Thông tư 26/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý tài chính khi chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 26/2002/TT-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 26/2002/TT-BTC |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Trần Văn Tá |
Ngày ban hành: | 22/03/2002 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng, Doanh nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 26/2002/TT-BTC
THÔNG TƯ
CỦA BỘ
TÀI CHÍNH SỐ 26/2002/TT-BTC NGÀY 22 THÁNG 03 NĂM 2002 HƯỚNG DẪN XỬ LÝ TÀI CHÍNH
KHI CHUYỂN ĐỔI DOANH NGHIỆP
NHÀ NƯỚC, DOANH NGHIỆP CỦA TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - Xà HỘI THÀNH
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
MỘT THÀNH VIÊN
Thực hiện Nghị định số 63/2001/NĐ-CP ngày 14/9/2001 của Chính phủ về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Bộ Tài chính hướng dẫn những vấn đề tài chính liên quan trong quá trình chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên như sau:
I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp thuộc các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoạt động kinh doanh (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) được Nhà nước hoặc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội quyết định chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (sau đây gọi tắt là công ty).
II. XỬ LÝ TÀI CHÍNH KHI CHUYỂN ĐỔI
DOANH NGHIỆP THÀNH CÔNG TY
1. Khi có thông báo của cấp có thẩm quyền về kế hoạch chuyển đổi doanh nghiệp thành công ty, doanh nghiệp có trách nhiệm kiểm kê tài sản, các nguồn vốn và các quĩ hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm chuyển doanh nghiệp thành công ty để ghi trong quyết định chuyển đổi. Cụ thể:
1.1 Kiểm kê, xác định số lượng tài sản (tài sản cố định và đầu tư dài hạn, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn), đối chiếu với số liệu ghi sổ kế toán để xác định số thừa, thiếu, xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của những người có liên quan và đề xuất hướng xử lý đối với tài sản thừa, thiếu. Đánh giá thực trạng và phân loại tài sản có nhu cầu sử dụng, tài sản không có nhu cầu sử dụng để kiến nghị biện pháp xử lý đối với từng loại tài sản.
1.2 Kiểm kê và đối chiếu các khoản công nợ phải thu, phải trả, các nguồn vốn, quỹ, số dư các tài khoản tại ngân hàng... Đánh giá, phân loại nợ theo qui định hiện hành:
- Đối với nợ phải thu, phải xác định rõ nợ thu hồi được, nợ khó đòi và nợ không có khả năng thu hồi. Trong đó, phân tích rõ nguyên nhân, trách nhiệm của cá nhân và tập thể đối với từng khoản nợ khó đòi, nợ không có khả năng thu hồi và kiến nghị biện pháp xử lý.
- Đối với nợ phải trả, phải xác định rõ từng khoản nợ phải trả. Trong đó, phân tích rõ nguyên nhân, trách nhiệm của cá nhân và tập thể đối với từng khoản nợ không còn đối tượng trả và nợ quá hạn để kiến nghị giải pháp xử lý.
2. Căn cứ kết quả kiểm kê, phân loại tài sản, vốn và số liệu trong báo cáo tài chính tại thời điểm gần nhất, doanh nghiệp lập phương án xử lý những vấn đề tài chính (trong phương án chuyển đổi) để báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi phương án chuyển đổi (trong đó có phương án xử lý tài chính) được phê duyệt, doanh nghiệp chủ động thực hiện việc xử lý những vấn đề về tài chính theo qui định sau:
2.1. Đối với tài sản:
- Tài sản không có nhu cầu sử dụng, tài sản ứ đọng, chờ thanh lý: doanh nghiệp được nhượng bán, thanh lý theo quy định hiện hành đối với doanh nghiệp nhà nước. Chênh lệch giữa số tiền thu được từ nhượng bán, thanh lý với giá trị còn lại của tài sản và chi phí thanh lý, nhượng bán, hạch toán vào thu nhập của doanh nghiệp.
- Tài sản thuê, mượn, giữ hộ, nhận ký gửi: tuỳ theo nhu cầu mà doanh nghiệp thoả thuận với người có tài sản cho thuê, cho mượn, ký gửi để tiếp tục kế thừa hoặc thanh lý các hợp đồng thuê, mượn... trước khi chuyển đổi.
- Chênh lệch tài sản kiểm kê: doanh nghiệp phải xác định rõ nguyên nhân thừa thiếu và xử lý như sau:
+ Đối với tài sản dôi thừa doanh nghiệp không xác định được nguyên nhân và không tìm được chủ sở hữu: doanh nghiệp hạch toán tăng vốn Nhà nước tương ứng với giá trị thực tế của tài sản dôi thừa.
+ Đối với tài sản thiếu hụt, mất mát và các khoản tổn thất khác về tài sản: Khoản chênh lệch giữa giá trị còn lại của tài sản theo sổ sách với tiền bồi thường của cá nhân, tập thể có liên quan hoặc cơ quan bảo hiểm (nếu có) được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính; nếu thiếu được trừ vào vốn Nhà nước hoặc vốn của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có tại doanh nghiệp.
2.2. Đối với các khoản nợ phải thu, phải trả:
- Đối với các khoản nợ phải trả: công ty có trách nhiệm kế thừa và thanh toán các khoản nợ phải trả cho các chủ nợ theo cam kết, kể cả nợ thuế và các khoản nợ ngân sách, nợ cán bộ công nhân viên.
Các khoản nợ phải trả nhưng không còn đối tượng trả thì doanh nghiệp hạch toán tăng vốn chủ sở hữu.
- Đối với các khoản nợ phải thu: Công ty có trách nhiệm tiếp nhận các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp chuyển đổi và thu hồi các khoản nợ đến hạn có thể thu hồi được.
Các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi (bao gồm các khoản nợ còn lại của đối tượng nợ đã hoàn thành việc giải thể, phá sản, người nợ đã chết không có người thừa kế; người nợ đang thi hành án hoặc bỏ trốn đã quá 2 năm không thanh toán được nợ; các khoản nợ đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định xoá nợ; chênh lệch thiệt hại do bán nợ) doanh nghiệp sử dụng khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi và quỹ dự phòng tài chính để bù đắp sau khi trừ tiền bồi thường của cá nhân hoặc tập thể có liên quan. Nếu các quĩ này không đủ để bù đắp thì phần chênh lệch thiếu sẽ được giảm trừ vào vốn Nhà nước hoặc vốn của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có tại doanh nghiệp trước khi chuyển đổi.
2.3 Các khoản dự phòng giảm giá hàng hoá tồn kho, dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư, dự phòng nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng tài chính, dự phòng mất việc làm, sau khi bù đắp các khoản tổn thất tài sản, nợ phải thu không thu hồi được vẫn còn số dư thì doanh nghiệp chuyển số dư sang công ty để tiếp tục sử dụng.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc quá trình chuyển đổi, doanh nghiệp lập báo cáo tài chính tại thời điểm chuyển đổi để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và làm cơ sở để bàn giao cho công ty. Báo cáo tài chính lập theo quy định hiện hành. Doanh nghiệp phải thuyết minh rõ việc xử lý tài sản tổn thất, công nợ không thu hồi được phải ghi giảm vốn; tài sản dôi thừa, nợ không phải trả được ghi tăng vốn.
- Thẩm quyền phê duyệt báo cáo tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm chuyển đổi:
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đối với các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc các Bộ, ngành Trung ương.
+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với các doanh nghiệp do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập.
+ Lãnh đạo tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội đối với các doanh nghiệp do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội quản lý.
+ Hội đồng quản trị các Tổng công ty Nhà nước đối với doanh nghiệp là thành viên của Tổng công ty Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
4. Vốn chủ sở hữu thực có của công ty tại thời điểm chuyển đổi xác định trên cơ sở báo cáo tài chính được duyệt tại thời điểm chuyển đổi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm số dư các tài khoản: TK 411 - nguồn vốn kinh doanh, TK 441 - nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản và TK 414 - quỹ đầu tư phát triển.
Vốn điều lệ của công ty được xác định trên cơ sở yêu cầu, qui mô phát triển và khả năng huy động vốn của công ty, bao gồm số vốn thực có tại thời điểm chuyển đổi, số vốn bổ sung dần trong quá trình kinh doanh của công ty và vốn cam kết bổ sung của chủ sở hữu (nếu có).
Đối với các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội chưa được Nhà nước bàn giao quyền sở hữu đối với số vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, cần xác định rõ vốn thuộc sở hữu của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và vốn của nhà nước thực có tại doanh nghiệp (nếu có). Nhà nước uỷ quyền cho các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Đối với các ngành, nghề kinh doanh mà pháp luật qui định phải có vốn pháp định thì vốn điều lệ của công ty không được thấp hơn vốn pháp định.
Trường hợp bổ sung vốn cho công ty, phải ghi rõ số vốn bổ sung và thời hạn cam kết bổ sung. Chủ sở hữu công ty có trách nhiệm đầu tư đủ vốn điều lệ cho công ty theo đúng thời hạn đã cam kết. Trường hợp chủ sở hữu không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì phải chịu trách nhiệm theo qui định tại khoản 1 Điều 27 Luật Doanh nghiệp.
5. Doanh nghiệp bàn giao cho công ty toàn bộ tài sản, vốn có đến thời điểm chuyển đổi, cùng các hồ sơ, tài liệu liên quan. Việc giao, nhận tài sản, vốn, quỹ, công nợ... từ doanh nghiệp sang công ty phải có biên bản làm căn cứ để quản lý, theo dõi, kiểm tra, giám sát.
Những tài sản không cần dùng, ứ đọng, chờ thanh lý được xác định trong phương án chuyển đổi, doanh nghiệp chưa xử lý xong được chuyển sang công ty tiếp tục xử lý.
Tất cả các tài sản của doanh nghiệp khi chuyển đổi đều được tính bằng giá trị.
6. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị Tổng công ty Nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được uỷ quyền là đại diện chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có trách nhiệm quản lý số vốn nhà nước, vốn của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội theo qui định của chế độ hiện hành.
III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ, ngành, các địa phương, các doanh nghiệp phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn giải quyết.
THE MINISTRY OF FINANCE | SOCIALISTREPUBLIC OF VIET NAM |
No: 26/2002/TT-BTC | Hanoi, March 22, 2002 |
CIRCULAR
GUIDING THE FINANCIAL HANDLING WHEN STATE ENTERPRISES, ENTERPRISES OF POLITICAL ORGANIZATIONS OR SOCIO-POLITICAL ORGANIZATIONS ARE TRANSFORMED INTO ONE-MEMBER LIMITED LIABILITY COMPANIES
In furtherance of the Government’s Decree No.63/2001/ND-CP of September 14, 2001 on the transformation of State enterprises and enterprises of political organizations or socio-political organizations into one-member limited liability companies, the Ministry of Finance hereby guides the relevant financial matters in the process of transforming State enterprises and enterprises of political organizations or socio-political organizations into one-member limited liability companies, as follows:
I. SCOPE AND OBJECTS OF APPLICATION
State enterprises and enterprises of political organizations or socio-political organizations that conduct business activities (hereinafter referred collectively to as enterprises) and are transformed into one-member limited liability companies (hereinafter referred to as companies for short) under decisions of the State or such political or socio-political organizations.
II. FINANCIAL HANDLING WHEN ENTERPRISES ARE TRANSFORMED INTO COMPANIES
1. When being notified by the competent authorities of the plans on their transformation into companies, enterprises shall have to inventory their assets, available capital sources and funds at the time of their transformation into companies, for inscription thereof in the transformation decisions, more concretely:
1.1. To inventory and determine the quantity of assets (fixed assets and long-term investments, liquid assets and short-term investments), to compare them with the figures recorded in the accounting books for determining redundant or deficient assets, clearly verifying causes and responsibilities of the concerned persons and proposing handling measures for such redundant or deficient assets. To evaluate the actual state of and classify assets which they need to use as well as those they need not to use, then propose measures to handle each type of assets.
1.2. To inventory and compare debts to be recovered or repaid, capital sources, funds, balance of bank accounts; to assess and categorize debts according to the current regulations:
- For to be-recovered debts, they must clearly determine recoverable debts, bad debts and irrecoverable debts. They must analyze causes thereof and responsibilities of individuals and collectives for each bad debt or irrecoverable debt, and propose handling measures therefor.
- For to be-repaid debts, they must clearly determine each to be-repaid debt amount. They must analyze causes and responsibilities of individuals and collectives for each debt amount without creditor to repay to or over-due debt, so as to propose the handling measures.
2. Basing themselves on results of inventory and categorization of assets and capital as well as figures in the latest financial statements, enterprises shall work out plans for handling the financial matters (incorporated in the transformation plans) and report them to the competent authorities for approval. After the transformation plans (including financial handling plans) are approved, the enterprises shall take initiative in handling the financial matters according to the following regulations:
2.1. For assets:
- For redundant assets, unused assets or assets awaiting liquidation, enterprises may assign, sell or liquidate them according to the current regulations applicable to State enterprises. The difference between the proceeds from the assignment, sale or liquidation of assets and the remaining value thereof and expenses for such liquidation, assignment or sale shall be accounted into the income of the enterprises.
- For assets, which are leased, borrowed, kept in custody or consigned by others: Enterprises shall, depending on their demands, reach agreement with the persons that have leased, lent or consigned such assets on further possession or liquidation of the leasing, borrowing,... contracts before the transformation.
- Disparities in inventoried assets: Enterprises must clearly verify causes of redundancy or deficit, and shall handle them as follows:
+ For redundant assets for which enterprises cannot verify causes and identify owners: Enterprises shall account increase of State capital corresponding to actual value of such redundant assets.
+ For deficient assets, lost assets and other asset losses: The disparity between the remaining asset value recorded in books and the compensations paid by concerned individuals and/or collectives or insurance agencies (if any) shall be offset by the financial reserve fund. Deficit after the offsetting shall be cleared against the State capital or capital of political or socio-political organizations at the enterprises.
2.2. For to be-recovered or to be-repaid debts:
- For to be-repaid debts: Companies shall have to inherit and repay debts to creditors as committed, including tax arrears, budget debts and debts owed to staff members and employees.
For to be-repaid debts without creditors, enterprises shall account them as the increase of owners capital.
- For to be-recovered debts: Companies shall have to take up to be-recovered debts from transformed enterprises and collect recoverable due debts.
To be-recovered debts which are irrecoverable (including remaining debts of debtors who have completed their dissolution or bankruptcy, who have died without any heirs; or who are serving sentences or have fled away for more than 2 years and unable to repay debts; debts already written off under decisions of the competent authorities; loss difference due to debt sale) shall be offset by the enterprises with the bad debt reserve and financial reserve fund after subtracting compensations paid by the concerned individuals or collectives. If these funds are not enough to offset, the deficit shall be cleared against capital of the State or capital of political or socio-political organizations at enterprises before the transformation.
2.3. Remainders (if any) of the reserves for decrease of prices of goods in stock and investment securities, reserve for bad debts, financial reserve fund, reserve for job loss, after covering asset losses and/or irrecoverable debts, shall be carried forward by enterprises for further use by companies.
3. Within 30 days after the completion of the transformation, enterprises shall have to make financial statements at the time of transformation and submit them to the competent authorities for approval. Such financial statements shall serve as basis for the hand-over to companies. Financial statements shall be made according to the current regulations. Enterprises shall have to clearly explain the handling of lost assets, irrecoverable debts to be recorded as capital decrease; or redundant assets and non-repayable debts to be recorded as capital increase.
- Competence to approve financial statements of enterprises at the time of transformation:
+ The ministers and the heads of the ministerial-level agencies shall approve financial statements of State enterprises under their respective ministries and central branches.
+ The presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall approve financial statements of enterprises established under decisions of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities.
+ Leaders of political or socio-political organizations shall approve financial statements of enterprises managed by such political or socio-political organizations.
+ Managing boards of the State Corporations shall approve financial statements of enterprises being members of such State Corporations established under the Prime Minister’s decisions.
4. The actual capital of company owners by the time of transformation, determined on the basis of financial statements approved at that time, shall be approved by the competent authorities and include balance of the following accounts: Account 411 - Business capital source, Account 441 - Capital source for capital construction investment, and Account 414 - Development investment fund.
Charter capital of a company shall be determined on the basis of its development demand and scale and its capital mobilization capability, including the actual capital at the time of transformation, the gradually supplemented capital in its business process and capital committed to be added by the owner (if any).
For political organizations and socio-political organizations not yet handed over by the State the ownership right over the State capital amount invested in their enterprises, it is necessary to clearly define the capital under the ownership of such political organizations and socio-political organizations and the State capital actually available at enterprises (if any). The State shall authorize the political organizations and socio-political organizations to represent the owners of the State capital at enterprises.
For business lines and trades which require legal capital under the provisions of law, the companies charter capital must not be lower than their legal capital.
For cases of supplementation of capital to companies, the supplementary capital amounts and the committed supplement duration must be clearly inscribed. Owners of companies shall have to invest in full the charter capital of the companies within the committed time limit. In cases where owners fail to fully contribute the committed capital within the time limit, they shall bear responsibility therefor according to the provisions in Clause 1, Article 27 of the Law on Enterprises.
5. Enterprises shall hand over to companies all their assets and capital available at the time of transformation, together with relevant dossiers and documents. The hand-over and reception of assets, capital, funds, debts from enterprises to companies must be recorded in writing to serve as basis for management, monitoring, inspection and supervision.
Redundant assets, unused assets or assets awaiting liquidation, which have been determined in transformation plans but not yet handled by enterprises, shall be transferred to companies for handling.
All assets of enterprises, in the course of transformation, shall be calculated in value.
6. The ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities, the managing boards of the State Corporations, political organizations and socio-political organizations may be authorized to act as owners representatives. Owners of one-member limited liability companies shall have to manage the capital amounts of the State, or of political organizations or socio-political organizations according to the provisions of the current regime.
III. IMPLEMENTATION PROVISIONS
This Circular takes effect 15 days after its signing. Any problems arising the course of implementation of this Circular should be promptly reported by the concerned ministries, branches, localities and enterprises to the Ministry of Finance for study and guidance for solution.
| FOR THE MINISTER OF FINANCE |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây