Thông tư 26/2021/TT-NHNN hướng dẫn giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối

thuộc tính Thông tư 26/2021/TT-NHNN

Thông tư 26/2021/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc hướng dẫn giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:26/2021/TT-NHNN
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Đào Minh Tú
Ngày ban hành:31/12/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Hướng dẫn giao dịch ngoại tệ giữa NHNN VN và TCTD hoạt động ngoại hối

Ngày 31/12/2021, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 26/2021/TT-NHNN về việc hướng dẫn giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.

Theo đó, ngân hàng Nhà nước giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép có quan hệ giao dịch ngoại tệ bằng các loại hình giao dịch sau: Giao dịch giao ngay; Giao dịch kỳ hạn; Giao dịch hoán đổi; Giao dịch quyền chọn; Các loại hình giao dịch khác do Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ. Thời gian giao dịch ngoại tệ chính thức của Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng được phép theo giờ làm việc hành chính của Ngân hàng Nhà nước vào các ngày làm việc trong tuần.

Trường hợp thanh toán chậm so với thỏa thuận giao dịch giữa Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng được phép, bên thanh toán bằng đồng ngoại tệ phải chịu mức phạt tối đa bằng 150% lãi suất qua đêm do ngân hàng đại lý thanh toán của bên bị thanh toán chậm áp dụng trên tài khoản thanh toán chuẩn nhận ngoại tệ tại thời điểm phát sinh tính trên số tiền và số ngày chậm trả.

Ngoài ra, ngân hàng Nhà nước tạm ngừng giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép trong thời hạn 03 tháng trong các trường hợp sau đây: Không gửi báo cáo hoặc gửi báo cáo không đúng thời hạn hoặc không đúng nội dung theo quy định từ 03 lần trở lên trong 01 quý; tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối không tuân thủ quy định.

Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 15/02/2022.

Xem chi tiết Thông tư26/2021/TT-NHNN tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

______

Số: 26/2021/TT-NHNN

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_________________________

Hà Nội, ngày  31  tháng  12  năm 2021

THÔNG TƯ

Hướng dẫn giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối

__________

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Pháp lệnh ngoại hối ngày 13 tháng 12 năm 2005 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối ngày 18 tháng 3 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 70/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối;

Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao dịch;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư hướng dẫn giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
Thông tư này hướng dẫn giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) và tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.
Điều 2. Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước trên thị trường ngoại tệ trong nước
Ngân hàng Nhà nước thực hiện giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ trong nước với tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối theo phương án can thiệp do Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối (sau đây gọi là tổ chức tín dụng được phép).
2. Giao dịch mua, bán ngoại tệ giao ngay (sau đây gọi là giao dịch giao ngay) là giao dịch hai bên thực hiện mua, bán với nhau một lượng ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và thanh toán trong vòng 02 (hai) ngày làm việc liền kề sau ngày giao dịch.
3. Giao dịch mua, bán ngoại tệ kỳ hạn (sau đây gọi là giao dịch kỳ hạn) là giao dịch hai bên cam kết mua, bán với nhau một lượng ngoại tệ theo một mức tỷ giá xác định tại thời điểm giao dịch và ngày thanh toán tối thiểu là 03 (ba) ngày làm việc liền kề sau ngày giao dịch.
4. Giao dịch hoán đổi ngoại tệ (sau đây gọi là giao dịch hoán đổi) là giao dịch giữa hai bên, bao gồm một giao dịch mua và một giao dịch bán cùng số lượng một đồng tiền này với một đồng tiền khác với tỷ giá của hai giao dịch xác định tại thời điểm giao dịch và ngày thanh toán của hai giao dịch là khác nhau. Giao dịch hoán đổi bao gồm hai giao dịch giao ngay hoặc hai giao dịch kỳ hạn hoặc một giao dịch giao ngay và một giao dịch kỳ hạn.
5. Giao dịch quyền chọn mua, bán ngoại tệ (sau đây gọi là giao dịch quyền chọn) là giao dịch giữa hai bên, trong đó bên mua trả cho bên bán giá mua quyền chọn để có quyền nhưng không có nghĩa vụ mua hoặc bán một đồng tiền này với một đồng tiền khác trong một khoảng thời gian do hai bên thỏa thuận theo tỷ giá thực hiện được xác định tại thời điểm giao dịch và thanh toán vào một ngày trong tương lai. Nếu bên mua lựa chọn thực hiện quyền, bên bán phải thực hiện theo nghĩa vụ cam kết. Trong giao dịch quyền chọn, quyền chọn bán đồng tiền này đồng thời là quyền chọn mua đồng tiền khác.
6. Giá mua quyền chọn là số tiền mà bên mua phải trả cho bên bán để mua quyền chọn mua ngoại tệ hoặc mua quyền chọn bán ngoại tệ trong giao dịch quyền chọn.
7. Ngày đáo hạn của giao dịch quyền chọn là ngày cuối cùng mà bên mua được quyền lựa chọn thực hiện quyền nhưng tối đa không quá 02 (hai) ngày làm việc trước ngày thanh toán.
8. Ngày giao dịch là ngày Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng được phép xác lập thỏa thuận giao dịch theo quy định tại Thông tư này.
9. Ngày thanh toán là ngày Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng được phép thực hiện chuyển giao số lượng đồng tiền mua, bán theo thỏa thuận giao dịch đã xác lập vào ngày giao dịch.
10. Quy định nội bộ về quy trình thực hiện giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước là văn bản do tổ chức tín dụng được phép ban hành, trong đó có quy định cụ thể về trách nhiệm, thẩm quyền của các cá nhân, các bộ phận liên quan và hướng dẫn việc thực hiện giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước.
11. Hướng dẫn thanh toán chuẩn là chỉ dẫn thanh toán được tổ chức tín dụng được phép đăng ký với Ngân hàng Nhà nước, trong đó xác định rõ tài khoản thanh toán được sử dụng trong giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước.
Điều 4. Đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ
1. Tổ chức tín dụng được phép có nhu cầu thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính đến Ngân hàng Nhà nước 01 (một) bộ hồ sơ đăng ký thiết lập giao dịch ngoại tệ theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
2. Ngân hàng Nhà nước xác nhận việc thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép trên cơ sở kiểm tra bộ hồ sơ đảm bảo đầy đủ, chính xác.
3. Với mỗi tổ chức tín dụng được phép, Ngân hàng Nhà nước chỉ thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ với 01 (một) đầu mối đại diện là trụ sở chính hoặc 01 (một) chi nhánh của tổ chức tín dụng được phép do tổ chức tín dụng được phép đăng ký với Ngân hàng Nhà nước.
Điều 5. Hồ sơ đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ
Hồ sơ đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ bao gồm:
1. Giấy đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Quy định nội bộ về quy trình thực hiện giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước.
3. Hướng dẫn thanh toán chuẩn cho các giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Bản thuyết minh về phương tiện giao dịch ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép đảm bảo khả năng giao dịch với Ngân hàng Nhà nước theo các phương thức giao dịch quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này.
Điều 6. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ
Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước thông báo bằng văn bản cho tổ chức tín dụng được phép về việc đồng ý hoặc không đồng ý thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ (trường hợp không đồng ý, Ngân hàng Nhà nước nêu rõ lý do).
Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi hoặc bổ sung, Ngân hàng Nhà nước thông báo bằng văn bản cho tổ chức tín dụng được phép trong vòng 04 (bốn) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký thiết lập giao dịch ngoại tệ. Tổ chức tín dụng được phép sửa đổi, bổ sung hồ sơ và gửi đến Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 7. Đồng tiền giao dịch, tỷ giá mua, bán và giá mua quyền chọn
1. Ngân hàng Nhà nước giao dịch mua, bán Đồng Việt Nam và Đô la Mỹ với tổ chức tín dụng được phép có quan hệ giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp thực hiện giao dịch mua, bán Đồng Việt Nam và loại ngoại tệ khác, Ngân hàng Nhà nước thông báo cho tổ chức tín dụng được phép có quan hệ giao dịch ngoại tệ.
2. Tỷ giá mua, tỷ giá bán của từng loại hình giao dịch, giá mua quyền chọn mua, giá mua quyền chọn bán ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước quyết định và thông báo cho tổ chức tín dụng được phép có quan hệ giao dịch ngoại tệ.
Điều 8. Loại hình giao dịch
Ngân hàng Nhà nước giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép có quan hệ giao dịch ngoại tệ bằng các loại hình giao dịch sau đây:
1. Giao dịch giao ngay.
2. Giao dịch kỳ hạn.
3. Giao dịch hoán đổi.
4. Giao dịch quyền chọn.
5. Các loại hình giao dịch khác do Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
Điều 9. Kỳ hạn của giao dịch
Kỳ hạn của giao dịch kỳ hạn, giao dịch kỳ hạn trong giao dịch hoán đổi, giao dịch quyền chọn theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước trong phương án can thiệp ngoại tệ quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư này.
Điều 10. Phương tiện và ngôn ngữ giao dịch
1. Ngân hàng Nhà nước giao dịch với tổ chức tín dụng được phép qua hệ thống giao dịch điện tử của hãng Refinitiv, hãng Bloomberg, thông qua điện thoại hoặc các phương tiện giao dịch khác do Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
2. Giao dịch ngoại tệ đã được xác nhận trên các phương tiện giao dịch quy định tại khoản 1 Điều này được coi là cam kết không thay đổi. Trường hợp thay đổi hoặc hủy bỏ phải được hai bên giao dịch thống nhất.
3. Trong trường hợp giao dịch ngoại tệ được thực hiện qua điện thoại, tổ chức tín dụng được phép cần đảm bảo điện thoại phải có chức năng ghi âm, lưu trữ và truy xuất được nội dung thoả thuận giao dịch. Sau khi thỏa thuận qua điện thoại, trong ngày giao dịch, Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng được phép xác nhận lại bằng văn bản (văn bản giấy hoặc điện tử) do cấp có thẩm quyền ký duyệt.  
4. Ngôn ngữ sử dụng trong giao dịch thông qua các phương tiện giao dịch là tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
Điều 11. Thời gian giao dịch
1. Thời gian giao dịch ngoại tệ chính thức của Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng được phép theo giờ làm việc hành chính của Ngân hàng Nhà nước vào các ngày làm việc trong tuần.
2. Trường hợp phát sinh giao dịch ngoại tệ ngoài thời gian giao dịch quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức tín dụng được phép phải tổ chức thực hiện các giao dịch thông suốt, an toàn, đảm bảo quản lý rủi ro.
Điều 12. Quy trình giao dịch
1. Ngân hàng Nhà nước thông báo việc can thiệp ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép có quan hệ giao dịch ngoại tệ qua một trong các phương tiện sau:
a) Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước;
b) Các phương tiện giao dịch quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này.
2. Tổ chức tín dụng được phép có nhu cầu giao dịch ngoại tệ gửi đề nghị đến Ngân hàng Nhà nước qua các phương tiện giao dịch quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này, đồng thời gửi văn bản đề nghị giao dịch ngoại tệ theo  Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này đến Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) chậm nhất 16 giờ của ngày giao dịch (trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước có thông báo khác). Văn bản đề nghị giao dịch ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép gửi đến Ngân hàng Nhà nước bằng bản gốc hoặc bản quét (scan) bản gốc qua thư điện tử. Trường hợp tổ chức tín dụng được phép gửi bản quét (scan) qua thư điện tử, bản gốc văn bản đề nghị giao dịch ngoại tệ phải được gửi đến Ngân hàng Nhà nước chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày giao dịch. 
Văn bản đề nghị giao dịch ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép phải được người có thẩm quyền trong danh sách đã gửi Ngân hàng Nhà nước theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này ký duyệt.
3. Căn cứ đề nghị giao dịch ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép và phương án can thiệp của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước xem xét, thỏa thuận và xác lập giao dịch với tổ chức tín dụng được phép thông qua một trong các phương tiện giao dịch quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này.
4. Sau khi giao dịch được xác lập giữa hai bên thông qua một trong các phương tiện giao dịch theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này, xác nhận giao dịch phải được gửi qua hệ thống SWIFT (Society for Worldwide Interbank and Financial Telecommunication) hoặc các phương tiện khác do Ngân hàng Nhà nước quyết định.
Điều 13. Thanh toán giao dịch
1. Thanh toán cho giao dịch ngoại tệ phải được thực hiện theo hướng dẫn thanh toán chuẩn do tổ chức tín dụng được phép đăng ký với Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này.
2. Trường hợp ngày thanh toán trùng vào ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày nghỉ lễ, Tết của thị trường ngoại tệ Việt Nam và/hoặc của thị trường xử lý thanh toán đối với đồng ngoại tệ trong giao dịch thì ngày thanh toán được chuyển sang ngày làm việc kế tiếp.
3. Trường hợp thanh toán chậm so với thỏa thuận giao dịch giữa Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng được phép, bên thanh toán chậm phải chịu mức phạt như sau:
a) Nếu bằng đồng ngoại tệ, mức phạt tối đa bằng 150% lãi suất qua đêm do ngân hàng đại lý thanh toán của bên bị thanh toán chậm áp dụng trên tài khoản thanh toán chuẩn nhận ngoại tệ tại thời điểm phát sinh tính trên số tiền và số ngày chậm trả;
b) Nếu bằng Đồng Việt Nam, mức phạt tối đa bằng 150% lãi suất cho vay tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm phát sinh thanh toán chậm tính trên số tiền và số ngày chậm trả.
Điều 14. Tạm ngừng giao dịch, hủy quan hệ giao dịch
1. Ngân hàng Nhà nước tạm ngừng giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép trong thời hạn 03 (ba) tháng trong các trường hợp sau:
a) Không gửi báo cáo hoặc gửi báo cáo không đúng thời hạn hoặc không đúng nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư này từ 03 (ba) lần trở lên trong 01 (một) quý (trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 Thông tư này);
b) Tổ chức tín dụng được phép không tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư này.
2. Ngân hàng Nhà nước tạm ngừng giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép trong thời gian tổ chức tín dụng được phép bị:
a) Đặt vào kiểm soát đặc biệt;
b) Đình chỉ hoạt động ngoại hối.
3. Ngân hàng Nhà nước hủy quan hệ giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép trong trường hợp tổ chức tín dụng được phép bị thu hồi Giấy phép theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng.
4. Ngân hàng Nhà nước thông báo bằng văn bản cho tổ chức tín dụng được phép nêu rõ lý do về việc tạm ngừng, huỷ quan hệ giao dịch. 
Điều 15. Chế độ thông tin báo cáo
1. Tổ chức tín dụng được phép có quan hệ giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) theo quy định sau:
a) Trường hợp không sử dụng hệ thống giao dịch của hãng Refinitiv, thực hiện báo cáo tình hình giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng khác theo quy định chế độ báo cáo hiện hành của Ngân hàng Nhà nước;    
b) Trường hợp có sử dụng hệ thống giao dịch của hãng Refinitiv, thực hiện báo cáo theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về quy trình báo cáo giao dịch ngoại tệ qua hệ thống giao dịch của hãng Refinitiv.
Kể từ thời điểm hoàn tất giao dịch ngoại tệ qua hệ thống giao dịch của hãng Refinitiv, các bên tham gia giao dịch phải báo cáo giao dịch được thực hiện trên hệ thống giao dịch của hãng Refinitiv trong vòng 15 phút. Trong trường hợp các bên không thực hiện giao dịch trên hệ thống giao dịch của hãng Refinitiv, việc báo cáo giao dịch phải được các bên thực hiện trên hệ thống giao dịch của hãng Refinitiv trong vòng 45 phút.
2. Tổ chức tín dụng được phép phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) về các thay đổi thông tin đã đăng ký với Ngân hàng Nhà nước tại Phụ lục 1 và Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Tổ chức tín dụng được phép được miễn trách nhiệm tuân thủ thời gian thực hiện báo cáo theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 15 Thông tư này trong trường hợp xảy ra các sự cố bất khả kháng sau:
a) Lỗi kết nối đường truyền từ hệ thống máy chủ chứa dữ liệu báo cáo của tổ chức tín dụng được phép đến Ngân hàng Nhà nước có nguyên nhân bắt nguồn từ nhà cung cấp dịch vụ đường truyền;
b) Hệ thống giao dịch của hãng Refinitiv gặp sự cố kỹ thuật có nguyên nhân bắt nguồn từ nhà cung cấp dịch vụ của hãng Refinitiv;
c) Các trường hợp mất điện bắt nguồn từ nguyên nhân khách quan hoặc nhà cung cấp điện;
d) Hệ thống máy chủ báo cáo của Ngân hàng Nhà nước gặp sự cố kỹ thuật;
đ) Các trường hợp khác bắt nguồn từ các nguyên nhân khách quan.
4. Ngay sau khi sự cố nêu tại khoản 3 Điều này được khắc phục, tổ chức tín dụng được phép có trách nhiệm báo cáo những giao dịch đã hoàn tất cho Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch). Các bước thực hiện báo cáo những giao dịch này thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về quy trình báo cáo giao dịch ngoại tệ qua hệ thống giao dịch của hãng Refinitiv.
Chương III
TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐƯỢC PHÉP VÀ CÁC ĐƠN VỊ THUỘC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Điều 16. Tổ chức tín dụng được phép
1. Tổ chức tín dụng được phép chịu trách nhiệm về: 
a) Giao dịch do các giao dịch viên của tổ chức tín dụng được phép thực hiện thông qua các phương tiện giao dịch đã đăng ký với Ngân hàng Nhà nước; tính xác thực đối với thẩm quyền của cá nhân liên quan trong các giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước;
b) Tính đầy đủ, chính xác, hợp lệ và chấp hành đúng thời gian yêu cầu đối với các văn bản, hồ sơ, báo cáo gửi đến Ngân hàng Nhà nước.
2. Tổ chức tín dụng được phép chịu trách nhiệm tuân thủ các quy định hiện hành về hoạt động trong lĩnh vực ngoại hối và phải bảo đảm:
a) Có quy trình, hệ thống quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ chặt chẽ đối với các hoạt động giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước;
b) Chấp hành quy định về trạng thái ngoại tệ và các quy định về đảm bảo an toàn khác trong hoạt động kinh doanh ngoại hối theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 17. Sở Giao dịch
1. Xử lý hồ sơ, xem xét và xác nhận với tổ chức tín dụng được phép về việc đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép.
2. Thông báo việc can thiệp ngoại tệ và thực hiện giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép có quan hệ giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước; thông báo tỷ giá tham khảo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.
3. Xác định mức lãi suất phạt và xử lý việc thanh toán chậm tại khoản 3 Điều 13 Thông tư này dựa trên đánh giá tác động của từng trường hợp chậm thanh toán của tổ chức tín dụng được phép.
4. Thực hiện việc tạm ngừng giao dịch, hủy quan hệ giao dịch đối với các tổ chức tín dụng được phép theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.
5. Thông báo cho Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng về danh sách tổ chức tín dụng được phép được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ, tạm ngừng và hủy quan hệ giao dịch ngoại tệ.
6. Đầu mối giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến giao dịch ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng được phép.
Điều 18. Vụ Chính sách tiền tệ
1. Thông báo phương án can thiệp của Ngân hàng Nhà nước đã được phê duyệt cho Sở Giao dịch.
2. Phối hợp với Sở Giao dịch giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến giao dịch ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng được phép.
Điều 19. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng
1. Cung cấp bản sao (sao y hoặc sao lục) Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng hoặc Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản chứng minh tổ chức tín dụng được phép kinh doanh cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước do Ngân hàng Nhà nước cấp trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của Sở Giao dịch.
2. Thông báo kịp thời cho Sở Giao dịch khi tổ chức tín dụng được phép có quan hệ giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước bị đặt vào kiểm soát đặc biệt; bị đình chỉ hoạt động ngoại hối; vi phạm các quy định tại Thông tư này.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 20. Hiệu lực thi hành
1.Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 02 năm 2022.
2. Bãi bỏ các Thông tư:
a) Thông tư số 02/2012/TT-NHNN ngày 27 tháng 02 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn giao dịch hối đoái giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Thông tư số 27/2013/TT-NHNN ngày 05 tháng 12 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2012/TT-NHNN ngày 27 tháng 02 năm 2012 hướng dẫn giao dịch hối đoái giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
c) Thông tư số 45/2014/TT-NHNN ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2012/TT-NHNN ngày 27 tháng 02 năm 2012 hướng dẫn giao dịch hối đoái giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Điều 21. Quy định chuyển tiếp
Tổ chức tín dụng được phép đã thiết lập quan hệ giao dịch hối đoái với Ngân hàng Nhà nước trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành tiếp tục thực hiện giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước theo các quy định tại Thông tư này, không phải làm thủ tục đăng ký lại với Ngân hàng Nhà nước.
Điều 22. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Giám đốc Sở Giao dịch, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./.

Nơi nhận:

- Như Điều 22;

- Ban Lãnh đạo NHNN;

- Văn phòng Chính phủ;

- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);

- Công báo;

- Lưu: VP, Vụ PC, SGD (05).

KT. THỐNG ĐỐC

PHÓ THỐNG ĐỐC

 

 

 

 

Đào Minh Tú

PHỤ LỤC 1

 

Tên tổ chức tín dụng được phép

_______

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________
..., ngày …  tháng …  năm ….

 

 

GIẤY ĐĂNG KÝ THIẾT LẬP QUAN HỆ GIAO DỊCH NGOẠI TỆ VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC (*)

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

(Sở Giao dịch)

 

Tên Tổ chức tín dụng được phép:

Địa chỉ:

Điện thoại:

Trụ sở chính hoặc chi nhánh đại diện giao dịch:

Địa chỉ:

Điện thoại:

Các phương tiện giao dịch đăng ký:

Hệ thống giao dịch:

Mã (code) giao dịch:

Điện thoại giao dịch:

Giấy phép thành lập và hoạt động số …                        ngày ….

Danh sách những người có thẩm quyền trong giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước như sau:

Họ và tên

Chức vụ

Mẫu chữ ký

Người có thẩm quyền ký duyệt Đề nghị giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước

 

 

1…

 

 

2…

 

 

 

 

Người có thẩm quyền ký xác nhận giao dịch (**)

 

 

1…

 

 

2…

 

 

 

 

(*) Tổ chức tín dụng được phép sau khi thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước phải cập nhật các nội dung thay đổi so với Giấy đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước ban đầu (các nội dung thay đổi sử dụng Phụ lục này và sử dụng tiêu đề Giấy đăng ký thay đổi thông tin).

(**) Ký xác nhận giao dịch trong trường hợp giao dịch bằng điện thoại.

(Tổ chức tín dụng được phép) xin đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước và cam kết chấp hành đúng các quy định tại Thông tư số …/2021/TT-NHNN về hướng dẫn giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.

 

 

NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP

CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐƯỢC PHÉP

 

 

 

 

 

(Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC 2

Tên tổ chức tín dụng được phép

____________
 

           …, ngày… tháng …  năm ...

 

 

HƯỚNG DẪN THANH TOÁN CHUẨN CHO CÁC GIAO DỊCH NGOẠI TỆ VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

 (Sở Giao dịch)

 

Loại đồng tiền

Hướng dẫn thanh toán

Liên hệ

(tên thanh toán viên và điện thoại liên hệ)

VND

Tại Ngân hàng:

Số tài khoản

Code CITAD

 

USD

Tại Ngân hàng:

Số tài khoản:

Code SWIFT, CITAD:

 

EUR

Tại Ngân hàng:

Số tài khoản:

Code SWIFT:

 

…………

 

 

Ghi chú: Khi có thay đổi nội dung hướng dẫn thanh toán, tổ chức tín dụng phải gửi lại hướng dẫn thanh toán mới theo mẫu này tới Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) trước thời điểm hiệu lực. Chỉ đăng ký với USD và VND, các loại ngoại tệ khác đăng ký khi có thông báo của Ngân hàng Nhà nước.

 

 

NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐƯỢC PHÉP

 

 

 

 

 

(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 3

 

Tên Tổ chức tín dụng được phép
____________

…, ngày… tháng …  năm ...

 

ĐỀ NGHỊ GIAO DỊCH NGOẠI TỆ VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

 

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

(Sở Giao dịch)

 

1. Mục đích, lý do mua/bán ngoại tệ:

2. Tổng trạng thái ngoại tệ của ngày làm việc trước ngày đề nghị mua/ bán ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước (Theo quy định về trạng thái ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước từng thời kỳ):

3. Số lượng đăng ký mua/bán ngoại tệ:

4. Loại hình giao dịch

5. Thông tin khác (nếu có)

 

 

 

NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN

KÝ DUYỆT

 

 

 

(Ký tên, đóng dấu)

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE STATE BANK OF VIETNAM

______

No. 26/2021/TT-NHNN

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

_________________________

Hanoi, December 31, 2021

 

CIRCULAR

Guiding foreign currency transactions between the State Bank of Vietnam and credit institutions licensed to engage in foreign exchange transactions

__________

Pursuant to the Law on State Bank of Vietnam dated June 16, 2010;

Pursuant to the Law on Credit Institutions dated June 16, 2010 and the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Credit Institutions dated November 20, 2017;

Pursuant to the Ordinance on Foreign Exchange dated December 13, 2005 and the Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Foreign Exchange dated March 18, 2013;

Pursuant to the Government’s Decree No. 70/2014/ND-CP dated July 17, 2014, detailing a number of articles of the Ordinance on Foreign Exchange and the Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Foreign Exchange;

Pursuant to the Government’s Decree No. 16/2017/ND-CP dated February 17, 2017, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the State Bank of Vietnam;

At the proposal of the Director of the Transaction Bureau;

The Governor of the State Bank of Vietnam hereby promulgates the Circular guiding foreign currency transactions between the State Bank of Vietnam and credit institutions licensed to engage in foreign exchange transactions.

 

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation and subjects of application

This Circular provides guidance on foreign currency transactions between the State Bank of Vietnam (hereinafter referred to as the State Bank) and institutions licensed to engage in foreign exchange transactions.

Article 2. Operation of the State Bank in the domestic foreign currency market

The State Bank shall carry out foreign currency transactions on the domestic foreign currency market with institutions licensed to engage in foreign exchange transactions according to the intervention plans decided by the State Bank in each period.

Article 3. Interpretation of terms

In this Circular, the following terms shall be construed as follows:

1. Credit institutions licensed to engage in foreign exchange transactions mean institutions and foreign bank branches licensed to engage in foreign exchange business and exchange service provision (hereinafter referred to as licensed credit institutions).

2. Spot foreign currency transaction (hereinafter referred to as the spot transaction) means a transaction in which two parties buy and sell an amount of foreign currency at the spot rate at the trading time and make payment within 02 (two) working days following the transaction date.

3. Forward foreign currency transaction (hereinafter referred to as the forward transaction) means a transaction where the two parties commit to buy or sell an amount of foreign currency at a rate determined at the trading time and make payment within 03 (three) working days following the transaction date.

4. Foreign currency swap transaction (hereinafter referred to as the swap transaction) means a transaction between two parties, including the purchase and sale of the same volume of a foreign currency with another foreign currency, of which the payment date and rate determined at the trading time of two transactions are different. Swap transaction includes two spot transactions or two forward transactions or one spot transaction and one forward transaction.

5. Foreign currency option transaction (hereinafter referred to as the option transaction) means a transaction between two parties where the buyer pays for the seller a premium to own the rights but is not obligated to purchase or sell a volume of a foreign currency with another foreign currency within an agreed period at a rate determined at the trading time and make the payment in the future. If the buyer chooses to perform rights, the seller must execute obligations as committed. In the option transaction, the put option of this currency concurrently is the call option of another currency.

6. Premium means an amount of money that the buyer shall pay for the seller for long call option or long put option of currencies in the option transaction.

7. Expiration date of the option transaction means the last date on which the buyer is entitled to choose to perform its rights, but not exceed 02 (two) working days before the payment date.

8. Transaction date means the date on which the State Bank and licensed credit institutions enter into a transaction agreement as prescribed in this Circular.

9. Payment date means the date the State Bank and licensed credit institutions transfer the amount of currency purchased and sold according to the transaction agreement established on the transaction date.

10. Internal regulations on the process of performing foreign currency transactions with the State Bank mean documents issued by licensed credit institutions, including specific regulations on the responsibilities and competence of individuals, relevant departments and guiding the implementation of foreign currency transactions with the State Bank.

11. Standard payment instructions mean payment instructions registered by licensed credit institutions with the State Bank, clearly identifying the payment accounts used in foreign currency transactions with the State Bank.

Article 4. Registration for establishment of foreign currency relationship

1. Licensed credit institutions wishing to establish a foreign currency transaction relationship with the State Bank shall submit directly or via postal service to the State Bank 01 (one) set of dossiers of registration for establishment of foreign currency transactions as prescribed in Article 5 of this Circular.

2. The State Bank shall certify the establishment of foreign currency transaction relations with licensed credit institutions on the basis of checking the completeness and accuracy of the dossier.

3. For each licensed credit institution, the State Bank shall only establish a foreign currency transaction relationship with 01 (one) representative being head office or 01 (one) branch of the licensed credit institution registered by such licensed institution with the State Bank.

Article 5. Dossiers for registration of establishment of foreign currency transaction relationship

Dossiers for registration of establishment of foreign currency transaction relationship includes:

1. An application for establishment of foreign currency transaction relationship with the State Bank according to Appendix 1 attached to this Circular.

2. Internal regulations on the process of implementing foreign currency transactions with the State Bank.

3. Standard payment instructions for foreign currency transactions with the State Bank according to Appendix 2 attached to this Circular.

4. An explanation of the means of foreign currency transaction of the licensed credit institution to ensure the ability to conduct transactions with the State Bank according to the transaction methods specified in Clause 1, Article 10 of this Circular.

Article 6. Receipt and settlement of registration dossiers for establishment of foreign currency relationship

Within 07 (seven) working days from the date of receiving a complete dossier for registration of establishment of foreign currency transaction relationship, the State Bank shall notify in writing to the licensed credit institution of its agreement or disagreement to establish a foreign currency transaction relationship (in case of disagreement, the State Bank shall clearly state the reason).

In case the dossier needs to be amended or supplemented, the State Bank shall notify in writing to the licensed credit institution within 04 (four) working days from the date receiving the dossier. The credit institution shall amend and supplement their dossier and send them to the State Bank within 10 (ten) working days from the date of receiving the notice.

 

Chapter II

SPECIFIC PROVISIONS

 

Article 7. Currencies for exchange, buying and selling rates and premium

1. The State Bank shall buy and sell Vietnam Dongs and US Dollars with licensed credit institutions that have foreign currency transaction relationships with the State Bank. In case of buying and selling Vietnam Dongs and other foreign currencies, the State Bank shall notify the licensed credit institutions having foreign currency transaction relationships.

2. The buying and selling rates of each type of transaction, the premium of call options, and the premium of foreign put options shall be decided by the State Bank and notified to the licensed credit institutions having foreign currency transaction relationship.

Article 8. Type of transaction

The State Bank shall deal in foreign currencies with licensed credit institutions having foreign currency transaction relationship by the following types of transactions:

1. Spot transaction.

2. Forward transaction.

3. Swap transaction.

4. Option transaction.

5. Other types of transactions as decided by the State Bank in each period.

Article 9. Term of transactions

Term of a forward transaction, forward transaction in swap transaction or option transaction shall be subject to the State Bank's notice in the foreign currency intervention plan specified in Clause 1 Article 12 of this Circular.

Article 10. Means and languages of transaction

1. The State Bank shall conduct transactions with licensed credit institutions through the electronic transaction system of Refinitiv or Bloomberg, through telephone or other means of transaction as decided by the State Bank in each period.

2. Foreign currency transactions that have been confirmed on the transaction means specified in Clause 1 of this Article shall be considered unchanged commitments. Any change or cancellation must be agreed upon by both parties.

3. In case foreign currency transactions are carried out by telephone, the licensed credit institution needs to ensure that the telephone has the function of recording, storing and retrieving the contents of transaction agreements. After reaching the agreement over the telephone, within the same transaction date, the State Bank and licensed credit institutions are allowed to re-certify in writing (paper or electronic documents) that is signed and approved by competent authorities. 

4. The language used in transactions through transaction means shall be Vietnamese or English.

Article 11. Transaction time

1. The official time of foreign currency transaction of the State Bank with licensed credit institutions shall be subject to the working time of the State Bank on weekdays.

2. In case a foreign currency transaction occurs outside the transaction time specified in Clause 1 of this Article, the licensed credit institution shall organize and conduct transactions in a smooth and safe manner, ensuring risk management.

Article 12. Transaction procedures

1. The State Bank shall notify the foreign currency intervention with licensed credit institutions having foreign currency transaction relationship through one of the following means:

a) E-portal of the State Bank;

b) Means of transaction specified in Clause 1, Article 10 of this Circular.

2. Licensed credit institutions wishing to conduct foreign currency transactions shall send an application to the State Bank through the transaction means specified in Clause 1, Article 10 of this Circular, and at the same time send a written request for foreign currency transactions according to Appendix 3 attached to this Circular to the State Bank (Transaction Bureau) within 16 hours of the transaction date (unless otherwise notified by the State Bank). The original written request for foreign currency transaction of the licensed credit institution or its scanned copy shall be sent to the State Bank (by email for the scanned copy). In case the licensed credit institution sends a scanned copy by email, the original written request for foreign currency transactions must be sent to the State Bank within 05 (five) working days from the transaction date.  

The written request for foreign currency transactions of licensed credit institution must be signed and approved by a competent person as stated on the list sent to the State Bank according to Appendix 1 attached to this Circular.

3. Based on the request for foreign currency transactions of the licensed credit institution and the intervention plan of the State Bank, the State Bank shall consider, agree and establish the transaction with the licensed credit institution through one of transaction means specified in Clause 1, Article 10 of this Circular.

4. After the transaction is established between the two parties through one of transaction means specified in Clause 1, Article 10 of this Circular, transaction confirmation shall be sent via SWIFT (Society for Worldwide Interbank and Financial Telecommunication) system or other means decided by the State Bank.

Article 13. Payment for transactions

1. Payment for foreign currency transactions shall be made according to standard payment instructions registered by licensed credit institutions with the State Bank as prescribed in Clause 3, Article 5 of this Circular.

2. If the payment date falls on a holiday or weekend of Vietnam’s foreign currency market and/or the payment processing market of the foreign currency used in the transaction, then, it shall be on the next working day.

3. If the payment is made later than the time as agreed between the State Bank and the licensed credit institution, the party that makes late payment shall be subject to a fine as follows:

a) For foreign currency, the maximum fine shall be equal to 150% of the overnight interest rate  the payment correspondent bank of the party who receives the late payment on the standard payment account receiving foreign currencies at the arising date calculating based on the amount and days of late payment;

b) For Vietnamese Dong, the maximum fine shall be equal to 150% of the refinancing loan interest rate of the State Bank at the time of arising late payment calculated according to the amount and days of late payment.

Article 14. Suspension of transactions, cancellation of transaction relationship

1. The State Bank shall suspend foreign currency transactions with licensed credit institutions for 03 (three) months in the following cases:

a) Failing to send reports or failing to send reports within the prescribed period or failing to send reports with contents prescribed in Clause 1, Article 15 of this Circular from 03 (three) or more times in 01 (one) quarter (except for the case specified in Clause 3, Article 15 of this Circular);

b) Failing to comply with the provisions of Clause 2, Article 15 of this Circular.

2. The State Bank shall suspend foreign currency transactions with licensed credit institutions while the institutions are:

a) Subject to special control;

b) Suspended from foreign exchange operations.

3. The State Bank shall cancel the foreign currency transaction relationship with the licensed credit institution in case the licensed credit institution has its license revoked in accordance with the Law on Credit Institutions.

4. The State Bank shall notify in writing to the licensed credit institution, clearly stating the reason for the suspension or cancellation of the transaction relationship.  

Article 15. Information reporting regime

1. Licensed credit institutions having foreign currency transaction relationship with the State Bank shall report to the State Bank (Transaction Bureau) according to the following provisions:

a) In case of not using transaction system of Refinitiv, report on foreign currency transactions with other credit institutions in accordance with current reporting regulations of the State Bank;

b) In case of using transaction system of Refinitiv, make a report according to the instructions provided by the State Bank on the process of reporting foreign currency transactions through transaction system of Refinitiv.

From the time of completing a foreign currency transaction through transaction system of Refinitiv, the parties involved in the transaction must report on the transaction made on transaction system of Refinitiv within 15 minutes. In case of not using transaction system of Refinitiv, the parties shall report the transaction on transaction system of Refinitiv within 45 minutes.

2. The licensed credit institutions shall notify in writing to the State Bank (Transaction Bureau) of changes in information registered with the State Bank in Appendix 1 and Appendix 2 attached to this Circular.

3. Licensed credit institutions shall be exempted from responsibility for complying with the reporting time specified at Point b, Clause 1, Article 15 of this Circular in the following force majeure cases:

a) Error in the transmission line connection from the server system containing the reporting data of the licensed credit institution to the State Bank caused by the transmission service provider;

b) The transaction system of Refinitiv has a technical problem caused by a service provider of Refinitiv;

c) Cases of power failure due to objective reasons or electricity providers;

d) The reporting server system of the State Bank has technical problems;

dd) Other cases due to objective reasons.

4. Immediately after the problems mentioned in Clause 3 of this Article are rectified, the licensed credit institution shall report the completed transactions to the State Bank (Transaction Bureau). The steps to report these transactions shall comply with the State Bank’s instructions on the process of reporting foreign currency transactions through transaction system of Refinitiv.

 

Chapter III

RESPONSIBILITIES OF LICENSED CREDIT INSTITUTIONS AND UNITS AFFILIATED TO THE STATE BANK

 

Article 16. Licensed credit institutions

1. The licensed credit institutions shall be responsible for:

a) The transactions performed by the licensed credit institution's tellers through the transaction means registered with the State Bank; The authenticity for competence of the related individuals in the foreign currency transactions with the State Bank;

b) The sufficiency, accuracy, validity and compliance with the time required for documents, dossiers and reports sent to the State Bank.

2. The licensed credit institutions shall be responsible for complying with current provisions on operation in foreign exchanges and ensuring:

a) To have strict procedures and system of risk management and internal control for foreign currency transactions with the State Bank;

b) To comply with regulations on the foreign currency position and other regulations on prudence in foreign exchange business in accordance with the State Bank's regulations.

Article 17. Transaction Bureau

1. To process dossiers, review and confirm with the licensed credit institutions on their registration for establishment of foreign currency transaction relationship.

2. To notify foreign currency intervention and conduct foreign currency transactions with licensed credit institutions having foreign currency transaction relationship with the State Bank; notify the reference exchange rate in accordance with regulations of the State Bank in each period.

3. To determine the penalty interest rate and handle the late payment specified in Clause 3, Article 13 of this Circular based on the impact assessment of each late payment case by licensed credit institutions.

4. To suspend transactions and cancel transaction relationships with licensed credit institutions as prescribed in Article 14 of this Circular.

5. To notify the Banking Supervision Agency on the list of licensed credit institutions approved by the State Bank to establish foreign currency transaction relationships, suspend and cancel foreign currency transaction relationships.

6. To act as a focal point to solve arising problems related to foreign currency transactions of the State Bank with licensed credit institutions.

Article 18. Monetary Policy Department

1. To notify the approved intervention plan of the State Bank to the Transaction Bureau.

2. To coordinate with the Transaction Bureau in solving arising problems related to foreign currency transactions of the State Bank with licensed credit institutions.

Article 19. Banking Supervision Agency

1. To provide copies (certified copies or copies of certified copies) of the establishment and operation license of the credit institutions or the license for the establishment of the Vietnam-based foreign bank branches and documents proving that the credit institutions are licensed to engage in foreign exchange transactions on the domestic market granted by the State Bank within 02 (two) working days after receiving the written request from the Transaction Bureau.

2. To promptly notify the Transaction Bureau when the licensed credit institution having a foreign currency transaction relationship with the State Bank is put under special control; suspended from foreign exchange operations; or violates the provisions of this Circular.

 

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

 

Article 20. Effect

1. This Circular takes effect on February 15, 2022.

2. To repeal the following Circulars:

a) Circular No. 02/2012/TT-NHNN dated February 27, 2012 of the Governor of the State Bank of Vietnam, guiding the foreign exchange transaction between the State Bank of Vietnam and credit institutions, foreign bank branches;

b) Circular No. 27/2013/TT-NHNN dated December 05, 2013 of the Governor of the State Bank of Vietnam, amending and supplementing a number of articles of the Circular No. 02/2012/TT-NHNN dated February 27, 2012, guiding the foreign exchange transaction between the State Bank of Vietnam and credit institutions, foreign bank branches;

b) Circular No. 45/2014/TT-NHNN dated December 29, 2014 of the Governor of the State Bank of Vietnam, amending and supplementing a number of articles of the Circular No. 02/2012/TT-NHNN dated February 27, 2012, guiding the foreign exchange transaction between the State Bank of Vietnam and credit institutions, foreign bank branches.

Article 21. Transitional provisions

Licensed credit institutions which have already established foreign exchange transaction relationships with the State Bank before the effective date of this Circular shall continue to conduct foreign currency transactions with the State Bank in accordance with this Circular without carrying out procedures for re-registering with the State Bank.

Article 22. Organization of implementation

The Chief of Office, Director of the Transaction Bureau, Heads of units affiliated to the State Bank; credit institutions and foreign bank branches licensed to engage in foreign exchange operations shall implement this Circular./.

 

 

FOR THE GOVERNOR

THE DEPUTY GOVERNOR

 

 

Dao Minh Tu


* All Appendices are not translated herein.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 26/2021/TT-NHNN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 26/2021/TT-NHNN PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất