Thông tư 03/2017/TT-BVHTTDL về an toàn lao động lĩnh vực nghệ thuật, TDTT

thuộc tính Thông tư 03/2017/TT-BVHTTDL

Thông tư 03/2017/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về việc quy định một số nội dung về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao
Cơ quan ban hành: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:03/2017/TT-BVHTTDL
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Ngọc Thiện
Ngày ban hành:15/08/2017
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương, Văn hóa-Thể thao-Du lịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

An toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực thể thao, nghệ thuật

Vấn đề này được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa ra tại Thông tư số 03/2017/TT-BVHTTDL ngày 15/08/2017, quy định một số nội dung về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao.
Theo đó, người sử dụng lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao có trách nhiệm xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động gồm các nội dung: Yêu cầu về thời gian, thời giờ, địa điểm tập luyện, thi đấu, biểu diễn, sáng tạo; Nguyên tắc an toàn trong tập luyện, thi đấu, biểu diễn, sáng tạo; Nguyên tắc an toàn trong sử dụng đạo cụ, thiết bị tập luyện, thi đấu, biểu diễn, sáng tạo; Nguyên tắc kiểm soát yếu tố nguy hại, nguy hiểm; xử lý sự cố và ứng cứu khẩn cấp; Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trường hợp người lao động (diễn viên, đạo diễn, người lao động khác tham gia sáng tạo nghệ thuật; huấn luyện viên, vận động viên, hướng dẫn viên thể thao) đi tập huấn, thi đấu, biểu diễn ngoài nơi làm việc thường xuyên, người sử dụng lao động quyết định việc tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc, xem xét cử nhân viên y tế chuyên trách đi cùng hoặc mua bảo hiểm tai nạn cho người lao động.
Ngoài ra, chỉ được sử dụng người dưới 13 tuổi khi có người thành niên đủ năng lực chuyên môn hướng dẫn, theo dõi liên tục quá trình làm việc của người lao động dưới 13 tuổi.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/10/2017.

Xem chi tiết Thông tư03/2017/TT-BVHTTDL tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO
VÀ DU LỊCH
-------

Số: 03/2017/TT-BVHTTDL

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 15 tháng 08 năm 2017

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRONG LĨNH VỰC NGHỆ THUẬT, THỂ DỤC THỂ THAO

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động;

Căn cứ Nghị định số 79/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định một số nội dung về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định chi tiết một số nội dung về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao (sau đây gọi là người sử dụng lao động).
2. Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật là diễn viên, đạo diễn và người lao động khác tham gia sáng tạo nghệ thuật.
2. Người lao động làm việc trong lĩnh vực thể dục thể thao là huấn luyện viên, vận động viên, hướng dẫn viên thể thao.
Điều 4. Nguyên tắc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động
1. Các nguyên tắc chung theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
2. Kết hợp hài hòa giữa việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động với hoạt động sáng tạo nghệ thuật, thể dục thể thao.
Điều 5. Xây dựng nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động
1. Người sử dụng lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao có trách nhiệm xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động (sau đây gọi là nội quy, quy trình; theo quy định của pháp luật với các nội dung cơ bản quy định tại Khoản 3 Điều này.
2. Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao có trách nhiệm chấp hành nội quy, quy trình; kiến nghị người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung nội quy, quy trình cho phù hợp.
3. Nội dung cơ bản của nội quy, quy trình bao gồm:
a) Yêu cầu về thời gian, thời giờ, địa điểm tập luyện, thi đấu, biểu diễn, sáng tạo;
b) Nguyên tắc an toàn trong tập luyện, thi đấu, biểu diễn, sáng tạo;
c) Nguyên tắc an toàn trong sử dụng đạo cụ, thiết bị tập luyện, thi đấu, biểu diễn, sáng tạo;
d) Nguyên tắc kiểm soát yếu tố nguy hại, nguy hiểm; xử lý sự cố và ứng cứu khẩn cấp;
đ) Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 6. Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc
1. Người sử dụng lao động, người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật.
2. Đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức trại sáng tác, tổ chức giải thi đấu thể thao có trách nhiệm:
a) Xác định rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân về bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong thể lệ, điều lệ cuộc thi, giải thi đấu;
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, cá nhân tham gia bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình tập luyện, thi đấu, biểu diễn, sáng tạo.
Điều 7. Bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động
1. Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao được hưởng chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và các quy định chuyên môn đối với từng loại hoạt động khi tham gia tập luyện, thi đấu, biểu diễn, sáng tạo.
2. Người sử dụng lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao có trách nhiệm:
a) Thành lập bộ phận y tế hoặc bố trí người làm công tác y tế có chuyên môn phù hợp; trường hợp không bố trí được người làm công tác y tế hoặc không thành lập được bộ phận y tế thì phải ký hợp đồng với cơ sở khám, chữa bệnh đủ năng lực để tổ chức chăm sóc sức khỏe cho người lao động;
b) Tổ chức khám sức khỏe cho người lao động theo quy định hoặc khám đột xuất theo chỉ định của người làm công tác y tế;
c) Tổ chức thực hiện quy định về trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động đối với từng loại hoạt động nghệ thuật, môn thể thao áp dụng tại đơn vị mình theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp người lao động đi tập huấn, thi đấu, biểu diễn ngoài nơi làm việc thường xuyên, người sử dụng lao động quyết định việc tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc, xem xét cử nhân viên y tế chuyên trách đi cùng hoặc mua bảo hiểm tai nạn cho người lao động.
Điều 8. Sử dụng người dưới 13 tuổi làm việc
1. Người sử dụng lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao chỉ được sử dụng người dưới 13 tuổi làm những công việc thuộc Danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
2. Điều kiện sử dụng người dưới 13 tuổi làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao gồm:
a) Các điều kiện chung theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Có người thành niên đủ năng lực chuyên môn hướng dẫn, theo dõi liên tục quá trình làm việc của người lao động dưới 13 tuổi. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng công việc, người sử dụng lao động quyết định số lượng người hướng dẫn, theo dõi người dưới 13 tuổi làm việc cho phù hợp.
Điều 9. Sử dụng lao động là người cao tuổi
1. Các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao được sử dụng người cao tuổi làm việc là những nghề, công việc không thuộc Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ở điều kiện lao động loại VI theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Việc sử dụng lao động là người cao tuổi phải bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và quy định tại Thông tư này.
Điều 10. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị
1. Các Tổng cục, Cục trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
a) Đề xuất các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động dự kiến đưa vào Danh mục để đề nghị Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;
b) Tổ chức xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động đối với từng lĩnh vực;
c) Đề xuất các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm dự kiến đưa vào Danh mục đề nghị Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;
d) Đề xuất chế độ trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động đối với người lao động để đề nghị Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;
đ) Nghiên cứu, thống kê, đánh giá về bệnh nghề nghiệp và đề xuất đưa vào Danh mục bệnh nghề nghiệp để đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
e) Đề xuất các công việc nhẹ được sử dụng lao động là người dưới 15 tuổi làm việc để đề nghị Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;
g) Thực hiện các công việc khác được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao về công tác an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.
2. Vụ Tổ chức cán bộ:
a) Theo dõi, nghiên cứu, tổng hợp các đề xuất, kiến nghị của các cơ quan, đơn vị liên quan đến chế độ chính sách về an toàn, vệ sinh lao động của công chức, viên chức, người lao động để đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện các công việc khác được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao về công tác an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.
3. Vụ Pháp chế:
a) Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng, tham gia ý kiến đối với văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao;
b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao theo thẩm quyền.
4. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường:
Thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao; trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao.
5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao:
Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Tổ chức thực hiện
1. Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn, tổ chức kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện Thông tư này.
Điều 12. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2017.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua Vụ Pháp chế) để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Cục Kiểm tra VBQPPL-Bộ Tư pháp;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ VHTTDL;
- Các Tổng Cục, Cục, Vụ, đơn vị thuộc Bộ VHTTDL;
- Sở VHTTDL (Sở VHTT) các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Công báo; Công TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ VHTTDL;
- Lưu: VT, PC. TL 300.

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Ngọc Thiện

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 12/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung 10 Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã và hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam

Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp

Thông tư 22/2017/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 113/2015/NĐ-CP ngày 09/11/2015 của Chính phủ quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập

Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Lao động-Tiền lương

văn bản mới nhất