Quyết định 254/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án: Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015

thuộc tính Quyết định 254/QĐ-TTg

Quyết định 254/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án: "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015"
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:254/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:01/03/2012
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Khuyến khích sáp nhập, hợp nhất và mua lại các tổ chức tín dụng

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) giai đoạn 2011 - 2015” nhằm phát triển hệ thống các TCTD đa năng, hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô, loại hình có khả năng cạnh tranh hơn.
Mục tiêu trước mắt đến năm 2015, cần tập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các TCTD; cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các TCTD; nâng cao trật tự, kỷ cương và nguyên tắc thị trường trong hoạt động ngân hàng; phấn đấu đến cuối năm 2015, hình thành được ít nhất 01 - 02 ngân hàng thương mại có trình độ tương được với các ngân hàng trong khu vực.
Chính phủ khuyến khích việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại các TCTD theo nguyên tắc tự nguyện, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và các quyền, nghĩa vụ kinh tế của các bên có liên quan theo quy định của pháp luật; không để xảy ra đổ vỡ và mất an toàn hoạt động ngân hàng ngoài tầm kiểm soát của Nhà nước.
Cũng theo Quyết định này, việc cơ cấu lại hệ thống các TCTD và từng TCTD được đánh giá là 01 quá trình thường xuyên, liên tục nhằm khắc phục những khó khăn, yếu kém và chủ động đối phó với những thách thức để các TCTD không ngừng phát triển một cách an toàn, hiệu quả, vững chắc và đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới...
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định254/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------------------

Số: 254/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 01 tháng 03 năm 2012

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “CƠ CẤU LẠI HỆ THỐNG CÁC TỔ CHỨC

 TÍN DỤNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

----------------------

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Kết luận số 10-KL/TW ngày 18 tháng 10 năm 2011 của Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Khóa XI về tình hình kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách nhà nước 5 năm 2006 - 2010 và năm 2011; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách nhà nước 5 năm 2011 - 2015 và năm 2012;

Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012;

Xét đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011- 2015” kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Tổ chức thực hiện.
1. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, tổ chức và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án;
b) Đánh giá, xác định thực trạng hoạt động, chất lượng tài sản và nợ xấu của các tổ chức tín dụng;
c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng và trình Chính phủ phê duyệt Đề án “Chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2020”, Đề án “Chống đô la hóa trong nền kinh tế”;
d) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng Quyết định quy định về việc góp vốn, mua cổ phần của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại tổ chức tín dụng theo quy định tại Khoản 3 Điều 149 của Luật Các tổ chức tín dụng để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trước ngày 01 tháng 7 năm 2012;
đ) Chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát các tổ chức tín dụng xây dựng và triển khai Phương án cơ cấu lại tại từng tổ chức tín dụng theo các giải pháp nêu trong Đề án kèm theo Quyết định này;
e) Tăng cường công tác quản lý nhà nước và thanh tra, giám sát thị trường tiền tệ và hoạt động của các tổ chức tín dụng;
g) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan, tổ chức, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan thông tin, truyền thông thực hiện thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng để ổn định tâm lý, tạo sự đồng thuận trong xã hội và tránh gây tác động tiêu cực đến hệ thống ngân hàng, thị trường tài chính;
h) Hướng dẫn, đôn đốc các Bộ, cơ quan và tổ chức có liên quan thực hiện Đề án; định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 01 tháng 7 và ngày 31 tháng 12 hàng năm về tiến độ, kết quả, khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp xử lý về việc thực hiện Đề án; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ xử lý các vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền.
2. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
a) Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Phương án xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và tăng vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại nhà nước đến năm 2015;
b) Chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các chính sách, quy định về miễn, giảm thuế, phí liên quan đến mua bán nợ xấu và các tài sản bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng được cơ cấu lại; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các tổ chức tín dụng sau khi thực hiện mua lại, sáp nhập, hợp nhất; miễn, giảm thuế, phí hợp lý đối với quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô.
3. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan, tổ chức và địa phương có liên quan
a) Thực hiện Đề án trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật;
b) Bộ Thông tin và Truyền thông, các Bộ, cơ quan, tổ chức và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng.
c) Bộ Công an, các Bộ, cơ quan, tổ chức và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng;
d) Hỗ trợ các tổ chức tín dụng hoàn thiện hồ sơ pháp lý đối với các tài sản đảm bảo tiền vay để tổ chức tín dụng có thể bán, thu hồi vốn sớm;
đ) Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước sở hữu các tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm cơ cấu lại và xử lý những hậu quả có liên quan của các tổ chức tín dụng, đồng thời có lộ trình hợp lý thoái vốn đầu tư tại các tổ chức tín dụng.
4. Trách nhiệm của các tổ chức tín dụng
a) Xây dựng và triển khai thực hiện phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng.
b) Bảo đảm ổn định hoạt động và an toàn tài sản của Nhà nước, quyền lợi hợp pháp của nhân dân trong quá trình cơ cấu lại;
c) Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật và chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về cơ cấu lại tổ chức tín dụng;
d) Báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đầy đủ, kịp thời, trung thực kết quả, khó khăn, vướng mắc và đề xuất (nếu có) về việc thực hiện cơ cấu lại tổ chức tín dụng.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc của các tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ: TH, TKBT, ĐMDN, PL, ĐP;
- Lưu: Văn thư, KTTH (5b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

nhayThành viên Ban Chỉ đạo liên ngành triển khai Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015" ban hành kèm theo Quyết định này được thay đổi bởi Điều 1 Quyết định số 946/QĐ-TTg.nhay

ĐỀ ÁN

CƠ CẤU LẠI HỆ THỐNG CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG GIAI ĐOẠN 2011- 2015[1]
(Ban hành kèm theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2012

 của Thủ tướng Chính phủ)

A. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM CƠ CẤU LẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

I. MỤC TIÊU CƠ CẤU LẠI HỆ THỐNG CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Cơ cấu lại căn bản, triệt để và toàn diện hệ thống các tổ chức tín dụng để đến năm 2020 phát triển được hệ thống các tổ chức tín dụng đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô, loại hình có khả năng cạnh tranh lớn hơn và dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng của nền kinh tế.

Trong giai đoạn 2011 - 2015, tập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các tổ chức tín dụng; cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng; nâng cao trật tự, kỷ cương và nguyên tắc thị trường trong hoạt động ngân hàng. Phấn đấu đến cuối năm 2015 hình thành được ít nhất 1 - 2 ngân hàng thương mại có quy mô và trình độ tương đương với các ngân hàng trong khu vực.

II. QUAN ĐIỂM CƠ CẤU LẠI HỆ THỐNG CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Thứ nhất, cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và từng tổ chức tín dụng là một quá trình thường xuyên, liên tục nhằm khắc phục những khó khăn, yếu kém và chủ động đối phó với những thách thức để các tổ chức tín dụng không ngừng phát triển một cách an toàn, hiệu quả, vững chắc và đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới.

Thứ hai, củng cố, phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng đa dạng về sở hữu, quy mô và loại hình phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Hệ thống các tổ chức tín dụng bao gồm các ngân hàng lớn, hoạt động lành mạnh đóng vai trò làm trụ cột trong hệ thống, có khả năng cạnh tranh trong khu vực, đồng thời có những ngân hàng vừa và nhỏ, tổ chức tín dụng phi ngân hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu dịch vụ ngân hàng của mọi tầng lớp trong xã hội: Nâng cao vai trò, vị trí chi phối, dẫn dắt thị trường của các tổ chức tín dụng Việt Nam, đặc biệt là bảo đảm các ngân hàng 100% vốn của Nhà nước và ngân hàng có cổ phần chi phối của Nhà nước (sau đây gọi chung là ngân hàng thương mại nhà nước) thật sự là lực lượng chủ lực, chủ đạo của hệ thống các tổ chức tín dụng, đồng thời có đủ năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế.

Thứ ba, khuyến khích việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại các tổ chức tín dụng theo nguyên tắc tự nguyện, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và các quyền, nghĩa vụ kinh tế của các bên có liên quan theo quy định của pháp luật. Để bảo đảm an toàn, ổn định của hệ thống, một số tổ chức tín dụng có mức độ rủi ro, nguy cơ mất an toàn cao sẽ được áp dụng các biện pháp xử lý đặc biệt theo quy định của pháp luật.

Thứ tư, thực hiện cơ cấu lại toàn diện về tài chính, hoạt động, quản trị của các tổ chức tín dụng theo các hình thức, biện pháp và lộ trình thích hợp. Hình thức và biện pháp cơ cấu lại tổ chức tín dụng được áp dụng phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng tổ chức tín dụng.

Thứ năm, không để xảy ra đổ vỡ và mất an toàn hoạt động ngân hàng ngoài tầm kiểm soát của Nhà nước. Quá trình chấn chỉnh, củng cố và cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng hạn chế tới mức thấp nhất tổn thất và chi phí của ngân sách nhà nước cho xử lý những vấn đề của hệ thống các tổ chức tín dụng.

B. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ CẤU LẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

I. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ CẤU LẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC

1. Định hướng

Nâng cao vai trò, vị trí chi phối của các ngân hàng thương mại nhà nước; bảo đảm các ngân hàng thương mại nhà nước thật sự là lực lượng chủ lực, chủ đạo của hệ thống các tổ chức tín dụng, có quy mô lớn, hoạt động an toàn, hiệu quả và có năng lực quản trị tiên tiến, khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế. Phấn đấu đến năm 2015 hình thành được 1 - 2 ngân hàng thương mại nhà nước đạt trình độ khu vực về quy mô, quản trị, công nghệ và khả năng cạnh tranh.

2. Giải pháp

Các ngân hàng thương mại nhà nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, đồng thời phải được cơ cấu lại toàn diện thông qua các giải pháp nêu tại Khoản 5 Mục II Phần B và các giải pháp cụ thể sau đây:

a) Tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước, trong đó Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam được thực hiện cổ phần hóa vào thời điểm thích hợp và bảo đảm Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối tại các ngân hàng thương mại nhà nước sau cổ phần hóa.

b) Tăng nhanh quy mô và năng lực tài chính thông qua:

- Tăng vốn để bảo đảm đủ mức vốn tự có theo tiêu chuẩn an toàn vốn của Basel II đến năm 2015 thông qua phát hành cổ phiếu bổ sung và nguồn vốn từ Chính phủ;

- Mua lại, sáp nhập tổ chức tín dụng;

- Mở rộng nguồn vốn huy động.

c) Nâng cao chất lượng tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng và giảm nợ xấu. Tập trung xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại nhà nước để sớm làm sạch bảng cân đối của ngân hàng thương mại nhà nước; phấn đấu đạt tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại nhà nước dưới 3% theo tiêu chuẩn phân loại nợ và chuẩn mực kế toán của Việt Nam.

d) Đổi mới hệ thống quản trị ngân hàng phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế tiên tiến, đặc biệt tăng cường hiện đại hóa hệ thống quản trị rủi ro, nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ để các ngân hàng thương mại nhà nước có khả năng tự kiểm soát một cách có hiệu quả các loại rủi ro trong hoạt động, trước hết là chất lượng tín dụng và khả năng thanh khoản.

đ) Hiện đại hóa hệ thống công nghệ của các ngân hàng thương mại nhà nước để tạo điều kiện phát triển dịch vụ ngân hàng mới và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, đồng thời hỗ trợ quản trị ngân hàng có hiệu quả.

e) Tiếp tục mở rộng mạng lưới chi nhánh, điểm giao dịch trong phạm vi cả nước, trong đó ưu tiên khu vực nông thôn; tích cực mở chi nhánh, gia nhập thị trường tài chính quốc tế và khu vực; phát triển mạnh các kênh phân phối điện tử để tăng khả năng tiếp cận dịch vụ của khách hàng.

g) Tiến hành rà soát, củng cố các hoạt động kinh doanh chính của các ngân hàng thương mại nhà nước, giảm các hoạt động kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro, không có hiệu quả; cơ cấu lại triệt để các công ty con của ngân hàng thương mại nhà nước; từng bước thoái vốn đầu tư vào những ngành, lĩnh vực phi tài chính hoặc lĩnh vực đầu tư nhiều rủi ro. Xây dựng chiến lược kinh doanh mới. Theo đó, ngân hàng thương mại nhà nước phải đi tiên phong đầu tư cho các ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế như phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu, nông nghiệp, nông thôn, công nghiệp sản xuất - chế biến, doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm góp phần cơ cấu lại nền kinh tế.

h) Đa dạng hóa các phương thức huy động vốn; kiểm soát tăng trưởng tín dụng phù hợp với nguồn vốn về quy mô và cơ cấu kỳ hạn; từng bước giảm tỷ lệ dư nợ tín dụng so với vốn huy động về mức không quá 90% đến năm 2015.

i) Phát triển nhanh đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành và nghiệp vụ có chất lượng cao, đồng thời có chính sách hợp lý để thu hút, sử dụng và quản lý có hiệu quả cán bộ; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về kỹ năng lãnh đạo, chuyên môn nghiệp vụ và nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ.

II. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ CẤU LẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN, CÔNG TY TÀI CHÍNH, CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM

1. Định hướng

Chẩn chỉnh, sắp xếp lại các ngân hàng thương mại cổ phần, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính của Việt Nam (sau đây viết tắt là TCTD tại Mục II Phần B này) để bảo đảm hoạt động an toàn, lành mạnh, hiệu quả, đúng pháp luật và cùng với các ngân hàng thương mại nhà nước giữ cho hệ thống các tổ chức tín dụng ổn định và phát triển vững chắc. Các TCTD phải cạnh tranh lành mạnh và hoạt động một cách công khai, minh bạch, đồng thời đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực về quản trị và an toàn hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật. Tạo điều kiện cho các TCTD lành mạnh phát triển và kiên quyết xử lý các TCTD yếu kém. Kiểm soát quy mô, tốc độ tăng trưởng và phạm vi hoạt động kinh doanh của TCTD phù hợp với điều kiện tài chính và năng lực quản trị.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng tài chính, hoạt động và quản trị, đặc biệt là chất lượng tài sản, công nợ, vốn tự có và mức độ an toàn của TCTD, các TCTD sẽ được phân loại thành 3 nhóm (TCTD lành mạnh; TCTD thiếu thanh khoản tạm thời và TCTD yếu kém) để có biện pháp xử lý thích hợp.

TCTD cần có phương án cơ cấu lại phù hợp với mức độ rủi ro, yếu kém và điều kiện cụ thể của TCTD. Nội dung cơ cấu lại các TCTD yếu kém bao gồm: (1) Lành mạnh hóa về tài chính; (2) Cơ cấu lại hoạt động; (3) Cơ cấu lại hệ thống quản trị; (4) Cơ cấu lại pháp nhân và sở hữu.

2. Giải pháp cơ cấu lại các TCTD lành mạnh

- TCTD xây dựng và triển khai phương án tự củng cố, chấn chỉnh hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh theo các giải pháp nêu tại Khoản 5 Mục II Phần B để phát triển nhanh về quy mô, hoạt động, tài chính và có trình độ quản trị, công nghệ tiên tiến.

- Khuyến khích và tạo điều kiện các TCTD sáp nhập, hợp nhất, mua lại theo nguyên tắc tự nguyện để tăng quy mô hoạt động và khả năng cạnh tranh.

- Mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động; tích cực gia nhập các thị trường tài chính trong khu vực và trên thế giới.

- Tham gia xử lý các TCTD yếu kém và thiếu hụt thanh khoản: Cho vay hỗ trợ thanh khoản đối với các TCTD yếu kém và mất khả năng chi trả tạm thời; mua lại, sáp nhập TCTD yếu kém.

3. Giải pháp cơ cấu lại các TCTD thiếu thanh khoản tạm thời

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tái cấp vốn đối với TCTD thiếu hụt thanh khoản tạm thời để bảo đảm khả năng chi trả của TCTD và có thể trở lại hoạt động bình thường.

- TCTD xây dựng và thực hiện Phương án phục hồi khả năng chi trả; TCTD phải hạn chế tăng trưởng tín dụng, tích cực huy động vốn để trả nợ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tăng khả năng chi trả.

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giám sát chặt chẽ tình hình tài chính và hoạt động của TCTD được tái cấp vốn.

- TCTD phải thực hiện chấn chỉnh, củng cố tài chính, hoạt động và quản trị theo các giải pháp nêu tại Khoản 5 Mục II Phần B để bảo đảm an toàn và hiệu quả kinh doanh, trong đó bao gồm xử lý nợ xấu, cải thiện khả năng chi trả, giảm hệ số nợ và hệ số sử dụng vốn.

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các TCTD thuộc nhóm này sáp nhập, hợp nhất với nhau và sáp nhập, hợp nhất với TCTD lành mạnh.

- Tùy theo tính chất, mức độ rủi ro, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam áp dụng các biện pháp xử lý sau đây:

+ Hạn chế TCTD mở rộng phạm vi, quy mô và địa bàn hoạt động.

+ Bắt buộc TCTD phải thực hiện một hoặc một số tỷ lệ an toàn cao hơn mức quy định chung.

4. Giải pháp cơ cấu lại các TCTD yếu kém

- Bảo đảm khả năng chi trả của TCTD yếu kém

Tập trung hỗ trợ thanh khoản để bảo đảm khả năng chi trả của TCTD yếu kém thông qua các biện pháp sau đây:

+ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tái cấp vốn cho TCTD thiếu thanh khoản trên cơ sở hồ sơ tín dụng có chất lượng tốt với mức tối đa tương đương vốn điều lệ của TCTD được tái cấp vốn.

+ TCTD yếu kém phải chịu sự giám sát đặc biệt một cách chặt chẽ, toàn diện của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về quản trị, điều hành, tài chính và hoạt động.

+ Ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần lành mạnh mua lại các tài sản và khoản nợ có chất lượng tốt của TCTD thiếu thanh khoản để thanh toán các nghĩa vụ nợ đến hạn.

+ Đặt TCTD vào tình trạng kiểm soát đặc biệt khi cần thiết.

+ Hạn chế TCTD chia cổ tức, lợi nhuận; kiểm soát chặt chẽ việc chuyển nhượng cổ phần, vốn góp và tài sản của TCTD; giảm dư nợ tín dụng và hạn chế mở rộng quy mô hoạt động.

+ Đình chỉ, tạm đình chỉ, miễn nhiệm chức vụ người quản lý, người điều hành của TCTD.

+ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổ chức tín dụng khác cho vay đặc biệt đối với TCTD yếu kém theo quy định của pháp luật.

- Sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD yếu kém

Sau khi áp dụng các biện pháp bảo đảm khả năng chi trả, TCTD yếu kém được xử lý như sau:

+ TCTD yếu kém được sáp nhập, hợp nhất, mua lại trên cơ sở tự nguyện. Nếu không thể thực hiện được một cách tự nguyện, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ áp dụng các biện pháp sáp nhập, hợp nhất, mua lại trên cơ sở bắt buộc đối với TCTD yếu kém.

+ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu TCTD yếu kém phải chuyển nhượng vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần; cổ đông lớn, cổ đông nắm quyền kiểm soát, chi phối của TCTD yếu kém phải chuyển nhượng cổ phần.

+ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trực tiếp mua lại vốn điều lệ hoặc cổ phần của TCTD yếu kém để chấn chỉnh, củng cố, lành mạnh hóa một bước TCTD, sau đó sáp nhập, hợp nhất với tổ chức tín dụng khác hoặc bán lại cho các nhà đầu tư đủ điều kiện.

+ Xem xét, cho phép tổ chức tín dụng nước ngoài mua lại, sáp nhập TCTD yếu kém của Việt Nam và tăng giới hạn sở hữu cổ phần của tổ chức tín dụng nước ngoài tại các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém được cơ cấu lại.

5. Cơ cấu lại tài chính, hoạt động và quản trị của TCTD

Các TCTD yếu kém và các TCTD khác phải triển khai một số hoặc tất cả các giải pháp dưới đây nhằm lành mạnh hóa tài chính, cơ cấu lại hoạt động và hệ thống quản trị, điều hành.

a) Cơ cấu lại tài chính

- Xử lý nợ xấu thông qua các biện pháp sau đây:

+ Tiến hành đánh giá lại chất lượng tài sản, khả năng thu hồi và giá trị của nợ xấu.

+ Bán nợ xấu có tài sản bảo đảm cho Công ty Mua bán nợ và Tài sản tồn đọng doanh nghiệp (DATC) của Bộ Tài chính.

+ Bán nợ xấu cho các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng, công ty mua bán nợ tư nhân và công ty mua bán nợ của các ngân hàng thương mại;

+ Xóa nợ bằng nguồn dự phòng rủi ro; xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ;

+ Chuyển nợ thành vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp vay;

+ Các khoản nợ xấu phát sinh không có tài sản bảo đảm, không có khả năng thu hồi do thực hiện cho vay theo chỉ đạo hoặc chủ trương, chính sách của Chính phủ sẽ được Chính phủ xóa nợ bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước;

+ Đối với một số loại công trình, bất động sản thế chấp vay ngân hàng sắp hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưng chưa bán được, Chính phủ xem xét mua lại các bất động sản đó để phục vụ cho mục đích an sinh xã hội và hoạt động của các cơ quan nhà nước.

- Tăng quy mô và chất lượng vốn tự có của TCTD: Bảo đảm mức vốn tự có không thấp hơn mức theo quy định của pháp luật và đáp ứng đầy đủ tỷ lệ an toàn tối thiểu theo quy định của pháp luật thông qua:

+ Tăng vốn điều lệ: (i) Phát hành cổ phiếu bổ sung, tăng vốn góp từ các cổ đông, thành viên góp vốn hiện hành và các nhà đầu tư trong nước, ngoài nước; (ii) Chuyển nợ thành vốn góp, cổ phần của TCTD được cơ cấu lại;

+ TCTD phải đạt mức vốn tự có đủ để bù đắp rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp theo quy định của Basel II đến cuối năm 2015.

b) Cơ cấu lại hoạt động

Cùng với việc làm sạch và cơ cấu lại bảng cân đối kế toán theo hướng lành mạnh, TCTD phải triển khai các giải pháp củng cố, chấn chỉnh lại hoạt động:

- Tập trung củng cố, phát triển các hoạt động kinh doanh chính và loại bỏ các lĩnh vực kinh doanh rủi ro, kém hiệu quả.

- Tập trung tín dụng ngân hàng vào các ngành, lĩnh vực thuộc 3 khâu đột phá chiến lược trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 và ưu tiên vốn tín dụng cho sản xuất, phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ, sản xuất - chế biến, doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Từng bước chuyển dịch mô hình kinh doanh của các ngân hàng thương mại theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng và tăng nguồn thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng.

- Đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng, trong đó tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng truyền thống và phát triển nhanh các dịch vụ ngân hàng hiện đại (dịch vụ thanh toán, ngoại hối, đầu tư, quản lý tài sản, quản lý rủi ro cho khách hàng,…).

- Phát triển nhanh dịch vụ thanh toán một cách an toàn, hiệu quả, đặc biệt là các sản phẩm, dịch vụ thẻ thanh toán trên cơ sở đẩy mạnh hiện đại hóa công nghệ, hệ thống thanh toán và tăng các tiện ích thẻ thanh toán, điểm chấp nhận thẻ.

- Mở rộng phạm vi và quy mô hoạt động ngân hàng ở khu vực nông thôn; phát triển mạng lưới chi nhánh, điểm giao dịch tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; giảm các chi nhánh, điểm giao dịch hoạt động kém hiệu quả;

- Nâng cao tính ổn định và bền vững khả năng chi trả của các TCTD: Tăng mức độ ổn định nguồn vốn theo hướng tăng tỷ trọng nguồn huy động có kỳ hạn dài; cải thiện sự cân đối, hợp lý về kỳ hạn và đồng tiền giữa nguồn vốn và sử dụng vốn; từng bước giảm tỷ lệ dư nợ tín dụng so với huy động vốn và đến cuối năm 2015 đạt mức bình quân toàn hệ thống không quá 85%.

c) Cơ cấu lại hệ thống quản trị

Củng cố và đổi mới hệ thống quản trị ngân hàng phù hợp hơn các thông lệ chuẩn mực quốc tế, trong đó bao gồm các giải pháp:

- Tăng tính minh bạch hóa hoạt động ngân hàng thông qua việc áp dụng cơ chế mới về công bố thông tin của các TCTD.

- Niêm yết cổ phiếu các ngân hàng thương mại cổ phần trên thị trường chứng khoán.

- Tăng tính đại chúng của ngân hàng thương mại cổ phần và tăng số lượng các nhà đầu tư, cổ đông trong các đợt tăng vốn điều lệ.

- Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước là cổ đông hoặc có vốn góp tại các TCTD phải có kế hoạch hợp lý thoái vốn đầu tư và chấm dứt kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng.

- Hạn chế sự chi phối, thao túng của cổ đông lớn đối với ngân hàng thương mại cổ phần; kiên quyết xử lý đối với các cổ đông lớn, người có liên quan vi phạm quy định về giới hạn sở hữu cổ phần tại ngân hàng thương mại cổ phần và các TCTD sở hữu vốn chéo lẫn nhau. Cổ đông, nhà đầu tư, tổ chức tín dụng vi phạm quy định về góp vốn, mua, sở hữu vốn, cổ phần phải được xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp tổ chức tín dụng mua lại cổ phiếu, vốn góp của tổ chức tín dụng cơ cấu lại theo chỉ định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dẫn đến vượt quá giới hạn quy định sẽ được xử lý trong thời hạn chậm nhất là 5 năm kể từ khi thực hiện.

- Nâng cao các điều kiện, tiêu chuẩn về năng lực quản trị, kinh nghiệm công tác và trình độ chuyên môn đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt của các TCTD (Chủ tịch hội đồng quản trị/hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc/Giám đốc, Thành viên hội đồng quản trị/hội đồng thành viên,…).

- Xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh mới.

- Triển khai các quy trình, chính sách kinh doanh nội bộ lành mạnh; Áp dụng có hiệu quả cao các phương thức quản trị, điều hành tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và quy định của pháp luật.

- Phát triển các hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực của Ủy ban Basel, trong đó tập trung vào các hệ thống quản trị rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường (giá cả, lãi suất, tỷ giá) và rủi ro tác nghiệp; phát triển các hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro phù hợp với thông lệ quốc tế và mức độ rủi ro tín dụng; nâng cao năng lực đánh giá, thẩm định tín dụng và quản lý, giám sát rủi ro tín dụng của TCTD.

- Đổi mới và nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ.

- Cơ cấu, sắp xếp lại các bộ phận chức năng kinh doanh, quản trị, điều hành; sắp xếp, bố trí hợp lý cán bộ và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh ngân hàng có trình độ cao, ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp tốt.

- Hiện đại hóa hệ thống công nghệ; Phát triển hệ thống thông tin quản lý nội bộ, hạ tầng công nghệ thông tin và hệ thống thanh toán nội bộ của các ngân hàng thương mại; Nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi phù hợp với quy mô, mức độ phức tạp hoạt động và yêu cầu quản trị, điều hành của TCTD.

- Công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính thua lỗ kéo dài, có nguy cơ mất an toàn, vi phạm nghiêm trọng các quy định an toàn hoạt động ngân hàng hoặc không có khả năng phục hồi hoạt động bình thường sau khi đã áp dụng các biện pháp phục hồi, chấn chỉnh sẽ được giải thể hoặc mua lại, sáp nhập bắt buộc theo quy định của pháp luật.

+ Đối với các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính thuộc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp phi ngân hàng, chủ sở hữu chịu trách nhiệm thực hiện cơ cấu lại, kể cả giải thể, thu hồi giấy phép hoạt động theo phương án được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận.

+ Đối với các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính trực thuộc các ngân hàng thương mại phải được cơ cấu lại cùng với ngân hàng mẹ, bao gồm cả giải thể, sáp nhập (khi cần thiết) để bảo đảm sự phát triển an toàn, hiệu quả của ngân hàng mẹ.

III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CỦNG CỐ, PHÁT TRIỂN CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN VÀ TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ

1. Định hướng

- Tiếp tục hoàn thiện mô hình quỹ tín dụng nhân dân 2 cấp hiện nay gắn liền với tăng cường các thiết chế an toàn hoạt động và tạo điều kiện thuận lợi cho quỹ tín dụng nhân dân phát triển. Đẩy mạnh chấn chỉnh, củng cố và nâng cao mức độ an toàn, hiệu quả các quỹ tín dụng nhân dân hiện có đi đôi với tiếp tục mở rộng vững chắc các quỹ tín dụng nhân dân mới ở khu vực nông thôn; bảo đảm quỹ tín dụng nhân dân tuân thủ đúng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và Luật Hợp tác xã; tôn trọng nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cùng có lợi, hợp tác và phát triển cộng đồng hướng tới mục tiêu chủ yếu tương trợ giữa các thành viên của quỹ tín dụng nhân dân để góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển nông nghiệp, nông thôn và hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi.

- Xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô an toàn, bền vững, hướng tới phục vụ người nghèo, người có thu nhập thấp, các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững.

2. Giải pháp

a) Đối với Quỹ Tín dụng Nhân dân Trung ương:

- Chuyển đổi Quỹ Tín dụng Nhân dân Trung ương sang hoạt động theo mô hình ngân hàng hợp tác xã. Phát triển Quỹ Tín dụng Nhân dân Trung ương đủ mạnh về quy mô, năng lực tài chính, trình độ quản trị, công nghệ để thực sự đóng vai trò làm đầu mối điều hòa, cân đối vốn trong hệ thống quỹ tín dụng nhân dân và có khả năng chăm sóc, hỗ trợ có hiệu quả cho các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở về chuyên môn nghiệp vụ, vốn và tài chính.

- Tiếp tục mở rộng mạng lưới chi nhánh của Quỹ Tín dụng Nhân dân Trung ương đến các địa phương có nhiều quỹ tín dụng nhân dân cơ sở để tăng khả năng tiếp cận, hỗ trợ và chăm sóc các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

- Đổi mới và hoàn thiện mô hình điều hòa vốn trong hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân.

- Quỹ Tín dụng Nhân dân Trung ương tập trung nguồn vốn để ưu tiên cho vay đối với các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

b) Đối với quỹ tín dụng nhân dân cơ sở:

- Nghiên cứu cơ cấu lại các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở theo mô hình bao gồm: Quỹ tín dụng nhân dân cộng đồng và quỹ tín dụng nhân dân ngành nghề để tăng cường tính liên kết hệ thống, tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.

- Đối với các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở hiện nay đang hoạt động bình thường: Cần tiếp tục phát triển về quy mô và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động mà trọng tâm là chất lượng tín dụng, năng lực quản trị, điều hành, an toàn thanh khoản và tuân thủ đúng pháp luật.

- Đối với quỹ tín dụng nhân dân cơ sở yếu kém: Áp dụng các biện pháp củng cố, chấn chỉnh và xử lý sau đây:

+ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quỹ Tín dụng Nhân dân Trung ương, Quỹ đảm bảo an toàn hệ thống cho vay quỹ tín dụng nhân dân cơ sở để xử lý khó khăn thanh khoản;

+ Xử lý nợ xấu;

+ Xử lý dứt điểm các yếu kém, vi phạm pháp luật;

+ Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở yếu kém hoạt động thua lỗ kéo dài, mất khả năng chi trả không thể hoạt động an toàn, hiệu quả sau khi đã áp dụng các biện pháp chấn chỉnh, củng cố sẽ được thu hồi giấy phép, giải thể, thanh lý tài sản và người gửi tiền sẽ được Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam chi trả theo quy định hiện hành của pháp luật.

- Phát triển các dịch vụ ngân hàng của quỹ tín dụng nhân dân cơ sở phù hợp với năng lực quản trị của quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Tập trung cho vay vốn đối với các thành viên của quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và người nghèo. Mở rộng tín dụng đi đôi với việc tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng. Đa dạng hóa các phương thức huy động vốn của quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ở trong và ngoài địa bàn, nhất là các khoản tiền gửi nhỏ.

- Từng bước nâng cao năng lực tài chính của quỹ tín dụng nhân dân cơ sở theo hướng tăng vốn điều lệ, thu hút thêm thành viên mới trên cơ sở gắn kết giữa mở rộng nguồn vốn với hỗ trợ cho vay thành viên.

- Nâng cao năng lực quản trị, điều hành của các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, đặc biệt là hệ thống kiểm soát nội bộ, chuẩn hóa hệ thống các quy trình nghiệp vụ, kế toán. Bảo đảm người quản lý, điều hành của quỹ tín dụng nhân dân cơ sở phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện về năng lực, trình độ theo quy định của pháp luật. Hạn chế sự chi phối về vốn điều lệ và hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân cơ sở bởi một số ít thành viên.

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp: (i) Tăng cường quản lý, thanh tra, giám sát các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và xử lý những tồn tại, yếu kém của quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, đặc biệt trong việc thanh lý quỹ tín dụng nhân dân cơ sở bị giải thể; (ii) Tiếp tục đẩy mạnh mở rộng quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ở các địa bàn có nhu cầu trên nguyên tắc bảo đảm an toàn, hiệu quả, trong đó ưu tiên thành lập quỹ tín dụng nhân dân ở nơi chưa có hoặc thiếu quỹ tín dụng nhân dân cơ sở; (iii) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về quỹ tín dụng nhân dân; (iv) Tăng cường tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp nhân dân tham gia phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân và người gửi tiền ổn định tâm lý, yên tâm gửi tiền tại quỹ tín dụng nhân dân.

- Tăng cường tính liên kết và hỗ trợ lẫn nhau giữa các quỹ tín dụng nhân dân trên cơ sở sự thống nhất về mục tiêu, nguyên tắc hoạt động và lợi ích. Hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của tổ chức liên kết. Rà soát, tổng kết việc thí điểm triển khai các Quỹ đảm bảo an toàn hệ thống tại một số địa phương để hoàn thiện mô hình Quỹ đảm bảo an toàn hệ thống. Nguồn vốn của Quỹ đảm bảo an toàn hệ thống chủ yếu do các quỹ tín dụng nhân dân đóng góp. Tăng quy mô Quỹ đảm bảo an toàn hệ thống đủ lớn để thực sự có khả năng hỗ trợ xử lý những khó khăn tạm thời về thanh khoản và tài chính cho các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

- Thành lập tổ chức kiểm soát đối với các quỹ tín dụng nhân dân.

- Phạm vi hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tiếp tục được giới hạn trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi đặt trụ sở quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

- Từng bước nâng cấp, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và hệ thống công nghệ thông tin của các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Bảo đảm 100% quỹ tín dụng nhân dân cơ sở có cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu an toàn hoạt động và được lắp đặt internet, fax.

- Tập trung nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lý, nghiệp vụ của cán bộ quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng đến năm 2015 dành cho cán bộ của quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

- Nhà nước tiếp tục có chính sách ưu đãi dành cho các quỹ tín dụng nhân dân về: Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; hỗ trợ vốn từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc vốn vay, viện trợ nước ngoài; bố trí hợp lý mặt bằng, địa điểm hoạt động. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương vận động, thu hút nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để hỗ trợ cho quỹ tín dụng nhân dân.

- Rà soát, hoàn thiện các chính sách quản lý, quy định về an toàn hoạt động, quản trị, điều hành và cấp, thu hồi giấy phép, giải thể, thanh lý đối với quỹ tín dụng nhân dân. Sửa đổi quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu phù hợp hơn với thực tiễn hoạt động và yêu cầu bảo đảm an toàn của quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

- Tổng kết 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 57/CT-TW ngày 10 tháng 10 năm 2000 của Bộ Chính trị về củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân và Quyết định số 135/2000/QĐ-TTg ngày 28 tháng 11 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.

c) Giải pháp phát triển tổ chức tài chính vi mô

Triển khai thực hiện Đề án “xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến hết năm 2010” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2195/QĐ-TTg ngày 06 tháng 12 năm 2011.

IV. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ CẤU LẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG NƯỚC NGOÀI

1. Định hướng

Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam và cạnh tranh bình đẳng với các tổ chức tín dụng Việt Nam. Khuyến khích các tổ chức tín dụng nước ngoài hợp tác kinh doanh chặt chẽ với tổ chức tín dụng Việt Nam, đặc biệt trong việc xử lý những vấn đề khó khăn của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Tăng cường hợp tác, liên kết các tổ chức tín dụng nước ngoài với các tổ chức tín dụng Việt Nam trong phát triển sản phẩm, đổi mới quản trị và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng.

2. Giải pháp

Một số giải pháp chủ yếu cơ cấu lại các tổ chức tín dụng nước ngoài bao gồm:

- Việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại giữa các tổ chức tín dụng nước ngoài với nhau và giữa tổ chức tín dụng nước ngoài với tổ chức tín dụng Việt Nam thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện và theo quy định của pháp luật hiện hành; khuyến khích các tổ chức tín dụng nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua lại, sáp nhập, hợp nhất với các tổ chức tín dụng trong nước yếu kém phải cơ cấu lại.

- Nâng cao trách nhiệm của tổ chức tín dụng mẹ ở nước ngoài trong việc bảo đảm an toàn hoạt động của các đơn vị trực thuộc tại Việt Nam; tổ chức tín dụng mẹ ở nước ngoài bảo đảm khả năng chi trả và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính của các đơn vị trực thuộc tại Việt Nam.

- Xem xét, tăng giới hạn sở hữu cổ phần của tổ chức tín dụng nước ngoài tại các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém được cơ cấu lại.

- Quản lý, giám sát chặt chẽ hoạt động của các tổ chức tín dụng nước ngoài trong các giao dịch quốc tế, cung cấp dịch vụ ngân hàng mới ở Việt Nam để tránh sự thao túng của tổ chức tín dụng nước ngoài và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

V. CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ CƠ CẤU LẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

- Xây dựng và trình Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2020.

- Đổi mới và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp lý về hoạt động ngân hàng, bao gồm:

+ Ban hành chuẩn mực an toàn vốn phù hợp với Basel II;

+ Đổi mới, hoàn thiện các quy định an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, đặc biệt là các tỷ lệ về khả năng chi trả để hạn chế và kiểm soát có hiệu quả các rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng;

+ Sửa đổi, bổ sung quy định về cấp tín dụng, phân loại nợ, trích lập, sử dụng dự phòng rủi ro theo hướng chặt chẽ và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế;

+ Quy định về công bố thông tin của các tổ chức tín dụng phù hợp với thực tiễn Việt Nam và các nguyên tắc của Ủy ban Basel;

+ Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn Luật Bảo hiểm tiền gửi và Luật Phòng, chống rửa tiền;

+ Hoàn thiện các quy định về cấp phép thành lập tổ chức tín dụng, mở và chấm dứt hoạt động của các chi nhánh, điểm giao dịch của tổ chức tín dụng;

+ Ban hành các nguyên tắc, chuẩn mực quản trị rủi ro đối với các tổ chức tín dụng;

+ Sửa đổi, bổ sung hệ thống kế toán của các tổ chức tín dụng phù hợp hơn với chuẩn mực kế toán quốc tế;

+ Hoàn thiện các chính sách và quy định về thanh toán qua ngân hàng và thanh toán dùng tiền mặt; triển khai thực hiện Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2011 - 2015 theo Quyết định số 2459/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.

- Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả thanh tra, giám sát ngân hàng: Hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng. Thực hiện thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro và giám sát tổng hợp tổ chức tín dụng; phát triển hệ thống giám sát theo tiêu chuẩn CAMELS, hệ thống đánh giá rủi ro đối với tổ chức tín dụng và cảnh báo sớm trong hoạt động ngân hàng. Tập trung nâng cao chất lượng, trình độ của đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát ngân hàng.

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng sáp nhập, hợp nhất, mua lại thông qua tìm kiếm, giới thiệu đối tác, cung cấp thông tin cho các tổ chức tín dụng có nhu cầu tham gia, hỗ trợ về kỹ thuật, pháp lý và thủ tục.

- Điều hành chủ động, linh hoạt, có hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ, tỷ giá, lãi suất theo nguyên tắc thị trường để bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng, giảm thiểu rủi ro cho nền kinh tế, đồng thời góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

- Tổ chức, quản lý có hiệu quả thị trường vàng và thị trường tiền tệ, đồng thời tạo điều kiện cho thị trường tiền tệ thứ cấp, thị trường phái sinh phát triển lành mạnh và an toàn. Xây dựng và trình Chính phủ phê duyệt Đề án chống đô la hóa trong nền kinh tế.

- Tiếp tục hiện đại hóa và phát triển đồng bộ hệ thống công nghệ ngân hàng, đặc biệt là hệ thống thông tin quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hệ thống thanh toán ngân hàng phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của các hệ thống thanh toán trọng yếu của Ngân hàng Thanh toán quốc tế.

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ về cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng nhằm tạo ổn định tâm lý và sự đồng thuận trong xã hội.

- Xử lý nghiêm các sai phạm trong quản trị, điều hành và vi phạm pháp luật của các tổ chức tín dụng.

C. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

I. NĂM 2011 - 2012:

- Đánh giá, xác định thực trạng hoạt động, chất lượng tài sản và nợ xấu của các tổ chức tín dụng;

- Tiến hành đánh giá và phân loại tổ chức tín dụng;

- Xây dựng và triển khai phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém và tổ chức tín dụng khác;

- Tập trung hỗ trợ thanh khoản để bảo đảm khả năng chi trả của các tổ chức tín dụng;

- Hoàn thành căn bản phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng của các ngân hàng thương mại nhà nước (trừ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam);

- Triển khai sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng;

- Tăng vốn điều lệ và xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng;

- Cơ cấu lại hoạt động và hệ thống quản trị.

Kết quả dự kiến: Khả năng chi trả của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng về cơ bản được bảo đảm, đồng thời xác định, kiểm soát được tình hình của tổ chức tín dụng yếu kém để làm cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp cơ cấu lại ở giai đoạn sau.

II. NĂM 2013:

- Hoàn thành sửa đổi, bổ sung các quy định an toàn hoạt động ngân hàng;

- Tiếp tục triển khai lành mạnh hóa tài chính của các tổ chức tín dụng, bao gồm xử lý nợ xấu và tăng vốn điều lệ;

- Triển khai cơ cấu lại hoạt động và quản trị;

- Hoàn thành căn bản cơ cấu lại sở hữu, pháp nhân của ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém;

- Hoàn thành cơ cấu lại các công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính.

Kết quả dự kiến: Nguy cơ đổ vỡ hệ thống các tổ chức tín dụng được loại bỏ. Các tổ chức tín dụng yếu kém được xử lý về cơ bản. Kỷ cương, kỷ luật trong lĩnh vực ngân hàng được lập lại và củng cố.

III. NĂM 2014:

- Hoàn thành căn bản cơ cấu lại tài chính của tổ chức tín dụng;

- Các tổ chức tín dụng đáp ứng đầy đủ mức vốn điều lệ thực và các chuẩn mực, giới hạn an toàn hoạt động ngân hàng theo quy định pháp luật;

- Tiếp tục triển khai cơ cấu lại hoạt động và quản trị;

- Tiếp tục sáp nhập, hợp nhất, mua lại theo nguyên tắc tự nguyện.

IV. NĂM 2015: Hoàn thành cơ cấu lại hoạt động và quản trị.

Kết quả dự kiến: Tài chính và hoạt động kinh doanh được củng cố, chấn chỉnh và lành mạnh hóa; hệ thống quản trị được cải thiện một bước quan trọng. Các tổ chức tín dụng đáp ứng đủ các yêu cầu về vốn và tiêu chuẩn an toàn hoạt động ngân hàng.

Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp củng cố, chấn chỉnh và cơ cấu lại các tổ chức tín dụng nêu trên, đến năm 2015 hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam được lành mạnh hóa một bước quan trọng về tài chính và hoạt động, giảm bớt số lượng tổ chức tín dụng nhỏ, yếu kém và hình thành một số ngân hàng thương mại có quy mô lớn hơn, có khả năng cạnh tranh mạnh hơn, đặc biệt tăng cường được quy mô và vị trí chi phối của các ngân hàng thương mại nhà nước trong hệ thống ngân hàng. Quá trình củng cố, chấn chỉnh, cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng được tiến hành với chi phí thấp nhất, loại trừ nguy cơ đổ vỡ ngân hàng ngoài tầm kiểm soát, bảo đảm giữ vững sự an toàn, ổn định của hệ thống, đồng thời không gây tác động tiêu cực đến sự ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh chính trị và trật tự xã hội./.

[1] Đề án không bao gồm Ngân hàng Chính sách Xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

PRIME MINISTER

-----------

No. 254/QD-TTg

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence – Freedom – Happiness

--------------------------

Hanoi, 01 March 2012

 

DECISION

ON APPROVING THE SCHEME ON "RESTRUCTURING THE CREDIT INSTITUTIONS SYSTEM IN THE 2011-2015 PERIOD"

------------------------------

PRIME MINISTER

- Pursuant to the Law on Government organization dated in 25 December 2001;

- Pursuant to the Law on State Bank dated 16 June 2010;

- Pursuant to the Law on Credit Institutions dated 16 June 2010;

- Pursuant to the Conclusion No. 10-KL/TW dated 18 October 2011 at the third Conference of the 11thCentral Committee on the socio-economic situation, finance - state budget in the 2006-2010 period and in 2011; plan on the development of socio-economy, finance-state budget in the period 2011-2015 and in 2012;

- Pursuant to the Resolution No.01/NQ-CP dated 03 January 2012 of the Government on key solutions for implementation of the plan on socio-economic development and state budget estimates in 2012;

Upon the proposal of the Governor of the State Bank of Vietnam,

DECIDES:

Article 1.To approve the Scheme of "Restructuring the credit institutions system in the 2011-2015 period" issued in conjunction with this Decision.

Article 2.Implementation organization

1. Responsibilities of the State Bank of Vietnam

a. To preside over, coordinate with concerned Ministries, authorities, agencies and People s Committee of provinces, cities under the central Government s management in organizing the implementation of this Scheme;

b. To assess and determine the real situation of operation, asset quality and bad debts of credit institutions;

c. To preside over, coordinate with concerned Ministries, authorities and agencies in drawing up and submitting a Scheme on "Strategy for banking development to 2020", a Scheme on "Anti-dollarization in the economy";

d. To preside over, coordinate with concerned Ministries, authorities and agencies in setting up a Decision providing for the capital contribution, share purchase by the State Bank of Vietnam at credit institutions in accordance with provisions in Paragraph 3 Article 149 of the Law on Credit institutions for submission to the Prime Minister for issuance before 01 July 2012;

dd. To provide direction, guidance, supervision to credit institutions in setting up and implementing a Plan on the restructuring of each credit institution in line with solutions mentioned in the Scheme attached to this Decision;

e. To intensify the state management activity and inspection, supervision to the monetary market and operation of credit institutions;

g. To preside over, coordinate with the Ministry of Information and Communication, authorities, agencies, People s Committee of provinces, cities under the central Government s management and communication agencies shall disseminate and propagandise guidelines, policies on monetary and banking activities and restructure credit institutions so as to stabilize the mind, to create a consensus in the society and avoid adverse impact on the banking system and financial market;

h. To provide guidance and speed of Ministries, authorities, agencies in the implementation of the Scheme; on a periodical basis, to report to the Prime Minister before 01 July and 31 December of every year on the progress, results, difficulties and to recommend solutions as to the implementation of the Scheme; to timely report to the Prime Minister for settlement of any arising problem that is beyond the scope of authority.

2. Responsibilities of the Ministry of Finance

a. To coordinate with the State Bank of Vietnam in drawing up and submission of a Plan on the settlement of bad debts of credit institutions and increase of state-owned commercial banks’ charter capital until 2015 to the Prime Minister for approval;

b. To preside over and coordinate with the State Bank of Vietnam in drawing up and submission to competent agencies for issuing policies, regulations on reduction and exemption of taxes and charges relating to the sale and purchase of bad debts and loan collaterals of the restructured credit institutions; reduction and exemption of corporate income tax for credit institutions after their acquisition, merger, integration; reasonable reduction, exemption of taxes, charges to People’s credit funds and micro-financial institutions.

3. Responsibilities of related Ministries, agencies, organizations and localities

a. To implement the Scheme within the scope of functions, duties in accordance with provisions of applicable laws;

b. The Ministry of Information and Communication, related Ministries, agencies, organizations and People’s Committee of provinces, cities under the central Government’s management are responsible for closely coordinating with the State Bank of Vietnam in informing, disseminating guidelines, policies on monetary and banking activities and restructuring the credit institutions system;

c. The Ministry of Public Security, related Ministries, agencies, organizations and People’s Committee of provinces, cities under the central Government’s management shall closely coordinate with the State Bank of Vietnam in detecting and dealing with acts of violation in monetary and banking sector;


d. To provide support to credit institutions in completing legal profiles in respect of loan collaterals so that the credit institutions are able to sell and promptly recover their capital;

dd. Economic groups, state-owned corporations owning credit institutions shall be responsible for restructuring and handling any related consequence of the credit institutions, at the same time, proceeding with appropriate schedule for withdrawing capital from credit institutions.

4. Responsibilities of credit institutions:

a. To prepare and implement the plan on restructuring of the credit institutions;

b. To ensure the stable operation and security of assets of the State, legal rights and interests of the people during the restructuring process;

c. To seriously observe provisions of laws and direction of the Government, State Bank of Vietnam on the restructuring of credit institutions;

d. To fully, timely and accurately report to the State Bank of Vietnam on the results, any difficulty and recommendation (if any) on the performance of restructuring by the credit institutions.

Article 3.This Decision shall come into effect from its signing date.

Article 4. Governor of the State Bank of Vietnam, Ministers, Head of Ministerial level agencies, Head of Governmental agencies, Chairman of People’s Committee of provinces, cities under the central Government’s management and Chairman of Board of Directors, General Director of credit institutions shall be responsible for the implementation of this Decision.

 

Prime Minister

 

NGUYEN TAN DUNG

 

 

PRIME MINISTER

------------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence – Freedom – Happiness

---------------------------


 

SCHEME

On the restructuring of credit institutions in the 2011-20151period

(Issued in conjunction with the Decision No. 254/QD-TTg dated 01 March 2012

of the Prime Minister)

-----------------------------------

A. OBJECTIVE OF, OPINIONS ON THE RESTRUCTURING OF CREDIT INSTITUTIONS

I. OBJECTIVE OF THE RESTRUCTURING OF CREDIT INSTITUTIONS

Objective of the basic, absolute and comprehensive restructuring of the credit institutions system is that by 2020, the system of credit institutions are developed for multi-purpose towards the modernity, prudence, efficiency and sustainability with a diversified structure in terms of ownership, scale, type with better competitiveness and to be based on the advanced banking administration technology in conformity with international practices and standards on banking activity for the purpose of better satisfying the demand for financial and banking services of the economy.

In the 2011-2015 period, focus shall be given to making the financial condition healthy and fortifying the operation capacity of the credit institutions; improving prudential level and operation efficiency of the credit institutions; improving the order, rules and principles of market in banking activity. It is targeted that by late 2015, there shall be at least one or two commercial banks whose scale and level are equivalent to those of regional banks.

-------------------

(1): Vietnam Bank for Social Policies and Bank for Investment and Development of Vietnam are excluded


II. OPINIONS ON THE RESTRUCTURING OF CREDIT INSTITUTIONS

Firstly, restructuring the system of credit institutions and each credit institution is a regular and permanent process in order to make good difficulties, shortcomings and to be proactive in coping with challenges so that the credit institutions shall continuously develop on a prudent, efficient, firm manner and better satisfy the requirement of socio-economic development in the new period.

Secondly, the system of credit institutions shall be strengthened and developed for being diversified in terms of ownership, scale and be conformable to the features and development level of Vietnam’s economy in the current period. The system of credit institutions shall include big banks, which have healthy operation, function as backbones in the whole system and are competitive in the regional scale. At the same time, the system of credit institutions shall also include small and medium banks, non-banking credit institutions so as to better meet the demand for banking services of every class in the society. The regulating leading role of Vietnamese credit institutions in the market shall be heightened, especially it should be ensured that 100% State-owned banks and banks where the State holds controlling share (hereinafter collectively referred to as state-owned commercial banks) shall be actually the key force of the credit institutions system, and be competitive in both local and international markets.

Thirdly, the credit institutions are encouraged to perform the merger, integration and acquisition on a voluntary basis, providing that benefits of the depositors and rights, obligations of involved parties are secured in accordance with provisions of applicable laws. For the safety and stability of the system, some credit institutions with high risk level shall be imposed with special actions in accordance with provisions of applicable laws.

Fourthly, financial conditions, operation and management of credit institutions shall be comprehensively restructured with appropriate forms, measures and schedules. Forms and measures of restructuring credit institutions shall be applied in conformity with specific features of each credit institution.


Fifthly, it is required to avoid any collapse and insecure circumstance in banking activity that is out of control of the State. The reorganization, reinforcement and restructuring of credit institutions shall be performed in principle of minimizing losses and costs for the state budget in handling problems incurred by the credit institutions system.

B. ORIENTATIONS AND SOLUTIONS FOR RESTRUCTURING CREDIT INSTITUTIONS

I. ORIENTATIONS AND SOLUTIONS FOR RESTRUCTURING STATE-OWNED COMMERCIAL BANKS

1. Orientations

The governing role and position of the state-owned commercial banks shall be heightened; ensuring that the state-owned commercial banks shall be the key force of the credit institutions system with large scale, safe and efficient operation, advanced management capacity and good competitiveness in both local and international level. It is targeted that by late 2015, there shall be at least one or two state-owned commercial banks to reach regional level in terms of scale, management, technology and competitiveness.

2. Solutions

State-owned commercial banks play an important role in the restructuring of credit institutions. The restructuring shall be performed on a comprehensive basis through the solutions as mentioned in Paragraph 5 Section II Part B and following specific solutions:

a. Continuing to strengthen the equitization of state-owned commercial banks, in which, Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development shall be equitized at a reasonable time and ensuring that the State shall hold a controlling share at state-owned commercial banks after their equitization.

b. Quickly increasing financial scale and capacity by:

- Increasing capital to ensure the adequate level of owner capital in accordance with capital adequacy standard of Basel II up to 2015 from issuing additional shares and from Government fund;

- Acquisition, merger of credit institutions;

- Expanding sources of mobilized funds.

c) Improving assets quality, controlling credit quality and reducing bad debts. Focus shall be given to settlement of bad debts of state-owned commercial banks to promptly make clear the balance sheet of the state-owned commercial banks; it is targeted that the ratio of bad debts of state-owned commercial banks to be less than 3% in accordance with debt classification standards and accounting standards of Vietnam.

d) Renovating the bank management system in accordance with the international practices, standards, especially enhancing the modernization of risk management system, improving the efficiency of internal control, audit system so that the state-owned commercial banks can effectively control by themselves different types of risks in activity, first of which are credit quality and liquidity

dd) Modernizing technology systems of state-owned commercial banks to facilitate development of new banking services and improving banking services, meanwhile effectively supporting bank management.

e) Continuing to widen the network of branches, points of sale across the country, in which priority should be given to the rural area; Being active in opening branches, joining the international and regional financial market; strongly developing electronic distribution channels to increase the customers’ access to services.

g) Reviewing, reinforcing major business activities of state-owned commercial banks, decreasing business activities that are ineffective and highly risky; Absolutely restructuring subsidiaries of state-owned commercial banks; Gradually withdrawing investment capital in non-financial or highly risky industries or sectors. New business plans shall be made, under which state-owned commercial banks must take the lead in the investment in key industries, sectors of the economy, such as developing economic


infrastructure, promotion of export, agriculture, rural area, manufacture industry, small and medium enterprises in order to contribute to the restructuring of the economy.

h) Diversifying modes of capital mobilization; controlling credit growth in conformity with the capital sources in terms of scale and term structure; gradually reducing the ratio of outstanding credits over the mobilized capital to 90% or lower until 2015.

i) Quickly developing the management, executive and operational staff force with high quality, meanwhile having appropriate policy to attract, use and efficiently manage staffs; enhancing the training and fostering of staffs in leadership, professional level and improving the sense of responsibility, professional ethics of the staff.

II. ORIENTATIONS AND SOLUTIONS FOR RESTRUCTURING JOINT STOCK COMMERCIAL BANKS, FINANCE COMPANIES, FINANCE LEASING COMPANIES OF VIETNAM

1. Orientations

Joint stock commercial banks, finance companies, finance leasing companies of Vietnam (herein after collectively referred to as credit institutions section II Part B) shall be reorganized and re-arranged to ensure the operation to be safe, healthy, effective, lawful and together with the state-owned commercial banks to keep credit institutions stable and firmly developed. The credit institutions shall be required to compete healthily and operate on a public and transparent basis, meanwhile meeting all standards on management and banking operation security according to regulations of applicable laws. Healthy credit institutions shall be facilitated to develop, meanwhile weak ones shall be resolutely handled. Control scale and growth rate and scope of business operation of CIs in correspondence with financial condition and management capacity.

Based on the assessment of the real financial condition, operation and management, especially assets quality, liabilities, owner capital and prudential level of CIs, they shall be classified into 3 groups (healthy CIs, temporarily illiquid ICs, weak CIs) for appropriate settlement.

CIs need to have restructuring plan in line with their risk level, weakness and specific condition. Contents of restructuring weak CIs shall consist of:

(1) Making the financial condition healthy;

(2) Restructuring the operation;

(3) Restructuring the management system;

(4) Restructuring the legal entity and ownership.

2. Resolutions for restructuring the healthy CIs

- Cis shall prepare and implement a plan on reinforcing, correcting their operation by themselves and improving their competitive capacity according to the resolutions mentioned in paragraph 5, Section II, Part B to quickly develop their scale, operation, finance and to have advanced management level and technology.

- Encouraging and facilitating CIs to merge, integrate, acquire on a voluntary basis to increase the operation scale and competitive capacity.

- Expanding the operation scale and scope; to be active in joining regional and international financial markets.

- Taking part in dealing with weak and illiquid CIs: giving loans to support the liquidity of weak and temporary illiquid CIs; acquiring, merging weak CIs.

3. Resolutions to restructure the CIs in temporary lack of liquidity

- The State Bank shall refinance the CIs that are in temporary lack of liquidity to ensure liquidity of CIs and possibility to recover their normal operation.

- Cis shall make and implement a plan to recover their liquidity; they should limit their credit growth, be active in mobilizing for payment of debt to the State Bank of Vietnam and improvement of liquidity.

- The State Bank of Vietnam shall closely supervise the financial situation and operation of the refinanced CIs.

- The CIs are recommended to reorganize, reinforce their financial condition, operation and management according to the resolutions as specified in paragraph 5, Section II, Part B to ensure the business security and efficiency, including settlement of bad debts, improvement of solvency, decrease of liabilities and capital use ratio.

- CIs of this group are encouraged and facilitated to merge, integrate with each other and merge, integrate with the healthy ones.

- Depending on nature and level of risk, the State Bank of Vietnam shall apply the following measures:

+ Restricting the CIs to expand the scope, scale and area of operation.

+ Forcing the CIs to perform one or several prudential ratios higher than the general ones stipulated.

4. Resolutions for restructuring weak CIs

- Ensuring the solvency of weak CIs

Focusing on giving support to liquidity to ensure the solvency of the weak CIs through the following measures:

+ The State Bank of Vietnam shall refinance to the CIs that are in lack of liquidity based on the fair credit profile with the maximum level to be equal to charter capital of the refinanced CIs.

+ The weak CIs shall be subject to a special control, on a close and comprehensive basis, of the State Bank of Vietnam in terms of management, finance and operation.

+ The healthy state-owned commercial banks and joint stock commercial banks shall acquired assets and debts with good quality from the CIs lacking of liquidity for settlement of the mature debt obligations.

+ CIs shall be put under special control when necessary

+ Restricting CIs to distribute dividend, profit; Closely monitoring the transfer of shares, contributed capital and assets of the CIs; reducing outstanding credits and restricting the expansion of operation scale.

+ Suspending, temporarily suspending, discharge personnel in position of managers, executive officers of the CIs.

+ The State Bank of Vietnam and other credit institutions shall give special loans to the weak CIs in accordance with applicable laws.

- Merger, integration, acquisition of weak CIs

After being imposed with measures for ensuring the solvency, weak CIs shall be dealt with as follows:

+ Weak CIs shall be merged, integrated, acquired on a voluntary basis. If it cannot be settled voluntarily, the State Bank of Vietnam shall apply measures to merge, integrate and acquire the weak CIs on a compulsory basis.

+ The State Bank of Vietnam shall ask the weak CIs to assign their charter capital or share capital; major shareholders, controlling shareholders of the weak CIs shall also be required to assign their shares.

+ The State Bank of Vietnam shall directly acquire the charter capital or shares of the weak CIs to reorganize, reinforce and gradually make the CIs healthy, after that to merge, integrate them with other credit institutions or resell to the qualified investors.

+ Considering and allowing foreign credit institutions to acquire, merge the weak CIs of Vietnam and increase the limit of share ownership of foreign credit institutions at the restructured joint stock commercial banks.

5. Restructuring the financial condition, operation and management of CIs

The weak CIs and other CIs must implement some or all of the following measures to make their financial condition healthy, to restructure their operation and management system.

a. Restructuring the financial condition

- Settling bad debts with following measures:

+ Re-evaluating the assets quality, recoverability and value of bad debts.

+ Selling bad debt secured by the assets to the Debt and Assets Trading Corporation (DATC) of the Ministry of Finance.

+ Selling bad debts to the enterprises which are not credit institutions, private debt trading companies and debt trading companies of commercial banks;

+ Writing off debts by source of provisioning against risk; disposing secured assets for debt collection;


+ Transferring debts to contributed capital, shares of the borrowing enterprise;

+ Bad debts that arise without secured assets and are irrecoverable due to providing loans in accordance with guidelines or policy of the Government shall be written off by state budget;

+ For some types of construction works, real estates used as mortgage for bank loan are being finished or have already been finished but have not been sold yet, the Government shall consider to acquire those real estates for the purpose of social security and activities of state agencies.

- Increasing scale and quality of owner capital of CIs: Ensuring level of owner capital not to be lower than the level required by law and fully satisfying the minimum capital adequacy ratios in accordance with provisions of applicable laws by:

+ Increasing the charter capital: (i) issuing additional shares, increasing contributed capital from the current shareholders, capital contributors and local and foreign investors; (ii) transforming debts to contributed capital, shares of the restructured CIs;

+ CIs shall be required to have sufficient owner capital for making up credit, market and operational risks in line with principles of Basel II up to the end of 2015.

b. Restructuring the operation

Together with making clear and restructuring the balance sheet in a healthy direction, the CIs shall implement measures of reorganizing, reinforcing their operation:

- Focus on reinforcing, developing major business activities and removing risky, less effective business areas.

- Concentrating bank credits on industries, sectors of three breakthrough phases in the socio-economic development strategy for period 2011-2020 and giving credit capital to production, agriculture, rural development, export, auxiliary industries, manufacture, small and medium enterprises as a priority.

- Gradually shifting the business model of commercial banks towards reducing the dependence on credit activities and raising income sources from non-credit activities.

- Diversifying banking services, in which focus should be given to improvement of traditional banking services and speeding up development of modern banking services (payment service, foreign exchanges, investments, assets management, risk management for customers etc.,).

- Safely, effectively speeding up development of payment services, especially payment card products, services basing on promotion of technology, payment system modernization and increasing the utilities of payment cards, points of sales.

- Extending the scope and scale of banking operation in rural areas; developing branch network, points of sales in rural, highland and remote areas; removing ineffective branches, points of sales;

- Improving the stable and sustainable solvency of credit institutions: Increasing the stability of funds towards increasing proportion of long-term capital sources; improving the balance and reasonability in terms of term and currency between funds and use of funds; Gradually reducing the ratio of outstanding credits as against the mobilized funds and the average rate of all system shall be 85% or lower by the end of 2015.

c) Restructuring the management system

The banking management system shall be reinforced and renovated to be more compatible to the international standards, practices, including following solutions:

- Improving the transparency of banking operations through applying new mechanisms on information announcement by credit institutions.

- Posting shares of joint stock commercial banks in the securities market.

- Improving publicity of the joint stock commercial banks and raising the number of investors, shareholders during the courses of charter capital increase.

- The economic groups, state-owned corporations that are shareholders or contribute capital in credit institutions should have an appropriate plan on withdrawing investment capital and terminating business in banking sector.

- Restricting the influence and controlling of major shareholders at joint stock commercial banks; Resolutely dealing with major shareholders, related person who commits violation of laws on limit of share holding at joint stock commercial banks and credit institutions with cross capital holding. Shareholders, investors, credit institutions violating regulations on capital contribution, purchase and holding of shares must be dealt with according to provisions of applicable laws. In the event that the credit institutions acquire shares, contributed capital from the credit institutions restructured under nomination of the State Bank of Vietnam, which results in the excess of the provided limit, the credit institutions shall be handled within a maximum period of 5 years from the occurrence.

- Heightening conditions, standards on management capacity, working experience and qualifications for the titles of leaders, key managers of credit institutions (Chairman of Board of Directors, Chairman of Board of Members, General Director/Director, Member of the Board of Directors/Board of Members etc.,)

- Making new business plans, strategies.

- Implementing the healthy internal business processes, policies; effectively applying advanced controlling, management modes in conformity with the international practices, standards and regulations of applicable laws.

- Developing risk management systems in line with principles, standards of Basel Committee, in which focus should be given to management systems of liquidity risk, credit risk, market risk (price, interest rate, exchange rate) and operational risk; developing internal credit rating systems; classifying debts, making provision against risks in compliance with international practices and level of credit risk; improving the credit assessment, appraisal capacity and credit risk management and supervision capacity of credit institutions.

- Renovating and improving the effectiveness of internal control, audit systems.

- Restructuring, rearranging divisions functioning in business, administration, management; reasonably arranging personnel and developing bank management and business staffs with high qualification, good sense of responsibility and professional ethics.

- Modernizing the technology system; developing internal management information, IT infrastructure and internal payment system of the commercial banks; upgrade core bank system in compliance with the scale, degree of operation flexibility and management requirement of credit institution.

- Finance companies, finance leasing companies which loss for a long time, in danger of out of security, seriously violate regulations on banking security or unable to recover normal operation after applying recovery, correction measures, shall be dissolved or acquired, merged compulsorily as regulated by law.

+ For finance companies, finance leasing companies under the direct management of economic groups, state-owned corporations and non-banking enterprises, their owner shall be responsible for restructuring including dissolving, withdrawing operation license upon plan accepted by the State Bank of Vietnam.

+ For finance companies, finance leasing companies under the direct management commercial banks shall be restructured together with the parent bank, including being dissolved, merged (when necessary) to ensure the safe, effective development of the parent bank.

III. ORIENTATIONS AND SOLUTIONS FOR REINFORCING AND DEVELOPING PEOPLE’S CREDIT FUNDS AND MICRO FINANCIAL INSTITUTIONS

1. Orientations

- Continuing to complete the existing model of 2-level People’s credit fund together with reinforcing regulations on operation security and facilitating the development of the People’s credit funds. The reorganization, reinforcement and improvement of security level, efficiency of the existing People’s credit funds in parallel with continuing to firmly expand new People’s credit funds in rural areas; Ensuring the People’s credit funds to comply with provisions of Law on Credit institutions and Law on Cooperative; Respecting the voluntary, self-control, self-responsible, mutual benefit principles, cooperating and developing community towards the major objective of mutual assistance among members of the People’s credit funds for the purpose of hunger elimination and poverty reduction, agricultural, rural development and restriction of usury.

- Building and developing a safe and sustainable micro financial system, aiming at serving poor and low income people, super small enterprises, small enterprises, making contribution to implementation of guidelines of the Party and State on ensuring social security and sustainable poverty reduction.

2. Resolutions:

a) For the central People’s credit fund:

- Transforming the central People’s credit funds into operating under the model of cooperative banks; Developing central People’s credit funds with strong scale, financial capacity, management and technology level to actually play the role of as a head in harmonizing, balancing capital in the system of People’s credit funds and to be able to effectively take care of, give support to the local People’s credit fund in professional knowledge, capital and finance.

- Continuing to expand the branch network of central People’s credit funds to the regions where area are many local People’s credit funds to improve the access, to support and take care of local People’s credit funds.

- Renovating and completing the model of capital harmonization in the system of People’s credit funds.

- Central People’s credit funds shall concentrate their capital sources for providing loans to local People’s credit funds.

b) For local People’s credit fund:

- To research the restructuring of local People’s credit funds under the model that includes: public People’s credit funds and professional People’s credit funds to enhance the systematic link, self-control, self-responsibility in doing business in compliance with laws.

- For the existing local People’s credit funds that are in normal operation: It is necessary to continue developing in scale and improving quality and efficiency of operation, in which more attention should be paid to credit quality, management capacity, liquidity and compliance with laws.

- For the weak local People’s credit funds: to take following actions for reinforcement, reorganization and settlement:

+ The State Bank of Vietnam, Central People’s credit funds, Fund for ensuring the system security shall provide loans to local People’s credit funds to deal with difficulties in liquidity:

+ Settling bad debts;

+ Absolutely dealing with weaknesses, violations of laws;

+ Any weak local People’s credit funds facing with loss, insolvency in a long time and being unable to operate safely, effectively after application of measures for reorganization, reinforcement shall be imposed with such measures as withdrawal of license, dissolution, assets liquidation and their depositors shall be paid by Deposit Insurance of Vietnam in accordance with the current provisions of applicable laws.

- Developing banking services of the local People’s credit funds in conformity with their management capacity; Focus should be paid to providing loans to members of local People’s credit funds and poor people. Expansion of credit should be performed in parallel with controlling credit quality. Modes of capital mobilization of the local People’s credit funds shall be diversified from both inside and outside the local area, particularly from small deposits.

- Gradually improving the financial capacity of local People’s credit fund in the direction of increasing in charter capital, attracting more new members on the basis of combining the expansion of capital sources and giving supportive loans to the members.

- Improving the management capacity of the local People’s credit funds, especially the internal control system, standardizing the operational and accounting processes; Ensuring the controllers, managers of local People’s credit funds to meet standards, conditions on capacity, qualification as required by laws; Restricting the governing in charter capital and operation of the local People’s credit fund by a minority of members.

- The State Bank of Vietnam shall co-ordinate with the Party executive committee, local authority of all levels in: (i) Strengthening the management, inspection, supervision on the local People’s credit funds and handling any shortcoming, weakness of the local People’s credit funds, especially in liquidation of the dissolved local People’s credit fund; (ii) Continuing to expand local People’s credit funds in the regions that are in need on principle of safety, effectiveness, in which priority is given to establishment of People’s credit fund in the areas which have not had or are in lack of local People’s credit fund. (iii) Strengthening the propaganda activity on guidelines, policies and laws of the Party and the State on the People’s credit funds;

- Enhancing the connection and mutual support among local People’s credit funds on the basis of agreement on goals, principles of operation and benefits; Completing the organization and operation model of the connected entities; Reviewing, summarizing the trial development of Funds for systematic security in some localities so as to perfect the model of Funds for systematic security. Capital sources of the Fund for systematic security are mainly contributed by the People’s credit funds; improving the scale of the Fund for systematic security to be able to support to the settlement of the temporary difficulties in liquidity and financial condition of the local People’s credit funds.

- Establishing an audit body for local People’s credit funds

- Operation area of the local People’s credit funds shall continue to be limited within the commune, ward, town where the head quarter of the local People’s credit fund is located.

- Gradually upgrading, completing facilities, equipment and IT system of the local People’s credit funds; ensuring that 100% of the local People’s credit funds have facilities that satisfy requirements of prudential operation and to be installed with internet service and fax.

- Focusing on improving control, management qualification, practice of personnel of the local People’s credit funds; Drawing up training programs up to the year 2015 for officers of local People’s credit funds.

- The State shall continue to give incentives to People’s credit funds: reduction and exemption of corporate income tax; giving support in capital from the state budget or from foreign loans, aids; rationally arranging premise and location for operation. The State Bank of Vietnam shall be the head in coordinating with the Ministries, industries and localities to mobilize, attract resources from local and foreign organizations, individuals to give support to People’s credit funds.

- Reviewing, completing policies on management, regulations on prudential operation, management and issuance, revocation of license, dissolution, liquidation of the People’s credit funds. Amending regulations on the minimum level of charter capital to be more corresponding to the actual operation and requirements of prudential operation of local People’s credit funds.

- To summarize 10 years of implementation of the Directive No. 57/CT-TW dated 10 October 2000 of the Politic Bureau on reinforcement, completion and development of the People’s credit funds system and the Decision No. 135/2000/QD-TTg dated 28 November 2000 of the Prime Minister on approving scheme on reinforcement, completion and development of the People’s credit funds.

c) Solution for development of micro financial institutions

To implement the Scheme on “Building and developing the micro financial system in Vietnam to 2020” as approved by the Prime Minister at the Decision No. 2195/QG-TTg dated 6 December 2011.

IV. ORIENTATIONS AND RESOLUTIONS FOR RESTRUCTURING FOREIGN CREDIT INSTITUTIONS

1. Orientations

Foreign credit institutions shall be facilitated in doing business in Vietnam and in enjoying equal competition with Vietnam credit institutions and encouraged to closely coordinate in business with Vietnamese credit institutions, especially in settlement of difficulties of Vietnamese credit institutions; Enhancing the co-operation, association between foreign credit institutions and Vietnamese credit institutions in developing products, renovating the management and modernizing banking technology.

2. Resolutions

Followings are several major resolutions for restructuring foreign credit institutions:

- Merger, integration, acquisition among credit institutions and between foreign and Vietnamese credit institutions shall be performed in voluntary principle and in compliance with the regulation of current law; encouraging the foreign credit institutions to contribute capital, buy shares, acquire, merge and integrate with the weak domestic credit institutions which must be restructured.

- Heightening responsibility of overseas parent credit institutions in ensuring the safe operation of its subsidiaries in Vietnam; the overseas parent credit institutions shall be responsible for ensuring the solvency and fulfilling the financial obligations of their subsidiaries in Vietnam.

- Considering and increasing the limit of share holding by foreign credit institutions at weak commercial banks which must be restructured.

- Closely controlling and supervising the operation of foreign credit institutions in international transactions, supply of new banking services in Vietnam to avoid the manipulation of foreign credit institutions and protecting interests of the consumers.

V. SOLUTIONS FOR SUPPORTING THE RESTRUCTURING OF CREDIT INSTITUTIONS

- Making and submitting to the Government for approval to Banking Development Strategy up to 2020.

- Renovating and completing the system of legal documents on banking activities, including:

+ Issuing standards on capital prudence in conformity with the Basel II;

+ Renovating, completing regulations on prudential activities of credit institutions, especially the solvency ratios to restrict and effectively control risks in activities of credit institutions;

+ Amending, supplementing regulations on credit extension, debt classification, making and use of provision against risk towards stricter and more conformable with the international practices;


+ Issuing regulations on information announcement by credit institutions in line with the actual condition of Vietnam and with principles of Basel Committee;

+ Completing documents guiding the implementation of the Law on Deposit Insurance and Law on anti-money laundering;

+ Completing regulations on issuance of establishment license to credit institutions, opening and terminating operation of branches, point of sales of credit institutions;

+ Issuing principles, standards on risk management applicable to credit institutions;

+ Amending, supplementing the accounting system of credit institutions to be more conformable to the international accounting standards;

+ Completing policies and regulations on the payment via banks and cash payment; implementing the Scheme on promotion of non-cash payment for the 2011-2015 period under the Decision No. 2459/QD-TTg dated 27 December 2011 of the Prime Minister.

- Continuing to renovate and improve the efficiency of banking inspection, supervision: Completing the model of organization and operation of the Banking Inspection and Supervision Agency; performing the inspection and supervision on the risk basis and general supervision over the credit institutions; developing the supervision system in accordance with CAMELS standards, the risk measurement system for credit institutions and early warning in the banking operation; Focusing on improvement of quality, qualification of the banking inspectors and supervisors.

- The State Bank of Vietnam shall facilitate credit institutions to merge, integrate, acquire by seeking, introducing counterpart, supplying information to the credit institutions in need of participation, in need of technical, legal and procedure support.

- Managing, on a proactive, flexible, effective manner, instruments of monetary policies, exchange rates, interest rates in the market principles to ensure the banking system security, minimizing risks to the economy, meanwhile to help control inflation, stabilize the macro economy and promote sustainable economic growth.

- Efficiently organizing and managing the gold market and monetary market, at the same time facilitating the secondary monetary market, derivative market to develop in a healthy and safe manner; Drawing up and submitting to the Government for approval to a Scheme on anti-dollarization in the economy.

- Continuing to modernize and comprehensively develop the banking technology system, especially the management information system of the State Bank of Vietnam and the bank payment system in conformity with basic principles of the major payment systems of the International Payment Bank.

- The State Bank of Vietnam shall preside over and co-ordinate with the Ministries, sectors and localities to promote the activities of information, propaganda about guidelines, policies of the Party and State on restructuring the system of credit institutions to make the mind stable and create the social consensus.

- Strictly dealing with violations in administration, management and act of violation of credit institutions.

C. IMPLEMENTATION SCHEDULE

I. In 2011-2012:

- Assessing, specifying the actual operation condition, assets quality and bad debt of credit institutions;

- Assessing and classifying credit institutions;

- Drawing up and implementing a plan on the restructuring of weak credit institutions and other credit institutions;

- Focusing on giving support to liquidity to ensure the solvency of credit institutions;

- Fundamentally completing the initial issue of stocks to the public by State-owned commercial banks (except for Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development);

- Proceeding with merger, integration and acquisition of credit institutions;

- Raising charter capital and settling bad debts of credit institutions;

- Restructuring the operation and management system.

Expected result: Solvency of the entire system credit institutions are ensured, at the same time, the condition of weak credit institutions can be specified and controlled, which will be the basis for application of measures of restructuring in later period.

II. In 2013:

- Completing the amendment of, supplementation to regulations on banking operation security;

- Continuing to make the financial condition of the credit institutions healthy, including settlement of bad debts and increase of charter capital;

- Proceeding with the restructuring of operation and management;

- Fundamentally completing the restructuring of ownership, legal entity of weak commercial bank;

- Completing the restructuring of finance and finance leasing companies.

Expected result: Danger of collapse of the credit institutions system shall be crossed out. The weak credit institutions are basically dealt with. Rules and disciplines in banking sector shall be set up and reinforced.

III. In 2004:

- Basically completing the restructuring finance of the credit institution;

- Credit institutions shall fully satisfy levels of net charter capital, standards and limits on prudential banking activities in accordance with provisions of applicable laws;

- Continuing to restructure the operation and management;

- Continuing to merge, integrate, acquire on voluntary principle.

IV. In 2015: Completing the restructuring of operation and management

Expected result: Finance and business operation are reinforced, reorganized and made healthy; the management system shall be significantly improved. Requirements on capital and standard on prudential banking activities shall be fully satisfied by credit institutions.

Solutions for reinforcement, reorganization, restructuring of the above-mentioned credit institutions shall be implemented drastically and synchronously, by 2015 financial condition and operation of Vietnamese credit institutions shall be considerably made healthy, reducing the number of small, weak credit institutions and forming some large-scale and better competitive commercial banks, especially increasing the scale and controlling position of state-owned commercial banks in the banking system. The process of reinforcement, reorganization, restructuring of credit institutions system shall be performed at low cost, crossing out the danger of collapse of banks that is out of control, ensuring to keep the safety and stability for the system without causing any adverse effect on the macro economy and political security and social order.

 

 

Prime Minister

 

 

NGUYEN TAN DUNG

 


 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 254/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất