Chỉ thị 08/2003/CT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc nâng cao chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Chỉ thị 08/2003/CT-NHNN
Cơ quan ban hành: | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 08/2003/CT-NHNN |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Người ký: | Trần Minh Tuấn |
Ngày ban hành: | 24/12/2003 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Chỉ thị08/2003/CT-NHNN tại đây
tải Chỉ thị 08/2003/CT-NHNN
CHỈ THỊ
CỦA THỐNG
ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 08/2003/CT-NHNN
NGÀY 24 THÁNG 12 NĂM 2003 VỀ VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
TÍN DỤNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
Hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực, các tổ chức tín dụng đã có sự nhận thức đúng và chấp hành quy chế ch vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành. Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tín dụng cũng được tăng cường một bước, kiểm soát được sự gia tăng khối lượng tín dụng ở mức hợp lý, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định tiền tệ, chất lượng tín dụng được cải thiện một bước theo hướng giảm dần tỷ trọng nợ xấu trên tổng dư nợ.
Tuy nhiên, nợ xấu vẫn tiếp tục phát sinh, nhiều khoản cho vay còn tiềm ẩn rủi ro. Nguyên nhân chủ yếu là một số tổ chức tín dụng chấp hành Quy chế cho vay chưa nghiêm túc, như chưa thực hiện tốt khâu thẩm định dự án trước khi cho vay, chưa xác định nguồn trả nợ một cách khả thi; còn hiện tượng che dấu nợ quá hạn chạy theo thành tích để không trích dự phòng rủi ro, gia hạn nợ phổ biến ở nhiều khoản vay và với thời gian dài, không chuyển nợ quá hạn, hạch toán nợ quá hạn không đúng tài khoản. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng và thanh tra của Ngân hàng Nhà nước phát hiện và xử lý chưa nghiêm minh những sai phạm, chưa coi trọng việc theo dõi và cảnh báo đối với các khoản vay có tiềm ẩn rủi ro.
Để khắc phục những tồn tại nêu trên, nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ thị thực hiện một số biện pháp sau đây:
1. Các tổ chức tín dụng phải chấp hành nghiêm túc Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 và Quyết định số 688/2002/QĐ-NHNN ngày 1/7/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc thực hiện chuyển nợ quá hạn các khoản nợ vay của khách hàng tại tổ chức tín dụng, đặc biệt là các vấn đề sau:
1.1. Rà soát để sửa đổi, bổ sung việc hướng dẫn thực hiện Quy chế cho vay, xây dựng quy trình kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước, điều kiện của tổ chức tín dụng và khách hàng vay nhằm vừa đảm bảo thực hiện đúng Quy chế cho vay, vừa linh hoạt, chủ động nhưng bảo đảm an toàn.
1.2. Trong quá trình xem xét cho vay phải chú trọng nâng cao năng lực thẩm định dự án, đặc biệt là xem xét kỹ khả năng tài chính, nguồn trả nợ của khách hàng, khai thác thông tin của Trung tâm thông tin tín dụng và các nguồn thông tin khác để nắm chắc tình hình công nợ của khách hàng, nhất là khách hàng vay ở nhiều nơi, vay đầu tư dài hạn, vay dự án lớn, vay đầu tư vào bất động sản, các đơn vị nhận thầu vay ngắn hạn để thực hiện dự án nhằm tránh việc chuyển nợ xấu và rủi ro từ các đơn vị khác sang hệ thống ngân hàng.
1.3. Lập hợp đồng tín dụng phải đầy đủ các yếu tố theo quy định của pháp luật, ghi cụ thể ngày, tháng, năm của từng kỳ hạn trả nợ gốc, nợ lãi để có cơ sở điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ và chuyển nợ quá hạn được chính xác.
1.4. Việc định kỳ hạn trả nợ gốc, lãi vay phải căn cứ vào chu kỳ luân chuyển vốn của đối tượng vay, phù hợp với khả năng trả nợ của từng khách hàng và phương thức cho vay; khắc phục tình trạng định kỳ hạn trả nợ gốc, nợ lãi máy móc, thời hạn trả nợ quá ngắn trong cho vay hộ sản xuất, cho vay tiêu dùng và cho vay trả góp dẫn đến phải gia hạn nợ và phản ánh nợ quá hạn không chính xác.
1.5. Điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ phải xem xét kỹ các nguyên nhân của khách hàng không trả được nợ đúng hạn, chỉ những trường hợp đặc biệt do nguyên nhân khách quan không trả được nợ đúng hạn mới gia hạn nợ vượt thời gian quy định, tránh tình trạng điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ một cách tràn lan, làm cho nợ vay khó có khả năng thu hồi nhưng vẫn không được phản ánh trên tài khoản nợ quá hạn.
1.6. Các khoản nợ sau khi giải quyết cho gia hạn nợ vượt quá thời hạn quy định, tổ chức tín dụng phải báo cáo ngay với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (gửi Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, Thanh tra chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) theo quy định về phân cấp đối tượng giám sát và thanh tra tại Mục III Chương II Thông tư số 04/2000/TT-NHNN3 ngày 28/3/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện Nghị định số 91/1999/NĐ-CP ngày 4/9/1999 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ngân hàng. Ngày 5 hàng tháng, tổ chức tín dụng phải tổng hợp các khoản vay đã cho gia hạn vượt thời gian quy định của tháng trước báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (gửi về Thanh tra Ngân hàng Nhà nước tại Trung ương).
1.7. Chấp hành nghiêm túc việc chuyển nợ quá hạn theo quy định. Những khoản nợ gốc, lãi vay đến hạn trả, khách hàng không trả được nợ và không được tổ chức tín dụng gia hạn nợ, phải kiên quyết chuyển vào tài khoản nợ quá hạn một cách kịp thời, đầy đủ để phản ánh đúng chất lượng tín dụng nhằm cảnh báo rủi ro và trích lập dự phòng rủi ro, nghiêm cấm mọi hình thức che dấu nợ quá hạn.
2. Tổ chức tín dụng phải nâng cao chất lượng công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay; kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; phát hiện và có biện pháp xử lý các khoản cho vay có rủi ro.
3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động tín dụng:
3.1. Thanh tra Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động tín dụng nhằm quản lý tốt chất lượng tín dụng, phát hiện và cảnh báo kịp thời những khoản vay có rủi ro; xử lý nghiêm các tổ chức và cá nhân có sai phạm theo quy định của pháp luật.
3.2. Thanh tra Ngân hàng Nhà nước và chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp, theo dõi, phân tích các khoản vay được gia hạn nợ vượt quá thời hạn quy định theo báo cáo của các tổ chức tín dụng để cảnh báo với tổ chức tín dụng về rủi ro đối với các khoản vay được gia hạn nợ thời gian dài mà vẫn không thu hồi được nợ.
3.3. Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (tại Trung ương) chịu trách nhiệm về việc theo dõi, tổng hợp phân tích, đánh gia về tình hình nợ xấu (bao gồm nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ chờ xử lý), tình hình kết quả xử lý nợ tồn đọng của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và đề xuất với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước biện pháp xử lý; cảnh báo với các tổ chức tín dụng trong trường hợp có rủi ro.
3.4. Các tổ chức tín dụng, các Vụ, Cục, đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước trong phạm vi chức năng có trách nhiệm cung cấp các thông tin liên quan đến chất lượng tín dụng cho Thanh tra Ngân hàng Nhà nước.
4. Chỉ thị này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
5. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng có trách nhiệm thi hành Chỉ thị này.
THE STATE BANK OF VIETNAM | SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 08/2003/CT-NHNN | Hanoi, December 24, 2003 |
DIRECTIVE
ON THE ENHANCEMENT OF CREDIT QUALITY OF THE CREDIT INSTITUTIONS
Credit activities of credit institutions have, in recent time, made active developments, credit institutions have correctly realized and complied with the Regulation on lending by credit institutions to customers issued by the Governor of the State Bank of Vietnam. The State Management of credit activities has also been strengthened one step further, controlling the credit expansion at a reasonable level, contributing to the economic growth and monetary stability, the credit quality has been improved in the direction of reducing the bad debt ratio in the total credit outstanding.
The bad debt has, however, still occurred, many loans contain potential risks. Main reasons for it are the lack of serious compliance of credit institutions with the Lending Regulation, such as the undue appraisal of the project in the pre-lending phase, inadequate determination of sources of loan payments; the hiding of overdue debts to avoid the risk provisioning for attaining successes, the rescheduling of many loans for long periods without their classification to "overdue debts", the improper accounting of overdue debts. The internal control activity of credit institutions and supervision of the State Bank Inspection has failed to detect and seriously deal with violations, has not accorded due attention to the monitoring and early warning of potentially risky loans.
With the view to combating these shortcomings to enhance the credit quality and to contain the risks to the minimum level, the Governor of the State Bank of Vietnam instructs on the implementation of following measures:
1- Credit institutions must comply seriously with the Regulation on Lending by credit institutions to customers issued in conjunction with the Decision No. 1627/2001/QD-NHNN dated 31 December, 2001 and the Decision No.688/2002/QD-NHNN dated 1 July, 2002 of the Governor of the State Bank on the classification of customers loans from credit institutions as overdue debts, especially following issues:
1.1- Reviewing for amendment, supplement of the guidelines on the implementation of the Regulation, setting up the procedures for the examination and supervision of the lending process, the usage of funds and payment by the customers in accordance with provisions of the State Bank, conditions of credit institutions and customers in order to ensure the due compliance with the Lending Regulation and the flexibility and initiative on the basis of the prudence.
1.2- Attention should, during the course of considering the loan application, be paid to the project appraisal capability, especially the thorough consideration of the financial capability, the repayment source of customers, the exploration of the information from the Credit Information Center and other information sources to deeply understand the financial obligations of customers, especially those, who have borrowed from different sources, for long-term investment, for large projects, for investment in real estate and entrepreneurs, which have borrowed short-term for performing projects in order to avoid the transfer of bad debts and risks from other entities to the banking system;
1.3- Credit contacts should contain in full elements required according to provisions of applicable laws, stating in details dates, months and years of each payment of principal, interest to enable the adjustment of the payment period, the debt rescheduling and the correct classification of overdue debts.
1.4- The determination of the payment period for principal and interests must be based on the funds turnover of the lending subject, in line with the repayment capability of each customer and mode of lending to overcome the subjective determination of the periods of principal and interest payment, the determination of a too short payment period in the lending to production households, consumer lending and installment lending, which have resulted in the debt rescheduling and incorrect overdue debt reflection.
1.5- The adjustment and rescheduling of debts should take into consideration of reasons why customers fail to pay debts on time, the rescheduling of debts beyond the stipulated time shall only be made in special cases due to objective reasons. The pervasive adjustment of the payment period, the rescheduling of debts, which will make the difficult recoverable debts not be reflected correctly in the account "overdue debts", should be avoided.
1.6- After rescheduling of debts beyond the stipulated time limit, credit institutions should report immediately to the Governor of the State Bank (submitting to the State Bank Inspection, the State Bank branch Inspection) according to applicable provisions on the delegated authority for supervision and inspection stated in Section III Chapter II Circular No.04/2000/TT-NHNN3 dated 28 March 2000 of the Governor of the State Bank guiding the implementation of the Decree No.91/1999/ND-CP dated 4 September, 1999 of the Government on the organization and operation of the State Bank Inspection. By the 5th of every month, credit institutions must consolidate rescheduled loans beyond the stipulated time limit of the previous month to report to the Governor of the State Bank (to be submitted to the State Bank Inspection at the Head-office).
1.7. To seriously comply with the provision on the classification of "overdue debts". Due principals, interests, which customers have failed to pay and have not been rescheduled by credit institutions, must be recorded to the account "overdue debts" in a timely and sufficient manner to truly reflect the quality of credits for the risk warning and provisioning; any form of hiding overdue debts is strictly forbidden.
2- Credit institutions must enhance the quality of the pre-lending, during-lending and after-lending control, the internal control and internal audit of the credit activities; detect and seriously deal with violations; detect and take measures to deal with risky loans.
3- Enhancement of the inspection and control activity of the State Bank over the credit activity
3.1- The State Bank Inspection should regularly perform the inspection and control activity in order to properly manage the credit quality, timely detect and provide warnings of risky loans; seriously deal with institutions and individuals who have committed violations under provisions of applicable laws.
3.2- State Bank Inspection and Inspections of the State Bank branches in provinces, cities under the central Government s management shall consolidate, monitor, analyze loans, which have been rescheduled beyond the stipulated time-limit as stated in reports submitted by credit institutions in order to provide warnings to credit institutions of risks involved in loans, which have been rescheduled for long time but not recovered.
3.3- The State Bank Inspection (at the Head-office) shall be responsible for the monitoring, consolidation, analysis, assessment of the status of bad debts (including overdue debts, frozen debts, debts pending settlement), performance of the results of the settlement of non-performing loans of the credit institutions system and recommend solutions to the Governor of the State Bank; provide warnings to credit institutions in case of risks.
3.4- Credit institutions, Departments, units of the State Bank shall, within their respective competence, be responsible for the provision of information relating to the credit quality to the State Bank Inspection.
4- This Directive shall be effective after 15 days since the date of publication in the Official Gazette.
5- Heads of units in the State Bank, General Managers of the State Bank Branches in provinces, cities under the Central Government s management, the Board of Directors and General Directors (Directors) of credit institutions shall be responsible for the implementation of this Directive
| FOR THE GOVERNOR OF THE STATE BANK |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây