Thông tư 43/2010/TT-BCT quản lý an toàn trong ngành Công Thương

thuộc tính Thông tư 43/2010/TT-BCT

Thông tư 43/2010/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định công tác quản lý an toàn trong ngành Công Thương
Cơ quan ban hành: Bộ Công Thương
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:43/2010/TT-BCT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Hoàng Quốc Vượng
Ngày ban hành:29/12/2010
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương, Công nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG
---------------

Số: 43/2010/TT-BCT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------------------

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2010

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN TRONG NGÀNH CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương;

Căn cứ Nghị định số 06/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động;

Căn cứ Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2002 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động;

Bộ Công thương quy định công tác quản lý an toàn trong ngành Công thương như sau:

Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Thông tư này quy định công tác quản lý an toàn áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực: cơ khí, luyện kim, điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, dầu khí, xăng dầu, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác (sau đây gọi tắt là các doanh nghiệp ngành Công thương) và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến công tác an toàn trong ngành Công thương.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ được hiểu như sau:
1. An toàn là tình trạng không gây chấn thương, nguy hiểm đến tính mạng, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động và hư hỏng máy, thiết bị, dây chuyền, quá trình công nghệ sản xuất.
2. Quản lý rủi ro là việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật, quản lý nhằm đảm bảo tất cả rủi ro tiềm tàng phải được xác định, phân tích, đánh giá đối với tất cả các công trình, máy, thiết bị, dây chuyền, quá trình công nghệ và trong tất cả các giai đoạn hoạt động.
3. Đánh giá rủi ro là việc đánh giá các rủi ro tiềm tàng trên cơ sở các tiêu chuẩn rủi ro chấp nhận được và chỉ tiêu được chấp thuận, đồng thời xác định các biện pháp giảm thiểu rủi ro đến mức hợp lý với thực tế chấp nhận được.
4. Đánh giá mức độ rủi ro là đánh giá các mối nguy hiểm đã được nhận biết dựa trên hậu quả và khả năng xảy ra.
5. Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp bao gồm: tổ chức, ứng phó các tình huống khẩn cấp như cứu nạn, cứu hộ, phòng chống cháy nổ, phòng chống lụt bão theo quy định.
Chương 2.
NỘI DUNG, TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH NGHIỆP TRONG QUẢN LÝ AN TOÀN
Điều 3. Nội dung công tác quản lý an toàn
Nội dung quản lý an toàn bao gồm:
1. Hệ thống quản lý an toàn.
2. Quản lý rủi ro.
3. Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp.
4. An toàn khu vực sản xuất.
Điều 4. Trách nhiệm của doanh nghiệp trong hệ thống quản lý an toàn
1. Doanh nghiệp phải xây dựng
a) Mục tiêu an toàn và chính sách về an toàn, chính sách khen thưởng và xử lý vi phạm về an toàn của doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật về an toàn;
b) Quy định về kiểm tra an toàn: Chương trình, nội dung, hình thức kiểm tra an toàn; Hồ sơ về công tác kiểm tra, Biên bản, Sổ kiến nghị và Sổ ghi biên bản kiểm tra về an toàn… theo quy định;
c) Hệ thống tổ chức về công tác an toàn trong doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
d) Danh mục các văn bản trong lĩnh vực an toàn; hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn được áp dụng trong doanh nghiệp;
đ) Hệ thống Quy trình vận hành, Quy trình xử lý sự cố, bảo dưỡng cho dây chuyền, máy, thiết bị;
e) Quy định an toàn cho từng phân xưởng, dây chuyền, máy, thiết bị, vật tư, hóa chất sử dụng; các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn;
g) Các biện pháp về kỹ thuật an toàn, phòng chống cháy nổ và đầu tư trang thiết bị bảo đảm công tác an toàn trong kế hoạch bảo hộ lao động hàng năm;
h) Hồ sơ trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp của người lao động đối với các vị trí công tác tại doanh nghiệp.
2. Quản lý máy, thiết bị, vật tư, hóa chất
a) Định kỳ khám nghiệm, thử nghiệm, bảo dưỡng, sửa chữa máy, thiết bị;
b) Thực hiện kiểm định và đăng ký theo quy định đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; máy, thiết bị có yêu cầu an toàn đặc thù chuyên ngành công nghiệp;
c) Lựa chọn tổ chức kiểm định các thiết bị áp lực, thiết bị nâng đáp ứng các điều kiện theo quy định của Bộ Công thương;
d) Quản lý an toàn hóa chất theo quy định của pháp luật về hóa chất.
3. Huấn luyện, nghiên cứu khoa học về an toàn
a) Huấn luyện người lao động về an toàn đúng nội dung, tài liệu, thời gian theo quy định của pháp luật;
b) Nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm tăng cường an toàn và giảm thiểu rủi ro.
4. Thống kê và báo cáo
a) Phải có hệ thống hồ sơ theo dõi, điều tra, đánh giá, khắc phục tai nạn, sự cố, tổn thương về người hoặc hư hại về tài sản;
b) Báo cáo nhanh tai nạn nghiêm trọng, các tình huống khẩn cấp;
c) Báo cáo định kỳ về tai nạn lao động theo quy định;
d) Báo cáo định kỳ về bảo hộ lao động theo quy định.
Các Tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty tổng hợp các thống kê, báo cáo của các doanh nghiệp trực thuộc gửi các cơ quan có thẩm quyền và Bộ Công thương; Các doanh nghiệp không thuộc Tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty thống kê và báo cáo cơ quan có thẩm quyền và Sở Công thương tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở doanh nghiệp.
Điều 5. Trách nhiệm của doanh nghiệp trong quản lý rủi ro
1. Xây dựng nội dung đánh giá rủi ro, bao gồm:
a) Xác định mối nguy hiểm;
b) Đánh giá mức độ rủi ro;
c) Các giải pháp kiểm soát, giảm thiểu rủi ro.
2. Đánh giá rủi ro thực hiện theo phương pháp định lượng hoặc phương pháp định tính. Trường hợp không có quy định phải đánh giá rủi ro theo phương pháp định lượng thì doanh nghiệp có thể lựa chọn đánh giá rủi ro theo phương pháp định tính.
3. Định kỳ cập nhật Báo cáo phân tích, đánh giá rủi ro (được xác định, phân tích, đánh giá đối với tất cả các công trình, dây chuyền, máy, thiết bị, chất nguy hiểm…) theo quy định đối với từng lĩnh vực cụ thể hoặc định kỳ 3 năm đối với các lĩnh vực chưa có quy định cụ thể.
4. Trường hợp doanh nghiệp có thay đổi về công nghệ, các máy, thiết bị, quy mô, địa điểm sản xuất hoặc sau các tai nạn, sự cố cần phải tiến hành đánh giá rủi ro lại để phù hợp với các thay đổi đó.
Điều 6. Trách nhiệm của doanh nghiệp trong kế hoạch ứng cứu khẩn cấp
1. Xây dựng Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp theo quy định của pháp luật đối với từng lĩnh vực cụ thể, và phải phù hợp với hệ thống ứng cứu khẩn cấp quốc gia. Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp gồm ít nhất các nội dung sau:
a) Sơ đồ tổ chức, phân cấp trách nhiệm, hệ thống báo cáo khi xảy ra tai nạn hoặc xuất hiện các tình huống nguy hiểm;
b) Sơ đồ liên lạc và báo cáo cơ quan có thẩm quyền;
c) Nguồn lực bên trong và bên ngoài sẵn có hoặc sẽ huy động để ứng cứu có hiệu quả các tình huống khẩn cấp;
d) Biên bản đánh giá kết quả luyện tập và diễn tập xử lý các tình huống giả định tại doanh nghiệp.
2. Thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn của doanh nghiệp phải được đào tạo, huấn luyện về kỹ năng và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp.
3. Thành lập Ban ứng cứu sự cố khẩn cấp (đối với các doanh nghiệp yêu cầu phải có theo quy định của pháp luật).
Điều 7. Trách nhiệm của doanh nghiệp trong an toàn khu vực sản xuất
1. Tổ chức, bố trí khu vực sản xuất, máy, thiết bị phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật an toàn và các văn bản quy phạm pháp luật tương ứng.
2. Thiết lập và bảo vệ bằng các biện pháp cần thiết theo quy định của cơ quan có thẩm quyền và quy chuẩn kỹ thuật áp dụng đối với vùng, hành lang an toàn xung quanh công trình, máy, thiết bị.
3. Khu vực sản xuất phải được trang bị hệ thống dò cháy, dò khí cháy ở nơi có nguy cơ cháy cao, trang bị chữa cháy tại chỗ, hệ thống chữa cháy và phải có biển báo phù hợp đối với từng lĩnh vực cụ thể theo quy định của pháp luật.
4. Trang bị đầy đủ hệ thống thiết bị an toàn, thiết bị cứu hộ.
5. Khu sản xuất phải bố trí sơ đồ thoát hiểm; lối thoát hiểm.
Chương 3.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp
Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp Bộ Công thương chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp thống kê, báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn trong ngành Công thương.
Điều 9. Sở Công thương
1. Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn đối với các doanh nghiệp ngành Công thương trên địa bàn quản lý.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan của tỉnh, thành phố để kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật về công tác an toàn theo quy định.
3. Tổng hợp các thống kê, báo cáo của các doanh nghiệp có trụ sở đóng trên địa bàn quản lý, báo cáo Bộ Công thương (Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp).
Điều 11. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 2 năm 2011.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Công thương để kịp thời xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Sở Công thương các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Website: Chính phủ, Bộ Công thương;
- Công báo;
- Lưu: VT, PC, ATMT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hoàng Quốc Vượng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF INDUSTRY & TRADE
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence-Freedom-Happiness
-----------

No. 43/2010/TT-BCT

Hanoi, December 29, 2010

 

CIRCULAR

REGULATIONS ON SAFETY MANAGEMENT IN INDUSTRY AND TRADE

Pursuant to the Decree No. 189/2007/ND-CP dated December 27th, 2007 of Government regulating functions, duties and powers of the organizational structure of Ministry of Industry and Trade
Pursuant to the Decree No. 06/CP dated January 20th, 1995 of Government detailing a number of articles of the Labor Law on labor safety, labor hygiene;
Pursuant to the Decree No.110/2002/ND-CP dated December 27th, 2002 amending and supplementing a number of articles of the Decree No. 06/CP dated January 20th, 1995 of Government detailing a number of Articles of the Labor Law on labor safety, labor hygiene;
The Ministry of Industry and Trade regulating on safety management in industry and trade as follows:

Chapter 1:

GENERAL PROVISIONS

Article 1: Adjusting scope and applicable entities

This circular regulates on safety management to be applicable to business -production enterprises in the fields of mechanical engineering, metallurgy, new energy, renewable energy, oil and gas, petroleum, chemical, industrial explosive, mine exploration and mineral processing, consumption industry, food industry and other processing industry (hereinafter referred to as the Industrial and Trade enterprises) and the organizations and individuals involved in safety work in the Industry and trade.

Article 2: Interpretation of terms

In this Circular, the terms are construed as follows:

1.Safetymeans a condition not to cause injury, danger to life, affect to the health of workers and damage to machinery, equipment, line, manufacturing technology process.

2. Risk managementmeans the application of technical measures and management to ensure all potential risks have been identified, analyzed and evaluated to all works, machinery, equipment, line, manufacturing technology process and in all operation stage.

3. Risk assessmentmeans to assess potential risks on the basis of acceptable risk standard and approved targets, and concurrently to identify measures for reducing risk to reach a reasonable level towards acceptable fact.

4.Risky level Assessmentmeans to assess the hazards have been identified based on the consequence and likelihood.

5. Emergency response planincluding: organization, response to emergency situations such as rescue, salvage, fire & explosion prevention, flood & storm prevention as prescribed.

Chapter 2

CONTENT, RESPONSIBILITY OF ENTERPRISE IN SAFETY MANAGEMENT

Article 3. Content of safety management work

Content of safety management includes:

1. Safety management system.

2. Risk management.

3. Emergency response plan.

4. Safe production area.

Article 4. Responsibility of enterprise in safety management system

1. Enterprise has to set up:

a) Safety objective and policy, reward policy and handling of violations on safety of enterprise in accordance with provisions of legislation on safety;

b) Regulation on safety check: The program, content, form of safety check, record of inspection, minute, petition book, safety inspection book in accordance with regulations;

c) The organizational system of safety work in enterprises according to provisions of law;

d) A list of documents in the field of safety, standard system, safety standard is applied in enterprise;

e) Safety regulations for each factory, production line, machine, equipment, materials, used chemical, the jobs with strict requirements for safety;

f) Safe technical measures, fire & explosion prevention, equipment investment to ensure safety work in labor protection plan annually;

g) Records on qualification, professional experience of employees for job position in enterprises.

2. Management of machinery, equipment, materials, chemical

a) To periodically to examine, test, maintain and repair machinery and equipment;

b) To assess and register as prescribed towards machinery, equipment and materials which are required strictly on specific safety in the industry;

c) To choose organizational to verify pressure equipments, lifting equipment in accordance with conditions prescribed by Ministry of Industry and Trade;

d) Management of chemical safety in accordance with law on chemical.

3. Training, scientific research on safety

a) To train workers on proper safety content, materials, time as prescribed by law;

b) To research science, to apply technical advances in order to enhance safety and reduce risk.

4. Statistic and report

a) There must be records for inspection, investigation, evaluation, overcoming accidents, incidents and injuries to persons or damage to property;

b) To quickly report about serious accidents, emergency situations;

c) To periodically report on occupational accidents as prescribed;

d) To periodically report on labor protection as prescribed.

The economic group, the head of company shall integrate statistics and reports of affiliated enterprises to send to competent authorities and Ministry of Industry and Trade; the non- affiliated enterprises of economic group, its head of company shall total up and report to competent authorities and Department of Trade and Industry of province or city where headquartered of enterprise locate.

Article 5.Responsibility of enterprises in the risk management

1. Set up the content of risk assessment, including:

a) Hazard identification;

b) Risk Assessment;

c) Measures to control and minimize risk.

2. Risk assessment is carried out by the quantitative method or qualitative method. In case where there is no provision on risk assessment by quantitative method, enterprise may choose risk assessment by qualitative method.

3. To periodically update analysis report, risk assessment (to be determined, analyzed and evaluated for all projects, production lines, machines, equipments, dangerous substances ...) as prescribed for each particular field or 3 years period for fields still not yet specified.

4. In case where an enterprise with a change in technology, machinery, equipment, scale, production site or after accidents and incidents, need to be conducted again risk assessment in order to be fit for those changes.

Article 6. Responsibility of enterprises in the emergency response plan

1. To set up an emergency response plan as prescribed by law for each specific line, and must be fit for the system of national emergency response. Emergency response plan include at least the following:

a) Organization chart, decentralization of responsibilities and report system when an accident occurs or the appearance of dangerous situations;

b) Contact chart and report to competent authorities;

c) Existing resources within and outside or to be mobilized to effectively rescue emergencies;

d) Minutes of result assessment on practice and rehearsal handling hypothetical situations in enterprises.

2. Member of Steering Committee for Flood and Storm Prevention and Search and Rescue of enterprises must be trained, coached skills and plan for emergency response.

3. To establish a Committee of emergency rescue (for enterprise required to have under provisions of law).

Article 7. Responsibility of enterprises in the production sector safety

1. Organization, arrangement of production sector, machinery and equipment must be complied with safe technical regulation and respectively legal documents.

2. To establish and protect by necessary measures prescribed by competent bodies and technical regulations applicable to the area, safety corridors surrounding works, machinery and equipment.

3. The production sector must be equipped with fire detection system and fire gas detection in areas of high fire risk, firefighting equipment in place, the fire fighting system and there must be appropriate signal for each specific area as prescribed by law.

4. To fully equip equipment and safety system, rescue equipment.

5. Production sector must be arranged escape chart; exit.

Chapter 3.

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 8. Department of Safety Engineering and Industrial Environment

Department of Safety Engineering and Industrial Environment, Ministry of Industry and Trade is responsible for directing, guiding, checking, integrating statistics reporting on the implementation of safety work in the Industry & trade.

Article 9. Department of Industry and Trade

1. To guide and supervise the implementation of safety regulations for Industry and Trade enterprise in the​​management area.

2. Lead and coordinate with relevant agencies of provinces to inspect and handle violations of legislation on safety work as prescribed.

3. To integrating statistics, reports of enterprises based whose headquarter locate in the management area, to report to Ministry of Industry and Trade (Department of Safety Engineering and Industrial Environment).

Article 11. Provisions of Implementation

1. This Circular takes effect from February 14th, 2011.

2. In the process of implementation, if any issues or problems arise, organizations and individuals report to Ministry of Industry and Commerce for timely consideration and resolution. /.

 

ON BEHALF OF MINISTER
DEPUTY MINISTER




Hoang Quoc Viet

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 43/2010/TT-BCT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 12/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung 10 Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã và hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam

Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp

văn bản mới nhất