Nghị định 32/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp

thuộc tính Nghị định 32/2018/NĐ-CP

Nghị định 32/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:32/2018/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:08/03/2018
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Đầu tư, Tài chính-Ngân hàng, Doanh nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Doanh nghiệp Nhà nước mua xe cũng phải qua đấu thầu

Ngày 08/03/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 32/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.

Theo đó, khi đầu tư, mua sắm tài sản cố định bên ngoài đưa về sử dụng (kể cả phương tiện vận tải phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ), doanh nghiệp Nhà nước phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Ngoài ra, doanh nghiệp Nhà nước không được sử dụng tài sản, tiền vốn, quyền sử dụng đất thuê để góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, trừ doanh nghiệp Nhà nước có ngành nghề kinh doanh chính là các loại bất động sản; không được góp vốn, mua cổ phần tại ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty đầu tư chứng khoán.

Trường hợp doanh nghiệp là chủ đầu tư đang triển khai, thực hiện dự án đầu tư, xây dựng chưa hình thành tài sản đưa vào khai thác, sử dụng, nếu không tiếp tục đầu tư dự án doanh nghiệp được chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư khác.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/05/2018.

Từ ngày 30/11/2020, Nghị định này bị hết hiệu lực một phần bởi Nghị định 140/2020/NĐ-CP.

Xem chi tiết Nghị định32/2018/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

Số: 32/2018/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 08 tháng 3 năm 2018

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp như sau:
1. Bổ sung khoản 7, khoản 8, khoản 9 vào Điều 4 như sau:
“7. Chủ sở hữu đối với vốn nhà nước hoặc vốn của doanh nghiệp nhà nước (sau đây gọi là chủ sở hữu vốn) là cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc doanh nghiệp nhà nước có vốn đầu tư chuyển nhượng.
8. Đấu giá công khai là phương thức chuyển nhượng vốn đầu tư của nhà nước hoặc của doanh nghiệp nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, bao gồm, đấu giá thông thường hoặc đấu giá theo lô.
- Đấu giá thông thường là cuộc đấu giá trong đó không hạn chế số lượng cổ phần, phần vốn góp đặt mua đối với nhà đầu tư tại cuộc đấu giá chuyển nhượng vốn.
- Đấu giá theo lô là cuộc đấu giá trong đó số lượng cổ phần bán đấu giá được xác định theo một hoặc nhiều lô, nhà đầu tư tham gia đấu giá phải đặt mua tối thiểu từ một lô trở lên. Việc chia tổng số cổ phần thành từng lô cổ phần để bán đấu giá theo lô do chủ sở hữu vốn quyết định.
9. Ngày hoàn thành chuyển nhượng vốn là ngày Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam hoàn thành việc chuyển quyền sở hữu cổ phần cho các nhà đầu tư đã mua được cổ phần của phần vốn chuyển nhượng phù hợp với từng phương thức giao dịch chuyển nhượng vốn tại công ty cổ phần (đối với công ty cổ phần đã đăng ký là công ty đại chúng); hoặc là ngày nhà đầu tư được ghi tên trong sổ đăng ký cổ đông (đối với công ty cổ phần chưa đăng ký là công ty đại chúng), sổ đăng ký thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên) sau khi đã mua được phần vốn góp của nhà nước hoặc của doanh nghiệp nhà nước.”
2. Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 5. Phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp nhà nước
1. Doanh nghiệp nhà nước cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu, bảo đảm an sinh xã hội, bao gồm:
a) Dịch vụ bưu chính công ích;
b) Xuất bản (không bao gồm lĩnh vực in và phát hành xuất bản phẩm);
c) Hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp theo quy định của Chính phủ;
d) Quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi, thủy nông liên tỉnh, liên huyện, kè đá lấn biển theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
đ) Quản lý, khai thác, điều hành hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị; điều hành giao thông vận tải đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị;
e) Dịch vụ không lưu, dịch vụ thông báo tin tức hàng không, dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn;
g) Bảo đảm an toàn hàng hải (không bao gồm nạo vét, duy tu luồng hàng hải công cộng);
h) Trường hợp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
3. Doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực độc quyền tự nhiên, bao gồm:
a) Truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia và quản lý lưới điện phân phối; thủy điện đa mục tiêu; điện hạt nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh;
b) Sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp;
c) In, đúc tiền và sản xuất vàng miếng và các vật phẩm lưu niệm bằng vàng;
d) Kinh doanh xổ số;
đ) Doanh nghiệp nhà nước có chức năng đầu tư kinh doanh vốn nhà nước, mua bán và xử lý nợ phục vụ tái cơ cấu và hỗ trợ điều tiết, ổn định kinh tế vĩ mô;
e) Trường hợp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
4. Doanh nghiệp nhà nước ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế”.
3. Bổ sung khoản 5 Điều 10 như sau:
“5. Đối với phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt sử dụng nguồn Quỹ Đầu tư phát triển tại doanh nghiệp để đầu tư bổ sung vốn điều lệ, doanh nghiệp nhà nước căn cứ mức vốn điều lệ xác định lại và vốn còn thiếu cần bổ sung, nguồn Quỹ Đầu tư phát triển tại doanh nghiệp đã được trích lập theo quy định để hạch toán tăng vốn đầu tư (vốn góp) của chủ sở hữu trong vốn điều lệ đã được xác định lại (doanh nghiệp không phải lập hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền cấp bổ sung vốn điều lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này). Sau khi hạch toán tăng vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu để quyết định điều chỉnh lại mức vốn thực góp trên giấy đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp”.
4. Sửa đổi, bổ sung Điểm b Khoản 3 Điều 11 như sau:
“b) Khi doanh nghiệp tiếp nhận tài sản từ nơi khác chuyển đến được đầu tư bằng vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, tiếp nhận tiền theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước (hỗ trợ di dời, sắp xếp lại, xử lý nhà đất, hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp) để thực hiện dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp căn cứ vào quyết định điều chuyển tài sản của cấp có thẩm quyền và biên bản bàn giao tài sản, quyết toán tiền hỗ trợ của Nhà nước, thực hiện ghi tăng vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Trường hợp khi thực hiện ghi tăng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, vốn góp thực tế của chủ sở hữu cao hơn mức vốn điều lệ đã được phê duyệt, doanh nghiệp báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định điều chỉnh lại mức vốn điều lệ cho doanh nghiệp trên cơ sở hồ sơ hạch toán tăng vốn nêu trên mà không phải lập hồ sơ xác định lại vốn điều lệ và hồ sơ đề nghị đầu tư bổ sung vốn theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Nghị định này.”
5. Khoản 2 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Doanh nghiệp được Nhà nước tiếp tục đầu tư vốn để duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này hoạt động trong các ngành, lĩnh vực sau đây:
a) Quản lý, khai thác các cảng hàng không, sân bay; dịch vụ khai thác khu bay;
b) Quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ, đường thủy nội địa; bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia;
c) Dịch vụ thông tin dẫn đường, giám sát, dịch vụ khí tượng hàng không;
d) Khai thác khoáng sản quy mô lớn theo quy định hiện hành về phân loại quy mô mỏ khoáng;
đ) Tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí;
e) Đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho phát triển sản xuất và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc ở địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa;
g) Trồng và chế biến cao su, cà phê tại các địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, địa bàn chiến lược, miền núi, vùng sâu, vùng xa gắn với quốc phòng, an ninh.”
Bổ sung
6. Khoản 2 Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Đối với doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động:
a) Doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động khi thực hiện điều chỉnh mức vốn điều lệ, việc xác định lại mức vốn điều lệ phải trên cơ sở các nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Đối với Doanh nghiệp nhà nước thực hiện điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ:
- Phương thức xác định lại mức vốn điều lệ và xác định mức vốn điều lệ tăng thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
- Trình tự, thủ tục lập, phê duyệt hồ sơ đề nghị đầu tư bổ sung vốn điều lệ và thực hiện cấp bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 10, Điều 11 Nghị định này.
c) Đối với doanh nghiệp nhà nước thực hiện điều chỉnh giảm mức vốn điều lệ thì cơ quan đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định xử lý giá trị vốn điều lệ giảm.
d) Trường hợp cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo hình thức tách doanh nghiệp nhà nước, căn cứ phương án tách doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp phê duyệt và biên bản bàn giao tài sản, vốn khi tách doanh nghiệp để điều chỉnh lại vốn thực góp của chủ sở hữu trong vốn điều lệ của doanh nghiệp bị tách và doanh nghiệp được tách.
đ) Trong thời hạn áp dụng mức vốn điều lệ điều chỉnh lại quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định, trường hợp nguồn bổ sung vốn điều lệ không đủ để bổ sung theo mức vốn điều chỉnh lại đã được phê duyệt hoặc do thay đổi chính sách doanh nghiệp không còn thuộc đối tượng được nhà nước đầu tư vốn thì cơ quan có thẩm quyền quyết định điều chỉnh lại mức vốn điều lệ cho doanh nghiệp.”
7. Điểm b Khoản 1 Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“b) Doanh nghiệp nhà nước không được sử dụng tài sản, tiền vốn, quyền sử dụng đất thuê để góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản (trừ doanh nghiệp nhà nước có ngành nghề kinh doanh chính là các loại bất động sản theo quy định của Luật kinh doanh bất động sản), không được góp vốn, mua cổ phần tại ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty đầu tư chứng khoán, trừ những trường hợp đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.”
8. Điểm b Khoản 1 Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“b) Đối với đầu tư, mua sắm tài sản cố định bên ngoài đưa về sử dụng (kể cả phương tiện vận tải phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ), doanh nghiệp phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.
9. Khoản 1 Điều 26 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Doanh nghiệp nhà nước được quyền cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản của doanh nghiệp đảm bảo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn theo quy định của pháp luật, trong đó:
a) Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định từng hợp đồng cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản có giá trị dưới 50% vốn chủ sở hữu ghi trong báo cáo tài chính quý hoặc năm của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản nhưng giá trị còn lại của tài sản cho thuê, thế chấp, cầm cố không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công.
Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phân cấp cho Tổng giám đốc hoặc Giám đốc quyết định các hợp đồng cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản theo quy định tại điều lệ hoặc quy chế tài chính của doanh nghiệp.
b) Trường hợp các hợp đồng cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản trên mức quy định tại điểm a khoản này, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định trước khi ký các hợp đồng cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản.”
10. Bổ sung điểm e Khoản 2 Điều 27 như sau:
“e) Trường hợp doanh nghiệp là chủ đầu tư đang triển khai, thực hiện dự án đầu tư, xây dựng chưa hình thành tài sản đưa vào khai thác, sử dụng (đầu tư, xây dựng dở dang), nếu không tiếp tục đầu tư dự án doanh nghiệp được thực hiện chuyển nhượng dự án (chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án) cho nhà đầu tư khác theo quy định Luật đầu tư. Đối với dự án kinh doanh bất động sản khi chuyển nhượng dự án phải đảm bảo quy định của Luật kinh doanh bất động sản.”
11. Điểm b Khoản 1 Điều 28 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“b) Các khoản thu từ đầu tư vốn ra ngoài của doanh nghiệp nhà nước hạch toán là thu nhập khác của doanh nghiệp bao gồm:
- Các khoản thu quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
- Các khoản lợi nhuận, cổ tức được chia bằng tiền từ hoạt động đầu tư vốn vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh không hình thành pháp nhân độc lập (hợp đồng BCC); tiền thu từ giải thể, phá sản doanh nghiệp có vốn góp của doanh nghiệp nhà nước và các khoản thu từ hoạt động đầu tư ra ngoài khác.
- Riêng các khoản thu từ chuyển công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần thực hiện theo quy định của Chính phủ về cổ phần hóa.”
12. Điều 29 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 29. Nguyên tắc và thẩm quyền quyết định chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài của doanh nghiệp nhà nước tại công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
1. Nguyên tắc chuyển nhượng:
Việc chuyển nhượng các khoản vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp của doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định sau:
a) Việc chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài của doanh nghiệp nhà nước phải gắn với phương án cơ cấu lại doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; không phân biệt mức vốn đầu tư, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có vốn góp của doanh nghiệp nhà nước lãi, lỗ; việc tổ chức thực hiện chuyển nhượng vốn, lập hồ sơ chuyển nhượng vốn, thực hiện công bố thông tin chuyển nhượng vốn, báo cáo kết quả chuyển nhượng vốn, thủ tục chuyển quyền sở hữu cổ phần của vốn chuyển nhượng và gửi các hồ sơ, báo cáo kết quả chuyển nhượng vốn cho cơ quan quản lý thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
Trường hợp doanh nghiệp nhà nước chuyển nhượng vốn tại công ty cổ phần mà điều lệ công ty cổ phần có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần theo quy định của Luật doanh nghiệp (đối với trường hợp cổ đông chỉ được chuyển nhượng cổ phần của mình cho tổ chức, cá nhân là cổ đông hiện hữu của công ty) thì việc chuyển nhượng cổ phần để chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo thứ tự các phương thức chuyển nhượng quy định tại Nghị định này đối với cổ đông hiện hữu.
b) Bảo đảm theo nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch, bảo toàn vốn đầu tư ra ngoài của doanh nghiệp nhà nước ở mức cao nhất, hạn chế tối đa tổn thất đầu tư trong chuyển nhượng vốn.
c) Việc xác định giá khởi điểm khi chuyển nhượng vốn: Doanh nghiệp nhà nước lựa chọn ký hợp đồng thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá để xác định, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về thẩm định giá; xác định đầy đủ giá trị thực tế phần vốn của doanh nghiệp nhà nước đầu tư ra ngoài bao gồm giá trị được tạo bởi quyền sử dụng đất giao có thu tiền sử dụng đất, quyền sử dụng đất nhận chuyển nhượng hợp pháp, quyền sử dụng đất thuê (thuê trả tiền một lần cho cả thời gian thuê, thuê trả tiền hằng năm), giá trị các quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm giá trị văn hóa, lịch sử khác, nhãn hiệu, tên thương mại (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Khi xác định giá khởi điểm chuyển nhượng vốn tại công ty cổ phần đã niêm yết/đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán phải đảm bảo theo quy định nêu trên. Trường hợp giá khởi điểm xác định theo quy định nêu trên thấp hơn giá tham chiếu bình quân của 30 ngày giao dịch liên tiếp trên thị trường chứng khoán trước ngày công bố thông tin thực hiện bán cổ phần chuyển nhượng vốn thì lấy giá tham chiếu bình quân này làm giá khởi điểm chuyển nhượng vốn khi giao dịch trên hệ thống giao dịch của thị trường chứng khoán (sau đây gọi là sàn giao dịch chứng khoán) và giao dịch ngoài sàn giao dịch chứng khoán để chuyển nhượng vốn tại công ty cổ phần đã niêm yết.
Việc sử dụng một mức giá khởi điểm để thực hiện chuyển nhượng vốn theo các phương thức quy định tại Nghị định này phải đảm bảo nguyên tắc thời gian tối đa không quá 06 tháng kể từ thời điểm chứng thư thẩm định giá có hiệu lực đến ngày giao dịch cuối cùng (đối với trường hợp giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán); hoặc tính đến ngày công bố trúng giá chuyển nhượng vốn (đối với phương thức đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh) hoặc tính đến ngày ký hợp đồng chuyển nhượng vốn (theo phương thức thỏa thuận).
d) Việc chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác có liên quan đến quyền sử dụng đất phải tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai. Khi chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác, doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm rà soát hồ sơ bàn giao doanh nghiệp từ doanh nghiệp nhà nước sang doanh nghiệp khác (công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên) theo đúng quy định (trong đó có báo cáo về sử dụng đất của doanh nghiệp) và thực tế sử dụng đất của doanh nghiệp khác có vốn góp của doanh nghiệp nhà nước làm cơ sở xác định giá trị quyền sử dụng đất khi tính vào giá khởi điểm chuyển nhượng vốn.
Bổ sung
đ) Doanh nghiệp nhà nước lựa chọn ký hợp đồng thuê tổ chức đấu giá, thuê tổ chức tư vấn khác có hoạt động cung cấp dịch vụ liên quan đến chuyển nhượng vốn để tổ chức thực hiện chuyển nhượng vốn của Doanh nghiệp nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
e) Khi chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp nhà nước đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần theo quy định của Nghị định này, doanh nghiệp nhà nước phải công khai đầy đủ các thông tin về điều kiện đối với nhà đầu tư trúng đấu giá được chấp thuận là cổ đông của ngân hàng thương mại cổ phần theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng có liên quan đến chuyển nhượng vốn góp của cổ đông tại các ngân hàng thương mại cổ phần để nhà đầu tư biết và thực hiện.
Trường hợp sau khi trúng đấu giá nhưng nhà đầu tư không đủ điều kiện được chấp thuận là cổ đông của ngân hàng thương mại cổ phần theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng thì nhà đầu tư không phải thanh toán tiền bán cổ phần cho doanh nghiệp nhà nước, trường hợp đã thanh toán thì được hoàn trả (kể cả tiền đặt cọc) và số cổ phần chưa thanh toán hoặc đã thanh toán nhưng được hoàn trả tiền thuộc sở hữu của doanh nghiệp nhà nước.
g) Doanh nghiệp nhà nước căn cứ danh mục chuyển nhượng vốn theo phương án cơ cấu lại doanh nghiệp đã được phê duyệt, lập phương án chuyển nhượng vốn để trình cấp có thẩm quyền quyết định thực hiện chuyển nhượng vốn. Phương án chuyển nhượng vốn gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Cơ sở pháp lý, mục đích chuyển nhượng vốn.
- Đánh giá tình hình đầu tư vốn, lợi ích thu được và ảnh hưởng của việc chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác.
- Tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có vốn góp của doanh nghiệp nhà nước, nhu cầu của thị trường đầu tư vốn vào doanh nghiệp có vốn chuyển nhượng. Dự kiến giá trị thu được khi chuyển nhượng vốn.
- Phương thức chuyển nhượng vốn (trường hợp bán đấu giá theo lô thì phải báo cáo cụ thể căn cứ xác định trường hợp áp dụng đấu giá theo lô theo quy định).
- Dự kiến thời gian thực hiện và hoàn thành việc chuyển nhượng vốn.
h) Doanh nghiệp nhà nước không phải xây dựng lại phương án chuyển nhượng vốn khi chuyển đổi giữa các phương thức chuyển nhượng vốn theo quy định (đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh, thỏa thuận).
i) Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của Doanh nghiệp nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải đảm bảo tỷ lệ sở hữu vốn thực góp trong vốn điều lệ của công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phù hợp với từng lĩnh vực pháp luật chuyên ngành quy định hoặc các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Việc mở, sử dụng tài khoản vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài liên quan đến mua cổ phần, phần vốn góp tại doanh nghiệp Việt Nam khi Doanh nghiệp nhà nước chuyển nhượng vốn góp tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
k) Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty và cơ quan đại diện chủ sở hữu chịu trách nhiệm giải quyết những tồn tại vướng mắc, khiếu nại, tố cáo liên quan đến quá trình thực hiện chuyển nhượng vốn của Doanh nghiệp nhà nước theo thẩm quyền và quy định của pháp luật hiện hành.
2. Thẩm quyền quyết định chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp nhà nước
Thẩm quyền quyết định chuyển nhượng vốn đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định sau:
a) Cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt danh mục vốn đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên của doanh nghiệp nhà nước phải chuyển nhượng trong quyết định phê duyệt phương án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định phương án chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo danh mục vốn đầu tư phải chuyển nhượng đã được Cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt.
Trường hợp chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp nhà nước không có trong danh mục đầu tư phải chuyển nhượng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định.
Trường hợp phương án cơ cấu lại doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì trong phương án thẩm định phải xác định danh mục vốn đầu tư chuyển nhượng. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định phương án chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thuộc danh mục vốn đầu tư trong phương án cơ cấu lại doanh nghiệp sau khi phương án cơ cấu lại doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
b) Khi xây dựng phương án chuyển nhượng vốn, trường hợp giá trị chuyển nhượng dự kiến thu được tính theo giá trị thực của phần vốn góp trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhận vốn góp, hoặc theo giá giao dịch cổ phiếu của công ty cổ phần trên thị trường, hoặc theo giá đã được tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định theo quy định của pháp luật về thẩm định giá, nhưng vẫn thấp hơn giá trị đầu tư ghi trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp đã thực hiện trích lập dự phòng thì việc quyết định phương án chuyển nhượng vốn thực hiện như sau:
- Nếu khoản dự phòng đã trích lập bằng hoặc lớn hơn chênh lệch giữa giá trị dự kiến thu được so với giá trị ghi trên sổ sách kế toán thì Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định phương án chuyển nhượng vốn đầu tư.
- Nếu khoản dự phòng đã trích lập nhỏ hơn chênh lệch giữa giá trị khoản đầu tư ghi trên sổ kế toán với giá trị chuyển nhượng dự kiến thu được thì Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phải báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu nguyên nhân phát sinh khoản chênh lệch để cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý vốn đầu tư ra ngoài (nếu có) và quyết định phương án chuyển nhượng vốn đầu tư."
13. Bổ sung Điều 29a như sau:
"Điều 29a. Phương thức thực hiện chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài của doanh nghiệp nhà nước tại công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Phương thức chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài của doanh nghiệp nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định sau:
1. Việc chuyển nhượng vốn tại công ty cổ phần đã niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán theo các phương thức giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch của thị trường chứng khoán (sau đây gọi là sàn giao dịch chứng khoán) do Sở Giao dịch chứng khoán tổ chức, phải đảm bảo giá giao dịch (giá sàn) không thấp hơn giá khởi điểm được xác định theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 29 Nghị định này.
a) Khi chuyển nhượng vốn thông qua chuyển nhượng cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán, doanh nghiệp nhà nước gửi các văn bản sau đây đến Sở Giao dịch chứng khoán để thực hiện công bố thông tin về giao dịch cổ phiếu chuyển nhượng vốn:
- Quyết định của cấp có thẩm quyền về phê duyệt phương án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước và quyết định phê duyệt phương án chuyển nhượng vốn;
- Bản công bố thông tin theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
- Tài liệu chứng minh doanh nghiệp có số cổ phần bán đấu giá để chuyển nhượng vốn là chủ sở hữu hợp pháp của số cổ phần đăng ký bán.
Bổ sung
b) Việc chuyển khoản để thanh toán các giao dịch mua, bán cổ phiếu, chuyển quyền sở hữu cổ phiếu thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
c) Khi chuyển nhượng vốn tại công ty cổ phần đã niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán nhưng không thực hiện trên sàn giao dịch chứng khoán thì thực hiện theo thứ tự phương thức đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh, thỏa thuận (thực hiện giao dịch ngoài sàn).
Giá bán cổ phần mà nhà đầu tư phải thanh toán cho doanh nghiệp nhà nước khi giao dịch ngoài sàn là giá được xác định theo quy định phù hợp với từng phương thức chuyển nhượng (đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh, thỏa thuận);
trường hợp trong ngày mở cuộc đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh, ký hợp đồng chuyển nhượng vốn (đối với phương thức thỏa thuận) mà giá giao dịch cổ phiếu của công ty cổ phần tính theo giá sàn cao hơn giá thanh toán được xác định phù hợp với từng phương thức chuyển nhượng (đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh, thỏa thuận) thì nhà đầu tư phải thanh toán tiền mua cổ phần cho doanh nghiệp nhà nước theo giá giao dịch là giá sàn của ngày mở cuộc đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh, ký hợp đồng chuyển nhượng vốn (đối với phương thức thỏa thuận); trường hợp trong ngày mở cuộc đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh, ký hợp đồng chuyển nhượng vốn (đối với phương thức thỏa thuận) mà giá giao dịch tính theo giá sàn cổ phiếu của công ty cổ phần thấp hơn giá thanh toán được xác định phù hợp với từng phương thức chuyển nhượng (đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh, thỏa thuận) hoặc không có giá sàn do không có giao dịch thì nhà đầu tư phải thanh toán tiền mua cổ phần cho doanh nghiệp nhà nước theo giá được xác định phù hợp với từng phương thức chuyển nhượng (đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh, thỏa thuận).
d) Doanh nghiệp nhà nước phải công khai thông tin về giá thanh toán bán cổ phần chuyển nhượng vốn tại công ty cổ phần đã niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán trong trường hợp giao dịch ngoài hệ thống giao dịch của thị trường chứng khoán (giao dịch ngoài sàn) cho các nhà đầu tư biết và thực hiện. đ) Trường hợp chuyển nhượng vốn Doanh nghiệp nhà nước tại các công ty cổ phần đã niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán thì thời hạn thanh toán đối với nhà đầu tư phù hợp với từng phương thức giao dịch nhưng thời hạn chuyển tiền về doanh nghiệp thực hiện theo quy định đối với trường hợp chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán tại Điều 39 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP.
2. Việc chuyển nhượng vốn tại công ty cổ phần chưa niêm yết (hoặc đã niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán nhưng không thực hiện giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán) theo phương thức đấu giá công khai; trường hợp đấu giá công khai không thành công thì thực hiện chào bán cạnh tranh; trường hợp chào bán cạnh tranh không thành công thì thực hiện theo phương thức thỏa thuận.
Bổ sung
3. Phương thức đấu giá công khai
a) Lập hồ sơ đấu giá gồm:
- Quyết định của cấp có thẩm quyền về phê duyệt phương án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước và quyết định phê duyệt phương án chuyển nhượng vốn;
- Bản công bố thông tin theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
- Tài liệu chứng minh doanh nghiệp có số cổ phần bán đấu giá để chuyển nhượng vốn là chủ sở hữu hợp pháp của số cổ phần đăng ký bán.
- Quy chế bán đấu giá cổ phần.
b) Tổ chức thực hiện đấu giá:
- Sau khi cấp có thẩm quyền quyết định phương án chuyển nhượng vốn, doanh nghiệp nhà nước thực hiện thông báo kế hoạch chuyển nhượng cổ phần do mình sở hữu cho doanh nghiệp cổ phần có vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước biết; doanh nghiệp nhà nước chuẩn bị hồ sơ đấu giá công khai theo quy định.
- Doanh nghiệp nhà nước ký hợp đồng thuê Sở giao dịch chứng khoán, công ty chứng khoán, Trung tâm dịch vụ, doanh nghiệp đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản (sau đây gọi chung là tổ chức đấu giá) tổ chức thực hiện chuyển nhượng vốn theo nguyên tắc sau:
+ Trường hợp bán đấu giá cổ phần để chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài có giá trị tính theo mệnh giá cổ phần từ 10 tỷ đồng trở lên thì doanh nghiệp thuê Sở Giao dịch chứng khoán tổ chức bán đấu giá.
+ Trường hợp bán đấu giá cổ phần để chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài có giá trị tính theo mệnh giá cổ phần dưới 10 tỷ đồng thì doanh nghiệp nhà nước lựa chọn thuê Sở Giao dịch chứng khoán, công ty chứng khoán, doanh nghiệp có chức năng bán đấu giá tài sản tổ chức bán đấu giá cổ phần.
Cuộc đấu giá được tổ chức tại trụ sở của tổ chức đấu giá, doanh nghiệp nhà nước có vốn chuyển nhượng hoặc địa điểm khác theo thỏa thuận của doanh nghiệp nhà nước và tổ chức đấu giá.
- Tổ chức đấu giá có trách nhiệm ban hành quy chế đấu giá cổ phần, mẫu giấy tờ liên quan để tổ chức thực hiện đấu giá sau khi có ý kiến thống nhất của doanh nghiệp nhà nước; nội dung quy chế áp dụng cho cuộc đấu giá phải đảm bảo nguyên tắc thực hiện chuyển nhượng vốn theo quy định của pháp luật về quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và pháp luật khác có liên quan; quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các bên có liên quan trong quá trình thực hiện bán đấu giá cổ phần để chuyển nhượng vốn; quy định về việc công bố thông tin cuộc đấu giá (nội dung công bố, phương tiện công bố); quy định đối tượng tham gia, thủ tục tham gia đấu giá, thông báo kết quả đấu giá (bao gồm nội dung thông tin: Thời hạn nộp tiền, nội dung nộp tiền, đơn vị thụ hưởng, địa chỉ, số tài khoản), thủ tục chuyển quyền sở hữu cổ phần, xử lý các trường hợp vi phạm và các quy định khác theo yêu cầu quản lý, đảm bảo cuộc đấu giá được thực hiện công khai, minh bạch, đúng pháp luật.
- doanh nghiệp nhà nước/tổ chức đấu giá thực hiện công khai thông tin hồ sơ đấu giá đã lập theo quy định cho các nhà đầu tư trước ngày đấu giá tối thiểu là 20 ngày tại trụ sở chính của doanh nghiệp nhà nước, trụ sở chính của công ty cổ phần có vốn của doanh nghiệp nhà nước chuyển nhượng, địa điểm bán đấu giá, trên phương tiện thông tin đại chúng (ba số báo liên tiếp của một tờ báo phát hành trong toàn quốc và một tờ báo địa phương nơi doanh nghiệp nhà nước có trụ sở chính, công ty cổ phần có trụ sở chính) và đăng tải trên trang thông tin điện tử của tổ chức đấu giá cổ phần, doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần có vốn của doanh nghiệp nhà nước chuyển nhượng (nếu có).
- Doanh nghiệp nhà nước/tổ chức đấu giá khi thực hiện công bố thông tin về việc đấu giá cổ phần để chuyển nhượng vốn đồng thời gửi hồ sơ đấu giá đã lập theo quy định đến cơ quan đại diện chủ sở hữu và Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp).
- Trong thời hạn quy định tại quy chế bán đấu giá, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức đấu giá, các nhà đầu tư thực hiện các thủ tục tham gia đấu giá; nhà đầu tư (tổ chức, cá nhân) đủ điều kiện tham gia đấu giá được doanh nghiệp nhà nước/tổ chức đấu giá cung cấp phiếu tham gia đấu giá để đăng ký khối lượng mua và thực hiện nộp tiền đặt cọc. Nhà đầu tư được doanh nghiệp/tổ chức đấu giá cung cấp phiếu tham dự đấu giá (sau khi nộp tiền đặt cọc) để thực hiện đặt giá mua (giá đấu).
- Trong thời hạn quy định tại quy chế bán đấu giá, các nhà đầu tư ghi giá đặt mua (giá đâu) vào phiếu tham dự đấu giá và gửi cho doanh nghiệp/tổ chức đấu giá bằng cách bỏ phiếu trực tiếp tại địa điểm tổ chức đấu giá hoặc bỏ phiếu qua đường bưu điện theo quy định tại quy chế bán đấu giá cổ phần.
- Việc đấu giá công khai chỉ thực hiện khi có ít nhất 02 nhà đầu tư là đối tượng tham gia đã nộp hồ sơ hợp lệ và thực hiện đầy đủ các thủ tục tham dự cuộc đấu giá công khai theo quy định tại quy chế bán đấu giá.
c) Xác định kết quả đấu giá, chuyển quyền sở hữu cổ phần và báo cáo chuyển nhượng vốn
- Kết quả trúng đấu giá được xác định theo nguyên tắc lựa chọn giá đặt mua từ cao xuống thấp cho đến hết số lượng cổ phần của vốn cần chuyển nhượng nhưng không thấp hơn giá khởi điểm.

- Trường hợp tại mức giá trúng đấu giá thấp nhất, có nhiều nhà đầu tư (kể cả nhà đầu tư nước ngoài) cùng đặt mức giá bằng nhau, nhưng số cổ phần còn lại ít hơn tổng số cổ phần các nhà đầu tư này đăng ký mua tại mức giá trúng đấu giá thấp nhất thì số cổ phần của từng nhà đầu tư được mua xác định theo công thức sau:

Số cổ phần nhà đầu tư được mua

=

Số cổ phần còn lại chào bán

x

Số cổ phần từng nhà đầu tư đăng ký mua giá bằng nhau

Tổng số cổ phần các nhà đầu tư đăng ký mua giá bằng nhau

Trường hợp có quy định tỷ lệ tối đa số cổ phần nhà đầu tư nước ngoài được mua thì việc xác định kết quả đấu giá thực hiện theo nguyên tắc trên nhưng số cổ phần nhà đầu tư nước ngoài được mua không vượt quá tỷ lệ tối đa theo quy định của pháp luật hiện hành, số cổ phần vượt quá tỷ lệ quy định (nếu có) được phân phối cho nhà đầu tư còn lại theo công thức trên.

- Ngay sau khi kết thúc cuộc đấu giá, căn cứ kết quả đấu giá, tổ chức đấu giá có trách nhiệm lập Biên bản xác định kết quả đấu giá; tổ chức đấu giá, doanh nghiệp nhà nước và đại diện Hội đồng đấu giá (nếu có) đồng ký biên bản xác định kết quả đấu giá theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
- Trong thời gian tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản xác định kết quả đấu giá, doanh nghiệp nhà nước/tổ chức đấu giá phối hợp công bố kết quả đấu giá cổ phần tại địa điểm đấu giá, trên trang thông tin điện tử của tổ chức đấu giá, doanh nghiệp nhà nước có vốn chuyển nhượng và thông báo cho nhà đầu tư trúng đấu giá kết quả trúng giá và thực hiện việc thanh toán toàn bộ tiền mua cổ phần với các nhà đầu tư trong thời hạn không quá 07 ngày kể từ ngày công bố kết quả bán đấu giá cổ phần. Nhà đầu tư trúng đấu giá được trừ số tiền đã đặt cọc để xác định số tiền thanh toán tiền mua cổ phần do trúng đấu giá còn lại.

Riêng giá thanh toán tiền mua cổ phần khi chuyển nhượng vốn tại công ty cổ phần đã niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán nhưng thực hiện giao dịch chuyển nhượng cổ phần ngoài sàn giao dịch chứng khoán phải đảm bảo nguyên tắc giá thanh toán quy định tại khoản 1 Điều này.
- Sau khi nhà đầu tư hoàn thành nộp tiền mua cổ phần, trong thời hạn 05 ngày làm việc, doanh nghiệp nhà nước gửi hồ sơ bao gồm: Quyết định phê duyệt phương án chuyển nhượng vốn của cấp có thẩm quyền, văn bản đề nghị và Biên bản xác định nhà đầu tư trúng giá bán cổ phần, đến Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (trường hợp chuyển nhượng vốn tại công ty cổ phần đã đăng ký cổ phiếu tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam) để làm thủ tục chuyển quyền sở hữu chứng khoán. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp nhà nước, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm thực hiện chuyển quyền sở hữu cổ phần của phần vốn doanh nghiệp nhà nước đã chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân khác theo hồ sơ doanh nghiệp nhà nước gửi Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam.
- Trường hợp doanh nghiệp nhà nước chuyển nhượng vốn tại công ty cổ phần chưa đăng ký cổ phiếu tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam, thủ tục chuyển quyền sở hữu cổ phần giữa doanh nghiệp nhà nước và nhà đầu tư sau khi nhà đầu tư hoàn thành nộp tiền mua cổ phần thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp, điều lệ công ty cổ phần. doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm phối hợp với công ty cổ phần hoàn tất thủ tục chuyển quyền sở hữu cổ phần cho nhà đầu tư, công khai thông tin về thủ tục và thời gian cụ thể việc hoàn thành chuyển quyền sở hữu cổ phần cho nhà đầu tư biết khi tổ chức thực hiện chuyển nhượng vốn.
- Trong thời gian tối đa 15 ngày kể từ ngày hoàn thành đợt chuyển nhượng vốn, doanh nghiệp nhà nước phải báo cáo kết quả đấu giá cổ phần chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu, Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp).
d) Trường hợp đấu giá theo lô:
- Các trường hợp đấu giá theo lô để chuyển nhượng vốn:
Chuyển nhượng cổ phần/phần vốn đang bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định của Luật doanh nghiệp.
+ Chuyển nhượng vốn gắn với trách nhiệm bảo lãnh vay vốn.
+ Chuyển nhượng hết toàn bộ phần vốn đầu tư đang nắm giữ tại doanh nghiệp trong một lần đấu giá mà nếu thực hiện theo phương thức đấu giá công khai sẽ khó thành công. Phương án chuyển nhượng vốn trong trường hợp này phải phân tích, đánh giá được tính hiệu quả so với phương án bán theo phương thức đấu giá công khai và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Chuyển nhượng vốn kèm theo nợ phải thu đối với doanh nghiệp nhà nước có chức năng mua, bán nợ. Giao Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện trường hợp này.
+ Các trường hợp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Việc lập và gửi hồ sơ, tổ chức thực hiện, xác định kết quả, chuyển quyền sở hữu cổ phần và báo cáo chuyển nhượng vốn của trường hợp đấu giá theo lô thực hiện tương tự như quy định đối với đấu giá công khai tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 3 Điều này. Trong đó:
+ Vốn chuyển nhượng phải nằm trong danh mục đã được cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều 29 Nghị định này phê duyệt.
+ Tổng số lượng cổ phần của vốn cần chuyển nhượng theo hình thức đấu giá theo lô có thể chia thành nhiều lô khác nhau để bán đấu giá căn cứ vào giá trị vốn chuyển nhượng và tình hình thị trường tại thời điểm xây dựng phương án chuyển nhượng vốn.
+ Nhà đầu tư tham gia đấu giá cổ phần theo lô phải đặt mua tối thiểu từ một lô trở lên (toàn bộ số lượng cổ phần của lô đấu giá).
đ) Đấu giá công khai (đấu giá thông thường hoặc đấu giá theo lô) không thành công:
Các trường hợp đấu giá công khai (đấu giá thông thường hoặc đấu giá theo lô) không thành công bao gồm: Khi hết thời hạn đăng ký mà không có nhà đầu tư nào đăng ký tham gia đấu giá hoặc chỉ có 01 nhà đầu tư đăng ký tham gia đấu giá; sau khi nộp tiền đặt cọc đến hết thời hạn nộp phiếu tham dự đấu giá không có nhà đầu tư nào nộp phiếu tham dự; không có nhà đầu tư nào trả giá tại cuộc đấu giá hoặc giá nhà đầu tư trả cao nhất mà vẫn thấp hơn giá khởi điểm; chỉ có một hoặc tất cả các nhà đầu tư trúng đấu giá nhưng từ chối không mua; tất cả các nhà đầu tư vi phạm quy chế đấu giá theo quy định của quy chế đấu giá.
e) Trường hợp đấu giá công khai (đấu giá thông thường hoặc đấu giá theo lô) không thành công hoặc thành công nhưng vẫn còn số lượng cổ phần cần bán để chuyển nhượng vốn thì thực hiện chào bán cạnh tranh.
4. Phương thức chào bán cạnh tranh:
- Chào bán cạnh tranh là phương thức chào bán cạnh tranh về giá để tiếp tục thực hiện chuyển nhượng phần vốn của doanh nghiệp nhà nước góp tại công ty cổ phần (sau khi đã bán đấu giá công khai không thành công hoặc thành công nhưng chưa bán hết).
- Việc chào bán cạnh tranh chỉ thực hiện khi có ít nhất 02 nhà đầu tư là đối tượng tham gia, đã nộp hồ sơ hợp lệ và thực hiện đầy đủ các thủ tục tham dự phiên chào bán cạnh tranh theo quy định tại quy chế phiên chào bán cạnh tranh.
- Nhà đầu tư tham dự phiên chào bán cạnh tranh được lựa chọn chia tổng số cổ phần đăng ký mua thành nhiều phần số lượng cổ phần để đặt giá mua khác nhau.
- Tương ứng với mỗi phần số lượng cổ phần được chia ra từ tổng số cổ phần đăng ký mua nhà đầu tư đặt một mức giá mua nhưng không được thấp hơn mức giá khởi điểm.
- Việc tổ chức thực hiện, xác định kết quả, thanh toán tiền bán cổ phần, lập và gửi hồ sơ chuyển quyền sở hữu cổ phần và báo cáo chuyển nhượng vốn theo phương thức chào bán cạnh tranh thực hiện theo quy định tương ứng đối với phương thức đấu giá công khai tại điểm b, điểm c khoản 3 Điều này.
- Chào bán cạnh tranh không thành công:
Các trường hợp chào bán cạnh tranh không thành công bao gồm các trường hợp như quy định đối với đấu giá công khai không thành công tại điểm đ khoản 3 Điều 29a Nghị định này.
- Trường hợp chào bán cạnh tranh không thành công thì thực hiện phương thức thỏa thuận.
5. Phương thức thỏa thuận:
- Phương thức thỏa thuận là phương thức chuyển nhượng vốn do doanh nghiệp nhà nước trực tiếp thỏa thuận với nhà đầu tư khi chào bán cạnh tranh không thành công và áp dụng trong trường hợp chỉ có 01 nhà đầu tư là đối tượng tham gia đã nộp hồ sơ hợp lệ và thực hiện đầy đủ các thủ tục tham dự phiên chào bán cạnh tranh theo quy định của quy chế phiên chào bán cạnh tranh.
- Giá bán thỏa thuận trên cơ sở giá được xác định theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 29 Nghị định này.
- Khi chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp nhà nước theo phương thức thỏa thuận trực tiếp thì người có thẩm quyền quyết định chuyển nhượng vốn không được quyết định chuyển nhượng vốn cho doanh nghiệp nhận chuyển nhượng trong đó có vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu là người quản lý doanh nghiệp và không được quyết định chuyển nhượng cho các cá nhân là người có quan hệ như trên.
- Sau khi thỏa thuận và ký hợp đồng chuyển nhượng vốn, việc thanh toán tiền bán cổ phần trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng chuyển nhượng vốn.
- Sau khi nhà đầu tư hoàn thành nộp tiền mua cổ phần, trong thời hạn 05 ngày làm việc doanh nghiệp nhà nước lập hồ sơ chuyển quyền sở hữu cho nhà đầu tư bao gồm: Quyết định phê duyệt phương án chuyển nhượng vốn của cấp có thẩm quyền, văn bản đề nghị của doanh nghiệp nhà nước và hợp đồng chuyển nhượng vốn. Việc gửi hồ sơ thực hiện chuyển quyền sở hữu và báo cáo chuyển nhượng vốn theo phương thức thỏa thuận thực hiện theo quy định tương ứng đối với phương thức đấu giá công khai tại điểm c khoản 3 Điều này.
6. Sau khi thực hiện các phương thức đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh, thỏa thuận để chuyển nhượng vốn mà vẫn không chuyển nhượng hết số vốn nhà nước cần chuyển nhượng thì cơ quan đại diện chủ sở hữu căn cứ nhu cầu thị trường lựa chọn thời điểm để tiếp tục thực hiện chuyển nhượng vốn nhà nước theo các phương thức giao dịch và thứ tự thực hiện các phương thức giao dịch quy định tại Nghị định này.
7. Ngoài các phương thức chuyển nhượng vốn nêu trên, doanh nghiệp nhà nước có thể áp dụng phương pháp ''dựng sổ'' để chuyển nhượng vốn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Việc áp dụng phương pháp ''dựng sổ'' chuyển nhượng vốn phải đánh giá được hiệu quả so với phương án chuyển nhượng vốn theo phương thức bán đấu giá công khai hoặc khi giao dịch trên sàn.
8. Phương thức chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp nhà nước tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014 như sau:
a) Trường hợp chuyển nhượng vốn theo quy định tại Điều 52 Luật doanh nghiệp năm 2014 (yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của doanh nghiệp nhà nước trong công ty) thì giá chuyển nhượng cho công ty là giá thỏa thuận theo nguyên tắc giá thị trường; việc xác định giá bán thỏa thuận trên cơ sở kết quả thẩm định giá của tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 29 Nghị định này.
Trường hợp công ty không thống nhất được giá mua lại phần vốn doanh nghiệp nhà nước góp trong công ty thì doanh nghiệp nhà nước được quyền chuyển nhượng cho các thành viên khác hoặc chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên trong công ty theo các phương thức chuyển nhượng như đối với chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp nhà nước tại công ty cổ phần chưa niêm yết quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều này.
b) Trường hợp sau khi yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của doanh nghiệp nhà nước trong công ty nhưng công ty không mua, doanh nghiệp nhà nước có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp theo quy định tại Điều 53 Luật doanh nghiệp năm 2014, trong đó:
- Nếu chuyển nhượng cho các thành viên khác trong công ty theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014 thì thực hiện thỏa thuận giá chuyển nhượng với các thành viên khác theo nguyên tắc giá thị trường. Việc xác định giá bán thỏa thuận trên cơ sở kết quả thẩm định giá theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 29 Nghị định này.
- Nếu chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên trong công ty (sau khi các thành viên trong công ty không mua hoặc mua không hết) thì doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo các phương thức chuyển nhượng như quy định đối với chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp nhà nước tại công ty cổ phần chưa niêm yết hoặc chưa đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều này.
c) Trong thời gian tối đa 15 ngày sau khi hoàn thành việc chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp nhà nước đầu tư tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, doanh nghiệp nhà nước báo cáo kết quả chuyển nhượng vốn và gửi báo cáo tới cơ quan đại diện chủ sở hữu, Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp).
9. Nguyên tắc xử lý tài chính khi chuyển nhượng các khoản đầu tư vốn ra ngoài của doanh nghiệp nhà nước.
Số tiền chuyển nhượng thu được sau khi trừ giá trị đầu tư ghi trên sổ sách kế toán, chi phí chuyển nhượng và thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định (nếu có), trường hợp số chênh lệch dương doanh nghiệp được hạch toán vào thu nhập hoạt động tài chính của doanh nghiệp, trường hợp số chênh lệch âm doanh nghiệp được sử dụng dự phòng đã lập để bù đắp, nếu còn thiếu, doanh nghiệp được hạch toán vào chi phí hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
10. Đối với các loại công trái, trái phiếu mà doanh nghiệp nhà nước đã đầu tư để hưởng lãi, việc chuyển nhượng thực hiện theo quy định khi phát hành hoặc phương án phát hành của tổ chức (chủ thể) phát hành. Trường hợp doanh nghiệp nhà nước chuyển nhượng trái phiếu trước kỳ hạn thì giá chuyển nhượng phải đảm bảo nguyên tắc bảo toàn vốn khi chuyển nhượng. Việc chuyển nhượng trái phiếu đã được đăng ký lưu ký, niêm yết và giao dịch trên thị trường giao dịch chứng khoán, doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật chứng khoán.
Bổ sung
11. Đối với hoạt động đầu tư ra ngoài của doanh nghiệp nhà nước theo hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh (viết tắt là hợp đồng BCC), theo quy định của Luật đầu tư là hình thức đầu tư không hình thành pháp nhân độc lập; doanh nghiệp nhà nước khi góp vốn bằng tiền, tài sản (kể cả trường hợp được giao thực hiện kế toán các giao dịch của hợp đồng BCC) tham gia hợp đồng BCC phải ghi nhận là khoản nợ phải thu của doanh nghiệp; khi doanh nghiệp nhà nước nhận vốn góp của các bên tham gia hợp đồng BCC (kể cả trường hợp được giao thực hiện kế toán các giao dịch của hợp đồng BCC) phải ghi nhận là nợ phải trả của doanh nghiệp, không được ghi nhận vào vốn chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước. Các bên trong hợp đồng BCC khi chấm dứt hợp đồng BCC đã ký phải thực hiện thanh lý hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật. Doanh nghiệp được nhà nước giao bổ sung vốn, tài sản tham gia góp vốn hợp đồng BCC phải ghi tăng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp; khi doanh nghiệp nhà nước góp vốn tham gia hợp đồng BCC bằng giá trị quyền sử dụng đất (bao gồm quyền sử dụng đất thuê, đất giao) nhưng thực hiện chuyển nhượng vốn không tiếp tục tham gia hợp đồng BCC thì việc xử lý đất đai phải tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai. doanh nghiệp nhà nước khi chuyển nhượng vốn đầu tư tham gia trong hợp đồng BCC (kể cả trường hợp doanh nghiệp được giao làm chủ đầu tư dự án hợp đồng BCC, thực hiện kế toán các giao dịch của hợp đồng BCC) được áp dụng các nguyên tắc và quy định về chuyển nhượng vốn quy định tại Điều 31 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; cấp có thẩm quyền quyết định chuyển nhượng vốn căn cứ vào nội dung cụ thể của hợp đồng BCC để quyết định việc áp dụng phương thức chuyển nhượng vốn quy định tại Luật số 69/2014/QH13 cho phù hợp. Việc phân cấp quyết định chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài của doanh nghiệp nhà nước theo hình thức hợp đồng BCC thực hiện theo phân cấp quyết định dự án đầu tư ra ngoài tại khoản 4 Điều 28 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.”
Bổ sung
Bổ sung
14. Khoản 3 Điều 37 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Quyền, trách nhiệm, tiền lương, thù lao, tiền thưởng và quyền lợi khác của người đại diện phần vốn nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 48, Điều 50 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp. Trong đó:
Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp mà nhà nước nắm giữ từ 36% vốn điều lệ trở lên, phải xin ý kiến của cơ quan đại diện chủ sở hữu về phương án chia cổ tức, lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp mà mình làm đại diện vốn để tham gia ý kiến, biểu quyết và quyết định tại Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp Hội đồng thành viên theo quy định. Trước khi chỉ đạo người đại diện tham gia ý kiến, biểu quyết và quyết định tại Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp Hội đồng thành viên, cơ quan đại diện chủ sở hữu phải có văn bản xin ý kiến gửi đến cơ quan tài chính cùng cấp, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan tài chính cùng cấp phải có ý kiến để cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp tham gia ý kiến, biểu quyết và quyết định tại Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp Hội đồng thành viên.
- Định kỳ trong thời gian tối đa 15 ngày kể từ ngày kết thúc mỗi quý và 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm và đột xuất theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính cùng cấp, người đại diện phần vốn nhà nước báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh, tình hình tài chính và kiến nghị giải pháp đối với doanh nghiệp mà mình được cử làm đại diện vốn nhà nước. Báo cáo của người đại diện phần vốn nhà nước gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính cùng cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.”
15. Điều 38 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 38. Chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
1. Nguyên tắc chuyển nhượng vốn nhà nước
Việc chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định sau:
a) Việc chuyển nhượng vốn nhà nước phải theo danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển nhượng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước và danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp theo giai đoạn do Thủ tướng Chính phủ ban hành; không phân biệt mức vốn đầu tư, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có vốn góp của nhà nước lãi, lỗ; việc tổ chức thực hiện chuyển nhượng vốn, lập hồ sơ chuyển nhượng vốn, thực hiện công bố thông tin chuyển nhượng vốn, báo cáo kết quả chuyển nhượng vốn, thủ tục chuyển quyền sở hữu cổ phần và gửi các hồ sơ, báo cáo kết quả chuyển nhượng vốn cho cơ quan quản lý thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
Trường hợp cơ quan đại diện chủ sở hữu chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần mà điều lệ công ty cổ phần có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần theo quy định của Luật doanh nghiệp (đối với trường hợp cổ đông chỉ được chuyển nhượng cổ phần của mình cho tổ chức, cá nhân là cổ đông hiện hữu của công ty) thì việc chuyển nhượng cổ phần để chuyển nhượng vốn của nhà nước thực hiện theo thứ tự các phương thức chuyển nhượng vốn quy định tại Nghị định này đối với cổ đông hiện hữu.
b) Bảo đảm theo nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch, bảo toàn vốn nhà nước đầu tư ở mức cao nhất, hạn chế tối đa tổn thất đầu tư trong chuyển nhượng vốn.
c) Việc xác định giá khởi điểm khi đấu giá chuyển nhượng vốn nhà nước:
Cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc cơ quan chức năng được cơ quan đại diện chủ sở hữu ủy quyền, giao nhiệm vụ bằng văn bản lựa chọn và ký hợp đồng thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về thẩm định giá; xác định đầy đủ giá trị thực tế phần vốn nhà nước đầu tư bao gồm giá trị được tạo bởi quyền sử dụng đất giao có thu tiền sử dụng đất, quyền sử dụng đất nhận chuyển nhượng hợp pháp, quyền sử dụng đất thuê (thuê trả tiền một lần cho cả thời gian thuê, thuê trả tiền hằng năm), giá trị các quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm các giá trị văn hóa, lịch sử khác, nhãn hiệu, tên thương mại (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Khi xác định giá khởi điểm chuyển nhượng vốn tại công ty cổ phần đã niêm yết/đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán phải đảm bảo theo quy định nêu trên. Trường hợp giá khởi điểm xác định theo quy định nêu trên thấp hơn giá tham chiếu bình quân của 30 ngày giao dịch liên tiếp trên thị trường chứng khoán trước ngày công bố thông tin thực hiện bán cổ phần chuyển nhượng vốn thì lấy giá tham chiếu bình quân này làm giá khởi điểm chuyển nhượng vốn khi giao dịch trên hệ thống giao dịch của thị trường chứng khoán (sau đây gọi là sàn giao dịch chứng khoán) và giao dịch ngoài sàn giao dịch chứng khoán để chuyển nhượng vốn tại công ty cổ phần đã niêm yết.
Việc sử dụng một mức giá khởi điểm để thực hiện chuyển nhượng vốn theo các phương thức quy định tại Nghị định này phải đảm bảo nguyên tắc thời gian tối đa không quá 06 tháng kể từ thời điểm chứng thư thẩm định giá có hiệu lực đến ngày giao dịch cuối cùng (đối với trường hợp giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán), hoặc tính đến ngày công bố trúng giá chuyển nhượng vốn (đối với phương thức đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh), hoặc tính đến ngày ký hợp đồng chuyển nhượng vốn (theo phương thức thỏa thuận).
d) Việc chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp có liên quan đến quyền sử dụng đất phải tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai. Khi chuyển nhượng vốn của nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm rà soát hồ sơ bàn giao doanh nghiệp từ doanh nghiệp nhà nước sang doanh nghiệp có vốn góp của nhà nước (công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên) theo đúng quy định (trong đó có báo cáo về sử dụng đất của doanh nghiệp) và thực tế sử dụng đất của doanh nghiệp có vốn góp của nhà nước làm cơ sở xác định giá trị quyền sử dụng đất khi tính vào giá khởi điểm chuyển nhượng vốn.
Bổ sung
đ) Cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc cơ quan chức năng được cơ quan đại diện chủ sở hữu ủy quyền, giao nhiệm vụ bằng văn bản thuê tổ chức đấu giá, thuê tổ chức tư vấn khác có hoạt động cung cấp dịch vụ liên quan đến chuyển nhượng vốn để tổ chức thực hiện chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
e) Khi chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần theo quy định của Nghị định này, cơ quan đại diện chủ sở hữu chịu trách nhiệm công khai đầy đủ các thông tin về điều kiện đối với nhà đầu tư trúng đấu giá được chấp thuận là cổ đông của ngân hàng thương mại cổ phần theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng có liên quan đến chuyển nhượng vốn góp của cổ đông tại các ngân hàng thương mại cổ phần để nhà đầu tư biết và thực hiện.
Trường hợp sau khi trúng đấu giá nhưng nhà đầu tư không đủ điều kiện được chấp thuận là cổ đông của ngân hàng thương mại cổ phần theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng thì nhà đầu tư không phải thanh toán tiền bán cổ phần cho cơ quan đại diện chủ sở hữu, trường hợp đã thanh toán thì được hoàn trả (kể cả tiền đặt cọc) và số cổ phần chưa thanh toán hoặc đã thanh toán nhưng được hoàn trả tiền thuộc sở hữu của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
g) Cơ quan đại diện chủ sở hữu căn cứ danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển nhượng đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định theo từng giai đoạn, chỉ đạo cơ quan chức năng lập phương án chuyển nhượng vốn báo cáo Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thực hiện chuyển nhượng vốn. Phương án chuyển nhượng vốn gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Cơ sở pháp lý, mục đích chuyển nhượng vốn.
- Đánh giá tình hình đầu tư vốn, lợi ích thu được và ảnh hưởng của việc chuyển nhượng vốn của nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.
- Tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có vốn góp của nhà nước, nhu cầu của thị trường đầu tư vốn vào doanh nghiệp có vốn nhà nước chuyển nhượng. Giá trị dự kiến thu được khi chuyển nhượng vốn.
- Phương thức chuyển nhượng vốn (trường hợp bán đấu giá theo lô thì phải báo cáo cụ thể căn cứ xác định trường hợp áp dụng đấu giá theo lô theo quy định).
- Dự kiến thời gian thực hiện và hoàn thành việc chuyển nhượng vốn.
h) Cơ quan đại diện chủ sở hữu không phải xây dựng lại phương án chuyển nhượng vốn khi chuyển đổi giữa các phương thức chuyển nhượng theo thứ tự thực hiện theo quy định (đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh, thỏa thuận).
i) Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải đảm bảo tỷ lệ sở hữu vốn thực góp trong vốn điều lệ của công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phù hợp với từng lĩnh vực pháp luật chuyên ngành quy định hoặc các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Việc mở, sử dụng tài khoản vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài liên quan đến mua cổ phần, phần vốn góp tại doanh nghiệp Việt Nam khi doanh nghiệp nhà nước chuyển nhượng vốn góp tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
k) Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các chi phí có liên quan đến chuyển nhượng vốn nhà nước (bao gồm chi phí thẩm định giá, tổ chức đấu giá và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động chuyển nhượng vốn). Các chi phí này được trừ vào tiền thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước. Trường hợp việc chuyển nhượng vốn nhà nước không thành công hoặc tiền thu chuyển nhượng vốn không đủ để bù đắp chi phí chuyển nhượng vốn thì được sử dụng tiền từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp để bù đắp phần chi phí thực hiện chuyển nhượng vốn nhưng chưa có nguồn bù đắp.
l) Cơ quan đại diện chủ sở hữu chịu trách nhiệm giải quyết những tồn tại vướng mắc, khiếu nại, tố cáo liên quan đến quá trình thực hiện chuyển nhượng vốn nước theo thẩm quyền theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Thẩm quyền quyết định chuyển nhượng vốn nhà nước:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển nhượng trong từng giai đoạn.
b) Cơ quan đại diện chủ sở hữu xây dựng lộ trình, quyết định phương án và tổ chức thực hiện chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển nhượng đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Trường hợp chuyển nhượng vốn nhà nước tại doanh nghiệp chưa có trong danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước chuyển nhượng đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định thì cơ quan đại diện chủ sở hữu phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định trước khi xây dựng phương án và tổ chức thực hiện chuyển nhượng vốn nhà nước tại doanh nghiệp này.”
16. Bổ sung Điều 38a như sau:
“Điều 38a. Phương thức thực hiện chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Phương thức chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định sau:
1. Việc chuyển nhượng vốn tại công ty cổ phần đã niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán theo các phương thức giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch của thị trường chứng khoán (sau đây gọi là sàn giao dịch chứng khoán) do Sở Giao dịch chứng khoán tổ chức, phải đảm bảo giá giao dịch (giá sàn) không thấp hơn giá khởi điểm được xác định theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 38 Nghị định này.
a) Khi chuyển nhượng vốn thông qua chuyển nhượng cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán, cơ quan đại diện chủ sở hữu gửi các văn bản sau đây đến Sở Giao dịch chứng khoán để thực hiện công bố thông tin về giao dịch cổ phiếu chuyển nhượng vốn:
- Quyết định của cấp có thẩm quyền về phê duyệt phương án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước và quyết định phê duyệt phương án chuyển nhượng vốn;
- Bản công bố thông tin theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
- Tài liệu chứng minh doanh nghiệp có số cổ phần bán đấu giá để chuyển nhượng vốn là chủ sở hữu hợp pháp của số cổ phần đăng ký bán.
Bổ sung
b) Việc chuyển khoản để thanh toán các giao dịch mua, bán cổ phiếu, chuyển quyền sở hữu cổ phiếu thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
c) Khi chuyển nhượng vốn tại công ty cổ phần đã niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán nhưng không thực hiện trên sàn giao dịch chứng khoán thì thực hiện theo thứ tự phương thức đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh, thỏa thuận (thực hiện giao dịch ngoài sàn).
Giá bán cổ phần mà nhà đầu tư phải thanh toán cho cơ quan đại diện chủ sở hữu khi giao dịch ngoài sàn là giá được xác định theo quy định phù hợp với từng phương thức chuyển nhượng (đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh, thỏa thuận);
trường hợp trong ngày mở cuộc đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh, ký hợp đồng chuyển nhượng vốn (đối với phương thức thỏa thuận) mà giá giao dịch cổ phiếu của công ty cổ phần tính theo giá sàn cao hơn giá thanh toán được xác định phù hợp với từng phương thức chuyển nhượng (đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh, thỏa thuận) thì nhà đầu tư phải thanh toán tiền mua cổ phần cho cơ quan đại diện chủ sở hữu theo giá giao dịch là giá sàn của ngày mở cuộc đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh, ký hợp đồng chuyển nhượng vốn (đối với phương thức thỏa thuận); trường hợp trong ngày mở cuộc đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh, ký hợp đồng chuyển nhượng vốn (đối với phương thức thỏa thuận) mà giá giao dịch tính theo giá sàn cổ phiếu của công ty cổ phần thấp hơn giá thanh toán được xác định phù hợp với từng phương thức chuyển nhượng (đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh, thỏa thuận) hoặc không có giá sàn do không có giao dịch thì nhà đầu tư phải thanh toán tiền mua cổ phần cho cơ quan đại diện chủ sở hữu theo giá được xác định phù hợp với từng phương thức chuyển nhượng (đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh, thỏa thuận).
d) Cơ quan đại diện chủ sở hữu phải công khai thông tin về giá thanh toán bán cổ phần chuyển nhượng vốn tại công ty cổ phần đã niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán trong trường hợp giao dịch ngoài hệ thống giao dịch của thị trường chứng khoán (giao dịch ngoài sàn) cho các nhà đầu tư biết và thực hiện. đ) Trường hợp chuyển nhượng vốn nhà nước tại các công ty cổ phần đã niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán thì thời hạn thanh toán đối với nhà đầu tư phù hợp với từng phương thức giao dịch nhưng thời hạn chuyển tiền về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp thực hiện theo quy định đối với trường hợp chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán tại Điều 39 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP.
2. Việc chuyển nhượng vốn tại công ty cổ phần chưa niêm yết (hoặc đã niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán nhưng không thực hiện giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán) theo phương thức đấu giá công khai; trường hợp đấu giá công khai không thành công thì thực hiện chào bán cạnh tranh; trường hợp chào bán cạnh tranh không thành công thì thực hiện theo phương thức thỏa thuận.
Bổ sung
3. Phương thức đấu giá công khai
a) Lập hồ sơ đấu giá gồm:
- Quyết định của cấp có thẩm quyền về phê duyệt danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển nhượng và quyết định phê duyệt phương án chuyển nhượng vốn;
- Bản công bố thông tin theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
- Tài liệu chứng minh cơ quan đại diện chủ sở hữu có số cổ phần bán đấu giá để chuyển nhượng vốn là chủ sở hữu hợp pháp của số cổ phần đăng ký bán.
- Quy chế bán đấu giá cổ phần.
b) Tổ chức thực hiện đấu giá:
- Sau khi quyết định phương án chuyển nhượng vốn, cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện thông báo kế hoạch chuyển nhượng cổ phần do mình sở hữu cho doanh nghiệp cổ phần có vốn đầu tư của nhà nước biết; cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện chuẩn bị hồ sơ đấu giá công khai theo quy định.
- Cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc cơ quan chức năng được cơ quan đại diện chủ sở hữu ủy quyền bằng văn bản ký hợp đồng thuê Sở giao dịch chứng khoán, công ty chứng khoán, Trung tâm dịch vụ, doanh nghiệp đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản (sau đây gọi là tổ chức đấu giá) tổ chức thực hiện chuyển nhượng vốn theo nguyên tắc sau:
+ Trường hợp bán đấu giá cổ phần để chuyển nhượng vốn nhà nước có giá trị tính theo mệnh giá cổ phần từ 10 tỷ đồng trở lên thì cơ quan đại diện chủ sở hữu thuê Sở Giao dịch chứng khoán tổ chức bán đấu giá.
+ Trường hợp bán đấu giá cổ phần để chuyển nhượng vốn nhà nước có giá trị tính theo mệnh giá cổ phần dưới 10 tỷ đồng thì cơ quan đại diện chủ sở hữu tự tổ chức bán đấu giá hoặc lựa chọn thuê Sở Giao dịch chứng khoán, công ty chứng khoán, doanh nghiệp có chức năng bán đấu giá tài sản tổ chức bán đấu giá cổ phần.
Cuộc đấu giá được tổ chức tại trụ sở của tổ chức đấu giá, cơ quan đại diện chủ sở hữu, doanh nghiệp có vốn nhà nước cần chuyển nhượng hoặc địa điểm khác theo thỏa thuận của cơ quan đại diện chủ sở hữu và tổ chức đấu giá.
- Tổ chức đấu giá có trách nhiệm ban hành quy chế đấu giá cổ phần, mẫu giấy tờ liên quan để tổ chức thực hiện đấu giá sau khi có ý kiến thống nhất của cơ quan đại diện chủ sở hữu; nội dung quy chế áp dụng cho cuộc đấu giá phải đảm bảo nguyên tắc thực hiện chuyển nhượng vốn theo quy định của pháp luật về quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và pháp luật khác có liên quan; quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các bên có liên quan trong quá trình thực hiện bán đấu giá cổ phần để chuyển nhượng vốn; quy định về việc công bố thông tin cuộc đấu giá (nội dung công bố, phương tiện công bố); quy định đối tượng tham gia, thủ tục tham gia đấu giá, thông báo kết quả đấu giá (bao gồm nội dung thông tin: thời hạn nộp tiền, nội dung nộp tiền, đơn vị thụ hưởng, địa chỉ, số tài khoản), thủ tục chuyển quyền sở hữu cổ phần, xử lý các trường hợp vi phạm và các quy định khác theo yêu cầu quản lý, đảm bảo cuộc đấu giá được thực hiện công khai, minh bạch, đúng pháp luật.
- Cơ quan đại diện chủ sở hữu/tổ chức đấu giá thực hiện công khai thông tin hồ sơ đấu giá đã lập theo quy định cho các nhà đầu tư trước ngày đấu giá tối thiểu là 20 ngày tại trụ sở chính của công ty cổ phần có vốn nhà nước chuyển nhượng, địa điểm bán đấu giá, trên phương tiện thông tin đại chúng (ba số báo liên tiếp của một tờ báo phát hành trong toàn quốc và một tờ báo địa phương nơi trụ sở cơ quan đại diện chủ sở hữu, doanh nghiệp có vốn nhà nước có trụ sở chính) và đăng tải trên trang thông tin điện tử của tổ chức đấu giá cổ phần, cơ quan đại diện chủ sở hữu, công ty cổ phần có vốn nhà nước chuyển nhượng (nếu có).
- Cơ quan đại diện chủ sở hữu/tổ chức đấu giá khi thực hiện công bố thông tin về việc đấu giá cổ phần để chuyển nhượng vốn đồng thời gửi hồ sơ đấu giá đã lập theo quy định đến Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp).
- Trong thời hạn quy định tại quy chế bán đấu giá, cơ quan đại diện chủ sở hữu, tổ chức đấu giá, các nhà đầu tư thực hiện các thủ tục tham gia đấu giá; nhà đầu tư (tổ chức, cá nhân) đủ điều kiện tham gia đấu giá được cơ quan đại diện chủ sở hữu/tổ chức đấu giá cung cấp phiếu tham gia đấu giá để đăng ký khối lượng mua và thực hiện nộp tiền đặt cọc. Nhà đầu tư được cơ quan đại diện chủ sở hữu/tổ chức đấu giá cung cấp phiếu tham dự đấu giá (sau khi nộp tiền đặt cọc) để thực hiện đặt giá mua (giá đấu).
- Trong thời hạn quy định tại quy chế bán đấu giá, các nhà đầu tư ghi giá đặt mua (giá đấu) vào phiếu tham dự đấu giá và gửi cho cơ quan đại diện chủ sở hữu/tổ chức đấu giá bằng cách bỏ phiếu trực tiếp tại địa điểm tổ chức đấu giá hoặc bỏ phiếu qua đường bưu điện theo quy định tại quy chế bán đấu giá cổ phần.
- Việc đấu giá công khai chỉ thực hiện khi có ít nhất 02 nhà đầu tư là đối tượng tham gia đã nộp hồ sơ hợp lệ và thực hiện đầy đủ các thủ tục tham dự cuộc đấu giá công khai theo quy định tại quy chế bán đấu giá.
c) Việc xác định kết quả đấu giá, thanh toán tiền bán cổ phần, chuyển quyền sở hữu cổ phần và báo cáo chuyển nhượng vốn cơ quan đại diện chủ sở hữu/tổ chức đấu giá thực hiện theo quy định tương ứng tại điểm c khoản 3 Điều 29a Nghị định này.
d) Trường hợp đấu giá theo lô:
Các trường hợp đấu giá theo lô, việc lập và gửi hồ sơ, tổ chức thực hiện, xác định kết quả, thanh toán tiền bán cổ phần, chuyển quyền sở hữu cổ phần và báo cáo chuyển nhượng vốn trường hợp đấu giá theo lô khi chuyển nhượng vốn nhà nước, thực hiện tương tự trường hợp đấu giá theo lô để chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp nhà nước quy định tại điểm d khoản 3 Điều 29a Nghị định này.
đ) Cuộc đấu giá công khai (đấu giá thông thường hoặc đấu giá theo lô) chuyển nhượng vốn nhà nước không thành công được xác định tương tự như trường hợp đấu giá không thành công khi chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp nhà nước quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 29a Nghị định này.
e) Trường hợp đấu giá công khai không thành công hoặc thành công nhưng vẫn còn số lượng cổ phần cần bán để chuyển nhượng vốn nhà nước thì thực hiện chào bán cạnh tranh.
4. Phương thức chào bán cạnh tranh:
- Việc chuyển nhượng vốn nhà nước theo phương thức chào bán cạnh tranh thực hiện tương tự phương thức chào bán cạnh tranh chuyển nhượng vốn doanh nghiệp nhà nước quy định tại khoản 4 Điều 29a Nghị định này.
- Trường hợp chào bán cạnh tranh không thành công thì thực hiện phương thức thỏa thuận.
5. Phương thức thỏa thuận:
- Phương thức thỏa thuận là phương thức chuyển nhượng vốn nhà nước do cơ quan đại diện chủ sở hữu trực tiếp thỏa thuận với nhà đầu tư khi chào bán cạnh tranh không thành công và áp dụng trong trường hợp chỉ có 01 nhà đầu tư là đối tượng tham gia đã nộp hồ sơ hợp lệ và thực hiện đầy đủ các thủ tục tham dự phiên chào bán cạnh tranh theo quy định của quy chế phiên chào bán cạnh tranh.
- Giá bán thỏa thuận trên cơ sở giá được xác định theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 38 Nghị định này.
- Khi chuyển nhượng vốn nhà nước theo phương thức thỏa thuận trực tiếp thì người có thẩm quyền quyết định chuyển nhượng vốn không được quyết định chuyển nhượng vốn cho doanh nghiệp nhận chuyển nhượng trong đó có vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu là người quản lý doanh nghiệp và không được quyết định chuyển nhượng cho các cá nhân là người có quan hệ như trên.
- Sau khi thỏa thuận và ký hợp đồng chuyển nhượng vốn, việc thanh toán tiền bán cổ phần trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng chuyển nhượng vốn.
- Sau khi nhà đầu tư hoàn thành nộp tiền mua cổ phần, trong thời hạn 05 ngày làm việc cơ quan đại diện chủ sở hữu lập hồ sơ chuyển quyền sở hữu cho nhà đầu tư bao gồm: Quyết định phê duyệt phương án chuyển nhượng vốn của cấp có thẩm quyền, văn bản đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu và hợp đồng chuyển nhượng vốn. Việc gửi hồ sơ thực hiện chuyển quyền sở hữu và báo cáo chuyển nhượng vốn theo phương thức thỏa thuận khi chuyển nhượng vốn nhà nước thực hiện theo quy định tương ứng đối với phương thức đấu giá công khai chuyển nhượng vốn doanh nghiệp nhà nước tại điểm c khoản 3 Điều 29a Nghị định này.
6. Sau khi thực hiện các phương thức đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh, thỏa thuận để chuyển nhượng vốn mà vẫn không chuyển nhượng hết số vốn nhà nước cần chuyển nhượng thì cơ quan đại diện chủ sở hữu căn cứ nhu cầu thị trường lựa chọn thời điểm để tiếp tục thực hiện chuyển nhượng vốn nhà nước theo các phương thức giao dịch và thứ tự thực hiện các phương thức giao dịch quy định tại Nghị định này.
7. Ngoài các phương thức chuyển nhượng vốn nêu trên cơ quan đại diện chủ sở hữu có thể áp dụng phương pháp ''dựng sổ'' để chuyển nhượng vốn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Việc áp dụng phương pháp ''dựng sổ'' chuyển nhượng vốn phải đánh giá được hiệu quả so với phương án chuyển nhượng vốn theo hình thức đấu đấu giá công khai hoặc khi giao dịch trên sàn.
8. Phương thức chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014 như sau:
a) Trường hợp chuyển nhượng vốn theo quy định tại Điều 52 Luật doanh nghiệp năm 2014 (yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của doanh nghiệp nhà nước trong công ty) thì giá chuyển nhượng cho công ty là giá thỏa thuận theo nguyên tắc giá thị trường; việc xác định giá bán thỏa thuận trên cơ sở kết quả tham định giá của tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 38 Nghị định này.
Trường hợp công ty không thống nhất được giá mua lại phần vốn nhà nước góp trong công ty thì cơ quan đại diện chủ sở hữu được quyền chuyển nhượng cho các thành viên khác hoặc chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên trong công ty theo các phương thức chuyển nhượng như đối với chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần chưa niêm yết hoặc chưa đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán quy định tại Điều này.
b) Trường hợp sau khi yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp nhà nước trong công ty nhưng công ty không mua, cơ quan đại diện chủ sở hữu có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp theo quy định tại Điều 53 Luật doanh nghiệp năm 2014, trong đó:
- Nếu chuyển nhượng cho các thành viên khác trong công ty theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014 thì thực hiện thỏa thuận giá chuyển nhượng với các thành viên khác theo nguyên tắc giá thị trường, Việc xác định giá bán thỏa thuận trên cơ sở kết quả thẩm định giá theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 38 Nghị định này.
- Nếu chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên trong công ty (sau khi các thành viên trong công ty không mua hoặc mua không hết) thì cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện theo các phương thức chuyển nhượng như quy định đối với chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần chưa niêm yết hoặc chưa đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán quy định tại Điều này.
- Trong thời hạn 15 ngày, sau khi hoàn thành việc chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cơ quan đại diện chủ sở hữu báo cáo kết quả chuyển nhượng vốn và gửi báo cáo tới Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp).
9. Báo cáo định kỳ thực hiện chuyển nhượng vốn nhà nước:
Trong thời gian tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc mỗi quý, cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài chính kết quả chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo danh mục vốn chuyển nhượng đã được phê duyệt để theo dõi, tổng hợp báo cáo Thủ tướng, Chính phủ, Quốc hội theo quy định.”
Bổ sung
17. Bổ sung Điều 38b như sau:
“Điều 38b. Thực hiện chuyển nhượng quyền mua cổ phần, quyền góp vốn
Trường hợp chủ sở hữu vốn đã đầu tư vốn tại các doanh nghiệp nhưng không thuộc ngành, lĩnh vực cần tiếp tục đầu tư thêm vốn hoặc phải chuyển nhượng vốn theo tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành, quá trình thực hiện chuyển nhượng vốn có nhận được quyền mua cổ phần (tại công ty cổ phần) và quyền góp vốn (tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên) theo quy định của Luật doanh nghiệp thì chủ sở hữu vốn xem xét, quyết định chuyển nhượng quyền mua cổ phần và quyền góp vốn của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
Nguyên tắc chuyển nhượng quyền mua cổ phần, quyền góp vốn thực hiện theo phương thức đấu giá công khai. Việc xác định giá khởi điểm khi đấu giá công khai quyền mua cổ phần, quyền góp vốn thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 38 Nghị định này.
Trường hợp thời gian cho phép cổ đông, thành viên góp vốn thực hiện quyền mua cổ phần, quyền góp vốn theo phương án phát hành của doanh nghiệp phát hành ngắn không đủ để tổ chức thực hiện đấu giá chuyển nhượng thì chủ sở hữu vốn chuyển nhượng xem xét quyết định giá chuyển nhượng quyền mua cổ phần, quyền góp vốn, phương thức chuyển nhượng thỏa thuận trực tiếp và đảm bảo nguyên tắc giá thị trường, có hiệu quả.
Người đại diện vốn nhà nước/đại diện vốn doanh nghiệp nhà nước căn cứ phương án phát hành và quy mô vốn phát hành của tổ chức phát hành báo cáo chủ sở hữu vốn quyết định phương thức thực hiện chuyển nhượng quyền mua cổ phần, quyền góp vốn theo phương thức đấu giá công khai hoặc thỏa thuận.
Giá bán thỏa thuận trên cơ sở giá được xác định theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 38 Nghị định này.
Người có thẩm quyền quyết định chuyển nhượng quyền mua cổ phần, quyền góp vốn không được quyết định chuyển nhượng cho doanh nghiệp nhận chuyển nhượng trong đó có vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu là người quản lý doanh nghiệp và không được quyết định chuyển nhượng cho các cá nhân là người có quan hệ như trên.”
18. Khoản 4 Điều 42 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“4. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội vận dụng quy định của Nghị định này để tổ chức thực hiện quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội làm chủ sở hữu.
Đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động đầu tư vốn ra ngoài tại công ty cả phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi thực hiện chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài, đơn vị sự nghiệp công lập vận dụng thực hiện theo phương thức chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp nhà nước đầu tư ra ngoài tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên tại Nghị định này.”
Điều 2. Bãi bỏ quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 31 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.
Điều 3. Điều khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2018.
2. Bãi bỏ Quyết định số 51/2014/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ một số nội dung về thoái vốn, bán cổ phần và đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán của doanh nghiệp nhà nước; Quyết định số 41/2015/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về bán cổ phần theo lô và các quy định do các bộ, cơ quan ngang bộ ban hành trái với quy định tại Nghị định này.
3. Các doanh nghiệp nhà nước trước đây được trích lập quỹ đặc thù từ lợi nhuận sau thuế theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đến hết năm tài chính 2017, nếu vẫn còn số tiền dư Quỹ đặc thù thì để lại doanh nghiệp tiếp tục sử dụng theo kế hoạch và mục đích đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Hội đồng thành viên công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, người đại diện phần vốn nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp;
- Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ l
ý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (2).XH

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG





Nguyễn Xuân Phúc

PHỤ LỤC I

MẪU BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ VIỆC CHUYỂN NHƯỢNG VỐN
(Kèm theo Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ)

BẢN CÔNG B THÔNG TIN 
VỀ VIỆC CHUYN NHƯỢNG VỐN C PHN CỦA....
(tên tổ chức chủ sở hữu vốn chuyển nhượng)
ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHN...
(tên công ty cổ phần có cổ phần của vốn chuyển nhượng)

MỤC LỤC

TÊN MỤC

Trang

Những tổ chức chịu trách nhiệm chính đối với nội dung Bản công bố thông tin

 

Các khái niệm

 

Giới thiệu về tổ chức là chủ sở hữu vốn chuyn nhượng

 

Tình hình và đặc điểm của công ty cổ phần có góp của chủ sở hữu vốn chuyển nhượng

 

Phương án tổ chức thực hiện chuyển nhượng vốn

 

Mục đích chuyển nhượng vốn

 

Các đối tác liên quan tới đợt chuyển nhượng vốn

 

Báo cáo của chủ sở hữu vốn chuyển nhượng về nội dung thông tin trong bản công bố thông tin liên quan đến chủ sở hữu vốn chuyn nhượng.

 

Đại diện chủ sở hữu vốn chuyển nhượng ký, đóng dấu

 

 

NỘI DUNG BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN

I. TỔ CHỨC CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH ĐỐI VỚI NỘI DUNG BẢN CÔNG B THÔNG TIN

1. Tổ chức là chủ sở hữu vốn chuyển nhượng

Ông/Bà: …………………………… Chức vụ: Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty (đối với chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp nhà nước); đại diện cơ quan đại diện chủ sở hữu (đối với chuyển nhượng vốn nhà nước).

Chúng tôi đảm bảo rằng các thông tin và số liệu trong Bản công bố thông tin này là chính xác, trung thực và cam kết chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của những thông tin và số liệu này.

2. Tổ chức tư vấn (nếu có)

II. CÁC KHÁI NIỆM

(Những từ, nhóm từ viết tắt hoặc khó hiểu, hoặc có thể gây hiểu làm được thể hiện trong Bản công bố thông tin cần phải định nghĩa)

III. GIỚI THIỆU V TỔ CHỨC LÀ CHỦ SỞ HỮU VN CHUYN NHƯỢNG

1. Tên chủ sở hữu vốn chuyển nhượng/tóm tắt quá trình hình thành và phát triển (áp dụng đối với chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp nhà nước, không áp dụng đối với chuyển nhượng vốn nhà nước).

2. Mối quan hệ với công ty cổ phần có vốn đầu tư cần chuyển nhượng (nếu có).

3. Số cổ phần sở hữu:.... cổ phần (chiếm tỷ lệ...% tổng số cổ phần đã phát hành theo vn thực góp trong vốn điều lệ).

IV. TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY CÓ VỐN CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC, VN NHÀ NƯỚC CHUYỂN NHƯỢNG....

1Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển.

2. Cơ cấu tổ chức công ty (và cơ cấu trong tập đoàn, tổng công ty - nếu có) (thể hiện bằng sơ đồ và kèm theo diễn giải).

3. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 02 năm gần nhất và lũy kế đến quý gần nhất.

Chỉ tiêu

Năm X-1

Năm X

% tăng giảm

Lũy kế đến quý gần nhất (nếu có)

Tổng giá trị tài sản Doanh thu thuần

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

Lợi nhuận khác

Lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận sau thuế

Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức

 

 

 

 

4. Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu

Các chỉ tiêu

Năm X -1

Năm X

Ghi chú

1. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán

+ Hệ số thanh toán ngắn hạn:

TSLĐ/Nợ ngắn hạn

+ Hệ số thanh toán nhanh:

(TSLĐ- Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn

 

 

 

2. Chỉ tiêu về cơ cấu vốn

Hệ số Nợ/Tổng tài sản

+ Hệ số Nợ/Vốn chủ sở hữu

 

 

 

3. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời

+ Hệ số Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần

+ Hệ số Lợi nhuận sau thuế/vn chủ sở hữu

+ Hệ số Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản

Hệ số Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/Doanh thu thuần

+ Lợi nhuận sau thuế trên vốn cổ phần

+ Tỷ lệ chia cổ tức trên mệnh giá cổ phần

 

 

 

5. Kế hoạch lợi nhuận và cổ tức năm tiếp theo

Chỉ tiêu

Năm X+1

Kế hoạch

% tăng giảm so với năm X

Doanh thu thuần hoặc Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương đương

 

 

Lợi nhuận sau thuế

 

 

Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần

 

 

Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu

 

 

Tỷ lệ chia cổ tức

 

 

Ghi chú: Nêu căn cứ để đạt được kế hoạch lợi nhuận và cổ tức nêu trên.

6. Thông tin về những cam kết nhưng chưa thực hiện của Công ty (thông tin về trái phiếu chuyển đổi, thông tin về các hợp đồng thuế sử dụng đất...)

7. Các thông tin, các tranh chấp kiện tụng liên quan tới Công ty mà có thể ảnh hưởng đến giá cổ phần khi chuyển nhượng vốn (nếu có).

V. THÔNG TIN VỀ VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHUYỂN NHƯỢNG VỐN

1. Loại cổ phần:

2. Mệnh giá:

3. Tổng số cổ phần dự kiến chuyển nhượng:.... cổ phần (chiếm tỷ lệ...% tổng số cổ phần đã phát hành theo vốn thực góp trong vốn điều lệ).

4. Giá khởi điểm đấu giá:

5. Phương pháp/cơ sở tính giá khởi điểm:

6. Phương thức chuyển nhượng vốn:

7. Doanh nghiệp/Tổ chức đấu giá:

8. Thời gian thực hiện chuyển nhượng vốn:

9. Thời gian đăng ký mua cổ phần dự kiến: Được quy định cụ thể tại Quy chế đấu giá...

10. Giới hạn về tỷ lệ nắm giữ đối với người nước ngoài (tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài phải tuân thủ quy định của pháp luật chuyên ngành và phù hợp với các điều ước quốc tế).

11. Các hạn chế liên quan đến việc chuyển nhượng vốn (nếu có).

12. Các loại thuế có liên quan (thuế thu nhập và các thuế khác liên quan đến cổ phiếu chào bán).

13. Các thông tin khác theo quy định của pháp luật phải công khai khi thực hiện chuyển nhượng vốn (như hồ sơ đấu giá, phương tiện, địa điểm công bố thông tin, chuyển nhượng vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần và các thông tin khác chưa có trong quy chế đấu giá và bản công bố thông tin này).

VI. MỤC ĐÍCH CHUYỂN NHƯỢNG VỐN (nêu rõ thực hiện phương án cơ cấu lại vốn nhà nước/vốn doanh nghiệp nhà nước hoặc lý do/mục đích kinh doanh khác).

VII. CÁC TỔ CHỨC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CHUYỂN NHƯỢNG VỐN (nêu các tổ chức có trách nhiệm, quyền hạn liên quan đến việc tổ chức thực hiện chuyển nhượng vốn theo quy chế đấu giá)

VIII. BÁO CÁO CỦA CHỦ SỞ HỮU VỐN CHUYỂN NHƯỢNG VỀ NỘI DUNG THÔNG TIN TRONG BẢN CÔNG B THÔNG TIN CÓ LIÊN QUAN ĐN CHỦ SỞ HỮU VỐN CHUYỂN NHƯỢNG (trừ trường hợp chủ sở hữu vốn chuyển nhượng yêu cầu công ty cổ phần có vốn góp của chủ sở hữu vốn chuyển nhượng cung cấp thông tin liên quan đến chủ sở hữu vốn chuyển nhượng nhưng không được đáp ứng)

IX. NGÀY THÁNG, CHỮ KÝ, ĐÓNG DẤU CỦA ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU VN CHUYỂN NHƯỢNG

nhayPhụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 32/2018/NĐ-CP được thay thế bởi Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 140/2020/NĐ-CP theo quy định tại Khoản 23 Điều 2.nhay

PHỤ LỤC II

MẪU BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ ĐẤU GIÁ
(Kèm theo Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ ĐẤU GIÁ
Cổ phần của Công ty………….

- Căn cứ Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp;

- Căn cứ ...............................................................................................................................

- Căn cứ ...............................................................................................................................

Tổ chức đấu giá/Hội đồng đấu giá (nếu có thành lập) chuyển nhượng vốn cổ phần của (tên chủ sở hữu vốn) tại công ty cổ phần………………, thông báo kết quả thực hiện như sau:

I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC ĐẤU GIÁ

II. THÀNH PHẦN THAM GIA ĐẤU GIÁ

1. Hội đồng đấu giá (nếu có thành lập)

2. Đại diện tổ chức đấu giá:

3. Đại diện chủ sở hữu vốn chuyển nhượng:

4. Các tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá (danh sách đính kèm)

III. PHƯƠNG THỨC ĐẤU GIÁ: (Đấu giá công khai thông thường, theo lô, chào bán cạnh tranh)

IV. DIỄN BIẾN CỦA CUỘC ĐU GIÁ: (Tổ chức đấu giá/Hội đồng đấu giá nêu vắn tắt các bước tổ chức cuộc đấu giá đã thực hiện)

V. TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ ĐẤU GIÁ NHƯ SAU:

1. Tổng số tổ chức/cá nhân tham dự đấu giá:

2. Tổng số lượng cổ phần đăng ký mua tham dự hợp lệ:

3. Giá khởi điểm:

4. Giá mua cao nhất:

5. Giá mua thấp nhất:

6. Giá đấu thành công bình quân:

Số TT

Tên nhà đầu tư

Số CMND hoặc ĐKKD

Số lượng cổ phần đt mua (1)

Mức giá đt mua (1)

Số lượng cổ phần trúng đấu giá (2)

Giá trúng đấu giá (2)

1

Nhà đầu tư A

 

 

 

 

 

2

Nhà đầu tư B

 

 

 

 

 

3

Nhà đầu tư C

 

 

 

 

 

4

………………

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

(1): Kê toàn bộ danh sách nhà đầu tư tham dự đấu giá (kể cả nhà đầu tư không trúng đấu giá) theo trình tự từ cao xuống thấp đối với giá đặt mua.

(2): Chỉ kê những trường hợp trúng đấu giá

VI. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

Biên bản này được lập vào hồi... ngày. tháng...năm... tại.... và đã được các bên nhất trí thông qua./.

ĐẠI DIỆN DOANH
NGHIỆP/CƠ QUAN ĐẠI
DIỆN CHỦ SỞ HỮU CÓ
VỐN CHUYỂN NHƯỢNG

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC
ĐẤU GIÁ

ĐẠI DIỆN HỘI ĐỒNG
ĐẤU GIÁ

(nếu có)

nhayPhụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 32/2018/NĐ-CP được thay thế bởi Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 140/2020/NĐ-CP theo quy định tại Khoản 23 Điều 2.nhay

PHỤ LỤC III

MẪU BÁO CÁO MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH, HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

QUÝ...NĂM....
(Kèm theo Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ)

BÁO CÁO MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH, 
KT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH 
QUÝ... NĂM....
(áp dụng đối với người đại diện phần vn nhà nước tại doanh nghiệp)

A. MỘT S THÔNG TIN VỀ DOANH NGHIỆP

1. Tên doanh nghiệp:

2. Địa chỉ trụ sở chính:

3. Giấy đăng ký kinh doanh:                      Ngày cấp:                   Nơi cấp:

4. Ngành nghề kinh doanh chính được phê duyệt:

5. Số điện thoại:                                             Fax:

6. Vốn điều lệ:                                          triệu đồng

Trong đó: Vốn góp của Nhà nước:                                   triệu đồng

7. Vốn chủ sở hữu hiện có đến cuối quý:                         triệu đồng

B. MỘT SỐ CHỈ TIÊU V TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Mã số

Số đầu năm

Số cuối k

I. Tài sản ngn hạn

100-BCĐKT

 

 

1. Tiền và các khoản tương đương tiền

110-BCĐKT

 

 

2. Đầu tư tài chính ngắn hạn

120-BCĐKT

 

 

3. Các khoản phải thu ngắn hạn

130-BCĐKT

 

 

Trong đó: Nợ phải thu khó đòi

 

 

 

4. Hàng tồn kho

140-BCĐKT

 

 

5. Tài sản ngắn hạn khác

150-BCĐKT

 

 

II. Tài sản dài hạn

200-BCĐKT

 

 

1. Các khoản phải thu dài hạn

210-BCĐKT

 

 

2. Tài sản cố định

220-BCĐKT

 

 

- Tài sản cố định hữu hình

221-BCĐKT

 

 

- Tài sản cố định thuê tài chính

224-BCĐKT

 

 

- Tài sản cố định vô hình

227-BCĐKT

 

 

3. Bất động sản đầu tư

230-BCĐKT

 

 

4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

242-BCĐKT

 

 

5. Đầu tư tài chính dài hạn

250-BCĐKT

 

 

Trong đó: - Đầu tư vào công ty con

251-BCĐKT

 

 

- Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn

254-BCĐKT

 

 

6. Tài sản dài hạn khác

260-BCĐKT

 

 

III. Nợ phải trả

300-BCĐKT

 

 

1. Nợ ngắn hạn

310-BCĐKT

 

 

Trong đó: Nợ quá hạn

 

 

 

2. Nợ dài hạn

330-BCĐKT

 

 

IV. Nguồn vốn chủ sở hữu

400-BCĐKT

 

 

1. Vốn của chủ sở hữu

410-BCĐKT

 

 

Trong đó: Vốn đầu tư của chủ sở hữu

411-BCĐKT

 

 

2. Nguồn kinh phí và quỹ khác

430-BCĐKT

 

 

V. Kết quả kinh doanh

 

 

 

1. Tổng doanh thu

 

 

 

- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

10-BCKQKD

 

 

- Doanh thu hoạt động tài chính

21-BCKQKD

 

 

- Thu nhập khác

31-BCKQKD

 

 

2. Tổng chi phí

 

 

 

3. Tổng lợi nhuận trước thuế

50-BCKQKD

 

 

4. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

60-BCKQKD

 

 

VI. Chỉ tiêu khác

 

 

 

1. Tổng số phát sinh phải nộp ngân sách

 

 

 

Trong đó: Các loại thuế

 

 

 

2. Lợi nhuận trước thuế/Vốn chủ sở hữu (%)

 

 

 

3. Tổng nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu (%)

 

 

 

4. Tổng quỹ lương

 

 

 

5. Số lao động bình quân (người)

 

 

 

6. Tiền lương bình quân người/năm

 

 

 

 

C. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ VÀ KIN NGHỊ CÁC NỘI DUNG SAU

1. Tình hình và kết quả kinh doanh: Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch: Sản lượng, doanh thu, lợi nhuận... những yếu tố thuận lợi và khó khăn.

2. Tình hình và kết quả triển khai các dự án đầu tư (kế hoạch đầu tư, khối lượng thực hiện, tình hình và khả năng thanh toán vốn đầu tư...); tình hình đầu tư tài chính dài hạn

3. Việc quản lý nợ phải thu, nợ phải trả, nguyên nhân và giải pháp xử lý các khoản nợ phải thu khó đòi, nợ phải trả quá hạn.

4. Tình hình quản lý sử dụng và bảo toàn vốn góp của nhà nước.

5. Tình hình thực hiện các khoản thu như: Thu từ bán cổ phần khi cổ phần hóa, thu từ bán tiếp cổ phần nhà nước, thu từ cổ tức, lợi nhuận được chia....

6. Tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.

7. Tình hình thực hiện Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị Hội đồng thành viên, tình hình thực hiện nhiệm vụ được Chủ sở hữu phần vốn nhà nước giao………

8. Các nội dung khác………

Kiến nghị:

D. LƯU Ý VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP (nếu có)

 

NGƯỜI ĐẠI DIỆN
(Ký ghi rõ họ tên, đóng dấu doanh nghiệp nếu có)

 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT

Decree No. 32/2018/ND-CP dated March 8, 2018 of the Government on amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree No. 91/2015/ND-CP dated October 13, 2015 on state capital investment in enterprises, use and management of capital and assets in enterprises

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on Enterprises dated November 26, 2014;

Pursuant to the Law on management and use of state-owned capital invested in manufacturing and business operations of enterprises dated November 26, 2014;

Upon the request of the Minister of Finance;

The Government hereby issues the Decree on amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree No. 91/2015/ND-CP dated October 13, 2015 on state capital investment in enterprises, use and management of capital and assets in enterprise.

Article 1. To amend and supplement a number of articles of the Government’s Decree No. 91/2015/ND-CP dated October 13, 2015 on state capital investment in enterprises, use and management of capital and assets in enterprises shall be as follows:

1. To supplement Clause 7, 8 and Clause 9 to the Article 4, as follows:

“7. Owner of state capital or state enterprise’s capital (hereinafter referred to as capital owner) refers to an owner’s representative entity or a state enterprise having transferable capital.

8. Open auction refers to a mechanism for transferring share capital of the state or a state enterprise invested in joint-stock companies or multiple-member limited liability companies, including ordinary auction or lot-type auction.

- Ordinary auction is an auction in which there is no limit on the number of shares or capital contributions for which an investor bids at a share capital transfer auction.

- Lot-type auction refers to an auction in which the number of shares to be auctioned is divided into a single lot or multiple lots, and an attending investor is required to bid for at least one lot. Splitting of total shares into lots put up for auction shall be decided by a capital owner.

9. Date of completion of capital transfer refers to the date on which the Vietnam Securities Depository completes transfer of ownership interest in shares to investors who have already bought shares of transferable capital according to corresponding methods of transferring share capital applied at joint-stock companies (with respect to those who are registered as publicly held companies); or the date on which investors are named in the shareholder register (with respect to joint-stock companies which have not yet been registered as publicly held companies), the member register (with respect to multiple-member limited liability companies) after having already bought shares of capital contributed by the state or state enterprises."

2. To amend and supplement Article 5 as follows:

“Article 5. Scope of state capital investment for establishment of state enterprises

1. State enterprises supplying public products and services, and ensure social security, including:

a) Public postal services;

b) Publishing (exclusive of publication printing and release sector);

c) Agricultural and forestry operations under the Government’s regulations;

d) Management and operation of inter-province or inter-district water resources and agricultural irrigation facilities, and sea embankments, subject to the Prime Minister s decision;

dd) Management, use and administration of national and urban rail infrastructural facilities; administration of national and urban rail transport;

e) Air traffic, aeronautical information, emergency rescue and response services;

g) Maritime safety services (exclusive of dredging and maintenance of public navigable channels);

h) Others, subject to the Prime Minister’s decision.

2. State enterprises involved in the field of providing direct assistance for national defence and security under the Government’s regulations.

3. State enterprises involved in the field of natural monopoly, including:

a) National power transmission, national load dispatch and distribution power grid management services; large and multiple-objective hydropower plants; nuclear power plants which have special importance in socio-economic, national defence and security aspects;

b) Manufacturing and trading of industrial explosive materials;

c) Printing of paper money and coining of currency as well as manufacture of gold bars and gold keepsakes;

d) Lottery business;

dd) State enterprises that have functions such as state capital investment and debt trading and treatment for restructuring, macroeconomic regulation and stabilization purposes;

e) Others, subject to the Prime Minister’s decision.

4. State enterprises that apply high technologies, make large investments, stimulate rapid growth of other industries and sectors and the whole economy”.

3. To amend Clause 5 of the Article 10 as follows:

“5. With respect to the chartered capital increase plan which has been approved by a competent authority to use the development investment fund of each enterprise for such increase, state enterprises shall, based on the re-determined level of chartered capital, the capital amount to be increased and the development investment fund which each enterprise establishes in accordance with regulations in force, account for an increase in owner’s share capital (contributed capital) included in the chartered capital which is re-determined (enterprises shall not be obliged to request a competent authority to provide supplementary chartered capital under Clause 1 of this Article). After accounting for increase in owner’s equity capital, enterprises shall report to the owner’s representative entity to seek its decision on adjustment to the actual contributed capital amount specified in the enterprise registration certificate in accordance with the Law on Enterprises”.

4. To amend and supplement Point b Clause 3 Article 11 as follows:

“b) Where an enterprise receives other assets formed by the funding derived from the state budget or governmental aids (e.g. those used for residential resettlement, rearrangement, real property treatment and investment in technical infrastructural facilities of industrial zones) in order to implement projects for investment, construction, improvement and renovation of manufacturing and trading facilities, enterprises shall consult the asset assignment decision issued by the competent authority and the record on asset handover to account for government-contributed aids and record an increase in state capital invested in such enterprises. Upon an increase in state capital invested in enterprises, if the owner’s actually contributed capital is greater than the approved charter capital amount, enterprises shall report to the owner’s representative entity to seek its decision on adjustment to their chartered capital amount based on documents on accounting for such increase without having to establish documents on redetermination of the chartered capital and applications for supplementary investment as per Article 9, Article 10 of this Decree.”

5. To amend and supplement  and supplementing Clause 2 Article 12 as follows:

“2. Enterprises will be eligible for additional state capital investment in maintaining the rate of state-owned share and contributed capital as stipulated in Clause 1 of this Article if they are engaged in the following industries and sectors:

a) Management and operation of airports and runways; airfield operation;

b) Management and maintenance of road and inland waterways systems; maintenance of national rail infrastructure systems;

c) Navigation and surveillance services, and air weather services;

d) Large-scale mining prescribed in enforceable regulations on classification of mine scales;

dd) Exploration, prospecting and development of mines, and petroleum extraction;

e) Satisfaction of essential needs for manufacturing development and improvement of material and physical lives for ethnic people living at extremely underprivileged socio-economic areas, mountains, remote and isolated areas;

g) Cultivation and processing of rubber and coffee trees at extremely underprivileged socio-economic areas, strategic areas, mountains, remote and isolated areas, associated with national defence and security.”

6. To amend and supplement Clause 2 to the Article 19 as follows:

“2. With regard to currently active state enterprises:

a) If they make an adjustment to the chartered capital amount, redetermination of the chartered capital amount must conform to principles referred to in Clause 1 of this Article;

b) With respect to state enterprises making an increasing adjustment to the chartered capital amount:

- The method of redetermination of the chartered capital and determination of the increased chartered capital amount shall be subject to provisions laid down in Article 9 hereof.

- Processes and procedures for preparation and approval of the application for supplementary investment of state capital in the chartered capital as per Article 10 and Article 11 of this Decree.

b) If state enterprises make a decreasing adjustment to the chartered capital amount, enterprise owners representative entities shall report to the Prime Minister on the decision on treatment of decreased chartered capital value.

d) In case of restructuring of state capital invested in enterprises by splitting state enterprises, based on the plan for splitting of enterprises which has been approved by competent authorities under the provisions of the Law on Management and Use of state capital invested in business operations of enterprises, and the report on transfer of asset and capital upon splitting of enterprises, the owner’s capital actually contributed to the chartered capital of split enterprises and separately run enterprises.

dd) During the period of application of the adjusted chartered capital amount referred to in Point a Clause 1 Article 9 of the Decree, if the supplementary source of funding is not sufficient to provide supplements so that the supplemented capital is equal to the approved adjusted capital amount, or due to changes in corporate policies, enterprises are not eligible for receiving state capital, competent authorities shall make the decision on adjustment of their chartered capital amount.”

7. To amend and supplement Point b, Clause 1 of Article 21 as follows:

“b) State enterprises shall not be allowed to use capital assets and right to use the leased land to contribute their capital to or invest in real estate (except those whose main businesses are types of real estate stipulated in the Law on Real Estate Business), or contribute their capital or buy shares of banks, insurance companies, securities companies, venture investment funds, securities investment funds or securities investment companies, except for special cases decided by the Prime Minister.”

8. To amend and supplement Point b, Clause 1 of Article 23 as follows:

“b) With regard to investment in and shopping for external fixed assets for use (including means of transport used for business and service operations), such state enterprises must comply with legal regulations on procurement and other relevant laws”.

9. To amend and supplement Clause 1 of the Article 26 as follows:

“1. State enterprises shall be vested with the right to lease out, offer their assets as pledges or collateral by adhering to the principle that efficiency, capital conservation and development is assured in accordance with laws, whereby:

a) The Board of Members or the Chairperson of a state enterprise shall decide on each contract for leasing, mortgaging and pledging of an asset of which the value is restricted to under 50% of the equity reported in the quarterly or annual financial report at the time closest to the time of making decision to lease out, mortgage and pledge such assets, and of which the residual value does not exceed the investment outlay financing group-B projects in accordance with regulations enshrined in the Law on Public Investment.

The Board of Members or the Chairperson of a state enterprise shall delegate authority to the General Director or Director to decide on contracts for leasing, mortgaging and pledging of assets under the provisions of statutes or financial regulations of that enterprise.

a) Where contracts for leasing, mortgaging and pledging of asset have value exceeding the limit specified in point a of this clause, the Board of Members or the Chairperson shall report to the owner s representative entity to seek its decision to be made before signing these contracts.”

10. To supplement Pont e to Clause 2 Article 27 as follows:

“e) Where enterprises who are investors in projects under construction which have yet to form any usable asset (in-process investment and construction) do not continue projects, they may assign (whether part or whole of) these projects to other investors as per the Law on Investment. Assignment of real property business projects must be subject to provisions laid down in the Law on Real Property Business.”

11. To amend and supplement Point b Clause 1 of Article 28 as follows:

“b) Revenues earned from outward investments of a state enterprise which are accounted for as other revenue of that enterprise include:

- Revenues prescribed in Point a Clause 1 of this Article.

- Profits and dividends distributed by using proceeds from investment of capital in joint-stock companies and multiple-member limited liability companies; investment made under the business cooperation contract without establishment of independent legal entity (BCC contracts); proceeds from dissolution and bankruptcy of enterprises that have capital contributed by state enterprises and proceeds from other outward investments.

- In particular, revenues earned from transformation of single-member limited liability companies whose chartered capital is wholly owned by state enterprises into joint-stock companies shall be subject to the Government s regulations on equitization."

12. To amend and supplement Article 29 as follows:

“Article 29. Principles of and authority to decide transfer of outward investment of state enterprises at joint-stock companies and multiple-member limited liability companies

1. Transfer principles:

The transfer of outward investments of state enterprises shall comply with regulations laid down in Clause 1 Article 31 of the Law on Management and Use of state capital invested in the enterprise’s operations and the following regulations:

a) The transfer of outward invested capital of state enterprises must be aligned with the plan for restructuring of enterprises which has been approved by competent authorities; such transfer is carried out irrespective of the amount of investment and whether profit or loss of enterprises having capital contributed by state enterprises; organization of transfer of capital and preparation of documents on capital transfer, dissemination of information about capital transfer, report on capital transfer results, procedures for transfer of the ownership of shares of transferred capital and delivery of documents and reports on results of capital transfer to regulatory authorities must be subject to provisions laid down in this Decree.

Where state enterprises transfer capital invested in joint-stock companies whose statutes prescribe that share transfer is restricted under the provisions of the Law on Enterprises (in the event that shareholders are allowed to transfer their shares only to organizations and individuals that are existing shareholders in the enterprise), transfer of shares aimed at transferring state enterprise’s capital shall be carried out in order in terms of transfer approaches specified in this Decree with respect to existing shareholders.

b) This transfer must adhere to the principle of market, public disclosure, transparency and conservation of outward investment of state enterprise at the highest level as well as maximum restriction on losses incurred from investment activities.

c) Determination of the start price at which capital is transferred: State enterprises chooses to sign a contract to hire an accredited valuation organization to determine the start price and ensure compliance with regulations on valuation; determine full actual value of state enterprise’s portion of outward investment, including value formed by the right to use land which is allocated in return for land occupancy fee, the right to use land which is legally transferred or the right to use leased land (one-off payment of land rent for the entire lease duration or annual payment of land rent), value of intellectual property rights comprising cultural, other historical value, value of brands and commercial names (if any) in accordance with laws.

Determination of the start price at which capital is transferred at joint-stock companies which have been listed/register their transactions on stock exchanges must be subject to the aforesaid regulations. Where the start price is determined under aforesaid regulations is less than the average reference price within 30 consecutive transaction days on stock exchanges before the date of dissemination of information about sale of transferred capital shares, this average reference price shall be used as the start price at which capital is transferred for transactions performed on stock exchanges and off-the-exchange transactions for transfer of capital at listed joint-stock companies.

Use of a single start price for capital transfers according to approaches specified in this Decree must ensure that such start price is existing not later than 06 months from the effective date of the valuation certificate to the final transaction date (applicable to the case in which transactions are performed on stock exchanges); or is valid till the date of declaration of the winning bid (applicable to the open auction and competitive bidding approach) or till the date of signing of the capital transfer contract (according to the agreement approach).

d) Transfer of state enterprise’s capital invested in other enterprise related to the land use right must conform to laws on land. In the process of transfer of state enterprise’s capital invested in other enterprise, state enterprises shall be responsible for reviewing corporate handover documents moved from state enterprises to other ones (e.g. joint-stock companies and multiple-member limited liability companies) in conformity with regulations (including reports on enterprise’s use of land) and actual use of land by other enterprises that have capital contributed by state enterprises, as the basis for determination of value of the land use right included in the start price at which capital is transferred.

dd) State enterprises choose to sign a contract to hire an accredited auctioning organization or hire another consultancy organization that provide services related to capital transfer to organize necessary activities of transfer of state enterprise’s capital invested in joint-stock companies and multiple-member limited liability companies.

e) When transferring state enterprise’s capital invested in joint-stock commercial banks under the provisions of this Decree, state enterprises must ensure disclosure of eligibility conditions for a winning bidder to be accepted as a shareholder of a joint-stock commercial bank under laws on credit institutions related to transfer of capital contributed by shareholders to joint-stock commercial banks for bidder’s information and compliance.

Where, after winning at auction, the winning bidder is not eligible for being accepted as a shareholder of a joint-stock commercial bank in accordance with laws on credit institutions, that bidder shall not be bound to pay state enterprises for their shares. If payment has been made, they shall be refunded (including advance sums); and in this case, the number of shares for which payments have not been made or have been made but refunded shall be under state enterprise s ownership.

g) State enterprises shall rely on the list of capital transfers according to the approved plan for restructuring of enterprises, prepare the plan for transfer of capital for submission to the competent authority to seek its decision on approval of capital transfer. Capital transfer plan includes the following major contents:

- Legal bases and capital transfer objectives.

- Assessment of investment of capital, gained benefits and effects of transfer of capital invested by state enterprises in other enterprises.

- Financial conditions, business outcomes of enterprises having capital contributed by state enterprises and market needs for investment of capital in enterprises having assignable capital. Proposed value gained after capital transfer.

- Capital transfer approach (in case of an lot-type auction, it is obligatory that bases for determination of cases in which lot-type auctions must be clearly informed in accordance with regulations in force).

- Proposed time of implementation and completion of capital transfer.

h) State enterprises shall not be required to re-establish the plan for transfer of capital upon conversion of capital transfer approaches in accordance with enforceable regulations (e.g. open auction, competitive bidding and arrangement).

i) Foreign investors that wish to buy shares and contributed capital of state enterprises held at joint-stock companies and multiple-member limited liability companies must ensure that the rate of ownership of actual contributed capital included in the chartered capital of joint-stock companies and multiple-member limited liability companies is relevant to specific legal specialties or international treaties of which Vietnam is a member. Opening and using investment accounts of foreign investors related to purchase of shares and contributed capital at Vietnamese enterprises when state enterprises transfer shares of contributed capital at joint-stock companies and multiple-member limited liability companies shall be subject to relevant regulations in force.

k) The Board of Members or the Chairperson and the owner’s representative entity shall be responsible for resolving difficulties, complaints and denunciations related to the process of transfer of state enterprise’s capital within their jurisdiction and applicable laws.

2. Authority to make a decision on state capital transfer:

Authority to decide transfer of capital invested in joint-stock companies and multiple-member limited liability companies shall be subject to provisions laid down in Clause 3 Article 31 of the Law on Management and Use of state capital invested in manufacturing and business operations at enterprises and the following regulations:

a) The owner’s representative entity shall approve the list of capital shares in joint-stock companies and multiple-member limited liability companies subject to transfer under the decision on approval of the plan for restructuring of state enterprise in accordance with the Prime Minister’s regulations.

The Board of Members or the Chairperson shall have authority to decide the plan for transfer of capital shares in joint-stock companies and multiple-member limited liability companies according to the list of capital shares subject to transfer which has been approved by the owner’s representative entity.

Where outward capital transfer is not in the list of investments subject to transfer which has been approved, the Board of Members and the Chairperson shall report to the owner s representative entity for consideration of grant of its decision.

Where the enterprise restructuring plan is assessed and submitted to the Prime Minister for his approval by the owner’s representative entity, the assessment plan has to define the list of transferrable investment capital.

The Board of Members or the Chairperson shall decide the plan for transfer of state enterprise’s capital invested in joint-stock companies and multiple-member limited liability companies in the list of capital shares included in the plan for restructuring of enterprise after that structuring plan has been approved by the Prime Minister.

b) In the process of setting up the capital transfer plan, if proceeds from such capital transfer are equal to the actual value of contributed capital portion specified in the financial statement of the receiving enterprise, or are equal to the cost of shares of joint-stock companies transacted on the exchange, or are equal to the value defined by the accredited valuation organization, but remain less than the investment value appearing in accounting records of state enterprises and those that already set aside provisions, decision on the capital transfer plan shall be subject to the following regulations:

- If the aforesaid provisions are equal to or greater than the difference between the value that may be gained and the value reported on accounting records, the Board of Members or the enterprise’s Chairperson shall have authority to make a capital transfer decision.

- If the aforesaid provisions remain less than the difference between the value of invested capital reported on accounting records and the intended transfer proceeds, the Board of Members or the enterprise’s Chairperson must report to the owner’s representative entity on causes for that difference so that the owner’s representative entity may consider charging any organization or individual related to management of outward investment capital (if any) and have authority to decide to approve the plan for transfer of investment capital.”

13. To supplement Article 29a as follows:

“Article 29a. Approaches to transfer of outward investment of state enterprises at joint-stock companies and multiple-member limited liability companies

Approach to transfer of capital invested in joint-stock companies and multiple-member limited liability companies shall be subject to provisions laid down in Clause 2 Article 31 of the Law on Management and Use of state capital invested in manufacturing and business operations of enterprises and the following regulations:

1. Transfer of capital in joint-stock companies which have been listed or registers their transactions on stock exchanges according to approaches to trading of shares on stock exchanges shall be organized by the Stock Exchange and ensure that the trade price (floor price) is not less than the start price defined as per Point c Clause 1 Article 29 hereof.

a) When transferring capital through transfer of shares on stock exchanges, state enterprises are required to send the following written documents to the Stock Exchange to publicly disclose information about transaction of shares intended for capital transfer:

- Decision granted by a competent authority on approval of the plan for restructuring of state enterprise and decision on approval of the capital transfer plan;

- Information declaration according to the form given in Appendix I hereto attached;

- Documents evidencing that the enterprise having shares auctioned for capital transfer purposes are the legal owner of the number of shares listed for sale.

b) Money transfer used for payment of shares purchases, sales and transfer of ownership of shares shall be subject to regulations on securities.

c) Transfer of capital in joint-stock companies which have been listed or registers their transactions in securities markets, but not on stock exchanges shall be carried out by employing open auction, competitive bidding and arrangement methods (including off-the-exchange transactions).

The selling price of shares that investors must pay state enterprises for off-the-exchange trades is the price which is determined according to regulations relevant to specific transfer approaches (e.g. open auction, competitive bidding and arrangement); where the price of trading of shares of joint-stock companies based on the floor price is higher than the payment price which is determined according to specific transfer approaches (e.g. open auction, competitive bidding and arrangement) on the date of opening of public auction, competitive bidding or signing of capital transfer contract (with respect to arrangement approach), investors shall be obliged to pay state enterprises for shares at the trading price which is the floor price defined on that day; where the price of trading of shares of joint-stock companies based on the floor price is less than the payment price which is determined according to specific transfer approaches (e.g. open auction, competitive bidding and arrangement) on the date of opening of public auction, competitive bidding or signing of capital transfer contract (with respect to arrangement approach), or the floor price does not exist in the absence of transactions, investors shall be bound to pay state enterprises for shares at the price specific to capital transfer approaches (e.g. open auction, competitive bidding and arrangement).

d) State enterprises shall be required to disclose information about the selling price of shares for capital transfer at joint-stock companies which have been listed or registered their transactions on stock exchanges with respect to off-the-exchange transactions to investors for their information and compliance.

dd) With regard to transfer of state enterprise’s capital invested in joint stock companies which have been listed or registered for transactions on the stock exchange, the permitted duration within which investors are required to make payment shall vary depending on specific transaction methods, but duration for transmission of money shall be subject to enforceable regulations in the case of transfer of state capital at joint-stock companies which have not been yet listed or registered their transactions on stock exchanges as prescribed in Article 39 of the Decree No. 91/2015/ND-CP.

2. Transfer of capital in joint-stock companies which have not been listed yet (or have listed or registered their transactions in securities markets, but not on stock exchanges) shall be carried out according to the open auction approach; if such open auction is failed, the competitive bidding approach shall apply; if the competitive bidding is failed, the arrangement approach shall be used.

3. Open auction approach

a) Preparing documents for participation in auctions:

- Decision granted by a competent authority on approval of the plan for restructuring of state enterprise and decision on approval of the capital transfer plan;

- Information declaration according to the form given in Appendix I hereto attached;

- Documents evidencing that the enterprise having shares auctioned for capital transfer purposes are the legal owner of the number of shares listed for sale.

- Rules for auctioning shares.

b) Organizing auction activities:

- After a competent authority grants a decision on the capital transfer plan, state enterprises inform the plan for transfer of their shares to joint-stock companies having investments of these state enterprises; state enterprises then prepare necessary documents for participation in an open auction in accordance with regulations in force.

- State enterprises sign a contract to hire a stock exchange, securities company, service center and property auctioning enterprise in accordance with laws on property auction (hereinafter referred to as auctioneer) to organize capital transfer activities according to the following principles:

+ If the face value of shares held at auction for the purpose of outward capital transfer is at least VND 10 billion, state enterprises may hire the Stock Exchange to act as an auctioneer.

+ If the face value of shares held at auction for the purpose of outward capital transfer is less than VND 10 billion, state enterprises may have such options as the Stock Exchange, securities companies, property auctioning companies that they can designate as an auctioneer.

The auction shall be held at the office of the auctioneer, state enterprise having shares to be transferred or any other location depending on arrangements between state enterprises and the auctioneer.

- The auctioneer shall be responsible for issuing rules of auctioning of shares and relevant sample documents prior to an auction after receipt of consent from state enterprises; these rules must ensure that capital transfer conforms to laws on management and use of state capital invested in manufacturing and business operations as well as other relevant regulations; the rules must clearly specify responsibilities and authority of parties concerned in the process of auctioning of shares for capital transfer purposes; the rules must prescribe disclosure of information about the auction (e.g. which information to be revealed and which means of communications to be used); the rules must prescribe eligible bidders, procedures for participation and notification of auctioning results (e.g. such information as duration of payment, payment details, receiving entity, address and account number), procedures for transfer of ownership of auctioned shares, penalties for violations and other regulations to be issued to meet managerial demands and must be aimed at ensuring public awareness, transparency and legality of such auction.

- State enterprises/auctioneers shall disclose auctioning documents which have been prepared in accordance with regulations in force to investors within the period of at least 20 days before the auction date at the main office of state enterprise or the main office of joint-stock company having capital transferred by state enterprises, and auction location through mass media (on three successive articles of a newspaper published nationwide and a newspaper of a locality where main offices of state enterprises and joint-stock companies are located) and post these information on the website of the share auctioneer, state enterprise and joint-stock company having capital transferred by state enterprise (if any).

- State enterprise/auctioneer shall, while disclosing information about auctioning of shares for capital transfer, send auctioning documents that they have prepared in accordance with regulations in force to the owner s representative entity and the Ministry of Finance (Department of Corporate Finance).

- Within the duration specified in auction rules, state enterprise, auctioneer and investors shall implement procedures for participation in auction; (both organizational and individual) investors who are qualified for participation in auction shall receive the participation registration form from state enterprise/auctioneer to register the amount of shares that they can buy and pay advance sums. Investors shall receive the auction participation slip from state enterprise/auctioneer (after paying advance sums) to be able to make a bid.

- Within the duration specified in auctioning rules, investors shall write down their bid in the auction participation slip and send it through to state enterprise/auctioneer by voting directly at the auction venue or voting by post as per rules for auctioning of shares.

- Open auction shall be carried out only if there are at least 02 investors qualified for participation who have submitted valid documents and implemented all required procedures for participation in auction under auctioning rules.

c) Determining auctioning results and transferring ownership of shares and reporting on capital transfer.

- Auction winning result shall be determined according to the principle of selection of bids in ascending order to the last transferrable share but shall not be less than the starting price.

- Where, at the lowest winning price, there are various investors (including foreign ones) submitting different bids, but the remaining number of shares is less than total amount of shares that these investors have registered to buy at the lowest winning price, the number of shares that each investor is entitled to buy shall be determined according to the following formula:

The number of shares that investors are entitled to buy

=

The remaining number of shares offered for sale

x

The number of shares that each investor registers to buy at the equal price

Total shares that each investor registers to buy at the equal price

Where the maximum rate of shares that a foreign investor is entitled to buy is prescribed, determination of the auctioning result shall be subject to the aforesaid principles, but the number of shares that a foreign investor is entitled to buy shall not exceed the maximum rate stipulated in applicable regulations, and the excess number of shares (if any) shall be distributed for sale to other investors according to the abovementioned formula.

- Right after completion of an auction, based on the auctioning result, the auctioneer shall be responsible for making a record of determination of the auctioning result; the auctioneer, state enterprise and representative of the auctioning council (if any) shall endorse this record by using the form given in the Appendix II hereto attached.

- Within the maximum period of 05 working days from the date of preparation of the record, state enterprise/auctioneer shall collaborate in publicly releasing the auctioning result at the auctioning venue and on the website of the auctioneer and state enterprise having transferrable capital, and informing investors of the auction winning result and full payment for purchase of shares within the maximum duration of 07 days from the date of announcement of the result of auctioning of shares. The winning investor shall pay for shares an amount from which their advance sum has been deducted.

Payment amount for purchase of shares with respect to transfer of capital at joint-stock companies listed or registering their transactions on stock exchanges, but performing their trades out of stock exchanges, shall be subject to the principles of payment price referred to in Clause 1 of this Article.

- After an investor has finished paying for shares, within the duration of 05 working days, state enterprise shall send documents including the decision on approval of the plan for capital transfer, granted by competent authorities, the written request and the record of determination of the winning investor, to the Vietnam Securities Depository (applicable to the case in which capital transfer occurs at joint-stock companies already registering shares at the Vietnam Securities Depository) for completion of procedures for transfer of ownership of securities. Within the duration of 05 days of receipt of the application documents for capital transfer from state enterprises, the Vietnam Securities Depository shall be responsible for transferring ownership of shares that state enterprises wish to transfer to other individuals or organization according to the documents submitted by state enterprises to the Vietnam Securities Depository.

- Where state enterprises transfer their capital at joint-stock companies which have not yet registered their shares with the Vietnam Securities Depository, procedures for transferring ownership of shares between state enterprises and investors after investors’ completion of payment for purchase of shares shall be subject to the Law on Enterprises and joint-stock company’s statutes. State enterprises shall have the burden of collaborating with joint-stock companies in completing procedures for transfer of ownership of shares to investors, and informing investors of procedures and specific time of completion of transfer of ownership of shares to investors when organizing capital transfer activities.

- Within the maximum duration of 15 days after completion of a capital transfer, state enterprises shall report on the result of auctioning of shares for outward capital transfer to the owner’s representative entity and the Ministry of Finance (Department of Corporate Finance).

d) Lot-type auction:

- Cases in which the lot-type auction for capital transfer is needed:

Transfer of shares/shares of capital subject to transfer restrictions imposed as per the Law on Enterprises.

+ Transferring capital associated with guarantee for borrowing of funds.

+ Transferring all of shares that are held at enterprises in an auction if the open auction approach is difficult to be taken. In this case, the plan for capital transfer must provide analysis and assessment of efficiency compared with the plan for sale of shares according to the open auction approach and shall be subject to approval granted by competent authorities.

+ Transferring capital and receivables with respect to state enterprises having competence in buying and selling debts. The Ministry of Finance shall be authorized to provide guidance on this case.

+ Carrying out other transfer under the Prime Minister s decision.

- Preparation and submission of documents, implementation, determination of results, transfer of ownership of shares and report on capital transfer in case of a lot-type auction shall be carried out in the similar manner to regulations on the open auction performed at Point a, Point b and Point C Clause 3 of this Article. The following provisions shall be obeyed:

+ Capital to be transferred must be in the list approved by competent authorities under Article 29 of this Decree.

+ Total amount of shares out of capital amount to be transferred according to the lot-type auction may be divided into different lots to be auctioned, based on value of transferrable capital and market conditions existing at the time of development of the plan for capital transfer.

+ Investors participating in a lot-type auction shall be required to bid for at least one lot (or all of shares in a lot to be auctioned).

dd) Open auction (ordinary or lot-type auction) which is unsuccessful:

Cases in which open auctions (ordinary or lot-type auctions) are unsuccessful include the followings: No investors or only one investor registers their participation after the registration deadline expires; there is no investors submitting auction participation slips within the period from the time of payment of advance sum to expiration of the deadline for submission of auction participation slips; there is no investors making bids at auctions or the investor’s highest bid is lower than the start price; either one or all of investors who win the auction has refused to buy shares; all of investors violate auctioning rules.

e) If an open auction (ordinary or lot-type auction) is unsuccessful or successful but there is still the remaining number of shares to be sold for capital transfer, the competitive bidding approach shall be used instead.

4. Competitive bidding approach:

- Competitive bidding is an approach in which shares are offered for sale at the competitive price for the purpose of transfer of state enterprise s capital contributed to joint-stock companies (after the open auction is unsuccessful or successful but has yet to sell all shares up).

- The competitive bidding shall be carried out only if there are at least 02 participating investors who have submitted their valid documents and completed procedures for participation in a competitive bidding session under rules of competitive bidding session.

- Investors who participate in a competitive bidding session shall have the option of distributing total shares into multiple portions for which that they bid.

- Investors determine a buying price at which each portion of shares may be bought and such price shall not be less than the start price.

- Implementation, determination of results, payment for shares, preparation and submission of documents on transfer of ownership of shares and report on capital transfer according to the competitive bidding approach shall be subject to respective regulations applied to the open auction as provided in Point b, Point c Clause 3 of this Article.

- Competitive bidding which is unsuccessful:

Cases in which the competitive bidding is unsuccessful include those that are similar to regulations on the open auction which is unsuccessful as provided in Point dd, Clause 3 Article 29a of this Decree.

- If the competitive bidding is unsuccessful, the arrangement approach shall be used instead.

5. Arrangement approach:

- Arrangement approach is defined as an approach to capital transfer in which state enterprises directly make arrangement with investors in the event that the competitive bidding is unsuccessful and which is applied if only one investor who is an eligible participant has already submitted valid documents and fully completed procedures for participation in a competitive bidding session in accordance with rules of competitive bidding sessions.

- The selling price shall be agreed upon, based on the price determined according to provisions laid down in Point c Clause 1 Article 29 of this Decree.

- When transferring state capital under a direct arrangement, persons accorded authority to decide state capital transfer shall not be entitled to make the decision on transfer of capital, either to receiving enterprises where spouses, natural/foster parents, natural/adopted children, children-in-law, younger/elder siblings, siblings-in-law are managers, or to individuals with whom the abovementioned relationships exist.

- After an arrangement is made and a capital transfer contract is signed, payment on sale of shares shall be made within the maximum duration of 05 working days from the date of signing of such contract.

- After an investor has finished paying for shares, within the duration of 05 working days, state enterprise shall send documents on transfer of ownership of shares to investors, including the decision on approval of the plan for capital transfer, granted by competent authorities, the written request of state enterprise and the capital transfer contract. Submission of documents on transfer of ownership of shares and the report on capital transfer according to the arrangement approach shall be subject to respective regulations applied to the open auction as provided in Point c Clause 3 of this Article.

6. If the number of state capital to be transferred is not sold up even after completion of the open auction, the competitive bidding and arrangement approach, the owner’s representative entity shall measure the market demands to choose the proper time to continue to transfer of the remaining amount of shares according to various transactional approaches and order of implementation of such approaches as provided by this Decree.

7. In addition to the aforesaid approaches, state enterprises may apply the “book-building” approach to transfer capital under the Prime Minister’s decision. For application of the “book-building” approach to capital transfer, it must prove more effective than the open auction approach or trading of shares through stock exchanges.

8. Approaches to transfer of state enterprise’s capital at multiple-member limited liability companies shall be subject to the 2014 Law on Enterprises as follows:

a) With respect to capital transfer subject to Article 52 of the 2014 Law on Enterprises (requiring that companies repurchase state enterprise’s contributed capital in these companies), the price of shares transferred to companies is the price agreed according to the principles of market price; the agreed selling price is determined on the basis of valuation result given by an accredited valuation organization as stipulated in Point c Clause 1 Article 29 of this Decree.

Where companies fail to reach an agreement on the price of repurchase of state enterprise s contributed capital at these companies, state enterprises shall be entitled to transfer such capital to other members or organizations or individuals other than members of companies according to the capital transfer approaches which are the same as those applied to transfer of state enterprise’s capital at unlisted joint-stock companies referred to in Clause 2, Clause 3, Clause 4 and Clause 5 of this Article.

b) Where companies refuse to buy contributed capital of state enterprises after receiving the request for this from these state enterprises, state enterprises shall be entitled to transfer part or all of contributed capital in accordance with Article 53 of the 2014 Law on Enterprises, including the following regulations:

- If capital is transferred to other members of companies at the ratio equivalent to their portion of contributed capital at companies under the 2014 Law on Enterprises, the agreed transfer price shall be applied to transfer of such capital to other members according to the principles of market price. The agreed selling price shall be determined on the basis of valuation results prescribed in Point c Clause 1 Article 29 of this Decree.

- If capital is transferred to organizations or individuals other than members of companies (after company members refuse to buy or do not buy it up), state enterprises may transfer capital according to the transfer approach which is the same as the approach applied to transfer of state enterprise’s capital at joint-stock companies that have not yet been listed or registered their transactions on stock exchanges in accordance with Clause 2, 3, 4 and 5 of this Article.

c) Within the maximum duration of 15 days after completion of transfer of capital that state enterprises invest in multiple-member limited liability companies, state enterprises shall report on capital transfer results and send such report to the owner’s representative entity and the Ministry of Finance (Department of Corporate Finance).

9. Principles of financial treatment for outward transfer of state enterprise’ investments

If the difference between revenue generated from the transfer of a state enterprise’s outward invested capital and the value of invested capital specified in accounting records, transfer costs and fulfillment of tax obligations in accordance with applicable regulations (if any) is positive, state enterprises shall be entitled to account for that difference into income from financial operations. If that difference is negative, provisions may be used for offset. If such provisions are still in shortage, state enterprises may account for the deficiency in expenses incurred from their financial operations.

10. As for types of debentures and bonds that a state enterprise has invested in to earn profits, the transfer shall be governed under the same regulations as applied to the issue of these ones, or accord with the issue method of the issuing organization or entity. If a state enterprise transfers bonds prior to the maturity date, the transfer price must adhere to the principle of capital conservation. Transfer of bonds which have been deposited, listed or traded on the stock market shall be governed under laws on securities.

11. As for state enterprise’s outward investment under the BCC model, according to provisions laid down in the Law on Investment, this investment is a form of investment without establishment of independent legal entity; when state enterprises contribute capital by using money or property (even when they are charged with accounting of transactions under BCC agreements) to take part in BCC agreements, state enterprise’s receivables must be recorded; when state enterprises receive contributed capital from BCC parties (even when they are charged with accounting of transactions under BBC agreements), state enterprise’s payables must be recorded and shall not be recorded in state enterprise’s owner’s equity.

Parties to BCC agreements shall, upon termination of BCC agreement, be bound to carry out contract settlement as per laws. State enterprises authorized by the state to supplement capital and property to contribute capital to BCC agreement shall record an increase in state capital invested in enterprises; when state enterprises contribute their capital to take part in BCC agreement by using value of land use right (including the right to use leased land and allocated land) but carry out transfer of their capital to discontinue participating in BCC agreement, real property treatment must conform to laws on land.

When transferring investment capital in BCC agreement (even when they are authorized as owners of BCC projects, and are charged with accounting of transactions under BCC agreement), state enterprises shall be entitled to apply principles and rules of capital transfer referred to in Article 31 of the Law on Management and Use of state capital invested in manufacturing and business activities; authorities having competence in making a decision on capital transfer shall consult specific terms and conditions of BCC agreement to decide to apply the capital transfer approach referred to in the Law No. 69/2014/QH13 where appropriate. Delegation of authority to decide outward capital transfer of state enterprises in the BCC form shall be the same as delegation of authority to decide outward investment referred to in Clause 4 Article 28 of the Law on management and use of state capital invested in the enterprise’s operations.”

14. To amend and supplement Clause 3 of the Article 37 as follows:

“3.Rights, responsibilities, wage, remuneration, bonus and other benefits of the representative person shall be governed under Article 48 and 50 of the Law on management and use of state capital invested in the enterprise’s operations. The following provisions shall be obeyed:

The person representing state enterprise’s contributed capital in enterprises of which at least 36% of shares and contributed capital is held by the state shall expect opinions from the owner’s representative entity on the annual plan for distribution of dividends and after-tax profits of enterprises that (s)he represents to give his/her opinions, cast his/her vote and make his/her decision in the Shareholders General Meeting or the meeting of the Board of Members in accordance with regulations in force. Before appointing the representative person to give his/her opinions, cast his/her vote and make his/her decision in the Shareholders General Meeting or the meeting of the Board of Members, the owner’s representative entity shall request in writing opinions of same-level finance authorities, and within the duration of 05 working days of receipt of the written request from the owner’s representative entity, such authorities must give their opinions based on which the owner s representative entity appoints the person representing state capital in enterprise to give his/her opinions, cast his/her vote and make his/her decision in the Shareholders General Meeting or the meeting of the Board of Members.

- The person representing the state contributed capital shall prepare regular reports within the maximum duration of 15 days from the end date of each quarter and 30 days from the end date of a year, and ad-hoc reports upon the request of the owner’s representative entity and same-level finance authorities, on manufacturing, business and financial conditions, and give recommended solutions that may be applied in enterprises that (s)he is appointed to act on behalf as the state capital representative person. All reports that the representative person sends to the owner’s representative entity and same-level finance authorities shall be made by using the form given in the Appendix III to this Decree.”

15. To amend and supplement Article 38 as follows:

“Article 38. Transfer of state capital invested in joint stock companies or multiple-member limited liability companies

1. State capital transfer principles:

Approach to transfer of capital invested in joint-stock companies and multiple-member limited liability companies shall be subject to provisions laid down in Clause 1 Article 39 of the Law on Management and Use of state capital invested in manufacturing and business operations of enterprises and the following regulations:

a) The transfer of outward invested capital of state enterprises must be aligned with the list of enterprises having state capital carrying out capital transfer which has been approved by competent authorities according to criteria for classification of state enterprises, enterprises having state capital and the list of state enterprises subject to restructuring in stages, which are released by the Prime Minister; such transfer is carried out irrespective of the amount of investment and whether profit or loss of enterprises having capital contributed by state enterprises; organization of transfer of capital and preparation of documents on capital transfer, dissemination of information about capital transfer, report on capital transfer results, procedures for transfer of the ownership of shares of transferred capital and delivery of documents and reports on results of capital transfer to regulatory authorities must be subject to provisions laid down in this Decree.

Where the owner’s representative entity transfers capital invested in joint-stock companies whose statutes prescribe that share transfer is restricted under the provisions of the Law on Enterprises (in the event that shareholders are allowed to transfer their shares only to organizations and individuals that are existing shareholders in the enterprise), transfer of shares aimed at transferring state enterprise’s capital shall be carried out in order in terms of transfer approaches specified in this Decree with respect to existing shareholders.

b) This transfer must adhere to the principle of market, public disclosure, transparency and state capital conservation at the highest level as well as maximum restriction on losses incurred from capital transfer.

c) Determination of the start price at which transfer of state capital is carried out:

The owner’s representative entity or the competent authority authorized or tasked by the owner’s representative entity in writing shall choose to sign a contract to hire an accredited price assessment organization to determine the start price and ensure compliance with regulations on price assessment; determine full actual value of state enterprise’s portion of outward investment, including value formed by the right to use land which is allocated in return for land occupancy fee, the right to use land which is legally transferred or the right to use leased land (one-off payment of land rent for the entire lease duration or annual payment of land rent), value of intellectual property rights comprising cultural, other historical value, value of brands and commercial names (if any) in accordance with laws.

Determination of the start price at which capital is transferred at joint-stock companies which have been listed/register their transactions on stock exchanges must be subject to the aforesaid regulations. Where the start price is determined under aforesaid regulations is less than the average reference price within 30 consecutive transaction days on stock exchanges before the date of dissemination of information about sale of transferred capital shares, this average reference price shall be used as the start price at which capital is transferred for transactions performed on stock exchanges and off-the-exchange transactions for transfer of capital at listed joint-stock companies.

Use of a single start price for capital transfers according to approaches specified in this Decree must ensure that such start price is existing not later than 06 months from the effective date of the price assessment certificate to the final transaction date (applicable to the case in which transactions are performed on stock exchanges); or is valid till the date of declaration of the winning bid (applicable to the open auction and competitive bidding approach) or till the date of signing of the capital transfer contract (according to the agreement approach).

d) Transfer of state enterprise’s capital invested in enterprises related to the land use right must conform to laws on land. In the process of transfer of state enterprise’s capital invested in enterprises, the owner’s representative entity shall be responsible for reviewing corporate handover documents moved from state enterprises to other ones (e.g. joint-stock companies and multiple-member limited liability companies) in conformity with regulations (including reports on enterprise’s use of land) and actual use of land by other enterprises that have capital contributed by state enterprises, as the basis for determination of value of the land use right included in the start price at which capital is transferred.

dd) The owner’s representative entity or the competent authority authorized and tasked by the owner’s representative entity in writing shall hire an accredited auctioning organization or hire another consultancy organization that provide services related to capital transfer to organize necessary activities of transfer of state enterprise’s capital invested in joint-stock companies and multiple-member limited liability companies.

e) When transferring state enterprise’s capital invested in joint-stock commercial banks under the provisions of this Decree, the owner’s representative entity shall be responsible for ensuring full disclosure of eligibility conditions for a winning bidder to be accepted as a shareholder of a joint-stock commercial bank under laws on credit institutions related to transfer of capital contributed by shareholders to joint-stock commercial banks for bidder’s information and compliance.

Where, after winning at auction, the winning bidder is not eligible for being accepted as a shareholder of a joint-stock commercial bank in accordance with laws on credit institutions, that bidder shall not be bound to pay the owner’s representative entity for shares that intend to buy. If their payment has been made, they shall be refunded (including advance sums); and in this case, the number of shares for which payments have not been made or have been made but refunded shall be under ownership of the owner’s representative entity.

g) The owner’s representative entity shall consult the list of enterprises having state capital that are subject to capital transfer, which has been decided by the Prime Minister in stages, to direct competent authorities to draw up the plan for capital transfer which is then reported to the owner s representative entity to make its decision on capital transfer. Capital transfer plan includes the following major contents:

- Legal bases and capital transfer objectives.

- Assessment of capital investment, benefits and effects of transfer of state capital invested in enterprises.

- Financial conditions, business outcomes of enterprises having capital contributed by state enterprises and market needs for investment of capital in enterprises having transferrable state capital. Proposed value gained after capital transfer.

- Capital transfer approach (in case of an lot-type auction, it is obligatory that bases for determination of cases in which lot-type auctions must be clearly informed in accordance with regulations in force).

- Proposed time of implementation and completion of capital transfer.

h) The owner’s representative entity shall not be required to re-establish the plan for transfer of capital upon conversion of capital transfer approaches in order prescribed by regulations in force (e.g. open auction, competitive bidding and arrangement approaches).

i) Foreign investors that wish to buy shares and contributed capital of state enterprises held at joint-stock companies and multiple-member limited liability companies must ensure that the rate of ownership of actual contributed capital included in the chartered capital of joint-stock companies and multiple-member limited liability companies is relevant to specific legal specialties or international treaties of which Vietnam is a member. Opening and using investment accounts of foreign investors related to purchase of shares and contributed capital at Vietnamese enterprises when state enterprises transfer shares of contributed capital at joint-stock companies and multiple-member limited liability companies shall be subject to relevant regulations in force.

k) The owner’s representative entity shall decide and assume legal responsibility for costs relating to transfer of state capital (including valuation, auction organization and other costs directly related to capital transfer activities). These costs shall be deducted from revenue generated from transfer of state capital. Where transfer of state capital is unsuccessful or revenue received from transfer of capital is not enough to offset capital transfer costs, the Enterprise Arrangement and Development Fund may be used to make up for any capital transfer cost whenever there is no other budget for this.

l) The owner’s representative entity shall be responsible for resolving difficulties, complaints and denunciations related to the process of transfer of state enterprise’s capital within its jurisdiction and applicable laws.

2. Authority to make a decision on state capital transfer:

a) The Prime Minister shall have authority to decide the list of enterprises having state capital that are subject to capital transfer in stages.

b) The owner’s representative entity shall have authority to draw the roadmap and decide the plan and implement the plan for transfer of capital in joint stock companies and multiple-member limited liability companies in conformity with the list of enterprise having state capital that are subject to capital transfer, which is decided by the Prime Minister.

In the event of transfer of state capital invested in enterprises that are not in the list of enterprises having state capital that are subject to capital transfer, which has been decided by the Prime Minister, the owner’s representative entity shall report to the Prime Minister to seek his decision before formulation and implementation of the plan for transfer of state capital at these enterprises.”

16. To supplement Article 38a as follows:

 “Article 38a. Approach to transfer of state capital invested in joint stock companies and multiple-member limited liability companies

The approach to transfer of capital invested in joint-stock companies and multiple-member limited liability companies shall be subject to provisions laid down in Clause 2 Article 39 of the Law on Management and Use of state capital invested in manufacturing and business operations of enterprises and the following regulations:

1. Transfer of capital in joint-stock companies which have been listed or registers their transactions on stock exchanges according to approaches to trading of shares on stock exchanges shall be organized by the Stock Exchange and ensure that the trade price (floor price) is not less than the start price defined as per Point c Clause 1 Article 38 hereof.

a) Once transferring capital through transfer of shares on stock exchanges, the owner’s representative entity shall be required to send the following written documents to the Stock Exchange to publicly disclose information about transaction of shares intended for capital transfer:

- Decision granted by a competent authority on approval of the plan for restructuring of state enterprise and decision on approval of the capital transfer plan;

- Information declaration according to the form given in Appendix I hereto attached;

- Documents evidencing that the enterprise having shares auctioned for capital transfer purposes are the legal owner of the number of shares listed for sale.

b) Money transfer used for payment of shares purchases, sales and transfer of ownership of shares shall be subject to regulations on securities.

c) Transfer of capital in joint-stock companies which have been listed or registers their transactions in securities markets, but not on stock exchanges shall be carried out by employing open auction, competitive bidding and agreement methods (including off-the-exchange transactions).

The selling price of shares that investors must pay state enterprises for off-the-exchange trades is the price which is determined according to regulations relevant to specific transfer approaches (e.g. open auction, competitive bidding and arrangement); where the price of trading of shares of joint-stock companies based on the floor price is higher than the payment price which is determined according to specific transfer approaches (e.g. open auction, competitive bidding and arrangement) on the date of opening of public auction, competitive bidding or signing of capital transfer contract (with respect to arrangement approach), investors shall be obliged to pay state enterprises for shares at the trading price which is the floor price defined on that day; where the price of trading of shares of joint-stock companies based on the floor price is less than the payment price which is determined according to specific transfer approaches (e.g. open auction, competitive bidding and arrangement) on the date of opening of public auction, competitive bidding or signing of capital transfer contract (with respect to arrangement approach), or the floor price does not exist in the absence of transactions, investors shall be bound to pay state enterprises for shares at the price specific to capital transfer approaches (e.g. open auction, competitive bidding and arrangement).

d) The owner’s representative entity shall be required to disclose information about the selling price of shares for capital transfer at joint-stock companies which have been listed or registered their transactions on stock exchanges with respect to off-the-exchange transactions to investors for their information and compliance.

dd) With regard to transfer of state enterprise’s capital invested in joint stock companies which have been listed or registered for transactions on the stock exchange, the permitted duration within which investors are required to make payment shall vary depending on specific transaction methods, but duration for transmission of money to the Enterprise Arrangement and Development Fund shall be subject to enforceable regulations in the case of transfer of state capital at joint-stock companies which have not been yet listed or registered their transactions on stock exchanges as prescribed in Article 39 of the Decree No. 91/2015/ND-CP.

2. Transfer of capital in joint-stock companies which have not been listed yet (or have listed or registered their transactions in securities markets, but not on stock exchanges) shall be carried out according to the open auction approach; if such open auction is failed, the competitive bidding approach shall apply; if the competitive bidding is failed, the arrangement approach shall be used.

3. Open auction approach

a) Preparing documents for participation in auctions:

- Decision granted by a competent authority on approval of the list of enterprises having state capital that are subject to capital transfer and the decision on approval of the capital transfer plan;

- Information declaration according to the form given in Appendix I hereto attached;

- Documents evidencing that the owner’s representative entity having the number of shares to be auctioned for capital transfer purposes are the legal owner of the number of shares registered for sale.

- Rules for auctioning shares.

b) Organizing auction activities:

- Upon receipt of the decision on the capital transfer plan, the owner’s representative entity informs joint-stock companies having capital invested in by state enterprises of the plan for transfer of their shares; the owner s representative entity then prepares documents necessary for an open auction in accordance with regulations in force.

- The owner’s representative entity or the competent authority authorized in writing by the owner’s representative entity signs a contract to hire a stock exchange, securities company, service center and property auctioning enterprise in accordance with laws on property auction (hereinafter referred to as auctioneer) to organize capital transfer activities according to the following principles:

+ In the event of auctioning of shares for state capital transfer purposes of which the face value is at least VND 10 billion, the owner’s representative entity may hire the Stock Exchange to act as an auctioneer.

+ In the event of auctioning of shares for state capital transfer purposes of which the face value is less than VND 10 billion, the owner’s representative entity may hold auction on their own or have the option of hiring the Stock Exchange, a securities company or property auctioning company as an auctioneer.

The auction shall be held at the office of the auctioneer, the owner’s representative entity or the enterprise having state capital to be transferred or any other location depending on arrangements between the owner’s representative entity and the auctioneer.

- The auctioneer shall be responsible for issuing rules of auctioning of shares and relevant sample documents prior to an auction after receipt of consent from the owner’s representative entity; these rules must ensure that capital transfer conforms to laws on management and use of state capital invested in manufacturing and business operations as well as other relevant regulations; the rules must clearly specify responsibilities and authority of parties concerned in the process of auctioning of shares for capital transfer purposes; the rules must prescribe disclosure of information about the auction (e.g. which information to be revealed and which means of communications to be used); the rules must prescribe eligible bidders, procedures for participation and notification of auctioning results (e.g. such information as duration of payment, payment details, receiving entity, address and account number), procedures for transfer of ownership of auctioned shares, penalties for violations and other regulations to be issued to meet managerial demands and must be aimed at ensuring public awareness, transparency and legality of such auction.

- The owner’s representative entity/the auctioneer shall disclose auctioning documents which have been prepared in accordance with regulations in force to investors within the period of at least 20 days before the auction date at the main office of joint-stock company having state capital to be transferred and the auction venue through mass media (on three successive articles of a newspaper published nationwide and a newspaper of a locality where the main office of the owner’s representative entity or the enterprise having state capital is located) and post these information on the website of the auctioneer of shares, the owner’s representative entity and the joint-stock company having state capital to be transferred (if any).

- The owner’s representative entity/the auctioneer shall, while disclosing information about auctioning of shares for capital transfer purposes, send auctioning documents that they have prepared in accordance with regulations in force to the Ministry of Finance (Department of Corporate Finance).

- Within the duration specified in auction rules, the owner’s representative entity, the auctioneer and investors shall implement procedures for participation in auction; (both organizational and individual) investors who are qualified for participation in auction shall receive the participation registration form from the owner’s representative entity/the auctioneer to register the amount of shares that they can buy and pay advance sums. Investors shall receive the auction participation slip from the owner’s representative entity/the auctioneer (after paying advance sums) to be able to make a bid.

- Within the duration specified in auctioning rules, investors shall write down their bid in the auction participation slip and send it through to the owner’s representative entity/the auctioneer by voting directly at the auction venue or voting by post as per rules for auctioning of shares.

- Open auction shall be carried out only if there are at least 02 investors qualified for participation who have submitted valid documents and implemented all required procedures for participation in auction under auctioning rules.

c) Determination of auctioning results, payment for shares, transfer of ownership of shares and report on capital transfer carried out by the owner s representative entity/the auctioneer shall be subject to Point c Clause 3 Article 29a of this Decree.

d) Lot-type auction:

In case of auctioning of shares in lots for state capital transfer purposes, preparation and submission of documents, implementation, determination of auctioning results, payment for shares, transfer of ownership of shares and report on capital transfer shall be carried out in the similar manner to the lot-type auction for transfer of state enterprise s capital as prescribed in Point d Clause 3 Article 29a of this Decree.

dd) Open auction (ordinary or lot-type auction) for transfer of state capital which is unsuccessful shall be determined like the unsuccessful auction for transfer of capital of state enterprises which is prescribed in Point dd Clause 3 Article 29a of this Decree.

e) If an open auction is unsuccessful or successful but there is still the remaining number of shares to be sold for state capital transfer purposes, the competitive bidding approach shall be used instead.

4. Competitive bidding approach:

- Transfer of state capital according to the competitive bidding approach shall be similar to that used for transfer of state enterprise s capital as prescribed in Clause 4 Article 29a of this Decree.

- If the competitive bidding is unsuccessful, the arrangement approach shall be used instead.

5. Arrangement approach:

- Arrangement approach is defined as an approach to capital transfer in which the owner’s representative entity directly make arrangement with investors in the event that the competitive bidding is unsuccessful and which is applied if only one investor who is an eligible participant has already submitted valid documents and fully completed procedures for participation in a competitive bidding session in accordance with rules of competitive bidding sessions.

- The selling price shall be agreed upon, based on the price determined according to provisions laid down in Point c Clause 1 Article 38 of this Decree.

- When transferring state capital under a direct arrangement, persons accorded authority to decide state capital transfer shall not be entitled to make the decision on transfer of capital, either to receiving enterprises where spouses, natural/foster parents, natural/adopted children, children-in-law, younger/elder siblings, siblings-in-law are managers, or to individuals with whom the abovementioned relationships exist.

- After an arrangement is made and a capital transfer contract is signed, payment on sale of shares shall be made within the maximum duration of 05 working days from the date of signing of such contract.

- After the investor has finished paying for shares, within the duration of 05 working days, the owner’s representative entity shall send documents on transfer of ownership of shares to investors, including the decision on approval of the plan for capital transfer, granted by competent authorities, the written request of the owner’s representative entity and the capital transfer contract. Submission of documents on transfer of ownership of shares and the report on capital transfer according to the arrangement approach during the process of transferring state capital shall be subject to respective regulations applied to the open auction for transfer of state enterprise’s capital as provided in Point c Clause 3 Article 29a of this Decree.

6. If the number of state capital to be transferred is not sold up even after completion of the open auction, the competitive bidding and arrangement approach, the owner’s representative entity shall measure the market demands to choose the proper time to continue to transfer of the remaining amount of shares according to various transactional approaches and order of implementation of such approaches as provided by this Decree.

7. In addition to the aforesaid approaches, the owner’s representative entity may apply the “book-building” approach to transfer capital under the Prime Minister’s decision. For application of the “book-building” approach to capital transfer, it must prove more effective than the open auction approach or trading of shares through stock exchanges.

8. Approaches to transfer of state capital at multiple-member limited liability companies shall be subject to the 2014 Law on Enterprises as follows:

a) With respect to capital transfer subject to Article 52 of the 2014 Law on Enterprises (requiring that companies repurchase state enterprise’s contributed capital in these companies), the price of shares transferred to companies is the price agreed according to the principles of market price; the agreed selling price is determined on the basis of valuation result given by an accredited valuation organization as stipulated in Point c Clause 1 Article 38 of this Decree.

Where companies fail to reach an agreement on the price of repurchase of state enterprise s contributed capital at these companies, the owner’s representative entity shall be entitled to transfer such capital to other members or organizations or individuals other than members of companies according to the capital transfer approaches which are the same as those applied to transfer of state enterprise’s capital at joint-stock companies that are unlisted or have not yet registered their transactions on stock exchanges as referred to in this Article.

b) Where companies refuse to buy state contributed capital after receiving the request for this from these state enterprises, the owner’s representative entity shall be entitled to transfer part or all of contributed capital in accordance with Article 53 of the 2014 Law on Enterprises, including the following regulations:

- If capital is transferred to other members of companies at the ratio equivalent to their portion of contributed capital at companies under the 2014 Law on Enterprises, the agreed transfer price shall be applied to transfer of such capital to other members according to the principles of market price. Determination of the agreed price shall be based on valuation results as prescribed in Point c Clause 1 Article 38 of this Decree.

- If capital is transferred to organizations or individuals other than members of companies (after company members refuse to buy or do not buy it up), the owner’s representative entity may transfer capital according to the transfer approach which is the same as the approach applied to transfer of state capital at joint-stock companies that have not yet been listed or registered their transactions on stock exchanges in accordance with this Article.

- Within the permitted duration of 15 days after completion of transfer of state capital at multiple-member limited liability companies, the owner’s representative entity shall report on capital transfer results and send such report to the Ministry of Finance (Department of Corporate Finance).

9. Periodic review reports on state capital transfer:

Within the maximum duration of 15 working days after end of each quarter, the owner’s representative entity shall be responsible for reporting to the Ministry of Finance on results of transfer of state capital invested in enterprises according to the approved list of transferrable capital for the purposes of carrying out examination and preparation of a general report to the Prime Minister, Government and National Assembly as per laws.”

17. To supplement Article 38b as follows:

 “Article 38b. Implementation of transfer of the right to buy shares and the capital contribution right

Where the capital owner has made investments in enterprises which are not in the list of sectors and industries needing more investments, or have to transfer capital according to the classification requirements and list of state enterprises adopted by the Prime Minister, and during the process of implementation of transfer of capital, receive the right to buy shares (at joint-stock companies) and capital contribution right (at multiple-member limited liability companies) as per the Law on Enterprises, the capital owner shall consider granting the decision on transfer of their right to buy shares and their capital contribution right to other organizations and individuals.

The principle applied to the transfer of the right to purchase shares or the right to contribute capital shall be the same as the principle applied to the open auction. Determination of the start price at an open auction of the right to buy shares and the capital contribution right shall be subject to Point c Clause 1 Article 38 of this Decree.

In the event that the permitted duration within which shareholders or capital contributing members exercise the right to purchase shares or the right to contribute capital according to the stock issuing plan of the issuing enterprise is too short to hold an auction intended for transfer purposes, the owner of transferrable capital shall consider granting the decision on the price at which the right to buy shares and the capital contribution right are transferred, transfer under direct arrangement, and ensure compliance with the principles of market price and efficiency.

The person representing state capital/the person representing state enterprise’s capital shall consult the plan for offering and amount of capital to be offered for sale by issuing organizations to report to the capital owner to grant their decision on approach to transfer of the right to buy shares and the capital contribution right according to the open auction or arrangement approaches.

The selling price shall be agreed upon, based on the price determined according to provisions laid down in Point c Clause 1 Article 38 of this Decree.

The person accorded authority to decide to transfer the right to purchase shares or the right to contribute capital shall not be allowed to decide to transfer state capital to the transferred enterprise of which wife, husband, father, foster father, mother, foster mother, natural son/daughter, son/daughter-in-law, adopted son/daughter, younger/elder brother, sister, or younger/elder son/daughter-in-law, is a manager and shall not be entitled to make his/her decision to transfer such rights to those with whom he/she has the abovementioned relationships.”

18. To amend and supplement Clause 4 Article 42 as follows:

“4. Political organizations and socio-political organizations can apply provisions laid down in this Decree to implementation of financial management of enterprises owned by these organizations.

Public entities making their outward investments in joint-stock companies and multiple-member limited liability companies shall, when transferring outward investment, adopt the approach to transfer of state enterprise’s outward investment in joint-stock companies and multiple-member limited liability companies prescribed in this Decree."

Article 2. To annul the regulations at the Point a Clause 3 Article 31 of the Government’s Decree No. 91/2015/ND-CP dated October 13, 2015 on state capital investment in enterprises, use and management of capital and assets in enterprises.

Article 3. Implementation provisions

1. This Decree takes effect on May 01, 2018.

2. The Prime Minister’s Decision No. 51/2014/QD-TTg dated September 15, 2014 addressing divestment, sale of shares and registration of transactions and listing on stock exchanges with respect to state enterprises; the Prime Minister s Decision No. 41/2015/QD-TTg dated September 15, 2015 on sale of shares in lots and regulations issued by Ministries and Ministry-level agencies in breach of this Decree, shall be repealed.

3. State enterprises that were previously allowed to set aside their after-tax profits to establish particular funds under the Prime Minister’s Decision which still have money left by end of the financial year 2017 shall be entitled to continue using these funds to implement and fulfill the plan and objectives approved by competent authorities in accordance with regulations in force.

4. Ministers, Heads of Ministry-level agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of the People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces, the Boards of Members of parent companies controlling economic incorporations, state general companies, state enterprises, and persons representing state capital, shall implement this Decree./.

For the Government

The Prime Minister

Nguyen Xuan Phuc

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 32/2018/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất