Thông tư 38/2010/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chính sách đối với người lao động dôi dư
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 38/2010/TT-BLĐTBXH
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 38/2010/TT-BLĐTBXH |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Phạm Minh Huân |
Ngày ban hành: | 24/12/2010 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bộ LĐTBXH hướng dẫn chính sách đối với lao động dôi dư
Ngày 24/12/2010, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 38/2010/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 91/2010/NĐ-CP ngày 20/8/2010 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Theo đó, lao động dôi dư đang thực hiện hợp đồng lao động không xác định thời hạn, tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lao động hoặc Tòa án quyết định mở thủ tục phá sản, nam từ đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi có 20 năm đóng BHXH trở lên được hưởng lương hưu theo quy định; nam từ 55 đến dưới 60 tuổi, nữ từ đủ 50 đến dưới 55 tuổi còn được hưởng 03 tháng tiền lương và phụ cấp cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi, 05 tháng tiền lương và phụ cấp lương cho 20 năm đầu làm việc có đóng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp lao động dôi dư nằm trong độ tuổi nghỉ hưu nhưng còn thiếu thời gian đóng BHXH tối đa 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu thì được Nhà nước đóng thay để giải quyết chế độ hưu trí theo quy định.
Lao động dôi dư ngoài các đối tượng nêu trên thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động sẽ được hưởng trợ cấp 01 tháng tiền lương và phụ cấp cho mỗi năm thực tế làm việc trong khu vực nhà nước được tính trợ cấp (nhưng tối thiểu cũng bằng 02 tháng lương và phụ cấp); hỗ trợ thêm 01 tháng lương và phụ cấp cho mỗi năm thực tế làm việc trong khu vực nhà nước được tính hỗ trợ thêm, 06 tháng lương và phụ cấp tại thời điểm nghỉ việc và các chế độ BHXH theo quy định.
Đối với lao động dôi dư đang thực hiện hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 01 đến 03 năm được trợ cấp 01 tháng tiền lương và phụ cấp cho mỗi năm thực tế làm việc trong khu vực nhà nước được tính trợ cấp; 70% tiền lương và phụ cấp ghi trong hợp đồng cho những tháng còn lại chưa thực hiện hợp đồng đã giao kết, nhưng tối đa không quá 12 tháng…
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký; chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu quy định tai Thông tư này được thực hiện kể từ ngày 10/10/2010.
Xem chi tiết Thông tư38/2010/TT-BLĐTBXH tại đây
tải Thông tư 38/2010/TT-BLĐTBXH
BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH Số: 38/2010/TT-BLĐTBXH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2010 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 91/2010/NĐ-CP NGÀY 20 THÁNG 8 NĂM 2010 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG DÔI DƯ KHI SẮP XẾP LẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN DO NHÀ NƯỚC LÀM CHỦ SỞ HỮU
Căn cứ Nghị định số 91/2010/NĐ-CP ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu (sau đây gọi là Nghị định số 91/2010/NĐ-CP);
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội;
Sau khi có ý kiến của các Bộ, ngành liên quan, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 91/2010/NĐ-CP như sau:
Thông tư này hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 91/2010/NĐ-CP về chính sách đối với người lao động dôi dư trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu hoặc do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội làm chủ sở hữu được chuyển đổi từ công ty nhà nước, công ty thuộc các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội theo quy định tại Nghị định số 63/2001/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2001, Nghị định số 145/2005/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2005, Nghị định số 95/2006/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2006 và Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2010, nhưng chưa giải quyết chính sách lao động dôi dư theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2002, Nghị định số 155/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 8 năm 2004, Nghị quyết số 06/2006/NQ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2006, Nghị quyết số 07/2007/NQ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2007 và Nghị định số 110/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ, nay tiếp tục thực hiện sắp xếp lại theo phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm:
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu hoặc do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội làm chủ sở hữu sau đây gọi chung là công ty.
- Người lao động đang làm việc, khi sắp xếp lại, công ty đã tìm mọi biện pháp tạo việc làm, nhưng không bố trí được việc làm;
- Người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của công ty (là người lao động được tuyển dụng vào làm việc theo chế độ hợp đồng lao động mà tại thời điểm quyết định thực hiện sắp xếp, chuyển đổi công ty chưa chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động) nhưng không có việc làm (đang chờ việc), tại thời điểm sắp xếp lại, công ty vẫn không bố trí được việc làm.
Chính sách đối với người lao động dôi dư đang thực hiện hợp đồng lao động không xác định thời hạn quy định tại Điều 3 Nghị định số 91/2010/NĐ-CP được thực hiện như sau:
Thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm được trợ cấp thêm 1/2 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có). Trường hợp số năm làm việc có tháng lẻ thì được tính theo nguyên tắc trên 06 tháng được tính là 01 năm, đủ 06 tháng trở xuống không được tính.
Tham khảo ví dụ 1, phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Tham khảo ví dụ 2, phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Tổng thời gian thực tế làm việc (có đi làm, có tên trong bảng thanh toán lương) trong khu vực nhà nước được tính từ ngày được tuyển dụng vào công ty quy định tại Điều 1 Thông tư này cho đến thời điểm nghỉ việc theo quyết định nghỉ việc (kể cả thời gian được cử đi học, công tác nhưng vẫn được công ty trả lương; thời gian hưởng chế độ bảo hiểm xã hội: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; thời gian làm việc theo hình thức nhận khoán sản phẩm, công việc mà công ty trả lương, có đóng bảo hiểm xã hội theo quy định). Đối với người lao động chuyển công tác đến công ty quy định tại Điều 1 Thông tư này trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 (thời điểm có hiệu lực của Bộ luật Lao động) và làm việc cho đến thời điểm có quy định sắp xếp lại công ty thì được tính cả thời gian làm việc tại công ty 100% vốn nhà nước, tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang hưởng lương từ ngân sách nhà nước (kể cả thời gian được cử đi học, công tác nhưng vẫn được công ty, cơ quan, đơn vị trả lương; thời gian hưởng chế độ bảo hiểm xã hội: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; thời gian làm việc theo hình thức nhận khoán sản phẩm, công việc mà công ty trả lương, có đóng bảo hiểm xã hội theo quy định) trước đó.
Thời gian thực tế làm việc trong khu vực nhà nước được tính trợ cấp xác định theo số năm (đủ 12 tháng) ở mỗi giai đoạn điều chỉnh hệ số lương và mức tiền lương tối thiểu chung, số tháng lẻ ở giai đoạn trước được cộng dồn vào giai đoạn tiếp theo. Trường hợp ở giai đoạn cuối cùng còn tháng lẻ thì được tính theo nguyên tắc: dưới 01 tháng không được tính; từ đủ 01 tháng đến dưới 07 tháng được tính tròn 06 tháng; từ đủ 07 tháng đến dưới 12 tháng được tính tròn 01 năm.
Tổng thời gian người lao động thực tế làm việc (có đi làm, có tên trong bảng thanh toán lương) trong khu vực nhà nước xác định theo quy định tại điểm d, khoản 4 Điều này.
- Đối với thời gian thực tế làm việc trong khu vực nhà nước được tính trợ cấp, hỗ trợ thêm trước ngày 01 tháng 10 năm 2004 thì tính theo hệ số lương (kể cả hệ số chênh lệch bảo lưu, nếu có) và phụ cấp lương (gồm phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực, nếu có) bình quân 6 tháng liền kề thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2004 theo Nghị định số 25/CP và Nghị định số 26/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ.
- Đối với thời gian thực tế làm việc trong khu vực nhà nước được tính trợ cấp, hỗ trợ thêm từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 trở đi thì tính theo hệ số lương (kể cả hệ số chênh lệch bảo lưu, nếu có) và phụ cấp lương (gồm phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực, nếu có) bình quân 6 tháng liền kề thời điểm nghỉ việc theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004, Nghị định số 86/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007, Nghị định số 141/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2007 và Nghị định số 162/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ.
- Mức lương tối thiểu chung tính trợ cấp, hỗ trợ thêm chia theo từng giai đoạn theo quy định tại khoản 3, Điều 6 Nghị định số 91/2010/NĐ-CP.
Tham khảo ví dụ 3, phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Chính sách đối với người lao động dôi dư đang thực hiện hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng quy định tại Điều 4 Nghị định số 91/2010/NĐ-CP được thực hiện như sau:
Thời gian thực tế làm việc trong khu vực nhà nước được tính trợ cấp xác định theo quy định tại điểm d, khoản 4 Điều 3 Thông tư này.
Tiền lương, phụ cấp lương làm căn cứ tính trợ cấp thực hiện theo quy định tại điểm e, khoản 4, Điều 3 Thông tư này.
Tham khảo ví dụ 4, phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Người lao động thực hiện trả lại số tiền nêu trên thì thời gian thực tế làm việc đã được giải quyết chế độ đối với người lao động dôi dư theo quy định tại Nghị định số 91/2010/NĐ-CP được cộng nối vào thời gian thực tế làm việc tại công ty đã chuyển sang hoạt động theo hình thức được sắp xếp lại để tính chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm sau này.
Người lao động thực hiện trả lại khoản trợ cấp nêu trên thì thời gian thực tế làm việc đã được giải quyết chế độ đối với người lao động dôi dư theo quy định tại Nghị định số 91/2010/NĐ-CP không được cộng nối vào thời gian thực tế làm việc tại công ty, đơn vị, cơ quan khác thuộc khu vực nhà nước để tính chế độ trợ cấp thôi việc, mất việc làm sau này.
Nguồn kinh phí chi trả chế độ đối với người lao động dôi dư, kinh phí chi trả cho cơ quan bảo hiểm xã hội, kinh phí cấp cho cơ sở dạy nghề, kinh phí trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật Lao động thực hiện theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Nghị định số 91/2010/NĐ-CP, quy định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Công ty thực hiện sắp xếp lao động và giải quyết chế độ đối với người lao động dôi dư quy định tại Điều 9 Nghị định số 91/2010/NĐ-CP theo trình tự như sau:
Sau khi được cơ quan có thẩm quyền thông báo hoặc quyết định phê duyệt phương án sắp xếp, chuyển đổi công ty (sau thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định phê duyệt phê duyệt phương án chuyển thành công ty cổ phần, giao, bán, quyết định giải thể, mở thủ tục phá sản, chuyển công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp) thì công ty tiến hành xây dựng phương án giải quyết lao động dôi dư theo các bước sau đây:
- Số lao động đang làm việc có hưởng lương và đóng bảo hiểm xã hội hoặc không đóng bảo hiểm xã hội (kể cả số lao động làm việc theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới 01 năm).
- Số lao động đã nghỉ việc nhưng có tên trong danh sách của công ty, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, có đóng bảo hiểm xã hội hoặc không đóng bảo hiểm xã hội.
- Đối với công ty thực hiện cổ phần hóa thì số lao động cần sử dụng căn cứ vào phương án cổ phần hóa đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; số lao động còn lại là số lao động không có nhu cầu sử dụng.
- Đối với công ty thực hiện hình thức giao cho tập thể người lao động thì số lao động cần sử dụng là số lao động hiện có của công ty, trừ những người tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động và được Ban chấp hành công đoàn công ty hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời hoặc người được Đại hội công nhân viên chức bầu làm đại diện xác định là số lao động không có nhu cầu sử dụng.
- Đối với công ty thực hiện bán thì số lao động cần sử dụng là số lao động theo thỏa thuận giữa hai bên (bán và mua) được ghi trong hợp đồng bán; số lao động còn lại là số lao động không cần sử dụng.
- Đối với công ty thực hiện chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp xác định số lao động cần sử dụng trên cơ sở phương án sản xuất, kinh doanh, công nghệ sản xuất sản phẩm, máy móc thiết bị, định mức lao động theo hướng phát triển có hiệu quả, được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; số lao động còn lại là số lao động không cần sử dụng.
Đối với số lao động không có nhu cầu sử dụng ở công ty thực hiện cổ phần hóa, giao bán, chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp được phân làm 2 loại: số lao động được tuyển dụng trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 là lao động dôi dư được thực hiện chế độ theo quy định tại Nghị định số 91/2010/NĐ-CP; số lao động tuyển dụng từ ngày 21 tháng 4 năm 1998, được thực hiện chế độ theo quy định của Bộ luật Lao động.
- Đối với công ty thực hiện giải thể, phá sản thì toàn bộ số lao động trong danh sách của doanh nghiệp được tuyển dụng trước ngày 26 tháng 4 năm 2002 được thực hiện chính sách theo quy định tại Nghị định số 91/2010/NĐ-CP. Số lao động tuyển dụng từ ngày 26 tháng 4 năm 2002 được giải quyết chế độ theo quy định của Bộ luật Lao động.
Thời điểm chốt danh sách được xác định như sau:
- Đối với công ty thực hiện cổ phần hóa thì thời điểm chốt danh sách người lao động là thời điểm cơ quan có thẩm quyền công bố giá trị doanh nghiệp.
- Đối với công ty thực hiện giao cho tập thể người lao động thì thời điểm chốt danh sách người lao động là thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định giao công ty cho tập thể người lao động.
- Đối với công ty thực hiện bán mà bên mua kế thừa nghĩa vụ đối với người lao động thì thời điểm chốt danh sách người lao động là thời điểm ghi trong hợp đồng mua bán công ty.
- Đối với công ty thực hiện bán mà bên mua không kế thừa nghĩa vụ đối với người lao động thì thời điểm chốt danh sách người lao động là thời điểm có quyết định phê duyệt phương án bán doanh nghiệp của cơ quan có thẩm quyền.
- Đối với công ty thực hiện chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp thì thời điểm chốt danh sách người lao động là thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thực hiện chuyển công ty thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp.
- Đối với công ty thực hiện giải thể thì thời điểm chốt danh sách người lao động là thời điểm cơ quan có thẩm quyền quyết định giải thể công ty.
- Đối với công ty thực hiện phá sản (nếu đại diện chủ sở hữu đã tìm mọi biện pháp xử lý nhưng không thể phục hồi khả năng hoạt động và có văn bản cam kết sẽ không áp dụng các biện pháp tiếp theo để phục hồi hoạt động của công ty) thì thời điểm chốt danh sách người lao động là thời điểm quyết định mở thủ tục phá sản doanh nghiệp có hiệu lực thi hành.
- Văn bản đề nghị phê duyệt phương án giải quyết lao động dôi dư theo mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Phương án sắp xếp lại lao động theo mẫu số 5 hoặc mẫu 5a (đối với công ty được chuyển đổi từ nông, lâm trường) ban hành kèm theo Thông tư này.
- Danh sách số lao động đã được phân loại từ mẫu số 1 đến mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
Đối với công ty giải thể, phá sản không phải duyệt phương án sắp xếp, chuyển đổi công ty mà chỉ duyệt phương án giải quyết lao động dôi dư theo mẫu số 1, mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án giải quyết lao động dôi dư là cơ quan quyết định thành lập, tổ chức lại, sáp nhập, hợp nhất, quyết định chuyển đổi và đa dạng hóa sở hữu, quản lý đối với công ty theo quy định hiện hành hoặc cơ quan được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền (đối với các công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập). Đối với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thì người đứng đầu tổ chức đó hoặc người được ủy quyền là người có thẩm quyền phê duyệt phương án giải quyết lao động dôi dư.
Trong thời hạn 15 ngày (ngày làm việc), kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án giải quyết lao động dôi dư, công ty, đơn vị thực hiện giải quyết chính sách đối với người lao động như sau:
- Giải quyết đầy đủ và đúng thời hạn quy định các khoản trợ cấp đối với người lao động dôi dư căn cứ theo Quyết định nghỉ việc.
- Cấp phiếu học nghề miễn phí cho người lao động theo mẫu số 12 kèm theo Thông tư này.
- Làm đầy đủ hồ sơ, thủ tục giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật, kèm danh sách người lao động nghỉ hưu theo mẫu số 7, mẫu số 8 ban hành kèm theo Thông tư này, chuyển đến cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Ghi rõ lý do nghỉ việc và các quyền lợi đã giải quyết vào sổ lao động và trả lại đầy đủ hồ sơ cho người lao động theo quy định của pháp luật.
- Trong thời hạn 07 ngày (ngày làm việc), kể từ ngày nhận được kinh phí hỗ trợ người lao động dôi dư từ các nguồn theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 91/2010/NĐ-CP, công ty có trách nhiệm trả trực tiếp, một lần tại công ty cho người lao động các khoản trợ cấp theo phương án đã được phê duyệt.
Trường hợp người lao động không thể trực tiếp đến nhận các khoản trợ cấp thì được ủy quyền cho người khác nhận khoản trợ cấp này theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Trường hợp người lao động bị chết sau thời điểm ký quyết định nghỉ việc (thời điểm có hiệu lực thi hành) mà chưa ký nhận số tiền được hưởng thì công ty chuyển số tiền này cho người quản lý di sản của người chết theo quy định của Bộ Luật Dân sự.
- Ký nhận đầy đủ các khoản tiền trợ cấp được hưởng.
- Ký nhận đầy đủ hồ sơ nghỉ việc.
- Thanh toán các khoản còn nợ đối với công ty (nếu có).
- Bản chính phiếu học nghề miễn phí;
- Bản sao quyết định nghỉ việc hưởng chính sách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty nhà nước.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ sở dạy nghề xác nhận "đồng ý tiếp nhận đào tạo" ký tên, đóng dấu vào mặt sau của bản chính quyết định nghỉ việc và trả lại cho người lao động.
Cơ sở dạy nghề được cấp một khoản kinh phí tối đa là 06 (sáu) tháng để đào tạo nghề miễn phí cho người lao động dôi dư có nguyện vọng học nghề. Mức học phí đào tạo, quy trình, thủ tục cấp kinh phí và quyết toán được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động dôi dư theo đúng quy định tại Thông tư này và các quy định hiện hành.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được phương án giải quyết lao động dôi dư của công ty, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm phê duyệt và gửi quyết định cùng 06 bộ hồ sơ cho công ty. Trường hợp chưa phê duyệt được thì cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn công ty sửa đổi, bổ sung phương án.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội để nghiên cứu giải quyết.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HỌA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2010/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)
1. Ví dụ 1.
Ông Nguyễn Văn A, tại thời điểm nghỉ việc ngày 01/4/2011, đủ 57 tuổi 4 tháng, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 32 năm 7 tháng, diễn biến tiền lương 05 năm cuối của ông A như sau:
- Từ ngày 01/4/2006 đến ngày 30/9/2006 (6 tháng), mức lương tối thiểu chung là 350.000 đồng/tháng, hệ số lương là 3,45 (bậc 5, nhóm III, thang lương A.1 ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004).
- Từ ngày 01/10/2006 đến hết ngày 31/12/2007 (15 tháng), mức lương tối thiểu chung là 450.000 đồng/tháng, hệ số lương 3,45.
- Từ ngày 01/01/2008 đến hết ngày 30/4/2009 (16 tháng), mức lương tối thiểu chung là 540.000 đồng/tháng, hệ số lương 3,45.
- Từ ngày 01/5/2009 đến hết ngày 30/4/2010 (12 tháng), mức lương tối thiểu chung là 650.000 đồng/tháng, hệ số lương 3,45.
- Từ ngày 01/5/2010 đến ngày 01/4/2011 (11 tháng), mức lương tối thiểu chung 730.000 đồng/tháng, hệ số lương: 4,07 (bậc 6, nhóm III, nhóm ngành VI, thang lương A.1 ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004).
- Tiền lương bình quân của 05 năm cuối trước khi nghỉ việc để làm căn cứ tính trợ cấp là: (6 x 3,45 x 350.000 + 15 x 3,45 x 450.000 + 16 x 3,45 x 540.000 + 12 x 3,45 x 650.000 + 11 x 4,07 x 730.000) : 60 = 1.198.877 đồng/tháng.
Ông A được hưởng các chế độ sau:
- Chế độ hưu trí quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội với mức lương hưu hàng tháng quy định tại khoản 1 Điều 52 Luật Bảo hiểm xã hội.
- Trợ cấp do nghỉ hưu trước tuổi như sau:
+ Nghỉ hưu trước tuổi 2 năm 8 tháng (làm tròn thành 2 năm), được hưởng 6 tháng lương, phụ cấp (2 năm x 3 tháng lương phụ cấp/năm).
+ 20 năm đầu làm việc có đóng bảo hiểm xã hội được hưởng 5 tháng lương, phụ cấp.
+ Từ năm thứ 21 trở đi có đóng bảo hiểm xã hội là 12 năm 7 tháng, tính tròn thành 13 năm, được hưởng 6,5 tháng lương, phụ cấp (13 năm x 1/2 tháng lương, phụ cấp).
Số tiền ông A được nhận là: 20.980.347,5 đồng (17,5 tháng x 1.198.877 đồng/tháng).
2. Ví dụ 2.
Ông Hoàng Văn C, tại thời điểm nghỉ việc ngày 01/4/2011 đủ 60 tuổi, có 19 năm 7 tháng đóng bảo hiểm xã hội, hệ số lương tại thời điểm nghỉ việc là 3,00 (bậc 5, nhóm I, thang lương A.2 chế biến lương thực, thực phẩm ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004), tiền lương tối thiểu chung là 730.000 đồng/tháng. Ông C được Nhà nước đóng tiếp bảo hiểm xã hội một lần cho 05 tháng còn thiếu với mức 18% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng là 1.971.000 đồng (730.000 đồng/tháng x 3,00 x 18% x 5 tháng). Ông C được hưởng chế độ hưu trí quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội, mức lương hưu hàng tháng quy định tại khoản 1 Điều 52 Luật Bảo hiểm xã hội.
3. Ví dụ 3.
Ông Thân Văn D, nhân viên nhà ga tại thời điểm nghỉ việc ngày 01 tháng 4 năm 2011, đủ 52 tuổi, thời gian thực tế làm việc trong khu vực nhà nước 28 năm. Hệ số lương bình quân 06 tháng liền kề thời điểm ngày 30/9/2004 là 2,30 (bậc 4, nhóm II, bảng lương B.13 công nhân, viên chức vận tải đường sắt ban hành kèm theo Nghị định số 26/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993), hệ số lương bình quân của 06 tháng liền kề thời điểm nghỉ việc là 2,99 (bậc 4, nhóm II, bảng lương B.10 công nhân viên vận tải đường sắt ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004). Từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 đến ngày 01 tháng 4 năm 2011, ông D thuộc diện tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Ông D được hưởng các khoản trợ cấp như sau:
* Trợ cấp và hỗ trợ thêm:
- Thời gian từ ngày 01/4/1983 đến ngày 31/12/2002 là 19 năm 9 tháng, tính tròn 19 năm, số tiền trợ cấp là:
+ Trợ cấp: 9.177.000 đồng (19 năm x 210.000 đồng/tháng x 2,3).
+ Hỗ trợ thêm: 9.177.000 đồng (19 năm x 210.000 đồng/tháng x 2,3).
- Thời gian từ ngày 01/01/2003 đến 30/9/2004 là 01 năm 9 tháng, kể cả 9 tháng cộng dồn của giai đoạn trước là 02 năm 6 tháng, tính tròn 02 năm, số tiền trợ cấp là:
+ Trợ cấp: 1.334.000 đồng (2 năm x 290.000 đồng/tháng x 2,30).
+ Hỗ trợ thêm: 1.334.000 đồng (2 năm x 290.000 đồng/tháng x 2,30).
- Từ ngày 01/10/2004 đến ngày 30/9/2005 là 01 năm, kể cả 6 tháng cộng dồn của giai đoạn trước là 01 năm 6 tháng, tính tròn là 01 năm, số tiền trợ cấp là:
+ Trợ cấp: 867.100 đồng (01 năm x 290.000 đồng/tháng x 2,99).
+ Hỗ trợ thêm: 867.100 đồng (01 năm x 290.000 đồng/tháng x 2,99).
- Từ ngày 01/10/2005 đến hết ngày 30/9/2006 là 01 năm, kể cả 6 tháng cộng dồn của giai đoạn trước là 01 năm 6 tháng, tính tròn 01 năm, số tiền trợ cấp là:
+ Trợ cấp: 1.046.500 đồng (01 năm x 350.000 đồng/tháng x 2,99).
+ Hỗ trợ thêm: 1.046.500 đồng (01 năm x 350.000 đồng/tháng x 2,99).
- Từ ngày 01/10/2006 đến ngày 31/12/2007 là 01 năm 3 tháng, kể cả 6 tháng cộng dồn của giai đoạn trước là 01 năm 9 tháng, tính tròn 01 năm, số tiền trợ cấp là:
+ Trợ cấp: 1.345.500 đồng (01 năm x 450.000 đồng/tháng x 2,99).
+ Hỗ trợ thêm: 1.345.500 đồng (01 năm x 450.000 đồng/tháng x 2,99).
- Từ ngày 01/01/2008 đến ngày 30/4/2009 là 01 năm 3 tháng, kể cả 09 tháng cộng dồn của giai đoạn trước là 02 năm, trong giai đoạn này ông D có 03 tháng tham gia bảo hiểm thất nghiệp (từ ngày 01/01/2009 đến 31/3/2009) trợ cấp được tính như sau:
+ Trợ cấp: thời gian tính trợ cấp là 02 năm, trừ đi 03 tháng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, còn lại 01 năm 9 tháng, tính tròn 01 năm, số tiền trợ cấp mất việc làm là 1.614.600 đồng (01 năm x 540.000 đồng/tháng x 2,99).
+ Hỗ trợ thêm: thời gian tính trợ cấp là 02 năm (do không phải trừ thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp), số tiền trợ cấp là 3.229.200 đồng (02 năm x 540.000 đồng/tháng x 2,99).
- Từ ngày 01/5/2009 đến 30/4/2010 là 01 năm, thời gian này ông D tham gia bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp được tính như sau:
+ Trợ cấp: thời gian tính trợ cấp là 9 tháng (cộng dồn của giai đoạn trước), làm tròn thành 01 năm, số tiền trợ cấp là 1.943.500 đồng (01 năm x 650.000 đồng/tháng x 2,99).
+ Hỗ trợ thêm: thời gian tính hỗ trợ thêm là 01 năm (không phải trừ thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp), số tiền là 1.943.500 đồng (01 năm x 650.000 đồng/tháng x 2,99).
- Từ ngày 01/5/2010 đến ngày 01/4/2011 là 11 tháng, thời gian này ông D tham gia bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp được tính như sau:
+ Trợ cấp: thời gian tính trợ cấp là 0 tháng nên không có trợ cấp.
+ Hỗ trợ thêm: thời gian tính hỗ trợ thêm là 11 tháng (không phải trừ thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp), tính tròn 01 năm, số tiền là 2.182.700 đồng (01 năm x 730.000 đồng/tháng x 2,99).
* 06 tháng tiền lương và phụ cấp để đi tìm việc làm mới là 13.096.200 đồng (6 tháng x 730.000 đồng/tháng x 2,99).
Tổng số tiền ông D nhận được là: 51.549.900 đồng.
4. Ví dụ 4.
Ông Bùi Văn E được tuyển dụng vào Công ty Y từ ngày 01/4/1997 và làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Hệ số lương bình quân 6 tháng liền kề thời điểm 30/9/2004 của ông E là 2,50. Đến ngày 01/4/2009, ông E và Công ty Y, hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng không xác định thời hạn, chuyển sang ký kết hợp đồng lao động, có thời hạn 36 tháng theo công việc mới. Đến ngày 01/4/2011, ông E thuộc diện nghỉ việc để giải quyết chế độ lao động dôi dư. Hệ số lương bình quân 6 tháng liền kề trước thời điểm nghỉ việc là 4,20, hệ số phụ cấp chức vụ là 0,3. Từ ngày 01/01/2009 đến ngày 01/4/2011, ông E tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Chế độ trợ cấp của ông E như sau:
* Trợ cấp 01 tháng tiền lương, phụ cấp lương cho mỗi năm thực tế làm việc trong khu vực nhà nước như sau:
- Từ ngày 01/4/1997 đến ngày 31/12/2002 là 5 năm 9 tháng, tính tròn 5 năm, số tiền trợ cấp là: 2.625.000 đồng (5 năm x 210.000 đồng/tháng x 2,50).
- Từ ngày 01/01/2003 đến ngày 30/9/2004 là 01 năm 9 tháng, kể cả 9 tháng cộng dồn giai đoạn trước là 02 năm 6 tháng, tính tròn 02 năm, số tiền trợ cấp là: 1.450.000 đồng (2 năm x 290.000 đồng/tháng x 2,50).
- Từ ngày 01/10/2004 đến ngày 30/9/2005 là 01 năm, kể cả 6 tháng cộng dồn giai đoạn trước là 01 năm 6 tháng, tính tròn 01 năm, số tiền trợ cấp là: 1.305.000 đồng (01 năm x 290.000 đồng/tháng x 4,50).
- Từ ngày 01/10/2005 đến ngày 30/9/2006 là 01 năm, kể cả 6 tháng cộng dồn giai đoạn trước là 01 năm 6 tháng, tính tròn 01 năm, số tiền trợ cấp là: 1.575.000 đồng (01 năm x 350.000 đồng/tháng x 4,50).
- Từ ngày 01/10/2006 đến 31/12/2007 là 1 năm 3 tháng, kể cả 6 tháng cộng dồn giai đoạn trước là 01 năm 9 tháng, tính tròn 01 năm, số tiền trợ cấp là: 2.025.000 đồng (01 năm x 450.000 đồng/tháng x 4,50).
- Từ ngày 01/01/2008 đến 30/4/2009 là 1 năm 4 tháng, kể cả 9 tháng cộng dồn giai đoạn trước là 02 năm 01 tháng, trừ đi 04 tháng tham gia bảo hiểm thất nghiệp (từ ngày 01/01/2009 đến 30/4/2009), còn lại 01 năm 9 tháng, tính tròn 01 năm, số tiền trợ cấp là: 2.430.000 đồng (01 năm x 540.000 đồng/tháng x 4,50).
- Từ ngày 01/5/2009 đến 30/4/2010 là 01 năm, kể cả 9 tháng cộng dồn giai đoạn trước là 01 năm 9 tháng, trừ đi 01 năm tham gia bảo hiểm thất nghiệp, còn lại 9 tháng, không đủ 1 năm nên không tính trợ cấp.
- Từ ngày 01/5/2010 đến 01/4/2011 là 11 tháng, kể cả 9 tháng cộng dồn giai đoạn trước là 01 năm 8 tháng, trừ đi 11 tháng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, còn lại 9 tháng, tính tròn 01 năm, số tiền trợ cấp là: 3.285.000 đồng (01 năm x 730.000 đồng/tháng x 4,50).
Tổng số tiền trợ cấp là: 14.695.000 đồng.
* Trợ cấp 70% cho số tháng chưa thực hiện hết hợp đồng lao động là: 27.594.000 đồng (70% x 730.000 đồng/tháng x 4,50 x 12 tháng).
Tổng số tiền ông E nhận được là: 42.289.000 đồng.
Mẫu số 1
Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2010/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
TÊN CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN |
DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ TÊN TRONG CÔNG TY TẠI THỜI ĐIỂM SẮP XẾP, CHUYỂN ĐỔI NGÀY … THÁNG … NĂM |
Số TT |
Họ và tên |
Chức danh công việc đang làm |
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ |
Hiện đang thực hiện loại hợp đồng lao động |
Thời điểm tuyển dụng vào công ty |
Thời điểm nghỉ việc |
Hệ số lương đang hưởng |
Nơi ở hiện nay |
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
I |
Được tuyển dụng vào công ty trước ngày 21/4/1998 hoặc 26/4/2002 |
|||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
……… |
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
… |
|
|
|
|
|
|
|
II |
Được tuyển dụng vào công ty từ ngày 21/4/1998 hoặc 26/4/2002 |
|||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
… |
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP BIỂU |
Ngày ….. tháng ….. năm ….. |
Hướng dẫn ghi mẫu số 1:
- Mục I, Mục II: Thời điểm 21/4/1998 áp dụng đối với công ty thực hiện cổ phần hóa, giao, bán và chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; chuyển thành đơn vị sự nghiệp; thời điểm 26/4/2002 áp dụng đối với công ty thực hiện giải thể, phá sản.
- Cột 2: Nếu là viên chức thì ghi trình độ đào tạo và ngành chuyên môn; nếu là công nhân thì ghi nghề và bậc thợ.
- Cột 3: Nếu thuộc loại hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn được ghi ký hiệu (A); xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng ghi ký hiệu là (B); dưới 12 tháng hoặc giao kết bằng miệng được ghi ký hiệu (C); tuyển dụng theo chế độ biên chế nhà nước, nhưng chưa chuyển sang ký hợp đồng lao động được ghi ký hiệu (D).
- Cột 4: Ghi cụ thể ngày, tháng, năm được tuyển dụng vào công ty hoặc ngày bắt đầu làm việc trong khu vực nhà nước đối với người lao động chuyển đến công ty trước ngày 01/01/1995.
- Cột 5: Ghi cụ thể ngày, tháng, năm nghỉ việc cho các đối tượng đang nghỉ việc nhưng chưa chấm dứt quan hệ lao động theo quy định của pháp luật.
- Cột 6: Ghi hệ số lương, bao gồm cả phụ cấp chức vụ và phụ cấp khu vực (nếu có).
- Cột 7: Ghi cụ thể địa phương từ số nhà trở lên, điện thoại (nếu có).
Mẫu 1a
Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2010/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
TÊN CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN |
DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ TÊN TRONG CÔNG TY TẠI THỜI ĐIỂM SẮP XẾP, CHUYỂN ĐỔI NGÀY … THÁNG … NĂM |
Số TT |
Họ và tên |
Chức danh công việc đang làm |
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ |
Hiện đang thực hiện loại hợp đồng lao động |
Thời điểm tuyển dụng vào công ty |
Thời điểm nghỉ việc |
Hệ số lương đang hưởng |
Nơi ở hiện nay |
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
I |
Được tuyển dụng vào công ty trước ngày 21/4/1998 hoặc 26/4/2002 |
|||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
……… |
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
… |
|
|
|
|
|
|
|
II |
Được tuyển dụng vào công ty từ ngày 21/4/1998 hoặc 26/4/2002 |
|||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
… |
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP BIỂU |
Ngày ….. tháng ….. năm ….. |
Hướng dẫn ghi mẫu số 1a:
- Mục I, Mục II: Thời điểm 21/4/1998 áp dụng đối với công ty thực hiện cổ phần hóa, giao, bán và chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; chuyển thành đơn vị sự nghiệp; thời điểm 26/4/2002 áp dụng đối với công ty thực hiện giải thể, phá sản.
- Cột 2: Nếu là viên chức thì ghi trình độ đào tạo và ngành chuyên môn; nếu là công nhân thì ghi nghề và bậc thợ.
- Cột 3: Nếu thuộc loại hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn được ghi ký hiệu (A); xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng ghi ký hiệu là (B); dưới 12 tháng hoặc bằng miệng được ghi ký hiệu (C); tuyển dụng theo chế độ biên chế nhà nước, nhưng chưa chuyển sang ký hợp đồng lao động được ghi ký hiệu (D).
- Cột 4: Ghi cụ thể ngày, tháng, năm được tuyển dụng vào công ty hoặc ngày bắt đầu làm việc trong khu vực nhà nước đối với người lao động chuyển đến công ty trước ngày 01/01/1995.
- Cột 5: Ghi cụ thể ngày, tháng, năm nghỉ việc cho các đối tượng đang nghỉ việc nhưng chưa chấm dứt quan hệ lao động theo quy định của pháp luật.
- Cột 6: Ghi hệ số lương, bao gồm cả phụ cấp chức vụ và phụ cấp khu vực (nếu có).
- Cột 7: Ghi cụ thể địa phương từ số nhà trở lên, điện thoại (nếu có).
Mẫu số 2
Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2010/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
TÊN CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN |
DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG CẦN SỬ DỤNG THEO YÊU CẦU SẢN XUẤT, KINH DOANH TẠI THỜI ĐIỂM SẮP XẾP, CHUYỂN ĐỔI NGÀY … THÁNG … NĂM... |
Số TT |
Họ và tên |
Số thứ tự ở biểu mẫu số 1 |
Tháng, năm sinh |
Dự kiến bố trí chỗ làm việc mới sau khi sắp xếp lại lao động |
Thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội (năm, tháng) |
|
Nam |
Nữ |
|||||
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
… |
… |
|
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP BIỂU |
Ngày ….. tháng ….. năm ….. |
Hướng dẫn ghi mẫu số 2:
- Cột 1: Được lấy số thứ tự ở mẫu số 1 (mẫu số 1a đối với công ty được chuyển đổi từ nông, lâm trường).
- Cột 4: Đối với người lao động được thực hiện giao đất, giao rừng thì ghi ký hiệu chữ (G);
- Cột 5: Ghi năm, tháng đã đóng bảo hiểm xã hội (ví dụ: 23 năm 9 tháng, được ghi là 23,09)
Mẫu số 3
Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2010/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
TÊN CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN |
DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG KHÔNG CÓ NHU CẦU SỬ DỤNG TẠI THỜI ĐIỂM SẮP XẾP, CHUYỂN ĐỔI NGÀY … THÁNG … NĂM ... |
Số TT |
Họ và tên |
Số thứ tự ở biểu mẫu số 1 |
Tháng, năm sinh |
Tổng thời gian thực tế làm việc trong khu vực nhà nước (năm, tháng) |
Thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội (năm, tháng) |
Ghi chú |
|
Nam |
Nữ |
||||||
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
I |
Đối tượng thực hiện theo Nghị định số 91/2010/NĐ-CP |
||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
II |
Đối tượng thực hiện theo Bộ luật Lao động |
||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
… |
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP BIỂU |
Ngày ….. tháng ….. năm ….. |
Mẫu số 4
Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2010/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
TÊN CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN Số: ……….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ….., ngày … tháng … năm …. |
Kính gửi: ……………………………………………………….
Thực hiện Nghị định số 91/2010/NĐ-CP ngày 20 tháng 08 năm 2010 của Chính phủ về chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và Thông tư số 38/2010/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 91/2010/NĐ-CP, (tên công ty) đề nghị (tên cơ quan có thẩm quyền) xem xét phê duyệt phương án giải quyết lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty nhà nước (có hồ sơ kèm theo mẫu số 1, 2, 3, 5; đối với nông, lâm trường mẫu số 1a, 2, 3, 5a).
Nơi nhận: |
THỦ TRƯỞNG CÔNG TY |
Mẫu số 5
Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2010/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
TÊN CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN |
|
PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT LAO ĐỘNG
DÔI DƯ DO SẮP XẾP CÔNG TY
1. Những đặc điểm chủ yếu:
- Tên công ty: ......................................................................................................................
- Thành lập ngày ………. tháng ….. năm ................................................................................
- Địa chỉ: ..............................................................................................................................
- Nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh chính: ..................................................................................
- Thuận lợi: ..........................................................................................................................
- Khó khăn: ..........................................................................................................................
- Hình thức sắp xếp lại: ........................................................................................................
2. Phương án giải quyết lao động dôi dư:
a) Phân loại lao động trước khi sắp xếp.
- Tổng số lao động có tên trong công ty: ....... người, trong đó nữ: ……….. người.
Chia ra:
+ Số lao động ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn: ………. người.
+ Số lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng: …….. người.
+ Số lao động ký hợp đồng lao động mùa vụ, theo công việc dưới 12 tháng: ……… người.
+ Số lao động chưa thực hiện ký hợp đồng lao động: ……… người.
b) Phân loại lao động tại thời điểm sắp xếp lại:
- Số lao động cần sử dụng theo yêu cầu sản xuất, kinh doanh: ……. người, trong đó nữ: ……. người.
- Số lao động nghỉ hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội: …….. người.
- Số lao động dôi dư: ….. người, trong đó nữ: ……….. người.
Chia ra:
+ Số lao động thực hiện theo Nghị định số 91/2010/NĐ-CP: …………… người.
+ Số lao động thực hiện theo Bộ luật Lao động: …………….. người.
NGƯỜI LẬP BIỂU |
Ngày … tháng … năm … |
Ngày … tháng … năm … |
Mẫu số 5a
Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2010/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
TÊN CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN |
|
PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT LAO ĐỘNG DÔI DƯ
DO SẮP XẾP LẠI CÔNG TY
1. Những đặc điểm chủ yếu:
- Tên công ty: ......................................................................................................................
- Thành lập ngày ………. tháng ….. năm ................................................................................
- Địa chỉ: ..............................................................................................................................
- Nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh chính: ..................................................................................
- Thuận lợi: ..........................................................................................................................
- Khó khăn: ..........................................................................................................................
- Hình thức sắp xếp lại: ........................................................................................................
2. Phương án giải quyết lao động dôi dư:
a) Phân loại lao động trước khi sắp xếp.
- Tổng số lao động có tên trong công ty: ....... người, trong đó nữ: ……….. người, số lao động đang thực hiện giao đất, giao rừng: ……….. người.
Chia ra:
+ Số lao động ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn: ………......................... người.
+ Số lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng: ……..... người.
+ Số lao động ký hợp đồng lao động mùa vụ, theo công việc dưới 12 tháng: ………... người.
+ Số lao động chưa thực hiện ký hợp đồng lao động: ………..................................... người.
b) Phân loại lao động tại thời điểm sắp xếp lại:
- Số lao động cần sử dụng theo yêu cầu sản xuất, kinh doanh: ……. người, trong đó nữ: ……. người, số lao động thực hiện giao đất, giao rừng: ……… người.
- Số lao động nghỉ hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội: …….......................... người.
- Số lao động hết thời hạn ký kết hợp đồng lao động: ................................................. người.
- Số lao động thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động nhưng được giao đất, giao rừng của công ty: ……………….. người.
- Số lao động dôi dư: …………………………….. người, trong đó nữ: .......................... người.
Chia ra:
+ Số lao động thực hiện theo Nghị định số 91/2010/NĐ-CP: ……………........................ người.
+ Số lao động thực hiện theo Bộ luật Lao động: ……………........................................ người.
NGƯỜI LẬP BIỂU |
Ngày … tháng … năm … |
Ngày … tháng … năm … |
Mẫu số 6
Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2010/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
TÊN CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN Số: ……….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ….., ngày … tháng … năm …. |
QUYẾT ĐỊNH
Về giải quyết nghỉ việc hưởng chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu
GIÁM ĐỐC CÔNG TY ……….
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 91/2010/NĐ-CP ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ về quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu;
Căn cứ Quyết định số ………………… (của cơ quan có thẩm quyền quyết định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, bộ máy tổ chức của công ty);
Theo đề nghị của …………………………
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ông (Bà) ………………….. Sinh ngày ….. tháng ….. năm ...........................................
- Quê quán: .........................................................................................................................
- Nơi ở hiện nay: ..................................................................................................................
- Nơi ở khi về nghỉ: ..............................................................................................................
- Nghề, chuyên môn đào tạo: ...............................................................................................
- Nghỉ việc hưởng chế độ: …………… (ví dụ: về hưu trước tuổi), theo chính sách giải quyết lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty nhà nước.
- Thời điểm tính chế độ tính đến ngày ….. tháng ….. năm ….. (lấy theo ngày ký quyết định nghỉ việc).
- Thời gian làm việc trong khu vực nhà nước: …………. năm ………….. tháng.
- Thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội: ………………… năm …………………. tháng.
- Hệ số tiền lương đang hưởng: …………………….., phụ cấp lương: ………., tổng cộng hệ số lương được hưởng ……………………
- Mức lương tối thiểu chung: …………………. đồng.
Điều 2. Các chế độ được hưởng khi nghỉ việc (ghi cụ thể từng loại chế độ):
1. (Ví dụ: Trợ cấp 03 tháng tiền lương, phụ cấp lương cho 01 năm nghỉ hưu trước tuổi).
2. ........................................................................................................................................
- Ông (Bà) thuộc số thứ tự ở biểu số 1 (mẫu kèm theo Thông tư số 38/2010/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 12 năm 2010).
Điều 3. Ông (Bà) … trực tiếp lĩnh tiền trợ cấp tại phòng kế toán (tài vụ) của công ty.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 5. Các ông/bà ….. và ông/bà …………… chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: |
THỦ TRƯỞNG CÔNG TY |
Mẫu số 7
Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2010/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
TÊN CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN |
DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG NGHỈ HƯU TRƯỚC TUỔI VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ CHI TRẢ TẠI THỜI ĐIỂM CÓ QUYẾT ĐỊNH NGHỈ VIỆC NGÀY … THÁNG … NĂM ... |
Số TT |
Họ và tên |
Số thứ tự ở biểu số 1 |
Tháng năm sinh |
Thời gian đã đóng BHXH |
Mức lương tháng bình quân của 05 năm cuối trước khi nghỉ việc (đồng/tháng) |
Số năm về hưu trước tuổi (năm) |
Trợ cấp tính theo thời gian nghỉ hưu trước tuổi (đồng) |
Trợ cấp cho 20 năm đầu có đóng bảo hiểm xã hội (đồng) |
Trợ cấp từ năm thứ 21 trở đi có đóng BHXH (đồng) |
Tổng trợ cấp được nhận (đồng) |
Nơi ở khi nghỉ hưu |
|
Nam |
Nữ |
|||||||||||
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
..., ngày … tháng … năm … |
...., ngày … tháng … năm … |
Hướng dẫn ghi mẫu số 7:
- Cột 4: Tính cả số tháng lẻ (ví dụ 29 năm 4 tháng, ghi 29,04)
- Cột 6 = tuổi nghỉ hưu theo quy định (nam 60, nữ 55) - số tuổi tại thời điểm ra quyết định nghỉ việc để hưởng chế độ lao động dôi dư (không tính tháng lẻ)
- Cột 7 = cột 5 x cột 6 x 3;
- Cột 8 = cột 5 x 5;
- Cột 9 = (cột 4 - 20 năm) x cột 5 x 1/2;
- Cột 10 = cột 7 + cột 8 + cột 9.
Mẫu số 8
Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2010/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
TÊN CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN |
DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐỦ TUỔI NGHỈ HƯU THEO QUY ĐỊNH NHƯNG THIẾU THỜI GIAN ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI THỜI ĐIỂM CÓ QUYẾT ĐỊNH NGHỈ VIỆC NGÀY … THÁNG … NĂM... |
Số TT |
Họ và tên |
Số thứ tự ở biểu số 1 |
Tháng năm sinh |
Thời gian đã đóng BHXH |
Số tháng còn thiếu chưa đóng BHXH |
Hệ số lương để đóng BHXH |
Tổng số tiền đóng BHXH |
Nơi ở khi nghỉ hưu |
|
Nam |
Nữ |
||||||||
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP BIỂU |
..., ngày… tháng … năm … |
..., ngày… tháng… năm… |
..., ngày… tháng… năm … |
Hướng dẫn ghi mẫu số 8:
- Cột 7 = cột 5 x cột 6 x mức lương tối thiểu chung tại thời điểm nghỉ việc x tỷ lệ % đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất của người lao động và người sử dụng lao động.
Mẫu số 9
Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2010/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN |
DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG KHÔNG XÁC ĐỊNH THỜI HẠN HƯỞNG TRỢ CẤP VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ CHI TRẢ TẠI THỜI ĐIỂM CÓ QUYẾT ĐỊNH NGHỈ VIỆC |
Số TT |
Họ và tên |
Số TT ở biểu số 1 |
Thời gian đã đóng BHXH |
Thời gian thực tế làm việc trong khu vực nhà nước (năm) |
Hệ số lương |
Hệ số các khoản phụ cấp lương (nếu có) |
Tổng cộng hệ số lương và phụ cấp lương bình quân |
Hệ số tiền lương và phụ cấp lương thời điểm nghỉ việc |
Chế độ được hưởng (đồng) |
Tổng trợ cấp được hưởng (đồng) |
Có nguyện vọng đi đào tạo (X) |
||||||||||||||||||||||
Tổng |
Trước ngày 01/01/2003 |
Từ ngày 01/01/2003 đến 30/9/2004 |
Từ ngày 01/10/2004 đến 30/9/2005 |
Từ ngày 01/10/2005 đến 30/9/2006 |
Từ ngày 01/10/2006 đến 31/12/2007 |
Từ ngày 01/01/2008 đến 30/4/2009 |
Từ ngày 01/5/2009 đến ngày 30/4/2010 |
Từ ngày 01/5/2010 |
Trước 01/10/04 |
Từ 01/10/04 |
Chức vụ |
Khu vực |
Trợ cấp theo thâm niên làm việc |
Trợ cấp đi tìm việc làm |
|||||||||||||||||||
Chưa quy đổi |
Làm tròn đủ 12 tháng |
Chưa quy đổi |
Làm tròn đủ 12 tháng |
Chưa quy đổi |
Làm tròn đủ 12 tháng |
Chưa quy đổi |
Làm tròn đủ 12 tháng |
Chưa quy đổi |
Làm tròn đủ 12 tháng |
Chưa quy đổi |
Làm tròn đủ 12 tháng |
Chưa quy đổi |
Làm tròn đủ 12 tháng |
Chưa quy đổi |
Đã quy đổi |
Trước 01/10/04 |
Từ 01/10/04 |
Trước 01/10/04 |
Từ 01/10/04 |
Trước 01/10/04 |
Từ 01/10/04 |
||||||||||||
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
31 |
32 |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phân tích nguồn:
Tổng kinh phí chi trả: …………………………………. đồng, chia ra
* Trách nhiệm của Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp ……………………………… đồng;
* Trách nhiệm của doanh nghiệp nhưng đề nghị Quỹ Hỗ trợ doanh nghiệp hỗ trợ ………………………… đồng;
* Nguồn của công ty (nếu có) ………………………. đồng.
NGƯỜI LẬP BIỂU |
..., ngày … tháng … năm … |
..., ngày … tháng … năm … |
Hướng dẫn ghi mẫu số 9:
- Cột 3 = cột 5 + cột 7 + cột 9 + cột 11 + cột 13 + cột 15 + cột 17 + cột 19
- Cột 6, cột 8, cột 10, cột 12, cột 14, cột 16, cột 18: bao gồm cả thời gian có tháng lẻ của giai đoạn trước cộng dồn (nếu có)
- Từ cột 14, 15, 16, 17, 18, 19 … khi tính cần loại trừ thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp
- Cột 20: ghi hệ số lương bình quân của 06 tháng liền kề thời điểm ngày 01/10/2004 (nếu người lao động đã nghỉ chờ việc trước khi doanh nghiệp thực hiện sắp xếp thì ghi hệ số tại thời điểm nghỉ việc trước đây)
- Cột 21: ghi hệ số lương bình quân của 06 tháng liền kề thời điểm nghỉ việc (sau ngày 01/10/2004)
- Cột 26 = cột 20 + cột 22 + cột 24
- Cột 27 = cột 21 + cột 23 + cột 25
- Cột 28: ghi tổng hệ số lương và phụ cấp lương (phụ cấp chức vụ và phụ cấp khu vực) tại thời điểm nghỉ việc.
- Cột 29 = [(cột 26 x mức lương tối thiểu chung 210.000 đồng x cột 5) + (cột 26 x mức lương tối thiểu chung 290.000 đồng x cột 7) + (cột 27 x mức lương tối thiểu chung 290.000 đồng x cột 9) + (cột 27 x mức lương tối thiểu chung 350.000 đồng x cột 11) + (cột 27 x mức lương tối thiểu chung 450.000 đồng x cột 13) + (cột 27 x mức lương tối thiểu chung 540.000 đồng x cột 15) + (cột 27 x mức lương tối thiểu chung 650.000 đồng x cột 17) + (cột 27 x mức lương tối thiểu chung 730.000 đồng x cột 19)]
- Cột 30 = cột 28 x mức lương tối thiểu chung tại thời điểm nghỉ việc x 6 tháng
- Cột 31 = Cột 29 + cột 30
- Cột 32: Đấu dấu (X) đối với người có nguyện vọng đi đào tạo.
Mẫu số 9a
Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2010/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN |
DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG KHÔNG XÁC ĐỊNH THỜI HẠN HƯỞNG HỖ TRỢ THÊM VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ CHI TRẢ TẠI THỜI ĐIỂM CÓ QUYẾT ĐỊNH NGHỈ VIỆC |
Số TT |
Họ và tên |
Số TT ở biểu số 1 |
Thời gian đã đóng BHXH |
Thời gian thực tế làm việc trong khu vực Nhà nước (năm) |
Hệ số lương |
Hệ số các khoản phụ cấp lương (nếu có) |
Tổng cộng hệ số lương và phụ cấp lương bình quân |
Hỗ trợ thêm theo thâm niên làm việc |
|||||||||||||||||||||
Tổng |
Trước ngày 01/01/2003 |
Từ ngày 01/01/2003 đến 30/9/2004 |
Từ ngày 01/10/2004 đến 30/9/2005 |
Từ ngày 01/10/2005 đến 30/9/2006 |
Từ ngày 01/10/2006 đến 31/12/2007 |
Từ ngày 01/01/2008 đến 30/4/2009 |
Từ ngày 01/5/2009 đến ngày 30/4/2010 |
Từ ngày 01/5/2010 |
Trước 01/10/04 |
Từ 01/10/04 |
Chức vụ |
Khu vực |
|||||||||||||||||
Chưa quy đổi |
Làm tròn đủ 12 tháng |
Chưa quy đổi |
Làm tròn đủ 12 tháng |
Chưa quy đổi |
Làm tròn đủ 12 tháng |
Chưa quy đổi |
Làm tròn đủ 12 tháng |
Chưa quy đổi |
Làm tròn đủ 12 tháng |
Chưa quy đổi |
Làm tròn đủ 12 tháng |
Chưa quy đổi |
Làm tròn đủ 12 tháng |
Chưa quy đổi |
Đã quy đổi |
Trước 01/10/04 |
Từ 01/10/04 |
Trước 01/10/04 |
Từ 01/10/04 |
Trước 01/10/04 |
Từ 01/10/04 |
||||||||
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phân tích nguồn:
Tổng kinh phí chi trả: …………………………………. đồng, chia ra
* Trách nhiệm của Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp ……………………………… đồng;
* Trách nhiệm của doanh nghiệp nhưng đề nghị Quỹ Hỗ trợ doanh nghiệp hỗ trợ ………………………… đồng;
* Nguồn của công ty/đơn vị (nếu có) ………………………. đồng.
|
..., ngày … tháng … năm … |
..., ngày … tháng … năm … |
Hướng dẫn ghi mẫu số 9:
- Cột 3 = cột 5 + cột 7 + cột 9 + cột 11 + cột 13 + cột 15 + cột 17 + cột 19
- Cột 6, cột 8, cột 10, cột 12, cột 14, cột 16, cột 18: bao gồm cả thời gian có tháng lẻ của giai đoạn trước cộng dồn
- Từ cột 14, 15, 16, 17, 18, 19 … khi tính không phải loại trừ thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp
- Cột 20: ghi hệ số lương bình quân của 06 tháng liền kề thời điểm ngày 01/10/2004 (nếu người lao động đã nghỉ chờ việc trước khi doanh nghiệp thực hiện sắp xếp thì ghi hệ số tại thời điểm nghỉ việc trước đây)
- Cột 21: ghi hệ số lương bình quân của 06 tháng liền kề thời điểm nghỉ việc (sau ngày 01/10/2004)
- Cột 26 = cột 20 + cột 22 + cột 24
- Cột 27 = cột 21 + cột 23 + cột 25
- Cột 28 = [(cột 26 x mức lương tối thiểu chung 210.000 đồng x cột 5) + (cột 26 x mức lương tối thiểu chung 290.000 đồng x cột 7) + (cột 27 x mức lương tối thiểu chung 290.000 đồng x cột 9) + (cột 27 x mức lương tối thiểu chung 350.000 đồng x cột 11) + (cột 27 x mức lương tối thiểu chung 450.000 đồng x cột 13) + (cột 27 x mức lương tối thiểu chung 540.000 đồng x cột 15) + (cột 27 x mức lương tối thiểu chung 650.000 đồng x cột 17) + (cột 27 x mức lương tối thiểu chung 730.000 đồng x cột 19)]
Mẫu số 10
Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2010/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN |
DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG XÁC ĐỊNH THỜI HẠN TỪ ĐỦ 12 THÁNG ĐẾN 30 THÁNG HƯỞNG TRỢ CẤP VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ CHI TRẢ TẠI THỜI ĐIỂM CÓ QUYẾT ĐỊNH NGHỈ VIỆC NGÀY ... THÁNG ... NĂM ... |
Số TT |
Họ và tên |
Số TT ở biểu số 1 |
Thời gian đã đóng BHXH |
Thời gian thực tế làm việc trong khu vực Nhà nước (năm) |
Thời gian HĐLĐ còn lại chưa thực hiện (tháng) |
Hệ số lương |
Hệ số phụ cấp lương (nếu có) |
Tổng cộng hệ số lương và phụ cấp lương |
Hệ số lương và phụ cấp lương tại thời điểm nghỉ việc |
Chế độ được hưởng (đồng) |
Tổng trợ cấp được hưởng (đồng) |
||||||||||||||||||||||
Tổng |
Trước ngày 01/01/2003 |
Từ ngày 01/01/2003 đến 30/9/2004 |
Từ ngày 01/10/2004 đến 30/9/2005 |
Từ ngày 01/10/2005 đến 30/9/2006 |
Từ ngày 01/10/2006 đến 31/12/2007 |
Từ ngày 01/01/2008 đến 30/4/2009 |
Từ ngày 01/5/2009 đến ngày 30/4/2010 |
Từ ngày 01/5/2010 |
Trước 01/10/04 |
Từ 01/10/04 |
Chức vụ |
Khu vực |
Trợ cấp theo thâm niên làm việc |
70% tiền lương |
|||||||||||||||||||
Chưa quy đổi |
Làm tròn đủ 12 tháng |
Chưa quy đổi |
Làm tròn đủ 12 tháng |
Chưa quy đổi |
Làm tròn đủ 12 tháng |
Chưa quy đổi |
Làm tròn đủ 12 tháng |
Chưa quy đổi |
Làm tròn đủ 12 tháng |
Chưa quy đổi |
Làm tròn đủ 12 tháng |
Chưa quy đổi |
Làm tròn đủ 12 tháng |
Chưa quy đổi |
Đã quy đổi |
Trước 01/10/04 |
Từ 01/10/04 |
Trước 01/10/04 |
Từ 01/10/04 |
Trước 01/10/04 |
Từ 01/10/04 |
||||||||||||
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
31 |
32 |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phân tích nguồn:
Tổng kinh phí chi trả: …………………………………. đồng, chia ra
* Trách nhiệm của Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp ……………………………… đồng;
* Trách nhiệm của doanh nghiệp nhưng đề nghị Quỹ Hỗ trợ doanh nghiệp hỗ trợ ………………………… đồng;
* Nguồn của công ty (nếu có) ………………………. đồng.
|
..., ngày … tháng … năm … |
..., ngày … tháng … năm … |
Hướng dẫn ghi mẫu số 10:
- Cột 3 = cột 5 + cột 7 + cột 9 + cột 11 + cột 13 + cột 15 + cột 17 + cột 19
- Cột 14, cột 15, cột 16, cột 17, cột 18, cột 19 … khi tính cần loại trừ thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp
- Cột 6, cột 8, cột 10, cột 12, cột 14, cột 16, cột 18...: bao gồm cả thời gian có tháng lẻ của giai đoạn trước cộng dồn (nếu có)
- Cột 21: ghi hệ số lương bình quân của 6 tháng liền trước thời điểm ngày 01/10/2004 (nếu người lao động đã nghỉ chờ việc trước khi công ty thực hiện sắp xếp thì ghi hệ số tại thời điểm nghỉ việc trước đây)
- Cột 22: ghi hệ số lương bình quân của 06 tháng liền trước thời điểm nghỉ việc (sau ngày 01/10/2004)
- Cột 23, cột 25, ghi hệ số phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực bình quân 6 tháng liền kề trước thời điểm ngày 01/10/2004
- Cột 24, cột 26, ghi hệ số phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực bình quân 6 tháng liền kề trước thời điểm nghỉ việc (sau ngày 01/10/2004)
- Cột 27 = cột 21 + cột 23 + cột 25
- Cột 28 = cột 22 + cột 24 + Cột 26
- Cột 29: ghi tổng hệ số lương và phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực (nếu có) tại thời điểm nghỉ việc.
- Cột 30 = [(cột 27 x mức lương tối thiểu chung 210.000 đồng x cột 5) + (cột 27 x mức lương tối thiểu chung 290.000 đồng x cột 7) + (cột 28 x mức lương tối thiểu chung 290.000 đồng x cột 9) + (cột 28 x mức lương tối thiểu chung 350.000 đồng x cột 11) + (cột 28 x mức lương tối thiểu chung 450.000 đồng x cột 13) + (cột 28 x mức lương tối thiểu chung 540.000 đồng x cột 15) + (cột 28 x mức lương tối thiểu chung 650.000 đồng x cột 17) + (cột 28 x mức lương tối thiểu chung 730.000 đồng x cột 19)]
- Cột 31 = cột 29 x mức lương tối thiểu chung tại thời điểm nghỉ việc x 70% x cột 20 (nhưng tối đa không quá 12 tháng)
- Cột 32 = Cột 30 + cột 31
Mẫu số 11
Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2010/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
TÊN CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN |
DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG THỰC HIỆN THEO BỘ LUẬT LAO ĐỘNG TẠI THỜI ĐIỂM SẮP XẾP, CHUYỂN ĐỐI NGÀY ... THÁNG … NĂM ... |
Số TT |
Họ và tên |
Số thứ tự ở mẫu số 1 |
Tháng, năm sinh |
Thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội (năm, tháng) |
Ghi chú |
|
Nam |
Nữ |
|||||
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
I |
Đối tượng nghỉ hưu |
|||||
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
… |
… |
|
|
|
|
|
II |
Đối tượng chấm dứt hợp đồng lao động |
|||||
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
… |
… |
|
|
|
|
|
III |
Đối tượng giải quyết theo hình thức khác |
|||||
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
… |
… |
|
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP BIỂU |
Ngày ….. tháng ….. năm ….. |
Mẫu số 12
Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2010/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
TÊN CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN Số: ………….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ………….., ngày … tháng ….. năm ….. |
PHIẾU HỌC NGHỀ MIỄN PHÍ
- Họ và tên: ..........................................................................................................................
- Sinh ngày: ……………… tháng …… năm ……….. Nam, Nữ: .................................................
- Quê quán: ..........................................................................................................................
- Nơi ở hiện tại: ....................................................................................................................
- Hộ khẩu thường trú: ...........................................................................................................
- Nghề, chuyên môn đã được đào tạo: ..................................................................................
- Nơi công tác trước khi nghỉ việc: ........................................................................................
- Đăng ký học nghề: .............................................................................................................
- Số thứ tự ở mẫu số 9 (mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 38/2010/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội).
|
THỦ TRƯỞNG CÔNG TY |
Mẫu số 13
Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2010/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
TÊN BỘ ……………………. |
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN GIẢI QUYẾT LAO ĐỘNG DÔI DƯ |
TT |
Chia theo khối sản xuất |
Tổng số lao động dôi dư đã được giải quyết (người) |
Tổng kinh phí thực tế đã chi trả (người) |
Chia ra |
|||||||
Nghỉ hưu trước tuổi |
Thiếu tối đa 06 tháng đóng BHXH |
Nghỉ mất việc làm |
Loại HĐLĐ từ đủ 12 tháng đến 36 tháng |
||||||||
Số lượng |
Kinh phí (đồng) |
Số lượng |
Kinh phí (đồng) |
Số lượng |
Kinh phí (đồng) |
Số lượng |
Kinh phí (đồng) |
||||
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
I |
(Khối sản xuất) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
(Khối kinh doanh) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng kinh phí: ………………………………………. đồng
Trong đó:
Nguồn doanh nghiệp: ………………………. đồng
Nguồn hỗ trợ: ………………………………… đồng
|
..., ngày ….. tháng ….. năm ….. |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây