Thông tư 189/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các tổ chức tín dụng cổ phần
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 189/1998/TT-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 189/1998/TT-BTC |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Trần Văn Tá |
Ngày ban hành: | 30/12/1998 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 189/1998/TT-BTC
THÔNG TƯ
CỦA BỘ
TÀI CHÍNH SỐ 189/1998/TT-BTC NGÀY 30 THÁNG 12 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ
TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC
TÍN DỤNG CỔ PHẦN
Thực hiện Luật Công ty ban hành theo Lệnh số 47-LCT/HĐNN8 ngày 02 tháng 01 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cộng hoà XHCNVN (nay là Chủ tịch nước), Luật sửa đổi một số điều của Luật Công ty được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 22/6/1994;
Thực hiện Luật các tổ chức tín dụng ban hành theo Lệnh số 01-L/CTN ngày 26 tháng 12 năm 1997 của Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28 tháng 10 năm 1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính;
Căn cứ Thông báo số 188/TB-VPCP-m ngày 31/10/1998 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc xử lý nợ quá hạn của các Ngân hàng thương mại cổ phần;
Căn cứ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 5224/VPCP-KTTH ngày 19/12/1998 của Văn phòng Chính phủ v/v quản lý tài chính tổ chức tín dụng cổ phần;
Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các tổ chức tín dụng cổ phần như sau:
CHƯƠNG I
NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG.
1/ Các tổ chức tín dụng cổ phần gồm Ngân hàng thương mại cổ phần, Công ty tài chính cổ phần, Công ty cho thuê tài chính cổ phần và các tổ chức tín dụng phi Ngân hàng cổ phần khác, thuộc loại hình Công ty cổ phần, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng. Các doanh nghiệp này chịu trách nhiệm hữu hạn về vốn và tài sản, về kết quả kinh doanh, có nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước và có trách nhiệm bảo toàn vốn của các cổ đông đóng góp.
2/ Hoạt động của tổ chức tín dụng cổ phần bị điều chỉnh bởi Luật Công ty; Luật các tổ chức tín dụng; chế độ quản lý tài chính tại Thông tư này và các văn bản pháp qui khác có liên quan.
3/ Tổ chức tín dụng cổ phần chịu sự quản lý tài chính của các cơ quan nhà nước có chức năng về quản lý tài chính doanh nghiệp. Hạch toán kế toán và lập báo cáo quyết toán tài chính theo Pháp lệnh Kế toán - Thống kê và các chế độ qui định hiện hành.
Năm tài chính bắt đầu từ 01 tháng 01 đến 31 tháng 12 hàng năm.
CHƯƠNG II
NHỮNG QUI ĐỊNH CỤ THỂ
I/ NGUỒN VỐN CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG CỔ PHẦN:
1) Vốn điều lệ:
Là vốn được ghi trong điều lệ của tổ chức tín dụng cổ phần, do các sáng lập viên xác định và cơ quan quyết định thành lập tổ chức tín dụng quy định, bao gồm:
1.1/ Vốn góp cổ phần của các cổ đông thuộc sở hữu Nhà nước:
- Vốn thuộc sở hữu Nhà nước do các doanh nghiệp nhà nước dùng để góp vốn dưới hình thức mua cổ phần của tổ chức tín dụng cổ phần (bằng tiền, giá trị quyền sử dụng đất hay tiền thuê đất, giá trị tài sản khác...)
- Phần lãi cổ phần thuộc vốn nhà nước được để lại nhằm tăng cổ phần,bổ sung vốn điều lệ của của tổ chức tín dụng cổ phần (nếu có).
- Phần tích luỹ của tổ chức tín dụng cổ phần qua việc trích lập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ tương ứng với tỷ lệ vốn cổ phần do doanh nghiệp nhà nước đóng góp tại tổ chức tín dụng cổ phần.
- Các nguồn vốn khác có nguồn gốc từ Ngân sách nhà nước.
1.2/ Vốn cổ phần của các cổ đông không thuộc sở hữu Nhà nước:
- Vốn góp cổ phần của các cổ đông.
- Phần tích luỹ của tổ chức tín dụng cổ phần qua việc lập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ tương ứng với tỷ lệ vốn cổ phần của các cổ đông ngoài doanh nghiệp nhà nước đóng góp.
2) Vốn huy động trong các tầng lớp dân cư, tiền gửi của các tổ chức kinh tế.
3) Vốn vay các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước.
4) Các nguồn vốn khác (Vốn hình thành trong quá trình thanh toán, vốn uỷ thác đầu tư, vốn tiếp nhận viện trợ, đóng góp từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước...).
5) Các quỹ và lãi hình thành trong quá trình phân phối lợi nhuận.
Côngty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác không có nguồn vốn tiền gửi không kỳ hạn và nguồn vốn trong thanh toán.
II/ QUẢN
LÝ PHẦN VỐN VÀ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC THAM GIA TẠI
CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG CỔ PHẦN:
1/ Nguời đại diện vốn nhà nước tham gia tại các tổ chức tín dụng cổ phần:
- Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp nhà nước (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) là người đại diện theo pháp luật phần vốn nhà nước do doanh nghiệp nhà nước mua cổ phần tại tổ chức tín dụng cổ phần, chịu trách nhiệm trước nhà nước về hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đóng góp vào tổ chức tín dụng cổ phần.
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nhà nước mua cổ phần có thể uỷ quyền cho người khác làm đại diện tại tổ chức tín dụng cổ phần để quản lý số vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng cổ phần này.
- Người của doanh nghiệp nhà nước được uỷ quyền tham gia trực tiếp làm việc tại tổ chức tín dụng cổ phần chịu trách nhiệm trước doanh nghiệp nhà nước về hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đóng góp vào tổ chức tín dụng cổ phần. Có quyền hạn và nhiệm vụ như một đại diện cổ đông theo qui định của pháp luật trong phạm vi số vốn đóng góp.
2/ Tăng giảm cổ phần thuộc vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng cổ phần:
- Tăng vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng cổ phần:
Vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng cổ phần tăng trong trường hợp: góp thêm vốn, sử dụng lợi tức cổ phần được chia để tăng vốn điều lệ mở rộng kinh doanh, trích quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ tương ứng phần vốn nhà nước tham gia.
+ Doanh nghiệp nhà nước khi góp bổ sung thêm vốn phải có ý kiến đồng ý của Chủ tịch Hội đồng quản trị doanh nghiệp (sau khi Hội đồng quản trị báo cáo cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp và cơ quan quản lý tài chính biết).
+ Trường hợp doanh nghiệp nhà nước không có Hội đồng quản trị, khi góp bổ xung thêm vốn, Giám đốc doanh nghiệp quyết định (sau khi báo cáo cơ quan quản lý tài chính và được cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp phê duyệt).
+ Tăng vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng cổ phần trong trường hợp để lại lơị tức được chia, trích quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ do Nghị quyết đại hội cổ đông quyết định.
- Giảm vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng cổ phần:
Vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng cổ phần giảm trong các trường hợp: Hội đồng quản trị tổ chức tín dụng cổ phần quyết định giảm vốn điều lệ, thu hẹp hoạt động và được cơ quan quyết định thành lập tổ chức tín dụng phê duyệt hoặc tổ chức tín dụng cổ phần giải thể, phá sản... số vốn giảm bớt sẽ chuyển trả lại cho người sở hữu hay thực hiện theo Luật phá sản (đối với trường hợp phá sản).
III/ BẢO
TOÀN VỐN VÀ DỰ PHÒNG RỦI RO ĐỐI VỚI
TỔ CHỨC TÍN DỤNG CỔ PHẦN:
Tổ chức tín dụng cổ phần phải tự bảo toàn vốn, bảo đảm an toàn cho các bên tham gia góp vốn, bảo đảm khả năng thanh khoản trong quá trình hoạt động, tăng hiệu quả sử dụng vốn. Các tổ chức tín dụng cổ phần được bảo toàn vốn và dự phòng rủi ro từ các nguồn như sau:
1/ Quỹ dự trữ bắt buộc được trích lập hàng năm.
2/ Các khoản dự phòng được trích trong chi phí:
- Dự phòng rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng.
- Dự phòng rủi ro trong hoạt động cung ứng các dịch vụ thanh toán.
3/ Số tiền đền bù của các Công ty kinh doanh bảo hiểm do tổ chức tín dụng cổ phần mua bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền gửi theo chế độ hiện hành.
Việc trích lập và sử dụng các nguồn nêu trên để bảo toàn vốn và dự phòng rủi ro được thực hiện theo chế độ quy định riêng cho các tổ chức tín dụng.
IV/ QUẢN
LÝ DOANH THU, CHI PHÍ ĐỐI VỚI
TỔ CHỨC TÍN DỤNG CỔ PHẦN:
1/ Doanh thu của tổ chức tín dụng cổ phần:
a/ Doanh thu từ hoạt động kinh doanh:
- Thu lãi cho vay.
- Thu lãi tiền gửi .
- Thu dịch vụ phí: phí thanh toán, phí chuyển tiền, phí bảo lãnh, phí dịch vụ tư vấn và các dịch vụ khác.
- Thu kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc.
b/ Doanh thu từ các hoạt động khác:
- Thu lãi từ hoạt động tài chính: Mua bán tín phiếu, trái phiếu, cổ phiếu, các chứng từ có giá, hoạt động liên doanh, mua cổ phần...
- Thu từ cho thuê tài sản.
- Các khoản thu tiền phạt, nợ đã xoá nay thu hồi được, thu hoàn nhập các khoản dự phòng đã trích năm trước nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không hết, thu thanh lý, nhượng bán tài sản và các khoản thu khác...
Tổ chức tín dụng cổ phần phải thực hiện hạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời các khoản doanh thu phát sinh theo đúng qui định của Nhà nước.
2/ Chi phí của tổ chức tín dụng cổ phần:
a/ Chi phí nghiệp vụ kinh doanh:
- Chi trả lãi tiền gửi.
- Chi trả lãi tiền vay.
- Chi trả lãi phát hành kỳ phiếu, trái phiếu.
- Chi khấu hao tài sản cố định.
- Chi lương và các khoản có tính chất lương theo quy định sau:
+ Trường hợp tổ chức tín dụng cổ phần xây dựng được đơn giá tiền lương trên cơ sở định mức lao động và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền duyệt thì tiền lương được tính vào chi phí theo số được chi nhưng không vượt quá đơn giá tiền lương và khối lượng công việc đã hoàn thành.
+ Nếu tổ chức tín dụng cổ phần thực hiện chế độ hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể thì tiền lương, tiền công và các khoản mang tính chất tiền lương, tiền công được chi trả theo hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể.
+ Trường hợp tổ chức tín dụng cổ phần chưa xây dựng được đơn giá tiền lương thì tiền lương và các khoản có tính chất lương được hạch toán trong chi phí căn cứ vào mức thu nhập bình quân của các tổ chức tín dụng quốc doanh trên địa bàn để xác định.
Cục thuế, cơ quan quản lý tài chính phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, căn cứ vào chế độ tiền lương của các tổ chức tín dụng quốc doanh và giá cả trên địa bàn, xác định tiền lương và các khoản có tính chất lương bình quân hoặc xác định đơn giá tiền lương (trường hợp chi lương theo đơn giá) trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định để áp dụng cho tổ chức tín dụng cổ phần.
+ Trường hợp tổ chức tín dụng cổ phần kinh doanh thua lỗ, tổng quỹ tiền lương được phép trích và chi không vượt quá quỹ tiền lương cơ bản tính theo số lao động thực tế tham gia kinh doanh và mức lương tối thiểu áp dụng cho cán bộ, công nhân viên chức Nhà nước.
- Chi phí tiền ăn giữa ca cho người lao động do tổ chức tín dụng cổ phần quy định phù hợp với hiệu quả kinh doanh, nhưng mức chi cho mỗi người không vượt quá mức lương tối thiểu nhà nước quy định đối với công chức nhà nước.
- Chi phí đi thuê tài sản dùng cho hoạt động kinh doanh.
- Chi hoa hồng nghiệp vụ uỷ thác và dịch vụ của tổ chức tín dụng.
- Các khoản chi nghiệp vụ kinh doanh khác.
b/ Chi phí hoạt động tài chính:
- Chi cho việc mua bán tín phiếu, trái phiếu, cổ phiếu.
- Chi khấu hao tài sản cố định cho thuê.
c/ Chi nộp các khoản thuế, phí và lệ phí theo Luật định như: Thuế môn bài, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế trước bạ...
d/ Chi phí phục vụ kinh doanh:
- Bưu điện phí, bảo dưỡng và sửa chữa tài sản cố định, mua sắm công cụ lao động, công tác phí, bốc vác vận chuyển, chi nghiệp vụ kho quỹ, chi phí cho việc thanh tra, kiểm toán.
- Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khánh tiết, chi phí giao dịch, đối ngoại, chi phí hội nghị và các chi phí khác thực hiện theo quy định: trong 2 năm đầu mới thành lập, mức chi không quá 7% trên tổng chi phí, sau đó không quá 5% trên tổng chi phí.
e/ Các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ khác:
- Các khoản chi phí dự phòng:
Gồm: dự phòng rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.
Việc trích lập và sử dụng các khoản dự phòng nêu trên do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ đã xoá.
- Chi phí để thu các khoản phạt theo chế độ quy định. - Chi phí trợ cấp thôi việc cho người lao động theo Nghị định 178/CP ngày 13-12-1994 của Chính phủ.
- Chi đào tạo nghiệp vụ.
- Chi trang phục giao dịch (áp dụng như tổ chức tín dụng quốc doanh), chi bảo hộ lao động.
- Chi thanh lý, nhượng bán tài sản.
- Chi bảo hiểm tiền gửi, bảo hiểm tài sản, đóng niên liễm hiệp hội do tổ chức tín dụng cổ phần tham gia.
- Các khoản chi phí khác.
3/ Tổ chức tín dụng cổ phần không được hạch toán vào chi phí các khoản sau:
- Các khoản thiệt hại đã được Chính phủ trợ cấp hoặc bên gây thiệt hại, cơ quan bảo hiểm đền bù.
- Các khoản chi phạt do vi phạm Luật giao thông, phạt vi phạm hợp đồng kinh tế (số thu phạt < số bị phạt), phạt nợ vay quá hạn, phạt vi phạm chế độ tài chính...
- Chi phí đi nước ngoài vượt định mức Nhà nước qui định.
- Các khoản chi thuộc nguồn chi từ quỹ phúc lợi, khen thưởng.
- Các khoản trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất, chi từ thiện.
- Chi ủng hộ đoàn thể, xã hội, cơ quan khác, trừ các khoản chi hỗ trợ giáo dục cho bên ngoài như: đóng góp vào quỹ khuyến học, giúp đỡ trường học sinh tàn tật.
- Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định.
- Các khoản chi thuộc nguồn kinh phí khác đài thọ.
Tổ chức tín dụng cổ phần phải thực hiện hạch toán chi phí đúng chế độ qui định, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn của các khoản chi và qui định về chứng từ kế toán.
- Công ty tài chính cổ phần, công ty cho thuê tài chính cổ phần và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác không có khoản thu, chi liên quan đến tiền gửi không kỳ hạn và dịch vụ thanh toán.
- Khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối năm, tại thời điểm lập báo cáo tài chính, tổ chức tín dụng không hạch toán thu nhập hoặc chi phí, mà để số dư trên báo cáo tài chính, đầu năm sau bút toán ngược lại để xoá số dư.
V/ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN VÀ TRÍCH LẬP CÁC QUỸ:
Lợi nhuận của tổ chức tín dụng cổ phần được xác định là chênh lệch giữa Tổng doanh thu trừ (-) Tổng chi phí (bao gồm cả các khoản thuế theo Luật định). Lợi nhuận phát sinh còn bao gồm lợi nhuận năm trước phát hiện trong năm và được trừ đi khoản lỗ theo quy định hiện hành đã được xác định trong quyết toán năm.
Lợi nhuận thực hiện trong năm của tổ chức tín dụng cổ phần được phân phối theo thứ tự sau:
1/ Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo Luật định.
2/ Trừ các khoản tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, phạt vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, phạt nợ vay quá hạn, phạt vi phạm chế độ kế toán thống kê, phạt vi phạm hợp đồng kinh tế (sau khi bù trừ số thu phạt < số bị phạt), các khoản chi phí hợp lệ được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
3/ Trừ các khoản lỗ chưa được trừ vào lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp.
Sau khi trừ các khoản 1, 2, 3, trên đây, lợi nhuận còn lại (coi như 100%) được phân phối như sau:
- Trích quỹ dự trữ bổ xung vốn điều lệ: 5%, mức tối đa theo quy định hiện hành.
- Trích quỹ dự trữ bắt buộc: 5%. Quỹ này được trích cho đến khi bằng 10% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng cổ phần.
- Chia lợi tức cổ phần theo mức vốn tham gia của các cổ đông.
- Trích lập các quỹ khác.
Mức chia lợi tức cổ phần và trích lập các quỹ khác do Hội đồng quản trị quyết định sau khi thông qua hội nghị cổ đông thường niên.
VI/ MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG CÁC QUỸ:
1/ Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: sử dụng để bổ sung tăng thêm vốn điều lệ, mở rộng hoạt động kinh doanh.
2/ Quỹ dự trữ bắt buộc: sử dụng để đảm bảo tính an toàn cho tổ chức tín dụng cổ phần, sẵn sàng xử lý các trường hợp bất khả kháng.
3/ Các quỹ khác: sử dụng theo quy định của Hội đồng quản trị phù hợp với Nghị quyết thường niên của đại hội cổ đông.
Các tổ chức tín dụng cổ phần không được sử dụng các quỹ trên đây để trả lợi tức cổ phần.
VII/ CÔNG TÁC KẾ TOÁN - THỐNG KÊ - KIỂM TOÁN:
1/ Tổ chức tín dụng cổ phần có trách nhiệm hạch toán kế toán, báo cáo tài chính theo đúng qui định tại Pháp lệnh Kế toán - Thống kê và các chế độ kế toán, thống kê hiện hành của Nhà nước quy định cho tổ chức tín dụng.
2/ Tổ chức tín dụng cổ phần có trách nhiệm lập và gửi báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính, cơ quan thuế, Ngân hàng Nhà nước theo định kỳ tháng, quí, năm, gồm các báo cáo sau đây:
- Bảng cân đối kế toán.
- Báo cáo kết quả kinh doanh.
- Báo cáo nguồn vốn và sử dụng vốn.
- Báo cáo trích lập và sử dụng các quỹ, phân phối lợi tức cổ phần.
Các báo cáo tháng được gửi cho các cơ quan liên quan vào ngày 10 của tháng kế tiếp. Báo cáo quí được gửi chậm nhất sau 20 ngày của quí tiếp theo. Báo cáo năm được gửi chậm nhất 90 ngày sau khi kết thúc năm.
3/ Kết thúc năm tài chính, trong thời hạn 120 ngày, tổ chức tín dụng cổ phần phải thực hiện công khai tài chính. Báo cáo tài chính hàng năm phải được kiểm toán độc lập xác nhận. Bộ Tài chính có thể kiểm tra quyết toán tài chính năm đối với tổ chức tín dụng cổ phần khi thấy cần thiết.
CHƯƠNG III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Chế độ quản lý tài chính đối với tổ chức tín dụng cổ phần có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị báo cáo về Bộ Tài chính.
THE MINISTRY OF FINANCE
------- |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness ---------- |
No.189/1998/TT-BTC
|
Hanoi, December 30, 1998
|
- For deductions for the establishment of other funds.
|
FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER Tran Van Ta |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây