Quyết định 79/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 79/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 79/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Trịnh Đình Dũng |
Ngày ban hành: | 18/01/2018 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Mục tiêu giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm giai đoạn 2017 - 2020 đạt 5,5 tỷ USD và giai đoạn 2021 - 2025 đạt 10 tỷ USD; Định hướng phát triển ngành tôm theo quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, hướng tới không sử dụng hóa chất, thuốc kháng sinh ở tất cả các phương thức nuôi và các khâu trong chuỗi sản xuất, lưu thông sản phẩm tôm.
Đối với nuôi tôm nước lợ, thâm canh, bán thâm canh, thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống điện ba pha; nâng cấp, hoàn thiện hệ thống giao thông, thủy lợi và cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đặc biệt tại vùng đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh duyên hải miền Trung. Đồng thời, xây dựng Cà Mau trở thành Trung tâm nuôi tôm sú sinh thái (tôm rừng, tôm lúa, tôm hữu cơ) của cả nước.
Thủ tướng chỉ đạo, chú trọng phát triển xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, đặc biệt là xuất khẩu tôm hùm, tôm càng xanh; tăng cường kiểm tra, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm hoạt động thu mua tôm của thương nhân tại các địa phương.
Bên cạnh đó, xây dựng cơ chế bảo hiểm ở tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất tôm, đặc biệt là khâu sản xuất giống và nuôi tôm thương phẩm; có chính sách hỗ trợ bảo hiểm đối với các hộ nuôi nhỏ lẻ, hợp tác xã.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định79/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 79/QĐ-TTg
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 79/QĐ-TTg | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA PHÁT TRIỂN NGÀNH TÔM VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025
--------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
KẾ HOẠCH
HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA PHÁT TRIỂN NGÀNH TÔM VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 79/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ)
1. Mục tiêu
a) Mục tiêu tổng quát
Phát triển ngành tôm Việt Nam trở thành ngành công nghiệp sản xuất lớn, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái; nâng cao chất lượng, giá trị, hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của sản phẩm tôm Việt Nam, mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế đất nước.
b) Mục tiêu cụ thể
- Giai đoạn 2017 - 2020:
Tăng năng suất, sản lượng, chất lượng và giá trị sản phẩm tôm Việt Nam thông qua áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, tổ chức lại sản xuất; xây dựng nền tảng cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững ở giai đoạn tiếp theo. Một số chỉ tiêu cụ thể:
+ Giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 5,5 tỷ USD (tăng trưởng bình quân đạt 10,79%/năm) trong đó giá trị kim ngạch tôm nước lợ xuất khẩu là 4,5 tỷ USD;
+ Tổng diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 710.000 ha; tổng diện tích nuôi tôm càng xanh tập trung đạt 30.000 ha; nuôi tôm hùm đạt 1.000.000m3 lồng;
+ Tổng sản lượng tôm nuôi đạt 832.500 tấn (tăng trưởng bình quân đạt 5,63%/năm). Trong đó tôm nước lợ đạt 800.000 tấn; tôm càng xanh đạt 30.000 tấn; tôm hùm đạt 2.500 tấn.
- Giai đoạn 2021 - 2025:
Ngành công nghiệp tôm công nghệ cao được hình thành ở các vùng sản xuất trọng điểm; vùng nuôi tôm hữu cơ được áp dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm dựa trên các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ kỹ thuật được đầu tư đồng bộ. Một số chỉ tiêu cụ thể:
+ Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm tôm đạt 10 tỷ USD (tăng trưởng bình quân đạt 12,7%/năm), trong đó giá trị kim ngạch tôm nước lợ xuất khẩu là 8,4 tỷ USD;
+ Tổng diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 750.000 ha; diện tích nuôi tôm càng xanh tập trung đạt 50.000 ha; nuôi tôm hùm đạt 1.300.000 m3 lồng;
+ Tổng sản lượng tôm nuôi đạt 1.153.000 tấn (tăng trưởng bình quân đạt 6,73%/năm). Trong đó tôm nước lợ đạt 1.100.000 tấn; tôm càng xanh đạt 50.000 tấn và tôm hùm đạt 3.000 tấn.
2. Định hướng phát triển
- Phát huy tiềm năng về điều kiện tự nhiên (đặc biệt là lợi thế về nuôi tôm sú), các lợi thế về thị trường, công nghệ chế biến và kinh nghiệm của người dân để phát triển ngành tôm hiệu quả, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Phát triển ngành tôm theo quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao và các thành tựu khoa học kỹ thuật mang tính đột phá, thân thiện môi trường, phù hợp với đặc điểm sinh thái từng vùng để tăng năng suất, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, có chất lượng cao (đạt chứng nhận uy tín như tôm sinh thái, hữu cơ, GAP). Hướng tới không sử dụng hóa chất, thuốc kháng sinh ở tất cả các phương thức nuôi và các khâu trong chuỗi sản xuất, lưu thông sản phẩm tôm.
- Phát triển sản xuất gắn chặt với nhu cầu của thị trường tiêu thụ sản phẩm; nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm tôm Việt Nam.
- Đầu tư phát triển ngành tôm theo tư duy hệ thống và chuỗi giá trị, trong đó doanh nghiệp đóng vai trò dẫn dắt và là động lực của toàn chuỗi giá trị.
- Tổ chức lại sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ để tạo vùng sản xuất nguyên liệu tập trung quy mô lớn, tạo đầu mối để liên kết với các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm.
3. Nhiệm vụ
a) Đối với nuôi tôm nước lợ thâm canh, bán thâm canh
- Rà soát quy hoạch và xây dựng các vùng nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm theo hướng công nghệ cao, đặc biệt là tại đồng bằng sông Cửu Long và khu vực duyên hải miền Trung (không khuyến khích phát triển nuôi tôm thâm canh ở vùng nuôi tôm hữu cơ, tôm rừng và vùng không đảm bảo nguồn nước cấp).
- Đầu tư xây dựng hệ thống điện ba pha đảm bảo cung cấp đủ điện cho các vùng sản xuất tôm nước lợ công nghiệp; nâng cấp, hoàn thiện hệ thống giao thông, thủy lợi và cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đặc biệt tại vùng đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh duyên hải miền Trung.
- Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ trong nước để chủ động phục vụ ngành công nghiệp tôm.
- Sản xuất đủ tôm giống chất lượng cao (sạch bệnh, tăng trưởng nhanh) phục vụ nuôi tôm công nghiệp (khoảng 500.000 - 600.000 con bố mẹ, 150 - 200 tỷ tôm giống).
- Nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm tôm bằng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ mới.
b) Đối với tôm nước lợ nuôi hữu cơ, nuôi sinh thái, nuôi quảng canh
- Rà soát quy hoạch, hình thành các vùng nuôi tôm sinh thái, tôm hữu cơ có quy mô lớn, tập trung tại các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre và Trà Vinh. Xây dựng Cà Mau trở thành Trung tâm nuôi tôm sú sinh thái (tôm rừng, tôm lúa, tôm hữu cơ) của cả nước.
- Đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng đầu mối (giao thông, kênh mương cấp thoát nước) phục vụ các vùng sản xuất tôm sinh thái, tôm hữu cơ tập trung, quy mô lớn.
- Gia hóa, chọn tạo và sản xuất đủ tôm sú giống chất lượng cao (tăng trưởng nhanh, có khả năng chống chịu một số loại dịch bệnh nguy hiểm) phục vụ nuôi thương phẩm (khoảng 100.000 - 150.000 con tôm bố mẹ, 40 - 45 tỷ con tôm giống vào năm 2025).
- Nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm, đưa năng suất trung bình tôm nuôi sinh thái, tôm hữu cơ đạt trên 700kg/ha/năm vào năm 2025.
c) Đối với nuôi tôm càng xanh
- Rà soát quy hoạch và đầu tư cải thiện hạ tầng vùng nuôi tôm càng xanh tập trung vùng đồng bằng sông Cửu Long tại các vùng có tiềm năng, lợi thế.
- Sản xuất cung ứng giống tôm càng xanh đảm bảo chất lượng và đủ số lượng (từ 2 - 3 tỷ con tôm giống/năm 2025) phục vụ nuôi thương phẩm.
- Tổ chức nuôi thương phẩm tôm càng xanh với năng suất và chất lượng ổn định, hiệu quả và bền vững.
d) Đối với nuôi tôm hùm
- Rà soát, sắp xếp các vùng nuôi tôm hùm ở các tỉnh duyên hải miền Trung từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận, tập trung tại Khánh Hòa, Phú Yên và Bình Định; nâng cao năng suất sản lượng trên cơ sở phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Quản lý, giám sát chặt chẽ hoạt động khai thác nguồn giống tôm hùm tự nhiên; kiểm soát chặt chất lượng tôm hùm giống nhập khẩu; nghiên cứu và áp dụng quy trình sản xuất thức ăn nhân tạo, kỹ thuật ương giống để chủ động cung ứng cho nuôi tôm thương phẩm.
- Quản lý và kiểm soát chặt chẽ điều kiện cơ sở nuôi, quan trắc môi trường vùng nuôi, công tác phòng, trị bệnh dịch, đặc biệt là bệnh sữa và kiểm soát việc sử dụng các loại thuốc, hóa chất trong nuôi tôm hùm.
đ) Đối với chế biến và tiêu thụ các sản phẩm tôm
- Rà soát, phát triển công suất, công nghệ chế biến tôm phù hợp với năng lực sản xuất tôm nguyên liệu và đáp ứng yêu cầu của thị trường tiêu thụ.
- Áp dụng các quy trình quản lý tiên tiến và công nghệ mới vào khâu thu hoạch, vận chuyển, chế biến, bảo quản các loại sản phẩm tôm để tiết kiệm nhiên liệu, giảm giá thành sản phẩm, tăng tỷ trọng mặt hàng giá trị gia tăng.
- Quản lý, kiểm soát chặt chẽ hoạt động thu mua tôm nguyên liệu; kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm, ngăn chặn hữu hiệu các hoạt động bơm chích tạp chất vào sản phẩm tôm.
- Kiểm soát chặt chẽ chất lượng và chủ động điều tiết khối lượng, thời điểm nhập khẩu tôm nguyên liệu một cách hợp lý để chế biến xuất khẩu theo nguyên tắc tận dụng cơ hội thị trường, đảm bảo hoạt động chế biến và không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nguyên liệu trong nước.
- Duy trì các thị trường hiện tại và mở rộng xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng;
- Tổ chức tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm tôm hùm, tôm càng xanh theo hướng chuyển sang xuất khẩu chính ngạch;
4. Giải pháp thực hiện
a) Về tổ chức và quản lý sản xuất
- Phát triển các mô hình hợp tác, liên kết dựa trên tổ chức các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, phân tán thành các Tổ hợp tác, Hợp tác xã, Chi hội nghề nghiệp để tạo ra các vùng sản xuất nguyên liệu lớn, tập trung, làm đầu mối liên kết với các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, giảm bớt các khâu trung gian.
- Nghiên cứu, hình thành các doanh nghiệp xã hội trong nuôi, chế biến và tiêu thụ sản phẩm tôm theo vùng sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất và giá trị sản phẩm.
- Kiểm tra, kiểm soát hệ thống sản xuất và phân phối con giống, thức ăn, thuốc, hóa chất, vật tư phục vụ ngành tôm trên phạm vi toàn quốc; quan trắc môi trường và kiểm soát chặt tình hình dịch bệnh tại các vùng nuôi tôm tập trung; giám sát chặt chẽ nguồn nước cấp, nước thải của các cơ sở nuôi, chế biến tôm.
- Vận động, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, biện pháp quản lý tiên tiến, thân thiện với môi trường tại các vùng nuôi tôm tập trung; thay thế dần từ sử dụng hóa chất sang chế phẩm sinh học; không sử dụng thuốc kháng sinh trong sản xuất tôm.
- Thực hiện thí điểm đánh số và cấp mã số nhận diện ao nuôi, vùng nuôi để phục vụ cho công tác quản lý và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
- Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện hệ thống các quy định về điều kiện sản xuất, các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia, quy trình sản xuất, định mức kỹ thuật ở tất cả các khâu trong chuỗi giá trị ngành tôm, ở từng loại hình sản xuất và từng loại sản phẩm tôm.
b) Về khoa học công nghệ và khuyến ngư
- Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới, đặc biệt là các công nghệ mang tính đột phá, phù hợp với từng khâu của chuỗi sản xuất vật tư (giống, thức ăn, thuốc, chế phẩm xử lý môi trường, thiết bị), nuôi thương phẩm, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm tôm.
- Tổ chức đánh giá, tổng kết các mô hình sản xuất thành công trong thực tiễn để phổ biến, tuyên truyền và nhân rộng (ví dụ: kỹ thuật ương dưỡng giống trước khi thả; thả giống cỡ lớn; kết hợp trồng thực vật thủy sinh, bổ sung thức ăn, sử dụng chế phẩm sinh học trong ao tôm nuôi sinh thái, nuôi hữu cơ v.v...) để nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Đa dạng hóa và mở rộng các hình thức tuyên truyền, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho người sản xuất. Thường xuyên đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến ngư để xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật cho phù hợp với điều kiện từng vùng sản xuất.
- Tập trung nghiên cứu, chọn tạo giống tôm tăng trưởng nhanh, sạch bệnh để chủ động cung cấp cho vùng nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh; giống tôm tăng trưởng nhanh, kháng một số bệnh thường gặp để chủ động cung cấp cho vùng nuôi quảng canh, nuôi sinh thái, nuôi hữu cơ; giống tôm càng xanh toàn đực phục vụ nuôi thương phẩm.
- Nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ để chủ động sản xuất trong nước như thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc thú y phục vụ ngành tôm; chủ động các biện pháp kiểm soát môi trường và dịch bệnh, xử lý chất thải trong ngành tôm.
- Tăng cường chuyển giao, nâng cấp và áp dụng công nghệ tiên tiến trong chế biến tôm để nâng cao tỷ trọng hàng giá trị gia tăng, đảm bảo an toàn thực phẩm, đáp ứng được yêu cầu của các thị trường nhập khẩu.
- Ứng dụng công nghệ thông tin, phương pháp quản trị tiên tiến trên thế giới vào quản lý ngành tôm; áp dụng công nghệ tin học, viễn thám để quản lý môi trường, dịch bệnh và các khâu trong chuỗi sản xuất ở các vùng nuôi tập trung.
c) Về phát triển thị trường
- Tăng cường nghiên cứu thông tin, xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu về thị trường trong nước và trên thế giới, về thị hiếu tiêu dùng, chủng loại sản phẩm, dung lượng thị trường, mức độ cạnh tranh với các nước cùng sản xuất và xuất khẩu tôm để làm cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển thị trường tiêu thụ.
- Xây dựng và phát triển các trung tâm giao dịch (sàn giao dịch, chợ bán đấu giá) và các trung tâm ứng dụng công nghệ cao để giới thiệu, cung ứng vật tư (bao gồm cả tài chính, công nghệ) và tiêu thụ sản phẩm tôm nhằm minh bạch hóa thị trường; tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp có thể tiếp thị trực tiếp đến các hệ thống phân phối, bán lẻ và người tiêu dùng.
- Thúc đẩy đàm phán để xúc tiến thương mại, củng cố các thị trường xuất khẩu tôm truyền thống, phối hợp tháo gỡ kịp thời các rào cản để tăng xuất khẩu các sản phẩm tôm của Việt Nam vào các thị trường tiềm năng trong khu vực và trên thế giới. Chú trọng phát triển xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc (đặc biệt là xuất khẩu tôm hùm, tôm càng xanh). Đồng thời tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát và kịp thời xử lý các hành vi vi phạm hoạt động thu mua tôm của thương nhân tại các địa phương và vận chuyển qua đường tiểu ngạch.
- Đẩy mạnh hợp tác công tư để quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm tôm Việt Nam ở các thị trường trọng điểm.
- Tuyên truyền, phổ biến các quy định trong các hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới, cũng như các quy định có liên quan tại thị trường nhập khẩu cho doanh nghiệp, người sản xuất để nâng cao năng lực phát triển thị trường, xây dựng chiến lược sản xuất, kinh doanh phù hợp.
- Hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp, nhà sản xuất tôm trong các trường hợp cạnh tranh, kiện chống bán phá giá.
- Tổ chức sản xuất theo các tiêu chuẩn chứng nhận, đáp ứng các chứng nhận quốc tế có uy tín như Natuland, GlobalGAP, ASC, BAP... để nhanh chóng tiếp cận thị trường và đáp ứng các yêu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, nâng cao giá trị sản phẩm tôm Việt Nam và hướng tới phát triển bền vững.
d) Về thích ứng với biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường
- Lồng ghép các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng vào các chương trình, đề án, dự án phát triển nuôi tôm tập trung để có những phương án, giải pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả.
- Hoàn thiện hệ thống tiếp nhận, truyền dẫn thông tin, cảnh báo tác động của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường đến các tổ chức, cá nhân tham gia trong chuỗi giá trị ngành tôm nhanh chóng, chính xác và kịp thời để có các biện pháp phòng ngừa, khắc phục hiệu quả.
- Nghiên cứu xây dựng các mô hình sản xuất tôm thích ứng với biến đổi khí hậu phù hợp với từng vùng sinh thái; đồng thời tổ chức đánh giá, tổng kết các mô hình sản xuất hiệu quả thích ứng với biến đổi khí hậu để tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến rộng rãi cho người nuôi tôm.
- Tăng cường công tác giám sát môi trường và áp dụng công nghệ sản xuất xanh vào toàn chuỗi sản xuất tôm.
- Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành để quản lý hiệu quả việc sử dụng nguồn nước chung cho hoạt động của các ngành kinh tế, không gây ô nhiễm môi trường, hạn chế xung đột và tác động tiêu cực trong quá trình sử dụng chung nguồn nước.
đ) Về cơ chế chính sách
- Chính sách về khoa học công nghệ:
+ Khuyến khích các hoạt động nghiên cứu, nhập nội, chuyển giao áp dụng công nghệ cao, tiên tiến, thân thiện với môi trường vào sản xuất ở các khâu của chuỗi giá trị tôm;
+ Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, hợp tác với các cơ quan nghiên cứu công lập để tận dụng cơ sở vật chất, nguồn lực nhằm đẩy nhanh tiến độ trong nghiên cứu công nghệ phát triển ngành tôm (đặc biệt trong lĩnh vực chọn tạo giống tôm, sản xuất thức ăn nuôi tôm, thiết bị phục vụ nuôi tôm công nghệ cao).
- Chính sách giao, cho thuê sử dụng đất, mặt nước để nuôi tôm:
+ Xây dựng và thực hiện chính sách tích tụ ruộng đất, dồn điền đổi thửa tạo vùng sản xuất lớn, tập trung nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm tôm;
+ Điều chỉnh hạn điền phù hợp đối với từng vùng, đối tượng và công nghệ để doanh nghiệp, người dân yên tâm đầu tư vào sản xuất;
+ Hoàn thiện và cụ thể hóa chính sách giao, cho thuê khu vực biển để phát triển nuôi tôm hùm khu vực biển ven bờ các tỉnh duyên hải miền Trung.
Chính sách về thuế, phí:
Xây dựng các chính sách đặc thù về thuế, phí để khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển nuôi, chế biến, xuất khẩu sản phẩm tôm. Các chính sách đặc thù phải phù hợp với các cam kết, điều ước quốc tế, các hiệp định thương mại song phương, đa phương mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Chính sách về tín dụng:
+ Tiếp tục triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách tín dụng hiện hành đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, trong đó có ngành tôm;
+ Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp, người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
- Chính sách về bảo hiểm:
+ Xây dựng cơ chế bảo hiểm ở tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất tôm, đặc biệt là khâu sản xuất giống và nuôi tôm thương phẩm; có chính sách hỗ trợ bảo hiểm đối với các hộ nuôi nhỏ lẻ, các hợp tác xã;
+ Khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia đầu tư vào bảo hiểm ngành tôm Việt Nam.
e) Về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành tôm
- Củng cố, nâng cấp, mở rộng hệ thống cơ sở đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển ngành tôm. Khuyến khích các cơ sở nghiên cứu, đào tạo gắn kết với các doanh nghiệp, trang trại và cơ sở sản xuất tôm để đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất.
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao phục vụ công tác nghiên cứu và quản lý ngành tôm; xã hội hóa việc đào tạo lực lượng lao động trực tiếp trong toàn chuỗi sản xuất tôm (gắn với doanh nghiệp), hướng tới đào tạo có địa chỉ, theo nhu cầu thị trường.
- Tổ chức tập huấn, đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn trong sản xuất giống, nuôi tôm thương phẩm để người sản xuất, doanh nghiệp tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật mới.
g) Về hợp tác quốc tế
- Tiếp tục phát triển các hình thức hợp tác, liên doanh, liên kết trong các lĩnh vực nghiên cứu sản xuất giống (đặc biệt chọn giống tôm bố mẹ sạch bệnh, kháng bệnh), kiểm soát môi trường và dịch bệnh, công nghệ nuôi, công nghệ chế biến sản phẩm tôm với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo cán bộ có trình độ cao cho ngành tôm, kịp thời tiếp cận các công nghệ mới.
h) Nguồn vốn thực hiện
- Đa dạng hóa các nguồn vốn huy động, gắn với nguồn vốn của các chương trình, đề án, dự án đã được phê duyệt và đang triển khai để thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất tập trung.
- Xã hội hóa nguồn vốn đầu tư vào phát triển ngành tôm.
- Bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển ngành tôm từ nguồn ODA để thực hiện thành công kế hoạch phát triển ngành tôm.
i) Danh mục Chương trình, Đề án, Dự án ưu tiên đầu tư (Phụ lục II kèm theo)
5. Tổ chức thực hiện
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Khoa học và Công nghệ, các bộ, ngành và địa phương liên quan:
- Tổ chức rà soát, hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch phát triển ngành tôm phù hợp với tiềm năng, định hướng phát triển để đạt các mục tiêu của Kế hoạch hành động quốc gia.
- Xây dựng các cơ chế chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư vào tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất tôm nước lợ, tôm càng xanh và tôm hùm.
- Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tăng cường nguồn nhân lực phục vụ phát triển ngành tôm Việt Nam.
- Triển khai thực hiện Đề án sản phẩm quốc gia về tôm nước lợ chất lượng cao để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh sản phẩm tôm Việt Nam.
- Rà soát, hoàn thiện các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật để quản lý hiệu quả chuỗi giá trị sản xuất tôm nước lợ, tôm càng xanh, tôm hùm.
- Chỉ đạo thực hiện tổ chức lại sản xuất theo hướng hợp tác và liên kết theo chuỗi; tổng kết, đánh giá các mô hình sản xuất tôm hiệu quả để phổ biến, tuyên truyền đến người sản xuất.
- Xúc tiến thành lập Hiệp hội tôm Việt Nam.
- Chỉ đạo tăng cường hoạt động công tác quan trắc môi trường tại các vùng nuôi tôm tập trung; giám sát, kiểm soát chặt chẽ bệnh dịch trên tôm nuôi; kiểm soát và quản lý chất lượng con giống, vật tư đầu vào, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, thu gom, chế biến sản phẩm tôm theo thẩm quyền.
- Kịp thời phối hợp với các bộ, ngành liên quan để tháo gỡ các rào cản thương mại đối với các sản phẩm tôm Việt Nam.
- Đề xuất giải pháp quản lý và điều tiết việc nhập khẩu tôm nguyên liệu dựa trên đánh giá thực tế, cân đối giữa sản xuất tôm nguyên liệu trong nước với chế biến và xuất khẩu.
- Tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án kiểm soát ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất đã phê duyệt tại Quyết định số 2419/QĐ-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ.
- Xây dựng, triển khai thực hiện các chương trình, đề án, dự án được giao tại Phụ lục II của Kế hoạch này.
- Đề xuất điều chỉnh vốn ngân sách cấp cho các dự án ưu tiên thực hiện từ nguồn dự phòng đầu tư trung hạn đã được phân bổ cho giai đoạn 2016 - 2020 và đề xuất vốn đầu tư cho giai đoạn 2021 - 2025.
- Đề xuất cơ chế phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan để quản lý, tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tôm Việt Nam.
- Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện Kế hoạch định kỳ và đột xuất theo yêu cầu; đề xuất, kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch.
b) Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan:
- Xây dựng cơ chế, chính sách huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp và các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư và hợp tác trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển ngành tôm.
- Xây dựng, triển khai thực hiện các chương trình, đề án, dự án được giao tại Phụ lục II của Kế hoạch này.
c) Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành có liên quan:
- Xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu về thị trường trong và ngoài nước; tổ chức thông tin thị trường, giá cả cho các cơ quan, doanh nghiệp, người sản xuất liên quan.
- Xây dựng, triển khai thực hiện các đề án, nhiệm vụ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; kịp thời tháo gỡ các rào cản thương mại, xử lý các tranh chấp thương mại đối với sản phẩm tôm Việt Nam.
- Hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xây dựng, bảo vệ, phát triển thương hiệu sản phẩm tôm Việt Nam.
- Đề xuất giải pháp, thực hiện kiểm soát chặt chẽ hoạt động buôn bán sản phẩm tôm tiểu ngạch và chuyển dần sang xuất khẩu chính ngạch.
d) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan:
- Đề xuất giải pháp huy động các nguồn lực (bao gồm vốn ODA) để xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, đề án, dự án phát triển ngành tôm.
- Xây dựng phương án bổ sung nguồn lực đảm bảo thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam.
- Thẩm định các chương trình, đề án, dự án và ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sản xuất giống và vùng nuôi tôm tập trung trong kế hoạch trung hạn 2016 - 2020 sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và điều chỉnh.
- Đề xuất phương án đảm bảo phân bổ kịp thời nguồn vốn để thực hiện các dự án đã được thẩm định, phê duyệt.
đ) Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan:
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí vốn ngân sách cho các dự án đầu tư hạ tầng vùng nuôi tôm tập trung và các nhiệm vụ khoa học công nghệ ưu tiên.
- Bố trí vốn để đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển ngành tôm.
- Bố trí kịp thời vốn theo tình hình thực tế để thực hiện các chương trình, đề án và dự án trong Kế hoạch này.
- Hướng dẫn hỗ trợ lãi suất vốn vay đối với các dự án đầu tư hạ tầng ngành điện tại các vùng quy hoạch nuôi tôm công nghiệp tập trung.
- Hướng dẫn sử dụng nguồn ngân sách nhà nước cho các chương trình, đề án và dự án trong Kế hoạch này.
e) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan:
- Xây dựng chính sách dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất trong sản xuất tôm phù hợp với từng vùng sinh thái.
- Nghiên cứu sửa đổi quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, hướng dẫn chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất nông nghiệp, trong đó bao gồm tài sản hình thành trên đất của các dự án nông nghiệp công nghệ cao, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch vay vốn ngân hàng.
- Hướng dẫn việc giao, cho thuê khu vực biển để nuôi tôm hùm.
- Xây dựng, hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý và bảo vệ môi trường ở tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất ngành tôm.
- Xây dựng, đề xuất các phương án, kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường có thể tác động đến ngành tôm.
g) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với bộ, ngành liên quan:
- Xây dựng cơ chế chính sách huy động vốn và chỉ đạo các ngân hàng thương mại nhà nước, các tổ chức tín dụng có cơ chế cho vay vốn ưu đãi cho đầu tư phát triển ngành tôm, trong đó lưu ý về cơ chế bảo đảm tiền vay phù hợp để người sản xuất có thể tiếp cận được nguồn vốn phục vụ sản xuất.
- Nghiên cứu mở rộng hạn mức, thời hạn vay vốn phù hợp đối với các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển ngành tôm, đặc biệt với những tổ chức nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới, thân thiện môi trường.
h) Tập đoàn Điện lực Việt Nam chủ trì, phối hợp với các địa phương liên quan:
- Rà soát, đánh giá hiện trạng hệ thống cung cấp điện ở các vùng sản xuất tôm tập trung theo quy hoạch được phê duyệt trên phạm vi cả nước.
- Bố trí nguồn lực, đầu tư hạ tầng để cung cấp đủ điện ba pha cho các vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung, nuôi theo công nghệ cao.
i) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có sản xuất tôm:
- Xây dựng, ban hành chính sách khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào ngành tôm; phát triển các mô hình hợp tác xã nuôi, chế biến tôm tại địa phương.
- Kiểm soát chặt hoạt động sản xuất, kinh doanh tôm giống, thức ăn, thuốc và chất xử lý cải tạo môi trường trong sản xuất tôm và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm tại địa phương.
- Xây dựng kế hoạch liên kết vùng để phát huy lợi thế sản xuất, kinh doanh tôm; rà soát quy hoạch, hình thành trung tâm sản xuất tập trung theo hướng công nghệ cao, phát triển các mô hình nuôi tôm sinh thái, tôm hữu cơ.
- Bố trí kinh phí để thực hiện tốt công tác quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh; thông tin kịp thời về tình hình thị trường, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường cho người sản xuất.
- Tuyên truyền, hướng dẫn người dân áp dụng các tiến bộ khoa học, các công nghệ, thiết bị tiết kiệm điện, sử dụng năng lượng tái tạo trong sản xuất tôm.
- Căn cứ các chỉ tiêu về ngành tôm được phân bổ trong Kế hoạch này để xây dựng kế hoạch hành động cụ thể và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả tại địa phương.
k) Các Hội, Hiệp hội nghề nghiệp:
- Hướng dẫn hội viên tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm tôm.
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân tham gia sản xuất, kinh doanh trong chuỗi giá trị tôm; xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa các bên liên quan trong chuỗi giá trị tôm với ngân hàng, cơ quan nghiên cứu, cơ quan quản lý và người tiêu dùng.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng tham gia xây dựng định hướng chiến lược thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, xử lý các tranh chấp thương mại, rào cản kỹ thuật liên quan tới nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm tôm Việt Nam.
- Hỗ trợ phân tích, dự báo, cung cấp thông tin thị trường cho các tổ chức, cá nhân nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm tôm.
PHỤ LỤC I
CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN NGÀNH TÔM ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025 tại Quyết định số 79/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ)
TT | Danh mục | Đơn vị | Năm 2016 | Năm 2020 | Năm 2025 | Tăng trưởng Giai đoạn 2016 - 2020 | Tăng trưởng Giai đoạn 2020 - 2025 |
Diện tích nuôi | ha | 714.239 | 740.000 | 800.000 | 0,89% | 1,57% | |
1 | Tôm sú | ha | 600.000 | 600.000 | 600.000 | 0,00% | 0,00% |
- | QC, QCCT | - | 565.161 | 555.000 | 540.000 | -0,45% | -0,55% |
- | BTC, TC | - | 35.238 | 45.000 | 60.000 | 6,30% | 5,92% |
2 | Tôm chân trắng | - | 94.246. | 110.000 | 150.000 | 3,94% | 6,40% |
3 | Tôm càng xanh | - | 19.993 | 30.000 | 50.000 | 10,68% | 10,76% |
4 | Tôm hùm | m3 | 800.000 | 1.000.000 | 1.200.000 | 5,74% | 3,71% |
Sản lượng thu hoạch | tấn | 668.814 | 832.500 | 1.153.000 | 5,63% | 6,73% | |
1 | Tôm sú | - | 263.853 | 320.000 | 400.000 | 4,94% | 4,56% |
- | QC, QCCT | - | 154.083 | 170.000 | 180.000 | 2,49% | 1,15% |
- | BTC, TC | - | 109.770 | 150.000 | 220.000 | 8,12% | 7,96% |
2 | Tôm chân trắng | - | 393.429 | 480.000 | 700.000 | 5,10% | 7,84% |
3 | Tôm hùm | - | 1.800 | 2.500 | 3.000 | 8,56% | 3,71% |
4 | Tôm càng xanh | - | 9.732 | 30.000 | 50.000 | 32,50% | 10,76% |
Kim ngạch xuất khẩu | Tr. USD | 3.650 | 5.500 | 10.000 | 10,79% | 12,70% | |
1 | Tôm sú* | - | 930 | 1.500 | 2.900 | 12,69% | 14,09% |
2 | Tôm chân trắng* | - | 1.956 | 3.000 | 5.500 | 11,29% | 12,89% |
3 | Tôm hùm | - | 80 | 100 | 200 | 5,74% | 14,87% |
4 | Tôm càng xanh | - | 20 | 50 | 100 | 25,74% | 14,87% |
5 | Xuất khẩu tôm tiểu ngạch | - | 100 | 100 | 100 | 0,00% | 0,00% |
6 | Xuất khẩu tại chỗ | - | 300 | 450 | 900 | 10,67% | 14,87% |
7 | Tôm khác (khai thác tự nhiên)* | - | 264 | 300 | 300 | 3,25% | 0,00% |
* Số liệu thống kê năm 2016 do Hải quan công bố.
PHỤ LỤC II
DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN, DỰ ÁN ĐẦU TƯ
(Kèm theo Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025 tại Quyết định số 79/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ)
TT | Chương trình/Đề án/Dự án đầu tư | Mục tiêu | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Thời gian thực hiện | Nguồn kinh phí |
1 | Đề án tổng thể phát triển ngành công nghiệp tôm Việt Nam đến năm 2030. | - Chọn tạo, gia hóa giống tôm sú, tôm thẻ chân trắng đảm bảo chất lượng và số lượng. Tiến tới chủ động cung cấp 100% tôm bố mẹ đảm bảo chất lượng phục vụ sản xuất. - Nâng cao năng suất, sản lượng tôm sú, tôm thẻ chân trắng. - Đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ ngành tôm. - Phát triển công nghiệp phụ trợ của ngành tôm Việt Nam đến năm 2025. - Hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích phát triển ngành tôm. | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | - Bộ Khoa học và Công nghệ, - Bộ Tài chính. - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Công Thương - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. - Doanh nghiệp và các thành phần kinh tế. - Hội/Hiệp hội nghề nghiệp. | 2018 - 2030 (Hoàn thành lập Đề án 2017). | - Vốn ngân sách: giai đoạn 2018 - 2020 bố trí vốn ngân sách nhà nước dự phòng đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 - 2020; giai đoạn 2021 - 2030 bố trí vốn từ ngân sách nhà nước theo kế hoạch. - Các Chương trình, Đề án, Dự án đã phê duyệt. - Vốn ODA. - Vốn từ nguồn xã hội hóa. |
2 | Chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng điện 3 pha cho các vùng sản xuất tôm tập trung. | - Đảm bảo cung cấp điện 3 pha cho các vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung. | Tập đoàn Điện lực Việt Nam | - Các bộ, ngành liên quan. - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. | 2018 -2025 (Hoàn thành lập Chương trình năm 2018). | - Vốn ngân sách hỗ trợ lãi suất vốn vay. - Vốn từ nguồn xã hội hóa. |
3 | Đề án "Nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững ngành tôm tỉnh Cà Mau đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030". | - Phát triển ngành tôm Cà Mau trở thành trung tâm lớn nhất của vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước (đặc biệt là tôm sinh thái) với mô hình tổ chức sản xuất phù hợp, áp dụng công nghệ nuôi tiên tiến để nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm tôm Cà Mau, đồng thời thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái; mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế của tỉnh và đất nước. | Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau | - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Các thành phần kinh tế. | 2018 -2030 (Hoàn thành lập Đề án 2017). | - Vốn ngân sách. - Các Chương trình, Đề án, Dự án đã phê duyệt. - Vốn ODA. - Vốn từ nguồn xã hội hóa. |
4 | Đề án thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm tỉnh Bạc Liêu. | Xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu nhằm hỗ trợ, tác động, lan tỏa ngành công nghiệp tôm cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long, BĐCM nói chung và tỉnh Bạc Liêu nói riêng. | Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu | - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Doanh nghiệp, các thành phần kinh tế. | 2017-2025 (Hoàn thành lập Đề án 2017). | - Vốn ngân sách. - Các Chương trình, Đề án, Dự án đã phê duyệt. - Vốn ODA. - Vốn từ nguồn xã hội hóa. |
5 | Đề án phát triển sản phẩm tôm thành sản phẩm chủ lực quốc gia. | - Nghiên cứu, phát triển dòng sản phẩm tôm Việt Nam có chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh cao trên cơ sở áp dụng các công nghệ mới. - Xây dựng được thương hiệu tôm Việt Nam chất lượng cao để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm tôm Việt Nam. | - Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | - Bộ Tài chính. - Bộ Công Thương. - Doanh nghiệp. - Hội/Hiệp hội nghề nghiệp. | 2017-2020 (Hoàn thành lập Đề án 2017). | - Vốn ngân sách. - Các Chương trình, Đề án, Dự án đã phê duyệt. - Vốn ODA. - Vốn từ nguồn xã hội hóa. |
6 | Đề án phát triển sản xuất và xuất khẩu tôm càng xanh. | - Nâng cao năng suất, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tôm càng xanh. - Phát triển, kiểm soát xuất khẩu chính ngạch. | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | - Bộ Công Thương. - Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. - Hội/Hiệp hội nghề nghiệp. | 2018 - 2025 (Hoàn thành lập Đề án 2018). | - Vốn ngân sách. - Các Chương trình, Đề án, Dự án đã phê duyệt. - Vốn ODA. - Vốn từ nguồn xã hội hóa. |
7 | Đề án phát triển nuôi và xuất khẩu tôm hùm. | - Nâng cao năng suất, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tôm hùm. - Phát triển, kiểm soát xuất khẩu chính ngạch. | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | - Bộ Công Thương. - Các tỉnh ven biển miền Trung. - Hội/Hiệp hội nghề nghiệp. | 2018 - 2025 (Hoàn thành lập Đề án 2018). | - Vốn ngân sách. - Các Chương trình, Đề án, Dự án đã phê duyệt. - Vốn ODA. - Vốn từ nguồn xã hội hóa. |
8 | Đề án xúc tiến thương mại và đấu tranh với rào cản thương mại về sản phẩm tôm Việt Nam. | - Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tôm Việt Nam. - Phổ biến, hướng dẫn các rào cản thương mại của các thị trường nhập khẩu kịp thời cho các doanh nghiệp. - Chủ động đấu tranh với các rào cản thương mại của các nước nhập khẩu về mở rộng thị trường và tăng giá trị, hiệu quả ngành tôm. | Bộ Công thương | - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Bộ Ngoại giao. - Bộ Công an. - Hội/Hiệp hội nghề nghiệp. | 2018 - 2025 (Hoàn thành lập Đề án 2018). | - Vốn ngân sách. - Các Chương trình, Đề án, Dự án đã phê duyệt. - Vốn ODA. - Vốn từ nguồn xã hội hóa. |
PHỤ LỤC IIIa
PHÂN BỔ CHỈ TIÊU DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG TÔM NƯỚC LỢ CÁC ĐỊA PHƯƠNG ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025 tại Quyết định số 79/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ)
TT | Địa phương | Tôm nước lợ | Tôm sú | Tôm chân trắng | ||||||
Tổng DT (ha) | Tổng SL (tấn) | DT tôm sú (ha) | DT sú QC, QCCT (ha) | SL sú QC, QCCT (tấn) | DT sú TC, BTC (ha) | SL sú TC, BTC (tấn) | DT tôm TCT (ha) | SL tôm TCT (tấn) | ||
1 | Quảng Ninh | 10.100 | 12.500 | 6.600 | 6.600 | 1.500 | - | - | 3.500 | 11.000 |
2 | T.P Hải Phòng | 3.400 | 6.632 | 2.400 | 2.400 | 1.632 | - | - | 1.000 | 5.000 |
3 | Thái Bình | 3.200 | 2.587 | 3.000 | 3.000 | 1.487 | - | - | 200 | 1.100 |
4 | Nam Định | 4.100 | 4.950 | 3.100 | 3.100 | 950 | - | - | 1.000 | 4.000 |
5 | Ninh Bình | 2.250 | 776 | 2.000 | 2.000 | 396 | - | - | 250 | 380 |
6 | Thanh hóa | 5.000 | 7.100 | 4.000 | 4.000 | 1.800 | - | - | 1.000 | 5.300 |
7 | Nghệ An | 3.020 | 7.010 | 20 |
| - | 20 | 10 | 3.000 | 7.000 |
8 | Hà Tĩnh | 3.060 | 5.924 | 500 | 500 | 924 | - | - | 2.560 | 5.000 |
9 | Quảng Bình | 1.465 | 6.600 | 265 |
| - | 265 | 600 | 1.200 | 6.000 |
10 | Quảng Trị | 1.500 | 6.800 | 500 | 500 | - | - | 800 | 1.000 | 6.000 |
11 | Thừa Thiên Huế | 5.500 | 13.500 | 4.500 | 4.000 | 3.000 | 500 | 1.500 | 1.000 | 9.000 |
12 | T.P Đà Nẵng | 100 | 110 | - | - | - | - | - | 100 | 110 |
13 | Quảng Nam | 3.450 | 16.640 | 450 | 110 | 300 | 340 | 340 | 3.000 | 16.000 |
14 | Quảng Ngãi | 1.540 | 12.040 | 40 | - | - | 40 | 40 | 1.500 | 12.000 |
15 | Bình Định | 2.653 | 7.610 | 1.153 | 1.153 | 610 | - | - | 1.500 | 7.000 |
16 | Phú Yên | 2.250 | 9.000 | 250 | - | - | 250 | 462 | 2.000 | 8.538 |
17 | Khánh Hòa | 2.460 | 6.562 | 460 | 450 | 520 | 10 | 42 | 2.000 | 6.000 |
18 | Ninh Thuận | 2.050 | 6.090 | 50 | 40 | 80 | 10 | 10 | 2.000 | 6.000 |
19 | Bình Thuận | 2.025 | 6.012 | 25 | - | - | 25 | 12 | 2.000 | 6.000 |
20 | Bà Rịa- Vũng Tàu | 4.800 | 6.551 | 3.300 | 3.120 | 1.871 | 180 | 180 | 1.500 | 4.500 |
21 | T.P HCM | 6.364 | 17.233 | 3.287 | 2.987 | 1.333 | 300 | 900 | 3.077 | 15.000 |
22 | Long An | 4.100 | 14.233 | 1.500 | 150 | 683 | 1.350 | 3.425 | 2.600 | 10.125 |
23 | Tiền Giang | 3.900 | 9.983 | 2.700 | 2.100 | 2.663 | 600 | 1.320 | 1.200 | 6.000 |
24 | Bến Tre | 33.428 | 84.211 | 25.608 | 23.108 | 5.545 | 2.500 | 15.324 | 7.820 | 63.342 |
25 | Trà Vinh | 25.788 | 66.488 | 19.692 | 15.739 | 6.721 | 3.953 | 19.767 | 6.096 | 40.000 |
26 | Sóc Trăng | 61.549 | 127.398 | 27.502 | 15.130 | 10.000 | 12.372 | 37.398 | 34.047 | 80.000 |
27 | Bạc Liêu | 131.506 | 125.155 | 122.406 | 108.406 | 46.700 | 14.000 | 35.600 | 9.100 | 42.855 |
28 | Cà Mau | 280.000 | 180.205 | 270.250 | 267.000 | 78.370 | 3.250 | 28.735 | 9.750 | 73.100 |
29 | Kiên Giang | 99.242 | 80.000 | 94.242 | 84.207 | 32.815 | 10.035 | 3.535 | 5.000 | 43.650 |
30 | Hậu Giang | 200 | 100 | 200 | 200 | 100 |
|
|
|
|
Tổng cộng | 710.000 | 800.000 | 600.000 | 550.000 | 190.000 | 50.000 | 130.000 | 110.000 | 480.000 |
PHỤ LỤC IIIb
PHÂN BỔ CHỈ TIÊU DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG TÔM NƯỚC LỢ CÁC ĐỊA PHƯƠNG ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025 tại Quyết định số 79/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ)
TT | Địa phương | Tôm nước lợ | Tôm sú | Tôm thẻ chân trắng | ||||||
Tổng DT (ha) | Tổng SL (tấn) | DT tôm sú (ha) | DT sú QC, QCCT (ha) | SL sú QC, QCCT (tấn) | DT sú TC, BTC (ha) | SL sú TC, BTC (tấn) | DT tôm TCT (ha) | SL tôm TCT (tấn) | ||
1 | Quảng Ninh | 11.600 | 16.500 | 6.600 | 6.600 | 1.500 | - | - | 5.000 | 15.000 |
2 | T.P Hải Phòng | 4.400 | 7.632 | 2.400 | 2.400 | 1.632 | - | - | 2.000 | 6.000 |
3 | Thái Bình | 4.000 | 4.487 | 3.000 | 3.000 | 1.487 | - | - | 1.000 | 3.000 |
4 | Nam Định | 4.600 | 6.000 | 3.100 | 3.100 | 1.500 | - | - | 1,500 | 4.500 |
5 | Ninh Bình | 2.500 | 2.500 | 2.000 | 2.000 | 1.000 | - | - | 500 | 1.500 |
6 | Thanh hóa | 7.000 | 7.800 | 4.000 | 4.000 | 1.800 | - | - | 3.000 | 6.000 |
7 | Nghệ An | 5.020 | 9.600 | 20 |
| - | 20 | 600 | 5.000 | 9.000 |
8 | Hà Tĩnh | 4.500 | 9.924 | 500 | 500 | 924 | - | - | 4.000 | 9.000 |
9 | Quảng Bình | 2.000 | 8.800 | 400 |
| - | 400 | 800 | 1.600 | 8.000 |
10 | Quảng Trị | 1.500 | 8.800 | 500 | 500 | - | - | 800 | 1.000 | 8.000 |
11 | Thừa Thiên Huế | 6.500 | 19.500 | 4.500 | 3.500 | 3.000 | 1.000 | 1.500 | 2.000 | 15.000 |
12 | T.P Đà Nẵng | 100 | 300 | - | - | - | - | - | 100 | 300 |
13 | Quảng Nam | 4.610 | 12.139 | 610 | 110 | 2.239 | 500 | 900 | 4.000 | 9.000 |
14 | Quảng Ngãi | 2.500 | 5.700 | 500 | - | - | 500 | 1.200 | 2.000 | 4.500 |
15 | Bình Định | 3.929 | 16.338 | 1.116 | 1.116 | 593 | - | - | 2.813 | 15.745 |
16 | Phú Yên | 1.943 | 10.050 | 300 | - | - | 300 | 577 | 1.643 | 9.473 |
17 | Khánh Hòa | 3.960 | 8.062 | 460 | 450 | 520 | 10 | 42 | 3.500 | 7.500 |
18 | Ninh Thuận | 3.527 | 6.144 | 50 | 40 | 114 | 10 | 30 | 3.477 | 6.000 |
19 | Bình Thuận | 2.525 | 6.075 | 25 | - | - | 25 | 75 | 2.500 | 6.000 |
20 | Bà Rịa - Vũng Tàu | 6.800 | 8.231 | 3.300 | 3.120 | 1.871 | 180 | 360 | 3.500 | 6.000 |
21 | T.P HCM | 6.860 | 30.465 | 3.243 | 2.743 | 1.636 | 500 | 1.100 | 3.617 | 27.729 |
22 | Long An | 4.650 | 19.125 | 1.650 | 150 | 75 | 1.500 | 4.050 | 3.000 | 15.000 |
23 | Tiền Giang | 6.000 | 12.800 | 3.000 | 2.000 | 4.000 | 1.000 | 1.800 | 3.000 | 7.000 |
24 | Bến Tre | 36.197 | 101.170 | 26.197 | 19.197 | 14.500 | 7.000 | 17.820 | 10.000 | 68.850 |
25 | Trà Vinh | 29.000 | 78.447 | 17.000 | 9.000 | 6.447 | 8.000 | 17.000 | 12.000 | 55.000 |
26 | Sóc Trăng | 67.115 | 142.088 | 28.115 | 8.000 | 5.600 | 20.115 | 54.195 | 39.000 | 82.293 |
27 | Bạc Liêu | 123.974 | 189.005 | 112.974 | 90.974 | 48.370 | 22.000 | 55.000 | 11.000 | 85.635 |
28 | Cà Mau | 280.000 | 232.677 | 268.750 | 265.000 | 115.942 | 3.750 | 33.735 | 11.250 | 83.000 |
29 | Kiên Giang | 112.190 | 119.391 | 105.190 | 102.000 | 35.000 | 3.190 | 8.416 | 7.000 | 75.975 |
30 | Hậu Giang | 500 | 250 | 500 | 500 | 250 |
|
|
|
|
Tổng | 750.000 | 1.100.000 | 600.000 | 530.000 | 250.000 | 70.000 | 200.000 | 150.000 | 650.000 |
PHỤ LỤC IIIc
PHÂN BỔ CHỈ TIÊU DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG TÔM HÙM ĐẾN NĂM 2020 VÀ NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025 tại Quyết định số 79/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ)
TT | Địa phương | Tôm hùm năm 2015 | Tôm hùm đến năm 2020 | Tôm hùm đến năm 2025 | ||||
Số lồng | Sản lượng (Tấn) | Thể tích (m3) | Sản lượng (Tấn) | Thể tích (m3) | Diện tích mặt đất (ha) | Sản lượng (Tấn) | ||
1 | Quảng Bình |
|
|
|
|
| 20 | 60 |
2 | T.P Đà Nẵng |
|
| 5.000 | 10 | 5.000 | - | 10 |
3 | Quảng Nam |
|
|
|
|
| 20 | 60 |
4 | Quảng Ngãi | 610 | 24 | 20.000 | 40 | 20.000 | 20 | 100 |
5 | Bình Định |
| 16 | 6.000 | 40 | 7.500 | 20 | 75 |
6 | Phú Yên | 23.627 | 630 | 475.000 | 1.225 | 553.500 | 40 | 1.280 |
7 | Khánh Hòa | 28.455 | 844 | 415.000 | 1.025 | 515.000 | 40 | 1.100 |
8 | Ninh Thuận | 283 | 19 | 75.000 | 150 | 75.000 | 20 | 210 |
9 | Bình Thuận | 25 | 1 | 4.000 | 10 | 24.000 | - | 105 |
Tổng cộng | 53.000 | 1.535 | 1.000.000 | 2.000 | 1.200.000 | 180 | 3.000 |
PHỤ LỤC IIId
PHÂN BỔ CHỈ TIÊU DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG TÔM CÀNG XANH ĐẾN NĂM 2020 VÀ NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025 tại Quyết định số 79/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ)
TT | Địa phương | Tôm Càng xanh năm 2020 | Tôm Càng xanh năm 2025 | ||
Diện tích (ha) | Sản lượng (tấn) | Diện tích (ha) | Sản lượng (tấn) | ||
1 | Ninh Bình | 10 | 10 | 50 | 50 |
2 | Hà Tĩnh | 1 | 1 | 1 | 1 |
3 | T.P Hồ Chí Minh | 50 | 50 | 200 | 200 |
4 | Long An | 1.000 | 1.000 | 1.500 | 2.250 |
5 | Bến Tre | 2.240 | 2.000 | 6.000 | 7.500 |
6 | Trà Vinh | 2.937 | 5.000 | 6.000 | 7.223 |
7 | Sóc Trăng | 1.000 | 3.000 | 6.500 | 5.222 |
8 | Bạc Liêu | 6.000 | 7.792 | 6.000 | 9.000 |
9 | Cà Mau | 10.000 | 2.000 | 13.000 | 12.267 |
10 | Kiên Giang | 5.050 | 3.535 | 5.075 | 5.000 |
11 | Hậu Giang | 50 | 50 | 100 | 100 |
12 | An Giang | 300 | 700 | 1.500 | 1.275 |
13 | Đồng Tháp | 1.123 | 4.623 | 3.442 | 3.958 |
14 | Đồng Nai | 100 | 100 | 200 | 300 |
15 | Hậu Giang | 6 | 6 | 50 | 75 |
16 | T.P Cần Thơ | 50 | 50 | 200 | 300 |
17 | Tây Ninh | 1 | 1 | 5 | 10 |
18 | T.P Hà Nội | 15 | 15 | 50 | 75 |
19 | Hải Dương | 13 | 13 | 50 | 75 |
20 | Hà Giang | 1 | 1 | 5 | 10 |
21 | Điện Biên | 1 | 1 | 5 | 10 |
22 | Lào Cai | 6 | 6 | 6 | 9 |
23 | Phú Thọ | 45 | 45 | 60 | 90 |
24 | Cao Bằng | 1 | 1 | 1 | 1,5 |
Tổng cộng | 30.000 | 30.000 | 50.000 | 55.000 |
THE PRIME MINISTER
Decision No. 79/QD-TTg dated January 18, 2018 of the Prime Minister on introducing the national action plan on development of Vietnam’s shrimp industry by 2025
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on Fishery dated November 26, 2003;
Pursuant to the Prime Minister s Decision No. 1690/QD-TTg dated September 16, 2010 on approval of the Strategy for development of Vietnam’s fishery industry by 2020;
In the light of the request of the Minister of Agriculture and Rural Development,
DECIDES
Article 1.To attach with the national Action Plan on Development of Vietnam’s Shrimp Industry by 2025.
Article 2.ThisDecision takes effect on the signing date.
Article 3.Minister of Agriculture and Rural Development, Ministers, Heads of Ministry-level agencies, Chairpersons of People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces, and other organizations and individuals involved, shall implement this Decision./.
For the Prime Minister
The Deputy Prime Minister
Trinh Dinh Dung
NATIONAL ACTION PLAN
ON DEVELOPMENT OF VIETNAM’S SHRIMP INDUSTRY BY 2025
(Issued with the Decision No. 79/QD-TTg dated January 18, 2018 of the Prime Minister)
1. Objectives
a) The overall objectives
To develop the Vietnam’s shrimp industry into the production industry which is large-scale, sustainable and adaptable to climate change, and protects the ecosystem; improve quality, value, production efficiency and competitive capacity of Vietnamese shrimp products with the aim of offering benefits to people, enterprises and domestic economy.
b) The specific objectives
- 2017 – 2020 period:
Increase productivity, production quantity, quality and value of Vietnamese shrimp products by stimulating application of technological advances and production reorganization; build necessary backgrounds to boost fast and sustainable growth in the subsequent period. Certain specific indicators:
+ Shrimp export turnover is envisaged to reach USD 5.5 billion (the average growth rate of 10.79%/year), including USD 4.5 billion in the export turnover of brackish-water shrimp products;
+ Total area intended for culture of brackish-water shrimps is expected to reach 710,000 ha; 30,000 ha for concentrated farming of giant river prawns and 1,000,000 m3of cage for raising lobsters;
+ Total shrimp production is expected to reach 832,500 tons (the expected average growth rate of 5.63%/year). Total production of brackish-water shrimps, giant river prawns and lobsters is expected to reach 800,000, 30,000 and 2,500 tons, respectively.
- 2021 – 2025 period:
The hi-tech shrimp farming industry plans to take shape at key production areas; organic shrimp farming zones are encouraged to apply technological advances to boost production and value of shrimp products by taking advantage of systematic production forms; physical infrastructure systems and engineering services are developed to attain a high level of consistency. Certain specific indicators:
+ Shrimp product export turnover is envisaged to reach USD 10 billion (the average growth rate of 12.7%/year), including USD 8.4 billion in the export turnover of brackish-water shrimp products;
+ Total area intended for culture of brackish-water shrimps is expected to reach 750,000 ha; 50,000 ha for concentrated farming of giant river prawns and 1,000,000 m3 of cage for raising lobsters;
+ Total shrimp production is expected to reach 1,153,000 tons (the expected average growth rate of 6.73%/year). Total production of brackish-water shrimps, giant river prawns and lobsters is expected to reach 1,100,000, 50,000 and 3,000 tons, respectively.
2. Development orientation:
- Make the best of potentials in natural conditions (especially natural advantages in farming of tiger prawns), advantages in markets and processing technologies as well as people s traditional and customary practices in order to develop the shrimp industry to become efficient, sustainable and adaptable to climate change.
- Make the shrimp industry grow on a large scale, and apply high technologies and engineering breakthroughs that are environmentally friendly and accord with region-specific ecological characteristics to increase production, create a large quantity of high-quality products (i.e. those that are accredited such as eco-friendly, organic and GAP shrimps). Aim at putting an end to use of chemicals and antimicrobials in all culture methods and all stages of production and circulation of shrimp products.
- Closely align production to consumption market demands; improve quality and build commercial brands of Vietnamese shrimp products.
- Invest in developing the shrimp industry according to the concept of systems and value chains with emphasis on enterprises that play their role as guides and driving forces in the entire value chain.
- Reorganize production activities with a view to promoting cooperation and connection with small-scale manufacturing establishments to establish concentrated raw material production zones which are on a large scale and act as central point connecting enterprises supplying input materials and consuming products.
3.Tasks
a) Intensive and semi-intensive brackish-water shrimp culture
- Carry out review of the planning and develop industrial and hi-tech shrimp production zones, especially in the Mekong Delta and the Central Coast (without needing to give incentives to develop the intensive shrimp culture at organic shrimp and mangrove shrimp farms, and zones where water supply is not steady).
- Invest in developing three-phase power supply systems to meet power demands at industrial brackish-water culture zones; develop and improve transportation, water resources facilities and infrastructure systems necessary for production activities, especially in the Mekong Delta and Central Coast.
- Encourage development of domestic ancillary industries serving the needs of the shrimp aquaculture.
- Raise an adequate number of high quality (i.e. disease-free and fast-maturing) shrimp fry to serve the needs of the shrimp farming industry (an estimated quantity of roughly 500,000 – 600,000 of parent shrimps and 150 – 200 billion of young shrimps).
- Increase productivity, production quantity and quality of shrimp products by applying new engineering and technological solutions.
b) Organic, ecological and extensive brackish-water shrimp culture
- Carry out review of the predetermined planning and develop large-scale and concentrated ecological and organic shrimp farms located in Ca Mau, Kien Giang, Bac Lieu, Soc Trang, Ben Tre and Tra Vinh. Develop Ca Mau province into an ecologically (mangrove, rice paddy and organically)-raised shrimp center in the nation.
- Invest in building and improving major and central infrastructure facilities (e.g. traffic systems, irrigation and water drainage canals) to serve the needs in concentrated and large-scale ecologically-raised or organically-raised shrimp zones.
- Domesticate, selectively breed and farm an adequate number of high quality shrimps (i.e. those that mature fast and are resistant to specific dangerous diseases) to serve commercial purposes (about 100,000 – 150,000 of parent shrimps and 40 – 45 billion of young shrimps, estimated by 2025).
- Increase productivity, production quantity and quality of shrimp products, and increase the average productivity of ecologically or organically raised shrimps to more than 700kg/ha/year in 2025.
c) Farming of giant river prawns
- Review the predetermined planning and invest in improvement of infrastructure of Mekong Delta’s concentrated giant river prawn farming zones located in areas endowed with potential and favorite conditions.
- Produce and supply giant river prawn fry that ensure conformity with prescribed quality standards and are of adequate quantity (2 – 3 billion of shrimp fry/year estimated by 2025) to serve commercial purposes.
- Raise giant river prawns for commercial purposes that ensure stability, effectiveness and sustainability in productivity and quality standards.
d) Lobster farming
- Carry out examination and arrangement of lobster farming zones in Central Coast provinces running from Quang Ngai to Binh Thuan, especially in Khanh Hoa, Phu Yen and Binh Dinh; increase farming productivity and quantity based on development of product consumption markets.
- Strictly manage and supervise capture of natural shrimp fry; strictly control quality of imported shrimp fry; research into and apply the process of manufacturing artificial feeds and breeding techniques in order to actively provide an adequate number of young shrimps for commercial purposes.
- Strictly manage and control farming facilities, carry out monitoring of environment at farming zones, prevention and treatment of diseases, especially the white spot disease, and control use of drugs and chemicals in the lobster aquaculture.
dd) Processing and consumption of shrimp product
- Review and promote shrimp processing capacity and technologies to match productivity of shrimps used as raw materials and meet consumption market demands.
- Apply advanced management procedures and technologies at shrimp harvest, transportation, processing and storage stages with the aim of consuming less fuel, reducing production costs and increasing proportion of value-added shrimp products.
- Strictly manage and control procurement of shrimps used as input materials; duly control product quality and effectively prevent injection with illegal solutions into shrimp products.
- Closely control quality and actively adjust volume and time of import of shrimps used as input materials in a rational manner to serve the needs of processing of shrimps for export according to the principles of exploiting market opportunities, ensuring the ongoing processing operation and no adverse impacts on domestic production of shrimps used as input materials.
- Keep existing markets and expand to potential export markets;
- Provide necessary conditions for consumption of lobster and giant river prawn products and change into formal export of these products.
4. Implementation solutions
a) Organization and management of production activities
- Develop models of cooperation and partnership between small-scale and distributed production facilities into cooperative unions, cooperatives or professional union branches to establish large, concentrated areas intended for production of raw materials and act as focal points connecting enterprises supplying input materials and consuming products according to the value chain, and skip intermediate stages.
- Research and develop private sector enterprises specializing in raising, processing and consuming shrimp products in specific shrimp aquaculture areas in order to increase production efficiency and product value.
- Check and control systems for production and distribution of shrimp fry, aqua-feeds, medications, chemicals and input materials used in the shrimp industry across the nation; carry out environmental monitoring activities and strictly control epidemic conditions at concentrated shrimp aquaculture zones; closely monitor water supply and wastewater of shrimp farming and processing facilities.
- Provide incentive treatment and favorable conditions for organizations or individuals applying technological advances, innovative and eco-friendly management methods at concentrated shrimp aquaculture zones; gradually replace chemicals by bio-products, and avoid using antimicrobials used in shrimp production.
- Experiment with numbering and assigning identity codes to shrimp culture ponds and zones to serve the purposes of management and tracking of origin of shrimp products.
- Establish, revise and perfect the regulatory framework on production conditions, national standards and regulations, production processes and engineering norms at all of stages in the shrimp value chain, in specific types of production and specific shrimp products.
b) Science, technology and aquaculture extension
- Promote research on application of new technologies, especially outstanding ones, which fit into specific stages in the line of production of raw materials (e.g. young shrimps, aqua-feeds, drugs, environmental treatment preparations and equipment), and such stages as commercial cultivation, processing, storage and consumption of shrimp products.
- Carry out assessment and review of successful production models in the real life to disseminate, propagate and multiply them (for example, techniques in caring for shrimp fry prior to release into grow-out compartments, release of larger sized shrimps; combination of shrimp aquaculture with cultivation of aquatic plants, supply of aqua-feeds, use of bio-products in ecologically and organically-raised shrimp ponds, etc.) in order to increase aquaculture production efficiency.
- Diversify and expand forms of dissemination of shrimp aquaculture information, training and transfer of technologies to aqua-farmers. Regularly assess effectiveness of aquaculture extension services for the purpose of drawing up plans for dissemination and propagation of shrimp aquaculture techniques which must fit into conditions of specific aquaculture zones.
- Concentrate on research on and select shrimp fry which mature fast and are free of diseases in order to actively supply them to intensive and semi-intensive shrimp aquaculture zones, and those which are resistant to several common diseases in order to supply them to extensive, ecological and organic aquaculture zones; and all-male giant river prawn fry for commercial raising purpose.
- Research and completely develop technologies to become proactive in domestically manufacturing aqua-feeds, bio-products and veterinary drugs for the shrimp industry; actively take measures to control environment, epidemics, treat wastes discharged from the shrimp industry.
- Promote transfer, up-gradation and application of advanced technologies for processing of shrimps in order to increase the proportion of products that have added value, ensure food safety and serve the needs of import markets.
- Apply the world s innovative information technologies and management practices to the shrimp industry; apply computing and remote sensing technologies to environmental, epidemic management and stages in the production line at concentrated shrimp aquaculture zones.
c) Market development
- Enhance information research, building and update of the database of domestic and international markets, consumer s tastes, product categories, market capacity and level of competition with countries manufacturing and exporting shrimps, and use such database as the basis for setting up the plan for development of consumption markets.
- Build and develop exchange centers (e.g. trading floors and auction markets) and hi-tech centers intended for promotion and supply of input materials (even including financing and technologies), and consumption of shrimp products, for the purpose of ensuring market transparency; enable enterprises to market shrimp products directly to distribution, retailing systems and consumers.
- Stimulate the negotiation process for trading promotion, uphold traditional shrimp export markets, cooperate in immediately removing barriers to hike up the export of Vietnamese shrimp products to potential markets in the region and the globe. Focus on development of formal export of shrimp products to the Chinese market (especially export of lobsters and giant river prawns). Concurrently bolster inspection, control and on-time handling of violations arising from traders’ local procurement of shrimps and informal cross-border transportation.
- Increase public-private partnerships in promotion of products, building of brands and geographical indications for Vietnamese shrimp products in key markets.
- Provide enterprises and manufacturers, through communication and propagation activities, with clauses in free trade agreements between Vietnam and other countries in the region and the world, as well as with relevant regulations governing export markets, in order to enhance market development competency, establish proper production and business strategies.
- Provide support for and protect legitimate interests of shrimp enterprises and manufacturers in competition and anti-dumping cases.
- Organize shrimp production activities to ensure they conform to reliable international accreditations or certifications, such as Natuland, GlobalGAP, ASC, BAP, etc. in order to gain instant market access and meet consumer’s needs and tastes, raise value of Vietnamese shrimp products and aim at sustainable development.
d) Adaptation to climate change and environmental pollution
- Integrate climate change and sea level rise scenarios into programs, proposals and projects for concentrated shrimp farming development in order to come up with timely and effective response plans and solutions.
- Complete systems for receiving information and warnings about climate change and environmental pollution impacts and transmitting them to organizations or individuals participating in the value chain of the shrimp industry in a fast, accurate and timely manner in order to take effective preventive and imitative actions and measures.
- Research and develop shrimp aquaculture models adaptable to climate change occurring in specific ecological zones; concurrently, carry out assessment and review of effective production models adaptable to climate change in order to widely disseminate and provide instructions for use of such models to shrimp aqua-farmers.
- Promote environmental monitoring and apply the green production technology to the entire shrimp production chain.
- Develop a mechanism for inter-sectoral cooperation in effective management of public water supply for economic operations, prevention of environmental pollution, restriction upon conflicts and negative impacts arising in the process of using such public water supply.
dd) Policy mechanism
- Policies on science and technology:
+ Provide incentives for activities such as research, import and transfer of high, advanced and eco-friendly technologies for production carried out at stages of the shrimp value chain;
+ Encourage enterprises to put their investment in conducting researches and cooperating with public research institutions on making the most of physical facilities and resources in order to speed up the progress of technological research for development of the shrimp industry (in particular, selective breeding of shrimps, manufacturing of shrimp aqua-feeds and equipment serving the hi-tech shrimp aquaculture needs).
- Policies on allocating and leasing land and water surfaces for shrimp farming purposes:
+ Establish and implement policies on accumulation, reorganization and consolidation of agricultural land plots to create large-scale and concentrated aquaculture zones in order to improve shrimp product competitiveness;
+ Adjust the allowable amount of agricultural land specific to regions, users and technologies in order for enterprises and people to feel secure to put their investment in production;
+ Complete and actualize policies on allocation and lease of coastal land intended for lobster aquaculture in the Central Coast’s provinces.
- Policies on taxes and fees:
Develop particular incentive policies on taxes and fees to encourage organizations and individuals to put more investments in raising, processing and exporting shrimps. These particular policies must be aligned with commitments, international treaties and bilateral or multilateral trade agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a party.
- Policies on credit:
+ Continue effective implementation of existing credit programs and policies in the agriculture and rural sector, including the shrimp industry;
+ Enable enterprises and people to have access to banks credit facilities for business investment and development.
- Policies on insurance:
+ Develop the insurance mechanism available at all stages in the chain of shrimp production, especially at shrimp breeding and commercial shrimp culture stages; provide small-scale shrimp farming households and cooperatives with support policies for purchase of insurance;
+ Encourage insurance enterprises to provide insurance coverage for the Vietnamese shrimp industry.
e) Policies on training and development of high-quality workforce to meet the needs of the shrimp industry.
- Reform, improve and expand human resource training centers to serve the shrimp industry s needs. Stimulate research and training establishments to build a connection with shrimp production enterprises, farms and facilities to accelerate application of technical and technological advances to production activities.
- Train highly-qualified officers to conduct researches and carry out shrimp industry management; call for private sector involvements in training employees directly working in the entire shrimp production chain (in connection with enterprises), and aim at providing training to meet recruiter’s and market demands.
- Organize training and drilling sessions, provide instructions and support for development of farm field-trip models for breeding of young shrimps and cultivation of commercial shrimps with the intention of enabling manufacturers and enterprises to have access to technological inventions.
g) International cooperation
- Maintain ongoing development of cooperation, joint venture and partnership in sectors, such as research on production of young shrimps (especially selection of disease-free and disease-resistant parent shrimps), environmental and epidemic control, shrimp rearing and processing technologies, with regional and other worldwide countries.
- Foster international cooperation in training highly-qualified officers to serve the shrimp industry s needs and approach new technologies on time.
h) Funding sources
- Diversify mobilized finances associated with program, proposal and project funds which have been approved and are currently invested in developing infrastructure of concentrated aquaculture zones.
- Call for private sector involvements in funding for development of the shrimp industry.
- Supplement the shrimp industry investment and development fund with ODA fund to succeed in implementing the plan for development of the shrimp industry.
i) List of programs, proposals and projects given investment priority (Attached Appendix II hereto attached)
5.Implementation organization
a) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall preside over and cooperate with the Ministry of Public Security, the Ministry of Science and Technology, relevant ministries, sectoral administrations and local authorities in:
- Reviewing and guiding local jurisdictions to establish the plan for development of the shrimp industry in alignment with developmental potentiality and orientation to attain objectives specified in the National Action Plan.
- Establishing incentive and preference policies for investments in all stages in the chain of production of brackish-water shrimps, giant river prawns and lobsters.
- Outlining and implementing the plan for development of human resources to serve the Vietnamese shrimp industry’s developmental needs.
- Implementing the Proposal for development of the national product with respect to high-quality brackish-water shrimps in order to raise value and competition of Vietnamese shrimp products.
- Revising and completing regulations, technical regulations, standards and norms to effectively manage the value chain of production of brackish-water shrimps, giant river prawns and lobsters.
- Taking charge of reorganizing production activities with the aim of promoting chain-specific co-operations and affiliations; preparing a final and assessment report on efficient shrimp production models before they can be introduced to aqua-farmers.
- Working towards establishment of Vietnam Shrimp Association.- Directing more concentration on environmental monitoring services carried out at concentrated shrimp aquaculture zones; strictly supervising and control shrimp diseases; carry out control and management of quality of shrimp fry, input materials and facilities manufacturing, trading, procuring and processing of shrimp products under their relevant jurisdiction.
- Cooperating with relevant ministries and sectoral administrations in a timely manner to lift trade barriers imposed on the Vietnamese shrimp industry.
- Proposing solutions to managing and regulating import of shrimps used as input materials based on actual assessments, and balancing domestic production of input shrimps and processing of shrimps for export.
- Keeping on effective implementation of the Proposal for control and prevention of illegal injection with solutions into shrimp materials, and production and trading of shrimp products injected with illegal solutions, all of which are covered in the Prime Minister’s Decision No. 2419/QD-TTg dated December 13, 2016.
- Formulating and implementing programs, proposals and projects under their authority, specified in the attached Appendix II hereof.
- Proposing adjustment to state budget allocations to priority-given projects in which investment is derived from mid-term provisional investment funds that have been distributed for the period of 2016 – 2020, and proposing investment finances for the period 2021 – 2025.
- Recommending mechanisms for cooperation with relevant ministries, sectoral administrations and local authorities in management and organization of production activities and consumption of Vietnamese shrimp products.
- Submitting a review report on implementation of the Plan which is prepared periodically or upon request to the Prime Minister; seeking the Prime Minister’s approval of recommended actions on handling of difficulties and problems arising during the process of implementation of the Plan.
b) The Ministry of Science and Technology shall preside over and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development, relevant ministries and sectoral administrations in:
- Developing mechanisms and policies for mobilization of resources acquired through investment and cooperation of domestic and foreign enterprises, organizations and individuals in research on and application of scientific and technological achievements for the shrimp industry s growth.
- Formulating and implementing programs, proposals and projects under their authority, specified in Appendix II hereof.
c) The Ministry of Industry and Trade shall preside over and cooperate with the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Agriculture and Rural Development, relevant ministries and sectoral administrations in:
- Establishing and updating the domestic and foreign market database; building the system for providing market and price-related information to relevant entities, enterprises and aqua-farmers.
- Building and implementing proposals and tasks of trade promotion and market expansion; lift trade barriers and handle trade disputes related to Vietnamese shrimp products in a timely manner.
- Providing enterprises with support for building, protection and development of Vietnamese shrimp brands.
- Proposing measures and strictly controlling informal border trades in shrimps that should be gradually transformed into the formal export of shrimps.
d) The Ministry of Planning and Investment shall preside over and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development, relevant ministries and sectoral administrations in:
- Proposing measures to mobilize resources (including ODA fund) to set up and implement shrimp industry development programs, proposals and projects.
- Offering alternatives for supplementation of resources necessary for implement the National Action Plan on development of the Vietnamese shrimp industry.
- Assessing programs, proposals and projects, and giving financing priority for development of infrastructure of shrimp breeding zones and concentrated shrimp aquaculture zones specified in the mid-term plan for the period 2016 – 2020 after receiving the Prime Minister’s approval and making necessary modifications.
- Proposing plans for timely fund allocations that finance evaluated and approved projects.
dd) The Ministry of Finance shall preside over and cooperate with relevant ministries and sectoral administrations in:
- Cooperating with the Ministry of Planning and Investment in state budget allocations to fund projects for development of infrastructure of concentrated shrimp aquaculture zones and priority-given scientific tasks.
- Allocating funds for training of workforce to serve the needs for the shrimp industry’s growth needs.
- Allocating funds in a timely manner, depending on the actual conditions, in order to implement programs, proposals and projects integrated into this Plan.
- Providing guidance on imposition of preferential interest rates on projects for investment in power infrastructure at concentrated zones intended for industrial aquaculture of shrimps.
- Providing guidance on use of state budget allocations to implement programs, proposals and projects integrated into this Plan.
e) The Ministry of Natural Resources and Environment shall preside over and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development, relevant ministries and sectoral administrations in:
- Formulating policies on consolidation, reorganization and accumulation of agricultural land lots intended for shrimp production activities, depending on specific ecological zones.
- Researching amendments to regulations on award of the certificate of land use right and ownership of property associated with land, providing guidance on certification of ownership of property associated with agricultural land, including property formed on agricultural land belonging to hi-tech agricultural projects, providing enterprises with most favorable conditions with respect to implementation of procedures for registration of fund borrowing transactions with banks.
- Providing instructions for allocation and lease of marine zones serving shrimp raising purposes.
- Establishing and providing guidance on implementation of regulations on management and environmental protection at all stages of the shrimp production chain.
- Developing and proposing plans and scenarios to respond to climate change and environmental pollution that are likely to affect the shrimp industry.
g) The State Bank of Vietnam shall cooperate with relevant ministries and sectoral administrations in:
- Formulating fund mobilization mechanisms and policies, and directing state-owned commercial banks and credit institutions to establish mechanisms for grant of preferential loans for development of the shrimp industry with particular attention paid to mechanisms that ensure that aqua-farmers may have access to proper loans to serve their production needs.
- Researching increase in the limit and duration of loans granted to organizations or individuals involved in development of the shrimp industry, especially new and eco-friendly technology research and application organizations.
h) The Electricity Corporation of Vietnam shall preside over and cooperate with local authorities in:
- Reviewing and assessing the current status of power supply systems located at concentrated shrimp aquaculture zones specified in approved planning schemes across the nation.
- Allocating resources and investing in infrastructure to ensure sufficient power provided to concentrated and hi-tech industrial shrimp aquaculture zones.
i) People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces where shrimp production establishments are located:
- Establishing and issuing incentive policies to call for enterprise’s investments in the shrimp industry; developing local cooperative models that rear and process shrimps.
- Strictly controlling production and trading of shrimp fry, aqua-feeds, veterinary drugs and environmental remediation agents used in shrimp production and imposing strict sanctions on violations arising within these local jurisdictions.
- Setting up the regional connection plan to make the most of shrimp production and business advantages; reviewing the predetermined planning, establishing concentrated shrimp production centers powered by high technologies, developing ecological and organic shrimp aquaculture zones.
- Providing adequate funding to ensure due implementation of monitoring, environmental warning and epidemic prevention activities; informing the status of markets, diseases and environmental pollution to aqua-farmers.
- Advising and instructing people to apply scientific advances, technologies and equipment that consume less power and renewable energy during the shrimp production process.
- Consulting indices related to the shrimp industry that are determined herein to establish detailed action plans and implementing these plans effectively within these local jurisdictions.
k) Trade associations and unions:
- Guiding members to strictly comply with legislative regulations on cultivation, processing and export of shrimp products.
- Protecting legitimate rights and benefits of people who are involved in production and business activities in the shrimp value chain; building close relationships between parties concerned in the shrimp value chain and banks, research institutes, regulatory authorities and consumers.
- Cooperating with regulatory authorities in outlining the strategy to stimulate export, trade promotion and market development activities, resolve trade disputes, eliminate technical barriers to farming, processing and export of Vietnamese shrimp products.
- Assisting in market analysis, forecast and supply of market information to organizations and individuals rearing, processing and exporting shrimp products.
APPENDIX I
INDICATORS OF THE SHRIMP INDUSTRY’S GROWTH BY 2025
(Issued together with the National Action Plan on development of Vietnam
s shrimp industry by 2025 in the Prime Minister’s Decision No. 79/QD-TTg dated January 18, 2018)
No. | Items | Unit | Year 2016 | Year 2020 | Year 2025 | Growth in the 2016 - 2020 period | Growth in the 2020 - 2025 period |
Stocking area | ha | 714,239 | 740,000 | 800,000 | 0.89% | 1.57% | |
1 | Giant tiger prawns | ha | 600,000 | 600,000 | 600,000 | 0.00% | 0.00% |
- | Extensive and improved extensive culture | - | 565,161 | 555,000 | 540,000 | -0.45% | -0.55% |
- | Semi-intensive and intensive culture | - | 35,238 | 45,000 | 60,000 | 6.30% | 5.92% |
2 | White-leg shrimps | - | 94,246 | 110,000 | 150,000 | 3.94% | 6.40% |
3 | Giant river prawns | - | 19,993 | 30,000 | 50,000 | 10.68% | 10.76% |
4 | Lobsters | m3 | 800,000 | 1,000,000 | 1,200,000 | 5.74% | 3.71% |
Production quantity | ton | 668,814 | 832,500 | 1,153,000 | 5.63% | 6.73% | |
1 | Giant tiger prawns | - | 263,853 | 320,000 | 400,000 | 4.94% | 4.56% |
- | Extensive and improved extensive culture | - | 154,083 | 170,000 | 180,000 | 2.49% | 1.15% |
- | Semi-intensive and intensive culture | - | 109,770 | 150,000 | 220,000 | 8.12% | 7.96% |
2 | White-leg shrimps | - | 393,429 | 480,000 | 700,000 | 5.10% | 7.84% |
3 | Lobsters | - | 1,800 | 2,500 | 3,000 | 8.56% | 3.71% |
4 | Giant river prawns | - | 9,732 | 30,000 | 50,000 | 32.50% | 10.76% |
Export turnover | Mil. USD | 3,650 | 5,500 | 10,000 | 10.79% | 12.70% | |
1 | Giant tiger prawns* | - | 930 | 1,500 | 2,900 | 12.69% | 14.09% |
2 | White-leg shrimps | - | 1,956 | 3,000 | 5,500 | 11.29% | 12.89% |
3 | Lobsters | - | 80 | 100 | 200 | 5.74% | 14.87% |
4 | Giant river prawns | - | 20 | 50 | 100 | 25.74% | 14.87% |
5 | Informal shrimp export | - | 100 | 100 | 100 | 0.00% | 0.00% |
6 | On-the-spot export | - | 300 | 450 | 900 | 10.67% | 14.87% |
7 | Other shrimps (caught in the natural environment)* | - | 264 | 300 | 300 | 3.25% | 0.00% |
*Sourced from 2016 statistical data released by Customs.
APPENDIX II
CHART OF INVESTMENT PROGRAMS, PROPOSALS AND PROJECTS
(Issued together with the National Action Plan on development of Vietnam
s shrimp industry by 2025 in the Prime Minister’s Decision No. 79/QD-TTg dated January 18, 2018)
No. | Investment programs/proposals/projects | Objectives | Presiding authorities | Cooperating authorities | Implementation schedule | Funding source |
1 | General proposal for development of Vietnam’s shrimp industry by 2030. | - Selectively breed and domesticate giant tiger prawns and white-leg shrimps of which quality and quantity are assured. Aim at autonomously providing 100% of parent shrimps conforming to expected quality standards for production purposes. - Boost productivity and production of giant tiger prawns and white-leg shrimps. - Develop complete engineering infrastructure intended for the shrimp industry. - Develop ancillary industries serving the needs of Vietnam’s shrimp industry by 2025 - Complete incentive policies for the shrimp industry s growth. | The Ministry of Agriculture and Rural Development | - The Ministry of Science and Technology - The Ministry of Finance - The Ministry of Planning and Investment - The Ministry of Industry and Trade - People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces - Enterprises and economic sectors - Trade associations and unions | 2018 - 2030 (Finish formulation of the 2017 Proposal) | - State budget allocations: In the 2018 - 2020 period, allocate mid-term provisional funds of the state budget for the 2016 - 2020 period; allocate state planned budget funds of the state budget for the 2021 – 2030 period. - Approved programs, proposals and projects. - ODA fund. - Funds contributed by the private sector. |
2 | Program for investing in development of 3-phase power supply infrastructure at concentrated shrimp zones. | - Ensure adequate 3-phase power supply to concentrated shrimp zones. | Vietnam Electricity Corporation | - Relevant ministries and sectoral administrations. - People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces | 2018 -2025 (Finish formulation of the 2018 Program) | - State budget fund allocated in the form of preferential loan. - Funds contributed by the private sector. |
3 | Proposal for “Improving efficiency and sustainably developing Ca Mau’s shrimp industry by 2025 with vision towards 2030”. | - Develop Ca Mau’s shrimp industry into the production industry which is largest in the Mekong Delta and the entire country (especially ecologically-raised shrimps) by applying proper production models, advanced culture technologies to increase productivity, production, quality and competition of Ca Mau s shrimp products, and adapt to climate change and protect ecological environment; provide people, enterprises, the provincial and national economy with benefits. | Ca Mau People’s Committee | - The Ministry of Agriculture and Rural Development - Economic sectors. | 2018 -2030 (Finish formulation of the 2017 Proposal) | - State budget funding. - Approved programs, proposals and projects. - ODA fund. - Funds contributed by the private sector. |
4 | Proposal for establishment of Bac Lieu s hi-tech shrimp development zone | Build Bac Lieu’s hi-tech shrimp development zone to support, influence the shrimp industry and spread it to the Mekong Delta, Ca Mau peninsula in general and Bac Lieu province in particular. | Bac Lieu People’s Committee | - The Ministry of Agriculture and Rural Development - Enterprises and economic sectors | 2017-2025 (Finish formulation of the 2017 Proposal) | - State budget funding. - Approved programs, proposals and projects. - ODA fund. - Funds contributed by the private sector. |
5 | Proposal for development of shrimp products into the national key product | - Research and develop Vietnamese line of shrimp products meeting quality standards, having high value and competitiveness by applying new technologies. - Build high-quality shrimp brands of Vietnam to increase competitiveness of Vietnamese shrimp products. | - The Ministry of Science and Technology - The Ministry of Agriculture and Rural Development | - The Ministry of Finance - The Ministry of Industry and Trade - Enterprises - Trade associations and unions | 2017-2020 (Finish formulation of the 2017 Proposal) | - State budget funding. - Approved programs, proposals and projects. - ODA fund. - Funds contributed by the private sector. |
6 | Proposal for development of giant river prawn production and export. | - Boost productivity, production and export turnover of giant river prawns. - Develop and control formal export. | The Ministry of Agriculture and Rural Development | - The Ministry of Industry and Trade - Mekong Delta’s provinces - Trade associations and unions | 2018 - 2025 (Finish formulation of the 2018 Proposal) | - State budget funding. - Approved programs, proposals and projects. - ODA fund. - Funds contributed by the private sector. |
7 | Proposal for development of lobster culture and export. | - Boost productivity, production and export turnover of lobsters. - Develop and control formal export. | The Ministry of Agriculture and Rural Development | - The Ministry of Industry and Trade - Central Coast’s provinces - Trade associations and unions | 2018 - 2025 (Finish formulation of the 2018 Proposal) | - State budget funding. - Approved programs, proposals and projects. - ODA fund. - Funds contributed by the private sector. |
8 | Proposal for promotion of trade and combat against barriers to trade in Vietnamese shrimp products. | - Expand markets in Vietnamese shrimp products. - Provide information and instructions about trade barriers of import markets on time for enterprises. - Proactively combat trade barriers of import countries by expanding markets, increasing value and effectiveness of the shrimp industry. | The Ministry of Industry and Trade | - The Ministry of Agriculture and Rural Development - The Ministry of Foreign Affairs - The Ministry of Public Security - Trade associations and unions | 2018 - 2025 (Finish formulation of the 2018 Proposal) | - State budget funding. - Approved programs, proposals and projects. - ODA fund. - Funds contributed by the private sector. |
APPENDIX IIIa
DISTRIBUTION OF BRACKISH-WATER SHRIMP CULTURE AREA AND PRODUCTION TO LOCAL JURISDICTIONS BY 2020
(Issued together with the National Action Plan on development of Vietnam
s shrimp industry by 2025 in the Prime Minister’s Decision No. 79/QD-TTg dated January 18, 2018)
No. | Local jurisdictions | Brackish-water shrimps | Giant tiger prawns | White-leg shrimps | ||||||
Total area (ha) | Total production (ton) | Giant tiger prawn culture area (ha) | Extensive and improved extensive culture area of giant tiger prawns (ha) | Extensive and improved extensive culture production of giant tiger prawns (ton) | Intensive and semi-intensive culture area of giant tiger prawns (ha) | Intensive and semi-intensive culture production of giant tiger prawns (ton) | White-leg shrimp culture area (ha) | White-leg shrimp culture production (ton) | ||
1 | Quang Ninh | 10,100 | 12,500 | 6,600 | 6,600 | 1,500 | - | - | 3,500 | 11,000 |
2 | Hai Phong city | 3,400 | 6,632 | 2,400 | 2,400 | 1,632 | - | - | 1,000 | 5,000 |
3 | Thai Binh | 3,200 | 2,587 | 3,000 | 3,000 | 1,487 | - | - | 200 | 1,100 |
4 | Nam Dinh | 4,100 | 4,950 | 3,100 | 3,100 | 950 | - | - | 1,000 | 4,000 |
5 | Ninh Binh | 2,250 | 776 | 2,000 | 2,000 | 396 | - | - | 250 | 380 |
6 | Thanh Hoa | 5,000 | 7,100 | 4,000 | 4,000 | 1,800 | - | - | 1,000 | 5,300 |
7 | Nghe An | 3,020 | 7,010 | 20 |
| - | 20 | 10 | 3,000 | 7,000 |
8 | Ha Tinh | 3,060 | 5,924 | 500 | 500 | 924 | - | - | 2,560 | 5,000 |
9 | Quang Binh | 1,465 | 6,600 | 265 |
| - | 265 | 600 | 1,200 | 6,000 |
10 | Quang Tri | 1,500 | 6,800 | 500 | 500 | - | - | 800 | 1,000 | 6,000 |
11 | Thua Thien Hue | 5,500 | 13,500 | 4,500 | 4,000 | 3,000 | 500 | 1,500 | 1,000 | 9,000 |
12 | Da Nang city | 100 | 110 | - | - | - | - | - | 100 | 110 |
13 | Quang Nam | 3,450 | 16,640 | 450 | 110 | 300 | 340 | 340 | 3,000 | 16,000 |
14 | Quang Ngai | 1,540 | 12,040 | 40 | - | - | 40 | 40 | 1,500 | 12,000 |
15 | Binh Dinh | 2,653 | 7,610 | 1,153 | 1,153 | 610 | - | - | 1,500 | 7,000 |
16 | Phu Yen | 2,250 | 9,000 | 250 | - | - | 250 | 462 | 2,000 | 8,538 |
17 | Khanh Hoa | 2,460 | 6,562 | 460 | 450 | 520 | 10 | 42 | 2,000 | 6,000 |
18 | Ninh Thuan | 2,050 | 6,090 | 50 | 40 | 80 | 10 | 10 | 2,000 | 6,000 |
19 | Binh Thuan | 2,025 | 6,012 | 25 | - | - | 25 | 12 | 2,000 | 6,000 |
20 | Ba Ria- Vung Tau | 4,800 | 6,551 | 3,300 | 3,120 | 1,871 | 180 | 180 | 1,500 | 4,500 |
21 | Ho Chi Minh city | 6,364 | 17,233 | 3,287 | 2,987 | 1,333 | 300 | 900 | 3,077 | 15,000 |
22 | Long An | 4,100 | 14,233 | 1,500 | 150 | 683 | 1,350 | 3,425 | 2,600 | 10,125 |
23 | Tien Giang | 3,900 | 9,983 | 2,700 | 2,100 | 2,663 | 600 | 1,320 | 1,200 | 6,000 |
24 | Ben Tre | 33,428 | 84,211 | 25,608 | 23,108 | 5,545 | 2,500 | 15,324 | 7,820 | 63,342 |
25 | Tra Vinh | 25,788 | 66,488 | 19,692 | 15,739 | 6,721 | 3,953 | 19,767 | 6,096 | 40,000 |
26 | Soc Trang | 61,549 | 127,398 | 27,502 | 15,130 | 10,000 | 12,372 | 37,398 | 34,047 | 80,000 |
27 | Bac Lieu | 131,506 | 125,155 | 122,406 | 108,406 | 46,700 | 14,000 | 35,600 | 9,100 | 42,855 |
28 | Ca Mau | 280,000 | 180,205 | 270,250 | 267,000 | 78,370 | 3,250 | 28,735 | 9,750 | 73,100 |
29 | Kien Giang | 99,242 | 80,000 | 94,242 | 84,207 | 32,815 | 10,035 | 3,535 | 5,000 | 43,650 |
30 | Hau Giang | 200 | 100 | 200 | 200 | 100 |
|
|
|
|
Total | 710,000 | 800,000 | 600,000 | 550,000 | 190,000 | 50,000 | 130,000 | 110,000 | 480,000 |
APPENDIX IIIb
DISTRIBUTION OF BRACKISH-WATER SHRIMP CULTURE AREA AND PRODUCTION TO LOCAL JURISDICTIONS BY 2025
(Issued together with the National Action Plan on development of Vietnam
s shrimp industry by 2025 in the Prime Minister’s Decision No. 79/QD-TTg dated January 18, 2018)
No. | Local jurisdictions | Brackish-water shrimps | Giant tiger prawns | White-leg shrimps | ||||||
Total area (ha) | Total production (ton) | Giant tiger prawn culture area (ha) | Extensive and improved extensive culture area of giant tiger prawns (ha) | Extensive and improved extensive culture production of giant tiger prawns (ton) | Intensive and semi-intensive culture area of giant tiger prawns (ha) | Intensive and semi-intensive culture production of giant tiger prawns (ton) | White-leg shrimp culture area (ha) | White-leg shrimp culture production (ton) | ||
1 | Quang Ninh | 11,600 | 16,500 | 6,600 | 6,600 | 1,500 | - | - | 5,000 | 15,000 |
2 | Hai Phong city | 4,400 | 7,632 | 2,400 | 2,400 | 1,632 | - | - | 2,000 | 6,000 |
3 | Thai Binh | 4,000 | 4,487 | 3,000 | 3,000 | 1,487 | - | - | 1,000 | 3,000 |
4 | Nam Dinh | 4,600 | 6,000 | 3,100 | 3,100 | 1,500 | - | - | 1,500 | 4,500 |
5 | Ninh Binh | 2,500 | 2,500 | 2,000 | 2,000 | 1,000 | - | - | 500 | 1,500 |
6 | Thanh Hoa | 7,000 | 7,800 | 4,000 | 4,000 | 1,800 | - | - | 3,000 | 6,000 |
7 | Nghe An | 5,020 | 9,600 | 20 |
| - | 20 | 600 | 5,000 | 9,000 |
8 | Ha Tinh | 4,500 | 9,924 | 500 | 500 | 924 | - | - | 4,000 | 9,000 |
9 | Quang Binh | 2,000 | 8,800 | 400 |
| - | 400 | 800 | 1,600 | 8,000 |
10 | Quang Tri | 1,500 | 8,800 | 500 | 500 | - | - | 800 | 1,000 | 8,000 |
11 | Thua Thien Hue | 6,500 | 19,500 | 4,500 | 3,500 | 3,000 | 1,000 | 1,500 | 2,000 | 15,000 |
12 | Da Nang city | 100 | 300 | - | - | - | - | - | 100 | 300 |
13 | Quang Nam | 4,610 | 12,139 | 610 | 110 | 2,239 | 500 | 900 | 4,000 | 9,000 |
14 | Quang Ngai | 2,500 | 5,700 | 500 | - | - | 500 | 1,200 | 2,000 | 4,500 |
15 | Binh Dinh | 3,929 | 16,338 | 1,116 | 1,116 | 593 | - | - | 2,813 | 15,745 |
16 | Phu Yen | 1,943 | 10,050 | 300 | - | - | 300 | 577 | 1,643 | 9,473 |
17 | Khanh Hoa | 3,960 | 8,062 | 460 | 450 | 520 | 10 | 42 | 3,500 | 7,500 |
18 | Ninh Thuan | 3,527 | 6,144 | 50 | 40 | 114 | 10 | 30 | 3,477 | 6,000 |
19 | Binh Thuan | 2,525 | 6,075 | 25 | - | - | 25 | 75 | 2,500 | 6,000 |
20 | Ba Ria- Vung Tau | 6,800 | 8,231 | 3,300 | 3,120 | 1,871 | 180 | 360 | 3,500 | 6,000 |
21 | Ho Chi Minh city | 6,860 | 30,465 | 3,243 | 2,743 | 1,636 | 500 | 1,100 | 3,617 | 27,729 |
22 | Long An | 4,650 | 19,125 | 1,650 | 150 | 75 | 1,500 | 4,050 | 3,000 | 15,000 |
23 | Tien Giang | 6,000 | 12,800 | 3,000 | 2,000 | 4,000 | 1,000 | 1,800 | 3,000 | 7,000 |
24 | Ben Tre | 36,197 | 101,170 | 26,197 | 19,197 | 14,500 | 7,000 | 17,820 | 10,000 | 68,850 |
25 | Tra Vinh | 29,000 | 78,447 | 17,000 | 9,000 | 6,447 | 8,000 | 17,000 | 12,000 | 55,000 |
26 | Soc Trang | 67,115 | 142,088 | 28,115 | 8,000 | 5,600 | 20,115 | 54,195 | 39,000 | 82,293 |
27 | Bac Lieu | 123,974 | 189,005 | 112,974 | 90,974 | 48,370 | 22,000 | 55,000 | 11,000 | 85,635 |
28 | Ca Mau | 280,000 | 232,677 | 268,750 | 265,000 | 115,942 | 3,750 | 33,735 | 11,250 | 83,000 |
29 | Kien Giang | 112,190 | 119,391 | 105,190 | 102,000 | 35,000 | 3,190 | 8,416 | 7,000 | 75,975 |
30 | Hau Giang | 500 | 250 | 500 | 500 | 250 |
|
|
|
|
Total | 750,000 | 1,100,000 | 600,000 | 530,000 | 250,000 | 70,000 | 200,000 | 150,000 | 650,000 |
APPENDIX IIIc
DISTRIBUTION OF LOBSTER CULTURE AREA AND PRODUCTION BY 2020 AND 2025
(Issued together with the National Action Plan on development of Vietnam
s shrimp industry by 2025 in the Prime Minister’s Decision No. 79/QD-TTg dated January 18, 2018)
No. | Local jurisdictions | Lobsters of year 2015 | Lobsters by year 2020 | Lobsters by year 2025 | ||||
Number of cages | Production (ton) | Volume (m3) | Production (ton) | Volume (m3) | Area of land (ha) | Production (ton) | ||
1 | Quang Binh |
|
|
|
|
| 20 | 60 |
2 | Da Nang city |
|
| 5,000 | 10 | 5,000 | - | 10 |
3 | Quang Nam |
|
|
|
|
| 20 | 60 |
4 | Quang Ngai | 610 | 24 | 20,000 | 40 | 20,000 | 20 | 100 |
5 | Binh Dinh |
| 16 | 6,000 | 40 | 7,500 | 20 | 75 |
6 | Phu Yen | 23,627 | 630 | 475,000 | 1,225 | 553,500 | 40 | 1,280 |
7 | Khanh Hoa | 28,455 | 844 | 415,000 | 1,025 | 515,000 | 40 | 1,100 |
8 | Ninh Thuan | 283 | 19 | 75,000 | 150 | 75,000 | 20 | 210 |
9 | Binh Thuan | 25 | 1 | 4,000 | 10 | 24,000 | - | 105 |
Total | 53,000 | 1,535 | 1,000,000 | 2,000 | 1,200,000 | 180 | 3,000 |
APPENDIX IIId
DISTRIBUTION OF GIANT RIVER PRAWN CULTURE AREA AND PRODUCTION BY 2020 AND 2025
(Issued together with the National Action Plan on development of Vietnam
s shrimp industry by 2025 in the Prime Minister’s Decision No. 79/QD-TTg dated January 18, 2018)
No. | Local jurisdictions | Giant river prawns of year 2020 | Giant river prawns of year 2025 | ||
Area (ha) | Production (ton) | Area (ha) | Production (ton) | ||
1 | Ninh Binh | 10 | 10 | 50 | 50 |
2 | Ha Tinh | 1 | 1 | 1 | 1 |
3 | Ho Chi Minh city | 50 | 50 | 200 | 200 |
4 | Long An | 1,000 | 1,000 | 1,500 | 2,250 |
5 | Ben Tre | 2,240 | 2,000 | 6,000 | 7,500 |
6 | Tra Vinh | 2,937 | 5,000 | 6,000 | 7,223 |
7 | Soc Trang | 1,000 | 3,000 | 6,500 | 5,222 |
8 | Bac Lieu | 6,000 | 7,792 | 6,000 | 9,000 |
9 | Ca Mau | 10,000 | 2,000 | 13,000 | 12,267 |
10 | Kien Giang | 5,050 | 3,535 | 5,075 | 5,000 |
11 | Hau Giang | 50 | 50 | 100 | 100 |
12 | An Giang | 300 | 700 | 1,500 | 1,275 |
13 | Dong Thap | 1,123 | 4,623 | 3,442 | 3,958 |
14 | Dong Nai | 100 | 100 | 200 | 300 |
15 | Hau Giang | 6 | 6 | 50 | 75 |
16 | Can Tho city | 50 | 50 | 200 | 300 |
17 | Tay Ninh | 1 | 1 | 5 | 10 |
18 | Hanoi city | 15 | 15 | 50 | 75 |
19 | Hai Duong | 13 | 13 | 50 | 75 |
20 | Ha Giang | 1 | 1 | 5 | 10 |
21 | Dien Bien | 1 | 1 | 5 | 10 |
22 | Lao Cai | 6 | 6 | 6 | 9 |
23 | Phu Tho | 45 | 45 | 60 | 90 |
24 | Cao Bang | 1 | 1 | 1 | 1.5 |
Total | 30,000 | 30,000 | 50,000 | 55,000 |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây