Thông tư 16/2019/TT-NHNN quy định về phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước

thuộc tính Thông tư 16/2019/TT-NHNN

Thông tư 16/2019/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:16/2019/TT-NHNN
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Đoàn Thái Sơn
Ngày ban hành:22/10/2019
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Từ 09/12, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước có mệnh giá từ 100.000 đồng

Đây là nội dung mới được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành tại Thông tư 16/2019/TT-NHNN quy định về phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước ngày 22/10/2019, có hiệu lực từ 09/12/2019.

Cụ thể, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước là giấy tờ có giá ngắn hạn do Ngân hàng Nhà nước phát hành để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước được phát hành cho tổ chức tín dụng có tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam tại Ngân hàng Nhà nước. Thời hạn tín phiếu Ngân hàng Nhà nước do Ngân hàng Nhà nước quyết định và không vượt quá 364 ngày.

Theo Thông tư mới, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước có mệnh giá là 100.000 đồng hoặc bội số của 100.000 đồng. Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước được phát hành với giá bán thấp hơn mệnh giá và được thanh toán một lần bằng mệnh giá vào ngày tín phiếu Ngân hàng Nhà nước đến hạn thanh toán. Quyết định 362/1999/QĐ-NHNN1 trước đây quy định, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước có mệnh giá là tối thiểu là 100 triệu đồng và các mức mệnh giá bằng bội số của 100 triệu đồng.

Thông tư này cũng hướng dẫn cách xác định giá bán; Phương thức phát hành; Thanh toán; Lưu ký cũng như việc mua, bán, cầm cố tín phiếu Ngân hàng Nhà nước.

Ngoài việc làm hết hiệu lực Quyết định 362/1999/QĐ-NHNN1, Thông tư này còn làm hết hiệu lực một phần Thông tư 24/2014/TT-NHNN.

Xem chi tiết Thông tư16/2019/TT-NHNN tại đây

tải Thông tư 16/2019/TT-NHNN

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

VIỆT NAM

-------------

Số: 16/2019/TT-NHNN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------

            Hà Nội, ngày  22 tháng 10  năm 2019

THÔNG TƯ

Quy định về phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ;         

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước.

Chương I
 QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Ngân hàng Nhà nước.
2. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, ngân hàng hợp tác xã, ngân hàng chính sách (sau đây gọi là tổ chức tín dụng).
3. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước là giấy tờ có giá ngắn hạn do Ngân hàng Nhà nước phát hành để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
2. Ngày thanh toán tín phiếu Ngân hàng Nhà nước là ngày tổ chức tín dụng phải chuyển tiền mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước cho Ngân hàng Nhà nước.
3. Ngày phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước là ngày thanh toán tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và là căn cứ để xác định ngày tín phiếu Ngân hàng Nhà nước đến hạn thanh toán.
4. Thời hạn tín phiếu Ngân hàng Nhà nước là khoảng thời gian được tính từ ngày liền kề tiếp theo ngày phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước đến ngày tín phiếu Ngân hàng Nhà nước đến hạn thanh toán.
Chương II
 QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Các điều kiện, điều khoản cơ bản của tín phiếu Ngân hàng Nhà nước
1. Đối tượng: Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước được phát hành cho tổ chức tín dụng có tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam tại Ngân hàng Nhà nước.
2. Đồng tiền phát hành: Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước được phát hành, hạch toán và thanh toán bằng đồng Việt Nam.
3. Thời hạn: Thời hạn tín phiếu Ngân hàng Nhà nước do Ngân hàng Nhà nước quyết định và không vượt quá 364 ngày.
4. Mệnh giá: Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước có mệnh giá là 100.000 đồng (một trăm nghìn đồng) hoặc bội số của 100.000 đồng.
5. Hình thức: Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước được phát hành dưới hình thức ghi sổ.
6. Lãi suất: Lãi suất tín phiếu Ngân hàng Nhà nước do Ngân hàng Nhà nước quyết định, phù hợp với diễn biến thị trường tiền tệ và mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.
7. Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước được phát hành với giá bán thấp hơn mệnh giá và được thanh toán một lần bằng mệnh giá vào ngày tín phiếu Ngân hàng Nhà nước đến hạn thanh toán.
Điều 5. Giá bán tín phiếu Ngân hàng Nhà nước
1. Giá bán một (01) tín phiếu Ngân hàng Nhà nước được xác định theo công thức sau:
Thông tư 16/2019/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước
Trong đó:
G:        Giá bán một (01) tín phiếu Ngân hàng Nhà nước;
MG:      Mệnh giá tín phiếu Ngân hàng Nhà nước;
L:         Lãi suất tín phiếu Ngân hàng Nhà nước (%/năm);
t:          Thời hạn tín phiếu Ngân hàng Nhà nước (số ngày).
2. Số tiền bán tín phiếu Ngân hàng Nhà nước được xác định theo công thức sau:

GG = G  N

Trong đó:
GG:  Số tiền bán tín phiếu Ngân hàng Nhà nước;
G:     Giá bán một (01) tín phiếu Ngân hàng Nhà nước;
N:     Số lượng tín phiếu Ngân hàng Nhà nước phát hành.
Điều 6. Phương thức phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước
1. Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước được phát hành theo phương thức đấu thầu hoặc phương thức bắt buộc.
2. Phát hành theo phương thức đấu thầu:
Việc phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước theo phương thức đấu thầu được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về đấu thầu qua nghiệp vụ thị trường mở.
3. Phát hành theo phương thức bắt buộc:
a) Căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ và tình hình thực tế, Ngân hàng Nhà nước quyết định phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước theo phương thức bắt buộc đối với tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng phải thực hiện mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước phát hành theo phương thức bắt buộc theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
b) Trường hợp cần thiết Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét mua lại trước hạn tín phiếu Ngân hàng Nhà nước phát hành theo phương thức bắt buộc. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc mua lại trước hạn tín phiếu Ngân hàng Nhà nước phát hành theo phương thức bắt buộc.
Điều 7. Thanh toán tín phiếu Ngân hàng Nhà nước
1. Tổ chức tín dụng thanh toán số tiền mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước phát hành theo phương thức đấu thầu thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về nghiệp vụ thị trường mở.
2. Tổ chức tín dụng thanh toán số tiền mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước phát hành theo phương thức bắt buộc như sau: Tổ chức tín dụng phải chuyển tiền mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước vào tài khoản theo chỉ định của Ngân hàng Nhà nước trong ngày thanh toán tín phiếu Ngân hàng Nhà nước. Tổ chức tín dụng phải đảm bảo ghi đầy đủ thông tin trên lệnh chuyển tiền theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
3. Vào ngày tín phiếu Ngân hàng Nhà nước đến hạn thanh toán, Ngân hàng Nhà nước thực hiện thanh toán số tiền bằng mệnh giá tín phiếu Ngân hàng Nhà nước cho tổ chức tín dụng. Trường hợp ngày tín phiếu Ngân hàng Nhà nước đến hạn thanh toán là ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ thì việc thanh toán tín phiếu Ngân hàng Nhà nước được thực hiện vào ngày làm việc liền kề tiếp theo ngày nghỉ đó.
Điều 8. Chi phí phát hành, trả lãi tín phiếu
Chi phí phát hành và trả lãi tín phiếu Ngân hàng Nhà nước được Ngân hàng Nhà nước hạch toán vào chi phí nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 9. Sử dụng tín phiếu Ngân hàng Nhà nước trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước
Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.
Điều 10. Mua, bán, cầm cố tín phiếu Ngân hàng Nhà nước
1. Tổ chức tín dụng được mua, bán, cầm cố tín phiếu Ngân hàng Nhà nước với nhau, phù hợp với các quy định của pháp luật.
2. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước từ tổ chức tín dụng trên cơ sở thỏa thuận giữa Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và tổ chức tín dụng.
Điều 11. Lưu ký tín phiếu Ngân hàng Nhà nước
Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước.
Điều 12. Xử lý trường hợp tổ chức tín dụng không thanh toán hoặc thanh toán không đủ số tiền mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước
1. Việc xử lý đối với tổ chức tín dụng không thanh toán hoặc thanh toán không đủ số tiền mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước phát hành theo phương thức đấu thầu được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về nghiệp vụ thị trường mở.
2. Việc xử lý đối với tổ chức tín dụng không thanh toán hoặc thanh toán không đủ số tiền mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước phát hành theo phương thức bắt buộc được thực hiện như sau:
a) Đến cuối ngày thanh toán tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) thực hiện tự động trích tài khoản thanh toán của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước cho đến khi thu hồi đủ số tiền mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và thông báo bằng văn bản cho tổ chức tín dụng biết;
b) Trường hợp tài khoản thanh toán của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước không đủ thanh toán số tiền mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước còn thiếu, tổ chức tín dụng phải chịu phạt chậm thanh toán đối với số tiền mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước còn thiếu theo mức lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng. Số tiền phạt chậm thanh toán của từng ngày theo công thức sau:
Thông tư 16/2019/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước
 
Trong đó:
P:   Số tiền phạt chậm thanh toán của từng ngày; 
Gp: Số tiền mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước còn thiếu tính đến cuối ngày;
Lp: Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm tính số tiền phạt chậm thanh toán (%/năm);
c) Trong 05 ngày làm việc liền kề tiếp theo kể từ ngày thanh toán, hằng ngày Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) tự động trích nợ tài khoản thanh toán của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước cho đến khi thu hồi đủ số tiền mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước còn thiếu và số tiền phạt chậm thanh toán chưa được thanh toán; thu số tiền mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước còn thiếu trước, thu số tiền phạt chậm thanh toán sau;
d) Hết thời hạn trích nợ tài khoản thanh toán quy định tại điểm c Khoản này:
(i) Tổ chức tín dụng không thanh toán đủ số tiền mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng;
(ii) Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) thực hiện: hủy phần tín phiếu Ngân hàng Nhà nước chưa được thanh toán tính theo mệnh giá và được làm tròn lên theo bội số của mệnh giá tín phiếu Ngân hàng Nhà nước; dừng tính số tiền phạt chậm thanh toán; đồng thời, tiếp tục tự động trích nợ tài khoản thanh toán hoặc thực hiện thu từ các nguồn khác (nếu có) của tổ chức tín dụng để thu đủ số tiền phạt chậm thanh toán;
đ) Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) thực hiện xác định số tiền mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước còn thiếu, số tiền phạt chậm thanh toán chưa được thanh toán vào cuối mỗi ngày làm việc và thực hiện tự động trích nợ tài khoản thanh toán để thu hồi số tiền trên vào ngày làm việc liền kề tiếp theo; đồng thời, thông báo bằng văn bản cho tổ chức tín dụng biết.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước
1. Vụ Chính sách tiền tệ
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định các nội dung liên quan đến việc phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước: khối lượng, lãi suất, thời hạn, ngày thanh toán, phương thức phát hành và các nội dung khác; mua lại trước hạn tín phiếu Ngân hàng Nhà nước phát hành theo phương thức bắt buộc.
2. Sở Giao dịch
a) Thực hiện các trách nhiệm theo quy định hiện hành về đấu thầu tín phiếu Ngân hàng Nhà nước qua nghiệp vụ thị trường mở;
b) Đối với phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước theo phương thức bắt buộc:
(i) Thông báo về việc phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước theo phương thức bắt buộc cho tổ chức tín dụng theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
(ii) Thực hiện phát hành, thu tiền bán, tính số tiền phạt chậm thanh toán, thanh toán tín phiếu Ngân hàng Nhà nước khi đến hạn cho tổ chức tín dụng, hạch toán kế toán theo quy định;
(iii) Thực hiện việc xử lý trường hợp tổ chức tín dụng không thanh toán hoặc thanh toán không đủ số tiền mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước phát hành theo phương thức bắt buộc theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư này; Có văn bản gửi Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng danh sách tổ chức tín dụng không thanh toán đủ số tiền mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước phát hành theo phương thức bắt buộc ngay sau khi hết thời hạn trích nợ;
(iv) Đầu mối xử lý các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước theo phương thức bắt buộc;
c) Thực hiện việc lưu ký và các thủ tục về chuyển giao quyền sở hữu tín phiếu Ngân hàng Nhà nước; Đầu mối tham mưu trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định cho phép Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam mở tài khoản lưu ký tín phiếu Ngân hàng Nhà nước tại Ngân hàng Nhà nước; 
d) Tổng hợp báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, đồng gửi Vụ Chính sách tiền tệ kết quả phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước sau từng đợt phát hành.
3. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Thông báo về việc phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước theo phương thức bắt buộc cho tổ chức tín dụng theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
b) Thực hiện phát hành, thu tiền bán, tính số tiền phạt chậm thanh toán, thanh toán tín phiếu Ngân hàng Nhà nước phát hành theo phương thức bắt buộc khi đến hạn cho tổ chức tín dụng, hạch toán kế toán theo quy định;
c) Thực hiện việc xử lý trường hợp tổ chức tín dụng không thanh toán hoặc thanh toán không đủ số tiền mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước phát hành theo phương thức bắt buộc theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư này; Có văn bản gửi Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng danh sách tổ chức tín dụng không thanh toán đủ số tiền mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước phát hành theo phương thức bắt buộc ngay sau khi hết thời hạn trích nợ;
d) Lập báo cáo về phát hành và thanh toán tín phiếu Ngân hàng Nhà nước theo phương thức bắt buộc gửi Sở Giao dịch ngay sau từng đợt phát hành;
đ) Đầu mối xử lý các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước theo phương thức bắt buộc.
4. Vụ Tài chính - Kế toán
Hướng dẫn việc hạch toán kế toán đối với các giao dịch tín phiếu Ngân hàng Nhà nước.
Điều 14. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 09/12/2019.
2. Thông tư này thay thế Quyết định số 362/1999/QĐ-NHNN1 ngày 08/10/1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước.
3. Bãi bỏ quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư số 24/2014/TT-NHNN ngày 06/9/2014 hướng dẫn một số nội dung về hoạt động bảo hiểm tiền gửi.
Điều 15. Tổ chức thực hiện Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc Bảo Hiểm tiền gửi Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./.

Nơi nhận:

- Như Điều 15;

- Ban lãnh đạo NHNN;

- Văn phòng Chính phủ;

- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);

- Công báo;

- Lưu: VP, PC, CSTT (3 bản).

 

 

KT.THỐNG ĐỐC

PHÓ THỐNG ĐỐC

 

 

 

 

Đoàn Thái Sơn

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE STATE BANK OF VIETNAM

-------------

 No. 16/2019/TT-NHNN

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

--------------

            Hanoi, October 22, 2019


CIRCULAR

On the issuance of the State Bank bills

 

Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam dated June 16, 2010;

Pursuant to the Law on Credit Institutions dated June 16, 2010 and the Law on amendments and supplements a number of Articles of the Law on Credit Institutions dated November 20, 2017;

Pursuant to the Government's Decree No. 16/2017/ND-CP dated February 17, 2017 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the State Bank of Vietnam;

At the proposal of the Director General of Monetary Policy Department;     

The Governor of the State Bank of Vietnam hereby promulgates the Circular on regulating the issuance of the State Bank bills.

 

Chapter I

 GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of adjustment

This Circular regulates the issuance of bills of the State Bank of Vietnam (herein referred to as the State Bank) for the implementation of the national monetary policy.

Article 2. Subjects of application

1. The State Bank.

2. Commercial banks, foreign bank branches, financial companies, cooperative banks, policy banks (hereinafter referred to as credit institutions).

3. Deposit Insurance of Vietnam.

Article 3. Interpretation of terms

1. The State Bank bills are short-term valuable papers issued by the State Bank for the implementation of the national monetary policy.

2. The date of payment of the State Bank bills is the date that the credit institutions have to transfer money for purchasing the State Bank bills.

3. The issuing date of the State Bank's bills is the date of payment of the State Bank bills and the bases for determining the payment due date of the State Bank bills.

4. The duration of the State Bank bills is the period of time starting from the following date of the issuing dated of the State Bank bills to the payment due date of the State Bank bills.

 

Chapter II

 SPECIFIC PROVISIONS

 

Article 4. Conditions and basic terms

1. Subjects: The State Bank bills shall be issued to credit institutions having Vietnam dong payment accounts at the State Bank.

2. Currency: The State Bank bills shall be issued, accounted and purchased in Vietnam dong (VND).

3. Duration: The duration of the State Bank bills shall be decided by the State Bank and must not exceed 364 days.

4. Face values: Face value of the State Bank bills is VND 100,000 or multiples of VND 100,000.

5. Form: The State Bank bills shall be issued in the form of book entry.

6. Interest rate: The interest rate of State Bank's bills shall be decided by the State Bank in accordance with the evolution of the monetary market and the objective of administration of the monetary policy in each period.

7. The State Bank bills shall be issued with the selling prices which are lower than their face values and shall be paid once with the face values of the State Bank bills when they come to due.

Article 5. Sale prices of State Bank bills

1. The selling price shall be determined according to the following formula:

In which:

G:      The selling price of one (01) State Bank bill;

Mg:   Face value of State Bank bills;

L:      The interest rate of the State Bank (%/year)

t:       The duration of the State Bank bills (the number of days).

2. The proceeds from the selling the State Bank shall be determined in the following formula:

GG = G x N

In which:

GG:  The proceeds from selling the State Bank bills;

G:     The selling price of one (01) State Bank bill;

N:     The quantity of bills issued by the State Bank.

Article 6. Modes of issuance of State Bank bills

1. The State Bank bills shall be issued in the form of bidding or compulsory.

2. Distribution by bidding mode:

The issuance of State Bank bills by bidding mode shall comply with the State Bank's regulations on bidding through the open market operations.

3. Distribution by compulsory mode:

a) Based on the monetary policy objectives in each period and actual situation, the State Bank shall decide on the issuance of State Bank bills by the compulsory mode to credit institutions. The credit institutions shall have to buy the State Bank bills that are issued by the compulsory mode in accordance with decisions of the Governor of the State Bank;

b) In case of necessity, the State Bank may consider to buy back the State Bank bills before the maturity date. The Governor of the State Bank shall decide on the buy-back of State Bank bills that are issued by the compulsory mode.

Article 7. Payment

1. The credit institutions shall make the payment for the purchase of State Bank bills issued by the mode of bidding according to the regulations of the State Bank on the open market operations.

2. The credit institution shall make payment for the purchase of State Bank bills issued in the form of compulsory as follows: The credit institution shall transfer the purchase money to the account designated by the State Bank within the day of payment of the State Bank bills. The credit institution must ensure full information on the money transfer order at the request of the State Bank.

3. By the maturity date of the State Bank bills, the State Bank shall make the payment with the amount equivalent to the face value of the State Bank bills for the credit institutions. In case the maturity date is the weekend-end or holiday, the payment of the State Bank's bills shall be made on the following day of that day-off.

Article 8. Costs of issuance and interest of bills

The expense for the issuance and payment of interest on credit bills shall be accounted into the operational cost of the State Bank by the State Bank.

Article 9. Use of State Bank bills in the State Bank's transactions

The State Bank bills shall be used for transactions of the State Bank according to the State Bank Governor's decisions in each period.

Article 10. Purchase and pledge of State Bank bills

1. Credit institutions are allowed to purchase and pledge of State Bank among them bills in accordance with laws provisions.

2. Deposit Insurance of Vietnam is allowed to buy the State Bank bills from credit institutions on the basis of agreement between Deposit Insurance of Vietnam and the credit institution.

Article 11. Depository

The State Bank bills shall be deposited at the State Bank as regulated by the State Bank on depository and using of value papers the State Bank.

Article 12. Handling in case credit institution do not make payment or not paying sufficient amount for buying the State Bank bills

1. Handling the credit institutions which do not make payment or not paying sufficient amount for buying the State Bank bills in the mode of bidding according to the regulations of the State Bank on the open market operations.

2. Handling the credit institutions which do not make payment or not paying sufficient amount for buying the State Bank bills shall be implemented as follow:

a) At the final day of purchasing the State Bank bills, the State Bank (the State Bank operations department, provincial level branches) shall make automatic deduction from the payment account of the credit institution opened at the State Bank until fulfill the purchase of State Bank bills and notice the credit institution by written document.

b) In case the payment account of the credit institution is not sufficient for the payment, the credit institution shall have to bear the penalty for late payment and the interest rate shall be calculated as interest rate for overnight loan of interbank electronic payment. Amount of daily penalty for late payment shall be determined in the following formula:

In which:

P:   Daily amount of penalty for late payment;

G:  The lack amount calculated at the end of the day:

Lp: Interest rate for overnight loan of interbank electronic payment as regulated in the Decision of the Governor of The State Bank at the counting date of the penalty for late payment.

c) Within 15 workings day from the payment day, the State Bank (the State Bank operations department, provincial level branches) shall daily and automatically deduct from the payment account of the credit institution opened at the State Bank until fulfill the lack amount of bills purchase and penalty for late payment remain; the former amount shall be deducted in advance, the later amount shall be deducted later;

d) In case the due date of payment prescribed at point c this Article expired:

(i) The credit institutions fails to make full payment for the purchase of bills of the State Bank shall be administratively sanctioned according to provisions on sanctioning of administrative violations in the field of currency and banking;

(ii) The State Bank (the State Bank operations department, provincial level branches) shall: Terminate the unpaid State Bank bills calculated in face value which allowed to be rounded up to the multiple of the State Bank bills face value; stop calculate the penalty for late payment and simultaneously, continue to deduct from the payment account or other resource of the credit institution (if any) until fulfill the penalty for late payment.

dd) The State Bank (the State Bank operations department, provincial level branches) determines the lack amount and penalty amount at the end of the working day and make the automatic deduction from payment account of the credit institution to revoke such amount at the following working day and notice the credit institution by written document.

 

Chapter II

IMPLEMENTATION

 

Article 13. Responsibilities of the units affiliated to the State Bank

1. The Monetary Policy Department:

 Take the prime responsibility and cooperate with concern units to submit to the Governor of the State Bank for decision on a number of content related to the State Bank bills issuance: The volume, expected interest, term, payment date, method of issuance and other contents; re-buy the bills in advance at compulsory mode:

2. The State Bank Operation Department

a) To conduct the responsibilities as current regulations on auction of State Bank bills via open market operation.

b) For compulsory issuance of State Bank bill:

(i) To notice on compulsory issuance of State Bank bills for credit institutions as regulated in the Governor’s Decision.

(ii) To issue, collect the payment, determine the penalty for late payment, pay the bills at the due date for the credit institutions, implement accounting activities as regulated;

(iii) To handle in case credit institution do not make payment or not paying sufficient amount for buying the State Bank bills in compulsory mode as regulated in Clause 2Article 12 this Circular; to submit to the Banks Inspectorate authority, the Banks supervisor authority the list of credit institutions fail on making sufficient payment for compulsory issued State Bank bills after the due date;

(iv) To be the lead in handling problems and difficulties arising in the issuing the State Bank bills in compulsory mode;

c) To make depository and procedures on transferring ownership of State Bank bills; to be the lead on advising the Governor of the State Bank to his Decision to allow Deposit Insurance of Vietnam open bills depository account at the State Bank; 

d) To synthesize and report to the Governor and the Monetary Policy Department the result of issuing State Bank bills after each session.

3. State Bank branches in provinces, centrally run cities:

a) To make announcement on compulsory issuance of State Bank bills for credit institutions as regulated in the Governor’s Decision.

b) To issue, collect the payment, determine the penalty for late payment, pay the bills at the due date for the credit institutions, implement accounting activities as regulated;

c) To handle in case credit institution do not make payment or not paying sufficient amount for buying the State Bank bills in compulsory mode as regulated in Clause 2Article 12 this Circular; to submit to the Banks Inspectorate authority, the Banks supervisor authority the list of credit institutions fail on making sufficient payment for compulsory issued State Bank bills after the due date;

d) To prepare report on issuance and payment of State Bank bills in compulsory mode and send to the Bank Operation Department right after issuance session;

dd) To be the lead in handling problems and difficulties arising in the issuing the State Bank bills in compulsory mode;

4. Department of Financial and Accounting

To guide the accounting activities for State Bank bills transactions.

Article 14. Implementation

1. This Circular takes effect on December 09, 2019.

2. This Decision replace the Decision No. 362/1999/QD-NHNN1 dated October 08, 1999 of the Governor of the State Bank on the issuance of the Regulation on the issuing the State Bank Bills.

3. To annul the regulation in Clause 2 Article 13 Circular No. 24/2014/TT-NHNN on guiding a number of regulation on deposit insurance.

Article 15. Organisation of implementation

The Chef Office, the Director of the Monetary Policy Department and heads of related units affiliated to the State Bank, Director of the provincial level State Bank branches, Chairperson of the Management Board, Chairperson of the Member Council and General Director (Director) of credit institutions, Chairperson of the Management Board and the General Director of Deposit Insurance of Vietnam shall implement this Circular./.


For the Governor

The Deputy Governor

Doan Thai Son     

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 16/2019/TT-NHNN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 16/2019/TT-NHNN PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 26/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính bãi bỏ Thông tư 132/2016/TT-BTC ngày 18/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chuẩn bị và tổ chức Hội nghị cấp cao Hợp tác chiến lược kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mê Công lần thứ bảy, Hội nghị cấp cao Hợp tác bốn nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ tám và Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về Mê Công tại Việt Nam

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất