Nghị quyết 07/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 299 và Điều 300 Bộ luật Hình sự

thuộc tính Nghị quyết 07/2019/NQ-HĐTP

Nghị quyết 07/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 299 và Điều 300 của Bộ luật Hình sự
Cơ quan ban hành: Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:07/2019/NQ-HĐTP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị quyết
Người ký:Nguyễn Hòa Bình
Ngày ban hành:25/10/2019
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Hình sự

TÓM TẮT VĂN BẢN

TANDTC hướng dẫn xử lý hình sự Tội khủng bố và Tội tài trợ khủng bố

Ngày 25/10/2019, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết 07/2019/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 299 và Điều 300 của Bộ luật Hình sự.

Theo đó, một số thuật ngữ được sử dụng trong Điều 299 và Điều 300 về Tội khủng bố và Tội tài trợ khủng bố được Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn cụ thể như sau:

Thứ nhất, “tình trạng hoảng sợ trong công chúng” quy định trong Tội khủng bố là trạng thái tâm lý lo lắng, sợ hãi, hoang mang của người dân về an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, các quyền lợi hợp pháp khác của họ. Để gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng, các hành vi khủng bố có thể được thực hiện ở nơi công cộng, nơi tập trung đông người như quảng trường, trung tâm thương mại, nhà ga, trường học, bệnh viện, khu dân cư,…

Thứ hai, “hành vi khác uy hiếp tinh thần” quy định trong Tội khủng bố là hành vi lôi kéo, kích động, cổ vũ, khuyến khích, tạo điều kiện đe dọa xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người bị uy hiếp nhằm làm cho người bị uy hiếp lo sợ, cản trở khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của họ một cách bình thường...

Bên cạnh đó, Nghị quyết này cũng hướng dẫn áp dụng một số tình tiết định khung hình phạt như: Chiếm giữ tài sản; Làm hư hại, Tấn công, xâm hại mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử; Cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 01/12/2019.

Xem chi tiết Nghị quyết07/2019/NQ-HĐTP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

-----------------

S: 07/2019/NQ-HĐTP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------

Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2019

Căn cứ Luật tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;

Để áp dụng đúng và thng nht quy định tại Điều 299 và Điều 300 của Bộ luật Hình sự;

Sau khi có ý kiến của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị quyết này hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 299 về tội khủng bố và Điều 300 về tội tài trợ khủng bố của Bộ luật Hình sự.
Điều 2. Nguyên tắc áp dụng pháp luật
Việc xử lý hình sự đối với tội khủng bố và tội tài trợ khủng bố phải tuân thủ quy định Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, hướng dẫn của Nghị quyết này và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Điều 3. Về một số thuật ngữ được sử dụng trong hướng dẫn áp dụng Điều 299 và Điều 300 của Bộ luật Hình sự
1. “Tình trạng hoảng sợ trong công chúng” quy định tại khoản 1 Điều 299 của Bộ luật Hình sự là trạng thái tâm lý lo lắng, sợ hãi, hoang mang của người dân về an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ (ví dụ: hành vi gây nổ ở khu vực bến xe làm cho người dân lo lắng về sự an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của họ khi tham gia giao thông).
Để gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng, các hành vi khủng bố quy đinh tại Điều 299 của Bộ luật Hình sự có thể được thực hiện ở nơi công cộng, nơi tập trung đông người (ví dụ: quảng trường, trung tâm thương mại, nơi giao cắt đường giao thông, tại nhà ga các phương tiện giao thông, trên các phương tiện giao thông, tại các nơi vui chơi, giải trí, du lịch, trường học, bệnh viện, khu dân cư, tại các tòa nhà,...).
Hành vi được thực hiện ở những địa điểm có tính biệt lập, không phải nơi công cộng (ví dụ: tại nhà riêng hoặc trong trụ sở cơ quan...) nhưng nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng thì cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khủng bố theo Điều 299 của Bộ luật Hình sự nếu thỏa mãn các dấu hiệu khác của cấu thành tội phạm này.
2. “Phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân” quy định tại khoản 1 Điều 299 của Bộ luật Hình sự là hành vi làm cho tài sản mất giá trị sử dụng, không thể khôi phục lại được.
3. “Đe dọa thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này” quy định tại khoản 3 Điều 299 của Bộ luật Hình sự có thể được thực hiện bằng lời nói, gửi tin nhắn, hình ảnh hoặc bằng các hành vi khác làm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân biết được và lo sợ về sự an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ.
4. “Hành vi khác uy hiếp tinh thần” quy định tại khoản 3 Điều 299 của Bộ luật Hình sự là hành vi lôi kéo, kích động, cổ vũ, khuyến khích, tạo điều kiện đe dọa xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người bị uy hiếp hoặc đe dọa xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể, tài sản, danh dự, nhân phẩm của thân nhân người bị uy hiếp hoặc các hành vi khác nhằm làm cho người bị uy hiếp lo sợ, cản trở khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của họ một cách bình thường.
5. “Huy động tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố” quy định tại khoản 1 Điều 300 của Bộ luật Hình sự là hành vi vận động, kêu gọi cá nhân, tổ chức cung cấp, tặng cho, cho vay tiền, cho mượn tài sản hoặc dưới hình thức khác cho tổ chức, cá nhân khủng bố.
6. “Hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố” quy định tại khoản 1 Điều 300 của Bộ luật Hình sự là hành vi cung cấp, tặng cho, cho vay tiền, cho mượn tài sản hoặc dưới hình thức khác cho tổ chức, cá nhân khủng bố.
Điều 4. Về một số tình tiết định khung hình phạt
1. “Chiếm giữ tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 299 của Bộ luật Hình sự là hành vi chiếm đoạt, nắm giữ, chi phối trái phép quyền quản lý, sở hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. “Làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 299 của Bộ luật Hình sự là hành vi cố ý làm giảm giá trị sử dụng của tài sản hoặc làm hư hỏng tài sản nhưng có thể khôi phục lại được.
3. Tấn công, xâm hại mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại điểm d khoản 2 Điều 299 của Bộ luật Hình sự là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để phá hoại, gây gián đoạn hoạt động bình thường, an toàn và bảo mật của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử, bao gồm một trong các hành vi sau đây:
a) Phát tán chương trình tin học gây hại cho mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử;
b) Làm tê liệt, gián đoạn, ngưng trệ hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử;
c) Xâm nhập, làm tổn hại, chiếm đoạt dữ liệu được lưu trữ, truyền đưa qua mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử;
d) Xâm nhập, tạo ra hoặc khai thác điểm yếu, lỗ hổng bảo mật và dịch vụ hệ thống của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử;
đ) Xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử của các cơ quan, tổ chức thiết yếu, cơ mật (ví dụ: Chính phủ, cơ quan Quân sự, Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,...);
e) Chiếm quyền điều hành hệ thống mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử;
đ) Hành vi khác gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử.
4. Cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại điểm d khoản 2 Điều 299 Bộ luật Hình sự là hành vi xóa, làm tổn hại hoặc thay đổi phần mềm, dữ liệu điện tử hoặc ngăn chặn trái phép việc truyền tải dữ liệu của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử hoặc có hành vi khác cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Điều 5. Truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể
1. Trường hợp người thực hiện một hành vi phạm tội vừa có dấu hiệu của tội khủng bố vừa có dấu hiệu của tội phạm khác nhẹ hơn thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khủng bố.
Ví dụ: Nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng, Nguyễn Văn A và đồng phạm đã dùng mìn phá hủy một số xe ô tô đang để trong sân của Công ty B. Trong trường hợp này, A và đồng phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khủng bố quy định tại Điều 299 của Bộ luật Hình sự.
2. Trường hợp người thực hiện nhiều hành vi phạm tội, trong đó có hành vi có dấu hiệu tội khủng bố, có hành vi có dấu hiệu của tội phạm khác, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khủng bố và tội phạm khác, nếu thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm.
Ví dụ: Nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng, Nguyễn Văn A và đồng phạm đã dùng mìn phá hủy một số xe ô tô đang để trong sân của Công ty B. Sau đó, Nguyễn Văn A lại lấy trộm xe máy trị giá 40 triệu đồng của anh Trần Văn C (là nhân viên của Công ty B) để cùng đồng phạm bỏ trốn. Trong trường hợp này, A và đồng phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khủng bố theo quy định tại Điều 299 của Bộ luật Hình sự và tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 173 của Bộ luật Hình sự.
3. Trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhưng không nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khủng bố mà tùy từng trường hợp cụ thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng.
Ví dụ: Do mâu thuẫn cá nhân, Nguyễn Văn A đã giết và phân xác chị Nguyễn Thị C ra làm nhiều phần rồi đem đi phi tang. Hành vi của Nguyễn Văn A gây hoang mang trong dư luận, nhưng khi thực hiện hành vi phạm tội A không nhằm mục đích gây hoảng sợ trong công chúng mà chỉ nhằm trả thù cá nhân. Do đó, A bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người theo quy định tại Điều 123 của Bộ luật Hình sự.
Điều 6. Hiệu lực thi hành
Nghị quyết này đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 16 tháng 10 năm 2019 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2019.

Nơi nhận:

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội (để giám sát);

- Ủy ban Pháp luật của Quốc hội (để giám sát);

- Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (để giám sát);

- Ban Nội chính Trung ương (để báo cáo);

- Văn phòng Trung ương Đảng (để báo cáo);

- Văn phòng Chủ tịch nước (để báo cáo);

- Văn phòng Chính phủ 02 bản (để đăng Công báo);

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao (để phối hợp);

- Bộ Tư pháp (để phối hợp);

- Bộ Công an (để phối hợp);

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (để phối hợp);

- Các TAND và TAQS các cấp (để thực hiện);

- Các Thẩm phán và các đơn vị TANDTC (để thực hiện);

- Cổng thông tin điện tử TANDTC (để đăng tải);

- Lưu: VT, Vụ PC&QLKH TANDTC.

TM. HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN

CHÁNH ÁN

 

 

 

 

 

Nguyn Hòa Bình

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 THE COUNCIL OF JUSTICES
OF
THESUPREME PEOPLE S COURT OF VIETNAM

-----------------

No. 07/2019/NQ-HDTP

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness

------------

Hanoi, October 25, 2019

 

 

RESOLUTION

Providing guidelines on implementing a number of provisions of Article 299 and Article 300 of the Penal Code

----------------

THE COUNCIL OF JUSTICES
OF THE SUPREME PEOPLE S COURT OF VIETNAM

 

Pursuant to the Law on Organization of People s Courts dated November 24, 2014;

In order to implement correctly and consistently the provisions of Article 299 and Article 300 of the Penal Code;

On the basis of the opinions of the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy and the Minister of Justice,

RESOLVES ON:

Article 1. Scope of regulation

This Resolution guides the implementation of a number of provisions of Article 299 on terrorism and Article 300 on the crime of terrorist financing of the Penal Code.

Article 2. Principles of law implementation

The criminal handling of terrorism-related crimes and terrorist financing shall comply with the Penal code, the Criminal Procedure Code, the guidance of this Resolution and other relevant legal documents.

Article 3. Regarding terminologies used to guide the implementation of Article 299 and Article 300 of the Penal Code

1.“Social panic"prescribed in Clause 1, Article 299 of the Penal Code is the psychological state of anxiety, fear and confusion among people about safety of their lives, health, properties and other legitimate rights and interests (for example, an explosion in a bus station makes people worried about the safety of their lives, health and properties when participating in traffic).

To cause panic in the public, acts of terrorism as prescribed in Article 299 of the Penal Code may be carried out in public or crowded places (e.g.: squares, commercial malls, traffic intersections, stations, public vehicles, entertainment facilities, tourism attractions, schools, hospitals, residential areas, buildings, etc.).

Acts that are carried out in isolated places instead of public places (e.g.: at a private houses or office buildings, etc.) with the aims of causing social panic shall be prosecuted as terrorism in accordance with Article 299 of the Penal Code if they satisfy other constituents of this crime.

2."Vandalism targeting agencies, organizations and individuals"as prescribed in Clause 1, Article 299 of the Penal Code is an act of irrecoverably damaging assets.

3."Threatening to commit one of the acts prescribed in Clause 1 of this Article"as prescribed in Clause 3, Article 299 of the Penal Code may be expressed in speech, text messages, images or other means of communication with the aim of informing the agencies, organizations and individuals and making them worry about the safety of their lives, health, properties, other legitimate rights and interests.

4."Other acts of mental intimidation"as prescribed in Clause 3, Article 299 of the Penal Code are acts of manipulating, inciting, encouraging, motivating and creating conditions to threaten or actually threatening to infringe upon life and health, freedom of body, property, honor and dignity of the threatened persons or other acts intended to scare the threatened person or to interfere with the ability to perceive and control their behaviors normally.

5."Mobilizing money and properties in any form for terrorist organizations and individuals"as prescribed in Clause 1, Article 300 of the Penal Code is an act of mobilizing and calling individuals and organizations to provide, donate, lend or acts of mobilizing money and properties to terrorist organizations and individuals.

6."Providing money and properties in any form to terrorist organizations and individuals"as prescribed in Clause 1, Article 300 of the Penal Code is an act of providing, offering, lending or other acts of giving money and properties to terrorist organizations or individuals.

Article 4. Regarding a number of sentencing circumstances

1."Illegal seizure of assets of agencies, organizations and individuals"as prescribed at Point c, Clause 2, Article 299 of the Penal code is an act of illegally appropriating, seizing and manipulating the management, ownership, using and disposing rights upon assets of agencies, organizations and individuals.

2. "Damaging assets of agencies, organizations or individuals"as prescribed at Point c, Clause 2, Article 299 of the Penal Code is an act of intentionally reducing the usability of the assets or unrecoverablydamaging the assets.

3.Attacking or infringing upon computer networks, telecommunication networks or electronic facilities of agencies, organizations or individualsas prescribed at Point d, Clause 2, Article 299 of the Penal Code is an act of abusing cyberspace, information technologies or electronic facilities to sabotage and disrupt the normal, safe and secure operation of computer networks, telecommunications networks and electronic facilities, including one of the following acts:

a) Distributing informatic programs which are harmful to computer networks, telecommunications networks and electronic facilities;

b) Crippling, disrupting or stopping the operation of computer networks, telecommunications networks and electronic facilities;

c) Hacking, damaging or appropriating data stored and transmitted via computer networks, telecommunications networks or electronic facilities;

d) Hacking, creating or taking advantage of vulnerabilities, security holes and system services of computer networks, telecommunications networks or electronic facilities;

dd) Illegally accessing computer networks, telecommunications networks or electronic facilities of essential or classified agencies and organizations (e.g.: the Government, military agencies, police agencies, the State Bank of Vietnam, etc.);

e) Taking over the operational rights against the computer network, telecommunication network and electronic facilities;

dd) Other acts affecting the normal operation of computer networks, telecommunications networks and electronic facilities.

4.Obstructing or disrupting the operation of computer networks, telecommunications networks and electronic facilities of agencies, organizations and individualsas specified at Point d, Clause 2, Article 299 of the Penal Code is an act of deleting, damaging or altering software and electronic data or illegally preventing transmission of data among computer networks, telecommunications networks and electronic facilities or other acts obstructing or disrupting the operation of computer networks, telecommunication networks, electronic facilities of agencies, organizations and individuals.

Article 5. Criminal prosecution in specific cases

1. In case a person committing an offense has the signs of both terrorism and another less serious crime, he or she shall be prosecuted for terrorism.

For example: In order to cause social panic, Nguyen Van A and his accomplices used mines to destroy a number of cars in the yard of Company B. In this case, A and his accomplices shall be prosecuted for terrorism as prescribed in Article 299 of the Penal Code.

2. In case a person commits many criminal acts, including acts of terrorism and other crimes, he or she shall be prosecuted for terrorism and other crimes, if satisfying the constituents of such crimes.

For example: In order to cause social panic, Nguyen Van A and his accomplices used mines to destroy a number of cars in the yard of Company B. After that, Nguyen Van A stole a motorbike worth VND 40 million of Mr. Tran Van C (an employee of Company B) to escape with his accomplices. In this case, A and his accomplices shall be prosecuted for terrorism as prescribed in Article 299 of the Penal Code and property theft as prescribed in Article 173 of the Penal Code.

3. In case a person commits acts of infringing upon others’ lives or destroying properties of agencies, organizations or individuals without the aim of causing social panic, he or she shall not be prosecuted for terrorism but shall be prosecuted for corresponding crimes depending on each specific cases and circumstances.

For example: Due to a personal conflict, Nguyen Van A killed and separated Nguyen Thi C s body into pieces and destroyed the traces of his crime. Nguyen Van A s behavior might cause social panic, but A aimed at revenging himself on C instead of intentionally causing the social panic. Therefore, he shall be prosecuted for murder as prescribed in Article 123 of the Penal code.

Article 6. Effect

This Resolution was adopted by the Council of Justices of the Supreme People s Court on October 16, 2019 and shall take effect from December 01, 2019. 

 

 

ON BEHALF OF THECOUNCIL OF JUSTICES

CHIEF JUSTICE

 

(signed)

 

 

Nguyen Hoa Binh

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Resolution 07/2019/NQ-HDTP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Resolution 07/2019/NQ-HDTP PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 46/2019/TT-BCA của Bộ Công an về việc quy định trách nhiệm của lực lượng công an nhân dân trong việc thực hiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 liên quan đến bảo đảm quyền bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc theo quyết định truy nã, người bị tạm giữ, bị can; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố

Hình sự

văn bản mới nhất