Thông tư 07-LĐTBXH/TT của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Bộ luật lao động ngày 23/6/1994 và Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

thuộc tính Thông tư 07-LĐTBXH/TT

Thông tư 07-LĐTBXH/TT của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Bộ luật lao động ngày 23/6/1994 và Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:07-LĐTBXH/TT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Trần Đình Hoan
Ngày ban hành:11/04/1995
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 07-LĐTBXH/TT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI SỐ 7-LĐTBXH/TT
NGÀY 11-4-1995 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NGÀY 23-6-1994 VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 195-CP NGÀY 31-12-1994 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI.

 

Căn cứ Bộ Luật Lao động ngày 23-6-1994 và Nghị định số 195-CP ngày 31-12-1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ Luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều cụ thể như sau:

 

I. THỜI GIỜ LÀM VIỆC

 

Thời giờ làm việc nêu tại Khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 195-CP là thời giờ làm việc bình thường áp dụng chung cho mọi đối tượng lao động.

Thời giờ làm việc trong điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được rút ngắn từ một đến hai giờ quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Nghị định số 195-CP do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc thoả thuận.

 

II. THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI

 

1. Nghỉ giữa ca.

Thời gian nghỉ giữa ca nêu tại Điều 7 của Nghị định số 195-CP được coi là thời giờ làm việc trong ca liên tục 8 giờ trong điều kiện bình thường hoặc làm việc 7 giờ; 6 giờ liên tục trong trường hợp được rút ngắn. Thời gian nghỉ cụ thể tuỳ thuộc vào tổ chức lao động của đơn vị, doanh nghiệp, không nhất thiết mọi người lao động phải nghỉ cùng một lúc giữa ca. 2. Nghỉ hàng năm

a) Thời gian để tính nghỉ hàng năm là theo năm dương lịch:

- Nếu người lao động có thời gian làm việc đủ 12 tháng kể cả thời gian được coi là thời gian làm việc quy định tại Khoản 1 Điều 9 của Nghị định số 195-CP, thì được nghỉ hàng năm đủ số ngày quy định tại Điều 74 của Bộ Luật Lao động.

- Nếu chưa đủ 12 tháng, thì ngày nghỉ hàng năm được tính tương ứng với số tháng làm việc trong năm.

- Trong một năm làm việc, người lao động có tổng thời gian nghỉ (cộng dồn) do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quá 6 tháng (144 ngày làm việc); hoặc nghỉ do ốm đau quá 3 tháng (72 ngày làm việc), thì thời gian đó không được tính để hưởng chế độ nghỉ hàng năm của năm ấy.

b) Mức nghỉ hàng năm.

Thời gian nghỉ hàng năm: 12; 14 hoặc 16 ngày là ngày làm việc người lao động được nghỉ và hưởng nguyên lương quy định như sau:

- 12 ngày làm việc đối với người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

- 14 ngày làm việc đối với:

+ Người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

+ Người lao động dưới 18 tuổi.

+ Người làm công việc trong điều kiện lao động bình thường ở vùng có hệ số phụ cấp khu vực 0,70 trở lên theo quy định tại Thông tư số 15-LĐTBXH/TT ngày 2-6-1993 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các văn bản bổ sung.

Ví dụ: Công nhân A đang làm công việc có điều kiện lao động bình thường, hàng năm được nghỉ ở mức 12 ngày/năm. Năm 1995 công ty cử công nhân A lên làm việc ở vùng có hệ số phụ cấp khu vực 0,70, thì thời gian nghỉ hàng năm của năm 1995 của công nhân A được nghỉ 14 ngày.

- 16 ngày làm việc đối với:

+ Người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

+ Người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ở vùng có hệ số phụ cấp khu vực 0,70 trở lên.

Ví dụ: Kỹ sư A và kỹ sư B đang làm việc ở văn phòng Viện Nghiên cứu hạt nhân mức nghỉ hàng năm là 12 ngày. Năm 1995 kỹ sư A được điều xuống làm việc 5 tháng và kỹ sư B được điều xuống làm việc 7 tháng ở một cơ sở làm công việc có quy định nghỉ hàng năm là 16 ngày. Như vậy năm 1995 kỹ sư A được nghỉ hàng năm 12 ngày, kỹ sư B được nghỉ hàng năm 16 ngày.

Trong một năm, người lao động làm việc đủ 12 tháng, nếu có thời gian làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc vùng có mức phụ cấp khu vực nói trên từ 6 tháng trở lên thì cũng được nghỉ hàng năm ở mức 14 ngày, hoặc 16 ngày.

c) Tính ngày đi đường:

Thời gian đi đường được tính thêm tại Khoản 3 của Điều 9 trong Nghị định số 195-CP chỉ tính một lần trong mỗi năm làm việc của người lao động. Nếu trong một năm người lao động chia kỳ nghỉ hàng năm ra nhiều lần nghỉ, thì chỉ được tính thời gian đi đường một lần.

Trong thời gian đi đường hoặc ở nơi nghỉ hàng năm, người lao động bị ốm đau, phải chờ đợi do gặp thiên tai (bão, lụt), hoả hoạn, hoặc cần phải thực hiện công việc theo yêu cầu khẩn cấp về an ninh, quốc phòng, nếu có xác nhận của chính quyền sở tại nơi xảy ra sự cố, thì thời gian đó được coi là thời gian nghỉ hợp pháp. Việc trả lương cho những ngày nghỉ này do người lao động và người sử dụng lao động thoả thuận và được ghi nhận trong hợp đồng lao động hoặc trong thoả ước lao động tập thể. Riêng trường hợp ốm đau thì thời gian đó được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành.

d) Thanh toán tiền tàu, xe và tiền lương ngày đi đường.

Người làm việc ở những vùng xa xôi hẻo lánh (vùng núi cao, vùng sâu, hải đảo xa theo danh mục của Uỷ ban Dân tộc và Miền núi quy định tại Quyết định số 21-UB/QĐ ngày 26-1-1993 và các quyết định bổ sung), được người sử dụng lao động thanh toán tiền tàu, xe và tiền lương cho những ngày đi đường ở trong nước trong trường hợp nghỉ hàng năm để đi thăm vợ hoặc chồng; con; bố, mẹ (kể cả bên chồng hoặc bên vợ).

3. Tính ngày nghỉ hàng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc.

a) Thâm niên làm việc.

Thâm niên làm việc để được tính thêm ngày nghỉ hàng năm là tổng số năm thực tế người lao động đã làm việc cho một người sử dụng lao động hoặc với một doanh nghiệp theo Điều 75 của Bộ Luật Lao động bao gồm cả thời gian học nghề, tập nghề tại doanh nghiệp đó. Trong trường hợp có gián đoạn, thì thâm niên làm việc bằng tổng số năm thực tế làm việc theo từng giai đoạn với một người sử dụng lao động hoặc một doanh nghiệp. Thâm niên này tính như sau:

- Người lao động đang làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước thì thâm niên làm việc được tính bằng tổng số năm thực tế làm việc ở các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang (đối với người đã chuyển ngành) trừ thời gian người lao động đã được tính để hưởng chế độ thôi việc theo Quyết định số 176-HĐBT ngày 9-10-1989 hoặc theo Quyết định số 111-HĐBT ngày 12-4-1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), và Thông tư số 88-TTg ngày 1-10-1964 của Thủ tướng Chính phủ; chế độ trợ cấp xuất ngũ; chế độ hưu trí, mất sức và thời gian nghỉ với lý do khác mà không hưởng lương và chế độ bảo hiểm xã hội.

Ví dụ: Cán bộ A vào làm việc trong doanh nghiệp Nhà nước từ tháng 1 năm 1975 cho đến 1-1990 thì chuyển sang làm việc ở doanh nghiệp tư nhân. Tháng 1-1994 lại chuyển về cơ quan của Nhà nước. Khi thực hiện chế độ nghỉ hàng năm năm 1995, cán bộ A được tính số năm làm việc để tính thêm ngày nghỉ hàng năm như sau:

Từ tháng 1 năm 1975 đến tháng 1 năm 1990 = 15 năm

Từ tháng 1 năm 1994 đến tháng 12 năm 1995 = 2 năm

Tổng số năm làm việc của cán bộ A để tính thêm ngày nghỉ hàng năm là 17 năm.

- Công nhân, viên chức trong các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước chuyển đến làm việc ở các đơn vị, doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác, tổ chức, cá nhân có thuê mướn lao động, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức Quốc tế thì số năm thực tế làm việc ở các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước có thể được tính vào thâm niên làm việc để tính thêm ngày nghỉ hàng năm nếu được người sử dụng lao động đồng ý và được ghi nhận trong thoả ước lao động tập thể hoặc trong hợp đồng lao động.

- Người lao động đang làm việc trong các đơn vị, doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế khác, tổ chức, cá nhân có thuê mướn lao động, thì thâm niên làm việc là tổng số năm thực tế làm việc cho một đơn vị, một doanh nghiệp hoặc một cá nhân đó.

- Người lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp; các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức Quốc tế tại Việt Nam, thì thâm niên làm việc là tổng số năm thực tế làm việc cho một doanh nghiệp, một cơ quan, hoặc một tổ chức đó.

Ví dụ: Cán bộ B đã làm việc ở cơ quan Nhà nước từ năm 1975 đến năm 1994, sau đó cán bộ B được chuyển sang làm việc ở doanh nghiệp liên doanh thì mốc thời điểm tính thâm niên cho cán bộ B là từ năm 1994, nhưng cũng có thể tính từ năm 1975 nếu người sử dụng lao động của doanh nghiệp đồng ý.

b) Cách tính ngày nghỉ hàng năm được tăng thêm theo thâm niên làm việc như sau:

Người lao động cứ có 5 năm làm việc cho một người sử dụng lao động hoặc một doanh nghiệp thì được tính nghỉ thêm 1 ngày làm việc được hưởng nguyên lương, số ngày nghỉ thêm nhiều hay ít phụ thuộc vào số năm thực tế làm việc, cụ thể như sau:

- Có dưới 5 năm làm việc thì nghỉ hàng năm theo tiêu chuẩn tại Điều 74 Bộ Luật Lao động;

- Có đủ 5 năm đến dưới 10 năm thì được nghỉ thêm 1 ngày;

- Có đủ 10 năm đến dưới 15 năm thì được nghỉ thêm 2 ngày;

- Có đủ 15 năm đến dưới 20 năm thì được nghỉ thêm 3 ngày;

- Có đủ 20 năm đến dưới 25 năm thì được nghỉ thêm 4 ngày;

- Có đủ 25 năm đến dưới 30 năm thì được nghỉ thêm 5 ngày;

- Có đủ 30 năm đến dưới 35 năm thì được nghỉ thêm 6 ngày;

4. Số ngày nghỉ hàng năm được hưởng lương theo Điều 11 của Nghị định được tính như sau:

 

Số ngày nghỉ tiêu chuẩn Số ngày nghỉ tăng thêm

Số ngày (12; 14 hoặc 16 ngày) + theo thâm niên Số tháng

nghỉ hàng = x đã làm việc năm được trong năm

hưởng lương 12

 

Kết quả lấy tròn số hàng đơn vị (nếu số lẻ lớn hơn hoặc bằng 0,5 thì làm tròn 1 đơn vị, nếu nhỏ hơn 0,5 thì bỏ).

Ví dụ: Công nhân A có mức nghỉ hàng năm theo quy định tại Điều 74 Bộ Luật Lao động là 14 ngày. Công nhân A vào làm việc ở doanh nghiệp từ tháng 1 năm 1972. Tháng 7 năm 1995, công nhân A được nghỉ chế độ hưu. Số ngày nghỉ hàng năm 1995 của công nhân A được tính như sau:

Ngày nghỉ theo thâm niên từ 1995 - 1972 ứng với 4 ngày nghỉ thêm.

Số ngày được tính là: [(14 + 4): 12] x 7 tháng = 10,5

Lấy tròn là 11 ngày nghỉ được hưởng nguyên lương.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 1995. Những quy định trước đây trái thông tư này đều bãi bỏ.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ, ngành, địa phương phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét giải quyết.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence
- Freedom – Happiness
---------
No: 07-LDTBXH/TT
Hanoi, April 11, 1995
 
CIRCULAR
GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE LABOR CODE ON THE 23RD OF JUNE 1994 AND DECREE No.195-CP ON THE 31ST OF DECEMBER 1994 OF THE GOVERNMENT ON THE WORKING TIME AND REST TIME
Pursuant to the Labor Code on the 23rd of June 1994 and Decree No.195-CP on the 31st of December 1994 of the Government "Providing Details for and Guiding the Implementation of a Number of Articles of the Labor Code on Working Time and Rest Time", the Ministry of Labor, Was Invalids and Social Affairs gives the following concrete guidance for the implementation of a number of Article :
I. ON WORKING TIME.
The working time stipulated in Item 1, Article 3 of Decree No.195-CP is the normal working time applied to all types of working people.
The working time in conditions of specially heavy, noxious or dangerous work shall be shortened by one or two hours as stipulated in Item 2, Article 3 of Decree No.195-CP issued by, or agreed upon between, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Health.
II. REST TIME.
1. Rest in between a workshift.
The rest time in between a workshift stipulated in Article 7 of Decree No.195-CP is considered the working time in a continuous eight-hour shift in normal conditions, or a continuous seven- or six-hour shift in conditions of shortened work time. The rest time shall be based on the working organization of the unit or enterprise, and not every working people must necessarily take their rest time at the same time in between a workshift.
2. Annual leave.
a/ The duration of working time on which to decide the annual leave is based on the solar calendar.
- If the laborer has worked for a period of twelve months including the time considered to be working time as stipulated in Item 1, Article 9 of Decree No.195-CP, then he/she is entitled to a full annual leave as stipulated in Article 74 of the Labor Code.
- If the laborer has worked for less than 12 months, the number of days in his/her annual leave shall correspond with the number of his/her working months in the year.
- If in a working year, the laborer has an add-up total of non-working days due either to labor accident or occupational disease exceeding six months (or 144 working days), or if he/she spends more than three months (72 working days) on sick leave, this period of absence shall be left out when calculating the number of days of his/her annual leave in that year.
b/ The different lengths of an annual leave.
The annual leave may be 12, 14 or 16 days for which the laborer shall receive his/her full pay as normal workdays. The length of the annual leave is defined as follows :
- 12 workdays for the laborers working in normal working conditions.
- 14 workdays for :
+ Those doing heavy, noxious or dangerous jobs.
+ The under-18-year-olds.
+ The laborers working in normal working conditions in areas with a coefficient of area allowance of 0.70 and more, as stipulated in Circular No.15-LDTBXH/TT on the 2nd of June 1993 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, and the supplementary documents.
Example : Worker A worked in normal working conditions and enjoyed a normal annual leave of 12 days. In 1995 the company assigned A to work in an area with an area allowance coefficient of 0.70. He/she shall enjoy an annual leave of 14 days in 1995.
- 16 workdays for :
+ The persons assigned to particularly heavy, noxious or dangerous jobs.
+ The persons assigned to heavy, noxious or dangerous jobs in an area with an area allowance coefficient of 0.70 and more.
Example : Engineer A and Engineer B work at the office of the Nuclear Research Institute where they enjoy a normal annual leave of 12 days. In 1995 A was assigned to work for five months and B for seven months at an establishment where the regulatory annual leave is 16 days. In this case, A shall enjoy an annual leave of 12 days, while B will enjoy an annual leave of 16 days in 1995.
In a working year, if the laborer has worked for 12 months of which six months or more are spent on heavy, noxious or dangerous, or particularly heavy, noxious or dangerous jobs, or in areas with the abovementioned area allowance coefficient, he/she shall enjoy an annual leave of 14 or 16 days.
c/ Time spent on traveling.
The time spent on traveling which is added up to the annual leave stipulated in Item 3, Article 9 of Decree No.195-CP shall be accounted for only one time per working year of the laborer. In other words, if in a year the laborer divides his/her annual leave into several leaves, he/she will have his/her traveling time added up to his/her annual leave only once.
If during his/her travel or at the place of his/her annual leave, the laborer falls sick, or has to wait due to natural calamities (storms, floods), or accidents like fires, or if he/she has to carry out an emergency job for public security or national defense and if this is certified by the local authorities where the accident happens, this time shall be regarded as lawful leave. The payment for these non-working days shall be agreed upon by the laborer and the employer, and shall be recorded in the labor contract or the collective labor accord. With regard to the case of sickness, the non-working time shall be covered by the current social insurance scheme.
d/ Payment of traveling expenses and for the workdays spent on traveling.
For the persons working in remote areas (highlands, deep forests, distant offshore islands as stipulated by the Ethnic and Mountainous Affairs Committee in Decision No.21-UB/QD on the 26th of January 1993, and the supplementary decisions), the employer shall have to pay for the traveling expenses and wages of the laborer during his/her traveling days in the country in his annual leave to visit his spouse, children and parents (on both the maternal and paternal sides).
3. Augmentation of days in annual leave according to service seniority.
a/ Service seniority.
The service seniority which is to be accounted for in the calculation of the additional days in the annual leave is the total of the years for which the laborer has worked for an employer or for an enterprise as stipulated in Article 75 of the Labor Code, including the time of apprenticeship at this enterprise. In case of non-continuity, the seniority shall be the total number of years of all the periods of his work for an employer or an enterprise. This seniority shall be calculated as follows :
- For the persons who are working in State agencies or enterprises, seniority shall be the total number of years of work in these agencies or enterprises, or units of the armed forces (for those who have been demobilized and assigned to a civilian job), minus the time which has been added to the seniority of the laborer when he/she benefits from the severance system under Decision No.176-HDBT on the 9th of October 1989 or under Decision No.111-HDBT on the 12nd of April 1991 of the Council of Ministers (now the Government) and Circular No.88-TTg on the 1st of October 1964 of the Prime Minister, the demobilization allowance, the pension system and the invalidation system, and the time of absence for other reasons for which he/she is not entitled to receive wages or social insurance indemnities.
Example : Mr. A began to work at State enterprise in January 1975 but in January 1990 he was transferred to a private enterprise. In January 1994 he was again transferred to a State office. He has the following seniority to be accounted for in his annual leave in 1995:
From January 1975 to January 1990: 15 years.
From January 1994 to December 1995: 2 years.
Total number of years to be accounted for in the calculation of Mr. A annual leave: 17 years.
- For the workers and public employees in the State agencies or enterprises who are transferred to work in the units or enterprises belonging to other economic sectors, for the labor-hiring organizations or individuals, for the enterprises with foreign investments and the offices of the international organizations, the number of their years of actual work in the State agencies or enterprises may be accounted for in their seniority in order to add to the number of days in their annual leave, provided that this has the consent of the employer and has been recorded in the collective labor accord or the labor contract.
- If the laborer works for units or enterprises belonging to non-State sectors, or for a labor-hiring organization or individual, their seniority is the total of years of work for that unit, enterprise or individual.
- The laborer working in a foreign-invested enterprise or in an enterprise in the Export Processing Zone, in foreign offices or organizations, or international organizations in Vietnam, their seniority is the total number of years of work for that enterprise, office or organization.
Example : Mr. B worked at a State agency from 1975 to 1994, then was transferred to work at a joint enterprise. His seniority is counted from 1994, but it may also be counted from 1975 if the employer of that enterprise so agrees.
b/ Number of days added to the annual leave proportionally to the seniority of the laborer:
A laborer, who has worked for five years for an employer or an enterprise, shall enjoy one extra fully paid holiday, and the number of extra days for his/her annual leave shall depend on the actual number of working years. More concretely:
- If he/she has worked for less than five years he shall enjoy an annual leave under the regulations of Article 74 of the Labor Code;
- If he/she has worked for from 5 to under 10 years he/she is entitled to one extra holiday.
- If he/she has worked from 10 to under 15 years he/she is entitled to two extra holidays.
- If he/she worked for 15 to under 20 years he/she is entitled to three extra holidays.
- If he/she has worked for 20 years to under 25 years he/she is entitled to four extra holidays.
- If he/she has worked for 25 years to under 30 years he/she is entitled to five extra holidays.
- If he/she has worked for 30 years to under 35 years he/she is entitled to six extra holidays.
...
4. The pay for the days in the annual leave shall be based on Article 11 of the Decree. Concretely, it shall be calculated as follows:
The result shall be rounded up to the unit (if the odd number is bigger than 0.5, it shall be rounded up into one unit, if it is smaller, it shall be left out).
Example : Worker A is entitled to an annual leave defined in Article 74 of the Labor Code (14 days). A began working at the enterprise in January 1972. In July 1995 he was put on pension. The number of holidays in his annual leave in 1995 shall be calculated as follows:
The number of his paid holidays proportionally to his service seniority from 1995 to 1972 correspond with 4 extra holidays.
Number of extra holidays [(14+4) : 12] x 7 months = 10.5 which is rounded up to 11 paid holidays.
This Circular takes effect from the 1st of January 1995. The earlier regulations which are contrary to this Circular are now annulled.
In the process of implementation, if any problem arises, the ministries, branches and localities should inform the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for consideration and settlement.
 

 
THE MINISTER OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS




Tran Dinh Hoan

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 07-LDTBXH/TT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 12/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung 10 Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã và hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam

Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp

văn bản mới nhất