Trường hợp nào lấn chiếm đất đai bị đi tù?

Lấn chiếm đất đai là hành vi vi phạm xảy ra khá phổ biến trong quá trình sử dụng đất. Tùy theo mức độ vi phạm, hành vi này có thể bị xử lý về tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai. Vậy, trường hợp nào lấn chiếm đất đai bị đi tù?

1. Thế nào là lấn, chiếm đất đai?

Lấn, chiếm đất đai là những thuật ngữ quen thuộc trong các văn bản luật cũng như đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ, hiểu đúng về lấn, chiếm đất.

Theo đó, tại Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 04/2022/NĐ-CP) giải thích như sau:

- Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất nhằm mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.

- Chiếm đất là hành vi sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Tự ý sử dụng đất khi không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;

+ Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác khi không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;

+ Sử dụng đất được Nhà nước cho thuê đất, giao đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng đất và đã có quyết định thu hồi đất được công bố, tổ chức thực hiện nhưng người sử dụng đất không chấp hành.

Hành vi lấn, chiếm đất trái phép nêu trên có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất, mức độ vi phạm.

truong hop nao lan chiem dat dai bi di tu
Trường hợp nào lấn chiếm đất đai bị đi tù? (Ảnh minh họa)

2. Lấn chiếm đất đai bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Mức xử phạt hành chính với hành vi lấn, chiếm đất được quy định cụ thể tại Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP như sau:

Trường hợp lấn, chiếm

Diện tích đất lấn, chiếm

(đơn vị: héc ta)

Mức phạt

Biện pháp khắc phục

Lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn

Dưới 0,05

02 - 03 triệu đồng

- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm;

- Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất;

- Buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất với trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất;

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được.

Từ 0,05 - dưới 0,1

03 - 05 triệu đồng

Từ 0,1 - dưới 0,5

05 - 15 triệu đồng

Từ 0,5 - dưới 01

15 - 30 triệu đồng

Từ 01 héc ta trở lên

30 - 70 triệu đồng

Lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn

Dưới 0,05

03 - 05 triệu đồng

Từ 0,05 - dưới 0,1

05 - 10 triệu đồng

Từ 0,1 - dưới 0,5

10 - 30 triệu đồng

Từ 0,5 - dưới 01

30 - 50 triệu đồng

Từ 01 héc ta trở lên

50 - 120 triệu đồng

Lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn

Dưới 0,02

03 - 05 triệu đồng

Từ 0,02 - dưới 0,05

05 - 07 triệu đồng

Từ 0,05 - dưới 0,1

07 - 15 triệu đồng

Từ 0,1 - dưới 0,5

15 - 40 triệu đồng

Từ 0,5 - dưới 0,1

40 - 60 triệu đồng

Lấn, chiếm đất phi nông nghiệp (không phải là đất để khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật;…)

Dưới 0,05

10 - 20 triệu đồng

Từ 0,05 - dưới 0,1

20 - 40 triệu đồng

Từ 0,1 - dưới 0,5

40 - 100 triệu đồng

Từ 0,5 - dưới 01

100 - 200 triệu đồng

Tứ 01 héc ta trở lên

200 - 500 triệu đồng

Trên đây là mức phải với hành vi lấn, chiếm đất tại nông thôn. Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng.

Lưu ý: Mức phạt tối đa không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, không quá 01 tỷ đồng đối với tổ chức.

3. Trường hợp nào lấn chiếm đất đai bị đi tù?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 228 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, người nào lấn chiếm, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai trong trường hợp:

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi lấn chiếm đất; hoặc

- Đã bị kết án về Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Theo đó, khung hình phạt áp dụng với tội này như sau:

- Khung 01:

Phạt tiền từ 50 - 500 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng - 03 năm.

- Khung 02:

Phạt tiền 500 triệu - 02 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 - 07 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Có tổ chức;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Tái phạm nguy hiểm.

Trên đây là mức phạt Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai. Nếu có vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ  1900.6192  để được hỗ trợ nhanh nhất.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

Việc xác định được khung khấu hao tài sản cố định giúp cho doanh nghiệp thể hiện được tính chính xác về tình hình thực tế của tài sản và các yêu cầu về tài chính và thuế của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khung khấu hao tài sản cố định.

Hết sức cảnh giác: Chiêu trò xin chụp hình CMND, CCCD để lừa đảo

Hết sức cảnh giác: Chiêu trò xin chụp hình CMND, CCCD để lừa đảo

Hết sức cảnh giác: Chiêu trò xin chụp hình CMND, CCCD để lừa đảo

Lừa đảo chụp hình Căn cước công dân (CCCD), Chứng minh nhân dân (CMND) là chiêu trò xuất hiện khá phổ biến trong thời gian gần đây. Các đối tượng lừa đảo dựa vào thông tin trên CCCD/CMND để thực hiện các giao dịch rút tiền. Vậy, cụ thể chiêu trò lừa đảo này ra sao? Phải làm gì khi trở thành “nạn nhân”?

Sử dụng lao động là trẻ em trái luật, bị xử lý thế nào?

Sử dụng lao động là trẻ em trái luật, bị xử lý thế nào?

Sử dụng lao động là trẻ em trái luật, bị xử lý thế nào?

Do là đối tượng đặc biệt trong xã hội, việc sử dụng người lao động là trẻ em được thực hiện theo những quy định riêng của pháp luật. Tuy vậy, trên thực tế nhiều người vẫn sử dụng lao động trẻ em sai mục đích, trái quy định pháp luật. Hành vi này có thể bị xử lý về Tội vi phạm quy định sử dụng người lao động dưới 16 tuổi.