Thông tư 14/1999/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc sản xuất có tính thời vụ và gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng

thuộc tính Thông tư 14/1999/TT-BLĐTBXH

Thông tư 14/1999/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc sản xuất có tính thời vụ và gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:14/1999/TT-BLĐTBXH
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Thị Hằng
Ngày ban hành:18/05/1999
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 14/1999/TT-BLĐTBXH

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI
SỐ 14/1999/TT-BLĐTBXH NGÀY 18 THÁNG 5 NĂM 1999
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ THỜI GIỜ LÀM VIỆC,
THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM CÁC
CÔNG VIỆC SẢN XUẤT CÓ TÍNH THỜI VỤ VÀ GIA CÔNG
HÀNG XUẤT KHẨU THEO ĐƠN ĐẶT HÀNG

 

Thi hành Nghị định số 10/1999/NĐ-CP ngày 1/3/1999 của Chính phủ về việc bổ sung Nghị định số 195/CP ngày 31-12-1994 của Chính phủ "qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi", Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội qui định và hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động làm các công việc sản xuất có tính thời vụ và gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng như sau:

 

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG

 

1. Phạm vi áp dụng bao gồm các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh sau:

- Các doanh nghiệp Nhà nước;

- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao;

- Các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác và các tổ chức cá nhân có sử dụng lao động.

2. Đối tượng áp dụng bao gồm người có hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 năm đến 3 năm và hợp đồng lao động không xác định thời hạn làm các công việc sau:

- Các công việc sản xuất có tính thời vụ như: thu hoạch, chế biến các sản phẩm nông - lâm - ngư nghiệp, đòi hỏi phải thu hoạch ngay hoặc sau khi thu hoạch phải chế biến ngay không để lâu dài được;

- Các công việc gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng thường phụ thuộc vào thời điểm các chủ hàng yêu cầu.

 

II. THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI.

 

1. Thời giờ làm việc của các đối tượng trên được quy định như sau:

2.1. Xác định số giờ tiêu chuẩn làm việc hàng ngày như sau:

a) Tính quỹ thời giờ tiêu chuẩn làm việc trong năm:

TQ = [365- ( Tt+ TP + TL )] x tn (giờ)

+ TQ: Quỹ thời giờ tiêu chuẩn làm việc trong năm của người lao động;

+ Tt: Tổng số ngày nghỉ hàng tuần, được xác định theo quy định tại điều 72 của Bộ Luật Lao động;

+ TP: Số ngày nghỉ hàng năm, được xác định theo quy định tại điều 74, 75 của Bộ Luật Lao động; điểm 3, mục II của thông tư số 07/LĐTBXH-TT ngày 11/4/1995;

+ TL: Số ngày nghỉ lễ: 8 ngày;

+ tn: Số giờ làm việc trong một ngày: 8 giờ; riêng đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là 6 giờ.

Ví dụ1: Công ty A có quỹ thời giờ tiêu chuẩn làm việc năm 1999 như sau:

 

Số ngày tính theo dương lịch

:

365

Tổng số ngày nghỉ hàng tuần

:

Tt =

52

Số ngày nghỉ hàng năm

:

Tp =

15

Số ngày nghỉ lễ

:

TL =

8

Số giờ làm việc bình quân trong ngày

:

tn =

8 giờ

TQ =[365- (52+15+8)]x8 = 2320 giờ

 

 

b) Xác định số giờ tiêu chuẩn làm việc hàng ngày.

Căn cứ vào quỹ thời giờ tiêu chuẩn làm việc trong năm (TQ) đã tính ở trên, người sử dụng lao động xác định số giờ tiêu chuẩn làm việc hàng ngày của người lao động theo các trường hợp sau:

b1) Ngày làm việc bình thường: 8 giờ; riêng đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là 6 giờ;

b2) Ngày làm việc nhiều hơn 8 giờ nhưng không quá 12 giờ; riêng đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là nhiều hơn 6 giờ nhưng không quá 9 giờ. Thời giờ làm việc quá 8 giờ/ngày (hoặc 6 giờ/ngày đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm) không tính là thời giờ làm thêm;

b3) Ngày làm việc ít hơn 8 giờ nhưng không ít hơn 4 giờ. Người sử dụng lao động không phải trả lương ngừng việc cho số giờ chênh lệch so với số giờ làm việc bình thường. Không bố trí lao động làm việc ít hơn 4 giờ;

b4) Cho nghỉ trọn ngày và không phải trả lương ngừng việc.

- Tổng số giờ làm việc nói ở điểm b này (gồm cả thời giờ được tính là thời giờ làm việc có hưởng lương theo quy định hiện hành của Bộ Luật Lao động) không vượt quá quỹ thời giờ tiêu chuẩn làm việc trong năm. Đối với từng người lao động cụ thể, người sử dụng lao động phải bố trí cho họ nghỉ về việc riêng có hưởng lương, nghỉ cho con bú và các chế độ nghỉ khác mà thực tế họ được hưởng theo đúng quy định hiện hành của Bộ Luật Lao động.

Số giờ tiêu chuẩn làm việc hàng ngày đã được xác định mà không bố trí cho người lao động làm việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc.

Ví dụ 2: Xác định số giờ tiêu chuẩn làm việc hàng ngày của công ty A:

 

Tháng

Số giờ tiêu chuẩn làm việc

hàng ngày

Số ngày làm việc

trong tháng

Tổng số giờ

làm việc

Ghi chú

1

2

3

4

5

1

8

25

200

Nghỉ 1 ngày tết dương lịch

2

8

20

160

Nghỉ 4 ngày tết âm lịch

3

8

27

216

 

4

12 giờ từ thứ hai đến thứ sáu của tuần thứ 2

11 giờ từ thứ hai đến thứ sáu của các tuần khác

8 giờ vào thứ bảy hàng tuần

25

268

Nghỉ ngày chiến thắng

5

9 giờ từ thứ hai đến thứ sáu

8 giờ vào thứ bảy

25

221

Nghỉ ngày Quốc tế lao động

6

8

15

120

11 ngày nghỉ hàng năm

7

7

23

161

4 ngày nghỉ hàng năm

8

7

17

119

Nghỉ trọn 9 ngày

9

6

25

150

Nghỉ ngày Quốc khánh

10

11 giờ từ thứ hai đến thứ sáu

8 giờ vào thứ bảy

26

271

 

11

9 giờ từ thứ hai đến thứ sáu của 2 tuần đầu tháng

8 giờ vào các ngày làm việc khác trong tháng

26

218

 

12

8

27

216

 

Tổng

 

 

2320

 

 

1.2. Thời giờ làm thêm

a) Số giờ làm việc của người lao động vượt quá số giờ tiêu chuẩn làm việc hàng ngày được xác định tại điểm b mục 1.1 ở trên thì được tính là giờ làm thêm.

b) Tổng số giờ tiêu chuẩn làm việc và số giờ làm thêm trong một ngày không quá 12 giờ hoặc không quá 9 giờ đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Ví dụ 3: theo ví dụ 2 nói trên, do yêu cầu đột xuất, tháng 4 công ty A phải làm thêm giờ. Công ty A có thể tổ chức thực hiện như sau:

- Từ thứ hai đến thứ sáu của tuần thứ 2 không được tổ chức làm thêm giờ;

- Từ thứ hai đến thứ sáu của các tuần khác được tổ chức làm thêm tối đa 1 giờ;

- Thứ bảy hàng tuần được tổ chức làm thêm tối đa 4 giờ.

c) Tổng số giờ làm thêm trong một năm không quá 200 giờ/1người.

2. Thời giờ nghỉ ngơi:

2.1 Số giờ tiêu chuẩn làm việc hàng ngày quá 8 giờ được tính để nghỉ bù hoặc giảm giờ vào những ngày khi hết thời vụ hoặc khi chưa có đơn đặt hàng gia công xuất khẩu;

2.2 Trong những tháng thời vụ hay những tháng phải gấp rút gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng, nếu không thực hiện được nghỉ hàng tuần thì người sử dụng lao động phải bảo đảm hàng tháng có ít nhất 4 ngày nghỉ cho người lao động;

2.3 Chế độ nghỉ trong ca, nghỉ giữa ca, nghỉ chuyển tiếp giữa hai ca đối với người lao động thực hiện theo qui định hiện hành của Bộ Luật Lao động; trong trường hợp người lao động làm việc trong ngày trên 10 giờ, người sử dụng lao động phải bố trí cho nghỉ thêm ít nhất 30 phút được tính vào giờ làm việc;

2.4 Người sử dụng lao động tổ chức bố trí để người lao động được nghỉ hoặc nghỉ bù các ngày lễ, tết và tổ chức thực hiện những ngày nghỉ hàng năm, nghỉ việc riêng và các ngày nghỉ khác đối với người lao động theo qui định hiện hành của Bộ Luật Lao động.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

 

1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm:

- Căn cứ vào quy định tại Thông tư này, người sử dụng lao động thống nhất với ban chấp hành công đoàn cơ sở về kế hoạch thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong năm và đưa vào thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động. Biểu thời giờ làm việc từng tháng phải được thông báo và niêm yết công khai tới các phân xưởng, tổ, đội sản xuất có liên quan; trường hợp doanh nghiệp chưa thành lập tổ chức công đoàn thì kế hoạch thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong năm phải được thông qua tại hội nghị công nhân viên chức của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh;

- Người sử dụng lao động có trách nhiệm thỏa thuận với người lao động về phương thức trả lương theo thời vụ hoặc trả đều vào các tháng trong năm;

- Hàng năm, các doanh nghiệp có nhu cầu làm việc theo quy định của Thông tư này, phải đăng ký với Sở Lao động -Thương binh và Xã hội địa phương theo mẫu kèm theo. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có thể uỷ quyền cho Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp nhận bản đăng ký kế hoạch thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và tổng hợp gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Thông tư này đến các đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn; tiếp nhận đăng ký và tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện.

3. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để giải quyết.

 

 


 

Mẫu kèm theo Thông tư số 14 /1999/ TT- BLĐTBXH, ngày 18 tháng 5 năm 1999 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG

 

 

 

ĐĂNG KÝ KẾ HOẠCH THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI

NĂM......................

 

Tên doanh nghiệp :

Loại hình sản xuất kinh doanh :

Nghề, công việc sản xuất theo thời vụ, hoặc gia công xuất khẩu:

1/ Quỹ thời giờ tiêu chuẩn làm việc trong năm.......... của một người lao động bình thường:

TQ =

2/ Kế hoạch số giờ tiêu chuẩn làm việc hàng ngày:

Tháng

Số giờ tiêu chuẩn

làm việc hàng ngày

Số ngày làm việc

trong tháng

Tổng số giờ

làm việc

Ghi chú

1

2

3

4

5

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

3

 

 

 

 

4

 

 

 

 

....

 

 

 

 

10

 

 

 

 

11

 

 

 

 

12

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

Đại diện công đoàn
(Ký tên - Đóng dấu)

Ngày tháng năm 199
Người sử dụng lao động
(Ký tên - Đóng dấu)

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
No: 14/1999/TT-BLDTBXH
Hanoi, May 18, 1999
 
CIRCULAR
GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE REGIME ON WORKING TIME AND REST TIME FOR LABORERS DOING SEASONAL JOBS AND PROCESSING EXPORT GOODS ON ORDERS
In furtherance of the Government’s Decree No. 10/1999/ND-CP of March 1st, 1999 on the supplements to the Government’s Decree No. 195/CP of December 31, 1994 "detailing and guiding the implementation of a number of Articles of the Labor Code on working time and rest time", the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs hereby stipulates and guides the implementation of the regime on working time and rest time of laborers who do jobs of seasonal nature and process export goods on order as follows:
I. OBJECTS AND SCOPE OF APPLICATION
1. The scope of application shall cover the following enterprises as well as production and business establishments:
- State enterprises;
- Foreign-invested enterprises, enterprises in export-processing zones, industrial parks and hi-tech parks;
- Enterprises of other economic sectors as well as labor-employing organizations and individuals.
2. Objects of application shall include people having labor contracts with definite terms of from 1 to 3 years or with indefinite terms, and doing the following jobs:
- Jobs of seasonal nature, such as harvesting or processing agricultural-forestry-fishery products, which require the immediate harvesting or post-harvest processing;
- Jobs of export goods processing on goods orders, which usually depend on the time of goods ordering.
II. WORKING TIME AND REST TIME
1. The working time of the above-said objects is stipulated as follows:
1.1. To determine the standard number of working hours per day as follows:
a/ Calculation of the fund of standard working hours in a year:
TQ= [ 365 - (Tt + TP + TL) ] x tn (hours)
+ TQ: Fund of standard working hours of the laborer in a year;
+ Tt: Total of rest days per week, to be determined according to Article 72 of the Labor Code;
+ TP: Number of rest days per year, to be determined according to Articles 74 and 75 of the Labor Code; and Point 3, Section II of Circular No.07/LDTBXH-TT of April 11, 1995;
+ TL: Number of holidays: 8 days;
+ tn: Number of working hours per day: 8 hours; or 6 hours for laborers performing specially heavy, hazardous or dangerous occupations and jobs.
Example 1: Company A has a fund of standard working hours in 1999 as follows:

The number of days calculated according to the calendar year:
365
The total number of rest days per week:
Tt = 52
The number of rest days per year:
TP = 15
The number of holidays:
TL = 8
The average number of working hours per day:
tn = 8 hours
TQ= [ 365 - (52 + 15 + 8) ] x 8 = 2,320 hours
b/ Determination of the standard number of working hours per day:
On the basis of the fund of standard working hours per year (TQ) already calculated above, the employer shall determine the standard number of working hours of laborers per day in the following cases:
b.1. A normal working day: 8 hours; or 6 hours for laborers performing specially hard, hazardous or dangerous occupations and jobs;
b.2. A working day with more than 8 hours but less than 12 hours; or with more than 6 hours but less than 9 hours for laborers performing specially hard, hazardous or dangerous occupations and jobs. The number of working hours exceeding 8 hours/day (or 6 hours/day for laborers performing specially hard, hazardous or dangerous occupations and jobs) shall not be considered the overtime;
b.3. A working day with less than 8 hours but not less than 4 hours. In this case, the employer shall not have to pay the laborers for work stoppage arising from the difference of working hours of such a day, compared with a normal day. The arrangement of laborers to work for less than 4 hours per day is not allowed;
b.4. Permitting a full rest day without having to pay wages for work stoppage
- The total number of working hours mentioned in this Point b (including the hours calculated as paid working hours according to the current provisions of the Labor Code) shall not exceed the fund of standard working hours of the year. For each specific laborer, the employer shall have to arrange his/her paid personal leaves, breast-feeding and other rest time regime which he/she is entitled to under the current provisions of the Labor Code.
If during the already determined standard working hours per day the employer fails to arrange work for the laborers, he/she shall still have to pay the latter for work stoppage.
Example 2: Determination of the standard number of working hours per day of Company A:

Month
Standard number of working hours per day
Number of working days per month
Total of working hours
Notes
1
8
25
200
1 Solar New Year holiday
2
8
20
160
4 Lunar New Year holidays
3
8
27
216
 
4
12 hours from Monday to Friday 25 268 of the second week
25
268
Victory Anniversary Holiday
 
11 hours from Monday to Friday of other weeks
 
 
 
 
8 hours for Saturday of every week
 
 
 
5
9 hours from Monday to Friday
25
221
May Day
 
8 hours for Saturday
 
 
 
6
8
15
120
11 annual holidays
7
7
23
161
4 annual holidays
8
7
17
119
Full 9 holidays
9
6
25
150
National Day
10
11 hours from Monday to Friday
 
 
 
 
8 hours for Saturday
26
271
 
11
9 hours from Monday to Friday of the first two weeks of the month
26
218
 
 
8 hours for other working days in the month
 
 
 
12
8
27
216
 
Total
 
 
2,320
 
1.2. The overtime
a/ The number of working hours of laborers that exceeds the standard number of working hours per day as determined in Point b, Item 1.1 above shall be considered the overtime.
b/ The total of standard working hours and overtime per day must not exceed 12 hours or 9 hours for laborers performing specially heavy, hazardous or dangerous occupations and jobs.
Example 3: Taking Example 2 above, if due to urgent demand, in April Company A has to organize overtime work for its laborers, such may be arranged as follows:
- From Monday to Friday of the second week, the overtime work is not allowed;
- From Monday to Friday of other weeks, the overtime may be 1 hour at most;
- For Saturday of every week, the overtime may be 4 hours at most.
c/ The total of overtime per year must not exceed 200 hours/person.
2. The rest time:
2.1. The standard number of working hours per day that exceeds 8 hours shall be counted for compensational rest time or reduction of working hours during the off-season days or when export goods processing orders are not available;
2.2. During the harvest months or the months when the export goods processing is speeded up to fulfil the goods orders, if the weekly leave regime cannot be arranged, the employer shall have to ensure that the laborers may take at least 4 rest days a month;
2.3. The regime of rest during, in the middle and in between work-shifts for laborers shall comply with the current provisions of the Labor Code; where the laborers work 10 hours per day, the employer shall have to arrange at least 30 minutes as additional rest for them, which shall be counted into their working hours;
2.4. The employer shall make arrangement so that the laborers may take leave or compensational rest time on or for their holidays and New Year days; and organize the annual leave, leave for personal affairs and other holidays for laborers according to the current provisions of the Labor Code.
III. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
1. The employer shall have:
- On the basis of this Circular, to reach agreement with the establishment�s trade union executive committee on the yearly plan on working time and rest time and include them in the collective labor agreements and labor contracts. The working timetable of each month must be publicized and posted up at the concerned workshops and production teams/groups; where the enterprise has not yet set up a trade union organization, the yearly plan on working time and rest time must be approved by the conference of officials and public employees of the concerned enterprise or production and business establishment;
- To reach agreement with the laborers on the mode of wage payment on the seasonal or monthly basis.
- Annually, enterprises having work demands as stipulated in this Circular shall have to register with the provincial/municipal Labor, War Invalids and Social Affairs Services according to the set form. The provincial/municipal Labor, War Invalids and Social Affairs Services may authorize the Management Boards of industrial parks of the provinces and centrally-run cities to receive the registration forms on working time and rest time of enterprises in industrial parks, export-processing zones and hi-tech parks, make a sum up thereof and send it to the provincial/municipal Labor, War Invalids and Social Affairs Services.
2. The provincial/municipal Labor, War Invalids and Social Affairs Services shall have to provide guidance on the implementation of this Circular to each unit and enterprise in their respective localities; make registration of such enterprises and organize the inspection and examination of the implementation of their registered plans.
3. This Circular takes effect 15 days after its signing. Any problem arising in the course of implementation should be reported to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for settlement.
 

 
THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS




Nguyen Thi Hang

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 14/1999/TT-BLDTBXH DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 12/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung 10 Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã và hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam

Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp

văn bản mới nhất