Thông tư 15/2019/TT-BTC cơ chế quản lý tài chính Quỹ bảo lãnh tín dụng DN nhỏ và vừa

thuộc tính Thông tư 15/2019/TT-BTC

Thông tư 15/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:15/2019/TT-BTC
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Huỳnh Quang Hải
Ngày ban hành:18/03/2019
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Doanh nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

06 khoản không được tính vào chi phí hoạt động Quỹ bảo lãnh tín dụng
Thông tư 15/2019/TT-BTC hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được Bộ Tài chính ban hành ngày 18/3/2019.

Theo đó, các khoản Quỹ bảo lãnh tín dụng không được tính vào chi phí hoạt động của Quỹ bao gồm:

Thứ nhất, các khoản thiệt hại đã được Nhà nước hỗ trợ hoặc cơ quan bảo hiểm, bên gây thiệt hại bồi thường. Thứ hai, các khoản chi phạt do vi phạm hành chính, bao gồm: Vi phạm pháp luật giao thông, vi phạm pháp luật kế toán thống kê và các khoản vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, các khoản chi không có hóa đơn hoặc chứng từ chi không hợp lệ, hợp pháp. Thứ tư, các khoản chi thuộc nguồn kinh phí khác đài thọ. Thứ năm, các khoản chi ủng hộ địa phương, các tổ chức xã hội, các cơ quan khác. Thứ sáu, các khoản chi vượt định mức theo quy định tại Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Bên cạnh đó, Thông tư còn quy định về nguồn vốn hoạt động; Quản lý sử dụng vốn; Xử lý tổn thất tài sản; Thu nhập; Chi phí của Quỹ bảo lãnh tín dụng…

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/6/2019.

Văn bản này: Hướng dẫn cho Nghị định 34/2018/NĐ-CP thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; Làm hết hiệu lực Thông tư 147/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Từ ngày 15/11/2020, Thông tư này bị sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 84/2020/TT-BTC.

Xem chi tiết Thông tư15/2019/TT-BTC tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
-------


Số: 15/2019/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Nội, ngày 18 tháng 03 năm 2019

QUYẾT ĐỊNH

HƯỚNG DẪN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 06 năm 2015;

Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 06 năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày 12 tháng 06 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 07 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 34/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 03 năm 2018 của Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dn cơ chế quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
Thông tư này quy định về:
a) Chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương (sau đây viết tắt là Quỹ bảo lãnh tín dụng hoặc Quỹ) được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 34/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 03 năm 2018 của Chính phủ (sau đây viết tắt là Nghị định số 34/2018/NĐ-CP của Chính phủ);
b) Đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Quỹ bảo lãnh tín dụng;
b) Tổ chức cho vay theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định số 34/2018/NĐ-CP của Chính phủ;
c) Doanh nghiệp nhỏ và vừa được cấp bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Nghị định số 34/2018/NĐ-CP của Chính phủ;
d) Tổ chức và cá nhân khác có liên quan.
Điều 2. Nguyên tắc quản lý tài chính
Quỹ bảo lãnh tín dụng tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình theo quy định của pháp luật; thực hiện bảo toàn và phát triển vốn, bù đắp chi phí và rủi ro trong hoạt động; hoạt động theo nguyên tắc công khai, minh bạch, tiết kiệm và hiệu quả theo quy định tại Nghị định số 34/2018/NĐ-CP của Chính phủ, quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
Chương II
QUẢN LÝ VỐN VÀ TÀI SẢN CỦA QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG
Điều 3. Nguồn vốn hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng
Nguồn vốn hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện theo quy định tại Điều 40 Nghị định số 34/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
Điều 4. Quản lý, sử dụng vốn của Quỹ bảo lãnh tín dụng
Quỹ bảo lãnh tín dụng quản lý, sử dụng vốn theo quy định tại Điều 41 Nghị định số 34/2018/NĐ-CP.
Điều 5. Bảo đảm an toàn vốn và tài sản
Quỹ bảo lãnh tín dụng có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về bảo đảm an toàn vốn và tài sản của Quỹ, gồm:
1. Quản lý và sử dụng vốn, tài sản theo đúng mục đích, đúng quy định tại Nghị định số 34/2018/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Mua bảo hiểm tài sản, bảo hiểm rủi ro hoạt động bảo lãnh tín dụng và các bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật.
3. Trích lập dự phòng rủi ro:
a) Trích lập dự phòng rủi ro bảo lãnh đầy đủ vào chi phí hoạt động của Quỹ theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 34/2018/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan;
b) Trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro khác theo quy định áp dụng đối với doanh nghiệp.
4. Xử lý tổn thất về tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều này, điểm b khoản 3 Điều 43 Nghị định số 34/2018/NĐ-CP của Chính phủ và Điều 8 Thông tư này.
5. Tuân thủ đầy đủ các quy định về đối tượng, điều kiện, phạm vi bảo lãnh, giới hạn cấp bảo lãnh và các nội dung liên quan đến hoạt động bảo lãnh tín dụng của Quỹ theo quy định tại Nghị định số 34/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
6. Không được sử dụng nguồn vốn hoạt động để thực hiện các mục đích kinh doanh tiền tệ, đầu tư chứng khoán, góp vốn, mua cổ phần doanh nghiệp, kinh doanh bất động sản và các hoạt động kinh doanh, đầu tư không được phép khác (trừ tiền nhàn rỗi của Quỹ được sử dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 41 Nghị định số 34/2018/NĐ-CP của Chính phủ).
7. Không được huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân; phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, tín phiếu.
8. Thực hiện các biện pháp khác về bảo đảm an toàn vốn theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Phân loại nợ, trích lập quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh và xử lý rủi ro
1. Việc phân loại nợ, trích lập quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh và xử lý rủi ro của Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện theo quy định tại Điều 36 và Điều 37 Nghị định số 34/2018/NĐ-CP của Chính phủ và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Thời điểm trích lập dự phòng rủi ro: Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện trích lập quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
Điều 7. Quản lý tài sản
1. Quỹ bảo lãnh tín dụng xây dựng Quy chế quản lý hoạt động đầu tư xây dựng, mua sắm và quản lý tài sản cố định, trình Chủ tịch Quỹ phê duyệt theo quy định tại Nghị định số 34/2018/NĐ-CP của Chính phủ, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng và các quy định pháp luật có liên quan.
2. Đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định của Quỹ bảo lãnh tín dụng:
a) Thẩm quyền quyết định dự án đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định của Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 34/2018/NĐ-CP của Chính phủ, Điều lệ tổ chức và hoạt động, Quy chế quản lý hoạt động đầu tư xây dựng, mua sắm và quản lý tài sản cố định của Quỹ bảo lãnh tín dụng và quy định của pháp luật có liên quan;
b) Trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng, mua sắm và sửa chữa tài sản cố định của Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện theo quy định của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và Quy chế quản lý hoạt động đầu tư xây dựng, mua sắm và quản lý tài sản cố định của Quỹ bảo lãnh tín dụng;
c) Việc đầu tư, mua sắm phương tiện đi lại phục vụ hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng áp dụng theo quy định như đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và Quy chế quản lý hoạt động đầu tư xây dựng, mua sắm và quản lý tài sản cố định của Quỹ bảo lãnh tín dụng;
d) Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện việc đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản cố định phục vụ cho hoạt động của Quỹ trong phạm vi nguồn vốn của Quỹ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 41 Nghị định số 34/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
3. Nguyên tắc trích khấu hao, chế độ quản lý, sử dụng và thời gian trích khấu hao tài sản cố định: Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện theo quy định về khấu hao tài sản cố định áp dụng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và Quy chế quản lý hoạt động đầu tư xây dựng, mua sắm và quản lý tài sản cố định của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
4. Cho thuê tài sản cố định:
a) Quỹ bảo lãnh tín dụng được quyền cho thuê tài sản cố định theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn theo quy định của pháp luật đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
b) Cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định của Quỹ bảo lãnh tín dụng là cấp quyết định việc cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản cố định.
5. Thanh lý, nhượng bán tài sản cố định:
a) Quỹ bảo lãnh tín dụng được quyền chủ động nhượng bán, thanh lý tài sản cố định đã hư hỏng, lạc hậu kỹ thuật, không có nhu cầu sử dụng hoặc không sử dụng được;
b) Cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định của Quỹ bảo lãnh tín dụng là cấp có thẩm quyền quyết định việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định;
c) Phương thức, trình tự, thủ tục thanh lý, nhượng bán tài sản cố định của Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện theo quy định của pháp luật áp dụng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và Quy chế quản lý hoạt động đầu tư xây dựng, mua sắm và quản lý tài sản cố định của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
6. Kiểm kê tài sản và đánh giá lại tài sản cố định:
a) Quỹ bảo lãnh tín dụng phải tổ chức kiểm kê định kỳ hoặc đột xuất để xác định số lượng tài sản cố định trong các trường hợp: Khi khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm; sau khi xảy ra thiên tai, dịch họa hoặc vì lý do nào đó gây ra biến động tài sản của Quỹ bảo lãnh tín dụng; theo quy định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Đối với tài sản thừa, thiếu, phải xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tổ chức và cá nhân có liên quan và xác định mức bồi thường vật chất theo quy định tại Nghị định số 34/2018/NĐ-CP của Chính phủ và Điều 8 Thông tư này;
c) Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện đánh giá lại tài sản cố định theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật;
d) Việc đánh giá lại tài sản cố định và xử lý hạch toán đối với các khoản chênh lệch tăng hoặc giảm giá trị do đánh giá lại tài sản của Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện theo quy định đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Điều 8. Xử lý tổn thất tài sản của Quỹ bảo lãnh tín dụng
Khi bị tổn thất về tài sản, Quỹ bảo lãnh tín dụng phải thành lập Hội đồng để xác định mức độ tổn thất, nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý như sau:
1. Xác định rõ các nguyên nhân khách quan, bất khả kháng (thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ, rủi ro chính trị) và nguyên nhân chủ quan.
2. Nếu do nguyên nhân chủ quan thì cá nhân, tập thể gây ra tổn thất phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Quỹ bảo lãnh tín dụng quy định cụ thể việc bồi thường và quyết định mức bồi thường phù hợp với quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
3. Nếu tài sản đã mua bảo hiểm thì xử lý theo quy định của pháp luật về bảo hiểm.
4. Sử dụng các khoản dự phòng được trích lập trong chi phí để bù đắp theo quy định tại Nghị định số 34/2018/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư này và pháp luật có liên quan.
5. Giá trị tổn thất sau khi đã bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể và tổ chức bảo hiểm và sử dụng dự phòng được trích lập trong chi phí, nếu thiếu được hạch toán vào chi phí trong kỳ của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
Chương III
QUẢN LÝ THU NHẬP, CHI PHÍ VÀ PHÂN PHỐI KẾT QUẢ TÀI CHÍNH
Điều 9. Thu nhập của Quỹ bảo lãnh tín dụng
Thu nhập của Quỹ bảo lãnh tín dụng là các khoản phải thu phát sinh trong kỳ, được xác định phù hợp với các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định của pháp luật có liên quan, có hóa đơn hoặc chứng từ hợp lệ và phải được hạch toán đầy đủ vào doanh thu, bao gồm:
1. Thu từ hoạt động nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng:
a) Thu phí thẩm định hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh tín dụng;
b) Thu phí bảo lãnh tín dụng;
c) Thu lỗi nhận nợ bắt buộc đối với khách hàng.
2. Thu từ hoạt động tài chính;
a) Thu lãi tiền gửi;
b) Thu lãi đầu tư trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, công trái xây dựng tổ quốc, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh;
c) Thu từ phí quản lý các nguồn viện trợ, hỗ trợ, tài trợ, đóng góp (nếu có);
d) Thu phí nhận ủy thác của chính quyền địa phương, các quỹ tài chính địa phương, các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước (bên ủy thác) để thực hiện yêu cầu của bên ủy thác theo quy định của pháp luật.
3. Thu nhập khác:
a) Thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản;
b) Thu tiền bảo hiểm được bồi thường (phần còn lại sau khi đã bù đắp tổn thất xảy ra);
c) Thu phạt vi phạm hợp đồng kinh tế;
d) Thu từ các hoạt động dịch vụ, thu từ cho thuê tài sản của Quỹ bảo lãnh tín dụng;
đ) Thu chênh lệch tỷ giá (nếu có);
e) Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
4. Quỹ bảo lãnh tín dụng có trách nhiệm thu đúng, thu đủ và kịp thời các khoản thu theo chế độ quy định.
Điều 10. Chi phí của Quỹ bảo lãnh tín dụng
Chi phí của Quỹ bảo lãnh tín dụng là các khoản chi phí phải chi phát sinh trong kỳ cần thiết cho hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng, tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa thu nhập và chi phí, có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ theo quy định của pháp luật, bao gồm:
1. Chi phí hoạt động nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng:
a) Chi trả lãi tiền vay và chi phí huy động vốn khác theo quy định của pháp luật;
b) Chi trích lập quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh theo quy định Điều 6 Thông tư này;
c) Chi bảo hiểm rủi ro nghiệp vụ hoạt động bảo lãnh và các loại bảo hiểm khác theo quy định tại Nghị định số 34/2018/NĐ-CP của Chính phủ và quy định của pháp luật liên quan;
d) Chi chênh lệch tỷ giá (nếu có);
đ) Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí đối với các hoạt động phải nộp theo quy định pháp luật hiện hành;
e) Chi khác cho hoạt động nghiệp vụ: Chi để thu hồi các khoản nợ đã xóa, thu hồi nợ xấu, chi trả phí dịch vụ thu hồi nợ cho các tổ chức được phép thực hiện dịch vụ thu hồi nợ theo quy định của pháp luật; chi cho hoạt động mua bán nợ; chi thu giữ, bảo quản, khai thác các tài sản bảo đảm trong quá trình xử lý nợ xấu theo thực tế phát sinh; chi xử lý khoản tổn thất về vốn, tài sản và các khoản trả nợ thay sau khi đã bù đắp bằng các nguồn theo quy định; chi thuê luật sư, tư vấn pháp lý, án phí, lệ phí thi hành án; chi trả các khoản nợ đã xác định không còn đối tượng trả và hạch toán vào thu nhập nhưng sau đó lại xác định được chủ nợ; chi các khoản đã hạch toán vào thu nhập nhưng thực tế không thu được và không hạch toán giảm thu nhập; chi phí ủy thác, các chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ các hoạt động nghiệp vụ, chi khác theo quy định của pháp luật.
2. Chi cho hoạt động tài chính: Các khoản chi liên quan đến hoạt động gửi tiền tại các ngân hàng thương mại và các chi phí hoạt động tài chính khác theo quy định tại Thông tư này.
3. Chi hoạt động bộ máy:
Chi cho người lao động và quản lý của Quỹ bảo lãnh tín dụng theo chế độ của Nhà nước quy định đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ:
a) Chi cho người lao động: Chi tiền lương, phụ cấp lương, tiền công, các khoản đóng góp theo lương: Chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, kinh phí công đoàn theo quy định; chi các khoản chi ăn ca, chi lao động nữ, chi bảo hộ lao động, chi trang phục giao dịch theo quy định của pháp luật; chi y tế, nghỉ phép theo chế độ hàng năm; chi trợ cấp thôi việc, chi hỗ trợ mất việc làm cho người lao động và các khoản chi liên quan đến việc thực hiện tinh giản biên chế khi Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện tái cơ cấu theo đề án được duyệt; các khoản chi khác cho nhân viên theo quy định của pháp luật;
b) Chi hoạt động quản lý và công vụ: Chi công tác phí cho người lao động và người quản lý của Quỹ đi công tác trong nước và nước ngoài; chi mua sắm vật tư, thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm, giấy, mực in chi tài liệu, sách báo và các vật liệu khác; chi cước phí bưu điện, điện thoại và truyền tin; chi phí thuê tài sản, thiết bị phục vụ hoạt động của Quỹ; chi hội nghị, hội thảo, tập huấn, đào tạo cán bộ Quỹ; chi phí tuyên truyền, in ấn tài liệu, lễ tân, khánh tiết, giao dịch, đối ngoại, chi đoàn ra, đoàn vào; chi tiếp khách, tuyên truyền, quảng cáo theo quy định của pháp luật; chi cho công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán đối với hoạt động Quỹ; chi hỗ trợ cho các hoạt động của tổ chức Đảng, đoàn thể của Quỹ; chi về điện nước, vệ sinh cơ quan, bảo vệ môi trường, y tế cơ quan; các khoản chi phí khác phù hợp với quy định của pháp luật;
c) Chi về tài sản: Chi khấu hao tài sản cố định theo quy định chung đối với các doanh nghiệp; chi mua sắm công cụ, dụng cụ; chi thuê tài sản; chi bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa và vận hành tài sản; chi bảo hiểm tài sản, chi nhượng bán, thanh lý tài sản không bao gồm giá trị còn lại của tài sản cố định thanh lý, nhượng bán (nếu có).
4. Định mức chi phí quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Trường hợp pháp luật chưa có quy định hoặc không khống chế định mức chi, Quỹ bảo lãnh tín dụng căn cứ vào khả năng tài chính, xây dựng định mức, quyết định việc chi tiêu đảm bảo phù hợp, hiệu quả và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
5. Việc xác định doanh thu, chi phí khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp của Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
Điều 11. Các khoản Quỹ bảo lãnh tín dụng không được tính vào chi phí hoạt động của Quỹ
1. Các khoản thiệt hại đã được Nhà nước hỗ trợ hoặc cơ quan bảo hiểm, bên gây thiệt hại bồi thường.
2. Các khoản chi phạt do vi phạm hành chính, bao gồm: Vi phạm pháp luật giao thông, vi phạm pháp luật kế toán thống kê và các khoản vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.
3. Các khoản chi không có hóa đơn hoặc chứng từ chi không hợp lệ, hợp pháp.
4. Các khoản chi thuộc nguồn kinh phí khác đài thọ.
5. Các khoản chi ủng hộ địa phương, các tổ chức xã hội, các cơ quan khác.
6. Các khoản chi vượt định mức theo quy định tại Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Điều 12. Kết quả tài chính, phân phối kết quả tài chính
1. Kết quả tài chính và phân phối kết quả tài chính của Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện theo quy định tại Điều 43 Nghị định số 34/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi:
a) Quỹ bảo lãnh tín dụng xếp loại A được trích 3 tháng lương thực hiện cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi;
b) Quỹ bảo lãnh tín dụng xếp loại B được trích 1,5 tháng lương thực hiện cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi;
c) Quỹ bảo lãnh tín dụng xếp loại C được trích 01 tháng lương thực hiện cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi.
3. Trích lập quỹ thưởng người quản lý (gồm Chủ tịch, Kiểm soát viên, Giám đốc, các Phó Giám đốc và Kế toán trưởng Quỹ bảo lãnh tín dụng):
a) Quỹ bảo lãnh tín dụng xếp loại A được trích 1,5 tháng lương thực hiện của người quản lý;
b) Quỹ bảo lãnh tín dụng xếp loại B được trích 01 tháng lương thực hiện của người quản lý;
c) Quỹ bảo lãnh tín dụng xếp loại C thì không được trích lập quỹ thưởng của người quản lý.
4. Trường hợp chênh lệch thu - chi còn lại sau khi trích lập quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính mà không đủ nguồn để trích các quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ thưởng người quản lý theo mức quy định thì Quỹ bảo lãnh tín dụng được giảm trích lập quỹ đầu tư phát triển để bổ sung nguồn trích lập đủ quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ thưởng người quản lý nhưng phải đảm bảo mức trích tối thiểu vào quỹ đầu tư phát triển theo quy định tại Điều 43 Nghị định số 34/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
Điều 13. Quản lý và sử dụng các quỹ
Việc quản lý và sử dụng các quỹ của Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện theo quy định tại Điều 43 Nghị định số 34/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
Chương IV
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ XẾP LOẠI QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG
Điều 14. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động
1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động hàng năm của Quỹ bảo lãnh tín dụng, bao gồm:
a) Chỉ tiêu 1: Tăng trưởng doanh số cấp bảo lãnh tín dụng;
b) Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ nợ đã trả thay cho doanh nghiệp;
c) Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ thu hồi nợ bắt buộc đối với hoạt động bảo lãnh tín dụng hàng năm;
d) Chỉ tiêu 4: Tổng thu nhập trừ tổng chi phí;
đ) Chỉ tiêu 5: Tình hình chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn, tài sản, nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, chế độ báo cáo tài chính của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
2. Cách thức xác định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động hàng năm của Quỹ bảo lãnh tín dụng:
a) Chỉ tiêu tăng trưởng doanh số bảo lãnh cấp tín dụng được xác định trên doanh số bảo lãnh thực hiện quy định tại báo cáo hoạt động nghiệp vụ hàng năm do Chủ tịch Quỹ phê duyệt và số kế hoạch được Chủ tịch Quỹ bảo lãnh tín dụng giao hàng năm;
b) Chỉ tiêu tỷ lệ nợ đã trả thay cho doanh nghiệp được xác định trên cơ sở tỷ lệ nợ thực tế đã trả thay cho doanh nghiệp quy định tại báo cáo hoạt động nghiệp vụ hàng năm do Chủ tịch Quỹ phê duyệt và số kế hoạch được Chủ tịch Quỹ bảo lãnh tín dụng giao hàng năm;
c) Chỉ tiêu tỷ lệ thu hồi nợ bắt buộc được xác định bằng tỷ lệ số nợ gốc thực thu trên tổng nợ gốc phải thu đến hạn trong năm của khoản đã trả nợ thay cho bên được bảo lãnh và chỉ tiêu này xác định trên cơ sở tỷ lệ thực hiện quy định tại báo cáo hoạt động nghiệp vụ hàng năm do Chủ tịch Quỹ phê duyệt và kế hoạch được Chủ tịch Quỹ bảo lãnh tín dụng giao hàng năm;
d) Chỉ tiêu tổng thu nhập trừ tổng chi phí được xác định trên số thực hiện quy định tại báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính năm theo quy định và số kế hoạch được Chủ tịch Quỹ bảo lãnh tín dụng giao hàng năm;
đ) Chỉ tiêu tình hình chấp hành chế độ, chính sách pháp luật: Căn cứ vào việc chấp hành và thực hiện các chế độ chính sách Nhà nước đã ban hành trong lĩnh vực tài chính, bao gồm: chế độ hạch toán kế toán, kiểm toán; chế độ báo cáo tài chính đối với Quỹ bảo lãnh tín dụng, chế độ về chi tiêu; chế độ về mua sắm và quản lý tài sản để xác định chỉ tiêu này. Việc chấp hành chế độ, chính sách pháp luật là chấp hành đúng quy định, không có những hành vi thực hiện sai, bỏ sót, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời hoặc không thực hiện.
3. Các chỉ tiêu quy định tại điểm a, b, c, d khoản 2 Điều này không được điều chỉnh trong suốt kỳ thực hiện kế hoạch khi thực hiện đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ. Trường hợp điều chỉnh các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ tại khoản 1 và khoản 2 Điều này do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng (thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ, rủi ro chính trị), Chủ tịch Quỹ xem xét, quyết định sau khi có ý kiến chấp thuận của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh.
4. Chủ tịch Quỹ bảo lãnh tín dụng xây dựng các chỉ tiêu về tăng trưởng doanh số cấp bảo lãnh tín dụng, tỷ lệ nợ đã trả thay cho doanh nghiệp, tỷ lệ thu hồi nợ bắt buộc, tổng thu nhập trừ tổng chi phí trong kế hoạch tài chính hàng năm và các chỉ tiêu khác (nếu có) báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét có ý kiến chấp thuận trước khi ban hành quyết định. Thời gian báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh các chỉ tiêu này trước ngày 15 tháng 03 năm kế hoạch để làm căn cứ đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều này được áp dụng đối với các khoản bảo lãnh và nhận nợ bắt buộc kể từ thời điểm Nghị định số 34/2018/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực thi hành.
Điều 15. Phương pháp đánh giá hiệu quả và kết quả xếp loại Quỹ bảo lãnh tín dụng
1. Chỉ tiêu 1: Tăng trưởng doanh số bảo lãnh cấp tín dụng
a) Quỹ bảo lãnh tín dụng xếp loại A khi tỷ lệ tăng trưởng doanh số bảo lãnh thực hiện tối thiểu bằng 90% kế hoạch được giao trong năm;
b) Quỹ bảo lãnh tín dụng xếp loại B khi tỷ lệ tăng trưởng doanh số bảo lãnh thực hiện đạt từ 75% đến dưới 90% kế hoạch được giao;
c) Quỹ bảo lãnh tín dụng xếp loại C khi tỷ lệ tăng trưởng doanh số bảo lãnh thực hiện đạt dưới 75% kế hoạch được giao.
2. Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ nợ đã trả thay cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
a) Quỹ bảo lãnh tín dụng xếp loại A khi tỷ lệ nợ đã trả thay cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên tổng dư nợ bảo lãnh thực hiện bằng hoặc thấp hơn kế hoạch được giao;
b) Quỹ bảo lãnh tín dụng xếp loại B khi tỷ lệ nợ đã trả thay cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên tổng dư nợ bảo lãnh thực hiện từ trên 100% đến 110% kế hoạch được giao;
c) Quỹ bảo lãnh tín dụng xếp loại C khi tỷ lệ nợ đã trả thay cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên tổng dư nợ bảo lãnh thực hiện cao hơn 110% kế hoạch được giao.
3. Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ thu hồi nợ bắt buộc
a) Quỹ bảo lãnh tín dụng xếp loại A khi tỷ lệ thu hồi nợ bắt buộc thực hiện tối thiểu bằng 90% kế hoạch được giao trong năm;
b) Quỹ bảo lãnh tín dụng xếp loại B khi tỷ lệ thu hồi nợ bắt buộc thực hiện đạt từ 75% đến dưới 90% kế hoạch được giao;
c) Quỹ bảo lãnh tín dụng xếp loại C khi tỷ lệ thu hồi nợ bắt buộc thực hiện đạt dưới 75% kế hoạch được giao.
4. Chỉ tiêu 4: Tổng thu nhập trừ tổng chi phí
a) Quỹ bảo lãnh tín dụng xếp loại A khi tổng thu nhập trừ tổng chi phí thực hiện tối thiểu bằng 90% kế hoạch được giao trong năm;
b) Quỹ bảo lãnh tín dụng xếp loại B khi tổng thu nhập trừ tổng chi phí thực hiện đạt từ 75% đến dưới 90% kế hoạch được giao;
c) Quỹ bảo lãnh tín dụng xếp loại C khi tổng thu nhập trừ tổng chi phí thực hiện đạt dưới 75% kế hoạch được giao.
5. Chỉ tiêu 5: Tình hình chấp hành chế độ, chính sách pháp luật
a) Quỹ bảo lãnh tín dụng xếp loại A nếu không bị các cơ quan có thẩm quyền ra thông báo hoặc kết luận về các vi phạm cơ chế, chính sách thuộc nội dung tại tiết đ khoản 2 Điều 14 Thông tư này;
b) Quỹ bảo lãnh tín dụng xếp loại B khi vi phạm một trong các trường hợp sau: Bị Bộ Tài chính hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản về việc nộp báo cáo tình hình hoạt động, báo cáo tài chính và các báo cáo khác không đúng quy định, không đúng hạn từ lần thứ hai đối với từng loại báo cáo; Bị các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền, số tiền từng lần bị xử phạt không vượt quá 50.000.000 đồng (không bao gồm số tiền phải nộp để thực hiện khắc phục hậu quả) phát sinh trong năm tài chính thực hiện việc đánh giá xếp loại Quỹ;
c) Quỹ bảo lãnh tín dụng xếp loại C khi vi phạm một trong các trường hợp sau: Không nộp báo cáo tình hình hoạt động, báo cáo tài chính và các báo cáo khác theo quy định hoặc nộp báo cáo không đúng quy định, đúng thời hạn bị Bộ Tài chính hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản từ 3 (ba) lần trở lên đối với từng loại báo cáo; Bị các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính bằng các hình thức phạt tiền, số tiền từng lần bị xử phạt từ trên 50.000.000 đồng trở lên (không bao gồm số tiền phải nộp để thực hiện khắc phục hậu quả) phát sinh trong năm tài chính thực hiện việc đánh giá xếp loại Quỹ; Người quản lý điều hành Quỹ bảo lãnh tín dụng có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình thực thi nhiệm vụ của Quỹ đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
6. Việc đánh giá hiệu quả và xếp loại Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện trên cơ sở so sánh giữa kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ được giao với kết quả thực hiện và kết quả giám sát hoạt động Quỹ bảo lãnh tín dụng.
Điều 16. Tổng hợp xếp loại Quỹ bảo lãnh tín dụng
1. Quỹ bảo lãnh tín dụng xếp loại A khi không có chỉ tiêu xếp loại C, trong đó có ít nhất 2 (hai) chỉ tiêu trong các chỉ tiêu sau được xếp lại A gồm: chỉ tiêu 1, chỉ tiêu 2, chỉ tiêu 3, chỉ tiêu 4 và chỉ tiêu 5.
2. Quỹ bảo lãnh tín dụng xếp loại C khi có từ 2 (hai) chỉ tiêu trong 5 (năm) chỉ tiêu trở lên xếp loại C.
3. Quỹ bảo lãnh tín dụng xếp loại B trong các trường hợp không được xếp loại A hoặc loại C.
4. Hàng năm, căn cứ các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động nêu tại Thông tư này, Quỹ bảo lãnh tín dụng báo cáo kết quả hoạt động và xếp loại gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thực hiện xếp loại đối với Quỹ bảo lãnh tín dụng.
Điều 17. Xếp loại người quản lý Quỹ bảo lãnh tín dụng
1. Người quản lý Quỹ bảo lãnh tín dụng hoàn thành tốt nhiệm vụ khi:
a) Thực hiện tốt các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của người quản lý theo quy định của Chính phủ về quản lý người có chức danh tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ;
b) Đạt hoặc vượt chỉ tiêu Chủ tịch Quỹ bảo lãnh tín dụng giao kế hoạch tăng trưởng doanh số bảo lãnh tín dụng, tỷ lệ thu hồi nợ bắt buộc. Hoàn thành hoặc hoàn thành vượt mức kế hoạch tài chính đã duyệt trước ngày 01 tháng 3 của năm đánh giá;
c) Quỹ bảo lãnh tín dụng xếp loại A theo quy định tại Thông tư này.
2. Người quản lý Quỹ bảo lãnh tín dụng không hoàn thành nhiệm vụ khi:
a) Không thực hiện tốt các tiêu chí đánh giá do kết quả hoạt động của người quản lý doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ;
b) Hoàn thành dưới 85% chỉ tiêu Chủ tịch Quỹ bảo lãnh tín dụng giao tăng trưởng doanh số bảo lãnh tín dụng, tỷ lệ thu hồi nợ bắt buộc. Hoàn thành dưới 90% kế hoạch tài chính đã duyệt trước ngày 01 tháng 3 của năm đánh giá;
c) Quỹ bảo lãnh tín dụng xếp loại C theo quy định tại Thông tư này.
3. Người quản lý Quỹ bảo lãnh tín dụng hoàn thành nhiệm vụ: Các trường hợp còn lại không thuộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Chương V
CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN, KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH, CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO VÀ KIỂM TOÁN
Điều 18. Kế toán, thống kê của Quỹ bảo lãnh tín dụng
1. Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về chế độ kế toán, thống kê, ghi chép đầy đủ chứng từ ban đầu, cập nhật sổ sách kế toán và phản ánh đầy đủ, kịp thời, trung thực, chính xác, khách quan các hoạt động của Quỹ.
2. Năm tài chính của Quỹ bảo lãnh tín dụng được tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm.
Điều 19. Kế hoạch tài chính hàng năm của Quỹ bảo lãnh tín dụng
1. Quỹ bảo lãnh tín dụng có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tài chính năm trình Chủ tịch Quỹ quyết định sau khi có ý kiến phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, gồm:
a) Kế hoạch nguồn vốn và sử dụng vốn; tổng thu nhập, tổng chi phí; kế hoạch mua sắm tài sản cố định theo Phụ lục 1, Phụ lục 2, Phụ lục 3, Phụ lục 4 và Phụ lục 5 đính kèm Thông tư này;
b) Tỷ lệ nợ đã trả thay cho doanh nghiệp, tỷ lệ thu hồi nợ bắt buộc.
2. Thời gian lập kế hoạch:
a) Trước ngày 01 tháng 11 hàng năm, Quỹ bảo lãnh tín dụng lập kế hoạch tài chính năm kế hoạch để trình Chủ tịch Quỹ xem xét, cho ý kiến;
b) Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, Chủ tịch Quỹ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về kế hoạch tài chính năm kế hoạch của Quỹ bảo lãnh tín dụng;
c) Trước ngày 30 tháng 3 năm kế hoạch, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, có ý kiến phê duyệt kế hoạch tài chính năm kế hoạch của Quỹ bảo lãnh tín dụng;
d) Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban nhân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch tài chính năm kế hoạch của Quỹ bảo lãnh tín dụng, Chủ tịch Quỹ ban hành Quyết định phê duyệt kế hoạch tài chính năm kế hoạch của Quỹ bảo lãnh tín dụng để Quỹ triển khai thực hiện và gửi cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan liên quan theo quy định để quản lý, giám sát.
Điều 20. Chế độ thông tin, báo cáo, kiểm toán và công khai báo cáo tài chính của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
Chế độ thông tin, báo cáo, kiểm toán và công khai báo cáo tài chính của Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện theo quy định tại Điều 44, Điều 45 Nghị định số 34/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
Bổ sung
Chương VI
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN
Điều 21. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
1. Thực hiện các trách nhiệm quy định tại Điều 58 Nghị định số 34/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Sửa đổi, bổ sung cơ chế quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Quỹ bảo lãnh tín dụng (khi cần thiết).
Điều 22. Trách nhiệm của Quỹ bảo lãnh tín dụng
1. Quỹ bảo lãnh tín dụng chịu trách nhiệm thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 34/2018/NĐ-CP của Chính phủ, hướng dẫn cụ thể tại Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2. Tuân thủ chế độ quản lý tài chính theo quy định tại Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
3. Trên cơ sở quy định tại Thông tư này và các quy định có liên quan, Quỹ có trách nhiệm ban hành các quy chế nghiệp vụ, quy chế quản lý tài chính để đảm bảo việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước do Quỹ quản lý an toàn, hiệu quả.
Chương VII
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 23. Điều khoản chuyển tiếp
Đối với những Quỹ bảo lãnh tín dụng đã thành lập, đang hoạt động và đang thực hiện cơ chế tài chính theo quy định tại Thông tư số 147/2014/TT-BTC ngày 08 tháng 10 năm 2014 của Bộ Tài chính về hướng dẫn một số điều của Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, xử lý số dư của các quỹ tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2018 (quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi) được trích lập theo Thông tư số 147/2014/TT-BTC như sau:
1. Số dư của quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ được kết chuyển vào quỹ đầu tư phát triển quy định tại Nghị định số 34/2018/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư này.
2. Số dư của các quỹ trích sau phân phối kết quả tài chính gồm: quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi được kết chuyển vào quỹ có cùng mục đích sử dụng theo quy định tại Điều 43 Nghị định số 34/2018/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư này.
Điều 24. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2019 và áp dụng từ năm tài chính 2019. Thông tư này thay thế Thông tư số 147/2014/TT-BTC ngày 08 tháng 10 năm 2014 về hướng dẫn một số điều của Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị có liên quan phản ánh về Bộ Tài chính để được hướng dẫn theo quy định của pháp luật./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Các Bộ, CQ ngang bộ, CQ thuộc Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước,
- Cơ quan TW của các đoàn thể;
- Công báo;
- Website Chính phủ; Bộ Tài chính;
- UBND, Sở Tài chính các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, TCNH (5).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Huỳnh Quang Hải

Phụ lục 1

KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NĂM...

(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2019/TT-BTC ngày 18/3/2019 của Bộ Tài chính)

I. Chỉ tiêu

Đơn vị tính: ....... đồng

TT

Nội dung

Thực hiện năm N-2

Thực hiện năm N-1

Kế hoạch năm N

So sánh

I

Tổng thu nhập

 

 

 

 

1

Thu hoạt động nghiệp vụ

 

 

 

 

2

Thu hoạt động tài chính

 

 

 

 

3

Thu nhập khác

 

 

 

 

II

Tổng chi phí

 

 

 

 

1

Chi phí hoạt động nghiệp vụ

 

 

 

 

2

Chi phí cho cán bộ, nhân viên Quỹ

 

 

 

 

3

Chi hoạt động quản lý công vụ

 

 

 

 

4

Chi phí khác

 

 

 

 

III

Kết quả tài chính trước thuế

 

 

 

 

IV

Nghĩa vụ với NSNN (nếu có)

 

 

 

 

V

Chênh lệch thu chỉ sau thuế

 

 

 

 

VI

Chỉ tiêu hoạt động nghiệp vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Thuyết minh

1. Đánh giá tình hình hoạt động nghiệp vụ của năm thực hiện.

2. Đánh giá tình hình tài chính của năm thực hiện (thu nhập, chi phí, lãi, lỗ).

3. Kế hoạch hoạt động nghiệp vụ cho năm kế hoạch.

4. Kế hoạch tài chính của năm kế hoạch, bao gồm các nội dung:

- Các giả định được sử dụng để xây dựng kế hoạch tài chính, kế hoạch thu nhập, chi phí, chênh lệch thu chi (chi tiết từng loại thu nhập - chi phí theo Phụ lục 2); lý do xây dựng kế hoạch tăng, giảm đối với từng loại thu nhập, chi phí.

- Kế hoạch nguồn vốn và sử dụng vốn.

- Kế hoạch đầu tư, mua sắm tài sản cố định (chi tiết theo Phụ lục 3).

- Kế hoạch lao động, tiền lương, tiền thưởng.

LẬP BIU
(Ký và ghi rõ họ tên)

PHỤ TRÁCH BỘ PHẬN
(Ký và ghi rõ họ tên)

.... ngày .... tháng....năm....
GIÁM ĐỐC
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Phụ lục 2

CHI TIẾT KẾ HOẠCH THU NHẬP - CHI PHÍ NĂM....

(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2019/TT-BTC ngày 18/3/2019 của Bộ Tài chính)

I. THU NHẬP

Đơn vị tính: ....... đồng

TT

Nội dung

Thực hiện năm N-2

Thực hiện năm N-1

Kế hoạch năm N

So sánh

I

Thu hoạt động nghiệp vụ

 

 

 

 

 

Chi tiết từng loại thu nhập

 

 

 

 

 

..........

 

 

 

 

II

Thu hoạt động tài chính

 

 

 

 

 

..........

 

 

 

 

 

..........

 

 

 

 

III

Thu nhập khác

 

 

 

 

 

..........

 

 

 

 

 

..........

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Thuyết minh đề nghị nêu rõ căn cứ xác định thu nhập và phân tích lý do tăng giảm từng loại thu nhập trong năm kế hoạch

II. CHI PHÍ

TT

Nội dung

Thực hiện năm N-2

Thực hiện năm N-1

Kế hoạch năm N

So sánh

I

Chi phí hoạt động nghiệp vụ

 

 

 

 

 

Chi tiết từng loại Chi phí

 

 

 

 

 

..........

 

 

 

 

 

..........

 

 

 

 

II

Chi phí cho cán bộ, nhân viên Quỹ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Chi hoạt động quản lý công vụ

 

 

 

 

 

..........

 

 

 

 

IV

Chi phí khác

 

 

 

 

 

..........

 

 

 

 

Ghi chú: Thuyết minh đề nghị nêu rõ căn cứ xây dựng chi phí và phân tích lý do tăng giảm từng loại Chi phí trong năm kế hoạch

Phụ lục 3

KẾ HOẠCH MUA SẮM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH NĂM ...

(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2019/TT-BTC ngày 18/3/2019 của Bộ Tài chính)

I. Kế hoạch mua sắm tài sản cố định

Đơn vị tính: ....... đồng

TT

Nội dung

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Ghi chú

 

Chi tiết

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

II. Thuyết minh

- Về tình hình tài sản hiện có.

- Dự kiến kế hoạch mua sắm tài sản cố định trong năm (nêu rõ lý do, sự cần thiết).

Phụ lục 4

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THU CHI TÀI CHÍNH NĂM ...

(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2019/TT-BTC ngày 18/3/2019 của Bộ Tài chính)

Đơn vị tính: ....... đồng

Số hiệu Tài khoản

Nội dung

Số phát sinh trong năm

Ghi chú

1

2

3

4

I

THU NHẬP

 

 

 

Thu nhập hoạt động nghiệp vụ

 

 

 

Chi tiết từng khoản mục thu nhập

 

 

 

................

 

 

 

Thu hoạt động tài chính

 

 

 

................

 

 

 

Thu nhập khác

 

 

 

................

 

 

II

CHI PHÍ

 

 

 

Chi phí hoạt động nghiệp vụ

 

 

 

Chi tiết từng khoản mục chi phí

 

 

 

................

 

 

 

Chi trích lập dự phòng rủi ro

 

 

 

Chi phí dự phòng rủi ro bảo lãnh

 

 

 

Chi phí dự phòng tài chính

 

 

 

Chi từ hoạt động tài chính

 

 

 

Chi phí cho cán bộ, nhân viên Quỹ

 

 

 

................

 

 

 

Chi phí cho quản lý và công vụ

 

 

 

Chi về tài sản

 

 

 

Chi phí khác

 

 

 

................

 

 

III

CHÊNH LỆCH THU CHI (III = I - II)

 

 

LẬP BI
(Ký và ghi rõ họ tên)

PHỤ TRÁCH BỘ PHẬN 
(Ký và ghi rõ họ tên)

.... ngày .... tháng....năm....
GIÁM ĐỐC
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Phụ lục 5

BÁO CÁO TÌNH HÌNH PHÂN PHỐI KẾT QUẢ TÀI CHÍNH VÀ SỬ DỤNG CÁC QUỸ NĂM ...

(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2019/TT-BTC ngày 18/3/2019 của Bộ Tài chính)

Đơn vị tính: ....... đồng

STT

Phân phi thu nhập

Số dư đầu năm

Số phát sinh trong năm

Số dư cuối năm

Ghi chú

Phát sinh tăng

Phát sinh giảm

 

 

1

2

3

4

5

6

7

1

Quỹ đầu tư phát triển

 

 

 

 

 

2

Quỹ dự phòng tài chính

 

 

 

 

 

3

Quỹ thưởng người quản lý

 

 

 

 

 

4

Quỹ khen thưởng

 

 

 

 

 

5

Quỹ phúc lợi

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

LẬP BI
(Ký và ghi rõ họ tên)

PHỤ TRÁCH BỘ PHẬN 
(Ký và ghi rõ họ tên)

.... ngày .... tháng....năm....
GIÁM ĐỐC
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

MINISTRY OF FINANCE

-------

No:15/2019/TT-BTC

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence – Freedom - Happiness

-------------------------

Ha Noi, March 18, 2019

 

DECISION

PROVIDING INSTRUCTIONS FOR FINANCIAL MANAGEMENT ANDOPERATION ASSESSMENT OFCREDIT GUARANTEE FUNDS FOR SMALL AND MEDIUM-SIZED ENTERPRISES

 

Pursuant to the Law on State Budget dated June 25, 2015;

Pursuant to the Law on Credit Institutions dated June 16, 2010 and Amendments of Law on Credit Institutions dated November 20, 2017;

Pursuant to the Law on Enterprises dated November 26, 2014;

Pursuant to the Law on Support for Small and Medium-Sized Enterprises dated June 12, 2017;

Pursuant to Decree No. 87/2017/ND-CP dated July 26, 2017 of the Government regulating functions, obligations, authorization and organizational structure of the Ministry of Finance;

Purusant to Decree No.34/2018/ND-CPdated March 08, 2018 of the Government on establishment, organization and operation of credit guarantee funds for medium and small enterprises;

In accordance with Head of Department of Banking and Institution Finance;

Minister of the Ministry of Finance issues the Circular providing guidance instructions for financial management and operation assessment of credit guarantee funds for small and medium-sized enterprises.

 

ChapterI

GENERAL PROVISIONS

Article1.Scope and regulated entities

1.Scope:

This Circular regulates:

a) The financial management regime for credit guarantee funds for local small and medium-sized enterprises (hereinafter referred to as “Credit Guarantee Funds” or “Funds”) is established, organized and operated according to regulations under Decree No. 34/2018/ND-CP of March 8, 2018 of the Government (hereinafter referred to as the Decree No. 34/2018/ND-CP of the Government);

b) Evaluate the performance of credit guarantee funds.

2. Subjects of application:

a) Credit guarantee fund;

b) Organizations providing loans according to the provisions of Clause 5, Article 3 of the Decree No. 34/2018/ND-CP of the Government;

c) Small and medium-sized enterprises are granted credit guarantee in accordance with provisions of Decree No. 34/2018/ND-CP of the Government;

d) Other relevant organizations and individuals.

Article 2. Principles of financial management

Credit guarantee funds are financially autonomous, self-responsible for their operations according to provisions under law; preserve and develop capital, offset costs and risks in operation; operate on the principles of publicity, transparency, savings and efficiency in accordance with the Decree No. 34/2018/ND-CP of the Government, stipulated in this Circular and relevant provisions of law.

ChapterII

MANAGEMENT OF CAPITAL AND ASSETS OF CREDIT GUARANTEE FUNDS

Article 3. Operating capital of credit guarantee funds

The operational capital of the credit guarantee fund shall comply with the provisions of Article 40 of Decree No. 34/2018/ND-CP of the Government.

Article 4. Management and use of credit guarantee funds

Credit guarantee fundsmanage and use capital in accordance with Article 41 of Decree No. 34/2018/ND-CP.

Article 5. Ensuring safety of capital and assets

Credit guarantee funds have to fully comply with the regulations on ensuring the safety of the Fundscapital and properties, including:

1. Managing and using capital and assets for the right purposes and in accordance with the Decree No. 34/2018/ND-CPof the Government, this Circular and relevant provisionsunderlaw.

2. Purchase property insurance,operatingrisk insurance for credit guarantee activities and other insurance in accordance with law.

3. Appropriation of risk provisions:

a)Fully appropriatingprovisions for guarantee risks into operation expenses of the Fundsin accordance with Article 36 of Decree No. 34/2018/ND-CP of the Government, this Circular and relevant provisionsunder law;

b)Appropriatingand using other risk provisions in accordance with regulations applicable to enterprises.

4. Handling losses of assets according toregulations underClause 2 of this Article, Point b, Clause 3, Article 43 of the Government s Decree No. 34/2018/ND-CP and Article 8 of this Circular.

5.Fullycomplyingwith the provisions on subjects, conditions, scope of guarantee, limitation of guarantee provision and contents related to the Fundscredit guarantee activities according to the provisions of Decree No. 34/2018/ND-CP of the Government.

6. Not usingoperating capital to implement monetarytradingbusiness, securities investment, capital contribution, share purchase of enterprises, real estate business andother investmentbusiness activitieswhich are not allowed(except for the Fundsidle money used according to the provisions of Clause 3, Article 41 of Decree No. 34/2018/ND-CP of the Government).

7. Notraisingcapital in the form of receiving deposits from organizations and individuals; issuing bills, bonds, bills.

8. Implementingother measures to ensure capital safety in accordance with the law.

Article 6. Classification of debts,aggregation of provisions for guarantee risk and handling risk

1. The classification of debts, aggregation of provisions for guarantee risk and risk handling of credit guarantee funds shall comply with the provisions of Articles 36 and 37 of Decree No. 34/2018/ND-CP of the Government and the provisions under relevant laws.

2. Time of risk provisions: The credit guarantee fund shall aggregate the provisions for guarantee risk on December 31 every year.

Article 7. Asset management

1. Credit guarantee fund shall formulate a Regulation on management of construction investment, procurement and fixed asset management activities and submit it to the Fund s President for approval according to the provisions of Decree No. 34/2018/ND-CP of the Government, the Charter of organization and operation of thecreditguaranteefund and relevant legal provisions.

2. Investment, construction and procurement of fixed assets of credit guarantee funds:

a) Competence to decide on investment, construction and procurement of fixed assets of credit guarantee funds shall comply with the provisions of the Decree No. 34/2018/ND-CPof the Government,the Charter of organization and operation,regulation on management of construction investment, procurement and management of fixed assets of credit guarantee funds and relevant laws;

b) The order and procedures for investment in construction, procurement and repair of fixed assets of credit guarantee funds shall comply with the regulations of the State-owned one-member limited liability companiesandregulations on management ofinvestment onconstruction, procurement and management of fixed assets of credit guarantee funds;

c) The investment and procurement of means of transportfor purposeof the operation of thecreditguaranteefundsshall comply with the provisions as for the State-owned one-member limited liability companiesandregulationson management of construction investment, procurement and management of fixed assets of credit guarantee funds;

d) Credit guarantee funds shall invest in construction and procurement of fixed assetsfor purpose of theFundsactivities within the capitalresources of the Fundsspecified at Point b, Clause 1, Article 41 of the Decree No. 34/2018./ND-CP of the Government.

3. Principles for depreciation, management andutilizationand duration of depreciation of fixed assets: Credit guarantee funds shall comply with regulations on fixed asset depreciation applicable toState-ownedone-member limited liabilitycompaniesand theregulationson management of construction investment, procurement and management of fixed assets of credit guarantee funds.

4. Leasingoffixed assets:

a) Credit guarantee funds are entitled to lease fixed assets on the principle of efficiency, preservation and development of capital according to the provisionsunderlaw for state-owned one-member limited liability companies;

b) The competent authoritywhichapprovesinvestment, construction and fixed asset procurement projects of thecreditguaranteefund is theauthority levelthat decides the lease, mortgage and pledge of fixed assets.

5. Liquidation and sale of fixed assets:

a) Credit guarantee funds are entitled tobe activein selling and liquidating damaged or obsolete fixed assets,assets that theyhaveno need to use or fail to use;

b) The competent authoritywhichapprovesinvestment, construction and fixed asset procurement projects of thecreditguaranteefund is theauthority levelthat decides theliquidation and saleof fixed assets;

c) The method, order and procedures for liquidation and sale of fixed assets of the credit guarantee fundsshall comply with the provisions of law applicable to the State-owned one-member limited liability companiesand theregulationson management of construction investment, procurement and management of fixed assets of thecreditguaranteefunds.

6.Stock-takingof assets and re-evaluation offixed assets:

a) Credit guarantee funds must organize regular or irregularstock-takingto determine the number of fixed assets in the following cases: When closing accounting books to make annual financial statements; after the occurrence of natural disasters, epidemics or for some reason causing fluctuation of assets of the credit guarantee funds; according to regulations of competent state agencies;

b) For surplus or deficient assets, the causes and responsibilities of concerned organizations and individuals must be clearly determined and thelevels ofmaterial compensationshall be determined according to the provisions of Decree No. 34/2018/ND-CP. of the Government and Article 8 of this Circular;

c) Credit guarantee funds shall re-evaluate fixed assets under decisions of competentstate agencies or other cases prescribed by law;

d) The revaluation of fixed assets and settlement ofupward or downwarddifferences in value due to the re-evaluation of assets of the credit guarantee fundsshall comply with regulations applicable to theState-owned one-memberliability company.

Article 8. Handling losses of assets of credit guarantee funds

When suffering from property losses, thecreditguaranteefundsmust set up acouncil to determine the extent of loss, cause and responsibility and handle the following:

1. Clearly identify objective causes, force majeure (natural disasters, epidemics, fires, unexpected accidents, political risks) and subjective causes.

2. If due to subjective causes, individuals and collectives causing losses must compensate for damage according toprovisionsunder law. Credit guarantee funds shall specify the compensation and decision on compensation levels in accordance with provisionsunder lawand take responsibility for their decisions.

3. If the property has beeninsured, the insurance shall be handled in accordance with the insurance law.

4. Use theprovisionamountsappropriatedin expensesfor compensationaccording to the provisions of the Government s Decree No. 34/2018/ND-CP, this Circular and relevant laws.

5. Loss valueiscompensated by indemnities of individuals, collectives and insurance organizations andprovisions appropriated in expenses, in case of any shortfall, such amountshall be accounted into the Fundsexpenses during the period.

 

ChapterIII

MANAGEMENT OF INCOMEANDEXPENSESAND DISTRIBUTION OF FINANCIAL RESULTS

Article 9. Income of Credit Guarantee Funds

Income of credit guarantee fund is receivables arising in the period, determined in accordance with Vietnamese accounting standards and relevant laws, having valid invoices or vouchers and must be fullyrecorded intorevenue, including:

1. Revenues from credit guarantee operations:

a) Collecting fees for appraisal of dossiers of application for credit guarantee;

b) Collection of credit guarantee fees;

c) Collecting debt arrears fromcustomers.

2. Revenues from financial activities;

a) Deposit interests;

b) Interests from investment in Government bonds, treasury bills, treasury bonds, bonds for national construction, Government-underwritten bonds;

c) Revenues from the management of aidresources, support, funding and contributions (if any);

d) Collecting entrustment fees from local governments, local financial funds, domestic and foreign organizations and individuals (entrusting parties) to fulfill therequirementsof the mandate in accordance with the provisionsunder law.

3. Other income:

a) Revenues from liquidation and sale of properties;

b) Receiving compensated insurance money (the rest after compensating for the losses);

c) Collecting fines for breaches of economic contracts;

d) Revenues from service activities, fromleasing of assets of thecredit guarantee funds;

d)Incomeexchange rate differences (if any);

e) Other lawful revenues as prescribed by law.

4. Credit guarantee funds shallappropriately, fully and promptlycollectincomeaccording toprovisions under law.

Article 10. Expenses of credit guarantee funds

Expenses of the credit guarantee fundsare expenses incurred in the periodwhich arenecessary for the operation of the credit guarantee funds, complying with the principle of compatibility between income and expenses, having adequate invoices, valid documents as prescribed by law, including:

1.Operating expensesof credit guaranteeactivities:

a) Payment of loan interests and other capitalraisingexpenses according to provisionsunder law;

b)Provisions for guarantee riskaccording to Article 6 of this Circular;

c) Expenses for professional risk insurance for guarantee activities and other types of insurance as stipulated in Decree No. 34/2018/ND-CP of the Government and provisions of relevant laws;

d) Expenses for exchange rate differences (if any);

dd) Payment of taxes,charges and fees for therelevantactivities according to currentprovisions underlaw;

e) Other expenses for professional operations: Expenses for recovering debtswritten off, recovering bad debts and paying debt recovery service charges to organizations permitted to perform debt recovery services according to the provisionsunderlaw; expenses for debt trading activities; expenses for seizing, preserving and exploitingcollateralassets in the course of handling bad debts according to actually arising amounts; expenses for handling losses of capital, assets and debt repayments after being offset byresourcesin accordance with regulations; payments forattorneys, legal advice, court fees and judgment execution fees; payment of debtswhich havebeen determinedasnot subject to any creditorand accounted into income, howeverthe creditor isidentified afterwards;amountsrecorded as income but in fact cannot be collected and are not accounted for as income reduction; entrustment expenses, outsourced service expenses for professional activities and other expenses according to provisionsunder law.

2. Expenses for financial activities: Expenses related to deposit activities at commercial banks and other financial operation expenses under this Circular.

3. Expenses for apparatus operation:

Expenditures on employees and management of credit guarantee funds according to the State regime prescribed forState-ownedone-member limited liability companies:

a) Expenses for employees: Salaries, allowances, wages, salary-basedcontributions: Social insurance, health insurance, unemployment insurance, labor accident insurance –occupational diseases,trade union funds as prescribed; expenses for meals, female labor expenses, labor protection expenses,apparelexpenses according to provisionsunder law; medical expenses and leave according to the annual regime; expenses for severance allowances, job-loss allowance for laborers and expenses related to the implementation of payroll streamlining when thecreditguaranteefundsimplement restructuring under the approvedproject; other expenses for employees according to the provisionsunderlaw;

b) Expenses for management and public services: Working expenses for employees and managers of the Fundsfor working in thedomesticallyand abroad; expenses for procurement of office supplies, equipment, stationery, paper, printing ink for documents, books and other materials; post, telephone and communication charges; expenses for renting assets and equipmenton purpose ofthe Fundsoperations; expenses for conferences, seminars, training andcoachingof Fund staff; expenses for propaganda, printing of documents, reception, festivities, transactions, foreign affairs, union delegations, visits; expenses for receiving guests, propagating and advertising according to provisionsunder law; expenses for the inspection, control and audit of Fund activities; support for activities of the Fund s Party and mass organizations; spending on electricity, water, sanitation, environmental protection, health care agencies; other expenses in accordance with the provisionsunderlaw;

c) Expenses for assets: Expenses for fixed asset depreciation according to general regulations for enterprises; purchasing tools and tools; asset leasing; expenses for maintenance,repair and operation of properties; payment of property insurance, sale and disposal of assets, excluding the residual value of liquidated or sold fixed assets (if any).

4.Expensenorms prescribed in Clauses 1, 2 and 3 of this Article shall comply with provisionsunder lawforState-ownedone-member limited liability companies. In cases where the law does not prescribe or control the spending norms,credit guarantee funds, based on their financial capacity, formulate norms and decide on expenditures to ensure suitability, efficiency and responsibility. before the law.

5. The determination of turnover and expenses when calculating thecorporateincome tax of credit guarantee funds shall comply with the provisions of tax law.

Article 11.Expenses which are not included in the operating expenses of the credit guarantee funds

1. Damages already supported by the State or compensated by insurance agencies or damage-causing parties.

2.Payment of finesdue toadministrative violations, including: Violating traffic laws, violating the law on accounting and statistics and other administrative violations according to provisionsunder law.

3. Expenses without invoices or invalid and legal vouchers.

4. Expenses covered by other funding sources.

5.Supportingexpendituresfor local areas, social organizations, and other agencies.

6. Expenses in excess of the norms prescribed in this Circular and other relevant legal documents.

Article 12. Financial results, distribution of financial results

1. Financial results anddistribution offinancial results of thecreditguaranteefundsshall comply with the provisions of Article 43 of Decree No. 34/2018/ND-CP of the Government.

2.Provisions forreward fund and welfare fund:

a) Grade A credit guarantee fundsmaymake provisions of3 months salary forbothreward and welfare funds;

b) Credit guarantee fund ranked B maymake provisions of1.5 months salary forbothreward and welfare funds;

c) Credit guarantee fund rated C maymake provisions of1 month s salary forbothreward and welfare funds.

3.Provision fora reward fund for managers (including the chairman, controller, director, deputy directors and chief accountant of the credit guarantee fund):

a) Credit guarantee fund graded A maymake provisions of1.5 months salary of the manager;

b) Credit guarantee fund ranked Bmake provisions of1 month s salary for managers;

c) Credit guarantee funds rated C shall not set up reward fund of managers.

4. In case of the remaining revenue-expenditure difference aftermaking provisions forinvestment anddevelopment fund and the financial reserve fundisnot enoughmake provisions forreward, welfare and bonus funds for managers according to the prescribedexpenditurelevel,credit guarantee funds are entitled to reduce theprovisionsfor investmentand developmentfund to supplement the sources ofprovisions ofreward, welfare and reward fund for managers, howevermust ensure the minimumprovisionlevel for investmentanddevelopment funds according to regulationsunderArticle 43 of Decree No. 34/2018/ND-CP of the Government.

Article 13. Management and use of funds

The management and use of credit guarantee funds shall comply with the provisions of Article 43 of Decree No. 34/2018/ND-CP of the Government.

 

ChapterIV

ASSESSING OPERATIONAL EFFICIENCY AND RATING CREDIT GUARANTEE TYPE

Article 14. Performance evaluation criteria

1. Indicators for evaluating the annual performance of credit guarantee fundsinclude:

a) Criteria 1: Growth of credit guarantee sales;

b)Criteria2: The rate of debt paid on behalf of the enterprise;

c) Criteria 3: Required debt recovery rate for annual credit guarantee activities;

d)Criteria4: Total income minus total expenses;

dd) Criteria 5:Compliance status in relation tothe law on investment, management and use of capital, properties and obligations with the state budget, the financial reporting regime of the credit guarantee funds.

2. Method of determining the annual performance evaluation criteria of thecreditguaranteefunds:

a) The growth target of credit guarantee sales volume is determined on the guarantee turnover performed in the annual professional operation report approved by the Chairman of the Fund and thebudgeted volume assigned bythe Chairman of the Fundon an annual basis;

b) The ratio of debt paid on behalf of the enterprise, whichis determinedbased onthe actual debt ratio paid on behalf of the enterprise as stipulated in the annual professional operation report approved by the Chairman of the Fund and thebudgeted volume assigned bythe Chairman of the Fundon an annual basis;

c) The compulsory debt recovery ratio, whichis determined by the ratio of the actual principal collected on the totalprincipalreceivable to be due in the year of the debt paid on behalf of the guarantee. This indexis determinedbased onthe rate of implementing regulations in the annual professional operation report approved by the Chairman of the Fund andthe budgeted volume assigned bythe Chairman of the Fundon an annual basis;

d)Total income minustotal expenses, which isdeterminedbased on the actual volumeprescribed in the auditing report of the annual financialstatementsas prescribed and thebudgeted volume assigned bythe Chairman of the Fundon an annual basis;

dd)Compliance status is determined in relation to legalregimes and policies: Based on the observance and implementation of the State policies promulgated in the financial domain, including: accounting and accounting regime, audit; financial reporting regime for credit guarantee funds andexpenditureregimes;regimes forprocurement and asset management. The observance of theregulations and policies under lawis thecompliance as regulated, noviolation, omission, incomplete,untimely or undoneimplementation.

3. The criteria specified at Points a, b, c and d, Clause 2 of this Article shall not be adjusted throughout the implementation period of the plan when evaluating the Fund s operational efficiency. In case of adjusting the performance evaluation criteria of the Fund in Clauses 1 and 2 of this Article due to objective and force majeure causes (natural disasters, epidemics, fires, unexpected accidents,politicalrisks), the Chairman of the Fund considers and decides after obtaining the approval of the Chairman of the provincial People s Committee.

4. The chairman of thecreditguaranteefundsshall formulate targets on thesalesgrowth of credit guarantee, the debt ratio paid on behalf of the enterprise, the compulsory debt recovery rate and total income minus the total cost in the annual financial plan and other criteria (if any), report to the Chairman of the provincial People s Committee for consideration and approval before issuing the decision. Time to report to the Chairman of the provincial People s Committee these criteriaisbefore March 15 of the plan year to serve as a basis for evaluating the performance of the credit guarantee fund.

5. The performance evaluation criteria of credit guarantee funds specified at Points a, b and c, Clause 2 of this Article shall also apply to compulsory guarantees and debt acknowledgment from the time the Decree. 34/2018/ND-CP of the Government takes effect.

Article 15. Method of evaluating effectiveness and classification results of credit guarantee funds

1.Criteria1: Growth in credit guarantee sales

a) Credit guarantee fund is graded A when the growth rate ofactualguarantee turnover is at least equal to 90% of the assigned plan in the year;

b) Credit guarantee fundis gradedB when the growth rate ofactualguarantee revenueisfrom 75% to less than 90% of the assigned plan;

c) Credit guarantee fundis gradedC when the growth rate ofactualguarantee revenueisless than 75% of the assigned plan.

2.Criteria2: Percentage of debts paid on behalf of small and medium enterprises

a) Credit guarantee fund isgradedA when the ratioof debtpaid on behalf of small and medium enterprises on the total outstanding loan guaranteeisequal to or lower than the assigned plan;

b) Credit guarantee fund isgradedB when the ratioof debtpaid on behalf of small and medium enterprises on the total outstandingloan guaranteeisfrom over 100% to 110% of the assigned plan;

c) Credit guarantee fund isgradedC when theratio ofdebt paid on behalf of small and medium enterprises is over 110%ofthe assigned plan.

3.Criteria3:Compulsorydebt recovery rate

a) Credit guarantee fundis gradedA when the compulsory debt recovery rate is at least equal to 90% of the assigned plan in the year;

b) Credit guarantee fund isgradedB when the compulsory debt recovery rateisfrom 75% to less than 90% of the assigned plan;

c) Credit guarantee fund isgradedC when the compulsory debt recovery rate is below 75% of the assigned plan.

4.Criteria4: Total income minus total expenses

a) Credit guarantee fund isgradedA when total income minus total costincurred is equal toat least 90% of the assignedplanin the year;

b) Credit guarantee fund isgradedB when the total income minus the total costincurred is equal tofrom 75% to less than 90% of the assigned plan;

c) Credit guarantee fundis gradedC when total income minus totalcostincurredis under 75% of the assigned plan.

5. Criteria 5:Compliance status oflegal regimes and policies

a) Credit guarantee fundisgraded A if it is not notified or concluded by competent agencies about violations of mechanisms and policies specified in Item e, Clause 2, Article 14 of this Circular;

b) Credit guarantee fund shall begradedB when violatinginone of the following cases: Being reminded in writing by the Ministry of Finance or a competent state agency about the submission of reports on operation situation,financial reportsand other reportswhich does not complywith the regulations, not on time from the second time for each type of report;being subject to administrative penaltyby competent agencies in the form of fines, the amount of each time of beingfinedshall not exceed VND 50,000,000 (excluding payable amounts for remedying consequences)incurredin the fiscal yearofevaluation and classification of the Fund;

c) Credit guarantee fund shall begradedB when violatinginone of the following cases: Being reminded in writing by the Ministry of Finance or a competent state agency about the submission of reports on operation situation,financial reportsand other reportswhich does not complywith the regulations, not on time from thethirdtime for each type of report;being subject to administrative penaltyby competent agencies in the form of fines, the amount of each time of beingfined aboveVND 50,000,000 (excluding payable amounts for remedying consequences)incurredin the fiscal yearofevaluation and classification of the Fund;Managers of credit guarantee funds commit acts of law violation in the course of executing the Fund s tasks to the extent of being examined for penal liability.

6. The evaluation of the effectiveness and classification of credit guarantee funds shall be conducted on the basis of comparison between assigned plans, objectives and tasks with the results of implementation and results of supervision of credit guarantee activities. .

Article 16.- Summary of classification of credit guarantee funds

1. Credit guarantee funds shall begradedA when there is no grade-C index, of which at least 2 (two) criteria in the following criteria shall begradedA including:criteria1,criteria2,criteria3,criteria4 andcriteria5.

2. Credit guarantee fund is graded C when there are 2 (two) in 5 (five) or more criteriagradedC.

3. Credit guarantee fundis gradedB in cases where it is notgraded as A orC.

4. Annually, based on the criteria of performance evaluation stated in this Circular, thecreditguaranteefund shall report on the operationand classificationresultsand send it to the President of the provincial People s Committee for classificationofcredit guarantee funds.

Article 17.Classificationof managers of credit guarantee funds

1. Managers of credit guarantee funds well fulfill their tasks when:

a) To well implement the criteria for evaluating the performance of managers according to the Government s regulations on managementpositionsatState-ownedone-member limited liability companies, in accordance withrules and guidelines of the Ministry of Home Affairs;

b)To meet orexceed the targetsthattheChairmanof thecreditguarantee assignregardingthe plan on the growth of credit guarantee turnover and the compulsory debt recovery rate.To completeor exceed the approved financial plan before March 1 of the evaluation year;

c) Credit guarantee fund graded A according to the provisions of this Circular.

2. The credit guarantee fund manager fails to fulfill his/her tasks when:

a) Failing to well implement the evaluation criteria due to the operation results of the enterprise manager under the guidance of the Ministry of Home Affairs;

 

 

b) Completing less than 85% of targetassigned bythe President ofcreditguaranteefundregardingincreaseincredit guarantee sales growth and compulsory debt recovery rate. Completing less than 90% of the approved financial plan before March 1 of the evaluation year;

c) Credit guarantee fundgradedC according to the provisions of this Circular.

3. Credit guarantee fund managers fulfill their tasks: The remaining cases do not fall under the provisions of Clauses 1 and 2 of this Article.

 

ChapterV

REGIME FORACCOUNTING, FINANCIAL PLAN, INFORMATION, REPORTING AND AUDITING

Article 18.Accounting and statistics of credit guarantee funds

1. Credit guarantee funds shall strictly comply with the provisions of law on accounting and statistics regimes, fully record original vouchers, update accounting books and fully, promptly, faithfully, accurately and objectivelyreport theactivities of the Funds.

2. The fiscal year of a credit guarantee fund shall be calculated from January 1 to December 31 every year.

Article 19. Annual financial plan of credit guarantee funds

1. The Credit Guarantee Fund shall have to elaborate the annual financial plan and submit it to the Fund sChairmanfor decision after obtaining the provincial-level People s Committee s approval, including:

a) Capital source plan andcapitalusage; total income, total cost; plans for procurement of fixed assets according to Appendix 1, Appendix 2, Appendix 3, Appendix 4 and Appendix 5 attached to this Circular;

b) Ratio of debt paid on behalf of the enterprise, compulsory debt recovery rate.

2. Planning time:

a) Before November 1 every year, thecreditguaranteefund shall draw up the financial planof the yearand submit it to the Fund sChairmanfor consideration and comments;

b) Before December 31 every year, the Chairman of the Fund shall report to the provincial People s Committee on the financial plan for the plan year of thecreditguaranteefund;

c) Before March 30 of the plan year, the provincial-level People s Committee shall consider and approve the financial plan for the plan year of thecreditguaranteefund;

d) After 03 working days after the provincial-level People s Committee approves the financial plan for the plan year of thecreditguaranteefund, the Chairman of the Fund issues a decision approving the financial plan for the plan year of the Fundforimplement and send to the Chairman of the provincial People s Committee and related agencies as prescribed for management and supervision.

Article 20. Regime of informing, reporting, auditing and publicizing financial statements of credit guarantee funds

The regime of information, reporting, auditing and publicizing the financial guarantee fund s financial reports shall comply with the provisions of Article 44 and Article 45 of the Government s Decree No. 34/2018/ND-CP.

 

ChapterVI

RESPONSIBILITIES OFSTATEAGENCIES

Article 21. Responsibilities of the Ministry of Finance

1. Performing the responsibilities stipulated in Article 58 of Decree No. 34/2018/ND-CP of the Government.

2. Modify and supplement financial management mechanism and evaluate the performance of credit guarantee funds (when necessary).

Article 22. Responsibilities of credit guarantee funds

1. Credit guarantee funds shall have to strictly abide by the provisions of the Decree No. 34/2018/ND-CPof the Government, specific guidance in this Circular and other relevant legal documents.

2. Comply with the financial management regime as stipulated in this Circular and relevant legal documents.

3. Based on the provisions of this Circular and relevant regulations, the Fund shall issue professional regulations and financial management regulations to ensure the management and use ofstatecapital and assetswhich aremanaged by the Fundin asafe and effectiveway.

ChapterVII

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 23. Transitional provisions

For credit guarantee funds established, operating and implementing financial mechanism in accordance with Circular No. 147/2014/TT-BTC dated October 8, 2014 of the Ministry of Finance guiding some articles of the Prime Minister s Decision No. 58/2013/QD-TTg of October 15, 2013, promulgating theregulationson establishment, organization and operation of credit guarantee funds for smalland medium-sized enterprises,handle the balance of funds as of December 31, 2018 (reserve fund to supplement charter capital, financialprovisionalfund, professional development investment fund, reward fund and welfare fund) Is set up according to Circular No. 147/2014/TT-BTC as follows:

1. The balance of the reserve fund to supplement the charter capital and the professional development investment fund shall be transferred to the development investment fund prescribed in the Decree No. 34/2018/ND-CPof theGovernment and this Circular.

2. The balance of funds extracted after the distribution of financial results includes: financial reserve fund, reward fund and welfare fund transferred into the fund for the same purpose as stipulated in Article 43 of the Decree 34/2018/ND-CP of the Government and this Circular.

Article 24. Effect

1. This Circular takes effect from June 1, 2019 and applies from fiscal year 2019. This Circular replaces Circular No. 147/2014/TT-BTC dated October 8, 2014 guiding some articles of the Decision No. 58/2013/QD-TTg ofthePrime Minister datedOctober 15, 2013 promulgating theregulation on establishment, organization and operation of credit guarantee funds for smalland medium-sizedbusinesses.

2. In the course of implementation, if any difficulties or problems arise, concerned agencies and units are requested to report them to the Ministry of Finance for guidance according to law provisions./.

 

Recipients:
- Prime Ministers and Deputy Prime Ministers;
- Central Office and Party Committees;
- Office of the General Secretary;

- Congress office;

- Office of the President;
- Ministries,ministerialagencies andgovernmental bodies;
- People s Procuratorate of the Supreme;
-Supreme People s Court;
-State audit,
- Central agency of unions;
-Official announcements;
- Websiteof the Government; Ministry of Finance;
- People s Committee, Department of Finance of provinces and cities under central authority;
- Department of Document Inspection (Ministry of Justice);

- Units under the Ministry of Finance;
-Archive:Librarian, TCNH (5).

On behalf of MINISTER
DEPUTY MINISTER




Huynh Quang Hai

Appendix1

FINANCIAL PLAN FOR (YEAR)...

(Issued together with Circular No. 15/2019/TT-BTC dated March 18, 2019 of the Ministry of Finance)

I.Criteria

Unit:....... VND

No

Item

Year N-2 (Actual)

Year N-1 (Actual)

Year N (Plan)

Difference

I

Total income

 

 

 

 

1

Revenue from professional activities

 

 

 

 

2

Revenue from financial activities

 

 

 

 

3

Other income

 

 

 

 

II

Total cost

 

 

 

 

1

Business operation costs

 

 

 

 

2

Expenses for Fund staff

 

 

 

 

3

Expenditure for public administration activities

 

 

 

 

4

Other costs

 

 

 

 

III

Financial results before tax

 

 

 

 

IV

Obligations to the state budget (if any)

 

 

 

 

V

The difference is only after tax

 

 

 

 

VI

Business operation targets

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II.Notes

1. Evaluate the operational status of the implementation year.

2. Assess the financial situation of the implementation year (income, expenses,profit, losses).

3. Business operation plan for the plan year.

4. Financial plan of the plan year, including the following contents:

- Assumptions are used to develop financial plans, income plans, costs, revenue and expenditure differences (details of each type of income - costs according to Appendix 2); reasons forthe plan to increase and decreasefor each type of income and expenses.

- Plan of capital source and use of capital.

- Plan for investment and procurement of fixed assets (detailed in Appendix 3).

- Labor plan, salary, bonus.

 

PREPARER
(Full name and signature)

HEAD OF DEPARTMENT
(Full name and signature)

.... Date… Month… Year
GENERAL DIRECTOR
(Full name, signature and seal)

 

Appendix2

DETAILED PLANS FOR INCOME AND EXPENSES FOR YEAR….

(Issued together with Circular No. 15/2019/TT-BTC dated March 18, 2019 of the Ministry of Finance)

 

I.INCOME

Unit:....... VND

No

Item

Year N-2 (Actual)

Year N-1 (Actual)

Year N (Plan)

Difference

I

Revenue from professional activities

 

 

 

 

 

Details of each type of income

 

 

 

 

 

..........

 

 

 

 

II

Income from financial activities

 

 

 

 

 

..........

 

 

 

 

 

..........

 

 

 

 

III

Other income

 

 

 

 

 

..........

 

 

 

 

 

..........

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Notes:Explanatory notesshouldclearly state the basis for determining income and analyzing reasons for increasing and decreasing each type of income in the plan year

II.EXPENSES

No

Item

Year N-2 (Actual)

Year N-1 (Actual)

Year N (Plan)

Difference

I

Business operation costs

 

 

 

 

 

Details of each type of Cost

 

 

 

 

 

..........

 

 

 

 

 

..........

 

 

 

 

II

Expenses for Fund’Sstaff

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Expenditure for public administration activities

 

 

 

 

 

..........

 

 

 

 

IV

Other expense

 

 

 

 

 

..........

 

 

 

 

Notes:Explanatory notesshouldclearly state the basis for determiningexpensesand analyzing reasons for increasing and decreasing each type ofexpensesin the plan year

 

Appendix3

PLAN FOR PURCHASE OF FIXED ASSETS FOR YEAR …

(Issued together with Circular No. 15/2019/TT-BTC dated March 18, 2019 of the Ministry of Finance)

I.Plan for purchase of fixed assets

Unit:....... VND

No

Item

Unit

Volume

Unit price

Amount

Notes

 

Details

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Total

 

 

 

 

 

II.Notes

- About the current asset situation.

- Expected plan for procurement of fixed assets in the year (clearly stating the reason and necessity).

 

Appendix4

REPORT ON FINANCIAL INCOME FOR YEAR…

(Issued together with Circular No. 15/2019/TT-BTC dated March 18, 2019 of the Ministry of Finance)

Unit:....... VND

Account No.

Item

Amount

Notes

1

2

3

4

I

INCOME

 

 

 

Income from professional activities

 

 

 

Details of each income item

 

 

 

................

 

 

 

Financial income

 

 

 

................

 

 

 

Other income

 

 

 

................

 

 

II

EXPENSES

 

 

 

Expenses from professional activities

 

 

 

Details of each expense item

 

 

 

................

 

 

 

Expenses for setting up risk provisions

 

 

 

Provision for guarantee risk

 

 

 

Financial contingency expenses

 

 

 

Expenditures from financial activities

 

 

 

Expenses for Fund’s staff

 

 

 

................

 

 

 

Cost for management and public service

 

 

 

Expenses for assets

 

 

 

Other costs

 

 

 

................

 

 

III

DIFFERENCE BETWEEN INCOME AND EXPENSES(III = I - II)

 

 

 

PREPARER
(Full name and signature)

HEAD OF DEPARTMENT
(Full name and signature)

.... Date… Month… Year
GENERAL DIRECTOR
(Full name, signature and seal)

 

Appendix5

REPORTING THE DISTRIBUTION OF FINANCIAL RESULTS AND USE OF FUNDS IN THE YEAR ...

(Issued together with Circular No. 15/2019/TT-BTC dated March 18, 2019 of the Ministry of Finance)Unit:....... VND

No.

Income distribution

Opening balance

Additions

Ending balance

Notes

Increase

Decrease

 

 

1

2

3

4

5

6

7

1

Development Fund

 

 

 

 

 

2

Financial reserve fund

 

 

 

 

 

3

Manager bonus fund

 

 

 

 

 

4

Bonus fund

 

 

 

 

 

5

Welfare Fund

 

 

 

 

 

 

Total

 

 

 

 

 

 

PREPARER
(Full name and signature)

HEAD OF DEPARTMENT
(Full name and signature)

.... Date… Month… Year
GENERAL DIRECTOR
(Full name, signature and seal)

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 15/2019/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 15/2019/TT-BTC PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất