Thông tư 01/2006/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc hướng dẫn một số nội dung về góp vốn thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa

thuộc tính Thông tư 01/2006/TT-NHNN

Thông tư 01/2006/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc hướng dẫn một số nội dung về góp vốn thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:01/2006/TT-NHNN
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Đồng Tiến
Ngày ban hành:20/02/2006
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Doanh nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp - Ngày 20/02/2006, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 01/2006/TT-NHNN hướng dẫn một số nội dung về góp vốn thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo đó, mức vốn góp của một tổ chức tín dụng vào một Quỹ bảo lãnh tín dụng không được vượt quá 11% vốn điều lệ của Quỹ bảo lãnh tín dụng. Tổng mức góp vốn và các khoản đầu tư thương mại khác không được vượt quá 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của tổ chức tín dụng... Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Thông tư01/2006/TT-NHNN tại đây

tải Thông tư 01/2006/TT-NHNN

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 01/2006/TT-NHNN
NGÀY 20 THÁNG 02 NĂM 2006 HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG
VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP QUỸ BẢO LàNH TÍN DỤNG
CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

 

Để triển khai Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg ngày 20/12/2001, Quyết định số 115/2004/QĐ-TTg ngày 25/6/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa và Chỉ thị số 40/2005/CT-TTg ngày 16/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số nội dung liên quan đến việc góp vốn thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây gọi là Quỹ bảo lãnh tín dụng) của các tổ chức tín dụng như sau:

1. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Phối hợp với các ban, ngành tại địa phương, tham mưu cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trong việc thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng.

b) Cử đại diện tham gia Ban trù bị thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng và Hội đồng quản lý Quỹ bảo lãnh tín dụng, theo đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố.

c) Báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về tình hình triển khai thành lập và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng tại địa phương.

2. Tổ chức tín dụng:

Các tổ chức tín dụng căn cứ vào tình hình thực tế của vốn điều lệ, quỹ dự trữ của mình và nhu cầu thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng của từng địa phương, để quyết định việc tham gia góp vốn vào Quỹ bảo lãnh tín dụng do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập.

a) Mức vốn góp của một tổ chức tín dụng vào một Quỹ bảo lãnh tín dụng không được vượt quá 11% vốn điều lệ của Quỹ bảo lãnh tín dụng.

b) Tổng mức góp vốn vào Quỹ bảo lãnh tín dụng và các khoản đầu tư thương mại khác không được vượt quá 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của tổ chức tín dụng.

c) Cử đại diện tham gia Ban trù bị thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng theo đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố.

d) Tham gia Hội đồng quản lý Quỹ bảo lãnh tín dụng để đại diện cho phần vốn góp của tổ chức tín dụng, theo quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố.

e) Phối hợp với Quỹ bảo lãnh tín dụng xây dựng quy trình, thủ tục bảo lãnh. Phối hợp với Quỹ bảo lãnh tín dụng kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay và hoàn trả nợ của khách hàng, đảm bảo an toàn vốn.

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Các quy định tại Thông tư số 06/2003/TT-NHNN ngày 10/04/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc hướng dẫn một số nội dung về góp vốn thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của tổ chức tín dụng theo Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg ngày 20/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 02/2003/NQ-CP ngày 17/01/2003 của Chính phủ, hết hiệu lực thi hành.

Trong quá trình triển khai, thực hiện Thông tư này, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc đề nghị báo cáo bằng văn bản về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Tín dụng) để giải quyết.

 

KT. Thống đốc

Phó thống đốc

Đã ký : Nguyễn Đồng Tiến

 

 

 

 

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE STATE BANK OF VIETNAM
-----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
------------------

No. 01/2006/TT-NHNN

Hanoi, February 20, 2006

 

CIRCULAR

GUIDING SEVERAL CONTENTS CONCERNING THE CAPITAL CONTRIBUTION FOR THE ESTABLISHMENT OF A CREDIT GUARANTEE FUND FOR SMALL AND MEDIUM SIZED ENTERPRISES

With a view to implementing the Decision No.193/2001/QD-TTg dated 21/12/2001, the Decision No.115/2004/QD-TTg dated 25/6/2004 of the Prime Minister on the issuance of the regulation on the establishment, organization and operation of a Credit Guarantee Fund for small and medium sized enterprises and the Directive No. 40/2005/CT-TTg dated 16/12/2005 of the Prime Minister on continuing the enhancement of assistance and development of small and medium sized enterprises, the Governor of the State Bank provides guidance on several contents relating to the capital contribution for the establishment of a Credit Guarantee Fund for small and medium sized enterprises (hereinafter referred to as the Credit Guarantee Fund) of credit institutions as follows:

1. State Bank branches in provinces, cities under the Central Government’s management:

a. To coordinate with the local departments, branches, advise Chairperson of People’s Committee in provinces, cities in the establishment of a Credit Guarantee Fund.

b. To delegate representatives to participate in the Preparatory Committee for the establishment of a Credit Guarantee Fund and the Management Council of the Credit Guarantee Fund upon the proposal of the People’s Committee in provinces, cities.

c. To report the Governor of the State Bank on the establishment and operation of the local Credit Guarantee Fund.

2. Credit Institutions:

Credit Institutions shall, based on the real capacity of their charter capital, reserve fund and demand for the establishment of a credit guarantee fund of each locality, decide on the capital contribution to the Credit Guarantee Fund which is established by the People’s Committee in provinces, cities under the Central Government’s management.

a. Level of capital contribution by a credit institution to a Credit Guarantee Fund shall not be in excess of 11% of the charter capital of that Credit Guarantee Fund.

b. The total level of capital contribution to a Credit Guarantee Fund and other commercial investments shall not be in excess of 40% of the charter capital and reserve fund of a credit institution.

c. To delegate representatives to participate in the Preparatory Committee for the establishment of a Credit Guarantee Fund upon the proposal of the People’s Committee in provinces, cities.

d. To participate in the Management Committee of the Credit Guarantee Fund to represent the credit institution’s contributed funds upon the decision of the Chairperson of the People’s Committee in provinces, cities.

e. To coordinate with the Credit Guarantee Fund to set up a process, procedure on the guarantee. To coordinate with the Credit Guarantee Fund in the inspection, supervision over the use of borrowed funds and debt repayment of the customer and ensuring the borrowed funds security.

This Circular shall be effective after 15 days since its publication in the Official Gazette. Provisions in the Circular No.06/2003/TT-NHNN dated 10/04/2003 of the Governor of the State Bank on guiding several contents concerning the capital contribution for the establishment of a Credit Guarantee Fund for small and medium sized enterprises of credit institutions in accordance with the Decision No.193/2001/QD-TTg dated 20/12/2001 of the Prime Minister and the Resolution No.02/2003/NQ-CP dated 17/01/2003 of the Government shall cease their effectiveness.

During the deployment, implementation of this Circular, any difficulty, query that may arise should be reported in writing to the State Bank of Vietnam (Credit Department) for  solution.

 

 

FOR THE GOVERNOR OF THE STATE BANK OF VIETNAM
DEPUTY GOVERNOR




Nguyen Dong Tien

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 01/2006/TT-NHNN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất