Quyết định 54/QĐ-NHNN hoạt động của BCĐ phòng chống tham nhũng và tội phạm ngành Ngân hàng

thuộc tính Quyết định 54/QĐ-NHNN

Quyết định 54/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng và tội phạm ngành Ngân hàng
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:54/QĐ-NHNN
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Thị Hồng
Ngày ban hành:18/01/2021
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Tiết kiệm-Phòng, chống tham nhũng, lãng phí

TÓM TẮT VĂN BẢN

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng và tội phạm
Ngày 18/01/2021, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ra Quyết định 54/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng và tội phạm ngành Ngân hàng.

Cụ thể, thành phần Ban Chỉ đạo gồm có: Bí thư Ban Cán sự Đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước làm Trưởng Ban Chỉ đạo; 01 Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước làm Phó trưởng Ban Chỉ đạo thường trực; Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng làm Phó trưởng Ban Chỉ đạo;…

Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ tham mưu giúp Ban Cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xây dựng chương trình, kế hoạch, biện pháp tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng và tội phạm (PCTN&TP) và các văn bản của Đảng, Nhà nước về công tác PCTN&TP trong ngành Ngân hàng.

Ngoài ra, Ban Chỉ đạo PCTN&TP tại Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh/thành phố được thành lập theo Quyết định của Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh/thành phố; do người đứng đầu cấp ủy, tổ chức Đảng Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh/thành phố làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh/thành phố làm Phó trưởng Ban thường trực. Tùy tình hình cụ thể tại địa phương, có thể bố trí thêm 01 Phó trưởng Ban.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định54/QĐ-NHNN tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM

_______

Số: 54/QĐ-NHNN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2021

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng và tội phạm ngành Ngân hàng

___________

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số ngày 16 tháng 6 năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 2 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 20/2019/QĐ-TTg ngày 12 tháng 6 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 165/QĐ-BCĐ138/CP ngày 10 tháng 3 năm 2020 của Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm Iheo Quyết định này Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng và tội phạm ngành Ngân hàng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc các tổ chức tín dụng, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 Nơi nhận:
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Ban Chỉ đạo TW về PCTN;
- Ban Nội Chính TW;
- Ban Chỉ đạo 138/CP;
- Thanh tra Chính phủ;
- Ban lãnh đạo NHNN;
- Thành viên Ban Chỉ đạo;
- Cổng thông tin điện tử NHNN;
- Lưu: VP, TTGSNH7.

THỐNG ĐỐC





Nguyễn Thị Hồng

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
_______

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________

QUY CHẾ

Hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng và tội phạm ngân hàng

(Ban hành kèm theo Quyết định số 54/QĐ-NHNN ngày 18 tháng 01 năm 2021)

__________

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định về nguyên tắc, chế độ làm việc, trách nhiệm, quyền hạn và mối quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng và tội phạm ngành Ngân hàng, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng và tội phạm tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh/thành phố, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, các Tổ chức tín dụng, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (gọi tắt là Ban Chỉ đạo đơn vị).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Các thành viên Ban Chỉ đạo.
2. Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo.
3. Các tổ chức, đơn vị, cá nhân trong ngành Ngân hàng, bao gồm: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh/thành phố; đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp trực thuộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN); các Tổ chức tín dụng; Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
Điều 3. Nguyên tắc, chế độ làm việc
1. Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm trước cấp ủy Đảng, Thủ trưởng đơn vị cùng cấp và Ban Chỉ đạo cấp trên về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác phòng, chống tham nhũng và tội phạm.
2. Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ; tập thể thảo luận, Trưởng Ban Chỉ đạo kết luận và chỉ đạo thực hiện.
3. Các thành viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; chịu trách nhiệm tập thể trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo; đồng thời chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật và Trưởng Ban Chỉ đạo trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân công.
4. Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng và tội phạm ngành Ngân hàng dùng con dấu của NHNN để thực hiện nhiệm vụ. Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng và tội phạm tại các đơn vị dùng con dấu của đơn vị để thực hiện nhiệm vụ.
Chương II
THÀNH PHẦN, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BAN CHỈ ĐẠO
Mục 1.
BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG VÀ TỘI PHẠM NGÀNH NGÂN HÀNG
Điều 4. Thành phần Ban Chỉ đạo
Thành phần Ban Chỉ đạo gồm có:
- Bí thư Ban Cán sự Đảng, Thống đốc NHNN làm Trưởng Ban Chỉ đạo;
- 01 Phó Thống đốc NHNN làm Phó trưởng Ban Chỉ đạo thường trực;
- Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng làm Phó trưởng Ban Chỉ đạo;
- Ủy viên gồm có: Thủ trưởng một số đơn vị thuộc NHNN, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên một số Tổ chức tín dụng, Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam.
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo
1. Tham mưu giúp Ban Cán sự Đảng NHNN và Thống đốc NHNN xây dựng chương trình, kế hoạch, biện pháp tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng và tội phạm (PCTN&TP) và các văn bản của Đảng, Nhà nước về công tác PCTN&TP trong ngành Ngân hàng.
2. Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị nêu tại Điều 2 triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch, biện pháp tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN&TP và các văn bản của Đảng, Nhà nước về công tác PCTN&TP.
3. Chỉ đạo, tổ chức thanh tra, kiểm tra đột xuất hoặc xét thấy cần thiết phải thanh tra, kiểm tra về công tác phòng, chống tham nhũng tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân nêu tại Điều 2.
4. Chỉ đạo các đơn vị nêu tại Điều 2 trong việc phối hợp hoạt động của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, điều tra và các cơ quan khác trong công tác PCTN&TP; tiếp nhận thông tin và tổng hợp tình hình các vụ việc tham nhũng, vi phạm pháp luật, vụ án tham nhũng tại các đơn vị để đưa ra các biện pháp xử lý; báo cáo các cơ quan chức năng về công tác PCTN&TP trong ngành Ngân hàng.
5. Tham mưu giúp Ban cán sự Đảng NHNN và Thống đốc NHNN trong việc ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ thuộc diện Ban Cán sự Đảng NHNN và Thống đốc NHNN quản lý; chỉ đạo cấp có thẩm quyền của các đơn vị nêu tại Điều 2 tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc nếu có căn cứ cho rằng người đó có thể tiếp tục có hành vi tiêu cực, tham nhũng hoặc gây cản trở cho công tác thanh tra, kiểm tra, xác minh.
6. Kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác PCTN&TP liên quan đến hoạt động ngân hàng.
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Ban Chỉ đạo
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban Chỉ đạo
a. Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động chung của Ban Chỉ đạo và các thành viên Ban Chỉ đạo, bảo đảm hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Chịu trách nhiệm trước Ban Cán sự Đảng NHNN về hoạt động của Ban Chỉ đạo.
b. Chỉ đạo việc triển khai các chương trình, kế hoạch thực hiện pháp luật về PCTN&TP, thực hiện các văn bản của Đảng và Nhà nước về PCTN&TP trong ngành Ngân hàng; triệu tập, chủ trì các cuộc họp Ban Chỉ đạo định kỳ hoặc đột xuất, thay mặt Ban Chỉ đạo kết luận và chỉ đạo thực hiện.
c. Chỉ đạo Thủ trưởng các đơn vị nêu tại Điều 2 tiến hành thanh tra, kiểm tra, xác minh, kết luận, xử lý các hành vi tiêu cực, tham nhũng hoặc vi phạm pháp luật thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.
d. Chỉ đạo, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền để xảy ra tình trạng tham nhũng; đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để thu hồi, tịch thu tài sản tham nhũng theo quy định của pháp luật.
đ. Ủy quyền cho Phó Trưởng Ban Chỉ đạo thường trực, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban Chỉ đạo trong trường hợp cần thiết.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó trưởng Ban Chỉ đạo thường trực
a. Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo triển khai, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch của Ban Chỉ đạo để thực hiện chương trình, kế hoạch thực hiện pháp luật về PCTN&TP, thực hiện các văn bản của Đảng và Nhà nước về PCTN&TP trong ngành Ngân hàng.
b. Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo trong việc xử lý các hành vi tiêu cực, tham nhũng hoặc vi phạm pháp luật trong ngành Ngân hàng, báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo hoặc thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
c. Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo trong việc chỉ đạo, điều hành Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo.
d. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban Chỉ đạo theo ủy quyền của Trưởng Ban Chỉ đạo, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Trưởng Ban Chỉ đạo.
đ. Khi Trưởng Ban Chỉ đạo đi vắng, Phó trưởng Ban Chỉ đạo thường trực được ủy quyền tổ chức họp Ban Chỉ đạo theo định kỳ hoặc đột xuất để xử lý công việc của Ban Chỉ đạo.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó trưởng Ban Chỉ đạo
a. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn là Thủ trưởng của Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo theo quy định tại Điều 7 quy chế này, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Ban Chỉ đạo.
b. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điểm a, b, d Khoản 2 Điều này.
c. Triển khai việc tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, biện pháp liên quan đến công tác PCTN&TP tại các đơn vị ngành Ngân hàng.
4. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Ủy viên Ban Chỉ đạo
a. Ủy viên Ban Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ được phân công, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Ban Chỉ đạo về những nhiệm vụ được phân công.
b. Chủ động đề xuất, kiến nghị với Ban Chỉ đạo và Trưởng Ban Chỉ đạo về các chủ trương, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác PCTN&TP trong ngành Ngân hàng, nhất là những chủ trương, giải pháp gắn liền với lĩnh vực, đơn vị được phân công trực tiếp quản lý, phụ trách.
c. Chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, biện pháp liên quan đến công tác PCTN&TP theo chức năng của đơn vị mình.
d. Các Ủy viên Ban Chỉ đạo được sử dụng bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của đơn vị do mình trực tiếp quản lý, phụ trách để thực hiện nhiệm vụ được Ban Chỉ đạo và Trưởng Ban Chỉ đạo phân công.
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo
Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng là Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo, có trách nhiệm tham mưu, giúp việc Ban Chỉ đạo.
Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Chỉ đạo đơn vị, cá nhân trực thuộc nghiên cứu, xây dựng chương trình, kế hoạch công tác định kỳ, đột xuất của Ban Chỉ đạo.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thực hiện có hiệu quả pháp luật về PCTN&TP.
3. Yêu cầu các đơn vị cung cấp thông tin, gửi báo cáo định kỳ hoặc báo cáo đột xuất; báo cáo tình hình vụ việc quy định tại Khoản 4 Điều 5 Quy chế này để tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo và Trưởng Ban Chỉ đạo.
4. Tham mưu trong việc ngăn chặn và xử lý hành vi lạm quyền, lộng quyền nhũng nhiễu của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong hoạt động ngân hàng và trong hoạt động PCTN&TP ngành Ngân hàng.
5. Có trách nhiệm phối hợp công tác với Ban Nội chính Trung ương, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc phát hiện, ngăn ngừa tiêu cực, tham nhũng hoặc trong trường hợp chuyển hồ sơ vụ việc tham nhũng cho các cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý.
6. Chủ trì hoặc phối hợp chuẩn bị nội dung, tổ chức và phục vụ các cuộc họp, làm việc của Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Chỉ đạo với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương và cá nhân; thông báo ý kiến chỉ đạo, kết luận của Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Chỉ đạo về PCTN&TP đến các đơn vị; theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện ý kiến chỉ đạo, kết luận của Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Chỉ đạo; tổng hợp, báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo về công tác PCTN&TP trong ngành Ngân hàng.
7. Thực hiện nhiệm vụ khác do Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Chỉ đạo giao.
Mục 2.
BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG VÀ TỘI PHẠM TẠI CÁC ĐƠN VỊ
Điều 8. Ban Chỉ đạo tại NHNN Chi nhánh tỉnh/thành phố
1. Thành phần của Ban Chỉ đạo
a. Ban Chỉ đạo PCTN&TP tại NHNN Chi nhánh tỉnh/thành phố được thành lập theo Quyết định của Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh/thành phố; do người đứng đầu cấp ủy, tổ chức Đảng NHNN Chi nhánh tỉnh/thành phố làm Trưởng Ban Chỉ đạo.
b. Chánh Thanh tra, giám sát NHNN Chi nhánh tỉnh/thành phố làm Phó trưởng Ban thường trực.
c. Tùy tình hình cụ thể tại địa phương, có thể bố trí thêm 01 Phó trưởng Ban.
d. Thành viên Ban Chỉ đạo là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức Đảng hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức của một số chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn. Số lượng thành viên Ban Chỉ đạo do Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định tùy theo tình hình thực tế của địa phương.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo
a. Trưởng Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm trước Thống đốc NHNN - Trưởng Ban Chỉ đạo PCTN&TP ngành Ngân hàng trong việc chỉ đạo, tổ chức triển khai chương trình, kế hoạch thực hiện các văn bản của Đảng, Nhà nước và của ngành Ngân hàng về thực hiện pháp luật về PCTN&TP đến các chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn; triệu tập, chủ trì các cuộc họp Ban Chỉ đạo định kỳ hoặc đột xuất, thay mặt Ban Chỉ đạo kết luận và tổ chức thực hiện; phân công đơn vị đầu mối tham mưu, giúp việc cho Ban Chỉ đạo và giao nhiệm vụ cụ thể cho Phó trưởng Ban Chỉ đạo, thành viên Ban Chỉ đạo theo từng lĩnh vực, địa bàn hoạt động.
b. Xây dựng chương trình, kế hoạch của Ban Chỉ đạo về thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN&TP.
c. Phối hợp với cơ quan tham mưu về công tác PCTN&TP cấp tỉnh/thành phố, chính quyền địa phương trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, văn bản của Đảng, Nhà nước, của cấp ủy, chính quyền địa phương và của ngành Ngân hàng trong việc thực hiện pháp luật về PCTN&TP.
d. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh/thành phố thực hiện chương trình, kế hoạch, văn bản của Đảng, Nhà nước, của cấp ủy, chính quyền địa phương và của ngành Ngân hàng trong việc thực hiện pháp luật về PCTN&TP; tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện và báo cáo về Ban Chỉ đạo PCTN&TP ngành Ngân hàng theo quy định; đối với những vụ việc tham nhũng làm thất thoát số tiền lớn cần phải báo cáo đầy đủ, chi tiết.
đ. Tham mưu, đề xuất với Ban Chỉ đạo PCTN&TP ngành Ngân hàng xử lý các vấn đề về công tác PCTN&TP.
Điều 9. Ban Chỉ đạo tại các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp trực thuộc NHNN, các Tổ chức tín dụng, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
1. Việc thành lập Ban Chỉ đạo
a. Các đơn vị có mạng lưới tổ chức gồm trụ sở chính và các đơn vị/chi nhánh trực thuộc phải thành lập Ban Chỉ đạo PCTN&TP để chỉ đạo công tác PCTN&TP đối với toàn hệ thống đơn vị.
b. Ban Chỉ đạo PCTN&TP tại các đơn vị xem xét, quyết định việc triển khai mô hình Ban Chỉ đạo PCTN&TP tại các đơn vị/chi nhánh trực thuộc phù hợp với mô hình tổ chức, tình hình hoạt động.
2. Thành phần Ban Chỉ đạo (tại trụ sở chính)
Trưởng Ban Chỉ đạo do người đứng đầu cấp ủy, tổ chức Đảng hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức đảm nhiệm. Các chức danh còn lại do Trưởng Ban Chỉ đạo phân công phù hợp với tình hình hoạt động của đơn vị. Số lượng thành viên Ban Chỉ đạo do Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo
a. Trưởng Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm trước Thống đốc NHNN - Trưởng Ban Chỉ đạo PCTN&TP ngành Ngân hàng trong việc chỉ đạo, tổ chức triển khai chương trình, kế hoạch thực hiện các văn bản của Đảng, Nhà nước và của ngành Ngân hàng về thực hiện pháp luật về PCTN&TP trong hệ thống đơn vị mình; phân công đơn vị đầu mối tham mưu, giúp việc Ban Chỉ đạo và giao nhiệm vụ cụ thể cho Phó trưởng Ban Chỉ đạo, thành viên Ban Chỉ đạo.
b. Phối hợp với Ban Chỉ đạo PCTN&TP của NHNN Chi nhánh tỉnh/thành phố trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, văn bản của Đảng, Nhà nước, của cấp ủy, chính quyền địa phương và của ngành Ngân hàng trong việc thực hiện pháp luật về PCTN&TP của đơn vị/chi nhánh trực thuộc hệ thống.
c. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị/chi nhánh trực thuộc thực hiện chương trình, kế hoạch PCTN&TP; tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện và báo cáo về Ban Chỉ đạo PCTN&TP ngành Ngân hàng theo quy định.
d. Tham mưu, đề xuất với Ban Chỉ đạo PCTN&TP ngành Ngân hàng và tiến hành xử lý những vấn đề về công tác PCTN&TP.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10. Việc kiện toàn Ban Chỉ đạo và xây dựng Quy chế hoạt động
1. Căn cứ Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo PCTN&TP ngành Ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị quy định tại Điều 2 Quy chế này có trách nhiệm kiện toàn Ban Chỉ đạo PCTN&TP và xây dựng Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo của đơn vị mình.
2. Trường hợp thành viên Ban Chỉ đạo vắng mặt tại đơn vị trên 03 tháng, thành viên đó phải thông báo để Trưởng Ban Chỉ đạo biết để phân công điều hành hoạt động. Trường hợp thành viên đó vắng mặt tại đơn vị trên 12 tháng hoặc có những thay đổi về nhân sự, đơn vị phải thực hiện kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo.
Điều 11. Chế độ họp
1. Ban Chỉ đạo định kỳ 06 tháng họp một lần để tổng kết, kiểm điểm việc thực hiện chương trình, kế hoạch và họp đột xuất do Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu hoặc do Phó Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu khi được Trưởng Ban Chỉ đạo ủy quyền.
2. Cơ quan Thường trực hoặc đơn vị tham mưu của Ban Chỉ đạo đề xuất Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định nội dung, thành phần tham gia, thời gian tổ chức các cuộc họp của Ban Chỉ đạo.
3. Ủy viên Ban Chỉ đạo tham dự đầy đủ các phiên họp của Ban Chỉ đạo; phối hợp chuẩn bị nội dung họp khi có yêu cầu của Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo. Trường hợp không tham dự, phải báo cáo và xin ý kiến Trưởng Ban Chỉ đạo hoặc Phó trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp và ủy quyền cho cấp phó dự họp thay.
Điều 12. Chế độ báo cáo
1. Ban Chỉ đạo PCTN&TP tại các đơn vị gửi kết luận cuộc họp của Ban Chỉ đạo của đơn vị mình định kỳ 6 tháng và năm về Ban Chỉ đạo PCTN&TP ngành Ngân hàng (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng).
2. Các đơn vị thực hiện báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng theo quy định tại Thông tư số 03/2013/TT-TTCP ngày 10/06/2013 của Thanh tra Chính phủ và Văn bản số 5201/NHNN-TTGSNH ngày 19/7/2013 của NHNN cho tới khi có các quy định thay thế.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE STATE BANK OF VIETNAM

_________

No. 54/QD-NHNN

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom - Happiness
_________________

Hanoi, January 18, 2021

 

 

DECISION

On promulgating the Regulation on operation of the Steering Committee of prevention and fighting of corruption and crime in banking sector

_________

THE GOVERNOR OF THE STATE BANK OF VIETNAM

 

Pursuant to the Anti-Corruption Law dated November 20, 2018;

Pursuant to the Law on Inspection dated November 15, 2010;

Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam dated June 16, 2010;

Pursuant to the Law on Credit Institutions dated June 16, 2010 and the Law on Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Credit Institutions dated November 20, 2017;

Pursuant to the Decree No. 16/2017/ND-CP dated February 17, 2017 of the Government on defining functions, duties, powers and organizational structure of the State Bank of Vietnam;

Pursuant to the Decision No. 20/2019/QD-TTg dated June 12, 2019 of the Prime Minister on defining functions, duties, powers and organizational structure of the Banking Supervision Agency affiliated to the State Bank of Vietnam;

Pursuant to the Decision No. 165/QD-BCD138/CP dated March 10, 2020 of the Head of the Government’s Steering Committee for Crime Prevention and Fighting on promulgating the Regulation on operation of the Government’s Steering Committee of crime prevention and fighting;

At the proposal of the Chief of the Banking Supervision Agency.

 

DECIDES:

 

Article 1. To promulgate herewith this Decision the Regulation on operation of the Steering Committee of prevention and fighting of corruption and crime in banking sector.

Article 2. This Decision takes effect on the signing date.

Article 3. The Chief of Office, the Director of Department of Organization and Personnel, the Chief of the Banking Supervision Agency, the Heads of units under the State Bank, the Chairpersons of the Boards of Directors, the Chairpersons of the Members’ Councils, the General Directors of credit institutions, and the Deposit Insurance of Vietnam shall be responsible for the implementation of this Decision./.

 

The Governor

Nguyen Thi Hong

 

THE STATE BANK OF VIETNAM

__________

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom - Happiness
_________________

 

 

 

REGULATION

On operation of the Steering Committee of prevention and fighting of corruption and crime in banking sector

(Attached to the Decision No. 54/QD-NHNN dated January 18, 2021)

_________

 

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation

This Regulation stipulates working principles, regimes, responsibilities, powers and working relationships of the Steering Committee of prevention and fighting of corruption and crime in banking sector, the Steering Committees of prevention and fighting of corruption and crime at State Bank branches of provinces and cities, non-business units, enterprises affiliated to the State Bank, the credit institutions and the Deposit Insurance of Vietnam (hereinafter referred to as the unit-level Steering Committees).

Article 2. Subjects of application

1. Members of the Steering Committee.

2. The Standing agency of the Steering Committee.

3. Organizations, units and individuals in the banking sector, including: The State Bank branches of provinces and cities; non-business units; enterprises affiliated to the State Bank; credit institutions; the Deposit Insurance of Vietnam.

Article 3. Working principals and regimes

1. The Steering Committee is responsible to the Party Executive Committees, heads of units at the same level and the higher-level Steering Committees for the performance of tasks and powers in prevention and fighting of corruption and crime.

2. The Steering Committee works on the principle of democratic centralism; after collective discussion, the Head of the Steering Committee concludes and directs the implementation.

3. The members of the Steering Committee work on a part-time basis; take collective responsibility in the process of performing the functions, tasks and powers of the Steering Committee; at the same time take personal responsibility before the law and the Head of the Steering Committee for the performance of assigned tasks.

4. The Steering Committee of prevention and fighting of corruption and crime in banking sector uses the seal of the State Bank to perform the tasks. The Steering Committees of prevention and fighting of corruption and crime at units use the seals of the units to perform the tasks.

 

Chapter II

MEMBERS, TAKS AND POWERS OF THE STEERING COMMITTEE

 

Section 1

THE STEERING COMMITTEE OF PREVENTION AND FIGHTING OF CORRUPTION AND CRIME IN BANKING SECTOR

 

Article 4. Components of the Steering Committee

Components of the Steering Committee includes:

- The Secretary of the Party Civil Affairs Committee, the Governor of the State Bank of Vietnam shall be the Head of the Steering Committee;

- 01 Deputy Governor of the State Bank shall be the Standing Deputy Head of the Steering Committee;

- The Chief of the Banking Supervision Agency shall be the Deputy Head of the Steering Committee;

- Members shall include: The Heads of a number of units affiliated to the State Bank, the Chairpersons of the Boards of Directors, the Chairpersons of Members’ Councils of credit institutions, the General Director of Vietnam Bank for Social Policies, the Chairperson of Members’ Council of the Deposit Insurance of Vietnam.

Article 5. Tasks and powers of the Steering Committee

1. To give advises and assist the State Bank’s Party Civil Affairs Committee and the Governor of the State Bank in formulating programs, plans and measures to organize the implementation of the anti-corruption and -crime law and other documents of the Party and the State on prevention and fighting of corruption and crime in banking sector.

2. To direct agencies, organizations and units stipulated in Article 2 to implement programs, plans and measures to organize the implementation of the provisions of anti-corruption and -crime law and other anti-corruption and -crime documents of the Party and the State.

3. To direct and implement irregular inspection, examination or when necessary to inspect the work of anti-corruption at agencies, organizations, units, individuals stipulated in Article 2.

4. To direct units stipulated in Article 2 in coordinating activities of inspection, examination and investigation agencies and other agencies in anti-corruption and -crime work; to receive information and summarize situation of incidents of corruption, law breach and corruption cases at units to offer handling measures; to report to competent authorities on the anti-corruption and -crime work in banking sector.

5. To give advises and assist the State Bank’s Party Civil Affairs Committee and the Governor of the State Bank on promulgating the decision on suspension from work for officials under the management of the State Bank’s Party Civil Affairs Committee and the Governor of the State Bank; to direct the competent authority of units stipulated in Article 2 to temporarily suspend for cadres, civil servants, public employees and other employees who have signs of law violation or if there are grounds to believe that such persons may continue to engage in negative, corrupt behaviors or obstruct the work of inspection, investigation and verification.

6. To recommend to competent authorities on solutions to improve the effectiveness of the work on prevention and fighting of corruption and crime related to banking activities.

Article 6. Tasks and powers of the Steering Committee’s members

1. Tasks and powers of the Head of the Steering Committee

a. To lead, direct and the administer the general activities of the Steering Committee and Steering Committee’s members, ensuring the operation in accordance with assigned functions, tasks and powers. To take responsibility to the Party Civil Affairs Committee of the State Bank for the operation of the Steering Committee.

b. To direct the implementation of programs and plans on enforcement of anti-corruption and -crime law, implement the documents of the Party and the State on prevention and fighting of corruption and crime in the banking sector; to convoke and preside the regular or irregular meetings of the Steering Committee, conclude and direct the implementation on behalf of the Steering Committee.

c. To direct the Head of units stipulated in Article 2 to conduct inspection, investigation and verification, conclusion and handling of negative, corrupt or illegal behavior within the scope of their responsibilities.

d. To direct and handle the head of agencies, organizations, units under the management which let the corruption occur; to propose competent agencies and organizations to apply necessary measures to recover and confiscate corrupt assets in accordance with law provisions.

dd. To authorize the Standing Deputy Head of the Steering Committee and the Deputy Head of the Steering Committee to perform a number of tasks and powers of the Head of the Steering Committee in case of necessity.

2. Tasks and powers of the Standing Deputy Head of the Steering Committee

a. To assist the Head of the Steering Committee on conducting and organizing the implementation of programs and plans of the Steering Committee to carry programs and plans on enforcement of anti-corruption and -crime law, implement documents of the Party and the State on prevention and fighting of corruption and crime in banking sector.

b. To assist the Steering Committee on handling negative or corrupt behaviors or law violation in the banking sector, report to the Head of the Steering Committee or notify competent authorities to handle in accordance with law provisions.

c. To assist the Head of the Steering Committee on directing and operating the Standing agency of the Steering Committee.

d. To perform the duties and powers of the Head of the Steering Committee as authorized by the Head of the Steering Committee, take responsibility to the law and the Head of the Steering Committee.

dd. In case the Head of the Steering Committee is absent, the Standing Deputy Head of the Steering Committee shall be authorized to organize regular or irregular meetings of the Steering Committee to handle the work of the Steering Committee.

3. Tasks and powers of the Deputy Head of the Steering Committee

a. To perform tasks and powers of the Head of the Standing agency of the Steering Committee as regulated in Article 7 of this Regulation, to take responsibility to the law and the Steering Committee.

b. To perform tasks and powers as prescribed in Points a, b and d, Clause 2 of this Article.

c. To conduct the organization of implementation for programs, plans, measures related to the anti-corruption and -crime works at units in banking sector.

4. Tasks and powers of the Steering Committee’s members

a. Members of the Steering Committee shall conduct the assigned tasks, take responsibility to the law and the Steering Committee for the assigned tasks.

b. To proactively propose and recommend to the Steering Committee and the Head of the Steering Committee policies and solutions to improve the efficiency of prevention and fighting of corruption and crime in banking sector, especially the policies and solutions associated with the fields and units that they are directly assigned to manage and take charge of.

c. To direct the organization of implementation for programs, plans, measures related to the anti-corruption and -crime work within their own units’ functions.

d. Members of the Steering Committee are entitled to use the apparatus, officials, civil servants, public employees and other employees of their units directly under their management to perform the task assigned by the Steering Committee and the Head of the Steering Committee.

Article 7. Tasks and powers of the Steering Committee’s Standing agency

The Banking Supervision Agency is the Standing agency of the Steering Committee, takes responsibility to give advices and assist the Steering Committee.

The Standing agency of the Steering Committee have the following tasks and powers:

1. To direct units and individuals directly under their management to research and formulate the regular and irregular working programs, plans of the Steering Committee.

2. To direct, guide and urge the unit to effectively perform anti-corruption and -crime law.

3. To require units to provide information, submit periodic or irregular reports; report the situation of incidents as prescribed in Clause 4, Article 5 of this Regulation to synthesize and report to the Steering Committee and the Head of the Steering Committee.

4. To give advices on preventing and dealing with abuse of power, misusing authority and harassment by officials, public servants, public employees and others employees working in banking sector and activities of prevention and fighting of corruption and crime in banking sector.

5. To take responsibilities for coordinating with the Central Committee for Internal Affairs, the Government Inspectorate, the State Audit and law enforcement agencies in discovering and preventing negativity, corruption or in case of transferring documents of corruption cases to law enforcement agencies for handling.

6. To assume the prime responsibility for, or coordinate in, preparing the content, organization and serve the meetings and working events between the Steering Committee, the Head of the Steering Committee and agencies, organizations, units, localities and individuals; to notify directive opinions and conclusions of the Steering Committee and the Head of the Steering Committee on prevention and fighting of corruption and crime to units; to follow, urge and check the implementation of directive opinions and conclusions of the Steering Committee, the Head of the Steering Committee; to synthesize and report to the Head of the Steering Committee on the prevention and fighting of corruption and crime in banking sector.

7. To perform other tasks which are assigned by the Steering Committee and the Head of the Steering Committee.

 

Section 2.

THE STEERING COMMITTEES OF PREVENTION AND FIGHTING OF CORRUPTION AND CRIME AT UNITS

 

Article 8. The Steering Committee at a State Bank branch of a province/city

1. Members of the Steering Committee

a. The Steering Committee at the State Bank branch of the province/city is established according to the Decision of the Director of the State Bank branch of such province/city; and be headed by the Head of the Party Executive Committee, the Party organization of the State Bank branch of province/city.

b. The Chief of the Banking Supervision Agency of the State Bank branch of province/city is the Standing Deputy Head of the Steering Committee.

c. Depend on specific situation in the locality, it is possible to arrange an additional Deputy Head of the Committee.

d. Members of the Steering Committee is the heads of the Party Executive Committees or Party organizations or the heads of the agencies or organizations of several credit institutions’ branches in the locality. The number of members of the Steering Committee is decided by the Head of the Steering Committee depending on the actual situation of the locality.

2. Tasks and powers of the Steering Committee

a. The Head of the Steering Committee takes responsibility to the Governor of the State Bank - the Head of the Steering Committee on prevention and fighting of corruption and crime in banking sector in directing and organizing the implementation of programs and plans to conduct documents of the Party and the State and the banking sector on implementation of anti-corruption and -crime law to credit institutions on the locality; to summon and preside periodic or irregular Steering Committee meetings, to conclude and organize the implementation on behalf of the Steering Committee; to assign the focal unit to give advice and assist the Steering Committee and assign specific tasks to the Deputy Head of the Steering Committee and members of the Steering Committee according to each field and area of operation.

b. To formulate programs and plans of the Steering Committee on implementing anti-corruption and -crime law provisions.

c. To coordinate with the anti-corruption and -crime advisory agencies at province/city level and local authority on directing and organizing the implementation of programs, plans and documents of the Party, the State, Party Executive Committee, local authority and banking sector on implementation of the anti-corruption and -crime law.

d. To direct, inspect and urge branches of credit institutions in the province/city to implement programs, plans and documents of the Party, the State, Party Executive Committee, local authority and the banking sector on implementation of the anti-corruption and -crime law; to synthesize the situation, implementation results and report to the Steering Committee of prevention and fighting of corruption and crime in banking sector in accordance with law provisions; for cases of corruption causing loss of large amounts of money, the report must be fully and in detail.

dd. To give advices and suggestions to the Steering Committee of prevention and fighting of corruption and crime in banking sector on handling issues on the anti-corruption and -crime work.

Article 9. The Steering Committee at a non-business unit, enterprise affiliated to the State Bank; credit institution or the Deposit Insurance of Vietnam

1. The establishment of the Steering Committee

a. A unit with an organizational network consisting of the head office and affiliated units/branches must establish the Steering Committee of prevention and fighting of corruption and crime to direct the anti-corruption and -crime work for the whole system.

b. The Steering Committee of prevention and fighting of corruption and crime at the unit shall consider and decide to implement the model of the Steering Committee of prevention and fighting of corruption and crime at its units/branches in accordance with the organizational model and operation situation.

2. Members of the Steering Committee (at the headquarter)

The Head of the Steering Committee is held by the head of the Party Executive Committee or Party organization or the head of such agency or organization. The remaining positions are assigned by the Head of the Steering Committee in accordance with the operation situation of the unit. The number of members of the Steering Committee shall be decided by the Head of the Steering Committee.

3. Tasks and powers of the Steering Committee

a. The Head of the Steering Committee takes responsibility to the Governor of the State Bank - the Head of the Steering Committee of prevention and fighting of corruption and crime in banking sector in directing and organizing the implementation of programs and plans to conduct legal documents of the Party and the State and the banking sector on implementation of anti-corruption and -crime law at the own unit system; to assign the focal unit to give advice and assist the Steering Committee and assign specific tasks to the Deputy Head of the Steering Committee and members of the Steering Committee.

b. To coordinate with the Steering Committee of prevention and fighting of corruption and crime of the State Bank branch at the province/city in directing and organizing the implementation of programs, plans and documents of the Party, the State, Party Executive Committee and local authority and banking sector on implementation of the anti-corruption and -crime law of units/branches in the system.

c. To direct, inspect and urge affiliated units/branches to implement anti-corruption and -crime programs and plans; to synthesize the situation, implementation results and report to the Steering Committee of prevention and fighting of corruption and crime in banking sector in accordance with law provisions.

d. To give advices and suggestions to the Steering Committee of prevention and fighting of corruption and crime on banking sector and handle issues on the anti-corruption and -crime work.

 

Chapter III

IMPLEMENTATION

 

Article 10. Consolidation of the Steering Committee and development of Regulation on operation

1. Pursuant to the Regulation on operation of the Steering Committee of prevention and fighting of corruption and crime in banking sector, the heads of the units specified in Article 2 of this Regulation are responsible for consolidating the Steering Committee of prevention and fighting of corruption and crime and developing the Regulation on operation of the Steering Committee at their own units.

2. In case a member of the Steering Committee is absent from the unit for more than 03 months, he/she must notify the Head of the Steering Committee to acknowledge and assign the operation at the unit. In case that member is absent from the unit for more than 12 months or there is a change in personnel, the unit must implement the consolidation of the Steering Committee’s personnel.

Article 11. Meeting regimes

1. The Steering Committee organize meeting once every six months to synthesize and review the implementation of the programs and plans and hold irregular meetings at the request of the Head of the Steering Committee or at the request of the Deputy Head of the Steering Committee upon authorization of the Head of the Steering Committee.

2. The Standing Agency or advisory unit of the Steering Committee proposes to the Head of the Steering Committee to decide on the contents, participants, and time of meetings of the Steering Committee.

3. Members of the Steering Committee shall attend all meetings of the Steering Committee; coordinate in preparing meeting contents at the request of the Standing Agency of the Steering Committee. In case of absence, members have to report to and consult the Head of the Steering Committee or the Deputy Head of the Steering Committee who is preside over the meeting and authorize the deputy to attend the meeting instead.

Article 12. Reporting regimes

1. The Steering Committees of prevention and fighting of corruption and crime at units send the conclusions of the meetings of the Steering Committees of their units every 06 months and annually to the Steering Committee of prevention and fighting of corruption and crime in banking sector (via the Banking Supervision Agency).

2. The units report on the anti-corruption and -crime work as prescribed in the Circular No. 03/2013/TT-TTCP dated June 10, 2013 of the Government Inspectorate and the Document No. 5201/NHNN-TTGSNH dated July 19, 2013 of the State Bank until such documents are replaced by other provisions.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decision 54/QD-NHNN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decision 54/QD-NHNN PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất