Quyết định 57/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020

thuộc tính Quyết định 57/QĐ-TTg

Quyết định 57/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:57/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:09/01/2012
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Đến 2020, dự kiến cả nước trồng thêm 2,6 triệu ha rừng

Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2011 phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 với mục tiêu bảo vệ tốt hơn 13 triệu ha diện tích rừng hiện có; sử dụng tài nguyên rừng và quỹ đất được quy hoạch cho lâm nghiệp có hiệu quả và bền vững.
Kế hoạch còn đưa ra mục tiêu nâng độ che phủ rừng lên 42 - 43% vào năm 2015 và 44 - 45% vào năm 2020; tăng năng suất, chất lượng và giá trị của rừng; cơ cấu lại ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng; đáp ứng cơ bản nhu cầu gỗ, lâm sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Dự kiến từ nay đến 2020, cả nước sẽ trồng khoảng 2,6 triệu ha rừng (trong đó, trồng mới rừng phòng hộ, đặc dụng 250 nghìn ha; trồng mới rừng sản xuất 01 triệu ha và trồng lại rừng sau khai thác là 1,35 triệu ha); khoanh nuôi tái sinh 750 nghìn ha; cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt 350 nghìn ha; trồng 500 triệu cây phân tán và nâng cao chất lượng rừng tự nhiên.
Cũng tại Quyết định này, Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục áp dụng các cơ chế, chính sách phát triển rừng theo dự án trồng mới 05 triệu ha rừng; hỗ trợ lương thực cho đồng bào miền núi... kết hợp với việc xây dựng các cơ chế chính sách mới, trong đó đáng chú ý là việc thí điểm cơ chế chia sẻ lợi ích tại một số khu rừng đặc dụng theo hướng chuyển căn bản từ hình thức Nhà nước kiểm soát hoàn toàn công tác bảo vệ rừng sang nhiều hình thức cùng quản lý...
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định57/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
---------------------
Số: 57/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------
Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2012
 
 
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG GIAI ĐOẠN 2011 – 2020
---------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 
 
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị quyết số 18/2011/QH13 Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 2 về kết thúc việc thực hiện Nghị quyết số 08/1997/QH10 và Nghị quyết số 73/2006/QH11 về Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
 
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ
1. Mục tiêu
a) Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có; sử dụng tài nguyên rừng và quỹ đất được quy hoạch cho lâm nghiệp có hiệu quả và bền vững.
b) Nâng độ che phủ rừng lên 42 - 43% vào năm 2015 và 44 - 45% vào năm 2020; tăng năng suất, chất lượng và giá trị của rừng; cơ cấu lại ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng; đáp ứng cơ bản nhu cầu gỗ, lâm sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
c) Tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân có cuộc sống gắn với nghề rừng, góp phần xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an ninh, quốc phòng.
2. Nhiệm vụ
a) Bảo vệ rừng
- Bảo vệ và phát triển bền vững đối với 13.388.000 ha rừng hiện có (tính đến 31 tháng 12 năm 2010) và 750.000 ha rừng khoanh nuôi tái sinh, 1.250.000 ha rừng trồng mới trong giai đoạn 2011 - 2014: đến năm 2015 diện tích rừng đạt khoảng 14.270.000 ha rừng, năm 2020 đạt 15.100.000 ha;
- Giảm căn bản tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; phát huy có hiệu quả các chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, tính đa dạng sinh học của rừng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững của đất nước.
b) Phát triển rừng
- Cả giai đoạn 2011 - 2020:
+ Trồng rừng: 2.600.000 ha, trong đó trồng mới rừng phòng hộ, đặc dụng 250.000 ha (bình quân 25.000 ha/năm), trồng mới rừng sản xuất 1.000.000 ha (bình quân 100.000 ha/năm) và trồng lại rừng sau khai thác 1.350.000 ha (bình quân 135.000 ha/năm);
+ Khoanh nuôi tái sinh: 750.000 ha (chủ yếu là rừng phòng hộ, đặc dụng), trong đó khoanh nuôi tái sinh chuyển tiếp 350.000 ha, khoanh nuôi tái sinh mới 400.000 ha;
+ Cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt: 350.000 ha (bình quân 35.000 ha/năm);
+ Trồng cây phân tán: 500 triệu cây (bình quân 50 triệu cây/năm);
+ Nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, năng suất rừng trồng sản xuất tăng 25% vào năm 2020 so với năm 2011.
- Giai đoạn 2011 - 2015:
+ Trồng rừng: 1.250.000 ha, trong đó trồng mới rừng phòng hộ, đặc dụng 150.000 ha (bình quân 30.000 ha/năm), trồng mới rừng sản xuất 500.000 ha (bình quân 100.000 ha/năm) và trồng lại rừng sau khai thác 600.000 ha (bình quân 120.000 ha/năm);
+ Khoanh nuôi tái sinh: 550.000 ha, trong đó khoanh nuôi tái sinh rừng chuyển tiếp 350.000 ha, khoanh nuôi tái sinh mới 200.000 ha;
+ Cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt: 150.000 ha (bình quân 30.000 ha/năm);
+ Trồng cây phân tán: 250 triệu cây (bình quân 50 triệu cây/năm);
+ Nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, năng suất rừng trồng sản xuất tăng 10% vào năm 2015 so với năm 2011.
II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức
a) Thường xuyên tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về giá trị kinh tế, xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng của rừng.
b) Tăng cường giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trong nhân dân, nâng cao ý thức bảo vệ rừng của người dân; vận động các hộ gia đình sống trong và gần rừng ký cam kết bảo vệ rừng; xây dựng và thực hiện các quy ước bảo vệ rừng; thay đổi nhận thức, tập quán kinh doanh sản xuất lâm nghiệp quảng canh sang thâm canh, kết hợp sản xuất gỗ nhỏ và gỗ lớn.
2. Về quản lý quy hoạch và đất lâm nghiệp
a) Tổ chức rà soát quy hoạch ổn định đối với 16.245.000 ha rừng và đất lâm nghiệp (trong đó: Đất rừng đặc dụng 2.271.000 ha, đất rừng phòng hộ 5.842.000 ha và đất rừng sản xuất 8.132.000 ha), quản lý quy hoạch thống nhất trên cơ sở thiết lập lâm phận quốc gia ổn định theo hệ thống tiểu khu, khoảnh, lô trên bản đồ và cắm mốc ranh giới ba loại rừng trên thực địa.
b) Quản lý chặt chẽ, điều chỉnh kịp thời những bất hợp lý quy hoạch 3 loại rừng; đẩy mạnh việc giao rừng ổn định lâu dài cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình; các tổ chức của Nhà nước trực tiếp quản lý khoảng 50% tổng diện tích rừng, bao gồm toàn bộ diện tích rừng đặc dụng, 65% diện tích rừng phòng hộ và 30% diện tích rừng sản xuất.
c) Quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến và thương mại lâm sản gắn với xây dựng các vùng trồng rừng nguyên liệu công nghiệp tập trung. Chú trọng quy hoạch phát triển các làng nghề sản xuất, chế biến lâm sản, phát triển các trang trại lâm nghiệp. Không quy hoạch các cơ sở chế biến, xưởng xẻ ở trong và gần rừng đặc dụng, phòng hộ.
d) Ngân sách nhà nước đảm bảo cho tổng điều tra, kiểm kê rừng.
3. Về bảo vệ rừng
a) Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa lâm nghiệp theo phương châm bảo vệ rừng là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
b) Củng cố và xây dựng lực lượng bảo vệ rừng từ trung ương đến cơ sở và của chủ rừng; tăng quyền hạn và trách nhiệm pháp lý của lực lượng kiểm lâm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và thừa hành pháp luật.
c) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
d) Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, triển khai cơ chế bồi hoàn giá trị đa dạng sinh học và các quy định về trồng rừng thay thế đối với diện tích rừng chuyển sang sử dụng cho mục đích khác.
4. Về giao, cho thuê rừng
a) Tổng thể, hoàn thiện chính sách khoán bảo vệ rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn; ở những khu vực phù hợp với quy hoạch, người nhận khoán rừng ổn định lâu dài được giao rừng để có điều kiện hưởng lợi trực tiếp từ rừng. Nhà nước hỗ trợ quản lý bảo vệ rừng đối với diện tích rừng nghèo kiệt chưa có thu theo quy định tại Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 - 2015.
b) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức rà soát, đẩy mạnh giao, cho thuê rừng cho tổ chức, cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình, cá nhân, đảm bảo tất cả diện tích rừng có chủ quản lý cụ thể. Cơ bản hoàn thành công tác giao rừng, cho thuê rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gắn với rừng vào năm 2015.
Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí để thực hiện việc lập và hoàn thiện hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng với mức bình quân là 200.000 đồng/ha rừng. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức chi cụ thể cho phù hợp với điều kiện của từng khu rừng trên địa bàn theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
c) Những diện tích rừng do Ủy ban nhân dân cấp xã đang quản lý (trên 2.700.000 ha), tổ chức giao hoặc cho các cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thuê. Đối với những khu vực không thể giao, cho thuê thì giao cho kiểm lâm tổ chức lực lượng bảo vệ và tham mưu cho chính quyền cấp xã thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng.
Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, công ty lâm nghiệp nhà nước triển khai thực hiện cơ chế đồng quản lý với cộng đồng dân cư địa phương trên cơ sở cùng chia sẻ trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và cùng hưởng lợi ích từ rừng trên cơ sở đóng góp của các bên.
5. Về Khoa học, công nghệ và khuyến lâm
a) Xây dựng và hoàn thiện các quy trình, quy phạm kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy rừng, khai thác sử dụng rừng, trồng rừng thâm canh trên các lập địa và vùng sinh thái.
b) Đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật, đặc biệt chú trọng nghiên cứu chọn tạo giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, đồng thời nghiên cứu áp dụng công nghệ tiên tiến phù hợp và kế thừa phát huy kinh nghiệm truyền thống để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, giá trị sản phẩm đầu ra và chất lượng dịch vụ môi trường rừng.
c) Ứng dụng trang thiết bị khai thác, chế biến, công nghệ tiên tiến phù hợp, gắn nghiên cứu với sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm để nâng cao giá trị gia tăng, giảm ô nhiễm môi trường.
d) Củng cố hệ thống khuyến lâm ở cơ sở, đặc biệt những xã có nhiều rừng và đất rừng, các địa bàn vùng sâu, vùng xa.
6. Về hợp tác quốc tế
a) Chủ động hợp tác song phương và đa phương với các tổ chức lâm nghiệp trong khu vực và quốc tế. Tiếp tục thực hiện các cam kết quốc tế về lâm nghiệp mà Việt Nam tham gia như: Công ước quốc tế về buôn bán động vật hoang dã (CITES), Công ước về đa dạng sinh học (UNCBD), Công ước về chống sa mạc hóa (UNCCD), Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), Công ước quốc tế về vùng đất ngập nước (RAMSAR), REDD+, Tổ chức quốc tế về gỗ nhiệt đới (ITTO).
b) Tiếp tục triển khai các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là trong khuôn khổ hợp tác ASEAN và vấn đề quản trị rừng, thực thi luật lâm nghiệp và thương mại lâm sản. Xây dựng và triển khai các hiệp định hợp tác với các nước trong tiểu vùng sông Mê Công, đặc biệt là với Lào và Căm-pu-chi-a.
7. Về thị trường
a) Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường sản phẩm lâm nghiệp.
b) Thực hiện đổi mới trong quản lý lưu thông hàng hóa lâm sản đảm bảo nguồn gốc hợp pháp, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia thị trường, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và đảm bảo hài hòa lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng; tạo động lực thị trường, thúc đẩy sản xuất lâm nghiệp trong nước phát triển.
8. Xây dựng, triển khai các dự án, đề án trọng điểm
a) Dự án trồng rừng chắn sóng, bảo vệ đê biển, chống xâm thực ven biển.
b) Dự án trồng, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn các lưu vực sông.
c) Đề án nâng cao năng suất rừng trồng và làm giàu rừng tự nhiên.
d) Đề án trồng rừng khu vực biên giới gắn với tái định cư.
đ) Đề án cấp giấy chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế.
e) Đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước về lâm nghiệp.
g) Đề án xây dựng, phát triển mạng lưới chế biến, thương mại lâm sản.
h) Đề án nâng cao năng lực lực lượng kiểm lâm.
i) Xây dựng công viên động vật hoang dã quốc gia tại tỉnh Ninh Bình.
9. Về nhu cầu vốn và cơ chế huy động các nguồn vốn.
a) Tổng nhu cầu vốn cả giai đoạn 2011 - 2020 là 49.317 tỷ đồng, trong đó: Vốn ngân sách: 14.067 tỷ đồng, chiếm 29% tổng nhu cầu vốn, bình quân mỗi năm 1.407 tỷ đồng; vốn ngoài ngân sách: 35.250 tỷ đồng, chiếm 71% tổng nhu cầu vốn, bình quân mỗi năm 3.500 tỷ đồng, chủ yếu chi cho trồng rừng sản xuất và bảo vệ rừng.
Giai đoạn 2011 - 2015: Tổng nhu cầu vốn là 24.562 tỷ đồng, trong đó: Vốn ngân sách: 8.062 tỷ đồng (chiếm 33%), bình quân mỗi năm 1.612 tỷ đồng; vốn vay và các nguồn vốn khác đầu tư trồng rừng sản xuất: 16.500 tỷ đồng (chiếm 67%). Vốn ngân sách chi đầu tư phát triển (trồng, chăm sóc, hạ tầng lâm sinh, …) chiếm 5.512 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 1.102 tỷ đồng; vốn sự nghiệp kinh tế (khoán bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh): 2.550 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 510 tỷ đồng.
Trong 2 năm 2011 - 2012, ngân sách nhà nước đã bố trí 1.925 tỷ đồng (715 tỷ đồng năm 2011 và 1.210 tỷ đồng năm 2012). Nhu cầu vốn ngân sách 3 năm (2013 - 2015) là 6.137 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 2.045 tỷ đồng.
b) Cơ chế huy động các nguồn vốn
- Lồng ghép kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chương trình, dự án khác trên cùng địa bàn để nâng cao hiệu quả tổng hợp về kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, quốc phòng;
- Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương tập trung cho các dự án trồng rừng phòng hộ quy mô lớn, các vườn quốc gia, các dự án ở địa bàn các huyện theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo, vùng Tây Bắc, Tây Nguyên; hỗ trợ phát triển rừng sản xuất; hỗ trợ xây dựng đường lâm nghiệp ở những vùng trồng rừng nguyên liệu tập trung nhưng điều kiện giao thông còn khó khăn; các dự án nghiên cứu thử nghiệm; các dự án đầu tư trang thiết bị công nghệ tiên tiến, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quy hoạch, quản lý, bảo vệ rừng; đầu tư nghiên cứu, áp dụng công nghệ cao trong chọn giống, sản xuất giống gốc, công nghệ trồng rừng thâm canh. Vốn ngân sách địa phương bố trí cho các dự án còn lại theo chính sách chung;
- Vốn sự nghiệp kinh tế của Nhà nước bảo đảm cho việc khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh, theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp, các chi phí sự nghiệp khác theo quy định hiện hành;
- Huy động tối đa nguồn lực của các thành phần kinh tế trong nước; vận động sự hỗ trợ vốn cho kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng (vốn ODA) từ các tổ chức quốc tế;
- Huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác, bao gồm nguồn thu từ chi trả dịch vụ môi trường rừng, thuế tài nguyên rừng …
III. VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT
1. Một số chính sách hiện hành tiếp tục được áp dụng
a) Tiếp tục áp dụng cơ chế, chính sách phát triển rừng theo dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Trong giai đoạn 2011-2015, các nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng thực hiện theo quy định tại Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 - 2015; các Quyết định: số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2007 về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015 và số 66/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 12 năm 2011 về sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
b) Tiếp tục áp dụng chính sách hiện hành về hỗ trợ lương thực cho đồng bào miền núi để khắc phục nạn đốt phá rừng làm nương rẫy, chuyển đổi sang trồng rừng trên đất nương rẫy là đất lâm nghiệp; Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo; Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế đầu tư xây dựng lâm sinh; Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức, quản lý hệ thống rừng đặc dụng.
c) Áp dụng chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn quy định tại Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2010 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn của Chính phủ; chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ để thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác cho mục tiêu phát triển và bảo vệ rừng.
2. Những chính sách cần sửa đổi, bổ sung
a) Về bảo vệ rừng: Sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng nhằm quản lý chặt chẽ hơn việc chuyển đổi mục đích sử dụng các loại rừng tại các địa phương.
b) Về quản lý rừng: Rà soát lại cơ chế chính sách về quản lý rừng theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng, đảm bảo tính thống nhất và phù hợp với các quy định của pháp luật về đất đai, tránh chồng chéo, trùng lắp.
c) Về giao khoán, cho thuê đất lâm nghiệp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổng kết thực tiễn, trình Chính phủ ban hành chính sách thay thế Nghị định số 01/CP ngày 04 tháng 01 năm 1995 về ban hành bản quy định về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trong các doanh nghiệp Nhà nước và Nghị định số 135/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về việc giao khoán rừng và đất lâm nghiệp.
d) Chính sách tín dụng: Ngân hàng Phát triển Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng chính sách về cho vay đối với dự án trồng rừng; cho phép sử dụng quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng để góp vốn liên doanh trong các dự án về lâm nghiệp và dịch vụ rừng, thế chấp vay vốn.
Giao Bộ Tài chính chủ trì, trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2006/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trồng rừng được vay vốn và trả nợ theo chu kỳ cây trồng; bổ sung đối tượng được vay, bao gồm cả hộ gia đình, doanh nghiệp trồng rừng quy mô nhỏ; mở rộng ngành nghề, lĩnh vực được vay, bao gồm cả các dự án trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn và dự án chế biến MDF, ván dăm, ván ghép thanh. Nghiên cứu sửa đổi chính sách thuế tài nguyên rừng theo hướng nguồn thu từ thuế tài nguyên rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ, tái tạo lại rừng.
3. Xây dựng cơ chế, chính sách mới
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng các chính sách chủ yếu sau:
a) Chính sách đối với rừng phòng hộ, theo hướng cho phép tất cả các chủ rừng thuộc các thành phần kinh tế trong nước bảo vệ, phát triển và sử dụng hợp lý rừng phòng hộ có nguồn thu ổn định từ rừng.
b) Chính sách khai thác gỗ và lâm sản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tiêu chuẩn, chỉ số cụ thể về khai thác lâm sản, đảm bảo quyền tự chủ của chủ rừng trong sản xuất kinh doanh theo phương án quản lý rừng bền vững được duyệt.
c) Triển khai cơ chế đồng quản lý rừng: Từ nay đến năm 2014 thí điểm cơ chế chia sẻ lợi ích tại một số khu rừng đặc dụng theo hướng chuyển căn bản từ hình thức nhà nước kiểm soát hoàn toàn công tác bảo vệ rừng sang nhiều hình thức cùng quản lý, trong đó các cộng đồng địa phương chia sẻ trách nhiệm quản lý và lợi ích thu được với các cơ quan nhà nước.
d) Chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; đào tạo nghề lâm nghiệp, nhất là đối với đồng bào dân tộc.
đ) Chính sách khuyến khích đầu tư chế biến, tiêu thụ gỗ rừng trồng.
e) Cơ chế, chính sách tái cấu trúc đối với công ty lâm nghiệp thuộc sở hữu nhà nước.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Kế hoạch Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 được thực hiện theo Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
1. Về quản lý kế hoạch
a) Ở Trung ương
- Thành lập Ban Chỉ đạo nhà nước về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 trên cơ sở sáp nhập Ban Chỉ đạo những vấn đề cấp bách về phòng chống cháy rừng và Ban Chỉ đạo thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng do Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Phó Trưởng ban thường trực, các ủy viên là lãnh đạo các Bộ, ngành có liên quan;
- Thành lập Văn phòng giúp việc Ban Chỉ đạo nhà nước về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 đặt tại Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Ở địa phương
Thành lập Ban Chỉ đạo về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở sáp nhập Ban Chỉ đạo những vấn đề cấp bách về phòng chống cháy rừng và Ban Chỉ đạo thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Trưởng Ban.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện kế hoạch và quản lý các dự án thuộc Kế hoạch Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 ở địa phương quản lý.
c) Về cơ chế giao kế hoạch
Đầu tư phát triển rừng phòng hộ, đặc dụng, rừng sản xuất có hỗ trợ từ ngân sách nhà nước được giao kế hoạch ổn định 3 năm về khối lượng và danh mục dự án để Ban Quản lý dự án cơ sở chủ động thực hiện.
2. Trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì việc điều hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch;
- Xây dựng Kế hoạch Bảo vệ và phát triển rừng hàng năm, 3 năm và 5 năm gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt;
- Chủ trì kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Kế hoạch;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng phương án kiện toàn tổ chức bộ máy bảo vệ rừng, trình Chính phủ phê duyệt;
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan sửa đổi bổ sung, xây dựng mới các chính sách theo định hướng đã nêu ở Mục III khoản 2 và khoản 3 của Quyết định này để trình Chính phủ phê duyệt, bảo đảm cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020.
- Hàng năm báo cáo Chính phủ về tình hình thực hiện; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Tổng hợp kế hoạch hàng năm, 3 năm và 5 năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bố trí vốn ngân sách trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện.
c) Bộ Tài chính
Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định phân bổ kế hoạch vốn ngân sách hàng năm, bố trí vốn sự nghiệp lâm nghiệp; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các quy định về tài chính hiện hành.
d) Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Hướng dẫn địa phương xác lập ranh giới diện tích đất quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp để quản lý, làm cơ sở triển khai thực hiện Kế hoạch;
- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các địa phương tiến hành giao đất gắn với giao rừng cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình theo quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt.
đ) Các Bộ, ngành khác có liên quan
- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện Kế hoạch;
- Tham gia kiểm tra, giám sát và đôn đốc thực hiện Kế hoạch.
e) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Chủ trì tổ chức thực hiện kế hoạch ở địa phương;
- Rà soát, đề xuất danh mục, xây dựng, thẩm định; quản lý, đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện các dự án trên địa bàn theo quy định của Nhà nước;
- Xây dựng kế hoạch, nhu cầu vốn hàng năm gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình Chính phủ;
- Định kỳ báo cáo Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan về tiến độ thực hiện kế hoạch tại địa phương; tổ chức sơ kết và tổng kết kế hoạch ở địa phương theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể
Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tích cực tham gia vào thực hiện kế hoạch với phương châm bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân, hộ gia đình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
 

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (5b).
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER
-------

No. 57/QD-TTg

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence– Freedom – Happiness
---------------

Hanoi, January 9, 2012

 

DECISION

APPROVING THE FOREST PROTECTION AND DEVELOPMENT PLAN DURING 2011-2020

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the December 3, 2004 Law on Forest Protection and Development;

Pursuant to Resolution No. 18/2011/QH13 of the XIIIthNational Assembly, 2nd session, on the implementation of Resolution No. 08/1997/ QH10 and Resolution No. 73/2006/QH11 on the 5 million-ha forestation project;

At the proposal of the Minister of Agriculture and Rural Development,

DECIDES:

Article 1.To approve the forest protection and development plan during 2011-2020 with the following major contents:

I. OBJECTIVES AND TASKS

1. Objectives

a/ To properly protect existing forest areas; to effectively and sustainably use forest resources and planned forestry land;

b/ To raise the forest coverage to 42-43% by 2015 and 44-45% by 2020; to increase forest yield, quality and value; to restructure the forestry sector toward raising its added value; to basically meet domestic and export demands for timber and forest products;

c/ To generate more jobs and raise incomes for people living on forestry, contributing to eradicating hunger, reducing poverty and maintaining security and defense.

2. Tasks

a/ Forest protection

- To protect and sustainably develop 13,388,000 ha of existing forests (as of December 31, 2010), 750,000 ha of forests zoned off for regeneration and 1,250,00 ha of forests planted during 2011-2014; to reach a total forest area of around 14.270,000 ha by 2015 and 15,100,000 ha by 2020;

- To basically reduce violations of the law on forest protection and development; to effectively promote forests functions of protection and eco-environment protection and biodiversity, contributing lo sustainable national socio-economic development.

b/ Forest development

- During 2011-2020:

+ Forestation: 2.6 million ha, including 250,000 ha of new protection and special-use forests (25,000 ha/year on average), 1 million ha of new production forests (100.000 ha/year on average) and 1.35 million ha of forests replanted after exploitation (135,000 ha/year on average);

+ Zoning off for regeneration: 750.000 ha (mostly protection and special-use forests), including 350,000 ha zoned off for continued regeneration and 400,000 ha zoned off for new regeneration;

+ Rehabilitating impoverished natural forests: 350,000 ha (35,000 ha/year on average);

+ Growing scattered trees: 500 million trees (50 million trees/year on average):

+ Raising quality of natural forests and yields of planted production forests by 25% in 2020 against 2011.

-During 2011-2015:

+ Forestation: 1.25 million ha, including 150,000 ha of new protection and special-use forests (30,000 ha/year on average), 500,000 ha of new production forests (100,000 ha/year on average) and 600.000 ha of forests replanted after exploitation (120,000 ha/year on average);

+ Zoning off for regeneration: 550,000 ha, including 350,000 ha zoned off for continued regeneration and 200,000 ha zoned off for new regeneration;

+ Rehabilitating impoverished natural forests: 150,000 ha (30,000 ha/year on average);

+ Growing scattered trees: 250 million trees (50 million trees/year on average);

+ Raising quality of natural forests and yields of planted production forests by 10% in 2015 against 2011.

II. IMPLEMENTATION SOLUTIONS

1. Promotion of information work and awareness raising

a/ To regularly disseminate economic, social, environmental, security and defense values of forests in the mass media.

b/ To increasingly educate people about the law on forest protection and development and raise their sense of forest protection; to mobilize households living in and near forests to sign forest protection commitments; to develop and observe forest protection rules; to change awareness and habit from extensive to intensive forestry farming combined with production of small and large timber.

2. Planning and forestry land management

a/ To review and stably plan 16,245,000 ha of forests and forestry land (including 2.271,000 ha of special-use forests, 5,842,000 ha of protection forests and 8,132,000 ha of production forests); to uniformly manage planning on the basis of establishing permanent national forest estate according to the system of sub-zones, plots and lots on the map and placing boundary markers in the field for the three categories of forests:

b/ To closely manage and promptly adjust inappropriate contents of master plans on three categories of forests; to accelerate stable and permanent allocation of forests to organizations, individuals and households. State organizations shall directly manage around 50% of the total forest area, including all special-use forests, 65% of protection forests and 30% of production forests:

c/ To plan the development of the forest product processing industry and trade in association with building consolidated industrial material forestation zones. To attach importance to planning the development of forestry production and processing villages and forestry farms. Not to plan processing establishments and sawmills inside and near special-use and protection forests;

d/ To provide state budget funds for general forest survey and inventory.

3. Forest protection

a/ To further socialize forestry activities under the line that forest protection is the responsibility of all agencies, organizations, households and individuals;

b/ To strengthen and develop forest protection forces from central to grassroots level and of forest owners; to increase legal powers and responsibilities of ranger forces in forest management and protection and law-enforcement;

c/ To enhance inspection and examination of the implementation of the law on forest protection and development; to promptly and strictly handle violations of the law on forest protection and development;

d/ To strictly observe the law on forest protection and development; to implement the mechanism on compensation for biodiversity values and regulations on forestation to replace forest areas used for other purposes.

4. Forest allocation and lease

a/ To generally review and improve policies on forest protection contracted to organizations, households, individuals and village communities; in planned areas, to allocate forests to persons undertaking contracted forest production so that they can directly get benefits from forests. The State shall support the management and protection of impoverished forests from which revenues have not been generated under the Prime Minister s Decision No. 60/2010/QD-TTg of September 30, 2010, promulgating principles, criteria and norms for allocation of state budget funds for development investment during 2011-2015;

b/ Provincial-level People s Committees shall review and accelerate the allocation and lease of forests to organizations, village communities, households and individuals, ensuring that all forest areas have specific owners. To basically complete the allocation and lease of forests and grant of forest-attached land use right certificates by 2015.

To ensure state budget funds for the compilation and completion of forest allocation and lease dossiers at an average VND 200.000/ ha of forest. Provincial-level People s Committees shall specify funding levels suitable to the conditions of each forest in their localities under the Ministry of Agriculture and Rural Development s guidance.

c/ To allocate or lease forests currently managed by commune-level People s Committees (over 2.7 million ha) to village communities, households, organizations, individuals or enterprises. To assign ranger forces to protect forests which cannot be allocated or leased and advise commune-level administrations in performing the state management of forest protection and development.

Special-use and protection forest management units and state forestry companies and local communities shall co-manage forests on the basis of sharing the responsibilities for forest management, protection and development and benefits from forests based on each party s contributions.

5. Science, technology and forestry extension

a/ To elaborate and improve technical processes and regulations on forest fire prevention and fighting, forest exploitation and use, and intensive forestation established in forest sites and eco-regions;

b/ To accelerate scientific and technical research and transfer, attaching special importance to studying, sorting and creating new varieties of high yield and quality, and concurrently study and apply appropriate advanced technologies which take over and promote traditional experience to raise natural resource use effectiveness, output product value and forest environmental service quality;

c/ To use appropriate advanced equipment and technologies for exploitation and processing, to associate research with production and diversification of products to increase their added value and mitigate environmental pollution;

d/ To consolidate the grassroots forestry extension system, especially in forest- and forest land-intensive communes and deep-lying and remote areas.

6. International cooperation

a/ To be proactive in bilateral and multilateral cooperation with regional and international forestry organizations. To further implement forestry treaties to which Vietnam is a contracting party such as the Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora (CITES), United Nations Convention on Biological Diversity (UNCBD), United Nations Convention to Combat Desertification (UNCCD), United Nations Framework Convention on Climate Change (UNFCCC), Convention on Wetlands of International Importance (RAMSAR Convention), REDD+ (Reducing Emissions from Deforestation and Forest Degradation) and International Tropical Timber Organization (ITTO);

b/ To further carry out international economic integration activities, particularly within the ASEAN cooperation framework and in forest administration, forestry law enforcement and forest product trade. To elaborate and implement cooperation agreements with countries in the Mekong River sub-region, especially Laos and Cambodia.

7. Markets

a/ To boost trade promotion and expand markets for forest products:

b/ To renew management of forest product circulation, guaranteeing their lawful origin, to encourage all economic sectors to enter the market, to create a fair competitive environment and harmonize the interests of producers and consumers; to create market motive to promote domestic forestry production.

8. Formulation and implementation of key projects and plans

a/ Project to plant wave-breaking forests, protect sea dykes and fight coastal erosion;

b/ Project to plant and protect watershed forests in river basins;

c/ Plan to raise planted forest yield and enrich natural forests;

d/ Plan to plant forests in border areas in association with resettlement;

e/ Plan to grant certificates of sustainable forest management by international standards:

f/ Plan to raise forestry state administration capacity;

g/ Plan to build and develop forest product processing and sale networks;

h/ Plan to raise ranger force capacity;

i/ Construction of a national wildlife park in Ninh Binh province.

9. Funding demands and fund raising mechanism

a/ The total fund needed during 2011-2020 is VND 49,317 billion, mostly for plantation of production forests and forest protection. The amount includes VND 14,067 billion from the state budget, accounting for 29% of the total fund, with an average VND 1,407 billion/year; and VND 35,250 billion outside the state budget, accounting for 71% of the total fund, with an average VND 3,500 billion/year.

The total fund needed during 2011-2015 is VND 24,562 billion. The amount includes VND 8,062 billion from the state budget (33%), with an average VND 1,612 billion/year; and VND 16.500 billion from loans and other funding sources (67%) for plantation of production forests. State budget funds for development investment (plantation, care, forestry infrastructure facilities, etc) will be VND 5,512 billion with an average VND 1,102 billion/year, and non-business funds (for contracted forest protection and zoning off for regeneration) will be VND 2.550 billion with an average VND 510 billion/year.

State budget funds worth VND 1,925 billion were allocated in 2011 and 2012 (VND 715 billion in 2011 and VND 1,210 billion in 2012). The state budget fund needed for 2013-2015 will be VND 6,137 billion with an average VND 2,045 billion/year.

b/ Fund raising mechanism

- To incorporate forest protection and development plans into socio-economic development plans and other programs and projects in the same localities to raise synchronous socio-economic, environmental, defense and security effectiveness;

- To concentrate central budget funds for development investment on large-scale protection forest planting projects, national parks and projects in districts listed under the Government s Resolution No. 30a/2008/NQ-CP of December 27, 2008, on the program to support quick and sustainable poverty reduction in 62 poor districts, the northwestern region and the Central Highlands; support for production forest development: support for forestry road building in consolidated material forestation areas with transport difficulties; research and experiment projects; investment projects on advanced equipment and technology and information technology application to forest planning, management and protection; and investment in hi-tech research and application in seed sorting and original seed production and intensive forestation. Local budget funds will be allocated to remaining projects under general policies;

- To provide the State s non-business funds for economic activities for contracted forest protection, zoning off for regeneration, supervision of forest developments and forestry land and other non-business expenses under current regulations;

- To raise to the utmost resources of domestic economic sectors and mobilize funding supports (ODA funds) from international organizations for forest protection and development plans;

- To raise other lawful funding sources, including revenues from forest environmental services, forest royalty, etc.

III. MECHANISMS, POLICIES AND LAWS

1. To continue a number of current policies

a/ To continue forest development mechanisms and policies according to the 5 million-ha forestation project. During 2011-2015, forest protection and development tasks comply with the Prime Minister s Decision No. 60/2010/QD-TTg of September 30. 2010, promulgating principles, criteria and norms for allocation of stale budget funds for development investment during 2011-2015; and the Prime Minister s Decisions No. 147/2007/QD-TTg of September 10,2007, on a number of production forest development policies during 2007-2015, and No. 66/2011/QD-TTg of December 9, 2011, amending and supplementing a number of articles of Decision No. 147/2007/QD-TTg;

b/ To continue current policies on food support for mountainous people to stop slash-and-burn farming and shift to forestation on forestry land being used for farming; the Government s Resolution No. 30a/2008/NQ-CP of December 27, 2008, on the program to support quick and sustainable poverty reduction in 62 poor districts; the Prime Minister s Decision No. 73/2010/QD-TTg of November 15, 2010, promulgating the Regulation on forestry construction investment; and the Government s Decree No. 117/2010/ND-CP of December 24, 2010, on organization and management of special-use forests;

c/ To apply incentive policies for enterprises to invest in agriculture and rural areas under the Government s Decree No. 61/2010/ND-CP of June 4, 2010, on incentive policies for enterprises investing in agriculture and rural areas; credit policies for agriculture and rural areas under the Governments Decree No. 41/ 2010/ND-CP of April 12, 2010, to attract investment capital from other economic sectors for forest development and protection.

2. Policies to be revised

a/ Forest protection: To amend and supplement a number of provisions of the Government s Decree No. 99/2009/ND-CP of November 2, 2009, on sanctioning of administrative violations in forest management and protection and forest product management; and Decree No. 23/2006/ND-CP of March 3, 2006. on implementation of the Law on Forest Protection and Development, in order to more closely manage the change of use purposes of different categories of forests in localities;

b/ Forest management: To review mechanisms and policies on forest management under the Prime Minister s Decision No. 186/ 2006/QD-TTg of August 14, 2006, promulgating the Regulation on forest management, ensuring consistency and conformity with the land law and avoiding overlap and repetition;

c/ Contracting and lease of forestry land: The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and sectors in, reviewing the implementation of, and submitting to the Government for promulgation polices to replace, the Government s Decree No. 01/CP of January 4, 1995, on contracting land to state enterprises for agricultural and forestry production and aquaculture, and Decree No. 135/2005/ND-CP of November 8. 2005. on forest and forestry land contracting;

d/ Credit policies: The Vietnam Development Bank shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and sectors in. formulating policies on lending to forestation projects: and permission for use of forest ownership or use rights as capital contribution to joint ventures on forestry and forest service projects or as loan mortgage.

To assign the Ministry of Finance to assume the prime responsibility for amending and supplementing the Government s Decree No. 151/2006/ND-CP of December 20, 2006. on investment credit and export credit of the Stale, and the Government s Decree No. 106/2008/ ND-CP of September 19, 2008, amending and supplementing a number of articles of Decree No. 151/2006/ND-CP on investment credit and export credit of the State, for submission to the Government, creating favorable conditions for forest-planting organizations and individuals to take loans and make repayment based on cultivation cycles; to add small-scale forestation households and enterprises to eligible loan borrowers; to expand business lines and sectors eligible for loan borrowing, including projects on planting large material timber and projects to process MDF (medium-density fireboard), particle board and artificial board: and to study and revise forest royalty policies toward using forest royalty revenues mainly for forest protection and regeneration.

3. New mechanisms and policies

The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and sectors in. studying and formulating the following major policies:

a/ Policy on protection forests toward allowing forest owners of all domestic economic sectors to protect, develop and reasonably use protection forests to get stable revenues from forests;

b/ Policy on timber and forest product exploitation: The Ministry of Agriculture and Rural Development shall specifically provide criteria and indicators on forest product exploitation, ensuring autonomy of forest owners in production and business under approved sustainable forest management plans;

c/ Forest co-management mechanism: From now to 2014, to pilot the benefit-sharing mechanism in a number of special-use forests toward basically changing from complete state control over forest protection to various co-management forms in which local communities share the management responsibility and benefits with state agencies:

d/ Policy on support for infrastructure construction and forestry vocational training, especially for ethnic minority people;

e/ Incentive policy for processing and consumption of planted timber;

f/ Mechanism and policy on restructuring of state-owned forestry companies.

IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

The forest protection and development plan during 2011-2020 shall be implemented under the Regulation on administration and management of national target programs.

1. Planning management

a/ At central level

- To set up the State Steering Committee for the forest protection and development plan during 2011-2020 on the basis of merging the steering committee for urgent issues on forest fire prevention and fighting and the steering committee for the 5 million-ha forestation project, with a deputy prime minister as its head, the Minister of Agriculture and Rural Development as the standing deputy head, and leaders of related ministries and sectors as members;

- To set up an office to assist the State Steering Committee for the forest protection and development plan during 2011-2020 based at the Vietnam Administration of Forestry of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

b/ At local level

To set up provincial-level Steering Committees for the forest protection and development plan during 2011-2020 on the basis of merging steering committees for urgent issues on forest fire prevention and fighting and steering committees for the 5 million-ha forestation project, with chairpersons or vice chairpersons of provincial-level People s Committees as committee heads.

Provincial-level Agriculture and Rural Development Departments shall assist provincial-level People s Committees in implementing the forest protection and development plan during 2011-2020 and managing local projects under this plan.

c/ Planning assignment mechanism

To assign work volumes and project lists on a stable three-year planning basis for state-financed investment in the development of protection, special-use and production forests to local project management units for proactive implementation.

2. Responsibilities of ministries, sectors and localities

a/ The Ministry of Agriculture and Rural Development

- To assume the prime responsibility for the administration and organization of the plan implementation;

- To formulate annual, three-year and five-year forest protection and development plans and send them to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance for summarization and submission to the Prime Minister for consideration and approval:

- To assume the prime responsibility for examining and supervising the plan implementation;

- To assume the prime responsibility for. and coordinate with the Ministry of Home Affairs in, developing a plan to consolidate the forest protection apparatus and submitting it to the Government for approval:

- To assume the prime responsibility for. and coordinate with related ministries and sectors in, amending, supplementing and formulating policies provided in Clauses 2 and 3, Section III of this Decision, and submit them to the Government for approval, so as to ensure the fulfillment of the tasks under the forest protection and development plan during 2011-2020;

- To annually report to the Government on the plan implementation; to periodically organize preliminary and final evaluations of the plan implementation.

b/ The Ministry of Planning and Investment

- To summarize annual, three-year and five-year plans of the Ministry of Agriculture and Rural Development and allocate budget funds for submission to the Prime Minister for approval:

- To coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in examining and supervising implementation results.

c/ The Ministry of Finance

To coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in appraising and allocating annual budget funding plans and allocating non-business funds for forestry; to guide organizations and individuals in properly implementing current financial regulations.

d/ The Ministry of Natural Resources and Environment

- To guide localities in determining boundaries of areas planned for forestry development for management and plan implementation;

- To coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in guiding localities in linking land allocation with forest allocation to organizations, individuals and households under approved forest protection and development planning.

e/ Other related ministries and sectors

- To coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in organizing the plan implementation;

- To participate in examining, supervising and urging the plan implementation.

f/ Provincial-level Peoples Committees

- To assume the prime responsibility for the plan implementation in their localities;

- To review and propose lists of projects for formulation and appraisal; to manage, evaluate and check before accepting project implementation results in their localities under state regulations;

- To elaborate funding plans and needs and submit them the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Planning and Investment for summarization and submission to the Government;

- To regularly report to the Government and related ministries and sectors on the plan implementation progress in their localities; to conduct preliminary and final reviews of the plan implementation under the Ministry of Agriculture and Rural Development s guidance.

3. Mobilization of mass organizations

To request the Vietnam Fatherland Front Central Committee and member organizations to actively participate in the plan implementation under the line that forest protection and development are the responsibility and obligation of all organizations, individuals and households.

Article 2.This Decision takes effect on the dale of its signing.

Article 3.Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and chairpersons of provincial-level People s Committees shall implement this Decision.-

 

 

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 57/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất