Theo đó, hóa đơn điện tử phải có các nội dung: Các ký hiệu, chữ ký số, chữ ký điện tử, thời điểm lập hóa đơn…
Tuy nhiên, Thông tư cũng đề cập đến 07 trường hợp đặc biệt, hóa đơn không nhất định phải có đầy đủ nội dung:
- Hóa đơn điện tử bán hàng tại siêu thị, trung tâm thương mại mà người mua là cá nhân không kinh doanh;
- Hóa đơn điện tử bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh;
- Hóa đơn điện tử là tem, vé, thẻ;
- Chứng từ điện tử dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế cho người mua là cá nhân không kinh doanh được xác định là hóa đơn điện tử;
- Hóa đơn của hoạt động xây dựng, lắp đặt; hoạt động xây nhà để bán có thu tiền theo tiến độ theo hợp đồng;
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử;
- Hóa đơn sử dụng cho thanh toán interline giữa các hãng hàng không được lập theo quy định của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế…
Đáng chú ý: Mặc dù Thông tư này có hiệu lực ngày 14/11/2019 nhưng từ ngày 01/11/2020, các doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh… mới phải đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định của Thông tư này.
Nguyễn Hương