Thông tư 08/2021/TT-BLĐTBXH Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đường ống bằng kim loại dẫn khí

thuộc tính Thông tư 08/2021/TT-BLĐTBXH

Thông tư 08/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc ban hành Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống đường ống bằng kim loại dẫn khí nén, khí hóa lỏng, khí hòa tan
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:08/2021/TT-BLĐTBXH
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Lê Văn Thanh
Ngày ban hành:30/08/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương, Công nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Quy trình KĐKT ATHT đường ống bằng kim loại dẫn khí nén, khí hóa lỏng, khí hòa tan

Ngày 30/8/2021, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ra Thông tư 08/2021/TT-BLĐTBXH về việc ban hành Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống đường ống bằng kim loại dẫn khí nén, khí hóa lỏng, khí hòa tan.

Cụ thể, khi kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống đường ống, tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn phải thực hiện lần lượt theo các bước sau đây: Kiểm tra hồ sơ, tài liệu kỹ thuật hệ thống đường ống; Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong; Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm; Kiểm tra vận hành; Xử lý kết quả kiểm định.

Bên cạnh đó, việc kiểm định phải đảm bảo các điều kiện gồm: Hệ thống đường ống phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định; Hồ sơ, tài liệu của hệ thống đường ống phải đầy đủ; Các yếu tố môi trường, thời tiết không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định; Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để kiểm định hệ thống đường ống.

Ngoài ra, Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 03 năm. Đối với hệ thống đường ống sử dụng môi chất có tính cháy nổ, độc hại, tác nhân ăn mòn kim loại hoặc hệ thống đường ống khác đã sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 02 năm.

Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 15/9/2021.

Xem chi tiết Thông tư08/2021/TT-BLĐTBXH tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH

VÀ XÃ HỘI

_________

Số: 08/2021/TT-BLĐTBXH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________

Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2021

THÔNG TƯ

Ban hành Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống đường ống bằng kim loại dẫn khí nén, khí hóa lỏng, khí hòa tan

_______________

Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2016;

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn lao động;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư ban hành Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống đường ống bằng kim loại dẫn khí nén, khí hóa lỏng, khí hòa tan.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống đường ống bằng kim loại dẫn khí nén, khí hóa lỏng, khí hòa tan, ký hiệu QTKĐ: 31-2021/BLĐTBXH.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2021.
Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:

Ban Bí thư Trung ương Đảng;

Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;

Văn phòng Quốc hội;

Văn phòng Tổng Bí thư;

Văn phòng Chủ tịch nước;

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

Tòa án nhân dân tối cao;

Kiểm toán Nhà nước;

Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

Sở LĐTBXH các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;

Công báo; Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;

Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);

Trung tâm Thông tin (để đăng tải);

- Lưu: VT, PC (01), ATLĐ (30).

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

Lê Văn Thanh

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH

VÀ XÃ HỘI

_____

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

 

                                                                
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG BẰNG KIM LOẠI DẪN
KHÍ NÉN, KHÍ HÓA LỎNG, KHÍ HÒA TAN, KÝ HIỆU QTKĐ: 31-2021/BLĐTBXH

(Kèm theo Thông tư số 08/2021/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống đường ống bằng kim loại dẫn khí nén, khí hóa lỏng, khí hòa tan (sau đây gọi tắt là Quy trình) áp dụng để kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, định kỳ, bất thường đối với hệ thống đường ống bằng kim loại dẫn khí nén, khí hóa lỏng, khí hòa tan có áp suất làm việc từ 0,7 bar trở lên (sau đây gọi tắt là hệ thống đường ống) thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định tại Phụ lục Ib Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.
2. Quy trình này không áp dụng cho các hệ thống đường ống sau:
a) Hệ thống đường ống dẫn khí dầu mỏ hóa lỏng, khí đốt và các sản phẩm dầu mỏ.
b) Hệ thống đường ống dẫn hơi nước và nước nóng.
c) Hệ thống đường ống dẫn các loại khí dùng trong lĩnh vực y tế.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy trình này được áp dụng đối với các tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, các kiểm định viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 3. Thuật ngữ, định nghĩa
Trong Quy trình này, một số thuật ngữ, định nghĩa được hiểu như sau:
1. Hệ thống đường ống bằng kim loại dẫn khí nén, khí hóa lỏng, khí hòa tan (các loại khí nêu trên gọi tắt là môi chất) là hệ thống bao gồm các đường ống, phụ kiện đường ống để dẫn môi chất từ điểm này đến điểm khác.
Phụ kiện đường ống là các bộ phận cơ khí tương thích dùng để liên kết hay được lắp vào hệ thống, bao gồm các chi tiết nối ống (măng xông, cút nối, tê, mặt bích, đệm, bu lông và một số chi tiết nối ống khác), các loại van, ống mềm, bù trừ giãn nở, bộ lọc, bình tách ẩm, dầu, thiết bị đo và một số bộ phận cơ khí tương thích khác.
2. Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu là hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thực hiện sau khi lắp đặt, trước khi đưa hệ thống vào sử dụng lần đầu.
3. Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.
4. Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường là hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trong các trường hợp sau:
a) Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống đường ống.
b) Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt.
c) Khi hệ thống đường ống không hoạt động từ 12 tháng trở lên.
d) Khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Điều 4. Các bước kiểm định
1. Khi kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống đường ống, tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn phải thực hiện lần lượt theo các bước sau:
a) Kiểm tra hồ sơ, tài liệu kỹ thuật hệ thống đường ống.
b) Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong.
c) Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm.
d) Kiểm tra vận hành.
đ) Xử lý kết quả kiểm định.
2. Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào biên bản kiểm định theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy trình này và lưu lại đầy đủ tại tổ chức kiểm định.
Điều 5. Thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định
1. Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định.
2. Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định gồm:
a) Bơm thử thủy lực.
b) Máy nén khí, thiết bị tạo áp lực khí hoặc chai chứa không khí nén, khí trơ.
c) Áp kế kiểm tra có cấp chính xác và thang đo phù hợp.
d) Thiết bị kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp nội soi.
đ) Dụng cụ, phương tiện kiểm tra kích thước hình học.
e) Bình xịt bọt, bọt xà phòng hoặc thiết bị kiểm tra phát hiện rò rỉ khí.
g) Kìm kẹp chì.
h) Thiết bị đo điện trở cách điện.
i) Thiết bị đo điện trở tiếp địa.
k) Thiết bị đo nhiệt độ.
l) Thiết bị đo cường độ ánh sáng.
m) Thiết bị kiểm tra chiều dày kim loại bằng phương pháp siêu âm (nếu cần).
n) Thiết bị kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp không phá hủy (nếu cần).
Điều 6. Điều kiện kiểm định
Khi tiến hành kiểm định hệ thống đường ống phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
1. Hệ thống đường ống phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định.
2. Hồ sơ, tài liệu của hệ thống đường ống phải đầy đủ.
3. Các yếu tố môi trường, thời tiết không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định.
4. Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để kiểm định hệ thống đường ống.
Điều 7. Chuẩn bị kiểm định
Trước khi tiến hành kiểm định phải thực hiện các công việc chuẩn bị sau:
1. Thống nhất kế hoạch kiểm định, công việc chuẩn bị và phối hợp với cơ sở sử dụng chuẩn bị những nội dung sau:
a) Chuẩn bị hồ sơ tài liệu kỹ thuật của hệ thống đường ống.
b) Cách ly, tháo môi chất, làm sạch trong và ngoài hệ thống đường ống.
c) Chuẩn bị các công trình đảm bảo cho việc xem xét tất cả các bộ phận của hệ thống đường ống.
d) Chuẩn bị điều kiện về nhân lực, vật tư phục vụ kiểm định; cử người tham gia và chứng kiến kiểm định.
2. Kiểm tra hồ sơ, tài liệu kỹ thuật hệ thống đường ống
a) Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu
- Kiểm tra hồ sơ thiết kế (nếu có) với những nội dung chủ yếu sau đây:
+ Các chỉ tiêu yêu cầu về kim loại chế tạo, mối hàn.
+ Tính toán sức bền hoặc các tiêu chuẩn quy định các thông số kỹ thuật liên quan đến độ bền của các bộ phận chịu áp lực.
+ Bản vẽ sơ đồ của hệ thống đường ống.
+ Các thông số cơ bản của hệ thống.
+ Các yêu cầu đối với thiết bị đo lường; tiếp địa, chống sét, thiết bị bảo vệ (nếu có).
- Kiểm tra hồ sơ lắp đặt, hoàn công với những nội dung chủ yếu sau:
+ Tên cơ sở lắp đặt và cơ sở sử dụng; thông số cơ bản của hệ thống.
+ Bản vẽ hoàn công;
+ Đặc tính của những vật liệu được bổ sung khi lắp đặt;
+ Các chứng chỉ kiểm tra chất lượng về kim loại chế tạo.
+ Những số liệu về hàn như: vị trí mối hàn, công nghệ hàn, mã hiệu que hàn, tên thợ hàn và kết quả kiểm tra chất lượng mối hàn.
+ Tính toán sức bền hoặc các tiêu chuẩn quy định các thông số kỹ thuật liên quan đến độ bền của các bộ phận chịu áp lực (khi không có hồ sơ thiết kế).
+ Biên bản nghiệm thu tổng thể hệ thống đường ống.
+ Các báo cáo kết quả hiệu chuẩn thiết bị đo lường; biên bản kiểm tra tiếp địa, chống sét, thiết bị bảo vệ (nếu có).
+ Hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng sửa chữa.
b) Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ
Kiểm tra các hồ sơ, tài liệu như kiểm định lần đầu và kiểm tra bổ sung các tài hồ sơ, tài liệu sau:
- Kiểm tra lý lịch hệ thống đường ống, biên bản kiểm định và Giấy chứng nhận kết quả kiểm định lần trước.
- Kiểm tra hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng, biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu có).
c) Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường
Kiểm tra, xem xét hồ sơ như trường hợp kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ và kiểm tra bổ sung các hồ sơ khác quy định trong các trường hợp sau đây:
- Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp: hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, biên bản nghiệm thu sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp.
- Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt: xem xét hồ sơ lắp đặt.
d) Đánh giá kết quả kiểm tra hồ sơ, tài liệu
Kết quả đạt yêu cầu khi:
- Hồ sơ, tài liệu của hệ thống đường ống đầy đủ và đáp ứng các yêu cầu kiểm tra ở trên.
- Nếu không đảm bảo, cơ sở phải có biện pháp khắc phục bổ sung.
3. Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện kiểm định phù hợp để phục vụ quá trình kiểm định.
4. Xây dựng và thống nhất thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn với cơ sở trước khi kiểm định. Trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân, đảm bảo an toàn trong quá trình kiểm định.
Điều 8. Tiến hành kiểm định
Khi tiến hành kiểm định phải thực hiện theo trình tự sau:
1. Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài:
a) Kiểm tra mặt bằng, vị trí lắp đặt so với hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của hệ thống đường ống.
b) Kiểm tra hệ thống chiếu sáng vận hành, thông gió (nếu có) so với hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của hệ thống đường ống. Trường hợp hệ thống đường ống sử dụng môi chất độc hại hoặc cháy nổ, phải thực hiện kiểm tra hệ thống thông gió và chú ý kiểm tra tại khu vực nguồn cấp, khu vực sử dụng môi chất và các miệng thoát của van an toàn.
c) Kiểm tra sàn thao tác, cầu thang, giá treo so với hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của hệ thống đường ống.
d) Kiểm tra hệ thống tiếp đất an toàn điện, chống sét (nếu có) so với hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của hệ thống đường ống.
đ) Kiểm tra các thông số kỹ thuật trên nhãn mác của hệ thống đường ống và các chi tiết trong hệ thống đường ống so với hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của hệ thống đường ống.
e) Kiểm tra tình trạng của các thiết bị an toàn, đo lường và phụ trợ về số lượng, kiểu loại, các thông số kỹ thuật so với hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của hệ thống đường ống.
g) Kiểm tra các loại ống, các loại van, phụ tùng đường ống lắp trên hệ thống đường ống về số lượng, kiểu loại, các thông số kỹ thuật so với hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của hệ thống đường ống.
h) Kiểm tra tình trạng của các thiết bị phụ trợ khác kèm theo phục vụ quá trình làm việc của hệ thống đường ống.
i) Kiểm tra tình trạng mối hàn, bề mặt kim loại các bộ phận chịu áp lực của hệ thống đường ống. Khi có nghi ngờ thì yêu cầu cơ sở áp dụng các biện pháp kiểm tra bổ sung phù hợp để đánh giá chính xác hơn.
k) Tình trạng kỹ thuật của lớp sơn, bảo ôn, cách nhiệt (nếu có) phù hợp với hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của hệ thống đường ống; kiểm tra các biểu hiện đọng nước dưới lớp bảo ôn, cách nhiệt.
l) Kiểm tra các chi tiết ghép nối.
m) Đánh giá kết quả kiểm tra kỹ thuật bên ngoài
Kết quả đạt yêu cầu khi:
- Kết quả kiểm tra bên ngoài phù hợp với hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của hệ thống đường ống.
- Không có các vết nứt, phồng, móp, dấu vết xì hở môi chất ở các bộ phận chịu áp lực của hệ thống đường ống.
- Chiều dày nhỏ nhất của thành ống tại những vị trí bị suy giảm do vết xước, rỗ rỉ, ăn mòn phải đảm bảo khi tính toán kiểm tra bền tương ứng với áp suất làm việc lớn nhất của hệ thống đường ống hoặc trong giới hạn ăn mòn được quy định tại hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của hệ thống đường ống.
2. Kiểm tra kỹ thuật bên trong
a) Kiểm tra tình trạng bề mặt kim loại các bộ phận chịu áp lực của hệ thống đường ống.
b) Kiểm tra tình trạng cặn bẩn, han gỉ, ăn mòn thành kim loại bên trong của hệ thống đường ống.
c) Đối với những vị trí không thể tiến hành kiểm tra bên trong khi kiểm định thì việc kiểm tra tình trạng kỹ thuật phải được thực hiện theo tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo. Trong tài liệu phải ghi rõ: hạng mục, phương pháp và trình tự kiểm tra.
d) Khi không có khả năng kiểm tra bên trong do đặc điểm kết cấu của hệ thống đường ống, cho phép thay thế việc kiểm tra bên trong bằng thử bền theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều này và kiểm tra những bộ phận có thể khám xét được.
đ) Đánh giá kết quả kiểm tra kỹ thuật bên trong
Kết quả đạt yêu cầu khi:
- Tình trạng hệ thống đường ống bình thường, không có các vết nứt, phồng, móp.
- Chiều dày nhỏ nhất của thành ống tại những vị trí bị suy giảm do vết xước, rỗ rỉ, ăn mòn phải đảm bảo khi tính toán kiểm tra bền tương ứng với áp suất làm việc lớn nhất của hệ thống đường ống hoặc trong giới hạn ăn mòn được quy định tại hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của hệ thống đường ống.
3. Kiểm tra kỹ thuật, thử nghiệm
a) Nếu hệ thống đường ống có kết cấu nhiều phần làm việc ở cấp áp suất khác nhau phải thử riêng cho từng phần tương ứng với các cấp áp suất khác nhau.
b) Khi kiểm tra, phải có biện pháp cách ly để đảm bảo các thiết bị bảo vệ tự động, thiết bị đo lường không bị phá hủy ở áp suất thử. Trong trường hợp không đảm bảo được thì phải tháo các thiết bị này ra.

c) Thử bền

Thời hạn thử bền không quá 6 năm/ lần và phải tiến hành thử bền với các yêu cầu như sau (bao gồm cả trường hợp kiểm định bất thường):

- Môi chất thử là chất lỏng (nước, chất lỏng không ăn mòn, không độc hại, không dễ cháy), chất khí (khí trơ hoặc không khí), nhiệt độ môi chất thử dưới 50oC và không thấp hơn nhiệt độ môi trường xung quanh quá 5oC.

- Áp suất thử bền

+ Áp suất thử bền đường ống được quy định như sau:

Bảng: Áp suất thử bền đường ống

Môi chất thử

Áp suất thử (bar)

Đối với trường hợp thử lần đầu

Áp suất thử (bar) Đối với trường hợp thử định kỳ hoặc bất thường

Chất lỏng

1,5.Ptk

1,5.Plvmax

Chất khí

1,1.Ptk

1,1.Plvmax

Ptk: Áp suất thiết kế.

 

Plvmax: Áp suất làm việc lớn nhất.

 

 

+ Trường hợp áp suất thử bền của đường ống bằng hoặc thấp hơn áp suất thử bền của bình áp lực trong hệ thống thì việc thử bền đường ống được thực hiện cùng với bình áp lực trong hệ thống tại áp suất thử bền đường ống quy định tại Bảng của điểm c khoản 3 Điều này.

+ Trường hợp áp suất thử bền của đường ống lớn hơn áp suất thử bền của bình áp lực trong hệ thống và không thể thực hiện cách ly đường ống khỏi bình áp lực thì việc thử bền đường ống được thực hiện cùng với bình áp lực trong hệ thống tại áp suất thử bền của bình áp lực trong hệ thống nhưng phải được chấp nhận của đơn vị sử dụng và không được nhỏ hơn 77% áp suất thử bền đường ống quy định tại Bảng của điểm c khoản 3 Điều này.

- Thời gian duy trì áp suất thử: 10 phút.

- Trình tự thử bền cụ thể như sau:

+ Nạp môi chất thử: Nạp đầy môi chất thử vào hệ thống đường ống (lưu ý việc xả khí khi thử bằng chất lỏng).

+ Tăng áp suất lên đến áp suất thử (lưu ý tăng từ từ để tránh hiện tượng dãn nở đột ngột làm hỏng thiết bị và nghiêm cấm việc gõ búa khi ở áp suất thử). Theo dõi, phát hiện các hiện tượng bất thường trong quá trình thử.

+ Duy trì áp suất thử theo quy định.

+ Giảm áp suất từ từ về áp suất làm việc, giữ nguyên áp suất này trong suốt quá trình kiểm tra. Sau đó giảm áp suất về 0 (không); khắc phục các tồn tại (nếu có) và kiểm tra lại kết quả đã khắc phục được.

- Trường hợp không có điều kiện thử bền với môi chất thử là chất lỏng do ứng suất trên bệ móng, trên sàn gác hoặc khó xả nước, cho phép thay thế thử bằng áp lực khí (không khí hay khí trơ). Việc thử bền bằng khí chỉ cho phép khi có kết quả tốt về kiểm tra bên ngoài, bên trong và tính toán kiểm tra bền trên cơ sở dữ liệu đo trực tiếp trên hệ thống đường ống. Khi thử khí phải áp dụng biện pháp an toàn sau:

+ Van và áp kế trên đường ống nạp khí thử phải đưa ra xa chỗ đặt đường ống hoặc để ngoài buồng đặt đường ống.

+ Trong thời gian chịu áp lực thử khí, người không có trách nhiệm phải tránh ra một chỗ an toàn.

+ Nghiêm cấm gõ búa lên các bộ phận của hệ thống đường ống trong khi thử bằng áp lực khí.

- Đánh giá kết quả thử bền:

Kết quả thử đạt yêu cầu khi:

+ Không có hiện tượng rạn nứt.

+ Không tìm ra bọt khí, bụi nước, rỉ nước qua các mối hàn, mối nối.

+ Không phát hiện có biến dạng.

+ Độ sụt áp cho phép trong thời gian duy trì áp suất thử không lớn hơn 3% áp suất thử.

d) Thử kín
Hệ thống đường ống phải thực hiện thử kín sau khi thử bền hoặc hệ thống đường ống dẫn môi chất có tính cháy nổ, độc hại, tác nhân ăn mòn kim loại:
- Môi chất thử: Không khí hoặc khí trơ
- Áp suất thử: Plvmax (áp suất làm việc lớn nhất).
- Thời gian duy trì áp suất thử: tối thiểu 30 phút.
- Trình tự tiến hành:
+ Nạp đầy môi chất thử, tiến hành tăng áp suất từ từ đến áp suất thử, ngắt nguồn cấp.
+ Tiến hành kiểm tra bằng nước xà phòng, bình xịt bọt hoặc thiết bị kiểm tra phát hiện rò rỉ khí; kiểm tra ở các mối hàn, mặt bích, mối nối ren, nối van trước và trên đường ống nguyên.
- Đánh giá kết quả thử kín
Kết quả thử đạt yêu cầu khi:
+ Áp suất không giảm khi duy trì ở áp suất thử.
+ Không phát hiện rò rỉ khí.
4. Kiểm tra vận hành:
a) Kiểm tra đầy đủ các điều kiện để có thể đưa hệ thống đường ống vào vận hành.
b) Kiểm tra tình trạng làm việc của hệ thống đường ống và các phụ kiện kèm theo, sự làm việc của các thiết bị đo lường, bảo vệ.
c) Van an toàn được hiệu chỉnh và niêm chì như sau: áp suất đặt của van an toàn không quá 1,1 lần áp suất làm việc lớn nhất.
d) Đánh giá kết quả: kết quả đạt yêu cầu khi hệ thống đường ống, các thiết bị phụ trợ và các thiết bị đo lường bảo vệ làm việc bình thường, các thông số làm việc ổn định.
Điều 9. Xử lý kết quả kiểm định
1. Lập biên bản kiểm định với đầy đủ nội dung theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy trình này.
2. Thông qua biên bản kiểm định:
a) Thành phần tham gia thông qua biên bản kiểm định bắt buộc gồm:
- Đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền.
- Người được giao tham gia và chứng kiến kiểm định.
- Kiểm định viên thực hiện việc kiểm định.
b) Khi biên bản được thông qua, kiểm định viên, người tham gia chứng kiến kiểm định, đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền cùng ký và đóng dấu (nếu có) vào biên bản. Biên bản kiểm định được lập thành hai (02) bản, mỗi bên có trách nhiệm lưu giữ 01 bản.
3. Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch của hệ thống đường ống (ghi rõ họ tên kiểm định viên, ngày tháng năm kiểm định).
4. Dán tem kiểm định: Khi kết quả kiểm định hệ thống đường ống đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn, kiểm định viên mới được dán tem. Tem được dán ở vị trí dễ quan sát.
5. Chứng nhận kết quả kiểm định:
a) Khi hệ thống đường ống được kiểm định đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn, tổ chức kiểm định cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định cho hệ thống đường ống trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thông qua biên bản kiểm định tại cơ sở.
b) Khi hệ thống đường ống được kiểm định không đạt các yêu cầu thì chỉ thực hiện các quy định tại khoản 1, khoản 2 của Điều này và chỉ cấp cho cơ sở biên bản kiểm định, trong đó phải ghi rõ lý do hệ thống đường ống không đạt yêu cầu kiểm định, kiến nghị cơ sở khắc phục và thời hạn thực hiện các kiến nghị đó; đồng thời gửi biên bản kiểm định và thông báo về cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương nơi lắp đặt, sử dụng hệ thống đường ống.
Điều 10. Thời hạn kiểm định
1. Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 03 năm. Đối với hệ thống đường ống sử dụng môi chất có tính cháy nổ, độc hại, tác nhân ăn mòn kim loại hoặc hệ thống đường ống khác đã sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 02 năm.
2. Đối với hệ thống đường ống sử dụng môi chất có tính cháy nổ, độc hại, tác nhân ăn mòn kim loại đã sử dụng trên 12 năm hoặc hệ thống đường ống khác đã sử dụng trên 24 năm thì thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 01 năm.
3. Trường hợp nhà chế tạo quy định hoặc cơ sở yêu cầu thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn ngắn hơn thì thực hiện theo quy định của nhà chế tạo hoặc yêu cầu của cơ sở.
4. Khi rút ngắn thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
5. Khi thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì thực hiện theo quy định của quy chuẩn đó./.

Phụ lục

MẪU BIÊN BẢN KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG DẪN KHÍ NÉN, KHÍ HÓA LỎNG, KHÍ HÒA TAN

(Kèm theo Quy trình kiểm định hệ thống đường ống bằng kim loại dẫn khí nén, khí hóa lỏng, khí hòa tan, ký hiệu QTKĐ: 31-2021/BLĐTBXH)

 

(Tên tổ chức kiểm định)

________

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

..., ngày ... tháng ... năm ...

 

BIÊN BẢN KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG DẪN KHÍ NÉN, KHÍ HÓA LỎNG, KHÍ HÒA TAN

Số:                 

 

Chúng tôi gồm:

1. …............................. Số hiệu kiểm định viên:.........................................

2. .......................................... Số hiệu kiểm định viên:...............................

Thuộc:..........................................................................................................................

Số đăng ký chứng nhận của tổ chức kiểm định:..........................................................

Đã tiến hành kiểm định: ........................................................................................

Của (ghi rõ tên cơ sở):..........................................................................................

Địa chỉ (trụ sở chính của cơ sở):....................................................................................

Địa chỉ (vị trí) lắp đặt:............................................................................................

Quy trình kiểm định áp dụng:.................................................................................

Chứng kiến kiểm định và thông qua biên bản:.................................................................

1. ……………………………. Chức vụ: ……………..

2. …………………………… Chức vụ: ……………….

I - THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG

Mã hiệu, ký hiệu:......................

Tổng chiều dài:............................................ m

Môi chất làm việc:..........................

Nhà chế tạo (lắp đặt):....................................... Năm chế tạo (lắp đặt):......................

Công dụng:..................................................................................................................

Ngày kiểm định gần nhất.................................................. Do:.......................................

Ngày thử bền gần nhất: ............................. ,... do........................................ thực   hiện.

Áp suất thiết kế: .................. bar

Đường kính ngoài của ống: ......................... mm... Áp suất làm việc: .......................... bar

Nhiệt độ thiết kế: ................................... oC        Nhiệt độ làm việc: .....................  oC

(Trường hợp hệ thống đường ống gồm các đoạn ống hoạt động ở các cấp áp suất khác nhau, ghi bổ sung các thông số của từng đoạn ống: áp suất thiết kế; áp suất làm việc; đường kính ngoài ống; nhiệt độ thiết kế; nhiệt độ làm việc).

II - HÌNH THỨC KIỂM ĐỊNH

Lần đầu □            Định kỳ □                          Bất thường □

Lý do trong trường hợp kiểm định bất thường: ......................................................

III- NỘI DUNG KIỂM ĐỊNH

1. Kiểm tra hồ sơ, tài liệu theo khoản 2 Điều 7 của quy trình:

- Nhận xét: .....................................................................................................................

- Đánh giá kết quả:            Đạt □                             Không đạt □

2. Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong:

Hạng mục kiểm tra

(kiểm tra và đánh giá theo điểm m khoản 1 Điều 8 và điểm đ khoản 2 Điều 8 của Quy trình này)

Đạt

Không

Ghi chú

Vị trí lắp đặt, khoảng cách

 

 

 

Chiếu sáng vận hành, thông gió

 

 

 

Sàn, cầu thang

 

 

 

Hệ thống chống sét, tiếp địa

 

 

 

Giá đỡ, dây treo theo

 

 

 

Tình trạng bảo ôn.

 

 

 

Tình trạng kim loại ống

 

 

 

Tình trạng mối hàn, mối nối

 

 

 

Van, phụ kiện đường ống

 

 

 

Van an toàn

 

 

 

Áp kế

 

 

 

Thiết bị đo lường, bảo vệ, an toàn và tự động khác

 

 

 

 

- Nhận xét: .................................

- Đánh giá kết quả:                      Đạt □                              Không đạt □

3. Thử nghiệm:

3.1. Dụng cụ đo lường phục vụ thử nghiệm:

Tên dụng cụ

Mã nhận dạng

Số GCN kiểm định

Hạn kiểm định

Thông số kỹ thuật cơ bản

Áp kế

 

 

 

Dải đo ...

Bơm, thiết bị

tạo áp suất

 

 

 

Áp suất

lớn nhất

 

 

 

 

 

 

3.2. Thử nghiệm:

Nội dung

Môi chất thử

Áp suất thử (bar)

Thời gian

duy trì (phút)

Giá trị áp suất thử đo được sau thời gian duy trì (bar)

Đánh giá (Đạt/không)

Thử bền hệ thống

 

 

 

 

 

Thử kín hệ thống

 

 

 

 

 

Trường hợp hệ thống gồm nhiều đoạn ống làm việc ở các cấp áp suất khác nhau, thực hiện thử nghiệm và ghi thông số thử cho từng đoạn ống như sau:

Thử bền đoạn ống 1

 

 

 

 

 

Thử kín đoạn ống 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nhận xét: .......................................................................................................................

- Đánh giá kết quả:        Đạt □    Không đạt □

4. Đánh giá kết quả kiểm tra vận hành:                         Đạt □ Không đạt □

IV- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Hệ thống đường ống được kiểm định có kết quả: Đạt □ Không đạt □

2. Đã được dán tem kiểm định số: ....................................................... Tại   vị trí: ..............

3. Áp suất làm việc: ...................................... bar Nhiệt độ làm việc: ....... oC.

4. Áp suất đặt của van an toàn của hệ thống:

Áp suất mở van hệ thống: ...................... bar Áp suất đóng van hệ thống: .........bar

Trường hợp hệ thống gồm nhiều đoạn ống làm việc ở các cấp áp suất khác nhau, ghi cụ thể áp suất đặt van an toàn trên từng đoạn ống.

5. Các kiến nghị: ...............................................................................................................

Thời gian thực hiện kiến nghị: ...............................................................................................

V- THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH

Kiểm định định kỳ ngày........................... tháng.......................... năm

Lý do rút ngắn thời hạn....................................................................................................

Biên bản đã được thông qua ngày.................. tháng.............. năm.......................................

Tại: .....................................................................................................................................

Biên bản được lập thành......................... bản, mỗi bên giữ......................... bản./.

 

CHỦ CƠ SỞ

Cam kết thực hiện đầy đủ và đúng thời hạn các kiến nghị

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

NGƯỜI THAM GIA CHỨNG KIẾN

(Ký tên, đóng dấu)

 

KIỂM ĐỊNH VIÊN

(Ký tên, đóng dấu)

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF LABOR, INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS

_________

No. 08/2021/TT-BLDTBXH

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence Freedom Happiness

_____________________

Hanoi, August 30, 2021

CIRCULAR

On promulgation of the procedures for technical safety inspection on metal piping systems transporting compressed air, liquefied gas, and dissolved gas

_______________

 

Pursuant to the Law on Occupational Safety and Health dated June 25, 2016;

Pursuant to Decree No. 14/2017/ND-CP dated February 17, 2017 of the Government defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs;

Pursuant to Decree No. 44/2016/ND-CP dated May 15, 2016 of the Government detailing a number of articles of the Law on Occupational Safety and Health with regard to technical inspection of occupational safety, safety training, occupational health and working environment monitoring;

At the proposal of the Director of the Department of Work Safety;

The Minister of Labor, Invalids and Social Affairs promulgates the Circular on promulgation of the procedures for technical safety inspection on metal piping systems transporting compressed air, liquefied gas, and dissolved gas.

Article 1. The procedures for technical safety inspection on metal piping systems transporting compressed air, liquefied gas, and dissolved gas - QTKD: 31-2021/BLDTBXH, is promulgated together with this Circular.

Article 2. This Circular takes effect from September 15, 2021.

Article 3. Ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies, People's Committees of provinces and municipalities, and relevant organizations and individuals shall be responsible for implementing this Circular./.

 

 

P.P. THE MINISTER

THE DEPUTY MINISTER

 

 

 

 

Le Van Thanh

 

 

THE MINISTRY OF LABOR, INVALIDS,
AND SOCIAL AFFAIRS

_____

 

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence Freedom Happiness

________________________________

 

 

 

PROCEDURES FOR TECHNICAL SAFETY INSPECTION ON METAL PIPING SYSTEMS TRANSPORTING COMPRESSED AIR, LIQUEFIED GAS, AND DISSOLVED GAS QTKD: 31-2021/BLDTBXH

(Promulgated together with Circular No. 08/2021/TT-BLDTBXH dated August 30, 2021 of the Minister of Labor, Invalids and Social Affairs)

 

Article 1. Scope of regulation

1. The procedures for technical safety inspection on metal piping systems transporting compressed air, liquefied gas, and dissolved gas (hereinafter referred to as the procedures) are applicable to the first-time, periodic, extraordinary technical safety inspection on metal piping systems transporting compressed air, liquefied gas, and dissolved gas with the working pressure of 0.7 bar or more (hereinafter referred to as the piping systems) within the ambit of State management of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs as prescribed Appendix Ib of Decree No. 44/2016/ND-CP dated May 15, 2016 of the Government detailing a number of articles of the Law on Occupational Safety and Health with regard to technical inspection of occupational safety, safety training, occupational health and working environment monitoring.

2. The procedures are not applicable to the following piping systems:

a) Piping systems transporting liquefied petroleum gas, flammable gas and petroleum products.

b) Piping systems transporting steam and hot water.

c) Piping systems transporting gases used in the health sector.

Article 2. Subjects of application

The procedures are applicable to organizations and inspectors conducting technical inspection of occupational safety, and related organizations and individuals.

Article 3. Terms and definitions

In the procedures, some terms and definitions are construed as follows:

1. Metal piping systems transporting compressed air, liquefied gas, dissolved gas (the above-mentioned gases are referred to collectively as working fluids) mean systems consisting of pipes and piping components that transport the working fluids from one point to another point.

Piping components mean compatible mechanical components that are used to connect pipework together or installed in a piping system, including pipe fittings (adaptors, elbows, pipe tees, flanges, gaskets, bolts and some other pipe fittings), valves, hoses, expansion joints, filters, dehumidifiers, oils, gauges and some other compatible mechanical components.

2. First-time technical safety inspection means the technical inspection of occupational safety performed after a piping system is installed and before it is put into use for the first time.

3. Periodic technical safety inspection means the technical inspection of occupational safety upon the expiration of the previous inspection.

4. Extraordinary technical safety inspection means the technical inspection of occupational safety in the following cases:

a) After a piping system is repaired, upgraded or renovated, which may affect the technical and safety status of the piping system.

b) After the installation location is changed.

c) When a piping system has been inactive for 12 months or more.

d) At the request of the establishment or the competent authority.

Article 4. Steps of verification

1. When conducting technical safety inspection on a piping system, the technical inspection organization must follow the following order:

a) Check records and technical documents of the piping system.

b) Conduct external and internal technical inspection on the system.

c) Conduct quality tests.

d) Inspect the operation of the system.

d) Process the inspection results.

2. The next inspection steps shall only be conducted when the test results in the previous step are satisfactory. All inspection results of each step must be fully recorded in the inspection record made using the form specified in the Appendix enclosed herewith and fully archived by the inspection organization.

Article 5. Equipment and instruments for inspection

1. Equipment and instruments for inspection must be inspected and calibrated in accordance with the regulations.

2. Equipment and instruments for inspection are:

a) Hydraulic pressure test pumps.

b) Air compressors, gas pressure calibrators or cylinders containing compressed air or inert gas.

c) Manometers with the appropriate accuracy class and measuring scale.

d) Endoscopic devices for checking defects.

dd) Instruments and means for checking geometrical dimensions.

e) Foam sprayers, soap bubbles or gas leak detectors.

g) Lead pliers.

h) Insulation resistance testers.

i) Ground resistance testers.

k) Thermometers.

l) Light intensity meters.

m) Ultrasonic devices for checking metal thickness (if necessary).

n) Non-destructive devices for checking defects (if necessary).

Article 6. Conditions for inspection

When conducting the inspection of a piping system, the following conditions must be satisfied:

1. The piping system must be ready for inspection.

2. There must be sufficient records and documents about the piping system.

3. Environmental and weather factors do not affect the test results.

4. The occupational safety and health conditions must be satisfied for the inspection of the piping system to be conducted.

Article 7. Preparation for inspection

Before conducting the inspection, the following preparatory jobs must be done:

1. The inspection organization shall work out an inspection plan and preparation jobs, then coordinate with the establishments using the piping system to prepare the following contents:

a) Preparing technical documents about the piping system.

b) Isolating and removing the working fluids, cleaning inside and outside the piping systems.

c) Preparing works to facilitate the inspection of all parts of the piping system.

d) Preparing human resources and materials for the inspection; sending staff to participate and witness the inspection.

2. Technical documents and records about the piping system must be checked

a) First-time technical safety inspection

- Check the design dossiers (if any) with focus on the following main contents:

+ Requirements on fabricated metal and welds.

+ Calculation of durability or standards on specifications related to the durability of pressure-bearing parts.

+ Schematic drawings of the piping system.

+ Basic parameters of the system.

+ Requirements on measuring equipment; grounding, lightning protection, protective equipment (if any).

- Check the installation and completion documents with focus on the following main contents:

+ Name of the establishments that install and use the system; basic parameters of the system.

+ As-built drawings;

+ Properties of materials added during the course of installation;

+ Certificates of quality inspection of fabricated metals.

+ Welding data, such as: weld positions, welding technology, welding rod codes, name of welders and results of welding quality test.

+ Calculation of durability or standards and specifications related to the durability of pressure-bearing parts (when the design documents are not available).

+ Records of overall appraisal and acceptance of the piping system.

+ Reports on calibration results of measuring equipment; inspection records of grounding, lightning protection, and protective equipment (if any).

+ Operation, maintenance and repair manuals.

b) Periodic technical safety inspection

Check the documents and records as required for the first-time inspection as well as the following additional documents and records:

- Historical records of the piping system, its inspection records and the certificate for the results of the previous inspection.

- Records on management, use, operation, and maintenance, and records of examination and inspection (if any).

c) Extraordinary safety technical inspection

Check and review the records as required for the periodic safety technical inspection as well as additional documents and records in the following cases:

- In case of repair, renovation or upgrade: the design dossiers for repair, renovation or upgrade, records of appraisal and acceptance after repair, renovation or upgrade.

- In case of changing the installation location: the installation documents.

d) Appraisal of results of the record and document check

The results are satisfactory when:

- The records and documents of the piping system are sufficient and meet the above requirements.

- Otherwise, the establishment shall take remedial measures or supplement them.

3. All suitable inspection equipment and instruments shall be prepared for the inspection.

4. Measures to ensure safety for the establishment shall be taken before the inspection. People engaged in the inspection shall be fully equipped with tools and personal protective equipment to ensure their safety during the inspection.

Article 8. Conduct of inspection

The inspection shall be conducted in the following order:

1. Conduct the external technical inspection:

a) Check and compare the piping system’s installation site and location with those specified in its technical records and documents.

b) Check and compare the operating lighting and ventilation systems (if any) with those specified in the technical records and documents of the piping system. In cases where the piping system uses hazardous or explosive working fluids, the ventilation system must be checked, especially at the input sources, the areas of working fluids, and the outlets of the safety valves.

c) Check and compare the working floor, stairs, and hangers with those specified in the technical records and documents of the piping systems.

d) Check, compare the electrical safety and lightning protection grounding systems (if any) with those specified in the technical records and documents of the piping system.

dd) Check and compare the technical parameters inscribed on the labels of the piping system and its components with those specified in the technical records and documents of the piping system.

e) Check and compare the conditions of the safety, measurement and auxiliary devices in terms of quantity, types, and technical parameters with those specified in the technical records and documents of the piping system.

g) Check and compare the types of pipes, valves and piping components installed on the piping system in terms of quantity, types and technical parameters with those specified in the technical records and documents of the piping system.

h) Check the conditions of other auxiliary parts that are attached to the piping system to support its operation.

i) Check the conditions of welds and metal surfaces of pressure-bearing parts of the piping system. When in doubt, the establishment shall be asked to conduct appropriate additional measures to check them for more accurate assessment results.

k) Check and ensure that the technical conditions of the coating and thermal insulation layer (if any) are consistent with those specified in the technical records and documents of the piping system; check for signs of stagnant water under the thermal insulation layer.

l) Check the connection details.

m) Appraise the results of the external technical inspection

The results are satisfactory when:

- The results of the external inspection are consistent with the technical records and documents of the piping system.

- There are no cracks, bulges, dents, or leaks of working fluids from the pressure-bearing parts of the piping system.

- The minimum thickness of the pipe wall which is degraded due to scratches, pits, and corrosion must be calculated when testing the durability to suit the maximum working pressure of the piping system or within the corrosion limit specified in the technical documents and records of the piping system.

2. Conduct internal technical inspection

a) Check the conditions of metal surfaces of the pressure-bearing parts of the piping system.

b) Check the status of dirt, rust, and corrosion on the inner metal wall of the piping system.

c) The inspection of technical conditions of the positions where it is not possible to conduct the internal inspection during inspection must comply with the manufacturer's technical documents. The documents must clearly state the items, methods and order of inspection.

d) When it is not possible to conduct the internal inspection due to the structural characteristics of the piping system, the durability inspection as prescribed at Point c, Clause 3 of this Article shall be conducted instead while the checkable components shall be still inspected.

d) Appraise the results of the internal technical inspection

The results are satisfactory when:

- The piping system are in normal conditions with no cracks, bulges, or dents.

- The minimum thickness of the pipe wall which is degraded due to scratches, pits, and corrosion must be calculated when checking the durability so as to suit the maximum working pressure of the piping system or within the corrosion limit specified in the technical documents and records of the piping system.

3. Conduct quality tests

a) If the piping system has multiple parts working at different pressure levels, a separate test for each part at its pressure shall be conducted.

b) In the test, isolation measures must be taken to ensure that automatic protective devices and measuring devices are not destroyed at the testing pressure. In case of failure, such devices must be removed.

c) Test of the durability

The durability test shall be conducted once in no more than 6 years and comply with the following requirements (including abnormal test cases):

- The testing fluid must be a liquid (water or a non-corrosive, non-hazardous, non-flammable liquid), a gas (inert gas or air) and the temperature of the testing fluid must be below 500C and no more 50C lower than the surrounding temperature.

- The testing pressure for the durability test

+ The testing pressure for the pipeline durability test is specified as follows:

Table: Testing pressure for the pipeline durability test

Testing fluid

Testing pressure (bar) for the first-time test

Testing pressure (bar) for periodic or extraordinary tests

Liquid

1.5.P tk

1.5.P lvmax

Gas

1.1.P tk

1.1.P lvmax

P tk: Design pressure.

 

P lvmax: Maximum working pressure.

 

 

+ If the testing pressure for the pipeline durability test is equal to or lower than the testing pressure for the durability test of the pressure vessel in the system, the pipeline durability test shall be conducted together with the test of the pressure vessel in the system at the testing pressure for the pipeline durability test as specified in the Table at Point c, Clause 3 of this Article.

+ If the testing pressure for the pipeline durability test is higher than the testing pressure for the durability test of the pressure vessel in the system and the pipeline cannot be isolated from the pressure vessel, the pipeline durability test shall be conducted together with the test of the pressure vessel in the system with the approval of the establishment that use the system at the pressure no less than 77% of the testing pressure of the pipeline durability test as specified in the Table at Point c, Clause 3 of this Article.

- Time allowance for maintaining the testing pressure: 10 minutes.

- The order for durability test is specified as follows:

+ Load the testing fluid: Fill the piping system with testing fluid (pay attention to discharging the gas if the testing fluid is a liquid).

+ Increase the pressure up to the testing pressure (increase slowly to avoid sudden expansion causing damages to the devices and strictly forbid hammering them at the testing pressure). Monitor and detect abnormal phenomena during the test.

+ Maintain the testing pressure as specified.

+ Reduce the pressure slowly to the working pressure, keep this pressure throughout the test. Then reduce the pressure to 0 (zero); fix the shortcomings (if any) and re-test the results that have been fixed.

- If it is impossible to test the durability with liquid testing fluid due to the stress on the footing or the attic floor, or the difficulty in draining water, the test with gas pressure (air or inert gas) shall be conducted instead. The durability test with the gas testing fluid shall be only allowed when the external and internal inspection and the calculation of the durability on the basis of direct measurement data on the piping system. When conducting the durability test with the gas testing fluid, the following safety measures must be applied:

+ Valves and pressure gauges installed on the testing gas intake pipeline must be moved away from the pipeline or outside the room where the pipeline is located.

+ When under the pressure for the durability test with the gas testing fluid, irresponsible persons must stay in safe places.

+ It is strictly forbidden to hammer on parts of the piping system during the durability test with the gas testing fluid.

- Appraise the results of the durability test:

Test results are satisfactory when:

+ No cracks appear.

+ No air bubbles, water sprays, or water leaking from the welds and joints are found.

+ No deformation detected.

The allowable pressure drop in the time the testing pressure is being maintained shall not be larger than 3% of the testing pressure.

d) Test of the tightness

The test of tightness of the piping system shall be conducted after the durability test or in the cases where the piping system transports explosive, hazardous, or corrosive substances:

- Testing fluid: Air or inert gas

- Testing pressure: P lvmax (maximum working pressure).

- Time allowance for maintaining the testing pressure: at least 30 minutes.

- Order of the test:

+ Fill the piping system with the testing fluid, increase the pressure gradually to the testing pressure and then disconnect the fluid supply.

+ Test with soapy water, foam spray or gas leak detectors; Check the welds, flanges, threaded joints, valve connections before and on the primary pipeline.

- Appraise the results of the closed test

Test results are satisfactory when:

+ The pressure does not decrease when the testing pressure are being maintained.

+ No gas leakage detected.

4. Check the operation of the system:

a) Check all conditions for the piping system to be put into operation.

b) Check the working condition of the piping system and its auxiliary parts, and the working of measuring and protective devices.

c) Calibrate and seal the safety valves with lead as follows: the set pressure of the safety valves shall not be more than 1.1 times the maximum working pressure.

d) Appraise the results: The results are satisfactory when the piping system, its auxiliary parts, protective and measuring devices work normally, and the working parameters are stable.

Article 9. Processing of inspection results

1. A record of the inspection including all contents shall be made using the form specified in the Appendix enclosed herewith.

2. Adopt the inspection record:

a) Persons who are competent to adopt the mandatory inspection record:

- The representative of the establishment or the person authorized by the establishment.

- The person assigned to participate in and witness the inspection.

- Inspectors who conduct the inspection.

b) When the record is adopted, the inspectors, the witness of the inspection, the representative of the establishment or the person authorized by the establishment shall sign and stamp their seals (if any) on the record. The inspection record shall be made in two (02) copies, of which each party shall keep one.

3. The inspection results shall be briefly written down in the historical records of the piping system (the full name of the inspectors and the date of the inspection).

4. Affixing the inspection stamps: If the inspection results of the piping system meet the technical safety requirements, the inspector shall affix the safety-qualified stamps. The stamps shall be affixed on eye-catching positions.

5. Certification of the inspection results:

a) When the inspected piping system meets the safety technical requirements, the inspection organization shall issue a certificate of inspection results for the piping system within 05 working days since the record of the inspection at the establishment is adopted.

b) When the inspected piping system fails to meet the requirements, the inspection organization shall only comply with Clauses 1 and 2 of this Article and issue only the inspection report to the establishment, which clearly states the reasons for the piping system’s failure to meet the inspection requirements as well as asks the establishment to take remedial measures within the proposed time limit; at the same, time send the inspection record and a notice to the agency in charge of State management over labor of the locality where the piping system is installed and used.

Article 10. Time limit for inspection

1. The time limit for the periodic technical safety inspection is 03 years. For piping systems using flammable, explosive, hazardous, or corrosive substances or other piping systems that have been used for more than 12 years, the time limit for the periodic technical safety inspection is 02 years.

2. For piping systems using flammable, explosive, hazardous, or corrosive substances that have been used for more than 12 years, or other piping systems that have been used for more than 24 years, the time limit for the periodic technical safety inspection is 01 year.

3. If the manufacturer specifies, or the establishment requires, a shorter time limit for the technical safety inspection, the inspection shall comply with the manufacturer or the establishment.

4. When the time limit for the technical safety inspection is shortened, the inspectors must clearly state the reason in the inspection record.

5. When the time limit for technical safety inspection is specified in the national technical regulations, such regulations shall prevail./.

 

(The Appendix enclosed herewith is not translated)

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 08/2021/TT-BLDTBXH DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 08/2021/TT-BLDTBXH PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất