Nghị định 81/2003/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài

thuộc tính Nghị định 81/2003/NĐ-CP

Nghị định 81/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ Luật Lao động về người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:81/2003/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:17/07/2003
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Quản lý lao động ở nước ngoài - Nhằm tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động và người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài, ngày 17/07/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 81/2003/NĐ-CP, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ Luật Lao động về vấn đề này. Theo Nghị định này, để được cấp giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động, doanh nghiệp phải: có vốn điều lệ từ 5 tỷ đồng trở lên, có ít nhất 7 cán bộ chuyên trách có trình độ từ cao đẳng kinh tế, pháp luật và ngoại ngữ trở lên, ký quỹ 500 triệu đồng tại Ngân hàng... Sau 6 tháng, kể từ ngày trúng tuyển mà doanh nghiệp chưa đưa được người lao động đi nước ngoài làm việc thì phải thông báo rõ lý do cho người lao động, nếu người lao động không còn nhu cầu hoặc doanh nghiệp không thực hiện được hợp đồng thì phải thanh toán lại đầy đủ các khoản mà người lao động đã nộp cho doanh nghiệp. Người lao động phải nộp phí dịch vụ xuất khẩu lao động cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động không quá 01 tháng lương theo hợp đồng cho một năm làm việc, nộp tiền đặt cọc, thực hiện thỏa thuận ký quỹ hoặc bảo lãnh, nộp thuế thu nhập... Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Nghị định81/2003/NĐ-CP tại đây

tải Nghị định 81/2003/NĐ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 81/2003/NĐ-CP NGÀY 17 THÁNG 7 NĂM 2003
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI

 

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

NGHỊ ĐỊNH:

 

CHƯƠNG I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh.

Nghị định này quy định điều kiện cấp, thu hồi giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động; đăng ký hợp đồng xuất khẩu lao động; quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; quyền và nghĩa vụ của người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài; Quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động; quản lý Nhà nước về lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài.

 

Điều 2. Đối tượng áp dụng.

1. Doanh nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài bao gồm:

a) Doanh nghiệp có giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động;

b) Doanh nghiệp Việt Nam nhận thầu, nhận khoán công trình ở nước ngoài có sử dụng lao động Việt Nam;

c) Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước ngoài có sử dụng lao động Việt Nam.

2. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này bao gồm: người lao động, chuyên gia và tu nghiệp sinh (sau đây gọi chung là người lao động).

 

Điều 3. Nguyên tắc, hình thức đi làm việc ở nước ngoài.

 

1. Doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có đủ điều kiện theo quy định của Nghị định này.

Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo các hình thức sau đây:

a) Thông qua doanh nghiệp Việt Nam được phép cung ứng lao động theo hợp đồng ký kết với bên nước ngoài;

b) Thông qua doanh nghiệp Việt Nam nhận thầu, nhận khoán công trình hoặc đầu tư ở nước ngoài;

c) Theo hợp đồng lao động do cá nhân người lao động trực tiếp ký kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài (sau đây gọi là hợp đồng cá nhân).

 

Điều 4. Đăng ký hợp đồng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài và hợp đồng cá nhân.

1. Doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải đăng ký hợp đồng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức quy định tại điểm c khoản 2 Điều 3 Nghị định này phải đăng ký hợp đồng tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cư trú. Trường hợp người lao động đang ở nước ngoài thì đăng ký tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam (sau đây gọi tắt là cơ quan đại diện Việt Nam) ở nước ngoài.

 

Điều 5. Cơ quan quản lý Nhà nước về lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thống nhất quản lý Nhà nước về lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài trong phạm vi cả nước.

 

Điều 6. Áp dụng pháp luật.

1. Việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải tuân theo các quy định của Nghị định này và Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

2. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác so với quy định tại Nghị định này, thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.

 

Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm.

1. Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở khu vực, nghề và công việc mà pháp luật Việt Nam, pháp luật nước tiếp nhận lao động cấm.

2. Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trái với quy định tại Nghị định này.

 

CHƯƠNG II. DOANH NGHIỆP ĐƯA LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI

 

MỤC I. DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

 

Điều 8. Đối tượng được cấp giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động.

Doanh nghiệp được xem xét cấp giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động bao gồm:

1. Doanh nghiệp nhà nước;

2. Công ty cổ phần mà Nhà nước giữ cổ phần chi phối;

3. Doanh nghiệp thuộc cơ quan Trung ương các tổ chức: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và doanh nghiệp thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;

4. Các doanh nghiệp khác do Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định.

 

Điều 9. Điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động.

1. Có đề án hoạt động xuất khẩu lao động của doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

2. Có vốn điều lệ từ 5 (năm) tỷ đồng trở lên;

3. Có trụ sở làm việc ổn định, có cơ sở đào tạo - giáo dục định hướng cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

4. Có ít nhất 7 (bảy) cán bộ chuyên trách có trình độ từ cao đẳng trở lên thuộc các chuyên ngành kinh tế, pháp luật và ngoại ngữ. Đội ngũ cán bộ chuyên trách này phải có lý lịch rõ ràng, phẩm chất đạo đức tốt, không có tiền án, không bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên trong hoạt động xuất khẩu lao động;

5. Ký quỹ 500 (năm trăm) triệu đồng tại Ngân hàng.

 

Điều 10. Thủ tục cấp giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động.

1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;

b) Văn bản đề nghị của Bộ, ngành, cơ quan Trung ương của các tổ chức nêu tại khoản 3 Điều 8 Nghị định này, ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý doanh nghiệp;

c) Bản sao quyết định thành lập doanh nghiệp và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

 

d) Tài liệu chứng minh các điều kiện quy định tại Điều 9 Nghị định này.

2. Thời hạn cấp giấy phép.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép cho doanh nghiệp. Trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

 

Điều 11. Đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động.

1. Doanh nghiệp bị đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động trong các trường hợp sau:

a) Vi phạm khoản 1 Điều 7 Nghị định này;

b) Bị xử phạt vi phạm hành chính 3 lần;

c) Sau 18 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép mà không đưa được trên 100 người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

d) Bị giải thể hoặc phá sản.

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định việc đình chỉ, thu hồi giấy phép theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Khi doanh nghiệp bị đình chỉ hoạt động xuất khẩu lao động thì doanh nghiệp vẫn phải có trách nhiệm tiếp tục quản lý người lao động do doanh nghiệp đưa đi trong thời gian làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài và thực hiện các điều khoản trong hợp đồng đã ký với họ.

4. Khi doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản, cơ quan quản lý doanh nghiệp chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề liên quan đến người lao động do doanh nghiệp đưa đi theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

 

Điều 12. Đổi giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động khi doanh nghiệp chuyển đổi hình thức sở hữu.

Doanh nghiệp đã được cấp giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động, khi chuyển đổi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hoặc Công ty cổ phần mà Nhà nước giữ cổ phần chi phối, nếu hoạt động xuất khẩu lao động của doanh nghiệp có hiệu quả và không vi phạm quy định tại Nghị định này thì được đổi giấy phép mới; trường hợp đặc biệt, khi chuyển đổi thành Công ty cổ phần mà Nhà nước không giữ cổ phần chi phối, thì do Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định.

 

Điều 13. Thủ tục đăng ký hợp đồng xuất khẩu lao động.

1. Hồ sơ đăng ký hợp đồng gồm:

a) Bản đăng ký hợp đồng theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;

b) Bản sao hợp đồng cung ứng lao động ký với bên nước ngoài;

c) Bản sao các văn bản khác của nước tiếp nhận lao động.

2. Thời hạn đăng ký:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xét thấy hợp đồng gửi đăng ký không đủ điều kiện quy định thì có văn bản chưa cho thực hiện hợp đồng.

 

Điều 14. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động.

1. Chủ động khảo sát thị trường lao động, trực tiếp ký kết và thực hiện hợp đồng cung ứng lao động với nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước tiếp nhận lao động.

Đối với các nghề đặc thù và các thị trường mới thì thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Doanh nghiệp được Nhà nước tạo các điều kiện thuận lợi trong việc khảo sát, phát triển thị trường, dạy nghề, ngoại ngữ cho người lao động và bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ xuất khẩu lao động.

2. Đăng ký hợp đồng xuất khẩu lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 4 và Điều 13 Nghị định này.

3. Công bố công khai các tiêu chuẩn, điều kiện tuyển chọn, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.

4. Phối hợp chặt chẽ với địa phương, cơ sở sản xuất, cơ sở đào tạo để tạo nguồn lao động xuất khẩu và trực tiếp tuyển chọn lao động; ưu tiên tuyển chọn người thuộc diện chính sách, người nghèo; không được thu phí tuyển chọn của người lao động.

Sau 6 tháng, kể từ ngày trúng tuyển mà doanh nghiệp chưa đưa được người lao động đi nước ngoài làm việc thì phải thông báo rõ lý do cho người lao động; nếu người lao động không còn nhu cầu hoặc doanh nghiệp không thực hiện được hợp đồng thì phải thanh toán lại đầy đủ các khoản mà người lao động đã nộp cho doanh nghiệp.

5. Tổ chức đào tạo - giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.

6. Ký hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài với người lao động; tổ chức đưa người lao động đi và về nước; thanh lý hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật.

7. Thu, nộp các khoản sau đây:

a) Thu phí dịch vụ xuất khẩu lao động của người lao động theo quy định tại khoản 6 Điều 18 Nghị định này; nộp tiền vào Quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định này;

b) Thu và nộp toàn bộ số tiền đặt cọc (nếu có) đã thu của người lao động theo quy định tại khoản 7 Điều 18 Nghị định này vào tài khoản của doanh nghiệp mở tại Ngân hàng Thương mại Nhà nước trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thu tiền đặt cọc của người lao động; thanh toán đầy đủ tiền đặt cọc và lãi tiền gửi cho người lao động khi hoàn thành hợp đồng đã ký với doanh nghiệp;

Trong trường hợp xét thấy tiền đặt cọc theo quy định không đủ để thực hiện việc bồi thường, doanh nghiệp có thể thỏa thuận với người lao động về biện pháp ký quỹ hoặc bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người lao động theo hợp đồng ký kết với doanh nghiệp và người sử dụng lao động nước ngoài. Việc giao kết và thực hiện thỏa thuận ký quỹ, bảo lãnh tuân theo các quy định của Bộ Luật Dân sự.

c) Thu tiền Bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập (nếu có) của người lao động để nộp cho Cơ quan Bảo hiểm xã hội và Cơ quan Thuế cấp tỉnh; bảo quản và xác nhận vào sổ bảo hiểm xã hội của người lao động.

8. Có trách nhiệm theo dõi, quản lý và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động trong thời gian làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài. Tuỳ thuộc vào thị trường lao động nước ngoài, doanh nghiệp phải có cán bộ quản lý lao động. Trong trường hợp người lao động bị tai nạn, bị bệnh nghề nghiệp, chết, doanh nghiệp phải phối hợp với các bên liên quan kịp thời xác định nguyên nhân và giải quyết chế độ cho người lao động.

9. Bồi thường hoặc yêu cầu đối tác nước ngoài bồi thường thiệt hại cho người lao động về những thiệt hại do doanh nghiệp hoặc đối tác nước ngoài gây ra theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước sở tại.

10. Khởi kiện tại Toà án nhân dân đòi bồi thường thiệt hại do người lao động vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật.

11. Khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.

12. Thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

13. Được giao nhiệm vụ xuất khẩu lao động cho không quá 02 đơn vị trực thuộc có trụ sở trên địa bàn tỉnh (thành phố) khác nhau và phải báo cáo với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

 

MỤC II. DOANH NGHIỆP NHẬN THẦU, NHẬN KHOÁN CÔNG TRÌNH HOẶC ĐẦU TƯ Ở NƯỚC NGOÀI CÓ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM

 

Điều 15. Điều kiện đăng ký hợp đồng đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Doanh nghiệp nhận thầu, nhận khoán công trình hoặc đầu tư ở nước ngoài đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Có hợp đồng nhận thầu, nhận khoán công trình hoặc dự án đầu tư ở nước ngoài trong đó có nhu cầu sử dụng lao động từ Việt Nam;

2. Có phương án thực hiện hợp đồng đã được phê duyệt đúng thẩm quyền.

 

Điều 16. Thủ tục đăng ký hợp đồng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.

1. Hồ sơ đăng ký hợp đồng bao gồm:

a) Bản đăng ký hợp đồng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;

b) Các giấy tờ liên quan đến việc sử dụng lao động Việt Nam ở nước ngoài để thực hiện hợp đồng nhận thầu, nhận khoán công trình, dự án đầu tư ở nước ngoài bao gồm:

- Bản sao quy định của hợp đồng nhận thầu, nhận khoán công trình, dự án đầu tư có liên quan đến sử dụng lao động Việt Nam ở nước ngoài;

- Bản sao các văn bản của nước tiếp nhận lao động liên quan đến nhận lao động nước ngoài;

- Phương án đưa lao động Việt Nam sang làm việc ở nước ngoài, các quy định có liên quan đến quyền lợi của người lao động như: tiền lương, bảo hiểm ...

2. Thời hạn đăng ký:

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xét thấy hợp đồng gửi đăng ký không đủ điều kiện quy định thì có văn bản chưa cho thực hiện hợp đồng.

 

Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp nhận thầu, nhận khoán công trình hoặc đầu tư ở nước ngoài có sử dụng lao động Việt Nam.

Doanh nghiệp có hợp đồng nhận thầu, nhận khoán công trình hoặc đầu tư ở nước ngoài có quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam và quyền, nghĩa vụ quy định tại các khoản 3, 5, 6, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 14 Nghị định này.

 

CHƯƠNG III. NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI

 

Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động.

1. Được cung cấp các thông tin về chính sách, pháp luật về xuất khẩu lao động; các thông tin về tiêu chuẩn và điều kiện tuyển dụng, thời hạn hợp đồng, loại công việc sẽ làm và nơi làm việc, điều kiện làm việc và sinh hoạt, tiền lương, tiền làm thêm giờ, phụ cấp khác (nếu có), chế độ bảo hiểm và những thông tin cần thiết khác theo hợp đồng cung ứng lao động.

2. Được đào tạo - giáo dục định hướng và cấp chứng chỉ; đóng học phí theo quy định của pháp luật.

3. Ký hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp xuất khẩu lao động, ký hợp đồng lao động với người sử dụng lao động nước ngoài; thực hiện đúng các hợp đồng đã ký và nội quy nơi làm việc, nơi ở. Không được tự ý bỏ hợp đồng hoặc tổ chức, lôi kéo người khác bỏ hợp đồng lao động.

4. Được bảo đảm các quyền lợi trong hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước sở tại. Được cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài bảo hộ về lãnh sự, tư pháp.

5. Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật nước sở tại, tôn trọng phong tục tập quán và có quan hệ tốt với nhân dân nước sở tại. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước về quản lý công dân Việt Nam ở nước ngoài.

6. Nộp phí dịch vụ xuất khẩu lao động cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động:

Không quá 01 tháng lương theo hợp đồng cho một năm làm việc. Riêng đối với sỹ quan và thuyền viên làm việc trên tàu vận tải biển không quá 1,5 tháng lương theo hợp đồng cho một năm làm việc;

7. Nộp tiền đặt cọc (nếu có) và thực hiện thỏa thuận ký quỹ hoặc bảo lãnh cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động để bảo đảm việc thực hiện hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài.

8. Nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước sở tại.

9. Tham gia chế độ Bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.

10. Được chuyển về nước thu nhập bằng ngoại tệ và thiết bị, nguyên liệu theo quy định của pháp luật Việt Nam.

11. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những vi phạm của doanh nghiệp xuất khẩu lao động; khiếu nại với các cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại về những vi phạm của người sử dụng lao động.

12. Bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động và bị xử lý do vi phạm hợp đồng theo quy định pháp luật.

13. Được bồi thường thiệt hại do doanh nghiệp xuất khẩu lao động vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật.

 

Điều 19. Quyền và nghĩa vụ của người lao động đi làm việc cho doanh nghiệp nhận thầu, nhận khoán công trình, doanh nghiệp đầu tư ở nước ngoài.

Người lao động đi làm việc cho doanh nghiệp nhận thầu, nhận khoán công trình và đầu tư ở nước ngoài có quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam và quyền, nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 8, 9, 10, 11, 12, 13 Điều 18 Nghị định này.

 

Điều 20. Quyền và nghĩa vụ của người lao động trực tiếp ký hợp đồng với người sử dụng lao động nước ngoài.

Người lao động trực tiếp ký hợp đồng với người sử dụng lao động nước ngoài có quyền và nghiã vụ quy định tại các khoản 3, 4, 5, 8, 9, 10, 11 Điều 18 và thực hiện đăng ký hợp đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này. Thủ tục đăng ký hợp đồng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

 

Điều 21. Gia hạn hợp đồng lao động.

1. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thông qua doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động, nếu được gia hạn hoặc ký tiếp hợp đồng lao động, thì phải báo cáo với doanh nghiệp và có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Nghị định này.

2. Người lao động trực tiếp ký hợp đồng với người sử dụng lao động nước ngoài khi hết hạn hợp đồng lao động, nếu được gia hạn hoặc ký hợp đồng lao động mới, thì báo cáo với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại và có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Nghị định này.

 

 

 

CHƯƠNG IV. QUỸ HỖ TRỢ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

 

Điều 22. Thành lập Quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động.

Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và quy định tổ chức, hoạt động Quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động nhằm phát triển thị trường lao động ngoài nước; nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế; đồng thời, hỗ trợ rủi ro cho người lao động và doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu lao động.

 

Điều 23. Nguồn hình thành Quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động.

1. Ngân sách nhà nước cấp.

2. Đóng góp của các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động:

Doanh nghiệp trích 1% số thu phí dịch vụ xuất khẩu lao động để đóng góp vào Quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động và được hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp.

3. Các nguồn khác.

 

Điều 24. Sử dụng Quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động.

1. Hỗ trợ chi phí cho phát triển thị trường lao động mới.

2. Hỗ trợ việc đào tạo nguồn lao động xuất khẩu.

3. Hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp để giải quyết rủi ro trong hoạt động xuất khẩu lao động.

4. Thưởng cho các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và cá nhân có thành tích trong hoạt động xuất khẩu lao động.

5. Hỗ trợ khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

 

CHƯƠNG V. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

 

Điều 25. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

1. Phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu phát triển thị trường, xây dựng chiến lược, kế hoạch, quy hoạch về xuất khẩu lao động và chỉ đạo thực hiện.

2. Nghiên cứu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, cơ chế xuất khẩu lao động trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền; hướng dẫn và tổ chức thực hiện.

3. Đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế về việc đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo ủy quyền.

4. Quy định hồ sơ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài; danh mục các nghề và công việc cấm, các khu vực cấm lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài.

5. Xây dựng và hướng dẫn thực hiện kế hoạch đào tạo nguồn lao động xuất khẩu; quy định chương trình đào tạo - giáo dục định hướng và ngoại ngữ cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài; bồi dưỡng cán bộ doanh nghiệp xuất khẩu lao động, cán bộ quản lý lao động ở nước ngoài.

6. Cấp giấy phép theo quy định tại Điều 10; đình chỉ có thời hạn hoạt động xuất khẩu lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 35; đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này.

7. Tiếp nhận đăng ký hợp đồng và quản lý hợp đồng của các doanh nghiệp theo quy định tại Điều 13 và Điều 16; tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định này.

8. Thanh tra, kiểm tra các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp có liên quan đến việc thực hiện đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

9. Phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các tổ chức nêu tại khoản 3 Điều 8 Nghị định này và ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan giải quyết các vấn đề phát sinh trong việc quản lý người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài; phối hợp với Bộ Ngoại giao và Bộ Nội vụ tổ chức Ban quản lý lao động thuộc Cơ quan Đại diện Việt Nam ở những nước và khu vực có nhiều lao động Việt Nam phù hợp với Pháp lệnh về Cơ quan Đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.

10. Hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình lao động Việt Nam làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

 

Điều 26. Trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan.

1. Bộ Ngoại giao chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý Nhà nước đối với lao động Việt Nam ở nước ngoài; cung cấp kịp thời cho Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành chức năng thông tin về thị trường lao động ngoài nước và tình hình người lao động Việt Nam ở nước sở tại.

2. Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết việc thu, sử dụng và quản lý Qũy hỗ trợ xuất khẩu lao động; lệ phí cấp giấy phép, phí đào tạo - giáo dục định hướng, phí dịch vụ xuất khẩu lao động, phí môi giới trong xuất khẩu lao động (phí tư vấn khai thác hợp đồng), mức và thể thức quản lý tiền đặt cọc của người lao động.

3. Bộ Công an cấp hộ chiếu cho người lao động theo quy định của pháp luật và trong phạm vi trách nhiệm của mình phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc phòng ngừa và chống các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hoạt động xuất khẩu lao động.

4. Bộ Y tế phối hợp với Bộ Tài chính quy định thống nhất mức phí kiểm tra sức khoẻ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài; chỉ đạo các cơ sở y tế tổ chức kiểm tra sức khoẻ và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra sức khoẻ cho người lao động.

5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch xuất khẩu lao động hàng năm và 5 năm.

6. Bộ Thương mại và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các chính sách tạo điều kiện để người lao động và doanh nghiệp xuất khẩu lao động thực hiện các quyền quy định tại khoản 10 Điều 18 Nghị định này. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc ký quỹ hoạt động xuất khẩu lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Nghị định này.

7. Bộ Văn hoá - Thông tin phối hợp với các cơ quan liên quan định hướng và chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng trong việc thông tin, tuyên truyền phục vụ chiến lược xuất khẩu lao động của Đảng và Nhà nước; xử lý kịp thời và nghiêm minh những trường hợp đưa tin thiếu khách quan, thiếu chính xác làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu lao động.

8. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện nội dung quy định tại Điều 32 Nghị định này.

 

Điều 27. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các tổ chức nêu tại khoản 3 Điều 8 Nghị định này, ủy ban nhân dân cấp tỉnh có doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.

1. Thực hiện quản lý hoạt động xuất khẩu lao động đối với các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý.

2. Chỉ đạo các doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định tại các Điều 14, 16 và 17; đảm bảo và tạo điều kiện cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định tại Điều 18 và 19 Nghị định này.

3. Thanh tra, kiểm tra hoạt động xuất khẩu lao động tại các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý; phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động xuất khẩu lao động.

4. Hàng năm đánh giá hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý và báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Chính phủ.

 

Điều 28. Trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

1. Thực hiện quản lý Nhà nước về xuất khẩu lao động trong phạm vi địa phương.

2. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc và ủy ban nhân dân cấp dưới:

a) Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách về xuất khẩu lao động;

b) Tạo nguồn và giới thiệu người lao động có ý thức tổ chức, kỷ luật, chấp hành tốt các quy định của pháp luật để tham gia dự tuyển đi làm việc ở nước ngoài;

c) Phối hợp với các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động tuyển lao động tại địa phương; xác định trách nhiệm của gia đình người lao động để lao động thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng đã ký với doanh nghiệp và hợp đồng lao động làm việc tại nước ngoài.

3. Thanh tra, kiểm tra hoạt động xuất khẩu lao động tại địa phương; phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động xuất khẩu lao động.

 

Điều 29. Trường hợp bất khả kháng.

Trong trường hợp bất khả kháng mà không thể để người lao động tiếp tục làm việc tại nước tiếp nhận lao động thì cơ quan quản lý doanh nghiệp đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có trách nhiệm chỉ đạo doanh nghiệp tổ chức đưa người lao động về nước; trường hợp vượt quá khả năng thì phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính lập phương án đưa lao động về nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

 

CHƯƠNG VI. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

 

Điều 30. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp.

1. Thương lượng trực tiếp và tự dàn xếp giữa các bên tranh chấp một cách khách quan và kịp thời.

2. Thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng các quyền và lợi ích của các bên, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, tuân theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước sở tại.

3. Doanh nghiệp có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động xuất khẩu lao động của doanh nghiệp mình. Trường hợp tranh chấp phức tạp, ảnh hưởng đến quan hệ lao động giữa hai nước phải báo cáo kịp thời, đầy đủ và trình phương án giải quyết với cơ quan quản lý doanh nghiệp và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

 

Điều 31. Pháp luật giải quyết tranh chấp.

1. Tranh chấp giữa người lao động Việt Nam và doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài được giải quyết trên cơ sở hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài đã ký giữa hai bên và quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Tranh chấp giữa người lao động Việt Nam và người sử dụng lao động ở nước ngoài được giải quyết trên cơ sở hợp đồng lao động ký kết giữa hai bên và quy định của pháp luật nước nhận lao động.

3. Tranh chấp giữa doanh nghiệp Việt Nam và đối tác nước ngoài không trực tiếp sử dụng lao động được giải quyết trên cơ sở hợp đồng đã ký giữa hai bên. Trường hợp hợp đồng không quy định pháp luật áp dụng thì áp dụng pháp luật nước nhận lao động.

4. Tranh chấp giữa doanh nghiệp Việt Nam và người sử dụng lao động nước ngoài được giải quyết trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa hai bên (nếu có), hợp đồng khác có liên quan. Trường hợp hợp đồng không quy định pháp luật áp dụng thì áp dụng pháp luật nước nhận lao động.

5. Tranh chấp liên quan đến nhiều bên được giải quyết tuân theo pháp luật do các bên thỏa thuận lựa chọn; nếu không thỏa thuận được, thì áp dụng pháp luật nước nhận lao động.

 

Điều 32. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

Những tranh chấp về xuất khẩu lao động liên quan đến pháp luật Việt Nam được giải quyết theo hướng dẫn Liên tịch của Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao.

Điều 33. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về xuất khẩu lao động.

1. Khiếu nại của người lao động, doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động do Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, kết luận và kiến nghị Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội biện pháp giải quyết; tố cáo về xuất khẩu lao động do Thủ trưởng cơ quan thanh tra thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, kết luận và kiến nghị Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội biện pháp giải quyết.

2. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo thì người lao động, doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động có quyền khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc khởi kiện ra Toà hành chính theo quy định của pháp luật.

 

Điều 34. Khen thưởng.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có thành tích trong hoạt động xuất khẩu lao động thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

 

Điều 35. Xử lý vi phạm.

1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm những quy định của Nghị định này, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài vi phạm các quy định của Nghị định này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính; ngoài ra, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, doanh nghiệp sẽ bị áp dụng các biện pháp xử phạt bổ sung: bồi thường thiệt hại (nếu có), tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc đình chỉ có thời hạn hoạt động xuất khẩu lao động theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

3. Người lao động vi phạm các điều khoản của hợp đồng đã ký với doanh nghiệp xuất khẩu lao động thì bị xử lý như sau:

- Cảnh cáo và thông báo về gia đình, địa phương nơi cư trú và đơn vị làm việc trước khi đi;

- Bồi thường thiệt hại gây ra theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Trường hợp người lao động vi phạm các điều khoản của hợp đồng lao động đã ký với chủ sử dụng lao động thì bị xử lý theo quy định của pháp luật nước sở tại.

4. Trong thời gian làm việc ở nước ngoài, nếu người lao động tự ý bỏ hợp đồng thì bị xử lý như sau:

a) Bồi thường các thiệt hại cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam, bao gồm:

- Chi phí tuyển chọn, đào tạo (nếu có) phục vụ cho việc đi làm việc ở nước ngoài;

- Phí dịch vụ của thời gian còn lại theo hợp đồng;

- Các khoản tiền phạt, tiền bồi thường mà doanh nghiệp Việt Nam trả cho doanh nghiệp tiếp nhận của nước sở tại;

- Các thiệt hại thực tế, hợp lý khác mà việc tự ý bỏ hợp đồng đã gây ra cho doanh nghiệp Việt Nam.

b) Bị buộc về nước và phải chịu toàn bộ chi phí đưa về nước; không được đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày về nước.

c) Bị thông báo về gia đình, địa phương nơi cư trú và đơn vị làm việc trước khi đi.

 

CHƯƠNG VII. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 36. Hiệu lực thi hành.

Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ quy định việc người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

Các doanh nghiệp đã hoạt động xuất khẩu lao động theo Nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ được tiếp tục sử dụng giấy phép trong thời gian 12 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực. Doanh nghiệp có đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định này sẽ được đổi giấy phép mới.

Mức phí dịch vụ xuất khẩu lao động quy định tại khoản 6 Điều 18 Nghị định này được áp dụng đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

 

Điều 37. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Bộ và cơ quan liên quan có trách nhiệm phối hợp hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng Cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng Cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 81/2003/ND-CP

Hanoi, July 17, 2003

 

DECREE

DETAILING AND GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE LABOR CODE REGARDING VIETNAMESE LABORERS WORKING OVERSEAS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the June 23, 1994 Labor Code; the April 2, 2002 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Labor Code;

At the proposal of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Regulation scope

This Decree prescribes the conditions for granting and withdrawing licenses for labor export activities; the registration of labor export contracts; the rights and obligations of enterprises sending Vietnamese laborers to work overseas; the rights and obligations of Vietnamese laborers working overseas; the Labor Export Support Fund; the State management over Vietnamese laborers working overseas.

Article 2.- Subjects of application

1. Enterprises allowed to send laborers to work overseas include:

a) Enterprises having licenses for labor export activities;

b) Vietnamese enterprises contracting to construct overseas projects and employing Vietnamese laborers;

c) Vietnamese enterprises investing overseas and employing Vietnamese laborers.

2. Vietnamese laborers going to work overseas in the forms prescribed in Clause 2, Article 3 of this Decree, including laborers, specialists and trainees (hereinafter referred collectively to as laborers).

Article 3.- Principles for, and forms of, going to work overseas

1. Enterprises sending laborers to work overseas must satisfy the conditions prescribed in this Decree.

2. Laborers shall go to work overseas in the following forms:

a) Through Vietnamese enterprises licensed to supply laborers under contracts signed with foreign parties;

b) Through Vietnamese enterprises contracting to construct projects or making investment overseas;

c) Under labor contracts signed directly by individual laborers with employers overseas (hereinafter called personal contracts).

Article 4.- Registration of contracts on sending laborers to work overseas and personal contracts

1. The enterprises prescribed in Clause 1, Article 2 of this Decree must register their contracts on sending laborers to work overseas at the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

2. Laborers going to work overseas in the forms prescribed at Point c, Clause 2, Article 3 of this Decree must register their labor contracts at the provincial/municipal Services of Labor, War Invalids and Social Affairs of the localities where they reside. In cases where laborers are working abroad, they shall make the registration thereof at foreign-based Vietnamese diplomatic missions, consulates or agencies authorized to perform the consular function (hereinafter called foreign-based Vietnamese representation offices).

Article 5.- Agencies performing the State management over Vietnamese laborers working overseas

The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall perform the unified State management nationwide over Vietnamese laborers working overseas.

Article 6.- Law application

1. The sending of Vietnamese laborers to work overseas must comply with the provisions of this Decree and the international treaties which Vietnam has signed or acceded to.

2. In cases where an international treaty which Vietnam has signed or acceded to contains provisions different from those of this Decree, the provisions of such international treaty shall apply.

Article 7.- Prohibited acts

1. Sending Vietnamese laborers to work in areas, to do jobs or work, which are banned by Vietnamese laws and/or laws of the countries receiving laborers.

2. Sending Vietnamese laborers to work overseas in contravention of the provisions in this Decree.

Chapter II

ENTERPRISES SENDING VIETNAMESE LABORERS TO WORK OVERSEAS

Section I. ENTERPRISES CONDUCTING LABOR EXPORT ACTIVITIES

Article 8.- Subjects entitled to be licensed for labor export activities

Enterprises entitled to be considered for granting of licenses for labor export activities include:

1. State enterprises;

2. Joint-stock companies where the State holds dominant shares;

3. Enterprises of the central bodies of such organizations as Vietnam Fatherland Front, Vietnam Labor Confederation. Vietnam Womens Union, Ho Chi Minh Communist Youth Union, Vietnam War Veterans Association, Vietnam Peasants Association, Union of Vietnamese Cooperatives and enterprises of Vietnam Chamber of Commerce and Industry;

4. Other enterprises to be considered and decided by the Prime Minister.

Article 9.- Conditions for being licensed for labor export activities

1. Having plans for labor export activities of the enterprises under the guidance of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;

2. Having a charter capital of VND 5 (five) billion or more;

3. Having stable working offices, having establishments to provide oriented training and education for laborers who go to work overseas;

4. Having at least 7 (seven) full-time officials of collegial or higher degree in economics, law and/or foreign languages. These full-time officials must have clear backgrounds, good moral qualities, have no criminal records, have not been disciplined in form of caution or heavier penalties in labor export activities;

5. A deposit of VND 500,000,000 (five hundred million) as security at bank.

Article 10.- Procedures for licensing labor export activities

1. The dossiers of application for licenses shall be addressed to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, including:

a) The application for the license, made according to form set by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;

b) The written proposals of the ministries, branches, central bodies of the organizations mentioned at Clause 3, Article 8 of this Decree, provincial-level Peoples Committees which manage the enterprises;

c) Copies of the decisions on establishment of the enterprises and business registration certificates;

d) Documents evidencing the conditions prescribed in Article 9 of this Decree.

2. The licensing time limit

Within 15 working days as from the date of receiving complete and valid dossiers, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall grant licenses to enterprises. In cases of refusing to grant licenses, it must reply the enterprises in writing and clearly state the reasons therefor.

Article 11.- Suspending, withdrawing licenses for, labor export activities

1. Enterprises shall have their labor export activities suspended and their labor export licenses withdrawn in the following cases:

a) Violating Clause 1, Article 7 of this Decree;

b) Being administratively sanctioned for the third time;

c) Failing to send over 100 laborers to work overseas within 18 months after being granted the licenses;

d) Being dissolved or bankrupted.

2. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall decide on the suspension and the withdrawal of licenses as prescribed in Clause 1 of this Article.

3. When being suspended from labor export activities, the enterprises shall still have the responsibility to continue managing the laborers they have sent during the time they work overseas under contracts and fulfill the terms in the contracts they have signed with them.

4. When enterprises are dissolved or bankrupted, the agencies managing such enterprises shall have to handle matters related to the laborers they have sent to work overseas under the guidance of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

Article 12.- Renewing labor export licenses when enterprises change their ownership forms

Enterprises already licensed for labor export activities, when being transformed into one-member limited liability companies, or joint-stock companies where the State holds dominant shares, if conducting their labor export activities with efficiency and not violating the provisions of this Decree, shall have their licenses renewed; the special cases where the State does not hold dominant shares when enterprises are transformed into joint-stock companies shall be considered and decided by the Prime Minister.

Article 13.- Procedures for registration of labor export contracts

1. A contract registration dossier shall include:

a) The contract registration made according to a form set by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;

b) The copy of the labor supply contract signed with the foreign party;

c) Copies of other documents of the laborer- receiving countries.

2. Registration time limit

Within 5 working days after receiving complete and valid dossiers, if the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs deems that the contracts sent for registration fail to satisfy the prescribed conditions, it shall issue documents disallowing the performance of the contracts.

Article 14.- Rights and obligations of labor exporting enterprises

1. To take initiative in probing the labor market, directly sign and perform labor supply contracts with foreign countries strictly according to the provisions of Vietnamese laws and laws of the labor-receiving countries.

For special jobs and new markets, these shall be done under the guidance of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

Enterprises are given by the State favorable conditions in probing and developing markets, teaching jobs and foreign languages to laborers and fostering officials directly performing the tasks of labor export in order to raise their capabilities.

2. To register labor export contracts as provided for in Clause 1, Article 4 and Article 13 of this Decree.

3. To publicize criteria and conditions for recruitment of laborers, their rights and obligations.

4. To closely coordinate with localities, production establishments and training establishments in order to create sources of export labor and directly recruit labor; to prioritize the recruitment of policy beneficiaries, poor people; not to collect recruitment charges from laborers.

If 6 months after the recruitment, the enterprises fail to send laborers to work overseas, they must notify the laborers of the reasons therefor; if the laborers have no more demands or the enterprises cannot perform the contracts, they must fully repay them all amounts already paid to the enterprises by the laborers.

5. To organize orientation training and education for laborers before they go to work overseas as provided for by law.

6. To sign contracts with laborers for working overseas; organize the sending of laborers overseas and their return home; to liquidate the signed contracts according to law provisions.

7. To collect and remit the following amounts:

a) To collect labor export service charges from laborers as provided for in Clause 6, Article 18 of this Decree; to remit money into the Labor Export Support Fund according to the provisions in Clause 2, Article 23 of this Decree;

b) To collect the whole amount of deposits (if any) from laborers as provided for in Clause 7, Article 18 of this Decree and remit them into the enterprises accounts opened at State-run commercial banks within 15 days afterwards; to fully repay the deposits and interests thereon to laborers upon their completion of the contracts signed with the enterprises;

In cases where they deem that the prescribed deposits are not enough to pay the compensation, the enterprises may negotiate with laborers on escrow or guarantee measures to ensure the fulfillment of the laborers obligations under the contracts signed with the enterprises and foreign employers. The conclusion and performance of escrow or guarantee agreement shall comply with the provisions of the Civil Code.

c) To collect the social insurance premiums, income tax (if any) from the laborers and remit them to the social insurance agency and the provincial-level tax offices; to preserve and make certification in the social insurance books of laborers.

8. To have responsibility to monitor, manage and protect the legitimate interests of laborers during the time they work overseas under contracts. Depending on overseas labor markets, the enterprises must have officials to manage laborers. In cases where laborers get accidents, occupational diseases or dead, the enterprises shall have to coordinate with the concerned parties to determine in time the causes thereof and settle the regime for the laborers.

9. To pay compensations or request foreign partners to pay compensations for damage caused to laborers by the enterprises or foreign partners according to the laws of Vietnam and the host countries.

10. To initiate lawsuits at peoples courts, claiming compensations for damage caused by laborers who breach the labor contracts according to law provisions.

11. To complain with competent State bodies about acts of law violation in the field of labor export.

12. To make periodical and extraordinary reports as provided for by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

13. To assign the tasks of labor export to no more than 2 attached units which have offices in different provinces (cities) and report thereon to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

Section II. ENTERPRISES CONTRACTING TO CONSTRUCT PROJECTS OR MAKING INVESTMENT OVERSEAS AND EMPLOYING VIETNAMESE LABORERS

Article 15.- Conditions for registration of contracts on sending Vietnamese laborers to work overseas

Enterprises contracting to construct projects or making investment overseas and sending Vietnamese laborers to work overseas must satisfy the following conditions:

1. Having contracts for construction of works or investment projects overseas with the employment of laborers from Vietnam;

2. Having plans for performance of contracts approved strictly according to competence.

Article 16.- Procedures for registration of contracts on sending laborers to work overseas

1. A dossier for registration of contracts shall include:

a) The written registration of contracts on sending laborers to work abroad, made according to form set by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;

b) Papers concerning the employment of Vietnamese laborers overseas for the performance of contracts on construction of works or overseas investment projects, including:

- Copy of the provisions of the contracts for construction of works, investment projects related to the employment of Vietnamese laborers overseas;

- Copies of documents of labor-receiving countries, which are related to the reception of foreign laborers;

- Plans on sending Vietnamese laborers to work overseas, regulations related to the laborers interests such as wages, insurance,...

2. Registration time limit

Within 7 working days after receiving complete and valid dossiers, if the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs deems that the contracts sent for registration fail to satisfy the prescribed conditions, it shall issue documents disallowing the performance of contracts.

Article 17.- Rights and obligations of enterprises contracting to construct projects or making investment overseas and employing Vietnamese laborers

Enterprises having contracts for construction of works or making investment overseas shall have the rights and obligations as provided for by Vietnams labor legislation and the rights and obligations defined in Clauses 3, 5, 6, 8, 9, 10, 11 and 12, Article 14 of this Decree.

Chapter III

VIETNAMESE LABORERS GOING TO WORK OVERSEAS

Article 18.- Rights and obligations of laborers going to work overseas through labor-exporting enterprises

1. To be provided with information on labor export policies and legislation; information on recruitment criteria and conditions, contract duration, types of jobs to be done and working places, working and living conditions, wages, extra-time work payment, other allowances (if any), insurance regime and other necessary information under the labor-supply contracts.

2. To be provided with orientation training and education and granted certificates; pay school fees according to law provisions.

3. To sign contracts on working overseas with labor exporting enterprises, to sign labor contracts with foreign employers; to strictly comply with the signed contracts and the internal regulations at work places, residence places. Not to arbitrarily abandon contracts or organize or incite other people to abandon labor contracts.

4. To be guaranteed with interests in the signed contracts according to the laws of Vietnam and the host countries. To be consularly and judicially protected by foreign-based Vietnamese representation offices.

5. To observe the laws of Vietnam and the host countries, to respect customs and practices of, and maintain good relations with, people of the host countries. To strictly observe the States regulations on management of Vietnamese citizens overseas.

6. To pay labor export service charges to labor-exporting enterprises:

Not more than one months contractual wages for one working year. Particularly for officers and crew members on board sea freighters, not more than one and half months contractual wages for one working year;

7. To pay deposit (if any) and implement the escrow or guarantee agreement for labor-exporting enterprises to ensure the performance of contracts on working overseas.

8. To pay income tax according to the laws of Vietnam and the host countries.

9. To participate in the social insurance regime according to the current provisions of Vietnamese laws.

10. To transfer back home their income in foreign currencies and equipment as well as raw materials according to the provisions of Vietnamese laws.

11. To complain, denounce or initiate lawsuits with competent State bodies about violations committed by labor-exporting enterprises; to complain with competent agencies of the host countries about violations committed by employers.

12. To pay damage compensations for labor-exporting enterprises and be handled for contract breaches under the provisions of law.

13. To be compensated according to law provisions by labor-exporting enterprises which breach the contracts.

Article 19.- Rights and obligations of laborers going to work for enterprises contracting to construct works or enterprises making investment overseas

Laborers going to work for enterprises contracting to construct works or investing overseas shall have the rights and obligations under Vietnams labor legislation and the rights and obligations prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 8, 9, 10, 11, 12 and 13, Article 18 of this Decree.

Article 20.- Rights and obligations of laborers who directly sign contracts with foreign employers

The laborers who directly sign contracts with foreign employers shall have the rights and obligations prescribed in Clauses 3, 4, 5, 8, 9, 10 and 11 of Article 18 and register the contracts according to the provisions in Clause 2, Article 4 of this Decree. The procedures for contract registration shall be stipulated by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

Article 21.- Extension of labor contracts

1. Vietnamese laborers going to work overseas via labor-exporting enterprises, if being allowed to extend or renew their labor contracts, shall have to report thereon to the enterprises and have the rights and obligations as prescribed in this Decree.

2. The laborers directly signing contracts with foreign employers, if being allowed to extend their expired labor contracts or sign new labor contracts, shall have to report thereon to the Vietnamese representation offices in the host countries and have the rights and obligations as prescribed in this Decree.

Chapter IV

LABOR EXPORT SUPPORT FUND

Article 22.- Setting up of the Labor Export Support Fund

The Prime Minister shall decide on the setting up and prescribe the organization and operation of the Labor Export Support Fund in order to develop overseas labor markets; raise the quality and competitiveness of Vietnamese labor on the international labor market; and at the same time provide risk support for laborers and enterprises in labor export activities.

Article 23.- Sources for formation of the Labor Export Support Fund

1. State budget allocation.

2. Contributions of enterprises engaged in labor export activities:

The enterprises shall deduct 1% of the collected labor export service charge amounts for contribution to the Labor Export Support Fund and can account such amounts into their expenditures.

3. Other sources.

Article 24.- The Labor Export Support Fund shall be used

1. To provide support for expenditures on development of new labor markets.

2. To support the training of labor sources for export.

3. To support laborers and enterprises in settling risks incurred in labor export activities.

4. To reward enterprises, agencies, organizations and individuals that record achievements in labor export activities.

5. To provide other supports decided by the Prime Minister.

Chapter V

STATE MANAGEMENT OVER LABOR EXPORT

Article 25.- Responsibilities of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs

1. To coordinate with the concerned agencies in market study and development, the elaboration of labor export strategies, plans and planning and the direction of the implementation thereof.

2. To study and elaborate normative documents, policies and mechanism on labor export and submit them to the Government for promulgation or promulgate them according to competence; to guide and organize the implementation thereof.

3. To negotiate and sign international treaties on sending Vietnamese laborers to work overseas as authorized.

4. To prescribe dossiers of laborers going to work overseas; lists of occupations and jobs banned from performance by Vietnamese laborers and areas where Vietnamese laborers are banned from working.

5. To draw up and guide the implementation of plans on training labor sources for export; prescribe the programs on oriented training and education as well as language teaching for laborers before they go to work overseas; to foster officials of labor-exporting enterprises and officials managing laborers overseas.

6. To grant licenses as provided for in Article 10; to suspend for definite periods of time labor export activities under the provisions in Clause 2, Article 35; to suspend, withdraw permits for, labor export activities as provided for in Clause 2, Article 11 of this Decree.

7. To receive the contract registration and manage contracts of enterprises as provided for in Articles 13 and 16; temporarily suspend the contract performance as provided for in Clause 2, Article 35 of this Decree.

8. To inspect, examine agencies, organizations and enterprises involved in the sending of Vietnamese laborers to work overseas.

9. To coordinate with the ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government, central bodies of the organizations mentioned at Clause 3, Article 8 of this Decree and concerned provincial-level Peoples Committees in settling issues arising in the management of Vietnamese laborers working overseas; to coordinate with the Foreign Ministry and the Ministry of the Interior in organizing the Laborers Management Boards under the Vietnamese representation offices in the countries and areas where large numbers of Vietnamese laborers work in accordance with the Ordinance on Foreign-based Representation Offices of the Socialist Republic of Vietnam.

10. To annually report to the Prime Minister on the situation of Vietnamese laborers working overseas for definite periods of time.

Article 26.- Responsibilities of the concerned ministries, branches

1. The Foreign Ministry shall direct foreign-based Vietnamese representation offices to coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in exercising the State management over Vietnamese laborers working overseas; to supply in time the Foreign Ministry, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs as well as the ministries and functional agencies with information on overseas labor markets and the situation of Vietnamese laborers in the host countries.

2. The Finance Ministry shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in detailing the collection, use and management of the Labor Export Support Fund; licensing fees, oriented training and education charges, labor export service charge, labor export brokerage charges (charges for consultancy on contract exploitation), levels of, and mode of managing, laborers deposits.

3. The Public Security Ministry shall grant passports to laborers as provided for by law and, within the ambit of its responsibility, coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in preventing and combating acts of law violation in the field of labor export activities.

4. The Health Ministry shall coordinate with the Finance Ministry in setting the uniform level of health examination charge for laborers going to work overseas; direct medical establishments to organize health checks and take responsibility for the results of health checks for laborers.

5. The Ministry of Planning and Investment shall coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in working out annual and five-year plans on labor export.

6. The Ministry of Trade and Vietnam State Bank shall study and submit to the Government for promulgation or promulgate according to competence policies to create conditions for laborers and labor-exporting enterprises to exercise their rights prescribed in Clause 10, Article 18 of this Decree. Vietnam State Bank shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in guiding the collateral for labor export activities as provided for in Clause 5, Article 9 of this Decree.

7. The Ministry of Culture and Information shall coordinate with the concerned agencies in orientating and directing the mass media agencies to provide information and propaganda in service of the labor export strategy of the Party and the State; handle in time, strictly and justly cases of carrying unobjective and/or inaccurate reports which affect the labor export activities.

8. The Justice Ministry shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Supreme Peoples Court and the Supreme Peoples Procuracy in realizing the contents prescribed in Article 32 of this Decree.

Article 27.- Responsibilities of the ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government, central bodies of the organizations defined in Clause 3, Article 8 of this Decree as well as the provincial-level Peoples Committees which have enterprises engaged in sending laborers to work overseas

1. To manage the labor export activities of enterprises under their respective management.

2. To direct enterprises which send laborers to work overseas under their respective management in exercising the rights and performing the obligations prescribed in Articles 14, 16 and 17; to ensure and create conditions for laborers going to work overseas to exercise their rights and perform their obligations defined in Articles 18 and 19 of this Decree.

3. To inspect and examine labor export activities at the enterprises under their respective management; to detect and handle in time acts of violation related to labor export activities.

4. To annually evaluate activities of sending laborers to work overseas under the scope of their management and report thereon to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for sum-up report to the Government.

Article 28.- Responsibilities of the provincial-level Peoples Committees

1. To perform the State management over labor export within their respective localities.

2. To direct their attached professional agencies and the subordinate Peoples Committees:

a) To propagate and disseminate undertakings and policies on labor export;

b) To create sources and recommend laborers who have the high sense of organization and discipline and well observe the provisions of law to participate in recruitment for overseas work;

c) To coordinate with enterprises engaged in labor export activities in recruitment of local labor; to determine the responsibility of the laborers families so that the laborers well exercise their rights and perform their obligations defined in the contracts with enterprises and the contracts for working overseas.

3. To inspect and examine labor export activities in localities; to detect and handle in time acts of violation related to labor export activities.

Article 29.- Force majeure cases

In force majeure cases where laborers can not be let to continue working in the labor-receiving countries, the agencies managing the enterprises which send laborers to work overseas shall have to direct the enterprises to organize the laborers return home; if this falls beyond their capabilities, they shall coordinate with the Foreign Ministry, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Finance Ministry in working out plans on bringing the laborers home and submit them to the Prime Minister for decision.

Chapter VI

SETTLING DISPUTES, COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS, COMMENDATION AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 30.- Principles for settling disputes

1. Conducting direct negotiations and arrangement among the disputing parties in an objective and timely manner.

2. Through conciliation and arbitration on the basis of respect for the rights and interests of the parties, respect of the common interests of the society, the observance of laws of Vietnam and of the host countries.

3. Enterprises have the responsibility to settle disputes arising from their labor export activities. In case of complicated disputes, affecting the labor relations between the two countries, they must report in time and fully thereon and submit the plans on settlement thereof to the enterprise-managing agencies and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

Article 31.- Law governing the dispute settlement

1. Disputes between Vietnamese laborers and enterprises sending laborers to work overseas shall be settled on the basis of the contracts on working overseas, which have been signed between the two parties and the provisions of Vietnamese laws.

2. Disputes between Vietnamese laborers and foreign employers shall be settled on the basis of the labor contracts signed between the two parties and the provisions of laws of the countries receiving laborers.

3. Disputes between Vietnamese enterprises and foreign partners which do not directly employ laborers shall be settled on the basis of the contracts signed between the two parties. In cases where contracts do not prescribe the applicable laws, the laws of the labor-receiving countries shall apply.

4. Disputes between Vietnamese enterprises and foreign employers shall be settled on the basis of the contracts signed between the two parties (if any), other relevant contracts. In cases where the contracts do not prescribe the applicable laws, the laws of the labor-receiving countries shall apply.

5. Disputes involving many parties shall be settled in compliance with the laws which the parties agree to select; if failing to reach agreement, the laws of the labor-receiving countries shall apply.

Article 32.- Competence to settle disputes

Disputes over labor export involving Vietnamese laws shall be settled under the joint guidance of the Justice Ministry, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Supreme Peoples Procuracy and the Supreme Peoples Court.

Article 33.- Settling complaints, denunciations about labor export

1. Complaints of laborers, labor-exporting enterprises shall be considered and concluded by the director of the Overseas Labor Management Department under the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, who shall also propose to the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs handling measures; denunciations about labor export shall be considered and concluded by the head of the Inspectorate under the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, who shall also propose to the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs the handling measures.

2. If disagreeing with the decisions on settlement of complaints and/or denunciations, the laborers and/or the labor- exporting enterprises may lodge their complaints with the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs or initiate lawsuits at the administrative courts according to law provisions.

Article 34.- Commendation

Domestic and foreign agencies, organizations and individuals that record achievements in labor export activities shall be commended and/or rewarded according to law provisions.

Article 35.- Handling of violations

1. Agencies, organizations and/or individuals that violate provisions of this Decree shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be handled according to the provisions of Vietnamese law.

2. Enterprises sending laborers to work overseas, which violate provisions of this Decree, shall be administratively sanctioned; in addition, depending on the nature and seriousness of their violation, they shall be subject to the application of additional sanctioning forms: damage (if any) compensation, temporary suspension of contract performance or suspension for definite periods of time of labor export activities according to the regulations of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

3. Laborers who violate terms of the contracts already signed with labor-exporting enterprises shall be handled as follows:

- Caution and notification to their families, residence localities and units where they previously worked;

- Compensation for damage they have caused according to the provisions of Vietnamese law.

Where laborers breach terms of the labor contracts already signed with employers, they shall be handled according to the provisions of law of the host countries.

4. While working overseas, if laborers arbitrarily abandon the contracts, they shall be handled as follows:

a) Paying compensation for damage caused to Vietnamese labor-exporting enterprises, covering:

- Expenses for recruitment, training (if any) in service of the overseas work;

- Service charge for remaining duration of the contracts;

- Amounts of pecuniary fine, compensations paid by Vietnamese enterprises to labor-receiving enterprises of the host countries;

- Other actual and reasonable damage caused to Vietnamese enterprises due to their arbitrary abandonment of contracts.

b) Being forced to return home and having to bear all costs of their returns; being not allowed to work overseas for 5 years as from the date of their return home.

c) Having their violations notified to their families, residence localities and units where they previously work.

Chapter VII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 36.- Implementation effect

This Decree takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette and replaces the Governments Decree No.152/1999/ND-CP of September 20, 1999 prescribing the working overseas for definite terms by Vietnamese laborers and specialists.

Enterprises which have conducted labor export activities under the Governments Decree No.152/1999/ND-CP of September 20, 1999 are entitled to continue using their licenses for 12 months as from the date this Decree takes effect. Enterprises meeting all conditions prescribed in this Decree shall be entitled to change for new licenses.

The labor export service charge levels prescribed in Clause 6, Article 18 of this Decree shall apply to laborers going to work overseas as from the date this Decree takes effect.

Article 37.- Responsibilities for guidance and implementation

The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the concerned ministries and agencies shall have to coordinate in guiding the implementation of this Decree.

The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the provincial/municipal Peoples Committees shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 81/2003/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 12/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung 10 Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã và hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam

Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp

văn bản mới nhất