Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn về hóa đơn điện tử

thuộc tính Thông tư 68/2019/TT-BTC

Thông tư 68/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:68/2019/TT-BTC
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Trần Xuân Hà
Ngày ban hành:30/09/2019
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Kế toán-Kiểm toán

TÓM TẮT VĂN BẢN

Không bắt buộc có chữ ký của người mua trên hóa đơn điện tử

Ngày 30/9/2019, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 68/2019/TT-BTC về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Theo đó, trên hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của của người mua, bao gồm cả trường hợp lập hóa đơn điện tử khi bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở nước ngoài.

Bên cạnh đó, người mua (là cơ sở kinh doanh) và người bán có thể thỏa thuận về các điều kiện kỹ thuật để ký số, ký điện tử trên hóa đơn khi lập hóa đơn điện tử. Trường hợp hóa đơn điện tử bán hàng tại siêu thị, trung tâm thương mại và người mua là cá nhân không kinh doanh thì trên hóa đơn không bắt buộc phải có tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua.

Trên hóa đơn điện tử có các nội dung sau: Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn; Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán; Tên, địa, mã số thuế của người mua (nếu người mua có mã số thuế); Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền; Thời điểm lập hóa đơn điện tử…

Thông tư có hiệu lực từ ngày 14/11/2019.

Từ ngày 01/11/2020, Thông tư này bị hết hiệu lực một phần bởi Thông tư 88/2020/TT-BTC  

Thông tư này hiện đã bị hết hiệu lực bởi Thông tư 78/2021/TT-BTC

Xem chi tiết Thông tư68/2019/TT-BTC tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH

--------------------

Số: 68/2019/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------------

Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2019

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP
ngày 
12 tháng năm 2018 của Chính phủ quy định về
hóa đơn điện tử 
khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ

---------------------

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006 và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế;

Căn cứ Luật thuế giá trị gia tăng ngày 03 tháng 6 năm 2008 và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng;

Căn cứ Luật kế toán ngày 20 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ như sau:

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn một số nội dung về hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ (sau đây gọi là Nghị định số 119/2018/NĐ-CP) bao gồm: nội dung hóa đơn điện tử, thời điểm lập hóa đơn điện tử, định dạng hóa đơn điện tử, áp dụng hóa đơn điện tử, cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử, quản lý sử dụng hóa đơn điện tử, xây dựng quản lý cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử và tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, doanh nghiệp, hộ, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán, Luật dầu khí và các văn bản quy phạm pháp luật khác dưới các hình thức: Công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty hợp danh; doanh nghiệp tư nhân;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập có bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ;
c) Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã;
d) Tổ chức khác;
đ) Hộ, cá nhân kinh doanh.
2. Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ.
3. Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử bao gồm: Tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử; tổ chức cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử và các dịch vụ khác liên quan đến hóa đơn điện tử.
4. Cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, đăng ký và sử dụng hoá đơn.
Điều 3. Nội dung của hóa đơn điện tử
1. Nội dung của hóa đơn điện tử:
a) Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, số hóa đơn
a.1) Tên hóa đơn là tên của từng loại hóa đơn quy định tại Điều 5 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP được thể hiện trên mỗi hóa đơn, như: HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG, HÓA ĐƠN BÁN HÀNG, PHIẾU XUẤT KHO KIÊM VẬN CHUYỂN ĐIỆN TỬ, TEM, VÉ, THẺ...
a.2) Ký hiệu mẫu số hóa đơn
Ký hiệu mẫu số hóa đơn là ký tự có một chữ số tự nhiên là các số tự nhiên 1, 2, 3, 4 để phản ánh loại hóa đơn như sau:
- Số 1: Phản ánh loại Hóa đơn giá trị gia tăng.
- Số 2: Phản ánh loại Hóa đơn bán hàng.
- Số 3: Phản ánh loại Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử.
- Số 4: Phản ánh các loại hóa đơn khác là tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung của hóa đơn điện tử theo quy định tại Điều này.
a.3) Ký hiệu hóa đơn
Ký hiệu hóa đơn là nhóm 6 ký tự gồm cả chữ viết và chữ số thể hiện ký hiệu hóa đơn để phản ánh các thông tin về loại hóa đơn có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn không mã, năm lập hóa đơn, loại hóa đơn điện tử được sử dụng. Sáu (06) ký tự này được quy định như sau:
- Ký tự đầu tiên là một (01) chữ cái được quy định là C hoặc K để thể hiện hóa đơn điện tử loại có mã của cơ quan thuế hoặc loại không có mã của cơ quan thuế trong đó: C thể hiện hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, K thể hiện hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế.
- Hai ký tự tiếp theo là 2 chữ số Ả rập thể hiện năm lập hóa đơn điện tử được xác định theo 2 chữ số cuối của năm dương lịch. Ví dụ: Năm lập hóa đơn điện tử là năm 2019 thì thể hiện là số 19; năm lập hóa đơn điện tử là năm 2021 thì thể hiện là số 21.
- Một ký tự tiếp theo là một (01) chữ cái được quy định là T hoặc D hoặc L hoặc M thể hiện loại hóa đơn điện tử được sử dụng, cụ thể:
+ Chữ T: Áp dụng đối với hóa đơn điện tử do các doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký sử dụng với cơ quan thuế.
+ Chữ D: Áp dụng đối với hóa đơn điện tử đặc thù không nhất thiết phải có một số tiêu thức do các doanh nghiệp, tổ chức đăng ký sử dụng.
+ Chữ L: Áp dụng đối với hóa đơn điện tử của cơ quan thuế cấp theo từng lần phát sinh.
+ Chữ M: Áp dụng đối với hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền.
- Hai ký tự cuối là chữ viết do người bán tự xác định căn cứ theo nhu cầu quản lý, trường hợp không có nhu cầu quản lý thì để là YY.
- Tại bản thể hiện, ký hiệu hóa đơn và ký hiệu mẫu số hóa đơn được thể hiện ở phía trên bên phải của hóa đơn (hoặc ở vị trí dễ nhận biết).
- Ví dụ thể hiện các ký tự của ký hiệu mẫu hóa đơn và ký hiệu hóa đơn :
+ “1C21TAA” - là hóa đơn giá trị gia tăng có mã của cơ quan thuế được lập năm 2021 và là hóa đơn điện tử do doanh nghiệp, tổ chức, hộ cá nhân kinh doanh đăng ký sử dụng với cơ quan thuế.
+ “2C21TBB” - là hóa đơn bán hàng có mã của cơ quan thuế được lập năm 2021 và là hóa đơn điện tử do doanh nghiệp, tổ chức, hộ cá nhân kinh doanh ký sử dụng với cơ quan thuế.
+ “1C22LBB” - là hóa đơn giá trị gia tăng có mã của cơ quan thuế được lập năm 2022 và là hóa đơn điện tử của cơ quan thuế cấp theo từng lần phát sinh.
+ “1K22TYY” - là hóa đơn giá trị gia tăng loại không có mã của cơ quan thuế được lập năm 2022 và là hóa đơn điện tử do doanh nghiệp, tổ chức đăng ký sử dụng với cơ quan thuế.
+ “1K22DAA” - là hóa đơn giá trị gia tăng loại không có mã của cơ quan thuế được lập năm 2022 và là hóa đơn điện tử đặc thù không nhất thiết phải có một số tiêu thức bắt buộc do các doanh nghiệp, tổ chức đăng ký sử dụng.
+ “3K22TAB” - là phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử loại không có mã của cơ quan thuế được lập năm 2022 và là chứng từ điện tử có nội dung của hóa đơn điện tử do doanh nghiệp đăng ký với cơ quan thuế.
a.4) Số hóa đơn
- Số hóa đơn là số thứ tự được thể hiện trên hóa đơn khi người bán lập hóa đơn. Số hóa đơn được ghi bằng chữ số Ả-rập có tối đa 8 chữ số, bắt đầu từ số 1 vào ngày 01/01 hoặc ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm có tối đa đến số 99 999 999. Hóa đơn được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn trong   cùng một ký hiệu hóa đơn và ký hiệu mẫu số hóa đơn.
- Trường hợp số hóa đơn không được lập theo nguyên tắc nêu trên thì hệ thống lập hóa đơn điện tử phải đảm bảo nguyên tắc tăng theo thời gian, mỗi số hóa đơn đảm bảo chỉ được lập, sử dụng một lần duy nhất và tối đa 8 chữ số.
b) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán
Trên hóa đơn phải thể hiện tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán theo đúng tên, địa chỉ, mã số thuế ghi tại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
c) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua (nếu người mua có mã số thuế)
c.1) Trường hợp người mua là cơ sở kinh doanh có mã số thuế thì tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua thể hiện trên hóa đơn phải ghi theo đúng tại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
c.2) Trường hợp người mua không có mã số thuế thì trên hóa đơn không phải thể hiện mã số thuế người mua. Một số trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đặc thù cho người tiêu dùng là cá nhân quy định tại Khoản 3 Điều này thì trên hóa đơn không phải thể hiện tên, địa chỉ người mua. Trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng nước ngoài đến Việt Nam thì thông tin về địa chỉ người mua có thể được thay bằng thông tin về số hộ chiếu hoặc giấy tờ xuất nhập cảnh và quốc tịch của khách hàng nước ngoài.
d) Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.
d.1) Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ
- Tên hàng hóa, dịch vụ: Trên hóa đơn phải thể hiện tên hàng hóa, dịch vụ bằng tiếng Việt. Trường hợp bán hàng hóa có nhiều chủng loại khác nhau thì tên hàng hóa thể hiện chi tiết đến từng chủng loại (ví dụ: điện thoại Samsung, điện thoại Nokia...). Trường hợp hàng hóa phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu thì trên hóa đơn phải thể hiện các số hiệu, ký hiệu đặc trưng của hàng hóa mà khi đăng ký pháp luật có yêu cầu (ví dụ: Số khung, số máy của ô tô, mô tô, địa chỉ, cấp nhà, chiều dài, chiều rộng, số tầng của một ngôi nhà. ). Các loại hàng hóa, dịch vụ đặc thù như điện, nước, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình, dịch vụ công nghệ thông tin, bảo hiểm được bán theo kỳ nhất định thì trên hóa đơn phải ghi cụ thể kỳ cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dùng tiếng Việt và có cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ được giao dịch có quy định về mã hàng hóa, dịch vụ thì trên hóa đơn phải ghi cả tên và mã hàng hóa, dịch vụ.
- Đơn vị tính: Người bán căn cứ vào tính chất, đặc điểm của hàng hóa để xác định tên đơn vị tính của hàng hóa thể hiện trên hóa đơn theo đơn vị tính là đơn vị đo lường (ví dụ như: tấn, tạ, yến, kg, g, mg hoặc lượng, lạng, cái, con, chiếc, hộp, can, thùng, bao, gói, tuýp, m3, m2, m...). Đối với dịch vụ thì đơn vị tính xác định theo từng lần cung cấp dịch vụ và nội dung dịch vụ cung cấp.
- Số lượng hàng hóa, dịch vụ: Người bán ghi số lượng bằng chữ số Ả -rập căn cứ theo đơn vị tính nêu trên.
- Đơn giá hàng hóa, dịch vụ: Người bán ghi đơn giá hàng hóa, dịch vụ theo đơn vị tính nêu trên.
d.2) Thuế suất thuế giá trị gia tăng: Thuế suất thuế giá trị gia tăng thể hiện trên hóa đơn là thuế suất thuế giá trị gia tăng tương ứng với từng loại hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
d.3) Thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng được thể hiện bằng đồng Việt Nam theo chữ số Ả-rập, trừ trường hợp bán hàng thu ngoại tệ không phải chuyển đổi ra đồng Việt Nam thì thể hiện theo nguyên tệ.
Tổng số tiền thanh toán trên hóa đơn được thể hiện bằng đồng Việt Nam theo chữ số Ả rập và bằng chữ tiếng Việt, trừ trường hợp bán hàng thu ngoại tệ không phải chuyển đổi ra đồng Việt Nam thì tổng số tiền thanh toán thể hiện bằng nguyên tệ và bằng chữ tiếng nước ngoài.
Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng hoặc khuyến mại theo quy định của pháp luật thì phải thể hiện rõ khoản chiết khấu thương mại, khuyến mại trên hóa đơn điện tử. Việc xác định giá tính thuế giá trị gia tăng (thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng) trong trường hợp áp dụng chiết khấu thương mại dành cho khách hàng hoặc khuyến mại thực hiện theo quy định của pháp luật thuế giá trị gia tăng.
đ) Chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán và người mua
- Trường hợp người bán là doanh nghiệp, tổ chức thì chữ ký số của người bán trên hóa đơn là chữ ký số của doanh nghiệp, tổ chức; trường hợp người bán là cá nhân thì sử dụng chữ ký số của cá nhân hoặc người được ủy quyền.
- Trường hợp người mua là cơ sở kinh doanh và người mua, người bán có thỏa thuận về việc người mua đáp ứng các điều kiện kỹ thuật để ký số, ký điện tử trên hóa đơn điện tử do người bán lập thì người mua ký số, ký điện tử trên hóa đơn.
- Trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán và người mua thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
e) Thời điểm lập hóa đơn điện tử
Thời điểm lập hóa đơn điện tử xác định theo thời điểm người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm (ví dụ: ngày 30 tháng 4 năm 2019) và phù hợp với hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này.
g) Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.
h) Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại, khuyến mại (nếu có) theo hướng dẫn tại điểm d.3 khoản này và các nội dung khác liên quan (nếu có).
2. Chữ viết, chữ số và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn điện tử
a) Chữ viết hiển thị trên hóa đơn là tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dùng tiếng Việt và có cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt. Trường hợp chữ trên hóa đơn là chữ tiếng Việt không dấu thì các chữ viết không dấu trên hóa đơn phải đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch nội dung của hóa đơn.
b) Chữ số hiển thị trên hóa đơn là chữ số Ả-rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Người bán được lựa chọn: sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.), nếu có ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị hoặc sử dụng dấu phân cách số tự nhiên là dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ và sử dụng dấu chấm (.) sau chữ số hàng đơn vị trên chứng từ kế toán.
c) Đồng tiền ghi trên hóa đơn là Đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là “đ”.
- Trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về ngoại hối, thì đơn giá, thành tiền, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng nguyên tệ. Người bán đồng thời thể hiện trên hóa đơn tỷ giá nguyên tệ với đồng Việt Nam theo tỷ giá theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Mã ký hiệu ngoại tệ theo tiêu chuẩn quốc tế (ví dụ: 13.800,25 USD - Mười ba nghìn tám trăm đô la Mỹ và hai mươi nhăm xu, ví dụ: 5.000 EUR- Năm nghìn euro).
- Trường hợp bán hàng hóa phát sinh bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về ngoại hối và được nộp thuế bằng ngoại tệ thì tổng số tiền thanh toán thể hiện trên hóa đơn thể hiện theo nguyên tệ, không phải quy đổi ra đồng Việt Nam.
3. Một số trường hợp hóa đơn không nhất thiết có đầy đủ các nội dung
a) Trên hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua (bao gồm cả trường hợp lập hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở nước ngoài). Trường hợp người mua là cơ sở kinh doanh và người mua, người bán có thỏa thuận về việc người mua đáp ứng các điều kiện kỹ thuật để ký số, ký điện tử trên hóa đơn điện tử do người bán lập thì hóa đơn điện tử có chữ ký số, ký điện tử của người bán và người mua theo thỏa thuận giữa hai bên.
b) Đối với hóa đơn điện tử bán hàng tại siêu thị, trung tâm thương mại mà người mua là cá nhân không kinh doanh thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có tên, địa chỉ, mã số thuế người mua.
c) Đối với hóa đơn điện tử bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh thì không nhất thiết phải có các chỉ tiêu tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn; tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua, chữ ký điện tử của người mua; chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng. Người bán phải đảm bảo lưu trữ đầy đủ hóa đơn điện tử đối với trường hợp bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh theo quy định và đảm bảo có thể tra cứu khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
d) Đối với hóa đơn điện tử là tem, vé, thẻ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký điện tử, chữ ký số của người bán (trừ trường hợp tem, vé, thẻ là hóa đơn điện tử do cơ quan thuế cấp mã), tiêu thức người mua (tên, địa chỉ, mã số thuế), tiền thuế, thuế suất thuế giá trị gia tăng. Trường hợp tem, vé, thẻ điện tử có sẵn mệnh giá thì không nhất thiết phải có tiêu thức đơn vị tính, số lượng, đơn giá.
đ) Đối với chứng từ điện tử dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế cho người mua là cá nhân không kinh doanh được xác định là hóa đơn điện tử thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu hóa đơn, số thứ tự hóa đơn, thuế suất thuế giá trị gia tăng, mã số thuế, địa chỉ người mua, chữ ký số, chữ ký điện tử người bán.
Trường hợp tổ chức kinh doanh hoặc tổ chức không kinh doanh mua dịch vụ vận tải hàng không thì chứng từ điện tử dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế cho các cá nhân của tổ chức kinh doanh, cá nhân của tổ chức không kinh doanh thì không được xác định là hóa đơn điện tử. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không hoặc đại lý phải lập hóa đơn điện tử có đầy đủ các nội dung theo quy định giao cho tổ chức có cá nhân sử dụng dịch vụ vận tải hàng không.
e) Đối với hóa đơn của hoạt động xây dựng, lắp đặt; hoạt động xây nhà để bán có thu tiền theo tiến độ theo hợp đồng thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có đơn vị tính, số lượng, đơn giá.
g) Đối với Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử thì trên Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử không thể hiện các tiêu thức người mua mà thể hiện tên người vận chuyển, phương tiện vận chuyển, địa chỉ kho xuất hàng, địa chỉ kho nhập hàng; không thể hiện tiền thuế, thuế suất, tổng số tiền thanh toán.
h) Hóa đơn sử dụng cho thanh toán Interline giữa các hãng hàng không được lập theo quy định của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có các chỉ tiêu: ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu hóa đơn, tên địa chỉ, mã số thuế của người mua, chữ ký điện tử của người mua, đơn vị tính, số lượng, đơn giá.
4. Nội dung khác trên hóa đơn điện tử
a) Ngoài nội dung khác theo hướng dẫn tại khoản 1, khoản 3 Điều này, doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh có thể tạo thêm thông tin về biểu trưng hay lo-go để thể hiện nhãn hiệu, thương hiệu hay hình ảnh đại diện của người bán. Tùy theo đặc điểm, tính chất giao dịch và yêu cầu quản lý, trên hóa đơn có thể thể hiện thông tin về Hợp đồng mua bán, lệnh vận chuyển, mã khách hàng và các thông tin khác.
b) Đối với Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử trên phiếu thể hiện các thông tin liên quan lệnh điều động nội bộ, người nhận hàng, người xuất hàng, địa chỉ kho xuất, địa chỉ kho nhận; phương tiện vận chuyển cụ thể:
- Tên người xuất hàng, Lệnh điều động nội bộ.
- Địa chỉ kho xuất hàng, tên người vận chuyển và phương tiện vận chuyển.
- Tên người nhận hàng.
- Địa chỉ kho nhận hàng.
5. Mẫu hiển thị của một số loại hóa đơn kèm theo Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này có tính chất tham khảo.
6. Đối với hoá đơn giá trị gia tăng kiêm tờ khai hoàn thuế tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 72/2014/TT-BTC ngày 30/5/2014 của Bộ Tài chính quy định về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang theo khi xuất cảnh.
Điều 4. Thời điểm lập hóa đơn điện tử
1. Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ được xác định theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 7 của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.
2. Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với các trường hợp khác được hướng dẫn như sau:
a) Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với hoạt động cung cấp điện, nước, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình, dịch vụ công nghệ thông tin được bán theo kỳ nhất định thực hiện chậm nhất không quá bảy (7) ngày kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình, dịch vụ công nghệ thông tin. Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp căn cứ thỏa thuận giữa đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình, dịch vụ công nghệ thông tin với người mua.
b) Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
c) Đối với tổ chức kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng:
c.1) Trường hợp chưa chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng: Có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì thời điểm lập hóa đơn điện tử là ngày thu tiền hoặc theo thỏa thuận thanh toán trong hợp đồng.
c.2) Trường hợp đã chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng: Thời điểm lập hóa đơn điện tử thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
d) Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với các trường hợp mua dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế chậm nhất không quá năm (5) ngày kể từ ngày chứng từ dịch vụ vận tải hàng không xuất ra trên hệ thống website và hệ thống thương mại điện tử.
3. Đối với hoạt động tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu thô, condensate và khí thiên nhiên, khí đồng hành, khí than, thời điểm lập hoá đơn bán dầu thô, condensate, khí thiên nhiên, dầu khí chế biến căn cứ quy định khoản 1, khoản 3 Điều 7 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Điều 5. Định dạng hóa đơn điện tử
1. Định dạng hóa đơn điện tử là tiêu chuẩn kỹ thuật quy định kiểu dữ liệu, chiều dài dữ liệu của các trường thông tin phục vụ truyền nhận, lưu trữ và hiển thị hóa đơn điện tử. Định dạng hóa đơn điện tử sử dụng ngôn ngữ định dạng văn bản XML (XML là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "eXtensible Markup Language" được tạo ra với mục đích chia sẻ dữ liệu điện tử giữa các hệ thống công nghệ thông tin).
2. Định dạng hóa đơn điện tử gồm hai thành phần: thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hoá đơn điện tử và thành phần chứa dữ liệu chữ ký số. Đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì có thêm thành phần chứa dữ liệu liên quan đến mã cơ quan thuế.
3. Tổng cục Thuế xây dựng và công bố thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hoá đơn điện tử, thành phần chứa dữ liệu chữ ký số và cung cấp công cụ hiển thị các nội dung của hoá đơn điện tử theo quy định tại Thông tư này .
4. Tổ chức, doanh nghiệp bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ khi chuyển dữ liệu đến cơ quan thuế bằng hình thức gửi trực tiếp phải đáp ứng yêu cầu sau:
a) Kết nối với Tổng cục Thuế thông qua kênh thuê riêng hoặc kênh MPLS VPN Layer 3, gồm 1 kênh truyền chính và 1 kênh truyền dự phòng. Mỗi kênh truyền có băng thông tối thiểu 5 Mbps.
b) Sử dụng dịch vụ Web (Web Service) hoặc Message Queue (MQ) có mã hóa làm phương thức để kết nối.
c) Sử dụng giao thức SOAP để đóng gói và truyền nhận dữ liệu.
5. Hóa đơn điện tử phải được hiển thị đầy đủ, chính xác các nội dung của hóa đơn đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch để người mua có thể đọc được bằng phương tiện điện tử.
Điều 6. Áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
1. Các trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, sử dụng hóa đơn không có mã của cơ quan thuế thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 6 Điều 12 của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.
Đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế theo khoản 2 Điều 12 của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP thì các lĩnh vực điện lực; xăng dầu; bưu chính viễn thông; vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy; nước sạch; tài chính tín dụng; bảo hiểm; y tế; kinh doanh thương mại điện tử; kinh doanh siêu thị; thương mại được xác định theo ngành kinh tế cấp 4 theo Danh mục hệ thống ngành kinh tế quốc dân ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 7/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử được xác định theo mã ngành bán lẻ theo yêu cầu đặt hàng qua internet; kinh doanh siêu thị được xác định theo mã ngành bán lẻ trong siêu thị, trong cửa hàng tiện lợi; kinh doanh thương mại được xác định theo các mã ngành bán buôn, bán lẻ các mặt hàng.
2. Các trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế gồm:
a) Doanh nghiệp, tổ chức nêu tại khoản 1 Điều này đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử kết nối từ máy tính tiền.
b) Hộ, cá nhân kinh doanh quy định tại khoản 5 Điều 12 của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.
3. Việc áp dụng hóa đơn điện tử đối với các trường hợp rủi ro cao về thuế được thực hiện như sau:
a) Người bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ thuộc trường hợp rủi ro cao về thuế quy định tại điểm b khoản này thì sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
b) Doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế là doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu dưới 15 tỷ đồng và có một trong các dấu hiệu sau:
b.1) Không có quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp các cơ sở vật chất sau: nhà máy; xưởng sản xuất; kho hàng; phương tiện vận tải; cửa hàng và các cơ sở vật chất khác.
b.2) Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực khai thác đất, đá, cát, sỏi.
b.3) Doanh nghiệp có giao dịch qua ngân hàng đáng ngờ theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền.
b.4) Doanh nghiệp có doanh thu từ việc bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp khác mà chủ các doanh nghiệp này có mối quan hệ cha mẹ, vợ chồng, anh chị em ruột hoặc quan hệ liên kết sở hữu chéo chiếm tỷ trọng trên 50% trên tổng doanh thu kinh doanh trên Tờ khai quyết toán thuế TNDN của năm quyết toán.
b.5) Doanh nghiệp không thực hiện kê khai thuế theo quy định: Không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh theo giấy phép đăng ký kinh doanh; nghỉ kinh doanh quá thời hạn đã thông báo tạm nghỉ kinh doanh với cơ quan thuế và cơ quan thuế kiểm tra xác nhận doanh nghiệp có sản xuất kinh doanh nhưng không kê khai thuế; không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký kinh doanh và không khai báo với cơ quan thuế hoặc cơ quan thuế kiểm tra không xác định được nơi đăng ký thường trú, tạm trú của người đại diện theo pháp luật, chủ doanh nghiệp.
b.6) Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn điện tử có sự thay đổi địa chỉ kinh doanh từ 2 lần trở lên trong vòng 12 tháng mà không khai báo theo quy định hoặc không kê khai, nộp thuế ở nơi đăng ký mới theo quy định.
b.7) Doanh nghiệp đang mua hóa đơn của cơ quan thuế (thực hiện Quyết định“về việc doanh nghiệp có rủi ro cao chuyển sang sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế” ) được cơ quan thuế Thông báo chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
b.8) Trong thời gian 01 năm tính đến thời điểm đánh giá:
- Doanh nghiệp bị cơ quan thuế ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn liên quan đến hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn dẫn đến trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế và bị xử phạt từ 20 triệu đồng trở lên;
- Doanh nghiệp bị cơ quan thuế ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn 02 lần/năm với tổng số tiền phạt 8 triệu đồng trở lên;
- Doanh nghiệp bị cơ quan thuế ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn từ 03 lần/năm.
c) Tổng cục Thuế có trách nhiệm xây dựng tiêu chí rủi ro trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền; xây dựng quy trình nghiệp vụ và hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin áp dụng thống nhất trong toàn quốc nhằm đánh giá xác định các trường hợp có dấu hiệu rủi ro trong việc phát hành và sử dụng hóa đơn.
d) Cơ quan thuế quản lý trực tiếp (Cục thuế, Chi cục thuế) có trách nhiệm thông báo cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc loại rủi ro cao về thuế (thông báo theo Mẫu số 07 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP) chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
đ) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có sử dụng hóa đơn điện tử thuộc trường hợp rủi ro cao về thuế thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế trong 12 tháng hoạt động liên tục. Sau thời gian 12 tháng, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc trường hợp rủi ro nếu được cơ quan thuế qua rà soát xác định không rủi ro, đáp ứng được điều kiện sử dụng hoá đơn điện tử không mã, và có đề nghị sử dụng hóa đơn điện tử không có mã thì thực hiện đăng ký sử dụng hoá đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.
4. Hướng dẫn việc cấp và khai xác định nghĩa vụ thuế khi cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh.
a) Loại hóa đơn cấp theo từng lần phát sinh
a.1) Cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng trong các trường hợp:
- Hộ, cá nhân kinh doanh theo quy định tại Khoản 6 Điều 12 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP;
- Tổ chức không kinh doanh nhưng có phát sinh giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ;
- Doanh nghiệp sau khi đã giải thể, phá sản, đã chấm dứt hiệu lực mã số thuế có phát sinh thanh lý tài sản cần có hoá đơn để giao cho người mua;
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc diện nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp thuộc các trường hợp sau:
+ Ngừng hoạt động kinh doanh nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế có phát sinh thanh lý tài sản cần có hoá đơn để giao cho người mua;
+ Tạm ngừng hoạt động kinh doanh cần có hóa đơn giao cho khách hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày cơ quan thuế thông báo tạm ngừng kinh doanh;
+ Bị cơ quan thuế cưỡng chế bằng biện pháp thông báo không được sử dụng hóa đơn điện tử.
a.2) Cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn giá trị gia tăng trong các trường hợp:
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác thuộc diện nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuộc các trường hợp sau:
+ Ngừng hoạt động kinh doanh nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế có phát sinh thanh lý tài sản cần có hoá đơn để giao cho người mua;
+ Tạm ngừng hoạt động kinh doanh cần có hóa đơn giao cho khách hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày cơ quan thuế thông báo tạm ngừng kinh doanh;
+ Bị cơ quan thuế cưỡng chế bằng biện pháp thông báo không được sử dụng hóa đơn hóa đơn điện tử;
- Tổ chức, cơ quan nhà nước không thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có bán đấu giá tài sản, trường hợp giá trúng đấu giá là giá bán đã có thuế giá trị gia tăng được công bố rõ trong hồ sơ bán đấu giá do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì được cấp hóa đơn giá trị gia tăng để giao cho người mua.
b) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh gửi đơn đề nghị cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP đến cơ quan thuế và truy cập vào hệ thống lập hóa đơn điện tử của cơ quan thuế để lập hóa đơn điện tử.
Sau khi doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã khai, nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế, phí khác (nếu có), cơ quan thuế cấp mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân lập.
Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin trên hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh được cơ quan thuế cấp mã.
c) Xác định cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh.
c.1) Đối với tổ chức, doanh nghiệp: Cơ quan thuế quản lý địa bàn nơi tổ chức, doanh nghiệp đăng ký mã số thuế hoặc nơi tổ chức đóng trụ sở hoặc nơi được ghi trong quyết định thành lập hoặc nơi phát sinh việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
c.2) Đối với hộ, cá nhân kinh doanh:
- Đối với hộ, cá nhân kinh doanh có địa điểm kinh doanh cố định: Hộ, cá nhân kinh doanh nộp hồ sơ đề nghị cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh tại Chi cục Thuế quản lý nơi hộ, cá nhân kinh doanh tiến hành hoạt động kinh doanh.
- Đối với hộ, cá nhân kinh doanh không có địa điểm kinh doanh cố định: Hộ, cá nhân kinh doanh nộp hồ sơ đề nghị cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú hoặc nơi hộ, cá nhân đăng ký kinh doanh.
5. Việc áp dụng hóa đơn điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử đối với một số trường hợp cụ thể theo yêu cầu quản lý được hướng dẫn như sau:
a) Trường hợp nhận nhập khẩu hàng hóa uỷ thác, nếu cơ sở kinh doanh nhận nhập khẩu ủy thác đã nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu thì sử dụng hóa đơn điện tử khi trả hàng cho cơ sở kinh doanh ủy thác nhập khẩu. Nếu chưa nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu, khi xuất trả hàng nhập khẩu uỷ thác, cơ sở nhận ủy thác lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hóa trên thị trường.
b) Trường hợp uỷ thác xuất khẩu hàng hóa:
- Khi xuất hàng giao cho cơ sở nhận uỷ thác, cơ sở có hàng hóa uỷ thác xuất khẩu sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử.
- Khi hàng hóa đã thực xuất khẩu có xác nhận của cơ quan hải quan, căn cứ vào các chứng từ đối chiếu, xác nhận về số lượng, giá trị hàng hóa thực tế xuất khẩu của cơ sở nhận uỷ thác xuất khẩu, cơ sở có hàng hóa uỷ thác xuất khẩu lập hóa đơn điện tử giá trị gia tăng để kê khai nộp thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng hoặc hóa đơn điện tử bán hàng. Cơ sở nhận uỷ thác xuất khẩu sử dụng hóa đơn điện tử giá trị gia tăng hoặc hóa đơn điện tử bán hàng để xuất cho khách hàng nước ngoài.
c) Cơ sở kinh có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (kể cả cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu) khi xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng điện tử hoặc hóa đơn bán hàng điện tử.
Khi xuất hàng hóa để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu, cơ sở sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hóa trên thị trường. Sau khi làm xong thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu, cơ sở lập hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng cho hàng hóa xuất khẩu.
d) Tổ chức kinh doanh kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ xuất điều chuyển hàng hóa cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc như các chi nhánh, cửa hàng ở khác địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) để bán hoặc xuất điều chuyển giữa các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc với nhau; xuất hàng hóa cho cơ sở nhận làm đại lý bán đúng giá, hưởng hoa hồng, căn cứ vào phương thức tổ chức kinh doanh và hạch toán kế toán, cơ sở có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn, chứng từ như sau:
- Sử dụng hóa đơn điện tử giá trị gia tăng để làm căn cứ thanh toán và kê khai nộp thuế giá trị gia tăng ở từng đơn vị và từng khâu độc lập với nhau;
- Sử dụng Phiếu xu ất kho kiêm vận chuyển điện tử đối với hàng hóa xuất cho cơ sở làm đại lý.
Trường hợp các đơn vị phụ thuộc của cơ sở kinh doanh nông, lâm, thủy sản đã đăng ký, thực hiện kê khai nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, có thu mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản để điều chuyển, xuất bán về trụ sở chính của cơ sở kinh doanh thì khi điều chuyển, xuất bán, đơn vị phụ thuộc sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử, không sử dụng hóa đơn điện tử giá trị gia tăng.
đ) Tổ chức, cá nhân xuất hàng hóa bán lưu động sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử theo quy định, khi bán hàng lập hóa đơn điện tử theo quy định.
e) Trường hợp góp vốn bằng tài sản của tổ chức, cá nhân kinh doanh tại Việt Nam để thành lập doanh nghiệp thì không phải lập hóa đơn mà sử dụng các chứng từ biên bản chứng nhận góp vốn, biên bản giao nhận tài sản, biên bản định giá tài sản kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản.
g) Trường hợp điều chuyển tài sản giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong tổ chức; tài sản điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì tổ chức có tài sản điều chuyển phải có lệnh điều chuyển tài sản, kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản và không phải lập hóa đơn.
h) Trường hợp tài sản điều chuyển giữa các đơn vị hạch toán độc lập hoặc giữa các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ trong cùng một tổ chức, thì tổ chức có tài sản điều chuyển phải lập hóa đơn điện tử như bán hàng hóa.
Điều 7. Cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử
1. Việc cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không thu tiền thực hiện theo quy định tại Điều 13 của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.
2. Đối với các trường hợp quy định tại điểm d, điểm đ khoản 1 Điều 13 của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP, Tổng cục Thuế báo cáo Bộ Tài chính xem xét quyết định.
Chương II
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ
Mục 1
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ CÓ MÃ CỦA CƠ QUAN THUẾ
Điều 8. Đăng ký sử dụng hoá đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
1. Việc đăng ký sử dụng hoá đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thực hiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.
2. Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gửi các thông báo theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP tới doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh qua địa chỉ thư điện tử đã được đăng ký với cơ quan thuế.
3. Việc hủy hóa đơn giấy còn tồn chưa sử dụng (nếu có) và ngừng sử dụng hóa đơn đã thông báo phát hành thực hiện theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Điều 9. Ngừng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
1. Cơ quan thuế ngừng cấp mã hóa đơn điện tử trong các trường hợp sau:
a) Các trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 15 của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP;
b) Các trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 15 của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP như sau:
- Trường hợp có hành vi sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế để bán hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế;
- Trường hợp có hành vi lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế phục vụ mục đích bán khống hàng hóa, cung cấp dịch vụ để chiếm đoạt tiền của tổ chức, cá nhân bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế;
- Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật. Căn cứ kết quả thanh tra, kiểm tra, nếu cơ quan thuế xác định doanh nghiệp được thành lập nhằm mục đích mua bán, sử dụng hóa đơn điện tử bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn điện tử thì doanh nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đồng thời cơ quan thuế ban hành quyết định thông báo ngừng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
2. Việc tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh nêu tại Khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.
3. Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh tạm ngừng kinh doanh cần có hóa đơn điện tử giao cho người mua để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày cơ quan thuế có thông báo tạm ngừng kinh doanh thì sử dụng hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh theo hướng dẫn tại Khoản 4 Điều 6 Thông tư này.
Điều 10. Lập, cấp mã và gửi hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
Việc lập, cấp mã và gửi hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thực hiện theo quy định tại Điều 16 của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.
Điều 11. Xử lý hóa đơn điện tử có sai sót sau khi cấp mã
1. Trường hợp người bán phát hiện hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua có sai sót thì người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót và lập hóa đơn hóa đơn điện tử mới, ký số, ký điện tử gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua. Cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế.
2. Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua phát hiện có sai sót thì xử lý như sau:
a) Trường hợp có sai sót về tên, địa chỉ của người mua nhưng không sai mã số thuế, các nội dung khác không sai sót thì người bán thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót và thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP và không phải lập lại hóa đơn;
b) Trường hợp có sai về mã số thuế, về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế, hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót và người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP về việc hủy hoá đơn điện tử và lập hóa đơn hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót. Sau khi nhận được thông báo, cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế. Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót phải có dùng chữ “Thay thế cho hóa đơn ký hiệu mẫu số, ký hiệu hóa đơn... số hóa đơn..., ngày... tháng... năm”. Người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới.
3. Trường hợp cơ quan thuế phát hiện hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót thì cơ quan thuế thông báo cho người bán theo Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP để người bán kiểm tra sai sót. Trong thời gian 02 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan thuế, người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót và lập hóa đơn điện tử mới, ký số, ký điện tử gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập để gửi cho người mua theo hướng dẫn tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này. Nếu người bán không thông báo với cơ quan thuế thì cơ quan thuế tiếp tục thông báo cho người bán về sai sót của hóa đơn đã được cấp mã để người bán thực hiện điều chỉnh hoặc hủy hóa đơn.
4. Cơ quan thuế thông báo về việc tiếp nhận và kết quả xử lý theo mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP cho người bán. Hóa đơn điện tử đã hủy không có giá trị sử dụng nhưng vẫn được lưu trữ để phục vụ tra cứu.
Điều 12. Xử lý sự cố
1. Trường hợp hệ thống cấp mã của cơ quan thuế gặp sự cố, Tổng cục Thuế thực hiện các giải pháp kỹ thuật chuyển sang hệ thống dự phòng và có trách nhiệm thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế về các sự cố nêu trên.
2. Trường hợp do lỗi hệ thống hạ tầng kỹ thuật của tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử thì tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có trách nhiệm thông báo cho người bán được biết, phối hợp với Tổng cục Thuế để được hỗ trợ kịp thời. Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử phải khắc phục nhanh nhất sự cố, có biện pháp hỗ trợ người bán lập hóa đơn điện tử để gửi cơ quan thuế cấp mã trong thời gian ngắn nhất.
3. Trường hợp người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế nhưng gặp sự cố dẫn đến không sử dụng được hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì thông báo với cơ quan thuế để hỗ trợ xử lý sự cố. Trong thời gian xử lý sự cố người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ có yêu cầu sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì đến cơ quan thuế để sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
Mục 2
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ KHÔNG CÓ MÃ CỦA CƠ QUAN THUẾ
Điều 13. Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế
1. Việc đăng ký sử dụng hoá đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế thực hiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.
2. Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gửi các thông báo theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP tới doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh qua địa chỉ thư điện tử đã được đăng ký với cơ quan thuế.
3. Việc hủy hóa đơn giấy còn tồn chưa sử dụng (nếu có) và ngừng sử dụng hóa đơn đã thông báo phát hành thực hiện theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
4. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc trường hợp chuyển sang áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thực hiện đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.
Điều 14. Lập và gửi hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đến người mua
Việc lập và gửi hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đến người mua được thực hiện theo quy định tại Điều 21 của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.
Điều 15. Ngừng sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế
1. Người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc các trường hợp nêu tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư này không lập hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế để giao cho người mua.
2. Việc tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 22 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.
Điều 16. Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế
1. Người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế có trách nhiệm chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đã lập đến cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế (chuyển trực tiếp hoặc gửi qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử).
2. Phương thức và thời điểm chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử
a) Phương thức chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử theo Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử (theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này) cùng thời hạn nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với các trường hợp sau:
- Cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực: bưu chính viễn thông, bảo hiểm, tài chính ngân hàng, vận tải hàng không.
- Bán hàng hóa là điện, nước sạch nếu có thông tin về mã khách hàng hoặc mã số thuế của khách hàng.
- Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đến người tiêu dùng là cá nhân mà trên hóa đơn không nhất thiết phải có tên, địa chỉ người mua theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này.
- Riêng đối với trường hợp bán xăng dầu đến người tiêu dùng là cá nhân không kinh doanh thì người bán tổng hợp dữ liệu tất cả các hóa đơn bán hàng cho người tiêu dùng là cá nhân không kinh doanh trong ngày theo từng mặt hàng để thể hiện trên bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử.
Người bán lập Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử hàng hóa, cung cấp dịch vụ phát sinh trong tháng/quý (tính từ ngày đầu của tháng, quý đến ngày cuối cùng của tháng, quý) theo Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này để gửi cơ quan thuế cùng với thời gian gửi Tờ khai thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Trường hợp phát sinh số lượng hóa đơn lớn thì người bán lập nhiều bảng tổng hợp dữ liệu, trên mỗi bảng thể hiện số thứ tự của bảng tổng hợp trong kỳ tổng hợp dữ liệu.
Sau thời hạn chuyển dữ liệu hóa đơn điện đến cơ quan thuế, người bán gửi bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử bổ sung trong trường hợp gửi thiếu dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế.
Trường hợp bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn đã gửi cơ quan thuế có sai sót thì người bán gửi thông tin điều chỉnh cho các thông tin đã kê khai trên bảng tổng hợp.
b) Phương thức chuyển đầy đủ nội dung hóa đơn áp dụng đối với trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không thuộc quy định tại điểm a khoản này.
Người bán sau khi lập đầy đủ các nội dung trên hóa đơn gửi hóa đơn cho người mua và đồng thời gửi hóa đơn cho cơ quan thuế.
3. Người bán thực hiện chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế theo định dạng dữ liệu theo quy định tại Điều 5 Thông tư này và hướng dẫn của Tổng cục Thuế bằng hình thức gửi trực tiếp (đối với trường hợp đáp ứng yêu cầu về chuẩn kết nối dữ liệu) hoặc gửi thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
a) Hình thức gửi trực tiếp
- Tổng cục Thuế lựa chọn các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn số lượng lớn, có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu về định dạng chuẩn dữ liệu và quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư này, có nhu cầu chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử theo hình thức gửi trực tiếp đến cơ quan thuế để thông báo về việc kết nối kỹ thuật để chuyển dữ liệu hóa đơn.
- Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh có tổ chức mô hình Công ty mẹ - con, có xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu hóa đơn tập trung tại Công ty mẹ và có nhu cầu Công ty mẹ chuyển toàn bộ dữ liệu hóa đơn điện tử bao gồm cả dữ liệu của các công ty con đến cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế thì gửi kèm theo danh sách công ty con đến Tổng cục Thuế để thực hiện kết nối kỹ thuật.
b) Hình thức gửi thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử
Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp nêu tại điểm a khoản này thực hiện ký hợp đồng với tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử để tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử làm dịch vụ chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế. Căn cứ hợp đồng được ký kết, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có trách nhiệm chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử để tổ chức này gửi tiếp đến cơ quan thuế.
4. Trường hợp Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gặp lỗi kỹ thuật chưa tiếp nhận được dữ liệu hóa đơn điện tử không có mã, Tổng cục Thuế có trách nhiệm thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. Trong thời gian này tổ chức, doanh nghiệp nêu tại điểm a khoản 3 Điều này và tổ chức cung cấp dịch vụ hoá đơn điện tử tạm thời chưa chuyển dữ liệu hóa đơn không có mã đến cơ quan thuế.
Trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày Tổng cục Thuế có thông báo Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoạt động trở lại bình thường, tổ chức, doanh nghiệp nêu tại điểm a khoản 3 Điều này và tổ chức cung cấp dịch vụ hoá đơn điện tử chuyển dữ liệu hoá đơn đến cơ quan thuế. Việc gửi dữ liệu hóa đơn điện tử sau khi có thông báo Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gặp lỗi kỹ thuật không được xác định là hành vi chậm gửi dữ liệu hóa đơn điện tử.
5. Người bán chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác của hóa đơn điện tử đã lập gửi cơ quan thuế, gửi tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
Điều 17. Xử lý đối với hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã lập
1. Trường hợp hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua có phát hiện sai sót thì xử lý như sau:
a) Trường hợp có sai sót về tên, địa chỉ của người mua nhưng không sai mã số thuế, các nội dung khác không sai sót thì người bán thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót và không phải lập lại hóa đơn. Trường hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế thì người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số (04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP).
b) Trường hợp có sai về mã số thuế, về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hoá không đúng quy cách, chất lượng thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót. Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dùng chữ “Thay thế cho hóa đơn ký hiệu mẫu số, ký hiệu hóa đơn... số hóa đơn..., ngày... tháng... năm”. Người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi cho người mua. Trường hợp dữ liệu hóa đơn điện tử có sai sót đã gửi cơ quan thuế thì người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 (Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP) và gửi dữ liệu hóa đơn điện tử mới theo phương thức và thời gian nêu tại Điều 16 Thông tư này.
2. Trường hợp sau khi nhận dữ liệu hóa đơn điện tử, cơ quan thuế phát hiện hóa đơn điện tử đã lập có sai sót thì cơ quan thuế thông báo cho người bán theo Mẫu số 05 (Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP) để người bán kiểm tra sai sót. Trong thời gian 02 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan thuế, người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 (Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP) về việc hủy hóa đơn (nếu có). Nếu người bán thông báo hủy hóa đơn điện tử đã lập thì người bán lập hóa đơn điện tử mới để gửi người mua và gửi lại dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế. Nếu người bán không thông báo với cơ quan thuế thì cơ quan thuế tiếp tục thông báo cho người bán về sai sót của hóa đơn đã lập để người bán thực hiện điều chỉnh hoặc hủy hóa đơn.
3. Cơ quan thuế thông báo về việc tiếp nhận và kết quả xử lý theo Mẫu số 04 (Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP) cho người bán. Hóa đơn điện tử đã hủy không có giá trị sử dụng nhưng vẫn được lưu trữ để phục vụ tra cứu.
Chương III
XÂY DỰNG, QUẢN LÝ SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ
Điều 18. Nguyên tắc x y dựng, thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu hóa đơn điện tử
1. Hệ thống thông tin về hóa đơn điện tử phải được xây dựng và quản lý thống nhất từ Trung ương đến địa phương; tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về công nghệ thông tin.
2. Cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử phải bảo đảm phục vụ kịp thời cho công tác quản lý thuế, quản lý khác của nhà nước; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm tính an toàn, bảo mật và an ninh quốc gia.
3. Các thông tin, dữ liệu về hóa đơn điện tử được thu thập, cập nhật, duy trì, khai thác và sử dụng thường xuyên; đảm bảo tính chính xác, trung thực và khách quan.
4. Việc xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng, cập nhật cơ sở dữ liệu về hóa đơn phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, khách quan, kịp thời.
5. Cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử được xây dựng và kết nối, chia sẻ trên môi trường điện tử phục vụ quản lý, khai thác, cung cấp, sử dụng thông tin, dữ liệu thuận tiện, hiệu quả.
6. Việc khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu hóa đơn điện tử phải đảm bảo đúng mục đích, tuân theo các quy định của pháp luật.
7. Cơ sở dữ liệu về hoá đơn điện tử được kết nối và khai thác dựa trên quy chế phối hợp, trao đổi thông tin với hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành, địa phương có liên quan, giữa Trung ương với cấp tỉnh, giữa cấp tỉnh với cấp huyện (nếu đáp ứng điều kiện).
Điều 19. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, hệ thống phần mềm phục vụ quản lý, vận hành, khai thác hệ thống thông tin hóa đơn điện tử
1. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin hóa đơn điện tử bao gồm tập hợp thiết bị tính toán (máy chủ, máy trạm), hệ thống đường truyền, thiết bị kết nối mạng, thiết bị (hoặc phần mềm) an ninh an toàn mạng và cơ sở dữ liệu, thiết bị lưu trữ, thiết bị ngoại vi và thiết bị phụ trợ, mạng nội bộ.
2. Hệ thống phần mềm để quản lý, vận hành, khai thác hệ thống thông tin hóa đơn điện tử gồm: hệ điều hành, hệ quản trị cơ sở dữ liệu và phần mềm ứng dụng.
Điều 20. Xây dựng, thu thập, xử lý và quản lý hệ thống thông tin về hóa đơn
1. Xây dựng hệ thống thông tin về hóa đơn điện tử
a) Cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử là tập hợp các dữ liệu hóa đơn điện tử được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử.
b) Cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử được Tổng cục Thuế xây dựng ph hợp với khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam và bao gồm các thành phần nội dung: đăng ký sử dụng thông tin, thông báo hủy hóa đơn, thông tin về hóa đơn điện tử người bán có trách nhiệm gửi cho cơ quan thuế; thông tin về khai thuế giá trị gia tăng liên quan đến hóa đơn điện tử.
2. Thu nhập, cập nhật thông tin về hóa đơn điện tử
Thông tin về hóa đơn được thu thập dựa trên các thông tin mà người bán có trách nhiệm gửi cho cơ quan thuế, thông tin từ các cơ quan khác gửi đến có liên quan đến hóa đơn điện tử, thông tin thu được từ công tác quản lý thuế của cơ quan thuế.
3. Xử lý thông tin về hóa đơn điện tử
Tổng cục Thuế có trách nhiệm xử lý thông tin, dữ liệu trước khi được tích hợp và lưu trữ vào cơ sở dữ liệu quốc gia để đảm bảo tính hợp lý, thống nhất. Nội dung xử lý thông tin, dữ liệu gồm:
a) Kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ quy định, quy trình trong việc thu thập thông tin, dữ liệu;
b) Kiểm tra, đánh giá về cơ sở pháp lý, mức độ tin cậy của thông tin, dữ liệu;
c) Tổng hợp, sắp xếp, phân loại thông tin, dữ liệu ph hợp với nội dung quy định;
d) Đối với các thông tin, dữ liệu được cập nhật từ cơ sở dữ liệu chuyên ngành thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành đó có trách nhiệm đảm bảo về tính chính xác của thông tin, dữ liệu.
4. Quản lý hệ thống thông tin về hóa đơn điện tử
Tổng cục Thuế có trách nhiệm quản lý hệ thống thông tin về hóa đơn điện tử theo quy định sau:
a) Xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác hệ thống thông tin hóa đơn điện tử và thực hiện dịch vụ công về hóa đơn điện tử nếu cần thiết;
b) Tích hợp kết quả điều tra và các dữ liệu, thông tin có liên quan đến hóa đơn điện tử do các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan cung cấp;
c) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc quản lý và khai thác hệ thống thông tin hóa đơn điện tử tại cơ quan thuế địa phương;
d) Xây dựng và ban hành quy định về phân quyền truy cập vào hệ thống thông tin hóa đơn điện tử; quản lý việc kết nối, chia sẻ và cung cấp dữ liệu với cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương;
đ) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng các phần mềm trong hệ thống thông tin hóa đơn điện tử.
Điều 21. Trách nhiệm chia sẻ, kết nối thông tin, dữ liệu
1. Trách nhiệm chia sẻ, kết nối thông tin, dữ liệu hóa đơn điện tử thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.
2. Việc cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử, cung cấp dữ liệu điện tử về giao dịch thanh toán qua tài khoản thực hiện theo định dạng dữ liệu chuẩn theo nguyên tắc hướng dẫn tại Điều 5 của Thông tư này.
Điều 22. Tra cứu, cung cấp, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử
Việc tra cứu, cung cấp, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử thực hiện theo quy định tại Điều 27, Điều 28, Điều 29 của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.
Chương IV
TỔ CHỨC CUNG CẤP DỊCH VỤ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ
Điều 23. Điều kiện của tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử
1. Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Về chủ thể: Có kinh nghiệm trong việc xây dựng giải pháp công nghệ thông tin và giải pháp trao đổi dữ liệu điện tử giữa các tổ chức, cụ thể:
- Có tối thiểu 05 năm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
- Đã triển khai hệ thống, ứng dụng công nghệ thông tin cho tối thiểu 10 tổ chức.
- Đã triển khai hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử giữa các chi nhánh của doanh nghiệp hoặc giữa các tổ chức với nhau.
b) Về tài chính: Có cam kết bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam với giá trị trên 5 tỷ đồng để giải quyết các rủi ro và bồi thường thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình cung cấp dịch vụ.
c) Về nhân sự:
- Có tối thiểu 20 nhân viên kỹ thuật trình độ đại học chuyên ngành về công nghệ thông tin, trong đó có nhân viên có kinh nghiệm thực tiễn về quản trị mạng, quản trị cơ sở dữ liệu.
- Có nhân viên kỹ thuật thường xuyên theo dõi, kiểm tra 24h trong ngày và 7 ngày trong tuần để duy trì hoạt động ổn định của hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử và hỗ trợ người sử dụng dịch vụ hóa đơn điện tử.
d) Về kỹ thuật:
- Có hệ thống thiết bị, kỹ thuật, quy trình sao lưu dữ liệu tại trung tâm dữ liệu chính theo quy định tại mục d, khoản 1 Điều 32 của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.
- Có hệ thống thiết bị, kỹ thuật dự phòng đặt tại trung tâm dự phòng cách xa trung tâm dữ liệu chính tối thiểu 20km sẵn sàng hoạt động khi hệ thống chính gặp sự cố.
- Kết nối trao đổi dữ liệu hóa đơn điện tử với cơ quan thuế phải đáp ứng yêu cầu:
+ Kết nối với cơ quan thuế thông qua kênh thuê riêng hoặc kênh MPLS VPN Layer 3, gồm 1 kênh truyền chính và 2 kênh truyền dự phòng. Mỗi kênh truyền có băng thông tối thiểu 10 Mbps.
+ Sử dụng dịch vụ Web (Web Service) hoặc Message Queue (MQ) có mã hóa làm phương thức để kết nối.
+ Sử dụng giao thức SOAP để đóng gói và truyền nhận dữ liệu
2. Hướng dẫn tại Khoản 1 Điều này áp dụng đối với tổ chức cung cấp dịch vụ truyền, nhận dữ liệu hóa đơn điện tử, tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế.
Điều 24. Lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử
Tổng cục Thuế căn cứ quy định tại Điều 23 Thông tư này thực hiện ký hợp đồng cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử theo trình tự quy định tại Điều 25 Thông tư này đối với các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin đáp ứng đủ các điều kiện.
Điều 25. Trình tự ký hợp đồng cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử
Việc ký hợp đồng cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử giữa Tổng cục Thuế và tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 26. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 11 năm 2019.
2. Từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành đến ngày 31 tháng 10 năm 2020, các văn bản của Bộ Tài chính ban hành sau đây vẫn có hiệu lực thi hành:
a) Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14 tháng 03 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hoá đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
b) Thông tư số 191/2010/TT-BTC ngày 01 tháng 12 năm 2010 hướng dẫn việc quản lý, sử dụng hóa đơn vận tải;
c) Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ Tài chính (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 8 năm 2014, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27 tháng 02 năm 2015 của Bộ Tài chính);
d) Quyết định số 1209/QĐ-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế, Quyết định số 526/QĐ-BTC ngày 16 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc mở rộng phạm vi thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế.
đ) Quyết định số 2660/QĐ-BTC ngày 14 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc gia hạn thực hiện Quyết định số 1209/QĐ-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2015;
e) Thông tư số 37/2017/TT-BTC ngày 27 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ Tài chính (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính).
3. Từ ngày 01 tháng 11 năm 2020, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải thực hiện đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử theo hướng dẫn tại Thông tư này.
4. Từ ngày 01 tháng 11 năm 2020, các Thông tư, Quyết định của Bộ Tài chính nêu tại Khoản 2 Điều này hết hiệu lực thi hành.
Điều 27. Xử lý chuyển tiếp
1. Việc xử lý chuyển tiếp thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 36 của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.
2. Từ ngày 01 tháng 11 năm 2018 đến ngày 31 tháng 10 năm 2020, để chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin để đăng ký, sử dụng, tra cứu và chuyển dữ liệu lập hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 119/2018/NĐ-CP, trong khi cơ quan thuế chưa thông báo các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chuyển đổi để sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định Nghị định số 119/2018/NĐ-CP và theo hướng dẫn tại Thông tư này thì doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh vẫn áp dụng hóa đơn theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP.
3. Kể từ thời điểm doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Thông tư này nếu phát hiện hóa đơn đã lập theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính mà có sai sót thì người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ- CP và lập hóa đơn hóa đơn điện tử mới (hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã) thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót. Hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót phải có dùng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”. Người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn đã lập (theo Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính) có sai sót, sau đó người bán gửi cơ quan thuế để được cấp mã cho hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).
4. Đối với tổ chức sự nghiệp công lập (cơ sở giáo dục công lập, cơ sở y tế công lập) đã sử dụng Phiếu thu tiền thì tiếp tục sử dụng Phiếu thu tiền đã sử dụng. Trường hợp cơ quan thuế thông báo chuyển đổi để áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế nếu tổ chức sự nghiệp công lập (cơ sở giáo dục công lập, cơ sở y tế công lập) chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng Hóa đơn kiêm Phiếu thu tiền hóa đơn theo quy định tại các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì thực hiện chuyển dữ liệu hóa đơn cho cơ quan thuế theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP cùng với việc nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng. Trường hợp đáp ứng các điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin thì tổ chức sự nghiệp công lập (cơ sở giáo dục công lập, cơ sở y tế công lập) đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 8, Điều 13 Thông tư này.
5. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.

Nơi nhận:
Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
Văn phòng Quốc hội;
Văn phòng Chủ tịch nước;
Văn phòng Tổng Bí thư;
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
Toà án nhân dân tối cao;
Kiểm toán nhà nước;
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân,
Sở Tài chính, Cục Thuế, Kho bạc nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Công báo;
Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế; Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
Lưu: VT, TCT (VT, CS

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

 

Trần Xuân Hà

CÁC MẪU HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ HIỂN THỊ THAM KHẢO

(Ban hành kèm theo Thông tư số 68 /2019/TT-BTC
ngày 30 tháng 9 năm 2019 của Bộ Tài chính)

--------------------

 

TT

Mẫu hiển thị

Tên loại hóa đơn

1

Mẫu hiển thị số 1

Hóa đơn điện tử giá trị gia tăng (dùng cho tổ chức, cá nhân khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ)

2

Mẫu hiển thị số 2

Hóa đơn điện tử bán hàng (dùng cho tổ chức, cá nhân khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp)

3

Mẫu hiển thị số 3

Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử

4

Mẫu hiển thị số 4

Hóa đơn điện tử giá trị gia tăng (dùng cho một số tổ chức, doanh nghiệp đặc thù )

5

Mẫu hiển thị số 5

Hóa đơn điện tử giá trị gia tăng (dùng cho một số tổ chức, doanh nghiệp đặc thù thu bằng ngoại tệ )

Mẫu hiển thị số 01: Hóa đơn điện tử giá trị gia tăng

 

HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Ký hiệu: 1C21TAA

Số: 123

Ngày 02 tháng 01 năm 2021

Tên người bán: CÔNG TY TNHH A

Mã số thuế:

Địa chỉ: 45 phố X, quận Y, thành phố Hà Nội

Điện thoại:.................................................. Số tài khoản.........................................................

 

 

 

 

Họ tên người mua: ..................................................................................................................................

Tên người mua: .......................................................................................................................................

Mã số thuế: ..............................................................................................................................................

Địa chỉ: .....................................................................................................................................................

Hình thức thanh toán: .................................. Số tài khoản: ....................... Đồng tiền thanh toán: VNĐ

STT

Tên hàng hóa, dich vụ

Đơn vi tính

Số lượng

Đơn

giá

Thuế

suất

Thành tiền

chưa có thuế GTGT

Tiền thuế GTGT

Thành tiền có thuế GTGT

1

2

3

4

5

6

7= 4x5

8 =7x6

9 = 7+8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng tiền chưcó thuế GTGT:

Tổng tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất:       ................

Tổng tiền thanh toán đã có thuế GTGT:

Số tiền viết bằng chữ:...............................................................................................................................................

             Người mua hàng                                                                                Người bán hàng

          (Chữ ký số (nếu có))                                                                    (Chữ ký điện tử, Chữ ký số)

 

 

                                                                                                             

 

 

(Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, nhận hóa đơn)

Mẫu hiển thị số 02: Hóa đơn điện tử bán hàng (dùng cho tổ chức,

nhân khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp)

 

HÓA ĐƠN BÁN HÀNG

Ký hiệu: 2C21TBB

Số: 98723

Ngày15 tháng 10 năm 2021

Tên người bán: CÔNG TY TNHH A

Mã số thuế: 010023400

Địa chỉ: 45 phố X, quận Y, thành phố Hà Nội

Số tài khoản................................................................................................................................................

Điện thoại:.................................................................................................................................................

Họ tên người mua hàng..................................................................................................................................................

Tên người mua...................................................................................................................................................

Địa chỉ................................................................. Số tài khoản..................................................................

Hình thức thanh toán:....................................MST:........................................Đồng tiền thanh toán:VNĐ

STT

Tên hàng hóa, dịch vụ

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

1

2

3

4

5

6=4x5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng tiền thanh toán: ...............................................................................................

Số tiền viết bằng chữ:........................................................................................................................

     Người mua hàng                                                                       Người bán hàng

    Chữ ký số (nếu có)                                                            (Chữ ký điện tử, Chữ ký số)

 

 

 

(Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, nhận hóa đơn)

Mẫu hiển thị số 03: Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử

 

Tên người xuất hàng: Công ty A

Theo lệnh điều động số 578 của Chi nhánh B về việc vận chuyển hàng hóa

Địa chỉ kho xuất hàng: 125 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội

Tên người vận chuyển: Trần Văn Đức

Phương tiện vận chuyển: ô tô bán tải số 30 A 410.67

Mã số thuế người xuất hàng :..........................................................

 

PHIẾU XUẤT KHO KIÊM VẬN CHUYỂN ĐIỆN TỬ

 

Ngày 30 tháng 9 năm 2022                                      Ký hiệu: 3K22TAB

Số : 12347

 

Tên người nhận hàng: Trần Văn C

Địa chỉ kho nhận hàng: 99 Cầu Giấy, Hà Nội

Mã số thuế:................................................................................

STT

Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư (sản phẩm, hàng hóa)

Mã số

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn

giá

Thành

tiền

Thực

xuất

Thực

nhập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng:

 

Thủ trưởng đơn vị

(Chữ ký điện tử, Chữ ký số)

Mẫu hiển thị số 04: Hóa đơn điện tử Giá trị gia tăng (dùng cho một số tổ
chức, 
doanh nghiệp đặc thù)

 

HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Ký hiệu: 2K22DAA

Số: 9852

Ngày 22 tháng 03 năm 2022

Tên người bán: CÔNG TY TNHH Bảo hiểm nhân thọ A

Mã số thuế:.................................................................................................................................

Địa chỉ: 45 phố X, quận Y, thành phố Hà Nội

Điện thoại:.................................................. Số tài khoản.........................................................

Tên người mua: ....................................................................................................................

Mã số thuế:............................................................................................................................

Địa chỉ: ............................................................................................................................................

Hình thức thanh toán:....................................Số tài khoản..........................Đồng tiền thanh toán:VNĐ

STT

Tên hàng hóa, dich vụ

Thành tiền

1

2

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thành tiền chưa có thuế GTGT:                                                        .......................

1

Thuế suất giá trị gia tăng: ................ %                 Tiền thuế giá trị gia tăng..................

Tổng tiền thanh toán:

Số tiền viết bằng chữ:..............................................................................................................................................

            Người mua hàng                                                                                   Người bán hàng

          Chữ ký số (nếu có)                                                                          (Chữ ký điện tử, Chữ ký số)

 

 

 (Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hóa đơn)

Mẫu hiển thị số 5: Hóa đơn điện tử giá trị gia tăng (dùng cho một số tổ chức,
doanh nghiệp đặc thù thu bằng ngoại tệ )

 

HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Ký hiệu: 1K22DAA

Số: 6830

Ngày 04 tháng 10 năm 2022

Tên người bán:..................................................................................................................................................

Mã số thuế:.................................................................................................................................................

Địa chỉ:...................................................................................................................................................

Điện thoại:.................................................. Số tài khoản.........................................................

 

 

 

 

 

Tên người mua..................................................................................................................................

Mã số thuế:......................................................................................................................................

Địa chỉ....................................................................................................................................................

Hình thức thanh toán:..................................Số tài khoản............................ Đồng tiền thanh toán: USD

STT

Tên hàng hóa, dich vụ

Đơn vi tính

Số lượng

Đơn

giá

Thuế

suất

Thành tiền

chưa có thuế GTGT

Tiền

thuế

GTGT

Thành tiền có thuế GTGT

Tỷ giá

(USD/VND)

1

2

3

4

5

6

7=4x5

8=6x7

9=7+8

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng tiền chưa có thuế GTGT:                                              ..................                                                                                      

Tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất:                                                                                                        

Tổng tiền thanh toán đã có thuế GTGT:                               ...................

Số tiền viết bằng chữ:..................................................................................................................................................

    Người mua hàng                                                                            Người bán hàng

   Chữ ký số (nếu có)                                                                       (Chữ ký điện tử, Chữ ký số)

                                                                                             

 

(Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hóa đơn)

Phụ lục II

MẪU BẢNG TỔNG HỢP DỮ LIỆU HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ GỬI CƠ QUAN THUẾ

 

[01]Kỳ dữ liệu: Tháng..................................................................................... năm.......... hoặc quý........... năm

[02]Lần đầu [ ]                                                             [03] Bổ sung lần thứ [ ]

   [04] Tên người nộp thuế:

[05] Mã số thuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số:        

STT

Ký hiệu mẫu số hóa đơn,

ký hiệu hóa đơn

Số hóa đơn

Ngày tháng năm lập hóa đơn

Tên

người

mua

Mã số thuế người mua/mã

khách

hàng

Tên hàng hóa, dịch vụ

Đơn vị tính

Số lượng hàng hóa

Tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra chưa có thuế GTGT

Thuế suất thuế GTGT

Tổng số thuế GTGT

Tổng tiền thanh toán

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tôi cam đoan tài liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những tài liệu đã khai./.

Ngày......tháng......năm.........

NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

<Chữ ký số của người nộp thuế>

 

 

Ghi chú:

- Trường hợp hóa đơn không nhất thiết có đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư thì bỏ trống các chỉ tiêu không có trên hóa đơn.

- Các chỉ tiêu (7), (8), (9) chỉ áp dụng đối với trường hợp bán xăng dầu cho người tiêu dùng là cá nhân. Người bán tổng hợp dữ liệu của các hóa đơn bán cho người tiêu dùng là cá nhân trong ngày theo từng mặt hàng.

- Chỉ tiêu (6): người bán điền mã số thuế đối với người mua là tổ chức kinh doanh, cá nhân kinh doanh có mã số thuế, trường hợp là cá nhân tiêu dùng cuối cùng không có mã số thuế thì để trống; mã khách hàng đối với trường hợp bán điện, nước cho khách hàng không có mã số thuế.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY
OF FINANCE
--------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence – Freedom - Happiness
---------------

No. 68/2019/TT-BTC

Hanoi, September 30, 2019

 

CIRCULAR

Guiding the implementation of a number of articles of the Government s Decree No.  119/2018/ND-CPdated September 12, 2018 on providing regulations on electronic invoices for selling goods and providing services
------------------------------

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on Tax Administration dated November 29, 2006 and the Laws amending and supplementing a number of articles of the Law on Tax Administration;

Pursuant to the Law on Value-Added Tax dated June 3, 2008 and the Laws amending and supplementing a number of articles of the Law on Value-Added Tax;

Pursuant to the Law on Accounting dated November 20, 2015;

Pursuant to the Law on Electronic Transactions dated November 29, 2005;

Pursuant to the Law on Information Technology dated June 29, 2006;

Pursuant to the Government s Decree No. 119/2018/ND-CP dated September 12, 2018 providing regulations on electronic invoices for selling goods and providing services;

Pursuant to the Government s Decree No. 87/2017/ND-CP dated July 26, 2017 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

At the request of the Director General of the General Department of Taxation,

The Minister of Finance promulgates a Circular guiding the implementation of a number of articles of the Government s Decree No. 119/2018/ND-CP providing regulations on electronic invoices for selling goods and providing services dated September 12, 2018 with contents as follows:

Chapter I
GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulations

This Circular guides a number of contents on electronic invoices according to the Government s Decree No. 119/2018/ND-CP providing regulations on electronic invoices for selling goods and providing services dated September 12, 2018 (hereinafter referred to as Decree No. 119/2018/ND-CP), including: contents of electronic invoices, time of making electronic invoices, format of electronic invoices, application of electronic invoices, providing electronic invoice services, managing and using electronic invoices, building and managing electronic invoice databases and organizations providing electronic invoice services.

Article 2. Subjects of application

1. Organizations, enterprises, households and individuals that sell goods and provide services, including:

a) Enterprises established and operating under the provisions of the Law on Enterprises, the Law on Credit Institutions, the Law on Insurance Business, the Law on Securities, the Law on Petroleum and other legal documents in the following forms: Joint stock company; limited liability company; partnership; private enterprise;

b) Public service providers that sell goods or provide services;

c) Organizations established and operating under the Law on Cooperatives;

d) Other organizations;

d) Business households and individuals.

2. Organizations and individuals that buy goods and services.

3. Organizations providing electronic invoice services, including: Organizations providing electronic invoice solutions; organizations providing services of receipt, transmission, storage of electronic invoice data and other services related to electronic invoices.

4. Tax administration agencies at all levels and organizations and individuals involved in the management, registration and use of invoices.

Article 3. Contents of electronic invoice

1. Contents of an electronic invoice:

a) Name of invoice, identification code of invoice, serial number of invoice and number of invoice.

a.1) Name of the invoice is the name of each type of invoice specified in Article 5 of Decree No. 119/2018/ND-CP shown on each invoice, such as: VAT INVOICE, SALES INVOICE, ELECTRONIC DELIVERY NOTE CUM BILL OF LADING, STAMP, PROMISSORY NOTE, CARD...

a.2) Identification code of invoice

Identification code of invoice is a natural number (1, 2, 3, 4) indicating the invoice type as follows:

- Number 1: VAT invoice.

- Number 2: Sales invoice.

- Number 3: Electronic delivery note cum bill of lading.

- Number 4: Other types of invoices, including electronic stamps, electronic tickets, electronic cards, electronic receipts or other electronic vouchers with contents of electronic invoices as specified in this Article.

a.3) Serial number of invoice

Serial number of invoice consists of 6 characters (both numbers and letters), used to identify the year of making the invoice, the type of the invoice and whether this type of invoice has a tax identification number or not. These six (06) characters are specified as follows:

- The first character is one (01) letter (C or K) indicating the type of the invoice with or without a tax identification numbers issued by tax agencies. Specifically, C represents the electronic invoice with a tax identification numbers issued by tax agencies; K represents the electronic invoice without a tax identification numbers issued by tax agencies.

- The next two characters are the 2 Arabic numerals representing the year of electronic invoicing, which is determined by the last 2 digits of the number of the calendar year. For example: The year of electronic invoicing is 2019, thus the two characters are 19; The year of electronic invoicing is in 2021, thus the two characters are 21.

- A subsequent character is one (01) letter (T or D or L or M) representing the type of the electronic invoice:

+ T: Invoices registered to tax agencies and used by enterprises, organizations, households or individuals.

+ D: Specific electronic invoices without certain criteria registered and used by enterprises and organizations.

+ L: Electronic invoices issued by tax agencies.

+ M: Electronic invoices generated from cash registers

- The last two characters are the letters determined by the seller based on management needs; in case of no management need, these are YY.

- Identification code and serial number of invoice are shown on the upper right of the invoice (or in a recognizable position).

- Examples for identification code and serial number of invoice:

+ "1C21TAA" - an electronic VAT invoice with a tax identification number issued by the tax agency in 2021 and registered by the enterprise, organization, business household or individual to the tax agency.

+ "2C21TBB" - an electronic sales invoice with a tax identification number issued in 2021 and registered by the enterprise, organization, business household or individual to the tax agency.

+ "1C22LBB" - an electronic VAT invoice with a tax identification number issued by the tax agency in 2022 in particular time.

+ "1K22TYY" – an electronic VAT invoice without a tax identification number issued by the tax agency in 2022 and registered by the enterprise, organization, business household or individual to the tax agency.

+ "1K22DAA" - an electronic VAT invoice without a tax identification number issued by the tax agency in 2022 and registered by the enterprise or organization without certain criteria.

+ "3K22TAB" – a delivery note cum bill of lading with a tax identification number issued in 2022 and registered by the enterprise to the tax agency as an electronic voucher containing the contents of an electronic invoice.

a.4) Invoice number

- Invoice number is the ordinal number shown on an invoice when the seller makes the invoice. The invoice number contains a maximum of 8 Arabic numerals, starting from 1 on January 1 or when the invoice is put into use and ending at 99 999 999 on December 31. Invoices are made in a continuous order from small numbers to large numbers with the same identification code and serial number of invoice.

- In case the invoice number is not made according to the above-mentioned principle, the electronic invoicing system shall ensure the principle of chronological increase in order that the invoice number contains a maximum of 8 digits and is made and used only once.

b) Name, address and tax identification number of the seller

The invoice shall show the name, address and tax identification number of the seller in accordance with the name, address and tax identification number stated in the enterprise registration certificate, branch operation registration certificate, business household registration certificate, tax registration certificate, tax identification number notice and investment registration certificate.

c) Name, address and tax identification number of the buyer (if the buyer has a tax identification number)

c.1) If the buyer is a business establishment that has a tax identification number, the buyer s name, address and tax identification number shown on the invoice shall be stated in the enterprise registration certificate, branch operation registration certificate, business household registration certificate, tax registration certificate, tax identification number notice or investment registration certificate.

c.2) If the buyer does not have a tax identification number, the invoice shall not show the buyer’s tax identification number. In case of selling goods or providing specific services to individual consumers specified in Clause 3 of this Article, the invoice shall not show the buyer’s name and address. In case of selling goods or providing services to foreign customers to Vietnam, the address of the buyer shall be replaced by the number of the passport or immigration documents and the nationality of the foreign customer.

d) Name, unit, quantity and unit price of goods and services; amount of money without value added tax, value added tax rate, total amount of value added tax on each tax rate, total amount of value added tax and total payment with value added tax.

d.1) Name, unit, quantity, unit price of goods and services

- Names of goods and services: The names of goods and services shall be written in Vietnamese. In case of selling goods of various categories, the goods names shall include details of each category (for example: Samsung phones, Nokia phones...). In case goods are subject to registration of use right or ownership right, the invoice shall show the specific codes and numbers of the goods according to law provision (for example: vehicle identification number and engine number of cars or motorbikes; address, type, length, width, number of floors of houses). For specific types of goods and services such as electricity, water, telecommunications services, television services, information technology services and insurance sold in a certain period, the invoice shall show the period of the goods and services.

In case additional foreign words are needed, foreign words shall be placed in parentheses () or immediately below the Vietnamese lines and have a smaller font size than Vietnamese words. In case goods and services are transacted with provisions on codes of goods and services, the names and codes of goods and services shall be written on the invoice.

- Unit: The seller shall base on the nature and characteristics of the goods to determine the unit of the goods shown on the invoice in line with units of measurement (for example: ton, oats, kg, g, mg… or slice, can, box, bag, package, tube, m3, m2, m,...). For services, the unit is determined as times of service provision and the contents of services.

- Quantity of goods or services: The seller shall record the quantity in Arabic numerals in terms of the above units.

- Unit price of goods or services: The seller shall record the unit price of goods and services in terms of the above units.

d.2) Value-added tax rate: The value-added tax rate shown on invoices is the value-added tax rate corresponding to each type of goods or service according to the provisions of law on value-added tax.

d.3) The amount of money without value added tax, value added tax rate, total amount of value added tax on each tax rate, total amount of value added tax and total payment with value added tax shall be displayed in VND and in Arabic numerals, except for cases in which goods are traded in foreign currencies and the revenue shall not be converted to VND, the currencies shall be kept as the same;

The total amount of payment on the invoice shall be expressed in VND, in Arabic numerals and in Vietnamese language, except for the cases in which goods are traded in foreign currencies and the revenue shall not be converted to VND, the total amount of payment shall be expressed in original currencies and in the corresponding foreign languages.

In case the business establishments apply trade discount for customers or sales promotion in accordance with law provisions, the trade discounts and promotions shall be clearly shown on electronic invoices. The determination of the prices subject to value-added tax (the amount without VAT) in case of applying trade discounts to customers or sales promotion shall comply with the law provisions on value-added tax.

d) Digital and electronic signatures of sellers and buyers

- In case the seller is an enterprise or organization, the seller s digital signature on the invoice is the digital signature of the enterprise or organization; In case the seller is an individual, the seller s digital signature on the invoice is the digital signature of this individual or his/her authorized person.

- In case the buyer is a business establishment and the buyer and seller agree upon the buyer s satisfaction of the technical conditions for making digital and electronic signatures on an electronic invoice made by the seller, the buyer shall make digital and electronic signatures on the invoice.

- In case the electronic invoices do not need digital signatures or electronic signatures of the seller and the buyer, it shall comply with Clause 3 of this Article.

 e) 

The time of making electronic invoices is determined by the time the seller makes digital and electronic signatures and displayed in the format of day/month year (for example: 30/4/2019) in accordance with provisions of Article 4 of this Circular.

g)  Tax identification numbers issued by tax agencies for electronic invoices with tax identification numbers as specified in Clause 5 Article 3 of Decree No. 119/2018/ND-CP.

h) Fees and charges for the state budget; trade discounts and promotions (if any) under the provisions at Point d.3 of this Clause and other relevant contents (if any).

2. The words, numbers and currency shown on electronic invoices

a) The words displayed on the invoice shall be Vietnamese. In case additional foreign words are needed, foreign words shall be put in parentheses () or immediately below Vietnamese lines and have a font size smaller than Vietnamese ones. In case the words on the invoice is in Vietnamese without diacritical marks, the unmarked words shall not lead to misunderstanding of the contents of the invoice.

b) The numbers displayed on the invoice shall be the Arabic numerals: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. If the sellers use a dot (.) as separator for groups of thousands, they shall use a comma (,) as decimal separator and vice versa on accounting documents.

c) The currency in the invoice is VND with the national currency sign as "đ".

- In case of economic and financial operations arising in foreign currencies according to the provisions of law provisions on foreign exchange, the unit price, the total amount, the total amount of value added tax on each tax rate, total amount of value added tax and total payment shall be displayed in the original currency. The seller shall also show exchange rate between the original currency with VND on the invoice according to the exchange rates specified in the Law on Tax Administration and its guiding documents.

-  Currency Code according to international standards (for example: 13,800.25 USD - Thirteen thousand eight hundred US dollars and twenty-five cents, 5,000 EUR - Five thousand euros).

- In case goods are sold in foreign currencies in accordance with law provisions on foreign exchange and tax is paid in foreign currencies, the total amount of payment shown in the invoice shall displayed in the original currency instead of VND.

3. The cases in which invoices shall not necessarily contain all the contents

a) The electronic invoice shall not necessarily display the electronic signature of the buyer (including the case of electronic invoicing for selling goods or providing services to customers in foreign countries). In case the buyer is a business establishment and the buyer and seller agree upon the buyer s satisfaction of the technical conditions for making digital and electronic signatures on an electronic invoice made by the seller, the electronic invoice shall have digital or electronic signatures of the seller and the buyer under agreement between the two parties.

b) Electronic sales invoices at supermarkets or shopping malls whose buyers are non-business individuals shall not necessarily contain the names, addresses and tax identification numbers of the buyers.

c) Electronic invoices of petrol and oil sold to non-business individuals shall not necessarily display invoice name, identification code of invoice, serial number of invoice and number of invoice; name, address, tax identification number of the buyer, electronic signature of the buyer; digital signature or electronic signature of the seller, value added tax rate. The seller shall ensure the electronic invoices to be stored sufficiently for the sale of petrol and oil to customers, who are non-business individuals according to regulations, and to be accessed at the request of competent agencies.

d) Electronic invoices that are stamps, tickets or cards shall not necessarily display electronic signatures or digital signatures of the sellers (except for stamps, tickets and cards which are electronic invoices with tax identification numbers issued by tax agencies), criteria of buyers (name, address, tax identification number), tax amount, value added tax rate. Electronic stamps, tickets and cards with printed denominations shall not necessarily display the unit, quantity and unit price.

e) Electronic vouchers of air transport services generated via websites and e-commerce systems in accordance with international practices for non-business individual buyers, which are determined as electronic invoices, shall not necessarily display identification codes of invoice, serial numbers of invoice and numbers of invoice, value added tax rates, tax identification numbers, buyer addresses, digital signatures and electronic signatures of the sellers.

In case a business organization or a non-business organization buys air transport services, electronic vouchers of air transport services generated via websites and e-commerce systems in accordance with international practices for non-business individual buyers and determined as electronic invoices shall not be determined as electronic invoices. Enterprises or agents providing air transport services shall make electronic invoices with all the specified details for organizations and individuals using air transport services.

f) Invoices of construction and installation services or residential building for sale with contract payment schedules shall not necessarily display the unit, quantity and unit price.

g) Electronic delivery notes cum bills of lading shall not display names of shippers, means of transport, addresses of source warehouses and addresses of destination warehouses receipts instead of the criteria of buyers, tax amount, tax rate and total payment.

h) Invoices of Interline booking between airlines in accordance with the regulations of the International Air Transport Association shall not necessarily display the following criteria: serial numbers of invoice, identification numbers of invoice, addresses, tax identification numbers of the buyers, electronic signatures of the buyers, unit, quantity and unit price.

4. Other contents on electronic invoices

a) Apart from other contents as guided in Clause 1 and Clause 3 of this Article, enterprises, organizations, households and individuals shall create additional information, including their logos, identification symbols, trademarks or brands,... Depending on the characteristics and nature of transactions and management requirements, the invoice shall show information about the sales contract, shipping orders, customer code and other information.

b) Delivery notes cum bills of lading shall show information of the transfer order, the consignees, the stock keepers, the addresses of source warehouses and the destination warehouses shall include:

- Name of the stock keeper and Transfer order.

- Address of the source warehouse, Name of the shipper and Mean of transport.

- Name of the consignee

- Address of the destination warehouse.

5. Some types of invoices attached to Appendix 1 issued together with this Circular shall be for reference only.

6. For VAT invoices cum tax refund declarations shall comply with the guidance of the Ministry of Finance in Circular No. 72/2014/TT-BTC dated May 30, 2014 regulating VAT refund for goods purchased by foreigners and Vietnamese residents overseas departing Vietnam.

Article 4. Time of making electronic invoices

1. The time of making electronic invoices for selling goods, providing services, delivering goods in multiple times or handing over services by single items or in each stage of completion shall be determined according to the provisions of Clauses 1, 2 and 3, Article 7 of Decree No. 119/2018/ND-CP.

2. The time of making electronic invoices for other cases shall be guided as follows:

a) The time of making electronic invoices for electricity, water, telecommunications services, television services, information technology services  provided in particular periods of time is within seven (7) days from the date the electricity or water consumption recorded on the meters or the end of the conventional periods of providing television and information technology services. The conventional period shall be used as a basis for calculating the quantity of goods and services under the agreement between the telecommunications, television or information technology service provider and the buyer.

b) The time of making electronic invoices for construction and installation is the time of acceptance or handover of works, work items, construction and installation volumes, regardless of the payment is made or not.

c) For organizations dealing in real estate, infrastructure construction or residential building for sale or transfer:

c.1) In case the ownership or use rights have not been transferred yet: If the payment is made according to the project implementation schedule or the payment schedule specified in the contract, the time of making electronic invoice is the date of payment or the date as agreed in the contractual payment agreement.

c.2) In case the ownership or use rights have been transferred: The time of making electronic invoices shall comply with Clause 1 of this Article.

d) The time of making electronic invoices for cases of purchasing air transport services via websites and e-commerce systems shall comply with international practices with a maximum of five (5) days from the date the air transport service vouchers generated on the websites and e-commerce systems.

3. For activities of prospecting and exploring crude oil, condensate and natural gas, associated petroleum gas and coal gas, the time of making invoices for selling crude oil, condensate, natural gas and processed petroleum shall comply with provisions of Clauses 1 and 3, Article 7 of Decree No. 119/2018/ND-CP, regardless of the payment is made or not.

Article 5. Format of electronic invoices

1. Electronic invoice format is a technical standard that defines the data type and data length of information fields for receipt, storage and display of electronic invoices. Extensible Markup Language (XML) shall be used for electronic invoice formatting.

2. The electronic invoice format consists of two components: the component containing professional data of electronic invoice and the component containing data of digital signature. Electronic invoices with tax identification numbers issued by tax agencies shall include additional components containing data related to the tax identification numbers.

3. The General Department of Taxation shall formulate and publicize the components containing professional data of electronic invoice, the components containing data of digital signature as well as provide tools to display the contents of electronic invoices according to the provisions of this Circular.

4. Organizations and enterprises selling goods or providing services, on directly transmitting data to tax agencies, shall meet the following requirements:

a) Being connected with General Department of Taxation via leased communication channel or MPLS VPN Layer 3, including 1 main communication channel and 1 alternative communication channel. Each channel shall have a minimum bandwidth of 5 Mbps.

b) Using encrypted Web Service or Message Queue (MQ) as connection method.

c) Using SOAP protocol to encapsulate and transmit data.

5. The contents of electronic invoices shall be displayed fully and accurately to avoid misunderstandings and the buyers can read them via electronic devices.

Article 6. Application of electronic invoices for selling goods or providing services

1. Cases of using electronic invoices with or without tax identification numbers issued by tax agencies shall comply with Clauses 1, 2, 3, 4 and 6 of Article 12 of Decree No. 119/2018/ND-CP.

In case of using electronic invoices without tax identification numbers issued by tax agencies according to Clause 2, Article 12 of Decree No. 119/2018/ND-CP, the fields of electricity, petroleum, post and telecommunication, air, road, rail, sea and waterway transportation, clean water supplying, credit and financing, insurance, medical, e-commerce business, supermarket business and trade shall be determined as level 4 economic fields according to the List of national economic system issued together with the Prime Minister s Decision No. 27/2018/QD-TTg dated June 7, 2018, in which e-commerce business shall be identified by retail codes for online purchases via the Internet, supermarket business shall be identified by retail codes for purchases from supermarkets or convenience stores, and commercial business shall be identified by the wholesale and retail codes of each category of goods.

2. Cases of using electronic invoices with tax identification numbers issued by tax agencies generated from cash registers connected to electronic data transmission to tax agencies:

a) Enterprises and organizations mentioned in Clause 1 of this Article, who register to use electronic invoices connected to cash registers.

b) Business households and individuals specified in Clause 5, Article 12 of Decree No. 119/2018/ND-CP.

3. The application of electronic invoices to cases with high tax-related risks shall be conducted as follows:

a) Sellers of goods or services with high tax-related risks as specified in Point b of this Clause shall use electronic invoices with tax identification numbers issued by tax agencies, regardless of the difference in value of goods or services in each time of transaction.

b) Enterprises with high tax-related risk are those with an equity of less than VND 15 billion and one of the following signs:

b.1) Having no right to own or lawfully use the following facilities: factory; workshop; warehouse; means of transportation; stores and other facilities.

b.2) Doing business in exploiting soil, stone, sand and gravel.

b.3) Having suspicious banking transactions according to law provisions on prevention of money laundering.

b.4) Earning revenue from the sale of goods or services to other enterprises whose owners are their parents, spouses or siblings; or have cross-ownership of over 50% of total business revenue on the corporate income tax declarations in the accounting year.

b.5) ​​Failing to declare tax as specified: Failing to submit tax declaration or submitting tax declaration after 90 days from the deadline for submitting tax declaration or from the commencement date of business operation specified in business registration certificates; suspending business in a longer time than the time of temporary business suspension notified to tax agencies and being discovered by the tax agencies as still conducting production and business without tax declaration; stopping business activities at the registered address without declaration to tax agencies or being  unidentified by the tax agencies of permanent or temporary residence of the legal representatives or business owners.

b.6) Using the electronic invoices with change of business address at least 2 times within 12 months without specified declaration and tax payment at the new registered place according to law provisions.

b.7) Buying invoices from the tax agencies (implementing the Decision “on the use of invoices issued by tax agencies of high-risk enterprises") and being requested by the tax agencies to use electronic invoices with tax identification numbers issued the tax agencies.

b.8) Within 01 year from the time of assessment:

- Having decisions issued by tax agencies on sanctioning administrative violations related to the use of illegal invoices and illegal use of invoices leading to tax evasion, tax fraud, delayed tax payment and understatement of tax obligations and being imposed with a fine of VND 20 million or more;

- Being sanctioned twice a year by tax agencies on administrative violations related to invoices with a total fine of at least VND 8 million;

- Being sanctioned 3 times a year by tax agencies on administrative violations related to invoices.

c) The General Department of Taxation shall formulate and promulgate risk criteria or submit them to competent authorities for promulgation according to their competence; building business processes and information technology application systems uniformly applied throughout the country to assess and identify cases with signs of risk in the issuance and use of invoices.

d) The direct tax administration agencies (Department of Taxation, Sub-department of taxation) shall be responsible for notifying enterprises and economic organizations of high tax-related risks (Form No. 07 attached in the Appendix issued together with Decree No. 119/2018/ND-CP) to use electronic invoices with tax identification numbers issued by tax agencies.

e) Enterprises and economic organizations of high tax-related risks shall use electronic invoices with tax identification numbers issued by tax agencies in 12 consecutive months of operation. After a period of 12 months, if such enterprises and economic organizations are determined to be risk-free by tax agencies, meet the conditions of using electronic invoices without tax identification numbers and want to use electronic invoices without with tax identification numbers, they shall register to the tax agencies in accordance with provisions of Article 20 of Decree No. 119/2018/ND-CP.

4. Guidelines for the issuance and declaration of tax obligations in case tax agencies issue electronic invoices with tax identification numbers for each arising time.

a) Type of invoice issued by each arising time

a.1) Electronic invoices with the tax identification numbers of the tax agencies issued by each arising time are sales invoices in the following cases:

- Business households and individuals specified in Clause 6, Article 12 of Decree No. 119/2018/ND-CP;

- Non-business organizations with goods and service provision transactions;

- Dissolved or bankrupted enterprises with invalidated tax identification numbers and arising liquidation of assets which require invoices to be delivered to the buyers;

- Enterprises, economic organizations, business households and individuals that directly pay value added tax in the following cases:

+ Stopping business activities but not yet completing procedures for invalidation of tax identification numbers with arising liquidation of assets which require invoices to be delivered to buyers;

+ Suspending business operation but requiring invoices for customers to perform the contracts signed before the suspension date of business notified by the tax agencies;

+ Being compelled not to use electronic invoices by notices of tax agencies.

a.2) Electronic invoices with the tax identification numbers of the tax agencies issued by each arising time are VAT invoices in the following cases:

- Enterprises, economic organizations and other organizations that are liable to pay value-added tax by deduction in the following cases:

+ Stopping business activities but not yet completing procedures for invalidation of tax identification numbers with arising liquidation of assets which require invoices to be delivered to buyers;

+ Suspending business operation but requiring invoices for customers to perform the contracts signed before the suspension date of business notified by the tax agencies;

+ Being compelled not to use electronic invoices by notices of tax agencies.

- For state organizations and agencies with property auction that are not liable to pay value-added tax by deduction, in case the winning price is the selling price with value-added tax clearly stated in auction documents approved by competent authorities, VAT invoices shall be issued to buyers.

b) Enterprises, economic organizations, other organizations, business households and individuals that are granted electronic invoices with tax identification numbers of tax agencies by each arising time  shall send applications for issuance of electronic invoices with tax identification numbers of tax agencies (Form No. 06 attached in the Appendix issued together with Decree No. 119/2018/ND-CP) to the tax agencies and access the electronic invoicing system of the tax agencies to make electronic invoices.

After the enterprises, organizations or individuals have fully declared and paid value added tax, personal income tax, corporate income tax and other taxes and fees (if any) in accordance with law provisions, the tax agencies shall issue tax identification numbers on the electronic invoices made by enterprises, organizations or individuals.

Enterprises, organizations or individuals shall be solely responsible for the accuracy of the information on electronic invoices with tax identification numbers of tax agencies by each arising time.

c) Determining the tax agency that issues the electronic invoice with the tax identification number by each arising time.

c.1) For organizations and enterprises: The tax agency that manages the area where the organization or enterprise registers its tax identification number or the place where the organization’s headquartered locates or the place stated in the establishment decision or the place where  goods sale and service provision arise.

c.2) For business households and individuals:

- For business households and individuals that have fixed business locations: Business households and individuals shall submit an application for electronic invoice with the tax identification number of the tax agency by each arising time at the Sub-department of taxation in the places where business households and individuals conduct business activities.

- For business households and individuals that do not have a fixed business location: Business households and individuals shall submit an application for electronic invoice with the tax identification number of the tax agency by each arising time at the Sub-department of Taxation in the place where the individuals reside or the place where households and individuals register their business.

5. The application of electronic invoices and electronic delivery note cum bill of lading in some specific cases according to management requirements shall be conducted as follows:

a) In case of entrusted import of goods, if the business establishment entrusted to import goods has paid value added tax at the import stage, the electronic invoice shall be used for delivering goods to the entrusted importer. If the value added tax is not paid at the import stage, when delivering the entrusted import goods, the business establishment entrusted to import goods shall make an electronic delivery note cum bill of lading as the voucher for goods circulation on the market.

b) In case of entrusted export of goods:

- When delivering goods to the entrusted establishment, the establishment which has goods for entrusted export shall use electronic delivery note cum bill of lading.

- When the goods have been actually exported and certified by the customs authority, based on the certificates of quantity and value of actually exported goods of the business establishments entrusted for export, the entrusted exporter shall make electronic VAT invoices for VAT payment or refund declaration or electronic sales invoices. Establishments entrusted for export shall issue electronic VAT invoices or electronic sales invoices to foreign customers.

c) Business establishments having exported goods and services (including establishments processing export goods) when exporting goods or services shall use electronic VAT invoices or electronic sales invoices.

When conducting goods issue and transport to the border gates or to the place where export procedures are carried out, the establishments shall use the electronic delivery note cum bill of lading as specified as a voucher for goods circulation on the market. After completing the procedures for exporting goods, the establishments shall make VAT invoices or sales invoices for the exported goods.

d) Business organizations that declare and pay value-added tax by the deduction of goods transfer to dependent accounting establishments such as branches and stores in other localities (provinces and municipalities) to sell or transfer between branches and dependent units or  transfer to other business establishment acting as sale agents selling goods at fixed prices to enjoy commissions, based on the method of business organization and accounting, the business establishments shall choose one of two ways to use invoices and documents as follows:

- Using electronic VAT invoices as grounds for payment and declaration of VAT at each independent unit and stage;

- Using electronic delivery notes cum bills of lading for goods transferred to agents.

In case dependent units of agricultural, forestry and fishery business establishments have registered and made value-added tax declaration and payment by deduction, while purchasing agricultural, forestry and fishery goods with the aim of transferring or selling to the headquarters of the business establishments, such dependent units shall use electronic delivery notes cum bills of lading instead of electronic VAT invoices for the transfer or sale of goods.

e) Organizations and individuals shall use the electronic delivery notes cum bills of lading as specified for delivering semi-mobile goods and electronic invoices as specified for selling goods.

f) Organizations or individuals doing business in Vietnam contributing assets as capital to establish enterprises shall not make invoices and use vouchers of capital contribution certificates, asset delivery and receipt notes, property valuation reports enclosed with records on asset origins.

g) In case of transfer of assets among dependent cost-accounting member units or transfer of assets on separation, amalgamation, merger or transformation of the enterprises, the organizations having the transferred assets shall have property transfer orders enclosed with records on asset origins without making invoices.

h) In case of transfer of assets among independent accounting units or among member units with sufficient legal status, the organizations having transferred assets shall make electronic invoices as for selling goods.

Article 7. Provision of electronic invoice services

1. Fee-free provision of electronic invoice services with tax identification numbers of the tax agencies shall comply with Article 13 of Decree No. 119/2018/ND-CP.

2. For the cases specified at Points d and d, Clause 1, Article 13 of Decree No. 119/2018/ND-CP, the General Department of Taxation shall report to the Ministry of Finance for consideration and decision.

Chapter II
MANAGEMENT AND USE OF ELECTRONIC INVOICES

Section 1
MANAGEMENT AND USE OF ELECTRONIC INVOICES WITH TAX IDENTIFICATION NUMBERS ISSUED BY TAX AGENCIES

Article 8. Registration for use of electronic invoices with tax identification numbers issued by tax agencies

1. The registration for use of electronic invoices with tax identification numbers issued by tax agencies shall comply with Article 14 of Decree No. 119/2018/ND-CP.

2. The web portal of the General Department of Taxation shall send notices in accordance with Article 14 of Decree No. 119/2018/ND-CP to enterprises, economic organizations, other organizations, business households and individuals via email addresses registered with the tax agencies.

3. The cancellation of unused paper invoices (if any) and termination of using invoices which have been already announced to be issued shall comply with the provisions of Decree No. 51/2010/ND-CP dated May 14, 2010 and Decree No. 04/2014/ND-CP dated January 17, 2014 of the Government providing regulations on invoices for selling goodsand providing services and the guiding documents of the Ministry of Finance.

Article 9.Termination of using electronic invoices with tax identification numbers issued by tax agencies

1. Tax agencies shall stop granting electronic invoices in the following cases:

a) The cases specified at Points a, b, c, d, Clause 1, Article 15 of Decree No. 119/2018/ND-CP;

b) The cases specified at Point dd, Clause 1, Article 15 of Decree No. 119/2018/ND-CP as follows:

- Acts of using electronic invoices with tax identification numbers issued by tax agencies to sell smuggled goods, prohibited goods, counterfeit goods, and goods infringing intellectual property rights, which are detected and notified by competent agencies tax agencies;

- Acts of making electronic invoices with tax identification numbers issued by tax agencies for the purpose of fake selling goods or fake providing services to appropriate money of organizations and individuals, which are detected and notified by functional agencies to the tax agencies;

- The cases in which business registration agencies or competent state agencies requests enterprises to suspend their conditional business lines when the enterprises do not meet business conditions as specified in the laws. Based on the inspection and examination results, if tax agencies determine that enterprises are set up for the purpose of trading, using illegal electronic invoices or illegally using electronic invoices, the administrative violations of such enterprises shall be sanctioned according to regulations and the tax agencies shall issue decisions for such enterprises to stop using electronic invoices with tax identification numbers issued by tax agencies.

2. The continued use of electronic invoices with tax identification numbers issued by tax agencies for enterprises, economic organizations, other organizations, business households and individuals mentioned in Clause 1 of this Article shall comply with the provisions of Clause 2 Article 15 of Decree No. 119/2018/ND-CP.

3. In case enterprises, economic organizations, other organizations, business households and individuals suspend their business activities but need electronic invoices to be delivered to buyers for the performance of contracts signed before the tax agencies issue notices of business suspension, they shall use electronic invoices for each arising time according to the instructions in Clause 4, Article 6 of this Circular.

Article 10. The making and issuance of tax identification numbers and the sending of electronic invoices with tax identification numbers issued by tax agencies

The making and issuance of codes and sending of electronic invoices with tax identification numbers issued by tax agencies shall comply with Article 16 of Decree No. 119/2018/ND-CP.

Article 11. Handling of erroneous electronic invoices after issuing tax identification numbers

1. In case the sellers detect mistakes on the electronic invoices with tax identification numbers issued by tax agencies and has not sent them to the buyers, the sellers shall make a notice attached with their digital signatures or electronical signatures to the tax agencies (Form No. 04 attached in the Appendix issued together with Decree No. 119/2018/ND-CP) for canceling electronic invoices with erroneous tax identification numbers and making new replacement electronic invoices for the buyers. The tax agencies shall cancel the erroneously issued electronic invoices saved on the tax agencies systems.

2. In case erroneous electronic invoices with tax identification numbers issued by tax agencies have been sent to buyers, they shall be handled as follows:

a) In case the name and address of the buyer are erroneous but the tax identification number and other contents are genuine, the seller shall notify the buyer of the erroneousness and make a notice to tax agencies (Form No. 04 attached in the Appendix issued together with Decree No. 119/2018/ND-CP) without making electronic invoices;

b) In case the tax identification number, the amount of money, the amount of tax and the tax rate displayed on the invoice are erroneous or the goods on the invoice are not in accordance with the specifications and quality, the seller and the buyer shall make a written agreement specifying the erroneousness and the seller shall make a notice to the tax agencies (Form No. 04 attached in the Appendix issued together with Decree No. 119/2018/ND-CP) for canceling electronic invoices and making new replacement electronic invoices for the erroneous invoices. After receiving the notice, the tax agencies shall cancel the erroneously issued electronic invoices stored on the tax agencies’ systems. A new electronic invoice that replaces the erroneously issued electronic invoice shall contain the lines "This invoice replaces the invoice with … (invoice identification code), … (invoice serial number), ... (invoice number) issued on …(date)". The sellers shall attach their digital or electronic signatures on the new electronic invoices and send them to the tax agencies for issuance of new tax identification numbers.

3. In case the tax agency detects that an electronic invoice has been erroneously issued, the tax agency shall notify the seller (Form No. 05 attached in the Appendix issued together with Decree No. 119/2018/ND-CP) to check the errors. Within 02 days from the date of receiving the tax agency s notice, the seller shall make a notice attached with their digital signatures or electronic signatures to the tax agencies (Form No. 04 attached in the Appendix issued together with Decree No. 119/2018/ND-CP) for canceling electronic invoices with erroneous tax identification numbers and making new replacement electronic invoices for the buyers according to Clause 1 or Clause 2 of this Article. If the seller fails to notify the tax agency, the tax agency shall continue to notify the seller of the errors on the issued invoice so that the seller can make adjustments or cancel the invoice.

4. Tax agencies shall notify the sellers on the receipt and results of handling of errors (Form No. 04 attached in the Appendix issued together with Decree No. 119/2018/ND-CP). Canceled electronic invoices shall not be valid for use but they shall be stored for reference.

Article 12. Handling of incidents

1. In case the tax identification number granting systems of the tax agencies encounter problems, the General Department of Taxation shall apply technical solutions and use backup systems instead. The General Department of Taxation shall notify about the problems on its web portal.

2. In case there are problems with the technical infrastructure system of the organizations providing electronic invoice services, such organizations shall notify the sellers and ask the General Department of Taxation for timely assistance. The organizations providing electronic invoice services shall solve the problem as quickly as possible and take measures to support the sellers to make electronic invoices to send the tax identification number granting agencies in the shortest time.

3. In case individuals selling goods or providing services using electronic invoices with tax identification numbers issued by tax agencies encounter problems, leading to the inability to use such invoices, they shall ask the tax agencies for troubleshooting assistance. During the handling of incidents, goods sellers or service providers who need to use electronic invoices with tax identification numbers issued by tax agencies shall directly use electronic invoices at the tax agencies.

Section 2
MANAGEMENT AND USE OF ELECTRONIC INVOICES WITHOUT TAX IDENTIFICATION NUMBERS ISSUED BY TAX AGENCIES

Article 13. Registration for use of electronic invoices without tax identification numbers

1. The registration for use of electronic invoices without tax identification numbers issued by tax agencies shall comply with Article 20 of Decree No. 119/2018/ND-CP.

2. The web portal of General Department of Taxation shall send notices as specified in Article 20 of Decree No. 119/2018/ND-CP to enterprises, economic organizations, other organizations, business households and individuals via email addresses registered with the tax agencies.

3. The cancellation of unused paper invoices (if any) and termination of using invoices which have been already announced to be issued shall comply with the provisions of Decree No. 51/2010/ND-CP dated May 14, 2010 and Decree No. 04/2014/ND-CP dated January 17, 2014 of the Government providing regulations on invoices for selling goodsand providing services and the guiding documents of the Ministry of Finance.

4. Enterprises and economic organizations falling into the cases of applying electronic invoices with tax identification numbers issued by tax agencies shall register to use electronic invoices with tax identification numbers issued by tax agencies according to the provisions of Article 14 of the Decree. No. 119/2018/ND-CP.

Article 14. Making and sending of electronic invoices without tax identification numbers issued by tax agencies to buyers

The making and sending of electronic invoices without tax identification numbers of the tax agencies to the buyers shall comply with Article 21 of Decree No. 119/2018/ND-CP.

Article 15. Termination of using electronic invoices without tax identification numbers issued by tax agencies

1.  The goods sellers or service providers which are enterprises or economic organizations falling into the cases specified in Clause 1, Article 9 of this Circular shall not make electronic invoices without tax identification numbers issued by tax agencies to deliver to buyers.

2. The continued use of electronic invoices without tax identification numbers of the tax agencies shall comply with Clause 2, Article 22 of Decree No. 119/2018/ND-CP.

Article 16. Transmission of electronic invoice data to tax agencies

1. Persons who sell goods or provide services using electronic invoices without tax identification numbers issued by tax agencies shall transfer the data of the electronic invoices made by them to tax agencies via the web portal of General Department of Taxation (delivered directly or via an electronic invoice service provider).

2. Methods and time for transferring electronic invoice data

a) Transferring electronic invoice data as in the Summary of electronic invoice data (in Appendix 2 issued together with this Circular) at the same time of submitting VAT declaration records in the following cases:

- Providing services in the fields of post and telecommunications, insurance, banking and finance, air transport.

- Selling goods of electricity and clean water with information on customer codes or tax identification numbers of consumers.

- Selling goods or providing services to individual consumers with invoices unnecessarily displayed the name and address of the buyers according to Clause 3, Article 3 of this Circular.

- Particularly, in case of selling petrol and oil to non-business individuals, the seller shall sum up daily and display the data of all sales invoices to non-business consumers for each category of goods on the summary of electronic invoice data.

Sellers shall make summaries of electronic invoice data of goods and services arising in the month/quarter (from the first day of the month/quarter to the last day of the month/quarter) as in Appendix 2 issued together with this Circular and send them to the tax agencies at the same time of submitting VAT declarations according to provisions of the Law on Tax Administration and its guiding documents.

In case of arising a large number of invoices, the sellers shall make various data summaries, on each summary showing the ordinal numbers of the summaries in the period of data summary.

After the deadline for transferring invoice data to the tax agencies, the sellers shall send summaries of additional electronic invoice data in case of insufficient invoice data to the tax agencies.

In case erroneous summaries of invoice data are sent to the tax agencies, the sellers shall send the adjustments for the declared information.

b) Transferring full contents of invoice shall apply to other cases of selling goods or providing services which are not specified at Point a of this Clause.

The sellers, after filling all the contents on the invoices, shall send the invoices to the buyers and the tax agencies at the same time.

3. The sellers shall transfer the electronic invoice data to the tax agencies with data format as specified in Article 5 of this Circular and instructions of the General Department of Taxation directly (in case of meeting the data connection standards) or via an electronic invoice service provider.

a) Direct transfer

- The General Department of Taxation shall select among enterprises using large quantities of invoices and having information technology systems meeting the requirements on standardized data format and the provisions of Clause 4, Article 5 of this Circular and wishing to directly transfer electronic invoice data to the tax agencies and notify the chosen ones about the qualification for technical connections of invoice data transfer.

- In case of parent-subsidiary enterprises or business organizations with centralized management systems of invoice data at the parent companies and wishing to transfer all electronic invoice data at the parent companies, including data of subsidiaries, to the tax agencies via the web portal of the General Department of Taxation, they shall send the lists of subsidiaries to the General Department of Taxation together with the request for making technical connections.

b) Transfer via an electronic invoice service provider

Enterprises and other economic organizations not falling into the case mentioned at Point a of this Clause shall sign service contracts with electronic invoice service providers for the transfer of electronic invoice data to the tax agencies. Based on the signed contracts, enterprises and economic organizations shall transfer their electronic invoice data to electronic invoice service providers and then the service providers shall transfer such data to the tax agencies.

4. In case the General Department of Taxation s web portal fails to receive electronic invoice data without identification codes, the General Department of Taxation shall notify the issue on the web portal. In this situation, the organizations and enterprises mentioned at Point a, Clause 3 of this Article and the electronic invoice service providers temporarily shall not transferred the invoice data without identification codes to the tax agencies.

Within 2 working days after the General Department of Taxation issues a notice that the web portal of the General Department of Taxation resumes its operation, the organizations or enterprises mentioned at Point a, Clause 3 of this Article and the electronic invoice service providers shall continue to transfer invoice data to the tax agencies. The unpunctual transfer of electronic invoice data after the web portal of General Department of Taxation encounters technical errors shall not be consider as delayed transfer.

5. The sellers shall take legal accountability for the legality and accuracy of the electronic invoices transferred to the tax agency and the electronic invoice service providers.

Article 17. Handling of erroneous electronic invoices without codes issued by tax agencies

1. In case erroneous electronic invoices without codes issued by tax agencies has been sent to the purchaser with errors detected, they shall be handled as follows:

a) In case the name and address of the buyers are erroneous, but the tax identification number and other contents are genuine, the sellers shall notify the buyers of the erroneous and such invoices shall not be replaced. In case electronic invoice data has been sent to the tax agencies, the sellers shall notify the tax agencies (Form No. 04 attached in the Appendix issued together with Decree No. 119/2018/ND-CP).

b) In case the tax identification number, the amount of money, the amount of tax and the tax rate displayed on the invoice are erroneous or the goods on the invoice are not in accordance with the specifications and quality, the sellers shall make new replacement electronic invoices for the erroneous invoices. A new electronic invoice that replaces the erroneously issued electronic invoice shall contain the lines "This invoice replaces the invoice with … (invoice identification code) … (invoice serial number) ... (invoice number) issued on … (date)". The sellers shall attach their digital or electronic signatures on the new electronic invoices and send them to the buyers. In case the erroneous electronic invoice data has been sent to the tax agencies, the sellers shall notify the tax agencies (Form No. 04 attached in the Appendix issued together with Decree No. 119/2018/ND-CP) and submit new electronic invoice data with the method and in the time as specified in Article 16 of this Circular.

2. In case the tax agency, after receiving the electronic invoice date, detects errors on the issued electronic invoice, the tax agency shall notify the seller (Form No. 05 attached in the Appendix issued together with Decree No. 119/2018/ND-CP) to check the errors. Within 02 days from the date of receiving the tax agency s notice, the seller shall make a notice to the tax agencies (Form No. 04 attached in the Appendix issued together with Decree No. 119/2018/ND-CP) for canceling erroneous electronic invoices (if any). If the sellers cancelled the issued electronic invoices, they shall make new electronic invoices and send the new electronic invoice data to the tax agencies. If the seller fails to notify the tax agency, the tax agency shall continue to notify the seller of the errors on the issued invoice so that the seller can make adjustments or cancel the invoice.

3. Tax agencies shall notify the sellers on the receipt and results of handling of errors (Form No. 04 attached in the Appendix issued together with Decree No. 119/2018/ND-CP). Canceled electronic invoices shall not be valid for use but they shall be stored for reference.

Chapter III
BUILDING, MANAGEMENT AND USE OF ELECTRONIC INVOICE DATABASE

Article 18. Principles of elaboration, collection, management, exploitation and use of electronic invoice information and data

1. The electronic invoice information system shall be built and uniformly managed from the central to local levels; comply with information technology standards and regulations.

2. The database of electronic invoices shall ensure timely service for tax administration and other state governance; meeting socio-economic development requirements; ensuring safety, confidentiality and national security.

3. Information and data on electronic invoices shall be collected, updated, maintained, exploited and used regularly; ensuring accuracy, honesty and objectivity.

4. The elaboration, management, exploitation, use and update of invoice database shall use scientific methods to ensure accuracy, objectivity and timeliness.

5. The electronic invoice database shall be elaborated, connected and shared in an electronic environment for convenient and efficient management, exploitation, provision and use of information and data.

6. The electronic invoice information and data shall be exploited and used for the right purposes and shall comply with law provisions.

7. The database of electronic invoices shall be connected and exploited according to the regulations on coordination and information exchange with the information systems and databases of the concerned ministries, branches and localities, between central and provincial levels, between provincial and district levels (if conditions are met).

Article 19. Building of information technology technical infrastructure and software systems serving the management, operation and exploitation of the electronic invoice information system

1. Electronic invoice information technology technical infrastructure is a combination of computing equipment (servers, workstations), transmission systems, network-connected devices, network security and database safety devices (or software), storage devices, peripherals and auxiliary equipment, intranets.

2. Software system for managing, operating and exploiting the electronic invoice information system shall include operating systems, database management systems and software applications.

Article 20. Building, collecting, processing and managing the invoice information systems

1. Building electronic invoice information systems

a) Electronic invoice database is a collection of electronic invoice data organized, accessed, exploited, managed and updated via electronic devices.

b) The electronic invoice database shall be built by the General Department of Taxation in accordance with the Vietnam e-government framework, including the following contents: registration for use of information, notice of invoice cancellation, information about electronic invoices which sellers are responsible for sending to the tax agencies; information on VAT declaration related to electronic invoices.

2. Collecting and updating information on electronic invoices

Information about invoices is collected from the information that sellers are responsible for sending to the tax agencies, information from other agencies related to electronic invoices, information obtained from tax administration activities of tax agencies.

3. Processing information on electronic invoices

The General Department of Taxation shall be responsible for processing information and data before integrating and storing them into national databases to ensure the rationality and consistency. Processing information and data means:

a) Examining and evaluating the compliance with regulations and procedures in collecting information and data;

b) Checking and assessing the legal basis and the reliability of information and data;

c) Summarizing, organizing and classifying information and data in accordance with the specified contents;

d) For information and data updated from the specialized database, the specialized database management agencies shall be responsible for the accuracy of the information and data.

4. Managing the electronic invoice information system

The General Department of Taxation shall be responsible for managing the electronic invoice information system as follows:

a) Establishing, managing, operating and exploiting the electronic invoice information system and providing necessary public services on electronic invoices;

b) Integrating survey results into data and information related to electronic invoices provided by relevant ministries and agencies;

c) Instructing, inspecting and supervising the management and operation of electronic invoice information system at local tax agencies;

d) Elaborating and promulgating regulations on decentralization of access to electronic invoice information system; managing the connection, sharing and provision of data with databases of ministries, branches, central and local agencies;

d) Assuming the prime responsibility and cooperating with relevant units to develop software for the electronic invoice information system.

Article 21. Responsibilities for sharing and connecting information and data

1. Responsibilities for sharing and connecting information and data of electronic invoices shall comply with Article 26 of Decree No. 119/2018/ND-CP.

2. The provision of electronic invoice data and the provision of electronic data on payment transactions via accounts shall meet the standardized data format according to the principles guided in Article 5 of this Circular.

Article 22. Lookup, supplying and using electronic invoice information

The lookup, provision and use of electronic invoice information shall comply with Articles 27, 28 and 29 of Decree No. 119/2018/ND-CP.

Chapter IV
ELECTRONIC INVOICE SERVICE PROVIDERS

Article 23. Conditions of electronic invoice service providers

1. Organizations providing electronic invoice services shall meet the following conditions:

a) In terms of capability: Experienced in developing information technology solutions and electronic data exchange solutions between organizations, in which:

- Having at least 05 years of experience in the field of information technology.

- Having implemented information technology systems and applications for at least 10 organizations.

- Having implemented the electronic data exchange system between branches of the enterprise or between organizations.

b) In terms of finance: Having a fund of over VND 5 billion guaranteed by credit institutions lawfully operating in Vietnam to deal with possible risks and compensations arising in the time of providing services.

c) In terms of personnel:

- Having at least 20 university-level technical employees specialized in information technology, including employees with practical experience in network administration and database administration.

- Having technical employees who regularly monitor and check 24 hours a day and 7 days a week to maintain the stable operation of the electronic data exchange system and support users of electronic invoice services.

d) In terms of technology:

- Having a system of equipment, techniques, and data backup process at the main data center as specified in Item d, Clause 1, Article 32 of Decree No. 119/2018/ND-CP.

- Having a backup system of equipment and techniques located in the backup center away from the main data center at least 20km, which can be ready when the main system crashed.

- Connecting and exchanging electronic invoice data with tax agencies shall meet the following requirements:

+ Connecting with the tax agencies through a private leased communication channel or MPLS VPN Layer 3, including 1 main channel and 2 backup channels. Each channel shall have a minimum bandwidth of 10 Mbps.

+ Using encrypted Web Service or Message Queue (MQ) as connection method.

+ Using SOAP protocol to pack and transmit data

2. The guidance in Clause 1 of this Article shall apply to organizations providing electronic invoice data transmission and receipt services, service providers for electronic invoices with and without tax identification numbers of tax agencies.

Article 24. Selection of electronic invoice service providers

The General Department of Taxation shall, based on the provisions of Article 23 of this Circular, sign contracts on providing electronic invoice services in the procedures specified in Article 25 of this Circular to organizations operating in the field of information technology meeting the conditions.

Article 25. Procedures for signing electronic invoice service contracts

The signing of electronic invoice service contracts between the General Department of Taxation and the organizations providing electronic invoice services shall comply with Clause 3, Article 32 of the Government’s Decree No. 119/2018/ND-CP.

Chapter V
PROVISIONS OF IMPLEMENTATION

Article 26. Effect

1. This Circular takes effect on November 14, 2019.

2. From the effective date of this Circular to October 31, 2020, the following documents of the Ministry of Finance are still effective:

a) Circular No. 32/2011/TT-BTC dated 14 March 2011 of the Ministry of Finance guiding the creation, issuance and use of electronic invoices for selling goods and providing services;

b) Circular No. 191/2010/TT-BTC dated December 1, 2010 guiding the management and use of transport invoices;

c) Circular No. 39/2014/TT-BTC dated 31 March 2014 of the Ministry of Finance (amended and supplemented by Circular No. 119/2014/TT-BTC dated August 25, 2014 and Circular No. 26/2015/TT-BTC dated February 27, 2015 of the Ministry of Finance);

d) Decision No. 1209/QD-BTC dated June 23, 2015 of the Minister of Finance on the pilot use of electronic invoices with tax identification numbers issued by tax agencies, Decision No. 526/QD-BTC dated April 16, 2018 of the Minister of Finance on expanding the scope of pilot use of electronic invoices with tax identification numbers issued by tax agencies.

e) Decision No. 2660/QD-BTC dated December 14, 2016 of the Minister of Finance on extending the term for implementing Decision No. 1209/QD-BTC dated June 23, 2015;

f) Circular No. 37/2017/TT-BTC dated April 27, 2017 of the Ministry of Finance amending and supplementing Circular No. 39/2014/TT-BTC dated March 31, 2014 of the Ministry of Finance (amended and supplemented by Circular No. 119/2014/TT-BTC dated August 25, 2014 and Circular No. 26/2015/TT-BTC dated February 27, 2015 of the Ministry of Finance).

3. From November 1, 2020, enterprises, economic organizations, other organizations, business households and individuals shall register for using electronic invoice under the guidance in this Circular.

4. From November 1, 2020, the Circulars and Decisions of the Ministry of Finance mentioned, in Clause 2 of this Article will be invalid.

Article 27. Transitional provisions

1. Handling of transitional cases shall comply with Clauses 1, 2, 3 and 4, Article 36 of Decree No. 119/2018/ND-CP.

2. From November 1, 2018 to October 31, 2020, to prepare information technology facilities and infrastructure for the purposes of registration, use, lookup and transfer of electronic invoice data in accordance with the provisions of Decree No. 119/2018/ND-CP, if tax agencies have not notified enterprises, economic organizations, other organizations, business households and individuals on the use of electronic invoices in accordance with Decree No. 119/2018/ND-CP and the guidance in this Circular, enterprises, economic organizations, other organizations, business households and individuals shall still use invoices according to the provisions of Decree No. 51/2010/ND-CP dated May 14, 2010, Decree No. 04/2014/ND-CP dated January 17, 2014 and their guiding documents.

3. Since the enterprises, organizations, individuals, business households and individuals use electronic invoices in accordance with the provisions of this Circular, upon detecting errors on the invoices made in accordance with the provisions of Decree No. 51/2010/ND-CP dated May 14, 2010, Decree No. 04/2014/ND-CP dated January 17, 2014 of the Government and guiding documents of the Ministry of Finance, the sellers and buyers shall make written agreements specifying the errors and the sellers shall notify the tax agencies (Form No. 04 attached in the Appendix issued together with Decree No. 119/2018/ND-CP) and make new replacement electronic invoices (with or without tax identification numbers of the tax agencies) for the erroneous invoices. A new electronic invoice that replaces the erroneously issued electronic invoice shall contain the lines "This invoice replaces the invoice with … (invoice identification code) … (invoice serial number) ... (invoice number) issued on … (date)". The sellers shall attach their digital or electronic signatures on the new electronic invoices for the erroneous invoices (according to the provisions of Decree No. 51/2010/ND-CP dated May 14, 2010, Decree No. 04/2014/ND-CP dated January 17, 2014 and their guiding documents) and send them to the buyers, and then notify the tax agencies for issuance of new tax identification numbers for the new invoices.

4. For public service providers (public educational institutions and public health facilities) that have been using cash receipts shall continue to use cash receipts. In case the tax agencies issue notices on the use of electronic invoices with tax identification numbers issued by tax agencies but the public service providers (public educational institutions and public health facilities) have not met the conditions for information technology infrastructure, they shall continue to use invoices cum cash receipts as specified in the Decrees: No. 51/2010/ND-CP dated May 14, 2010 and No. 04/2014/ND-CP dated January 17, 2014 of the Government providing regulations on invoices for selling goods and providing services and the invoice data shall be transferred to the tax agencies (Form No. 03 attached in the Appendix issued together with Decree No. 119/2018/ND-CP) at the same time of submitting VAT declarations. In case they have met the conditions for information technology infrastructure, the public service providers (public educational institutions and public health facilities) shall register to use electronic invoices with or without tax identification numbers issued by tax agencies as specified in Articles 8 and 13 of this Circular.

5. In the course of implementation, if any problem arises, organizations and individuals shall promptly report them to the Ministry of Finance for consideration and decision.

 

PP. THE MINISTER
DEPUTY MINISTER

 

 

 

Tran Xuan Ha

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 68/2019/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 68/2019/TT-BTC PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất