Thông tư 09/2022/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Quy chế xem xét, thẩm tra các khoản vay nợ nước ngoài ban hành kèm Thông tư 153/2014/TT-BTC

thuộc tính Thông tư 09/2022/TT-BTC

Thông tư 09/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế xem xét, thẩm tra, chấp thuận các khoản vay nợ nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả của doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 153/2014/TT-BTC ngày 20/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:09/2022/TT-BTC
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Đức Chi
Ngày ban hành:14/02/2022
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Doanh nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Sửa đổi một số điều kiện xem xét, thẩm tra, chấp thuận khoản vay nước ngoài
Ngày 14/02/2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư 09/2022/TT-BTC về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế xem xét, thẩm tra, chấp thuận các khoản vay nợ nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả của doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 153/2014/TT-BTC ngày 20/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Theo đó, sửa đổi đối tượng áp dụng của Thông tư 153/2014/TT-BTC, gồm: cơ quan đại diện chủ sở hữu; doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ không bao gồm các doanh nghiệp là tổ chức tín dụng; và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Bên cạnh đó, một số điều kiện xem xét, thẩm tra, chấp thuận khoản vay nước ngoài được sửa đổi. Cụ thể, dự án sử dụng khoản vay nước ngoài phải phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp, do doanh nghiệp làm chủ đầu tư và nằm trong kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm, kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp.

Ngoài ra, cơ quan đại diện chủ sở hữu đã phê duyệt chủ trương khoản vay nước ngoài; bên cho vay đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý cung cấp khoản vay nước ngoài; tổng số nợ phải trả của doanh nghiệp không vượt quá ba lần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp; và phải có phương án tài chính đảm bảo khả năng trả nợ khoản vay nước ngoài.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 01/04/2022.

Xem chi tiết Thông tư09/2022/TT-BTC tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH

_________

Số: 09/2022/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 14 tháng 02 năm 2022

THÔNG TƯ

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế xem xét, thẩm tra, chấp thuận các khoản vay n nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả của doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ ban hành kèm theo Thông tư số 153/2014/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

 

___________

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Pháp lệnh ngoại hối ngày 13 tháng 12 năm 2005 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối ngày 18 tháng 3 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần; Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 219/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế xem xét, thẩm tra, chấp thuận các khoản vay nợ nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả của doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ ban hành kèm theo Thông tư số 153/2014/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế xem xét, thẩm tra, chấp thuận các khoản vay nợ nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả của doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ ban hành kèm theo Thông tư số 153/2014/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 1 như sau:
“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định nội dung Bộ Tài chính thẩm định, chấp thuận chủ trương các khoản vay nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả dưới hình thức hợp đồng vay gắn với dự án đầu tư của các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Cơ quan đại diện chủ sở hữu;
b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ không bao gồm các doanh nghiệp là tổ chức tín dụng;
c) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.”.
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 2 như sau:
“Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là doanh nghiệp) bao gồm:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con;
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
2. Khoản vay nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả quy định tại Quy chế này là các khoản vay nước ngoài trung, dài hạn theo phương thức tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ với Bên cho vay và không được Chính phủ bảo lãnh để thực hiện các dự án đầu tư của doanh nghiệp (sau đây gọi là khoản vay nước ngoài).
3. Bên cho vay là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài cấp khoản vay nước ngoài cho doanh nghiệp.
4. Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định (sau đây gọi là dự án).”.
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 như sau:
“Điều 3. Nguyên tắc thẩm định, chấp thuận chủ trương khoản vay nước ngoài
1. Tuân thủ các quy định về huy động vốn, vay nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và pháp luật về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh.
2. Bộ Tài chính thực hiện thẩm định, chấp thuận chủ trương khoản vay nước ngoài căn cứ trên cơ sở quyết định đầu tư dự án của cấp có thẩm quyền, đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu và hồ sơ quy định tại Điều 5 Quy chế này.
3. Doanh nghiệp tự chịu mọi rủi ro và chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình huy động, quản lý, sử dụng vốn vay nợ nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả và trả nợ đầy đủ, đúng hạn các khoản vay nước ngoài theo thỏa thuận đã ký kết.”.
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 8 Điều 4 như sau:
“2. Dự án sử dụng khoản vay nước ngoài phải phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp, do doanh nghiệp làm chủ đầu tư và nằm trong kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm, kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp.
3. Cơ quan đại diện chủ sở hữu đã phê duyệt chủ trương khoản vay nước ngoài.
4. Bên cho vay đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý cung cấp khoản vay nước ngoài.
5. Tổng số nợ phải trả của doanh nghiệp (bao gồm cả giá trị các khoản bảo lãnh cho các công ty con vay vốn tại tổ chức tín dụng) không vượt quá ba lần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất với thời điểm nộp hồ sơ để Bộ Tài chính thẩm định theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 23 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014. Trường hợp huy động vốn trên mức quy định này thì phải được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt."
"8. Có phương án tài chính đảm bảo khả năng trả nợ khoản vay nước ngoài.”.
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:
“Điều 5. Quy định về hồ sơ thẩm định, chấp thuận chủ trương khoản vay nước ngoài
Hồ sơ để Bộ Tài chính thẩm định, chấp thuận chủ trương khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu cung cấp bao gồm:
1. Công văn của cơ quan đại diện chủ sở hữu đề nghị Bộ Tài chính thẩm định, chấp thuận chủ trương vay nợ nước ngoài của doanh nghiệp, trong đó, thuyết minh cụ thể về các nội dung:
a) Việc đáp ứng các điều kiện thẩm định, chấp thuận chủ trương khoản vay nước ngoài quy định tại Điều 4 Quy chế này;
b) Ý kiến của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với sự cần thiết của khoản vay nước ngoài, khả năng cân đối vốn đối ứng của doanh nghiệp, khả năng trả nợ khoản vay nước ngoài, năng lực tài chính của doanh nghiệp.
2. Văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt chủ trương khoản vay nước ngoài, bao gồm các nội dung:
a) Mục đích vay;
b) Các điều kiện chính của khoản vay nước ngoài: Giá trị khoản vay nước ngoài, đồng tiền nhận nợ, thời hạn vay, lãi suất và các khoản phí có liên quan đến khoản vay nước ngoài, phương thức trả nợ, thời gian ân hạn, thời gian trả nợ;
c) Các điều khoản và các điều kiện cơ bản khác liên quan đến khoản vay nước ngoài (nếu có);
d) Các thông tin cơ bản trong phương án tài chính của dự án sử dụng khoản vay nước ngoài gồm tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn đầu tư, tiến độ giải ngân khoản vay nước ngoài, kế hoạch bố trí vốn đối ứng hàng năm của doanh nghiệp.
3. Kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất kinh doanh năm của doanh nghiệp.
4. Văn bản của Bên cho vay chấp thuận cung cấp khoản vay nước ngoài để thực hiện dự án, trong đó có các điều kiện của khoản vay nước ngoài gồm: Giá trị khoản vay nước ngoài, đồng tiền nhận nợ, thời hạn vay, lãi suất và các khoản phí có liên quan đến khoản vay nước ngoài, phương thức trả nợ, thời gian ân hạn, thời gian trả nợ và các điều kiện cơ bản khác liên quan đến khoản vay nước ngoài (nếu có).
5. Quyết định đầu tư dự án của cấp có thẩm quyền hoặc quyết định phê duyệt kế hoạch phát triển mỏ (FDP) đối với các dự án dầu khí.
6. Phương án tài chính của dự án sử dụng khoản vay nước ngoài do doanh nghiệp lập trong đó thuyết minh số liệu tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn đầu tư (vốn đối ứng của doanh nghiệp, vốn từ khoản vay nước ngoài và các nguồn vốn khác), tiến độ giải ngân khoản vay nước ngoài, kế hoạch bố trí vốn đối ứng hàng năm, kế hoạch cân đối nguồn trả nợ khoản vay hàng năm từ khấu hao, lợi nhuận do dự án mang lại và các biểu số liệu kèm theo.
7. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất.
8. Báo cáo tài chính riêng và báo cáo tài chính hợp nhất (trong trường hợp doanh nghiệp là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con) đã được kiểm toán theo quy định của pháp luật trong 03 năm liền kề gần nhất và báo cáo tài chính quý gần nhất của doanh nghiệp tính đến thời điểm đề nghị Bộ Tài chính thẩm định.
Trường hợp doanh nghiệp chưa đủ 03 năm hoạt động liên tục, cơ quan đại diện chủ sở hữu phải có ý kiến về khả năng trả nợ kèm theo báo cáo tài chính năm gần nhất đã được kiểm toán, báo cáo tài chính quý gần nhất của doanh nghiệp.
9. Báo cáo của doanh nghiệp về giá trị các khoản bảo lãnh cho các công ty con vay vốn tại tổ chức tín dụng còn hiệu lực tại thời điểm cuối năm và cuối quý gần nhất tính đến thời điểm đề nghị Bộ Tài chính thẩm định (nếu có).
10. Báo cáo của doanh nghiệp về các khoản nợ quá hạn tại các tổ chức tài chính, tín dụng, nợ quá hạn liên quan đến các khoản được bảo lãnh, các khoản vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ và ngân sách nhà nước tại thời điểm đề nghị Bộ Tài chính thẩm định.”.
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:
“Điều 6. Trình tự, thủ tục, nội dung thẩm định, chấp thuận chủ trương khoản vay nước ngoài
1. Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ do cơ quan đại diện chủ sở hữu cung cấp, căn cứ kết quả thẩm định hồ sơ, Bộ Tài chính thông báo kết quả thẩm định, chấp thuận chủ trương khoản vay nước ngoài gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu.
2. Các nội dung thẩm định của Bộ Tài chính:
a) Việc đáp ứng các điều kiện thẩm định, chấp thuận chủ trương khoản vay nước ngoài;
b) Tính đầy đủ của hồ sơ;
c) Tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm thẩm định;
d) Phương án cân đối vốn đối ứng của doanh nghiệp khi vay nợ nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả;
đ) Khả năng trả nợ khoản vay nước ngoài theo chủ trương đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt tại thời điểm thẩm định.
3. Cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm giải trình về ý kiến, nội dung cung cấp cho Bộ Tài chính trong quá trình tổ chức thực hiện thẩm định, chấp thuận chủ trương khoản vay nước ngoài.”.
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau:
“Điều 8. Chế độ giám sát
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm giám sát việc quản lý và sử dụng khoản vay nước ngoài của các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý đảm bảo vốn vay sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và đủ nguồn trả nợ theo quy định. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng vốn vay không đúng mục đích hoặc gặp khó khăn về tài chính có nguy cơ không trả được nợ, thì cơ quan đại diện chủ sở hữu tổ chức kiểm tra, làm rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan và phương án giải quyết để xem xét, xử lý theo thẩm quyền.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra, giám sát theo thẩm quyền và quy định của pháp luật về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh.”.
8. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều 9 như sau:
“1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu:
a) Phê duyệt chủ trương khoản vay nước ngoài và cung cấp đầy đủ hồ sơ để Bộ Tài chính thẩm định, chấp thuận chủ trương khoản vay nước ngoài đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy chế này;
b) Trường hợp có sự thay đổi về nội dung so với hồ sơ gửi Bộ Tài chính thẩm định, chấp thuận mà không làm thay đổi nội dung quy định tại điểm c, điểm đ khoản 2 Điều 6 Quy chế này thì cơ quan đại diện chủ sở hữu chủ động xem xét, phê duyệt theo thẩm quyền, không phải gửi Bộ Tài chính thẩm định lại.
2. Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty:
a) Đề nghị cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, phê duyệt chủ trương khoản vay nước ngoài theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và pháp luật về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh;
b) Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của các hồ sơ, tài liệu báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu về hiệu quả dự án, khả năng trả nợ khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp;
c) Chịu trách nhiệm trong việc chỉ đạo doanh nghiệp tuân thủ điều kiện, trình tự, thủ tục vay nước ngoài theo quy định của pháp luật về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh; ký, thực hiện các thỏa thuận liên quan đến khoản vay nước ngoài theo quy định của pháp luật;
d) Tổ chức quản lý, sử dụng vốn vay đúng mục đích. Thực hiện chế độ báo cáo tình hình sử dụng khoản vay nước ngoài theo quy định của pháp luật;
đ) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện xây dựng kế hoạch trả nợ, cân đối dòng tiền đảm bảo nguồn trả nợ và thanh toán đầy đủ các khoản nợ phải trả theo đúng thời hạn đã cam kết với Bên cho vay;
e) Trường hợp doanh nghiệp không trả được nợ do nguyên nhân chủ quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, người có liên quan bị xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật và Điều lệ của doanh nghiệp.”.
Điều 2. Thay thế, bãi bỏ một số cụm từ, điểm, khoản, điều của Thông tư số 153/2014/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Quy chế xem xét, thẩm tra, chấp thuận các khoản vay nợ nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả của doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ ban hành kèm theo Thông tư số 153/2014/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
1. Thay thế một số cụm từ sau đây:
a) Thay thế cụm từ “xem xét, thẩm tra, chấp thuận các khoản vay nợ nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả của doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ” bằng cụm từ “thẩm định, chấp thuận chủ trương các khoản vay nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ” quy định tại Thông tư số 153/2014/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Quy chế này;
b) Thay thế cụm từ “xem xét, thẩm tra, chấp thuận khoản vay nước ngoài”, “thẩm định, chấp thuận khoản vay nước ngoài”, “xem xét, chấp thuận khoản vay nước ngoài”, “thẩm tra, chấp thuận khoản vay nước ngoài” bằng cụm từ “thẩm định, chấp thuận chủ trương khoản vay nước ngoài” quy định tại Quy chế này.
2. Bãi bỏ nội dung quy định tại khoản 1, khoản 7 Điều 4; Điều 7; khoản 3, điểm b khoản 4 Điều 9 Quy chế này.
Điều 3. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2022.
2. Các trường hợp Bộ Tài chính đã tiếp nhận hồ sơ trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành nhưng chưa hoàn thành thẩm định, chấp thuận chủ trương khoản vay nước ngoài thì thực hiện theo quy định tại Quy chế này.
3. Đối với các khoản vay nước ngoài không thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy chế này, cơ quan đại diện chủ sở hữu chủ động xem xét, quyết định theo thẩm quyền. Bộ Tài chính không thực hiện thẩm định, chấp thuận chủ trương đối với các khoản vay nước ngoài này.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét và có hướng dẫn cụ thể./.

Nơi nhận:

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Chính phủ;

- Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao;

- Tòa án Nhân dân tối cao;

- Kiểm toán Nhà nước;

- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- HĐND, UBND, Sở Tài chính, Cục Thuế, Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);

- Các Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty nhà nước;

- Hội Kế toán và Kiểm toán VN, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA);

- Công báo;

- Website Chính phủ;

- Website Bộ Tài chính;

- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;

- Lưu; VT, Cục TCDN ( 350b).

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

Nguyễn Đức Chi

 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE

_________

No. 09/2022/TT-BTC

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness

________________________

Hanoi, February 14, 2022

CIRCULAR

Amending and supplementing a number of articles of the Regulation on review, verification and approval of foreign loans by the mode of self-borrowing and self-payment of the enterprise with more than 50% of charter capital held by the State, issued together with the Minister of Finance's Circular No. 153/2014/TT-BTC dated October 20, 2014

___________

Pursuant to the Law on the Management and Use of State Capital Invested in Production and Business at Enterprises dated November 26, 2014;

Pursuant to the Law on Enterprises dated June 17, 2020;

Pursuant to the Ordinance on Foreign Exchange dated December 13, 2005, and the Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Foreign Exchange dated March 18, 2013;

Pursuant to the Government’s Decree No. 87/2017/ND-CP dated July 26, 2017, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

Pursuant to the Government's Decree No. 91/2015/ND-CP dated October 13, 2015, on investment of state capital in enterprises and management and use of capital and assets at enterprises;

Pursuant to the Government’s Decree No. 32/2018/ND-CP dated March 08, 2018, amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree No. 91/2015/ND-CP dated October 13, 2015, on investment of state capital in enterprises and management and use of capital and assets at enterprises;

Pursuant to the Government’s Decree No. 140/2020/ND-CP dated November 30, 2020, amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree No. 126/2017/ND-CP dated November 16, 2017, on transformation of state enterprises and single-member limited liability companies with 100% state enterprise-invested charter capital into joint-stock companies; the Government’s Decree No. 91/2015/ND-CP dated October 13, 2015, on investment of state capital in enterprises and management and use of capital and assets at enterprises, and the Government’s Decree No. 32/2018/NDCP dated March 08, 2018, amending and supplementing a number of articles of the Decree No. 91/2015/ND-CP;

Pursuant to the Government's Decree No. 10/2019/ND-CP dated January 24, 2019, prescribing reporting regimes applicable to state administrative agencies;

Pursuant to the Government's Decree No. 219/2013/ND-CP dated December 26, 2013, on management of enterprises’ borrowing of foreign loans and payment of foreign debts without government guarantee;

At the proposal of the Director General of the Department of Corporate Finance;

The Minister of Finance hereby promulgates the Circular amending and supplementing a number of articles of the Regulation on review, verification and approval of foreign loans by the mode of self-borrowing and self-payment of the enterprise with more than 50% of charter capital held by the State, issued together with the Minister of Finance's Circular No. 153/2014/TT-BTC dated October 20, 2014.

 

Article 1. Amending and supplementing a number of articles of the Regulation on review, verification and approval of foreign loans by the mode of self-borrowing and self-payment of the enterprise with more than 50% of charter capital held by the State, issued together with the Minister of Finance's Circular No. 153/2014/TT-BTC dated October 20, 2014

1. To amend and supplement Article 1 as follows:

“Article 1. Scope of regulation and subjects of application

1. Scope of regulation

This Regulation prescribes the content of the Ministry of Finance's appraisal and approval of foreign loans by the mode of self-borrowing and self-payment in the form of loan contracts attached to investment projects of enterprises with 100% charter capital held by the State.

2. Subjects of application

a) Owner-representing agencies;

b) Enterprises with 100% charter capital held by the State, excluding credit institutions;

c) Related agencies, organizations and individuals.”.

2. To amend and supplement Article 2 as follows:

“Article 2. Interpretation of terms

In this Regulation, the terms below are construed as follows:

1. Enterprises with 100% of charter capital held by the State (hereinafter referred to as enterprises) include:

a) Single-member limited liability companies with 100% charter capital held by the State, which are parent companies of state economic groups, parent companies of state corporations, or parent companies in parent company-subsidiary groups;

b) Independent single-member limited liability companies with 100% charter capital held by the State.

2. Foreign loans on the self-borrowing and self-payment principle specified in this Regulation mean medium- and long-term foreign loans by the mode of self-borrowing and self-payment with the lender without government guarantee for implementation of an enterprise's investment projects (hereinafter referred to as foreign loans).

3. Lender refers to a foreign agency, organization or individual that grants foreign loans to an enterprise.

4. Investment project means a collection of proposals to spend capital over a medium or long term on investment and business activities in a specific locality within a given period (hereinafter referred to as project).”.

3. To amend and supplement Article 3 as follows:

“Article 3. Principles for appraisal and approval of the foreign loan policy

1. Complying with regulations on capital raising, borrowing of foreign loans by the mode of self-borrowing and self-payment applicable to enterprises with 100% charter capital held by the State in accordance with the law on management and use of state capital invested in production and business at enterprises, and the law on management of enterprises’ borrowing of foreign loans and payment of foreign debts without government guarantee.

2. The Ministry of Finance shall appraise and approve the foreign loan policy on the basis of the competent authority's project investment decision, the owner-representing agency's proposals and dossiers specified in Article 5 of this Regulation.

3. Enterprises shall bear all risks and take responsibility before the law during the course of raising, management and use of foreign loan capital by the mode of self-borrowing and self-payment and shall make full payment for the foreign loans on a timely manner according to the signed agreements.”.

4. To amend and supplement Clauses 2, 3, 4, 5 and 8 Article 4 as follows:

“2. Projects using foreign loans must serve production and business activities in the main business lines of the enterprise, be invested by the enterprise and be part of the 5-year development investment plan and annual production and business plan of the enterprise.

3. The owner-representing agency has approved the foreign loan policy.

4. The lender has issued a written agreement on grant of foreign loans.

5. The total liabilities of the enterprise (including the value of guarantees for subsidiaries borrowing capital from credit institutions) must not exceed three times the equity of the enterprise recorded on the quarterly or annual financial statements of the enterprise at the time closest to the time of submission of dossiers for appraisal by the Ministry of Finance under Point a Clause 3 Article 23 of the Law on the Management and Use of State Capital Invested in Production and Business at Enterprises dated November 26, 2014. In case of raising capital above this prescribed level, it must be approved by the owner-representing agency.

8. Having a financial plan to ensure the ability to repay foreign loans.”.

5. To amend and supplement Article 5 as follows:

“Article 5. Regulations on dossiers for appraisal and approval of the foreign loan policy

A dossier for the Ministry of Finance’s appraisal and approval of the enterprise’s foreign loan policy, provided by the owner-representing agency, must comprise:

1. An official dispatch from the owner-representing agency, requesting the Ministry of Finance to appraise and approve the enterprise's foreign loan policy, with detailed explanations on the following information:

a) The satisfaction of conditions for appraisal and approval of the foreign loan policy as prescribed in Article 4 of this Regulation;

b) The owner-representing agency's opinions on the necessity of the foreign loans, the ability to balance reciprocal capital of the enterprise, the ability to repay foreign loans, and the financial capacity of the enterprise.

2. The owner-representing agency's document approving the foreign loan policy, including:

a) Loan purposes;

b) Main conditions of foreign loan: Value of foreign loan, currency of debt, loan term, interest rate and fees related to foreign loan, repayment method, grace period, and debt repayment period;

c) Other basis terms and conditions related to the foreign loan (if any);

d) Basic information in the financial plan of the project using the foreign loan, including total investment, investment capital structure, foreign loan disbursement progress, annual reciprocal capital arrangement plan of the enterprise.

3. 5-year development investment plan and annual production and business plan of the enterprise.

4. The lender's written approval of grant of the foreign loan to implement the project, with the following conditions for the foreign loan: Value of foreign loan, currency of debt, loan term, interest rate and fees related to foreign loan, repayment method, grace period, debt repayment period, and other basis conditions related to the foreign loan (if any).

5. The competent authority's project investment decision or decision on approval of mine development plan (FDP) for oil and gas projects.

6. Financial plan of the project using foreign loans prepared by the enterprise, which explains the total investment data, investment capital structure (reciprocal capital of the enterprise, capital from foreign loans and other capital sources), foreign loan disbursement progress, annual reciprocal capital arrangement plan, plan to balance annual loan repayment sources from depreciation, profits from the project and accompanied tables.

7. The latest enterprise registration certificate.

8. Separate financial statements and consolidated financial statements (in case the enterprise is the parent company of a state-owned economic group, parent company of a state corporation, or parent company in parent a company-subsidiary group), that have been audited in accordance with law for the last 3 consecutive years and the latest quarterly financial statements of the enterprise up to the time of request for the Ministry of Finance's appraisal.

In case the enterprise has not yet operated for full 3 consecutive years, the owner-representing agency shall give opinions on its repayment capacity, enclose with the audited financial statement for the latest year, and quarterly financial statement of the enterprise.

9. The enterprise's report on the value of guarantees for subsidiaries borrowing capital from credit institutions, which remains valid at the end of the year and the end of the nearest quarter up to the time of request for the Ministry of Finance's appraisal (if any).

10. The enterprise’s reports on overdue debts at financial institutions and credit institutions, overdue debts related to guaranteed amounts, on-lending from foreign loans from the Government and state budget at the time of request for the Ministry of Finance's appraisal.”.

6. To amend and supplement Article 6 as follows:

“Article 6. Order, procedures and contents of appraisal and approval of the foreign loan policy

1. Within 15 working days after receiving the complete dossier provided by the owner-representing agency, the Ministry of Finance shall, based on the dossier appraisal result, notify the result of appraisal and approval of the foreign loan policy, and send it to the owner-representing agency.

2. Appraisal contents of the Ministry of Finance:

a) The satisfaction of conditions for appraisal and approval of the foreign loan policy;

b) The completeness of the dossier;

c) The financial situation of the enterprise at the time of appraisal;

d) The enterprise's plan for balance of reciprocal capital when borrowing foreign loans by the mode of self-borrowing and self-payment;

dd) Ability to repay foreign loan under the policy approved by the owner-representing agency at the time of appraisal.

3. The owner-representing agency shall give explanations for the opinions and contents provided to the Ministry of Finance during the appraisal and approval of the foreign loan policy.”.

7. To amend and supplement Article 8 as follows:

“Article 8. Supervision regime

1. The owner-representing agency shall supervise the management and use of foreign loans by enterprises under the management to ensure proper and effective use of such loans and sufficient source for repayment as prescribed. In case the enterprise uses the loans for improper purposes, or encounters financial difficulties leading to the risk of not being able to repay debt, the owner-representing agency shall organize the inspection and clarification of objective and subjective reasons, and solution plans for consideration and settlement according to competence.

2. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related agencies in, conduction inspection and supervision according to its competence and the law on management of enterprises’ borrowing of foreign loans and payment of foreign debts without government guarantee.”.

8. To amend and supplement Clauses 1 and 2 Article 9 as follows:

“1. The owner-representing agency shall:

a) Approve the foreign loan policy and provide sufficient dossiers for the Ministry of Finance for appraisal and approval of the foreign loan policy, for the cases specified in Clause 1 Article 1 of this Regulation;

b) In case of changing to the contents compared to the dossier submitted to the Ministry of Finance for appraisal and approval without changing the contents specified at Points c and dd Clause 2 Article 6 of this Regulation, the owner-representing agency shall proactively review and approve according to its competence, without sending to the Ministry of Finance for re-appraisal.

2. The members’ council or company president shall:

a) Request the owner-representing agency to review and approve the foreign loan policy in accordance with the law on management and use of the state capital invested in production and business at enterprises, and the law on management of enterprises’ borrowing of foreign loans and payment of foreign debts without government guarantee;

b) Take responsibility for the accuracy, truthfulness and completeness of the dossiers and documents reported to the owner-representing agency on the project effectiveness and the enterprise's ability to repay foreign loans;

c) Take responsibility for directing the enterprise to comply with the conditions, order and procedures for borrowing foreign loans in accordance with the law on management of enterprises’ borrowing of foreign loans and payment of foreign debts without government guarantee; sign and implement agreements related to foreign loans as prescribed by law;

d) Organize the management and use of loan capital for the proper purpose. Implement the reporting regime on the use of foreign loans as prescribed by law;

dd) Direct and organize the development of plans for debt repayment, balance of cash flow to ensure the source of debt repayment and full payment of debts according to the schedules as committed to the lender;

e) In case an enterprise cannot repay debt due to subjective reasons, depending on the nature and extent of the violation, the members’ council, company president, and related persons shall be considered and handled in accordance with laws and Charter of the enterprise.”.

Article 2. Replacing and repealing a number of phrases, points, clauses and articles of the Minister of Finance's Circular No. 153/2014/TT-BTC dated October 20, 2014, and the Regulation on review, verification and approval of foreign loans by the mode of self-borrowing and self-payment of the enterprise with more than 50% of charter capital held by the State, issued together with the Minister of Finance's Circular No. 153/2014/TT-BTC dated October 20, 2014

1. To replace a number of phrases as follows:

a) To replace the phrase “review, verification and approval of foreign loans by the mode of self-borrowing and self-payment of the enterprise with more than 50% of charter capital held by the State” with the phrase “appraisal and approval of the foreign loan policy by the mode of self-borrowing and self-payment of the enterprise with 100% of charter capital held by the State” specified in the Minister of Finance's Circular No. 153/2014/TT-BTC dated October 20, 2014, and this Regulation;

b) To replace the phrase “review, verification and approval of foreign loans”, “appraisal and approval of foreign loans”, “review and approval of foreign loans”, “verification and approval of foreign loans” with the phrase “appraisal and approval of the foreign loan policy” specified in this Regulation.

2. To repeal the provisions of Clauses 1 and 7 Article 4; Article 7; Clause 3, Point b Clause 4 Article 9 of this Regulation.

Article 3. Implementation provisions

1. This Circular takes effect from April 1, 2022.

2. Dossiers received by the Ministry of Finance before the effective date of this Circular, of which the foreign loan policy has not yet been completely appraised and approved, shall continue to comply with this Regulation.

3. For foreign loans not regulated by Clause 1 Article 1 of this Regulation, the owner-representing agency shall proactively consider and decide according to its competence. The Ministry of Finance shall not appraise and approve policies for such foreign loans.

4. Any problem arising in the course of implementation should be promptly reported to the Ministry of Finance for review and additional guidance./.

 

 

FOR THE MINISTER

THE DEPUTY MINISTER

 

 

Nguyen Duc Chi


 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 09/2022/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 09/2022/TT-BTC PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất