capital for options (KOPT) shall be calculated under instructions given in the Appendix 4 hereto attached.
Section 5. REPORTING AND INFORMATION DISCLOSING REGIME
Article 19. Reporting regime
Banks and foreign bank branches must report on capital adequacy ratio in accordance with regulations of the State Bank on statistical reporting system applied to credit institutions and/or foreign bank branches.
Article 20. Information disclosure
1. On biannual basis in a given financial year, banks and/or foreign bank branches shall disclose information on the capital adequacy ratio as stated in requirements set out in the Appendix 5 hereto attached.
2. Banks and/or foreign bank branches must develop information disclosure procedures ensuring:
a) Form (such as requirement relating to publications or postings on the website, etc.) and location (such as requirement relating to notification at main office) of disclosure of information about the capital adequacy ratio is specifically stipulated to guarantee transparency, public access and convenience for individuals and organizations concerned;
b) Disclosed information (especially quantitative information) must correspond to figures shown in the financial statement released at the same date;
c) There are processes and methods for collecting information (qualitative and quantitative contents) about the capital adequacy ratio as prescribed herein;
d) There are policies and procedures for examining accuracy, adequacy and update of disclosed information as prescribed herein;
dd) Responsibilities, authority and cooperation with departments and individuals concerned in information disclosure activities must be fully prescribed;
e) Information disclosure procedures must be made known to individuals and departments concerned, and must be reviews and revised on annual basis.
3. Banks and/or foreign bank branches must submit information disclosure procedures to the State Bank (Bank Supervision and Inspection Agency) within a period of 10 days from the date of release, revision or replacement occurring.
Chapter III
RESPONSIBILITIES OF THE AFFILIATES OF THE STATE BANK
Article 21. Responsibilities of the Bank Supervision and Inspection Agency
1. Carry out supervision, examination and inspection activities towards banks and/or foreign bank branches; instruct and collaborate with the State Bank branches of centrally-affiliated cities and provinces where the Bank Supervision and Inspection Department in charge of inspecting and supervising compliance of local banks and/or foreign bank branches with regulations enshrined herein is not located.
2. Take charge of and collaborate with Departments and Authorities concerned in requesting the Governor of the State Bank in application of the minimum capital adequacy ratio which is greater than 8% in accordance with regulations set out in Article 6 hereof.
3. Collaborate with the Forecast and Statistics Department in development of report templates for the capital adequacy ratio issued together with regulations of the State Bank on statistical reporting system.
Article 22. Responsibility of other affiliates of the State Bank
1. The Forecast and Statistics Department shall act as the central entity for submission of capital adequacy ratio report templates to the Governor of the State Bank as prescribed herein.
2. The State bank branches located in centrally-affiliated cities and provinces without the presence of the Department of Bank Inspection and Supervision who takes charge of inspecting and supervising operations of banks and/or foreign bank branches in the area to ensure the compliance with regulations laid down in this Circular.
Chapter IV
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 23. Effect
1. This Circular takes effect on January 1, 2020, unless otherwise prescribed in Clause 2 of this Article.
2. Regulations of this Circular shall be applied earlier than the date referred to in Clause 1 of this Article to banks and/or foreign bank branches as provided for in Clause 3 of this Article.
3. Banks and/or foreign bank branches can enforce the capital adequacy ratio referred to herein prior to the date referred to in Clause 1 of this Article and submit application for implementation of this Circular to the State Bank (Bank Supervision and Inspection Agency) in which capability to implement this ratio and scheduled implementation date must be clearly defined. The date of official implementation of this Circular by banks and/or foreign bank branches submitting application for such implementation shall be specified in writing by the State Bank.
Article 24. Implementation organization
The Chief of the Office, Chief of the Banking Inspection and Supervision Agency, Heads of affiliated entities of the State Bank, Directors of the State Bank branches located at centrally-affiliated cities and provinces, Chairpersons of the Board of Directors, Chairpersons of the Board of Members, and General Director (Director) of banks and/or foreign bank branches, shall be responsible for implementing this Circular./.
For the Governor
The Deputy Governor
Nguyen Dong Tien
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây