Có bắt buộc gửi quyết định kỷ luật cho người lao động không?

Các điều khoản về thành phần tham gia, nghĩa vụ gửi quyết định và chế tài xử phạt khi vi phạm trình tự, thủ tục xử lý là những điểm căn bản trong quy trình tổ chức cuộc họp xử lý kỷ luật lao động. Vậy, có bắt buộc gửi quyết định kỷ luật cho người lao động không?

1. Thành phần phải tham dự xử lý kỷ luật gồm những ai?

Cuộc họp xử lý kỷ luật bắt buộc phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, người lao động.

Đặc biệt, đối với trường hợp xử lý kỷ luật người lao động chưa đủ 15 tuổi, cuộc họp phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi bởi các quy định sau:

Khoản 1 Điều 122 Bộ luật Lao động 45/2019/QH14 quy định như sau:

“Điều 122. Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động

  1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau

......

b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;

c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;”

Có bắt buộc gửi quyết định kỷ luật cho người lao động không?
Có bắt buộc gửi quyết định kỷ luật cho người lao động không? (Ảnh minh họa)

Khoản 4 Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động quy định

“Điều 70. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động

…..

4. Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 123 của Bộ luật Lao động, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động và gửi đến các thành phần phải tham dự quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động.”

Như vậy, theo quy định này, Người sử dụng lao động có nghĩa vụ gửi quyết định xử lý kỷ luật lao động tới các thành phần tham dự, trong đó có người lao động hoặc người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi. Hoạt động này đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong việc xử lý kỷ luật lao động.

Khoản 2 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 19. Vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

…….

đ) Xử lý kỷ luật lao động, bồi thường thiệt hại không đúng trình tự; thủ tục; thời hiệu theo quy định của pháp luật;”

Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Theo đó, khi người sử dụng lao động có hành vi xử lý kỷ luật lao động không đúng trình tự, thủ tục quy định thì bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng (mức phạt cá nhân) và từ 10 - 20 triệu đồng (mức phạt tổ chức).

Như vậy, theo Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn, quy trình xử lý kỷ luật lao động không chỉ đặt ra những quy định cụ thể mà còn bảo đảm tính công bằng và bảo vệ quyền lợi của người lao động.

Trên đây là quy định về vấn đề: Có bắt buộc gửi quyết định kỷ luật cho người lao động không?
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Báo cáo y tế lao động là văn bản mà cơ sở y tế nộp cho cơ quan có thẩm quyền để báo cáo tình trạng sức khỏe của người lao động, các biện pháp y tế đã thực hiện và các dữ liệu liên quan khác. Bài viết dưới đây sẽ cập nhật Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025 để các cơ sở theo dõi thực hiện.

Doanh nghiệp có phải trả lương cho người có trình độ thêm 7% theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP?

Doanh nghiệp có phải trả lương cho người có trình độ thêm 7% theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP?

Doanh nghiệp có phải trả lương cho người có trình độ thêm 7% theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP?

Khi tăng lương tối thiểu vùng, vấn đề được nhiều người quan tâm là doanh nghiệp có phải trả lương cho người có trình độ thêm 7% theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP? Cùng tìm hiểu chi tiết tại bài viết dưới đây.