Quyết định 1812/QĐ-BGTVT 2021 Hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải đảm bảo thích ứng an toàn với COVID-19

thuộc tính Quyết định 1812/QĐ-BGTVT

Quyết định 1812/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc ban hành Hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải của 5 lĩnh vực (đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải, đường sắt, hàng không) đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tải
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:1812/QĐ-BGTVT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Lê Đình Thọ
Ngày ban hành:16/10/2021
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông, COVID-19

TÓM TẮT VĂN BẢN

Ô tô khách đi qua địa bàn có dịch cấp 3, 4 phải được khử khuẩn sau mỗi chuyến đi

Ngày 16/10/2021, Bộ Giao thông Vận tải đã ra Quyết định 1812/QĐ-BGTVT về việc ban hành Hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải của 5 lĩnh vực (đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải, đường sắt, hàng không) đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

Theo đó, đối với tất cả các cấp độ dịch, chỉ yêu cầu xét nghiệm một trong các trường hợp: Có nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp 3; Đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa); Không yêu cầu xét nghiệm khi đi lại trong địa bàn. Đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin và người đã khỏi bệnh, chỉ xét nghiệm một trong các trường hợp khi có yêu cầu điều tra dịch tễ và đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa).

Đối với vận tải hành khách bằng xe ô tô, đơn vị kinh doanh vận tải cần bố trí lái xe, nhân viên phục vụ trên xe đáp ứng yêu cầu theo quy định; bố trí phương tiện đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch: trang bị dung dịch sát khuẩn tay, khẩu trang y tế; vệ sinh, khử khuẩn phương tiện sau mỗi chuyến đi (chỉ thực hiện khi đi từ hoặc đi qua địa bàn có dịch ở cấp 3, cấp 4). Yêu cầu lái xe chạy đúng hành trình và chỉ dừng, đỗ dọc đường (ăn uống, vệ sinh) và đón, trả khách tại các địa điểm theo quy định.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định1812/QĐ-BGTVT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

___________

Số: 1812/QĐ-BGTVT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2021

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải của 5 lĩnh vực (đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải, đường sắt, hàng không) đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19

___________

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”;

Căn cứ Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 20/7/2021 của Chính phủ chuyên đề về phòng, chống dịch COVID-19;

Căn cứ Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 06/8/2021 của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội khóa XV;

Căn cứ Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”;

Căn cứ Công văn số 8795/BYT-MT ngày 16/10/2021 của Bộ Y tế về góp ý dự thảo Kế hoạch tạm thời tổ chức hoạt động vận tải đường bộ bằng xe ô tô đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng các Cục: Đường thủy nội địa Việt Nam, Hàng hải Việt Nam, Hàng không Việt Nam, Đường sắt Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải của 5 lĩnh vực (đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải, đường sắt, hàng không) đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký;
2. Bãi bỏ các Quyết định: số 1570/QĐ-BGTVT ngày 24/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Hướng dẫn tạm thời về tổ chức giao thông, kiểm soát dịch đối với hoạt động vận tải bằng xe ô tô trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19; số 1777/QĐ-BGTVT ngày 10/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy định tạm thời về thí điểm tổ chức hoạt động vận tải hành khách đường bộ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; số 1588/QĐ-BGTVT ngày 27/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Hướng dẫn tạm thời về tổ chức giao thông, kiểm soát dịch đối với hoạt động vận tải đường thủy nội địa trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19; số 1589/QĐ-BGTVT ngày 27/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Hướng dẫn tạm thời về tổ chức giao thông, kiểm soát dịch đối với hoạt động vận tải hàng hải trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19;
3. Bãi bỏ Mục II, Mục III, Mục VMục VII Phần 2 của Hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải hành khách của 5 lĩnh vực (đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không) đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định số 1740/QĐ-BGTVT ngày 30/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng các Cục, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông vận tải - Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, Hiệp hội Vận tải ô tô địa phương, Hội Vận tải thủy nội địa Việt Nam, Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam; đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh vận tải; bến xe khách, trạm dừng nghỉ trên đường bộ; cảng hàng không, ga đường sắt; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);

- Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);

- Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19;

- Văn phòng Trung ương Đảng;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Chính phủ;

- Bộ trưởng Bộ GTVT (để báo cáo);

- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;

- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Ủy ban ATGT Quốc gia;

- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;

- Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT;

Lưu VT, V.Tải (Phongdq, 5b).

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

 

Lê Đình Thọ

 

HƯỚNG DẪN TẠM THỜI

Về tổ chức hoạt động vận tải của 5 lĩnh vực (đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải đường sắt, hàng không) đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1812/QĐ-BGTVT ngày 16/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

 

Thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” (sau đây gọi là Nghị quyết số 128/NQ-CP); căn cứ Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” (sau đây gọi là Quyết định số 4800/QĐ-BYT), Bộ Giao thông vận tải (GTVT) ban hành Hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải của 5 lĩnh vực (đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải, đường sắt, hàng không) đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 (sau đây gọi là Hướng dẫn tạm thời) như sau:

PHẦN 1

YÊU CẦU CHUNG

 

I. MỤC ĐÍCH

Khôi phục lại hoạt động vận tải của 5 lĩnh vực (đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải, đường sắt, hàng không) phù hợp với công tác phòng, chống dịch COVID-19 để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; tạo điều kiện khôi phục sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, đưa đời sống sinh hoạt của người dân dần trở lại tình trạng bình thường mới.

II. YÊU CẦU

1. Thực hiện đúng chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 128/NQ-CP, hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định số 4800/QĐ-BYT.

2. Chủ động, thống nhất, đồng bộ giữa Bộ GTVT, Bộ Y tế, các Bộ, ngành liên quan và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quá trình triển khai thực hiện các giải pháp về tổ chức hoạt động của 5 lĩnh vực (đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải, đường sắt, hàng không); phân công nhiệm vụ, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động vận tải đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

3. Phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương trong kiểm soát tình hình dịch COVID-19, không để tình trạng cục bộ, cát cứ trong ban hành và thực hiện các giải pháp trên mức cần thiết gây ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất kinh doanh, đời sống xã hội.

III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

1. Phạm vi áp dụng

a) Hướng dẫn tạm thời này áp dụng đối với hoạt động vận tải của 5 lĩnh vực (đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải, đường sắt, hàng không) trên phạm vi toàn quốc đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19;

b) Hoạt động vận tải hành khách: tuyến bờ ra đảo, hàng không nội địa, đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa.

2. Đối tượng áp dụng

a) Các cơ quan quản lý nhà nước, lực lượng kiểm soát dịch, đơn vị kinh doanh vận tải của 5 lĩnh vực; đơn vị vận tải nội bộ; bến xe, trạm dừng nghỉ trên đường bộ; cảng biển; cảng, bến thủy nội địa; cảng hàng không, sân bay, bãi đáp thủy phi cơ; ga, trung tâm, trạm vận tải đường sắt; đầu mối xếp dỡ hàng hóa khác;

b) Người điều khiển phương tiện, nhân viên phục vụ trên phương tiện, người đi theo phương tiện (đối với vận tải hàng hóa, vận tải người nội bộ) và hành khách tham gia giao thông bằng phương tiện vận tải 5 lĩnh vực;

c) Tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động vận tải.

PHẦN 2

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐẢM BẢO THÍCH ỨNG AN TOÀN, LINH HOẠT, KIỂM SOÁT HIỆU QUẢ DỊCH COVID-19

I. CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG

1. Phân loại, phạm vi đánh giá cấp độ dịch

1.1. Phân loại cấp độ dịch

- Cấp 1: Nguy cơ thấp (bình thường mới) tương ứng với màu xanh;

- Cấp 2: Nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng;

- Cấp 3: Nguy cơ cao tương ứng với màu cam;

- Cấp 4: Nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ.

1.2. Phạm vi đánh giá cấp độ dịch

Đánh giá từ quy mô cấp xã. Khuyến khích đánh giá từ phạm vi, quy mô nhỏ nhất có thể (dưới cấp xã) nhằm đảm bảo linh hoạt, hiệu quả.

2. Hành khách tham gia giao thông (trừ vận tải hàng không, đường sắt) phải đáp ứng các yêu cầu sau:

2.1. Tuân thủ “Thông điệp 5K”; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế;

2.2. Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế;

2.3. Xét nghiệm y tế

a) Xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở...;

b) Đối với tất cả các cấp độ dịch, chỉ yêu cầu xét nghiệm một trong các trường hợp:

- Có nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp 3;

- Đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa); không yêu cầu xét nghiệm khi đi lại trong địa bàn.

c) Đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin và người đã khỏi bệnh, chỉ xét nghiệm một trong các trường hợp:

- Khi có yêu cầu điều tra dịch tễ;

- Đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa).

2.4. Việc xét nghiệm SARS-CoV-2 được thực hiện bằng RT-PCR hoặc test kháng nguyên nhanh có giá trị trong vòng 72 giờ (kể từ khi nhận kết quả).

3. Trường hợp Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế ban hành quy định mới về phòng, chống dịch COVID-19 đối các với đối tượng áp dụng tại Hướng dẫn tạm thời này thì thực hiện theo quy định mới.
II. VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ
1. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô

1. Xây dựng và triển khai phương án tổ chức vận tải bảo đảm tuân thủ quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và quy định về phòng, chống dịch COVID-19; nắm bắt thông tin về luồng tuyến, hành trình, cấp dịch do địa phương công bố; công bố công khai các yêu cầu vận chuyển đối với hành khách theo quy định tại khoản 2 Mục I Phần 2 của Hướng dẫn tạm thời này;

b) Bố trí lái xe, nhân viên phục vụ trên xe đáp ứng các yêu cầu nêu tại khoản 4 Mục II Phần 2 Hướng dẫn tạm thời này;

c) Bố trí phương tiện đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống dịch COVID-19: trang bị dung dịch sát khuẩn tay, khẩu trang y tế; vệ sinh, khử khuẩn phương tiện sau mỗi chuyến đi (chỉ thực hiện khi đi từ hoặc đi qua địa bàn có dịch ở cấp 3, cấp 4);

d) Yêu cầu lái xe chạy đúng hành trình và chỉ dừng, đỗ dọc đường (ăn uống, vệ sinh) và đón, trả khách tại các địa điểm theo quy định;

đ) Trường hợp có hành khách đi từ địa bàn có dịch ở cấp 4: lập danh sách hành khách đi xe theo Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này; giao cho lái xe, nhân viên phục vụ trên xe hướng dẫn hành khách tự kê khai (bao gồm cả việc cập nhật bổ sung hành khách đi xe trên hành trình); sao gửi danh sách hành khách đi xe về Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông vận tải - Xây dựng (sau đây gọi là Sở GTVT) nơi đi, nơi đến; lưu trữ bản chính danh sách hành khách đi xe tối thiểu 21 ngày kể từ ngày kết thúc chuyến đi để phục vụ công tác truy vết phòng chống, dịch COVID-19 khi có yêu cầu của cơ quan chức năng có thẩm quyền; bảo mật thông tin hành khách theo quy định của pháp luật;

e) Bố trí nhân viên hoặc bộ phận y tế để phối hợp y tế địa phương xử lý khi có trường hợp mắc COVID-19 tại nơi làm việc;

g) Chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của phương tiện, lái xe trong suốt quá trình vận chuyển; trong đó tăng cường kiểm tra, giám sát thông qua thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên xe ô tô kinh doanh vận tải;

h) Tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên cho người của đơn vị mình có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao.

2. Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô

a) Chủ động xây dựng kế hoạch vận tải, nắm bắt thông tin về hành trình, nơi xếp dỡ hàng hóa và cấp dịch do địa phương công bố; phổ biến đầy đủ kế hoạch vận tải cho người trên phương tiện để đảm bảo đáp ứng khi có yêu cầu tham gia phòng, chống dịch COVID-19;

b) Bố trí lái xe, người đi theo xe đáp ứng các yêu cầu nêu tại khoản 4 Mục II Phần 2 Hướng dẫn tạm thời này;

c) Bố trí phương tiện đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống dịch COVID-19: trang bị dung dịch sát khuẩn tay, khẩu trang y tế; vệ sinh, khử khuẩn phương tiện sau mỗi chuyến đi (chỉ thực hiện khi đi từ hoặc đi qua địa bàn có dịch ở cấp 3, cấp 4);

d) Yêu cầu lái xe chạy đúng hành trình và xếp dỡ hàng hóa tại các địa điểm ghi trong Giấy vận tải, hợp đồng vận chuyển hàng hóa;

đ) Bố trí nhân viên hoặc bộ phận y tế để phối hợp y tế địa phương xử lý khi có trường hợp mắc COVID-19 tại nơi làm việc;

e) Chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của phương tiện, lái xe trong suốt quá trình vận chuyển; trong đó tăng cường kiểm tra, giám sát thông qua thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên xe ô tô kinh doanh vận tải;

g) Tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên cho người của đơn vị mình có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao.

3. Đơn vị hoạt động vận tải nội bộ bằng xe ô tô

a) Chủ động xây dựng kế hoạch vận tải (đảm bảo chỉ vận chuyển hàng hóa, người của đơn vị mình), nắm bắt thông tin về hành trình, nơi xếp dỡ hàng hóa và cấp dịch do địa phương công bố; phổ biến đầy đủ kế hoạch vận tải cho người trên phương tiện để đảm bảo đáp ứng khi có yêu cầu tham gia phòng, chống dịch COVID-19;

b) Bố trí lái xe, người đi theo xe đáp ứng các yêu cầu nêu tại khoản 4 Mục II Phần 2 Hướng dẫn tạm thời này;

c) Bố trí phương tiện đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống dịch COVID-19: trang bị dung dịch sát khuẩn tay, khẩu trang y tế; vệ sinh, khử khuẩn phương tiện sau mỗi chuyến đi (chỉ thực hiện khi đi từ hoặc đi qua địa bàn có dịch ở cấp 3, cấp 4);

d) Trường hợp có người đi từ địa bàn có dịch ở cấp 4: lập danh sách người đi xe theo Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này; sao gửi danh sách người đi xe về Sở GTVT nơi đi, nơi đến (gửi 01 lần nếu không có sự thay đổi người trên xe); lưu trữ bản chính danh sách người đi xe tối thiểu 21 ngày kể từ ngày kết thúc chuyến đi để phục vụ công tác truy vết phòng chống, dịch COVID-19 khi có yêu cầu của cơ quan chức năng có thẩm quyền;

đ) Yêu cầu lái xe chạy đúng hành trình, đón trả người và xếp dỡ hàng hóa tại các địa điểm theo quy định;

e) Bố trí nhân viên hoặc bộ phận y tế để phối hợp y tế địa phương xử lý khi có trường hợp mắc COVID-19 tại nơi làm việc;

g) Chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của phương tiện, lái xe trong suốt quá trình vận chuyển;

h) Tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên cho người của đơn vị mình có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao.

4. Yêu cầu đối với lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, người đi theo xe

4.1. Thực hiện biện pháp phòng, chống dịch

a) Tuân thủ “Thông điệp 5K”; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế;

b) Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế.

4.2. Xét nghiệm y tế

a) Xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở...; xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên, định kỳ do cơ quan y tế thực hiện;

b) Xét nghiệm ngẫu nhiên đối với nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao theo kế hoạch phòng, chống dịch của đơn vị vận tải;

c) Đối với tất cả các cấp độ dịch, chỉ yêu cầu xét nghiệm đối với lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, người đi theo xe một trong các trường hợp:

- Có nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp 3;

- Đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa); không yêu cầu xét nghiệm khi đi lại trong địa bàn;

d) Đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin và người đã khỏi bệnh, chỉ xét nghiệm một trong các trường hợp:

- Khi có yêu cầu điều tra dịch tễ;

- Đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa).

đ) Việc xét nghiệm SARS-CoV-2 được thực hiện bằng RT-PCR hoặc test kháng nguyên nhanh có giá trị trong vòng 72 giờ (kể từ khi nhận kết quả).

4.3. Trước, trong và sau chuyến đi, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, người đi theo xe nếu có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở... thì cần theo dõi sức khỏe và thông báo ngay cho đơn vị vận tải, cơ quan y tế địa phương để triển khai quy trình xử lý dịch theo quy định.

4.4. Trường hợp chuyến đi có hành khách, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, người đi theo xe dương tính với SARS-CoV-2: thực hiện theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế.

4.5. Bố trí dung dịch sát khuẩn tay tại vị trí thuận tiện cho hành khách sử dụng; áp dụng các biện pháp thông gió tự nhiên phù hợp với từng loại hình phương tiện giao thông công cộng; yêu cầu hành khách đeo khẩu trang trong suốt quá trình di chuyển.

4.6. Vệ sinh, khử khuẩn phương tiện hàng ngày và sau mỗi chuyến đi đối với các bề mặt tiếp xúc nhiều như bề mặt vô lăng lái, tay nắm cửa, ghế ngồi, cửa sổ, sàn phương tiện... Chú ý đối với xe taxi và các phương tiện tương tự, lái xe, người phục vụ trên xe phải lau chùi tay nắm cửa, ghế ngồi của xe sau mỗi lần hành khách lên, xuống xe bằng dung dịch sát khuẩn nhanh.

5. Phương tiện vận tải

a) Đáp ứng đầy đủ các điều kiện về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định; lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, camera trên xe theo quy định tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;

b) Đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống dịch COVID-19: phải được trang bị nước sát khuẩn, khẩu trang y tế; phải được vệ sinh, khử khuẩn sau mỗi lần phục vụ.

6. Bến xe, trạm dừng nghỉ

a) Xây dựng và triển khai phương án, kế hoạch đón, trả hành khách bảo đảm an toàn, an ninh trật tự, phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và các quy định về phòng, chống dịch COVID-19;

b) Bố trí điểm khai báo y tế, quét mã QR;

c) Bố trí vị trí để lực lượng chức năng tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 kháng nguyên nhanh; bố trí phòng hoặc khu vực cách ly tạm thời đảm bảo thông thoáng;

d) Bố trí khu vực bán vé, phòng chờ (đối với bến xe), nơi hành khách lên, xuống phương tiện bảo đảm giãn cách và các yêu cầu về phòng, chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế;

đ) Trong trường hợp phát hiện lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, hành khách, người làm việc tại bến xe, trạm dừng nghỉ có biểu hiện sốt, ho, khó thở, mệt mỏi… phải bố trí cách ly và thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để xử lý;

e) Thực hiện tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các khu vực công cộng;

g) Yêu cầu lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, hành khách thực hiện quy định về phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế;

h) Niêm yết số điện thoại đường dây nóng của cơ quan chức năng địa phương để thông tin khi có vi phạm quy định về phòng, chống dịch COVID-19;

i) Tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên cho người của đơn vị mình có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao.

7. Nơi xếp dỡ hàng hóa

a) Xây dựng và triển khai phương án xếp dỡ hàng hóa bảo đảm an toàn, an ninh trật tự, phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và các quy định về phòng, chống dịch COVID-19;

b) Bố trí điểm khai báo y tế, quét mã QR;

c) Trường hợp nơi xếp dỡ hàng hóa trên địa bàn có dịch ở cấp 3, cấp 4: bố trí vị trí để lực lượng chức năng tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 kháng nguyên nhanh;

d) Trong trường hợp phát hiện lái xe, người đi theo xe, người làm việc tại nơi xếp dỡ hàng hóa có biểu hiện sốt, ho, khó thở, mệt mỏi... phải bố trí cách ly và thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để xử lý;

đ) Thực hiện tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các khu vực công cộng;

e) Yêu cầu lái xe, người đi theo xe thực hiện quy định về phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế;

g) Niêm yết số điện thoại đường dây nóng của cơ quan chức năng địa phương để thông tin khi có vi phạm quy định về phòng, chống dịch COVID-19.

8. Người làm việc tại bến xe, trạm dừng nghỉ, nơi xếp dỡ hàng hóa

8.1. Tuân thủ “Thông điệp 5K”; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế.

8.2. Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế.

8.3. Xét nghiệm y tế

a) Xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở…; xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên, định kỳ do cơ quan y tế thực hiện;

b) Xét nghiệm ngẫu nhiên đối với nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao theo kế hoạch phòng, chống dịch của đơn vị vận tải;

c) Đối với tất cả các cấp độ dịch, chỉ yêu cầu xét nghiệm người có một trong các trường hợp:

- Có nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp 3;

- Đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa); không yêu cầu xét nghiệm khi đi lại trong địa bàn;

D0 Đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin và người đã khỏi bệnh, chỉ xét nghiệm một trong các trường hợp:

- Khi có yêu cầu điều tra dịch tễ;

- Đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa).

đ) Việc xét nghiệm SARS-CoV-2 được thực hiện bằng RT-PCR hoặc test kháng nguyên nhanh có giá trị trong vòng 72 giờ (kể từ khi nhận kết quả).

8.4. Thường xuyên nhắc nhở lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, người đi theo xe và hành khách chấp hành các quy định phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định của Bộ Y tế.
9. Kế hoạch tổ chức vận chuyển
9.1. Vận tải hành khách bằng xe ô tô
a) Đối với địa bàn có dịch ở cấp 1, cấp 2
- Tổ chức hoạt động vận tải hành khách với tần suất bình thường;
- Lái xe, nhân viên phục vụ trên xe đáp ứng các yêu cầu nêu tại khoản 4 Mục II Phần 2 và hành khách đáp ứng các yêu cầu nêu tại khoản 2 Mục I Phần 2 Hướng dẫn tạm thời này.
b) Đối với địa bàn có dịch ở cấp 3
- Đối với vận tải hành khách theo tuyến cố định nội tỉnh, xe buýt, taxi, hợp đồng, du lịch, vận chuyển học sinh, sinh viên: Sở GTVT tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đảm bảo theo nguyên tắc không vượt quá 50% tổng số phương tiện của đơn vị và có giãn cách chỗ trên phương tiện (không áp dụng giãn cách đối với xe giường nằm);
- Đối với vận tải hành khách theo tuyến cố định liên tỉnh (bao gồm cả xe buýt có hành trình từ hai tỉnh trở lên): Sở GTVT hai đầu tuyến báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép hoạt động tối đa không vượt quá 50% số chuyến theo lưu lượng đã được Sở GTVT công bố (số chuyến/tháng) và có giãn cách chỗ trên phương tiện (không áp dụng giãn cách đối với xe giường nằm);
- Lái xe, nhân viên phục vụ trên xe đáp ứng các yêu cầu nêu tại khoản 4 Mục II Phần 2 và hành khách đáp ứng các yêu cầu nêu tại khoản 2 Mục I Phần 2 Hướng dẫn tạm thời này.
c) Đối với địa bàn có dịch ở cấp 4
- Dừng hoạt động vận chuyển hành khách bằng xe ô tô, gồm: vận tải hành khách theo tuyến cố định liên tỉnh, nội tỉnh, xe buýt, hợp đồng, du lịch (trừ xe công nghệ dưới 9 chỗ sử dụng hợp đồng điện tử), vận chuyển học sinh, sinh viên;
- Đối với xe taxi, xe công nghệ dưới 9 chỗ (xe hợp đồng, xe du lịch sử dụng hợp đồng điện tử) có vách ngăn với khách, thanh toán điện tử được phép hoạt động không vượt quá 20% tổng số phương tiện của đơn vị và có giãn cách chỗ trên phương tiện;
- Lái xe phải được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh và đáp ứng các yêu cầu nêu tại khoản 4 Mục II Phần 2; hành khách đáp ứng các yêu cầu nêu tại khoản 2 Mục I Phần 2 Hướng dẫn tạm thời này;

- Trường hợp phương tiện vận tải hành khách có hành trình bắt buộc phải đi qua địa bàn có dịch ở cấp 4 thì không được dừng, đỗ.
9.2. Vận tải hàng hóa bằng xe ô tô: tổ chức hoạt động bình thường ở các cấp độ dịch; lái xe, người đi theo xe phải đáp ứng các yêu cầu nêu tại khoản 4 Mục II Phần 2 Hướng dẫn tạm thời này.
9.3. Vận tải nội bộ bằng xe ô tô
 
a) Vận tải hàng hóa nội bộ: thực hiện theo điểm 9.2 Mục này;
b) Vận tải chở người nội bộ
- Đối với địa bàn có dịch ở cấp 1, cấp 2: tổ chức hoạt động bình thường;
- Đối với địa bàn có dịch ở cấp 3, cấp 4: được phép hoạt động theo hướng dẫn của Sở GTVT điểm đi, điểm đến và có giãn cách chỗ trên phương tiện;
- Lái xe, người trên xe phải đảm bảo các yêu cầu về y tế theo địa bàn có dịch ở cấp độ tương ứng được quy định tại khoản 4 Mục II Phần 2 Hướng dẫn tạm thời này.
III. VẬN TẢI HÀNG HẢI
1. Đơn vị vận tải, chủ phương tiện

a) Xây dựng và triển khai phương án tổ chức vận tải bảo đảm tuân thủ quy định về phòng, chống dịch COVID-19; nắm bắt thông tin về cấp dịch do địa phương công bố;

b) Bố trí nhân viên hoặc bộ phận y tế để phối hợp với y tế địa phương xử lý khi có trường hợp mắc tại nơi làm việc;

c) Chuẩn bị phương tiện đảm bảo các yêu cầu về an toàn, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và bảo vệ môi trường theo quy định;

d) Chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên tàu theo quy định của Bộ Y tế và địa phương;

đ) Tổ chức vệ sinh, khử khuẩn các bề mặt của phương tiện chở hành khách (khoang hành khách, ghế ngồi, khu vực vệ sinh) hàng ngày và ngay sau khi kết thúc chuyến đi (chỉ thực hiện khi hoạt động ở địa bàn có dịch ở cấp 3, cấp 4);

e) Tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên cho người của đơn vị mình có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao.

2. Thuyền viên

2.1. Thực hiện biện pháp phòng, chống dịch

a) Tuân thủ “Thông điệp 5K”; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế;

b) Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và của Bộ Y tế;

c) Đối với tàu biển từ nước ngoài và tàu thuyền Việt Nam hoạt động tuyến nội địa trong vòng 14 ngày có hoạt động ở địa bàn có dịch cấp 3, cấp 4: Thuyền trưởng khai báo tình hình sức khỏe thuyền viên trên tàu trong thời gian tối thiểu 14 ngày và việc thay đổi thuyền viên (nếu có) trong 14 ngày gần nhất cung cấp cho CDC hoặc cơ quan y tế địa phương để đánh giá nguy cơ và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định trước khi cho tàu vào cảng làm hàng, bảo đảm loại trừ các nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh ra cộng đồng khi tàu vào cảng;

d) Kiểm soát chặt chẽ người lên xuống tàu, kiểm tra thân nhiệt và khẩu trang y tế, lập danh sách người lên xuống tàu.

2.2. Xét nghiệm y tế

a) Xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở...; xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên, định kỳ do cơ quan y tế thực hiện;

b) Xét nghiệm ngẫu nhiên đối với nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao theo kế hoạch phòng, chống dịch của đơn vị;

c) Đối với tất cả các cấp độ dịch, chỉ yêu cầu xét nghiệm đối với thuyền viên khi có một trong các trường hợp:

- Có nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp 3;

- Đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa); không yêu cầu xét nghiệm khi đi lại trong địa bàn;

- Có nghi ngờ hoặc chỉ định điều tra dịch tễ đến từ vùng có dịch ở nước ngoài.

d) Đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin và người đã khỏi bệnh, chỉ xét nghiệm một trong các trường hợp:

- Khi có yêu cầu điều tra dịch tễ;

- Đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa);

- Có nghi ngờ hoặc chỉ định điều tra dịch tễ đến từ vùng có dịch ở nước ngoài.

đ) Việc xét nghiệm SARS-CoV-2 được thực hiện bằng RT-PCR hoặc test kháng nguyên nhanh có giá trị trong vòng 72 giờ (kể từ khi nhận kết quả).

2.3. Trước, trong và sau chuyến đi, thuyền viên nếu có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở… thì cần theo dõi sức khỏe và thông báo ngay cho đơn vị vận tải, chủ phương tiện, cảng vụ hàng hải, cơ quan y tế địa phương để triển khai quy trình xử lý dịch theo quy định.

2.4. Vệ sinh, khử khuẩn hàng ngày và sau mỗi chuyến đi đối với các bề mặt tiếp xúc nhiều của phương tiện như bề mặt vô lăng lái, tay nắm cửa, ghế ngồi, cửa sổ, sàn phương tiện, khu vực vệ sinh...

2.5. Bố trí dung dịch sát khuẩn tay tại vị trí thuận tiện; yêu cầu hành khách (đối với phương tiện chở khách) thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và của Bộ Y tế.

3. Phương tiện vận tải

a) Đáp ứng đầy đủ các điều kiện về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định;

b) Đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống dịch COVID-19: phải được trang bị nước sát khuẩn, khẩu trang y tế; phải vệ sinh, khử khuẩn sau mỗi lần phục vụ;

c) Thủ tục vào, rời cảng cho tàu biển được thực hiện điện tử qua Cổng thông tin một cửa quốc gia; Cảng vụ hàng hải cấp phép cho tàu biển vào làm hàng sau khi được Cơ quan kiểm dịch, CDC chấp thuận đủ điều kiện an toàn phòng, chống dịch Covid-19;

d) Triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo hướng dẫn của IMO, Bộ Y tế và chính quyền địa phương;

đ) Thiết lập lối đi riêng cho tổ chức, cá nhân lên tàu làm việc;

e) Thiết lập khu vực làm việc ngoài cabin và nhà vệ sinh riêng để giao tiếp với tổ chức, cá nhân lên tàu làm việc;

g) Trước khi vào cảng, tàu biển phải vào vị trí được chỉ định bởi Cảng vụ hàng hải để tiến hành các thủ tục kiểm dịch; tàu biển chỉ được phép làm hàng sau khi thực hiện xong các thủ tục kiểm dịch và được sự đồng ý của CDC (trừ tuyến vận tải bờ ra đảo).

4. Doanh nghiệp kinh doanh cảng

a) Xây dựng phương án, kế hoạch xếp dỡ hàng hoá, đón, trả hành khách ra vào cảng bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và các quy định về phòng chống dịch COVID-19; nắm bắt thông tin về cấp độ dịch do địa phương công bố;

b) Bố trí điểm khai báo y tế, quét mã QR;

c) Bố trí vị trí để lực lượng chức năng tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 kháng nguyên nhanh; bố trí phòng hoặc khu vực cách ly tạm thời đảm bảo thông thoáng;

d) Bố trí khu vực bán vé, phòng chờ và nơi hành khách lên, xuống phương tiện bảo đảm giãn cách và các yêu cầu về phòng, chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế;

đ) Trong trường hợp phát hiện thuyền viên, hành khách, người làm việc tại cảng có biểu hiện sốt, ho, khó thở, mệt mỏi... phải bố trí cách ly và thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để xử lý;

e) Thực hiện thông tin tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các khu vực công cộng;

g) Yêu cầu thuyền viên, hành khách thực hiện quy định về phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế;

h) Niêm yết số điện thoại đường dây nóng của cơ quan chức năng địa phương để thông tin khi có vi phạm quy định về phòng, chống dịch COVID-19;

i) Tổ chức giám sát thường xuyên việc triển khai các quy định phòng, chống dịch của cán bộ, người lao động; bố trí, phân bổ nhân công làm việc theo ca phù hợp đủ để đảm bảo tiến độ, khối lượng công việc vừa đảm bảo giãn cách theo quy định;

k) Tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên cho người của đơn vị mình có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao.

5. Người làm việc tại cảng

5.1. Tuân thủ “Thông điệp 5K”; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế;

5.2. Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế;

5.3. Xét nghiệm y tế

a) Xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở...; xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên, định kỳ do cơ quan y tế thực hiện;

b) Xét nghiệm ngẫu nhiên đối với nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao theo kế hoạch phòng, chống dịch của đơn vị;

c) Đối với tất cả các cấp độ dịch, chỉ yêu cầu xét nghiệm người có một trong các trường hợp:

- Có nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp 3;

- Đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa); không yêu cầu xét nghiệm khi đi lại trong địa bàn;

d) Đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin và người đã khỏi bệnh, chỉ xét nghiệm một trong các trường hợp:

- Khi có yêu cầu điều tra dịch tễ;

- Đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa).

đ) Việc xét nghiệm SARS-CoV-2 được thực hiện bằng RT-PCR hoặc test kháng nguyên nhanh có giá trị trong vòng 72 giờ (kể từ khi nhận kết quả).

5.4. Thường xuyên nhắc nhở thuyền viên, hành khách chấp hành các quy định phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định của Bộ Y tế.

6. Các đối tượng khác có liên quan

Ngoài đáp ứng các yêu cầu theo khoản 5 Mục này, còn phải đáp ứng các yêu cầu sau:

6.1. Đối với hoa tiêu hàng hải

a) Làm việc phải mặc đồ bảo hộ y tế cơ bản khi lên tàu (chỉ thực hiện khi phương tiện đi từ địa bàn có dịch ở cấp 3, cấp 4 hoặc tàu biển đến từ vùng có dịch ở nước ngoài); tiếp cận buồng lái bằng cầu thang bộ bên ngoài cabin (nếu có);

b) Giữ khoảng cách tối thiểu với thuyền viên theo quy định, hạn chế tiếp xúc gần (< 2m);

c) Sau khi kết thúc công việc dẫn tàu, hoa tiêu hàng hải phải tiêu hủy thiết bị bảo hộ theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

6.2. Đối với thuyền viên tàu lai dắt

a) Không được tiếp xúc trực tiếp với thuyền viên tàu biển, hoa tiêu;

b) Khi tiếp nhận và tháo bỏ dây lai phải đeo khẩu trang, găng tay, kính bảo hộ và mũ; khi thực hiện nhiệm vụ phải đảm bảo giãn cách tối thiểu.

6.3. Đối với giám định, đăng kiểm, đại lý viên, cung ứng tàu biển, vệ sinh, thợ kỹ thuật

a) Chỉ được phép lên tàu thực hiện công việc khi công tác kiểm dịch y tế đã được hoàn tất và được sự cho phép của Bộ đội biên phòng cửa khẩu cảng hoặc Công an cửa khẩu cảng;

b) Khi lên tàu phải trang bị đồ bảo hộ y tế theo quy định (chỉ thực hiện khi phương tiện đi từ địa bàn có dịch ở cấp 3, cấp 4 hoặc tàu biển đến từ vùng dịch ở nước ngoài).

6.4. Đối với hành khách đi theo tàu biển (trừ tuyến vận tải bờ ra đảo): thực hiện theo các yêu cầu như đối với thuyền viên quy định tại khoản 2 Mục này.
​7. Kế hoạch tổ chức vận tải
7.1. Vận tải hành khách (tuyến bờ ra đảo)
a) Đối với địa bàn có dịch ở cấp 1, cấp 2

Tổ chức hoạt động vận tải bình thường; thuyền viên đáp ứng các yêu cầu nêu tại khoản 2 Mục III Phần 2 và hành khách đáp ứng các yêu cầu nêu tại khoản 2 Mục I Phần 2 Hướng dẫn tạm thời này.
b) Đối với địa bàn có dịch ở cấp 3
- Sở GTVT tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đảm bảo theo nguyên tắc không vượt quá 50% tổng số phương tiện của đơn vị (không áp dụng đối với những tuyến chỉ có 01 phương tiện hoạt động) và có giãn cách chỗ trên phương tiện;
- Thuyền viên đáp ứng các yêu cầu nêu tại khoản 2 Mục III Phần 2 và hành khách đáp ứng các yêu cầu nêu tại khoản 2 Mục I Phần 2 Hướng dẫn tạm thời này.
c) Đối với địa bàn có dịch ở cấp 4

Dừng hoạt động vận tải hành khách, trừ trường hợp đặc biệt do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
7.2. Vận tải hàng hóa: tổ chức hoạt động bình thường ở các cấp độ dịch; thuyền viên đáp ứng các yêu cầu nêu tại khoản 2 Mục III Phần 2 Hướng dẫn tạm thời này.
IV. VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
1. Đơn vị kinh doanh vận tải, chủ phương tiện vận chuyển hành khách

a) Xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 và phương án xử lý khi có trường hợp mắc COVID-19 theo quy định; nắm bắt thông tin về luồng tuyến, hành trình, cấp dịch do địa phương công bố; công bố công khai các yêu cầu vận chuyển đối với hành khách theo quy định tại khoản 2 Mục I Phần 2 của Hướng dẫn tạm thời này;

b) Bố trí nhân viên hoặc bộ phận y tế để phối hợp y tế địa phương xử lý khi có trường hợp mắc tại nơi làm việc;

c) Chuẩn bị phương tiện đảm bảo các yêu cầu về an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường theo quy định;

d) Chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên tàu theo quy định của Bộ Y tế;

đ) Trong trường hợp phát hiện hành khách có biểu hiện sốt, ho, khó thở, mệt mỏi phải bố trí cách ly và thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để xử lý;

e) Tổ chức vệ sinh, khử khuẩn các bề mặt của phương tiện (khoang hành khách, ghế ngồi, khu vực vệ sinh) hàng ngày và ngay sau khi kết thúc chuyến đi, trong quá trình di chuyển cần khử khuẩn thường xuyên tùy tình hình thực tế;

g) Tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên cho người của đơn vị mình có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao.

2. Đơn vị kinh doanh vận tải, chủ phương tiện vận chuyển hàng hóa

a) Chủ động xây dựng kế hoạch vận tải, nắm bắt thông tin về hành trình, nơi xếp dỡ hàng hóa và cấp dịch do địa phương công bố; phổ biến đầy đủ kế hoạch vận tải cho người trên phương tiện để đảm bảo đáp ứng khi có yêu cầu tham gia phòng, chống dịch COVID-19;

b) Bố trí thuyền viên đáp ứng các yêu cầu nêu tại khoản 3 Mục IV Phần 2 Hướng dẫn tạm thời này;

c) Bố trí phương tiện đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống dịch COVID-19: trang bị dung dịch sát khuẩn tay, khẩu trang y tế; vệ sinh, khử khuẩn phương tiện sau mỗi chuyến đi (chỉ thực hiện khi đến từ địa bàn có dịch ở cấp 3, cấp 4);

d) Yêu cầu thuyền viên chạy đúng hành trình đã được cấp phép của cơ quan Cảng vụ và xếp dỡ hàng hóa tại cảng, bến thủy nội địa;

đ) Bố trí nhân viên hoặc bộ phận y tế để phối hợp với y tế địa phương xử lý khi có trường hợp mắc COVID-19 tại nơi làm việc;

e) Chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của phương tiện trong suốt quá trình vận chuyển;

g) Tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên cho người của đơn vị mình có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao.

3. Thuyền viên, người phục vụ trên phương tiện

3.1. Thực hiện biện pháp phòng, chống dịch

a) Tuân thủ “Thông điệp 5K”; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế;

b) Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế.

3.2. Xét nghiệm y tế

a) Xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở...; xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên, định kỳ do cơ quan y tế thực hiện;

b) Xét nghiệm ngẫu nhiên đối với nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao theo kế hoạch phòng, chống dịch của đơn vị vận tải;

c) Đối với tất cả các cấp độ dịch, chỉ yêu cầu xét nghiệm đối với thuyền viên và nhân viên phục vụ trên phương tiện một trong các trường hợp:

- Có nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp 3;

- Đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa); không yêu cầu xét nghiệm khi đi lại trong địa bàn;

d) Đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin và người đã khỏi bệnh, chỉ xét nghiệm một trong các trường hợp:

- Khi có yêu cầu điều tra dịch tễ;

- Đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa).

đ) Việc xét nghiệm SARS-CoV-2 được thực hiện bằng RT-PCR hoặc test kháng nguyên nhanh có giá trị trong vòng 72 giờ (kể từ khi nhận kết quả).

3.3. Trước, trong và sau chuyến đi, thuyền viên, người phục vụ trên phương tiện, người đi theo phương tiện nếu có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở... thì cần theo dõi sức khỏe và thông báo ngay cho đơn vị vận tải, cơ quan y tế địa phương để triển khai quy trình xử lý dịch theo quy định.

3.4. Vệ sinh, khử khuẩn hàng ngày và sau mỗi chuyến đi đối với các bề mặt tiếp xúc nhiều của phương tiện như bề mặt vô lăng lái, tay nắm cửa, ghế ngồi, cửa sổ, sàn phương tiện, khu vực vệ sinh...

3.5. Bố trí dung dịch sát khuẩn tay tại vị trí thuận tiện cho hành khách sử dụng; áp dụng các biện pháp thông gió tự nhiên phù hợp; yêu cầu hành khách đeo khẩu trang trong suốt quá trình di chuyển.

4. Phương tiện vận tải

a) Đáp ứng đầy đủ các điều kiện về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định;

b) Đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống dịch COVID-19: phải được trang bị nước sát khuẩn, khẩu trang y tế; phải vệ sinh, khử khuẩn sau mỗi lần phục vụ.

5. Cảng, bến thủy nội địa

a) Xây dựng phương án, kế hoạch đón, trả hành khách, xếp dỡ hàng hóa ra vào cảng, bến bảo đảm an toàn, an ninh, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và các quy định về phòng chống dịch COVID-19;

b) Bố trí điểm khai báo y tế, quét mã QR;

c) Bố trí vị trí để lực lượng chức năng tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 kháng nguyên nhanh; bố trí phòng hoặc khu vực cách ly tạm thời đảm bảo thông thoáng;

d) Bố trí khu vực bán vé, phòng chờ và nơi hành khách lên, xuống phương tiện bảo đảm giãn cách và các yêu cầu về phòng, chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế và địa phương;

đ) Trong trường hợp phát hiện thuyền viên, hành khách có biểu hiện sốt, ho, khó thở, mệt mỏi phải bố trí cách ly và thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để xử lý;

e) Thực hiện thông tin tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các khu vực công cộng;

g) Yêu cầu thuyền viên, người phục vụ trên phương tiện, hành khách thực hiện quy định về phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế;

h) Niêm yết số điện thoại đường dây nóng của cơ quan chức năng địa phương để thông tin khi có vi phạm quy định về phòng, chống dịch COVID-19;

i) Tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên cho người của đơn vị mình có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao.

6. Người làm việc tại cảng, bến

6.1. Tuân thủ “Thông điệp 5K”; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế.

6.2. Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế.

6.3. Xét nghiệm y tế

a) Xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở...; xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên, định kỳ do cơ quan y tế thực hiện;

b) Xét nghiệm ngẫu nhiên đối với nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao theo kế hoạch phòng, chống dịch của đơn vị vận tải;

c) Đối với tất cả các cấp độ dịch, chỉ yêu cầu xét nghiệm người có một trong các trường hợp:

- Có nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp 3;

- Đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa); không yêu cầu xét nghiệm khi đi lại trong địa bàn.

d) Đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin và người đã khỏi bệnh, chỉ xét nghiệm một trong các trường hợp:

- Khi có yêu cầu điều tra dịch tễ;

- Đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa).

đ) Việc xét nghiệm SARS-CoV-2 được thực hiện bằng RT-PCR hoặc test kháng nguyên nhanh có giá trị trong vòng 72 giờ (kể từ khi nhận kết quả).

6.4. Thường xuyên nhắc nhở Thuyền viên, người phục vụ trên phương tiện và hành khách chấp hành các quy định phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định của Bộ Y tế.
7. Kế hoạch tổ chức vận chuyển
7.1. Vận tải hành khách bằng phương tiện thủy
a) Đối với địa bàn có dịch ở cấp 1, cấp 2

- Tổ chức hoạt động vận tải hành khách với tần suất bình thường;

- Thuyền viên, người phục vụ trên phương tiện đáp ứng các yêu cầu nêu tại khoản 3 Mục IV Phần 2 và hành khách đáp ứng các yêu cầu nêu tại khoản 2 Mục I Phần 2 Hướng dẫn tạm thời này.
b) Đối với địa bàn có dịch ở cấp 3
- Đối với tuyến vận tải hành khách nội tỉnh: Sở GTVT tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép hoạt động đảm bảo theo nguyên tắc không vượt quá 50% số người được phép chở trên phương tiện;
- Đối với tuyến vận tải hành khách liên tỉnh: Sở GTVT hai đầu tuyến tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép hoạt động tối đa không vượt quá 50% số người được phép chở trên phương tiện;
- Thuyền viên, người phục vụ trên phương tiện đáp ứng các yêu cầu nêu tại khoản 3 Mục IV Phần 2 và hành khách đáp ứng các yêu cầu nêu tại khoản 2 Mục I Phần 2 Hướng dẫn tạm thời này.
b) Đối với địa bàn có dịch ở cấp 4: dừng hoạt động vận chuyển hành khách bằng đường thủy.
7.2. Vận tải hàng hóa bằng đường thủy: tổ chức hoạt động bình thường ở các cấp độ dịch; Thuyền viên, người phục vụ trên phương tiện phải đáp ứng các yêu cầu nêu tại khoản 3 Mục IV Phần 2 Hướng dẫn tạm thời này.
V. VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT

1. Tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn tại Quyết định số 1782/QĐ-BGTVT ngày 11/10/2021 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải hành khách bằng đường sắt đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 cho đến khi có quy định thay thế (theo quy định tại điểm 2 Mục 1 Phần IV của Quy định tạm thời ban hành kèm theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ).

2. Giao Cục Đường sắt Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Cục Y tế GTVT và các cơ quan liên quan khẩn trương sơ kết đánh giá thực hiện Quyết định số 1782/QĐ-BGTVT ngày 11/10/2021. Trên cơ sở kết quả thực hiện và căn cứ vào Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế, Cục Đường sắt Việt Nam xây dựng Dự thảo Quyết định mới thay thế Quyết định số 1782/QĐ-BGTVT ngày 11/10/2021, báo cáo Bộ GTVT trước ngày 18/10/2021.

VI. VẬN TẢI HÀNG KHÔNG

1. Tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn tại Quyết định số 1776/QĐ-BGTVT ngày 08/10/2021 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định tạm thời về triển khai các đường bay nội địa chở khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và Quyết định 1786/QĐ-BGTVT ngày 12/10/2021 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành Phụ lục thay thế Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quyết định số 1776/QĐ-BGTVT ngày 08/10/2021 cho đến khi có quy định thay thế (theo quy định tại điểm 2 Mục 1 Phần IV của Quy định tạm thời ban hành kèm theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ).

2. Giao Cục Hàng không Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Cục Y tế GTVT và các cơ quan liên quan khẩn trương sơ kết đánh giá thực hiện Quyết định số 1776/QĐ-BGTVT ngày 08/10/2021 và Quyết định 1786/QĐ-BGTVT ngày 12/10/2021. Trên cơ sở kết quả thực hiện và căn cứ vào Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế, Cục Hàng không Việt Nam xây dựng Dự thảo Quyết định mới thay thế Quyết định số 1776/QĐ-BGTVT ngày 08/10/2021 và Quyết định 1786/QĐ-BGTVT ngày 12/10/2021, báo cáo Bộ GTVT trước ngày 18/10/2021.

VII. KẾT NỐI VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH ĐẾN, ĐI TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG, GA ĐƯỜNG SẮT THUỘC ĐỊA BÀN CÓ DỊCH Ở CẤP 4

1. Đơn vị quản lý cảng hàng không, ga đường sắt

a) Bố trí vị trí, khu vực trong cảng hàng không, ga đường sắt cho phương tiện vận tải đường bộ đón, trả khách; hướng dẫn phương tiện vận tải đường bộ ra, vào cảng hàng không, ga đường sắt theo đúng vị trí, khu vực đã quy định;

b) Quy định khu vực cho khách chờ để đi lên tàu; hướng dẫn, giám sát hành khách trong việc tuân thủ công tác phòng, chống dịch tại cảng hàng không, ga đường sắt;

c) Phối hợp với Sở GTVT (địa phương có cảng hàng không, ga đường sắt) để tổ chức việc đưa, đón hành khách thông qua cảng hàng không, ga đường sắt.

2. Sở GTVT (địa phương có cảng hàng không, ga đường sắt) chủ trì, phối hợp với Sở, ngành, chính quyền địa phương và đơn vị quản lý cảng hàng không, ga đường sắt tổ chức hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô kết nối giữa vận tải đường bộ với cảng hàng không, ga đường sắt.

3. Đơn vị vận tải kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, lái xe:

a) Vận chuyển hành khách đi, đến cảng hàng không, ga đường sắt theo nguyên tắc “một cung đường hai điểm đến”; không được phép dừng đỗ trên hành trình (trừ trường hợp khẩn cấp);

b) Chấp hành hướng dẫn của Sở GTVT, đơn vị quản lý cảng hàng không, ga đường sắt khi vận chuyển hành khách đi, đến cảng hàng không, ga đường sắt.

4. Hành khách chấp hành nghiêm hướng dẫn của cảng hàng không, ga đường sắt trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

PHẦN 3

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

a) Chỉ đạo việc tổ chức triển khai Hướng dẫn tạm thời này để thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 128/NQ-CP và Quyết định số 4800/QĐ-BYT;

b) Chỉ đạo Sở Y tế:

- Công bố, cập nhật cấp độ dịch tại các địa bàn và vùng cách ly y tế (phong tỏa) thuộc tỉnh, thành phố và các biện pháp áp dụng tương ứng để làm cơ sở cho việc tổ chức hoạt động vận tải theo Hướng dẫn tạm thời này;

- Chủ trì, phối hợp với Sở GTVT, chính quyền địa phương giám sát, hướng dẫn hành khách thực hiện các biện pháp y tế về phòng, chống dịch COVID-19 khi về đến địa phương.

c) Chỉ đạo Sở GTVT:

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện Hướng dẫn tạm thời này;

- Chủ trì, phối hợp với Sở, ngành, chính quyền địa phương và đơn vị quản lý cảng hàng không, ga đường sắt để tổ chức hoạt động vận tải hành khách kết nối giữa vận tải đường bộ bằng xe ô tô với vận tải hàng không, đường sắt theo quy định tại Mục VII Phần 2 Hướng dẫn tạm thời này;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, chính quyền địa phương, đơn vị quản lý đường bộ, trạm dừng nghỉ tổ chức nơi dừng nghỉ, đón tiếp để cung cấp các dịch vụ thiết yếu phục vụ, hỗ trợ tốt nhất cho hành khách và người dân.

d) Chỉ đạo chính quyền địa phương các cấp trên địa bàn quản lý, theo dõi, kiểm tra, giám sát những người về địa phương theo quy định của Bộ Y tế đảm bảo an toàn, không để lây nhiễm dịch bệnh ra cộng đồng.

2. Các bộ, ngành, cơ quan Trung ương

Đề nghị Bộ Y tế, Bộ Công an và các Bộ, ngành liên quan quan tâm phối hợp với Bộ GTVT, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn về công tác tổ chức hoạt động vận tải đường bộ bằng xe ô tô trong thời gian các địa phương thực hiện các cấp độ phòng, chống dịch COVID-19 theo lĩnh vực quản lý để triển khai hiệu quả Nghị quyết số 128/NQ-CP.

3. Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam

a) Tổ chức triển khai thực hiện Hướng dẫn tạm thời này;

b) Đăng công khai trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục, các Cục các quy định hoạt động vận tải theo Hướng dẫn tạm thời này; số điện thoại đường dây nóng để hướng dẫn, tiếp nhận phản ánh và xử lý tình huống phát sinh; mở chuyên mục hướng dẫn hoạt động vận tải trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục, các Cục theo Hướng dẫn tạm thời này;

c) Tổng cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các Cục Quản lý đường bộ khu vực, các Chi cục Quản lý đường bộ phối hợp với các Sở GTVT, các trạm dừng nghỉ trên các tuyến Quốc lộ bố trí nơi dừng nghỉ, đón tiếp để cung cấp các dịch vụ thiết yếu phục vụ, hỗ trợ tốt nhất cho hành khách và người dân; phối hợp với các Sở GTVT bố trí lực lượng để kiểm soát người và phương tiện tại các trạm dừng nghỉ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của phương tiện thông qua hệ thống thiết bị giám sát hành trình lắp trên xe ô tô kinh doanh vận tải;

d) Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Hướng dẫn tạm thời này;

đ) Chủ trì, phối hợp với các địa phương tổng hợp tình hình, đánh giá kết quả thực hiện Hướng dẫn tạm thời này; trong đó nêu rõ kết quả đạt được, ưu điểm, tồn tại, hạn chế, đề xuất việc bổ sung, điều chỉnh Hướng dẫn tạm thời này cho phù hợp với tình hình thực tế; báo cáo Bộ GTVT (qua Vụ Vận tải) định kỳ hàng tuần và báo cáo tổng hợp hàng tháng (trước ngày 20 hàng tháng).

4. Trung tâm Công nghệ thông tin, Báo Giao thông

a) Đăng công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ, Báo Giao thông các quy định hoạt động vận tải theo Hướng dẫn tạm thời này;

b) Mở chuyên mục hướng dẫn hoạt động vận tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ, Báo Giao thông các quy định hoạt động vận tải theo Hướng dẫn tạm thời này.

5. Các Sở GTVT

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiên cứu kỹ Hướng dẫn tạm thời này để tổ chức thực hiện có hiệu quả;

b) Chủ trì, phối hợp với Sở, ngành, chính quyền địa phương và đơn vị quản lý cảng hàng không, ga đường sắt để tổ chức hoạt động vận tải hành khách đường bộ bằng xe ô tô kết nối giữa vận tải đường bộ với vận tải hàng không, đường sắt theo quy định tại Mục VII Phần 2 Hướng dẫn tạm thời này;

c) Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, chính quyền địa phương, đơn vị quản lý đường bộ, trạm dừng nghỉ tổ chức nơi dừng nghỉ, đón tiếp để cung cấp các dịch vụ thiết yếu phục vụ, hỗ trợ tốt nhất cho hành khách và người dân;

d) Chỉ trì, phối hợp với Cảng vụ hàng hải tổ chức hoạt động vận tải hành khách tuyến bờ ra đảo;

đ) Hướng dẫn và yêu cầu đơn vị vận tải, đơn vị bến xe khách, trạm dừng nghỉ thực hiện theo Hướng dẫn tạm thời này;

e) Đăng công khai trên Trang thông tin điện tử của Sở GTVT về hoạt động vận tải đường bộ bằng xe ô tô theo Hướng dẫn tạm thời này; số điện thoại đường dây nóng để đơn vị vận tải, đơn vị bến xe khách, lái xe, hành khách biết và thực hiện, đồng thời tiếp nhận phản ánh và xử lý tình huống phát sinh theo thẩm quyền;

g) Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Hướng dẫn tạm thời này;

h) Báo cáo định kỳ hàng tuần, hàng tháng về kết quả triển khai thực hiện Hướng dẫn tạm thời này theo hướng dẫn của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

5. Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, Hiệp hội Vận tải ô tô địa phương, Hội Vận tải thủy nội địa Việt Nam, Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam tuyên truyền, phổ biến đến đơn vị vận tải tại địa phương biết và thực hiện theo Hướng dẫn tạm thời này, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn có liên quan đảm bảo hoạt động vận tải được thông suốt, an toàn và phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định.

6. Đơn vị, doanh nghiệp vận tải của 5 lĩnh vực, bến xe khách, trạm dừng nghỉ trên đường bộ, đơn vị xếp dỡ hàng hóa, cảng hàng không, ga đường sắt, cảng biển, cảng, bến thủy nội địa thực hiện nghiêm Hướng dẫn tạm thời này, quy định của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế và các quy định của pháp luật có liên quan.

7. Vụ Vận tải nắm bắt tình hình, tổng hợp báo cáo định kỳ hàng tuần, hàng tháng; tham mưu cho Lãnh đạo Bộ GTVT để chỉ đạo tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và xử lý kịp thời các tình huống phát sinh.

8. Trường hợp Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế ban hành quy định mới về phòng, chống dịch COVID-19 đối các với đối tượng áp dụng tại Hướng dẫn tạm thời này thì thực hiện theo quy định mới./.

PHỤ LỤC

DANH SÁCH HÀNH KHÁCH/NGƯỜI ĐI XE1

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1812/QĐ-BGTVT ngày 16/10/2021 của Bộ trưởng Bộ GTVT)

 

TT

Họ và tên

Số căn cước công dân/chứng minh nhân dân

Số điện thoại

Địa chỉ nơi đi2

Địa chỉ nơi đến3

Ký/ghi rõ họ tên

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

________________

1 Danh sách hành khách (người đối với vận tải nội bộ) đi trên xe được sử dụng cho từng lượt chuyến.

2 Ghi rõ địa chỉ số nhà, đường/tổ dân phố, xã/phường, quận/huyện/thành phố, tỉnh/thành phố.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF TRANSPORT

___________

No. 1812/QD-BGTVT

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independent - Freedom - Happiness

_______________________

Hanoi, October 16, 2021

                                                       

DECISION

Promulgating the Interim Guidance on transport activities in 5 sectors (roadway, railway, inland waterway, maritime, aviation) for safe and flexible adaptation and effective control over the COVID-19 pandemic

___________

THE MINISTER OF TRANSPORT

 

Pursuant to the Government’s Decree No. 12/2017/ND-CP dated February 20, 2017, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Transport;

Pursuant to the Government’s Resolution No. 128/NQ-CP dated October 11, 2021, promulgating the Interim Regulation on “safe and flexible adaptation and effective control over the COVID-19 pandemic”;

Pursuant to the Government’s Resolution No. 78/NQ-CP dated July 20, 2021, on COVID-19 prevention and control;

Pursuant to the Government's Resolution No. 86/NQ-CP dated August 06, 2021, on urgent COVID-19 pandemic prevention and control measures to implement the Resolution No. 30/2021/QH15 dated July 28, 2021 of the 15th National Assembly;

Pursuant to the Ministry of Health’s Decision No. 4800/QD-BYT dated October 12, 2021, on implementing the Government’s Resolution No. 128/NQ-CP dated October 11, 2021, promulgating the Interim Regulation on “safe and flexible adaptation and effective control over the COVID-19 pandemic”;

Pursuant to the Ministry of Health's Official Dispatch No. 8795/BYT-MT dated October 16, 2021, giving opinions to the draft plan on temporary organization of by-automobile transport activities for safe and flexible adaptation and effective control over the COVID-19 pandemic;

At the proposal of the Director of the Department of Transportation, the Director General of the Directorate for Roads of Vietnam, and Directors of the Vietnam Inland Waterway Administration, the Vietnam Maritime Administration, the Civil Aviation Authority of Vietnam, and the Vietnam Railway Authority,

 

DECIDES:

 

Article 1. To promulgate together with this Decision the Interim Guidance on transport activities in 5 sectors (roadway, railway, inland waterway, maritime, aviation) for safe and flexible adaptation and effective control over the COVID-19 pandemic.

Article 2. Effect

1. This Decision takes effect from the date of its signing.

2. To annul the following Decisions of the Minister of Transport: The Decision No. 1570/QD-BGTVT dated August 24, 2021, promulgating the Interim Guidance on traffic organization and pandemic control applicable to by-automobile transport activities during the COVID-19 prevention and control; the Decision No. 1777/QD-BGTVT dated October 10, 2021, promulgating the Interim Regulation on pilot road passenger transport activities for safe and flexible adaptation and effective control over the COVID-19 pandemic; the Decision No. 1588/QD-BGTVT dated August 27, 2021, promulgating the Interim Guidance on traffic organization and pandemic control applicable to inland waterway transport activities during the COVID-19 prevention and control; the Decision No. 1589/QD-BGTVT dated August 27, 2021, promulgating the Interim Guidance on traffic organization and pandemic control applicable to maritime transport activities during the COVID-19 prevention and control.

3. To annul Sections II, III, V and VII, Part 2 of the Interim Guidance on passenger transport activities in 5 sectors (roadway, railway, inland waterway, maritime, aviation) for safe and flexible adaptation and effective control over the COVID-19 pandemic attached to the Minister of Transport’s Decision No. 1740/QD-BGTVT dated September 30, 2021.

Article 3. Chief of the Ministry Office, Chief Inspector of the Ministry’s Inspectorate, Directors of Departments, Administration and Authorities, Director General of the Directorate for Roads of Vietnam, Director of the Departments of Transport and Departments of Transport - Construction of provinces and centrally-run cities; Vietnam Automobile Transportation Association, local Automobile Transportation Associations, Vietnam Inland Waterway Transport Association, Vietnam Shipowners' Association; units and enterprises involved in transport business; passenger car stations and roadside stations; airports, railway stations; heads of relevant agencies, units, organizations and individuals shall implement this Decision./.

For the Minister

The Deputy Minister

Le Dinh Tho

 

 

INTERIM GUIDANCE

On transport activities in 5 sectors (roadway, railway, inland waterway, maritime, aviation) for safe and flexible adaptation and effective control over the COVID-19 pandemic

(Attached to the Decision No. 1812/QD-BGTVT dated October 16, 2021, of the Minister of Transport)

 

In the implementation of the Government’s Resolution No. 128/NQ-CP dated October 11, 2021, promulgating the Interim Regulation on “safe and flexible adaptation and effective control over the COVID-19 pandemic” (hereinafter referred to as the Resolution No. 128/NQ-CP); pursuant to the Ministry of Health’s Decision No. 4800/QD-BYT dated October 12, 2021, issuing the Interim Guidance for implementation of the Government’s Resolution No. 128/NQ-CP dated October 11, 2021, promulgating the Interim Regulation on “safe and flexible adaptation and effective control over the COVID-19 pandemic” (hereinafter referred to as the Decision No. 4800/QD-BYT), the Ministry of Transport promulgates the Interim Guidance on transport activities in 5 sectors (roadway, railway, inland waterway, maritime, aviation) for safe and flexible adaptation and effective control over the COVID-19 pandemic (hereinafter referred to as the Interim Guidance) as follows:

 

PART 1

GENERAL REQUIREMENTS

 

I. OBJECTIVES

To restore the transport activities in 5 sectors (roadway, railway, inland waterway, maritime, aviation) in Compliance with COVID-19 prevention and control for the socio-economic development, security, and social safety assurance; create favor conditions for production and business restoration, socio-economic development, bringing life back to the new normal state.

II. REQUIREMENTS

1. To comply with the Government’s directions provided in the Resolution No. 128/NQ-CP and the Ministry of Health’s instructions provided in the Decision No. 4800/QD-BYT.

2. The Ministry of Transport, the Ministry of Health, relevant ministries, sectors and provinces, centrally-run cities shall proactively, unanimously, synchronously implement solutions on organization of 5 sectors (roadway, railway, inland waterway, maritime, aviation). Tasks and responsibilities shall be assigned to agencies, organizations and individuals involved in transport activities to ensure the safe and flexible adaptation and effective control over the COVID-19 pandemic.

3. To promote the initiative and creativity of the locality in controlling the pandemic, without leaving any local situation or ruling by regions in the promulgation and implementation of solutions beyond necessary, negatively affecting production, business, and social life.

III. SCOPE AND SUBJECTS OF APPLICATION

1. Scope of application

a) This Interim Guidance applies to transport activities in 5 sectors all over the country (roadway, railway, inland waterway, maritime, aviation) for safe and flexible adaptation and effective control over the COVID-19 pandemic;

b) Passenger transport on mainland-to-island route, domestic aviation, roadway, railway, and inland waterway.

2. Subjects of application

a) State management agencies, forces controlling the pandemic, transport business units in 5 sectors; internal transport units; car stations, roadside stations, seaports; inland waterway ports and wharves, airports, airfields and seaplane bases; railway stations, centers; other focal points for loading and unloading of goods;

b) Drivers, attendants on vehicles, persons accompanying vehicles (for freight transport and internal passenger transport) and passengers joining traffic in 5 sectors;

c) Organizations and individuals involved in transport activities.

 

PART 2

ORGANIZATION OF TRANSPORT ACTIVITIES FOR SAFE, FLEXIBLE ADAPTATION TO, AND EFFECTIVE CONTROL OF THE COVID-19 PANDEMIC

 

I. GENERAL PRINCIPLES

1. Classification and scope of assessment of pandemic risk levels

1.1. Pandemic risk classification

- Level 1: Low-risk (new normal) - labeled green;

- Level 2: Medium-risk - labeled yellow;

- Level 3: High-risk - labeled orange;

- Level 4: Very high-risk - labeled red.

1.2. Scope of pandemic risk level assessment

Assessing from the commune level. It is encouraged to assess from the smallest scope and size as possible (lower than the commune level) to ensure the flexibility and efficiency.

2. Passengers (except for passengers joining traffic by aviation or railway) must satisfy the following requirements:

2.1. Comply with the “5K messages”; make health declaration according to the Ministry of Health’s regulations;

2.2. Strictly comply with the COVID-19 prevention and control measures according to instructions of the National Steering Committee for COVID-19 Prevention and Control and the Ministry of Health;

2.3. Testing

a) Tests shall be conducted for those who show any of the following symptoms, including fever, cough, fatigue, sore throat, loss of taste and smell, dyspnoea, etc.

b) For all pandemic risk levels, testing is only required in one of the following cases:

- There is suspicion or indication for epidemiological investigation of people coming from a pandemic-hit area at level 3;

- They come from level-4 areas or blockage areas; no testing is required while traveling within the area.

c) For fully vaccinated people and those who have recovered from COVID-19, testing is only required in one of the following cases:

- There is an epidemiological investigation requirement;

- They come from level-4 areas or blockage areas.

2.4. The SARS-CoV-2 test result conducted by RT-PCR or rapid antigen test shall remain valid for 72 hours (from the time of receiving the result).

3. In case the Government, the National Steering Committee for COVID-19 Prevention and Control and the Ministry of Health issues new regulations on COVID-19 prevention and treatment applicable to subjects specified in this Interim Guidance, the new regulations shall prevail.

II. ROAD TRANSPORT

1. By-automobile passenger transport business units shall

1. Develop and implement plans for organization of transport activities in compliance with regulations on by-automobile transport business, conditions for by-automobile transport business and regulations on COVID-19 prevention and control; grasp information about routes, itineraries and pandemic risk levels as announced by the local authorities; publicize requirements for passengers under Clause 2, Section I, Part 2 of this Interim Guidance;

b) Arrange drivers and attendants on vehicles who satisfy requirements specified in Clause 4, Section II, Part 2 of this Interim Guidance;

c) Arrange vehicles meeting the requirements for COVID-19 prevention and control, such as being equipped with hand sanitizer, medical masks; vehicles must be disinfected after each trip (disinfection is only required for vehicles traveling through level-3 or level-4 areas);

d) Ask drivers to follow the itinerary and only stop, park (for meals or toilet) and pick up and drop off passengers at the specified locations;

dd) In case there is a passenger from level-4 areas on the vehicle: Make the list of passengers using Appendix attached to this Decision; assign drivers and attendants on vehicles to instruct passengers to self-declare (including updating the list of passengers on the journey); send a copy of such list to the Departments of Transport or the Departments of Transport - Construction (hereinafter referred to as Departments of Transport) of the places of departure and destination; archive the original list for at least 21 days from the end of the trip to serve the tracing and prevention and control of COVID-19 upon request of the competent functional agencies; keep passenger information confidential according to law provisions;

e) Arrange employees or health divisions to coordinate with local health agencies to handle upon detecting a COVID-19 case at the workplace;

g) Take responsibility for closely monitoring, inspecting and supervising vehicles and drivers during the transport; in which, strengthen the inspection and supervision through itinerary monitoring devices and cameras installed on the cars used for transport business;

h) Self-organize random tests for SARS-CoV-2 for people at high risk of infection in the unit.

2. Units conducting goods transport business by automobiles shall

a) Actively develop the transport plans, grasp information about the itineraries, locations for loading and unloading of goods and pandemic risk levels as announced by local authorities; fully disseminate transport plans for people on vehicles in case of being asked to participate in COVID-19 prevention and control;

b) Arrange drivers and accompanying persons who satisfy requirements specified in Clause 4, Section II, Part 2 of this Interim Guidance;

c) Arrange vehicles meeting the requirements for COVID-19 prevention and control, such as being equipped with hand sanitizer, medical masks; vehicles must be disinfected after each trip (disinfection is only required for vehicles traveling through level-3 or level-4 areas);

d) Ask drivers to follow the itinerary, load and unload goods at locations stated in the transport papers or goods transport contracts;

dd) Arrange employees or health divisions to coordinate with local health agencies to handle upon detecting a COVID-19 case at the workplace;

e) Take responsibility for closely monitoring, inspecting and supervising vehicles and drivers during the transport; in which, strengthen the inspection and supervision through itinerary monitoring devices and cameras installed on the cars used for transport business;

g) Self-organize random tests for SARS-CoV-2 for people at high risk of infection in the unit.

3. Units operate internal transport by automobiles shall

a) Actively develop the transport plans (only transporting their goods and staff), grasp information about the itineraries, locations for loading and unloading of goods and pandemic risk levels as announced by local authorities; fully disseminate transport plans for people on vehicles in case of being asked to participate in COVID-19 prevention and control;

b) Arrange drivers and accompanying persons who satisfy requirements specified in Clause 4, Section II, Part 2 of this Interim Guidance;

c) Arrange vehicles meeting the requirements for COVID-19 prevention and control, such as being equipped with hand sanitizer, medical masks; vehicles must be disinfected after each trip (disinfection is only required for vehicles traveling through level-3 or level-4 areas);

dd) In case there is a person from level-4 areas on the vehicle: Make the list of passengers using Appendix attached to this Decision; send a copy of such list to the Departments of Transport of the places of departure and destination (send one time if there is no change in the information about persons on the vehicle); archive the original list for at least 21 days from the end of the trip to serve the tracing and prevention and control of COVID-19 pandemic upon request of the competent functional agencies;

dd) Ask drivers to follow the itinerary, pick up and drop off passengers, load and unload goods at the prescribed locations;

e) Arrange employees or health divisions to coordinate with local health agencies to handle upon detecting a COVID-19 case at the workplace;

g) Take responsibility for closely monitoring, inspecting and supervising vehicles and drivers during the transport;

h) Self-organize random tests for SARS-CoV-2 for people at high risk of infection in the unit.

4. Requirements for drivers, attendants on vehicles and accompanying persons

4.1. Taking pandemic prevention and control measures

a) Complying with the “5K messages”; making health declaration according to the Ministry of Health’s regulations;

b) Strictly comply with the COVID-19 prevention and control measures according to instructions of the National Steering Committee for COVID-19 Prevention and Control and the Ministry of Health.

4.2. Testing

a) Tests shall be conducted for those who show any of the following symptoms, including fever, cough, fatigue, sore throat, loss of taste and smell, dyspnoea, etc. Random and periodic screening tests shall be conducted by health agencies;

b) Random tests shall be conducted for groups at high risk of infection according to the transport business units’ plans for pandemic prevention and control;

c) For all pandemic risk levels, testing is only required for drivers, attendants on vehicles and accompanying persons in one of the following cases:

- There is suspicion or indication for epidemiological investigation of people coming from a pandemic-hit area at level 3;

- They come from level-4 areas or blockage areas; no testing is required while traveling within the area.

d) For fully vaccinated people and those who have recovered from COVID-19, testing is only required in one of the following cases:

- There is an epidemiological investigation requirement;

- They come from level-4 areas or blockage areas.

dd) The SARS-CoV-2 test result conducted by RT-PCR or rapid antigen test shall remain valid for 72 hours (from the time of receiving the result).

4.3. Before, during and after each trip, drivers, attendants on vehicles and accompanying persons who show any of the symptoms such as fever, cough, fatigue, sore throat, loss of taste and smell, dyspnoea, etc. must monitor their health and immediately notify transport business units and local health agencies for implement response procedures as prescribed.

4.4. In case there is a passenger, driver, attendant or accompanying person who are infected with SARS-CoV-2 on the vehicle: Follow instructions of the National Steering Committee for COVID-19 Prevention and Control and the Ministry of Health.

4.5. Equipping hand sanitizer at convenient places; taking ventilation measures applicable to each type of public transport vehicle; asking passengers to wear masks during the trip.

4.6. On a daily basis and after each trip, cleaning and disinfecting frequently touched surfaces of the vehicles, such as steering wheel surface, door handles, seats, car windows and floors, etc. Particularly for taxis and equivalent vehicles, drivers and attendants on vehicles must clean the door handles and car seats after each passenger getting on or off the vehicles by antiseptic solution.

5. Vehicles

a) Vehicles must fully meet conditions on technical safety inspection and environmental protection as prescribed; be installed with itinerary monitoring devices and cameras according to the Decree No. 10/2020/ND-CP and other relevant legal documents;

b) Vehicles must meet the requirements for COVID-19 prevention and control, including being equipped with antiseptic solution, medical masks; being cleaned and disinfected after each trip.

6. Bus stations and roadside stations

a) Work out solutions and plans to pick up and drop off passengers in order to ensure safety, security, fire and explosion prevention, and environmental protection as well as the COVID-19 pandemic prevention and control regulations;

b) Arrange points for health declaration and QR code scanning;

c) Arrange places for functional forces to conduct SARS-CoV-2 rapid antigen tests; and arrange well-ventilated temporary quarantine rooms or quarantine zones;

d) Social distancing shall be strictly maintained in ticketing areas, waiting rooms (for bus stations), places for passengers to get on or get off in line with the COVID-19 pandemic prevention and control regulations issued by the Ministry of Health;

dd) If drivers, attendants on vehicles, passengers or persons working at bus stations and roadside stations show symptoms such as fever, cough, dyspnoea or fatigue, etc., it is necessary to isolate them and immediately notify the local health agencies for handling;

e) Propagandize COVID-19 prevention and control measures in public areas;

g) Ask drivers, passengers and attendants on vehicles to follow regulations on COVID-19 prevention and control according to instructions of the National Steering Committee for COVID-19 Prevention and Control and the Ministry of Health;

h) Publicize hotlines of local functional agencies to receive reports of violations against the COVID-19 pandemic prevention and control regulations;

i) Self-organize random tests for SARS-CoV-2 for people at high risk of infection in the unit.

7. Places for loading and unloading of goods

a) Work out solutions to load and unload goods in order to ensure safety, security, fire and explosion prevention, and environmental protection as well as the COVID-19 pandemic prevention and control regulations;

b) Arrange points for health declaration and QR code scanning;

c) In case goods are loaded and unloaded in level-3 or level-4 areas: Arrange places for functional forces to conduct SARS-CoV-2 rapid antigen tests;

dd) If drivers, accompanying persons or persons working at places for loading and unloading of goods show symptoms such as fever, cough, dyspnoea or fatigue, etc., it is necessary to isolate them and immediately notify the local health agencies for handling;

dd) Propagandize COVID-19 prevention and control measures in public areas;

e) Ask drivers and accompanying persons to follow regulations on COVID-19 prevention and control according to instructions of the National Steering Committee for COVID-19 Prevention and Control and the Ministry of Health;

g) Publicize hotlines of local functional agencies to receive reports of violations against the COVID-19 pandemic prevention and control regulations.

8. People working at bus stations, roadside stations and places for loading and unloading of goods

8.1. Comply with the “5K messages”; make health declaration according to the Ministry of Health’s regulations.

8.2. Strictly comply with the COVID-19 prevention and control measures according to instructions of the National Steering Committee for COVID-19 Prevention and Control and the Ministry of Health.

8.3. Testing

a) Tests shall be conducted for those who show any of the following symptoms, including fever, cough, fatigue, sore throat, loss of taste and smell, dyspnoea, etc. Random and periodic screening tests shall be conducted by health agencies;

b) Random tests shall be conducted for groups at high risk of infection according to the transport business units’ plans for pandemic prevention and control;

c) For all pandemic risk levels, testing is only required for people falling into one of the following cases:

- There is suspicion or indication for epidemiological investigation of people coming from a pandemic-hit area at level 3;

- They come from level-4 areas or blockage areas; no testing is required while traveling within the area.

d) For fully vaccinated people and those who have recovered from COVID-19, testing is only required in one of the following cases:

- There is an epidemiological investigation requirement;

- They come from level-4 areas or blockage areas.

dd) The SARS-CoV-2 test result conducted by RT-PCR or rapid antigen test shall remain valid for 72 hours (from the time of receiving the result).

8.4. Regularly remind drivers, accompanying persons, passengers, and attendants on vehicles to comply with regulations on COVID-19 prevention and control issued by the Ministry of Health.

9. Transport plans

9.1. By-automobile passenger transport

a) In level-1 and level-2 areas

- Organize passenger transport activities with normal frequency;

- Drivers and attendants on vehicles must satisfy requirements specified in Clause 4, Section II, Part 2, and passengers must satisfy requirements specified in Clause 2, Section I, Part 2 of this Interim Guidance.

a) In level-3 areas

- For intra-provincial passenger transport on fixed routes, buses, taxis, contract cars, tourist car and shuttles buses for pupils and students: The Department of Transport shall advise the provincial-level People's Committee to decide on the principles of using no more than 50% of the total number of vehicles of the unit with socially-distanced seating (socially-distanced seating is not applicable to sleeper buses);

- For inter-provincial passenger transport on fixed routes (including buses with journeys from two or more provinces): The Departments of Transport of the places of destination and departure shall report the provincial-level People's Committee for permit inter-provincial passenger transport to operate with a maximum of 50% of the number of trips according to the volume announced by the Departments of Transport (the number of trips/month) with socially-distanced seating (socially-distanced seating is not applicable to sleeper buses);

- Drivers and attendants on vehicles must satisfy requirements specified in Clause 4, Section II, Part 2 and passengers must satisfy requirements specified in Clause 2, Section I, Part 2 of this Interim Guidance.

c) In level-4 areas

- Halt the passenger transport by cars, including inter-provincial and intra-provincial passenger transport on fixed route, buses, contract cars, tourist cars (except for technology cars with less than 9 seats using e-contracts), shuttle buses for pupils and students;

- For taxis and technology cars with less than 9 seats (contract cars and tourist cars using e-contracts) that have been installed with partitions and use e-payment method, the transport business unit may operate with a maximum of 20% of the total vehicles of the unit with socially-distanced seating;

- Drivers must be fully vaccinated or have recovered from COVID-19 and satisfy requirements specified in Clause 4, Section II, Part 2 and passengers must satisfy requirements specified in Clause 2, Section 1, Part 2 of this Interim Guidance.

- In case a passenger transport vehicle has a mandatory journey through a pandemic-hit area at level 4, it is not allowed to stop or park.

9.2. By-automobile freight transport: Operate normally at all pandemic risk levels; drivers and accompanying persons must satisfy requirements specified in Clause 4, Section II, Part 2 of this Interim Guidance.

9.3. By-automobile internal transport

a) Internal freight transport: Comply with Point 9.2 of this Section;

b) Internal passenger transport:

- In level-1 and level-2 areas: operate normally;

- In level-3 and level-4 areas: may operate under instructions of the Departments of Transport of the places of destination and departure, with socially-distanced seating on vehicles; 

- Drivers and persons on vehicles must satisfy health requirements applicable to areas with the corresponding pandemic risk levels as prescribed in Clause 4, Section II, Part 2 of this Interim Guidance.

III. MARITIME TRANSPORT

1. Transport business units and vessel owners shall

a) Develop and implement transport organization plans according to regulations on COVID-19 prevention and control; grasp information about pandemic risk levels as announced by local authorities;

b) Arrange employees or health divisions to coordinate with local health agencies to handle upon detecting an infected case at the workplace;

c) Prepare vessels meeting requirements for maritime safety and security, maritime labor and environmental protection as prescribed;

d) Prepare adequate equipment necessary for the COVID-19 prevention and control on board vessels according to regulations issued by the Ministry of Health and local authorities;

dd) Clean and disinfect surfaces of vessels used to transport passengers (passenger compartments, seats, toilet areas) daily and immediately after the end of the trip (only when operating in level-3 and level-4 areas;)

e) Self-organize random tests for SARS-CoV-2 for people at high risk of infection in the unit.

2. Crew members shall

2.1. Take pandemic prevention and control measures

a) Comply with the “5K messages”; make health declaration according to the Ministry of Health’s regulations;

b) Strictly comply with the COVID-19 prevention and control measures according to instructions of the National Steering Committee for COVID-19 Prevention and Control and the Ministry of Health;

 c) For seagoing vessels from other countries and Vietnamese vessels operating in domestic routes within 14 days and operating in level-3 and level-4 areas: The captains shall declare the health status of crew members on board within a minimum period of 14 days and crew changes (if any) in the last 14 days and provide such information to the Centers for Disease Control or local health agencies to assess the risk and implement prescribed pandemic prevention measures before sending vessels entering the port for cargo handling, ensuring to eliminate the risk of disease transmission to the community when the vessels embark in the port;

d) Strictly control people embarking or disembarking the vessels, check their body temperature and medical masks, make the list of people embarking or disembarking.

2.2. Testing

a) Tests shall be conducted for those who show any of the following symptoms, including fever, cough, fatigue, sore throat, loss of taste and smell, dyspnoea, etc. Random and periodic screening tests shall be conducted by health agencies;

b) Random tests shall be conducted for groups at high risk of infection according to the transport business units’ plans for pandemic prevention and control;

c) For all pandemic risk levels, testing is only required for people falling into one of the following cases:

- There is suspicion or indication for epidemiological investigation of people coming from a pandemic-hit area at level 3;

- They come from level-4 areas or blockage areas; no testing is required while traveling within the area.

- There is suspicion or indication for epidemiological investigation of people coming from a pandemic-hit area in other countries.

d) For fully vaccinated people and those who have recovered from COVID-19, testing is only required in one of the following cases:

- There is an epidemiological investigation requirement;

- They come from level-4 areas or blockage areas;

- There is suspicion or indication for epidemiological investigation of people coming from a pandemic-hit area in other countries.

dd) The SARS-CoV-2 test result conducted by RT-PCR or rapid antigen test shall remain valid for 72 hours (from the time of receiving the result).

2.3. Before, during and after each trip, crew members who show any of the symptoms such as fever, cough, fatigue, sore throat, loss of taste and smell, dyspnoea, etc. must monitor their health and immediately notify transport business units, vessel owners, maritime authorities, and local health agencies for implement response procedures as prescribed.

2.4. On a daily basis and after each trip, cleaning and disinfecting frequently touched surfaces of the vessels, such as steering wheel surface, door handles, seats, vessel windows and floors, etc.

2.5. Equip hand sanitizer at convenient places; ask passengers (for passenger vessels) to strictly comply with COVID-19 prevention and control measures as instructed by the National Steering Committee for COVID-19 Prevention and Control and the Ministry of Health.

3. Vessels

a) Vessels must fully meet conditions on technical safety and environmental protection in accordance with the law provisions;

b) Vessels must meet the requirements for COVID-19 prevention and control, including being equipped with antiseptic solution, medical masks; being cleaned and disinfected after each trip;

c) Procedures for entering or leaving ports for seagoing ships shall be carried out online through the National Single Window portal; Maritime authorities shall grant permits for seagoing ships to enter for cargo handling after being approved by quarantine agencies and Centers for Disease Control for their satisfaction of COVID-19 prevention and control conditions;

d) Take COVID-19 prevention and control measures under the instructions of the IMO, the Ministry of Health and local authorities;

dd) Arrange separate ways for organizations and individuals to get on board vessels for work;

e) Arrange separate working areas outside cabin and restrooms for organizations and individuals getting on board vessels for work;

g) Before entering ports, seagoing ships must enter the locations designated by Maritime authorities to carry out quarantine procedures; seagoing ships may only perform cargo handling after finishing quarantine procedures and obtaining approval from the Centers for Disease Control (except for the mainland-to-island routes).

4. Seaport operation enterprises shall

a) Work out solutions and plans to load and unload goods, pick up and drop off passengers coming to and leaving the seaports in order to ensure maritime safety, security, fire and explosion prevention, and environmental protection as well as the COVID-19 pandemic prevention and control regulations; grasp information about pandemic risk levels announced by local authorities;

b) Arrange points for health declaration and QR code scanning;

c) Arrange places for functional forces to conduct SARS-CoV-2 rapid antigen tests; and arrange well-ventilated temporary quarantine rooms or quarantine zones;

d) Social distancing shall be strictly maintained in ticketing areas, waiting rooms, places for passengers to embark and disembark in line with the COVID-19 pandemic prevention and control regulations issued by the Ministry of Health;

dd) If crew members, passengers or people working at seaports show symptoms such as fever, cough, shortness of breath or fatigue, it is necessary to isolate them and immediately notify the local health authorities for handling;

e) Propagandize and display information about COVID-19 prevention and control measures in public areas;

g) Ask crew members and passengers to follow regulations on COVID-19 prevention and control according to instructions of the National Steering Committee for COVID-19 Prevention and Control and the Ministry of Health;

h) Publicize hotlines of local functional agencies to receive reports of violations against the COVID-19 pandemic prevention and control regulations;

i) Organize the regular supervision of the compliance of pandemic prevention and control regulations by officers and employees; arrange employees to work according to the appropriate work shifts in order to ensure the work schedule and volume while keeping safe distance as prescribed;

k) Self-organize random tests for SARS-CoV-2 for people at high risk of infection in the unit.

5. People working at seaports shall

5.1. Comply with the “5K messages”; make health declaration according to the Ministry of Health’s regulations;

5.2. Strictly comply with the COVID-19 prevention and control measures according to instructions of the National Steering Committee for COVID-19 Prevention and Control and the Ministry of Health.

5.3. Testing

a) Tests shall be conducted for those who show any of the following symptoms, including fever, cough, fatigue, sore throat, loss of taste and smell, dyspnoea, etc. Random and periodic screening tests shall be conducted by health agencies;

b) Random tests shall be conducted for groups at high risk of infection according to the transport business units’ plans for pandemic prevention and control;

c) For all pandemic risk levels, testing is only required for people falling into one of the following cases:

- There is suspicion or indication for epidemiological investigation of people coming from a pandemic-hit area at level 3;

- They come from level-4 areas or blockage areas; no testing is required while traveling within the area.

d) For fully vaccinated people and those who have recovered from COVID-19, testing is only required in one of the following cases:

- There is an epidemiological investigation requirement;

- They come from level-4 areas or blockage areas.

dd) The SARS-CoV-2 test result conducted by RT-PCR or rapid antigen test shall remain valid for 72 hours (from the time of receiving the result).

5.4. Regularly remind crew members and passengers to comply with regulations on COVID-19 prevention and control issued by the Ministry of Health.

6. Other relevant subjects

In addition to requirements specified in Clause 5 of this Section, they must satisfy the following requirements:

6.1. Maritime pilots shall

a) Wear medical protective clothing when working on board vessels (only require for vessels from level-3 or level-4 areas, or seagoing ships from pandemic-hit areas in other countries); access the vessels’ cockpits by stairs outside the cabins (if any);

b) Keep a minimum distance with crew members according to regulations; avoid close contact (< 2m);

c) After completing their tasks of steering vessels, maritime pilots must destroy protective equipment according to the health agencies’ instructions.

6.2. For crew members of towing ships

a) It is not allowed to be in direct contact with crew members of seagoing ships or maritime pilots;

b) When receiving and removing towing ropes, it is necessary to wear face masks, gloves, goggles, and caps; they also must ensure the minimum distance when performing duties.

6.3. For marine surveyors, registrars, shipping agency staff, seagoing ship service providers, persons performing cleaning on vessels and technicians

a) They may only go on board vessels to perform their works after completing the medical quarantine and obtaining approval from border port guards or border port police stations;

b) They must wear medical protective clothing when getting on board according to regulations (only require for vessels from level-3 or leve-4 areas, or seagoing ships from pandemic-hit areas in other countries).

6.4. Passengers accompanying seagoing ships (except for mainland-island routes) shall follow the same requirements applicable to crew members as prescribed in Clause 2 of this Section.

7. Transport organization plans

7.1. Passenger transport (mainland-island routes)

a) In level-1 and level-2 areas

Transport activities shall be organized normally; crew members must satisfy requirements specified in Clause 2, Section II, Part 2, and passengers must satisfy requirements specified in Clause 2, Section I, Part 2 of this Interim Guidance.

a) In level-3 areas

- The Department of Transport shall advise the provincial-level People's Committee to decide on the principles of using no more than 50% of the total number of vessels of the unit (not apply to the case where there is only one vessel operating in one route) with socially-distanced seating;

- Crew members must satisfy requirements specified in Clause 2, Section III, Part 2 and passengers must satisfy requirements specified in Clause 2, Section I, Part 2 of this Interim Guidance.

c) In level-4 areas

Passenger transport activities shall be halted, except for special cases as decided by the provincial-level People's Committee.

7.2. Freight transport: Operate normally at all pandemic risk levels; crew members must satisfy requirements specified in Clause 2, Section III, Part 2 of this Interim Guidance.

IV. INLAND WATERWAY TRANSPORT

1. Transport business units, owners of vessels transporting passengers shall

a) Develop plans for COVID-19 pandemic prevention and control and plans for handling in cases the circumstance of a COVID-19 confirmed case arises in accordance with regulations; get information on channels and routes, itineraries, and pandemic risk levels announced by the locality; publicly announce transport requirements for passengers according to Clause 2, Section I, Part 2 of this Interim Guidance;

b) Arrange staff or health department to coordinate with local health agencies for settlement in cases the circumstance of a confirmed case arises at the workplace;

c) Prepare means to meet the requirements of security, safety, fire and explosion prevention and control, and environmental protection in accordance with regulations;

d) Prepare all necessary equipment for COVID-19 pandemic prevention and control on vessels according to the Ministry of Health’s regulations;

dd) Arrange the quarantine of their passengers with signs of fever, cough, shortness of breath or fatigue and immediately notify the information to the local health agency for handling;

e) Organize the cleaning and disinfection of surfaces on vessels (passenger compartments, seats, toilet areas) on a daily basis and right after the end of the voyage. During the movement, it is necessary to regularly carry out the disinfection, depending on the actual situation;

g) Self-organize random testing for SARS-CoV-2, for their people who are at high risk of COVID-19 infection.

2. Transport business units, owners of vessels transporting cargoes shall

a) Proactively develop transport plans, get information on itineraries, locations for loading and unloading of cargoes and the pandemic risk level announced by the locality; fully disseminate the transport plans to people on the vessels to ensure that they can meet the requirement of participation in COVID-19 pandemic prevention and control;

b) Allocate crew who meet the requirements defined in Clause 3, Section IV, Part 2 of the Interim Guidance;

c) Arrange equipment to meet the requirements of COVID-19 pandemic prevention and control: Equip hand sanitizer, medical masks; implement the cleaning and disinfecting of vessels after each voyage (this content is carried out only when vessels return from level-3 and level-4 pandemic risk areas);

d) Request crew to follow the itinerary approved by the Maritime Administration, load and unload cargoes at inland waterway ports and wharves;

dd) Arrange staff or health department to coordinate with local health agency for settlement in cases the circumstance of a confirmed case arises at the workplace;

e) Be responsible for closely monitoring, inspecting and supervising the operation of vessels during the transport process;

g) Self-organize random testing for SARS-CoV-2, for their people who are at high risk of COVID-19 infection.

3. Crew, attendants on vessels shall

3.1. Comply with pandemic prevention and control measures

a) Comply with “5K message”; health declaration in accordance with the Ministry of Health’s regulations;

b) Strictly comply with COVID-19 pandemic prevention and control measures in accordance with the guidance of the National Steering Committee for COVID-19 Prevention and Control and the Ministry of Health.

3.2. Get tested

a) They must be tested when having one of symptoms such as fever, cough, fatigue, sore throat, loss of taste and smell, dyspnoea, etc.; random and periodic screening tests performed by health agencies;

b) Random tests shall be carried out for groups at high risk of infection according to the pandemic prevention and control plan of their transport unit;

c) For all pandemic risk levels, testing is only required for them in one of the following cases:

- There is a suspicion or an indication of epidemiological investigation of people coming from a level-3 pandemic risk area;

- Arriving from a level-4 pandemic risk area or blockade area; testing is not required when moving within the area;

d) For persons who have been fully vaccinated or recovered from COVID-19, only one of the following cases shall be tested:

- Upon the epidemiological investigation request;

- Arriving from a level-4 pandemic risk area or blockade area.

dd) Results of RT-PCR tests or rapid antigen tests of SARS-CoV-2 shall be valid within 72 hours from the time of receiving the results.

3.3. Before, during and after the voyage, crew, attendants on vessels and people following vessels that have one of symptoms such as fever, cough, fatigue, sore throat, loss of taste and smell, dyspnoea, etc. must monitor their health and notify the information to their transport units, local health agencies to implement pandemic settlement process according to regulations.

3.4. Clean and disinfect high-touch surfaces of vessels such as wheels, doorknobs, seats, windows, decks, toilet areas, etc. on a daily basis and after each voyage.

3.5. Equip hand sanitizer at convenient locations for passengers to use; apply suitable natural ventilation measures; ask passengers to wear masks during the travel.

4. Vessels engaged in transport shall

a) Fully satisfy the conditions for inspection of technical safety and environmental protection according to regulations;

b) Meet the requirements of COVID-19 pandemic prevention and control: must be equipped with disinfectant solutions, medical masks; must be cleaned and disinfected after each service time.

5. Inland waterway ports and wharves shall

a) Develop solutions and plans to pick up and drop off passengers coming to and leaving, load and unload of cargoes at, ports and wharves, ensuring the safety, security, fire and explosion prevention and control, environmental protection as well as COVID-19 pandemic prevention and control regulations;

b) Arrange health declaration points, scan QR codes;

c) Arrange locations for functional forces to organize rapid antigen tests of SARS-CoV-2; arrange rooms or areas for the temporary quarantine, ensuring the ventilation;

d) Ensure people’s compliance with the social distancing and COVID-19 pandemic prevention and control regulations issued by the Ministry of Health and localities in ticketing areas, waiting rooms, places for passengers to get on or get off vessels;

dd) Arrange the quarantine of their crew, passengers with signs of fever, cough, shortness of breath or fatigue and immediately notify the information to the local health agency for handling;

e) Disseminate information on measures to prevent and control the COVID-19 pandemic in public areas;

g) Ask their crew, attendants on vessels, passengers to comply with COVID-19 pandemic prevention and control regulations in accordance with the guidance of the National Steering Committee for COVID-19 Prevention and Control and the Ministry of Health;

h) Publish the hotline number of the local authority for the information about any violation against regulations on COVID-19 pandemic prevention and control;

i) Self-organize random testing for SARS-CoV-2, for their people who are at high risk of COVID-19 infection.

6. Persons working at ports and wharves shall

6.1. Comply with “5K message”; health declaration in accordance with the Ministry of Health’s regulations.

6.2. Strictly comply with COVID-19 pandemic prevention and control measures in accordance with the guidance of the National Steering Committee for COVID-19 Prevention and Control and the Ministry of Health.

6.3. Get tested

a) They must be tested when having one of symptoms such as fever, cough, fatigue, sore throat, loss of taste and smell, dyspnoea, etc.; random and periodic screening tests performed by health agencies;

b) Random tests shall be carried out for groups at high risk of infection according to the pandemic prevention and control plan of their transport unit;

c) For all pandemic risk levels, testing is only required for them in one of the following cases:

- There is a suspicion or an indication of epidemiological investigation from a level-3 pandemic risk area;

- Arriving from a level-4 pandemic risk area or blockade area; testing is not required when moving within the area;

d) For persons who have been fully vaccinated or recovered from COVID-19, only one of the following cases shall be tested:

- Upon the epidemiological investigation request;

- Arriving from a level-4 pandemic risk area or blockade area.

dd) Results of RT-PCR tests or rapid antigen tests of SARS-CoV-2 shall be valid within 72 hours from the time of receiving the results.

6.4. Regularly remind crew, attendants on vessels and passengers to comply with regulations on COVID-19 pandemic prevention and control prescribed by the Ministry of Health.

7. Plans for transport organization

7.1. Transporting passengers by waterway vessels

a) For level-1 and level-2 pandemic risk areas

- The activity of transporting passengers shall be organized with the normal frequency;

- Crew and attendants on vessels must meet requirements defined in Clause 3, Section IV, Part 2 and passengers must satisfy requirements specified in Clause 2, Section I, Part 2 of this Interim Guidance.

b) For level-3 pandemic risk areas

- For intra-provincial passenger transport routes: The Departments of Transport shall advise provincial-level People's Committees about allowing the intra-provincial passenger transport activities according to the principle of not transporting more than 50% of the number of people allowed to transport on a vessel;

- For inter-provincial passenger transport routes: The Departments of Transport of two destinations shall advise provincial-level People's Committees about allowing the inter-provincial passenger transport activities with more than 50% of the number of people allowed to transport on a vessel;

- Crew and attendants on vessels must meet requirements defined in Clause 3, Section IV, Part 2 and passengers must satisfy requirements specified in Clause 2, Section I, Part 2 of this Interim Guidance.

c) For level-4 pandemic risk areas: The activity of transporting passengers by waterway must be suspended.

7.2. Transporting cargoes by waterway: The activity of transporting cargoes by waterway shall be normally organized in cases of the pandemic at all risk levels. Crew and attendants on vessels must meet requirements defined in Clause 3, Section IV, Part 2 of this Interim Guidance.

V. RAILWAY TRANSPORT

1. Continue to comply with the guidance specified in the Decision No. 1782/QD-BGTVT dated October 11, 2021 of the Minister of Transport, defining interim regulations on passenger transport by railway for safe and flexible adaptation and effective control over the COVID-19 pandemic until alternative regulations are promulgated (according to Point 2, Section 1, Part IV of the Interim Regulations issued together with the Government’s Resolution No. 128/NQ-CP dated October 11, 2021).

2. The Vietnam Railway Authority is assigned to closely coordinate with the Health Department of Transport and relevant agencies to urgently make preliminary assessments of implementation of the Decision No. 1782/QD-BGTVT dated October 11, 2021. The Vietnam Railway Authority shall, based on the implementation results and the Government's Resolution No. 128/NQ-CP and the guidance of the Ministry of Health, develop a Draft Decision to replace the Decision No. 1782/QD-BGTVT dated October 11, 2021, report on it to the Ministry of Transport before October 18, 2021.

VI. AIR TRANSPORT

1. Continue to comply with the guidance specified in the Decision No. 1776/QD-BGTVT dated October 08, 2021 of the Minister of Transport, defining interim regulations on resuming regular passenger flights on domestic air routes for safe and flexible adaptation and effective control over the COVID-19 pandemic and the Decision 1786/QD-BGTVT dated October 12, 2021 of the Minister of Transport on promulgating the Appendix to replace Appendix 2 issued together with the Decision No. 1776/QD-BGTVT dated October 08, 2021 until alternative regulations are promulgated (according to Point 2, Section 1, Part IV of the Interim Regulations issued together with the Government’s Resolution No. 128/NQ-CP dated October 11, 2021).

2. The Civil Aviation Authority of Vietnam is assigned to closely coordinate with the Health Department of Transport and relevant agencies to urgently make preliminary assessments of implementation of the Decision No. 1776/QD-BGTVT dated October 08, 2021 and Decision No. 1786/QD-BGTVT dated October 12, 2021. The Civil Aviation Authority of Vietnam shall, based on the implementation results and the Government's Resolution No. 128/NQ-CP and the guidance of the Ministry of Health, develop a Draft Decision to replace the Decision No. 1776/QD-BGTVT dated October 08, 2021 and Decision No. 1786/QD-BGTVT dated October 12, 2021, report on it to the Ministry of Transport before October 18, 2021.

VII. CONNECTION FOR PASSENGER TRANSPORT AT AIRPORTS, RAILWAY STATIONS AT LEVEL-4 PANDEMIC RISK AREAS

1. Units managing airports, railway stations shall

a) Arrange locations, areas at airports, railway stations for road transport means to pick up and drop off passengers, guide road transport means coming to and leaving airports, railway stations at the locations, areas as specified;

b) Designate lounge areas for passengers to board; guide and supervise passengers’ observance of pandemic prevention and control work at airports and railway stations;

c) Coordinate with Departments of Transport (of localities with airports and railway stations) in picking up and dropping off passengers at airports and railway stations.

2. Departments of Transport (of localities with airports and railway stations) shall assume the prime responsibility for, and coordinate with Departments, sectors, local authorities and units managing airports and railway stations in organizing by-automobile passenger transport activities to connect road transport with airports and railway stations.

3. Transport business units providing by-automobile transport and drivers shall:

a) Transport passengers to and from airports and railway stations according to the principle of "one road - two destinations"; parking is not allowed on the itinerary (except for an emergency);

b) Comply with the guidance of Departments of Transport and units managing such airports, railway stations when transporting passengers to and from airports and railway stations.

4. Passengers shall strictly observe the instructions of airports, railway stations in the COVID-19 pandemic prevention and control work.

 

PART 3.

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

 

1. Provincial-level People's Committees shall

a) Direct the implementation of this Interim Guidance to effectively implement the Resolution No. 128/NQ-CP and Decision No. 4800/QD-BYT;

b) Direct the Departments of Health to:

- Announce and update pandemic risk levels in localities and blockade areas of the provinces and cities and applied corresponding measures to serve as a basis for organizing transport activities according to this Interim Guidance;

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Departments of Transport and local authorities in, supervising and guiding passengers arriving the localities to take health measures to prevent and control COVID-19 pandemic.

c) Direct the Departments of Transport to:

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant agencies and units in, implementing this Interim Guidance;

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Departments, sectors, local authorities and units managing airports and railway stations to organize passenger transport activities connecting by-automobile road transport with air and rail transport according to Section VII, Part 2 of this Interim Guidance;

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with Departments of Health, local authorities, road management units and roadside stations in, organizing rest and reception places to effectively provide essential services to passengers and residents.

d) Direct local authorities at all levels in localities to manage, monitor, inspect and supervise people returning to the localities according to the regulations of the Ministry of Health, ensuring the safety and avoiding the pandemic infection in the community.

2. Ministries, sectors, central agencies shall

Request the Ministry of Health, the Ministry of Public Security and the relevant ministries and sectors to coordinate with the Ministry of Transport and the provincial-level People's Committees in directing and guiding the organization of by-automobile road transport activities during the time the localities carry out COVID-19 prevention and control at all levels within their management areas to effectively implement the Resolution No. 128/NQ-CP.

3. The Directorate for Roads of Vietnam, the Vietnam Maritime Administration and the Vietnam Inland Waterway Administration shall

a) Organize the implementation of this Interim Guidance;

b) Publicly post the regulations on transport activities as specified in this Interim Guidance; hotline number to guide, receive reports and handle arising situations; establish a category to guide transport activities in accordance with this Interim Guidance on websites of the Directorate and Administrations;

c) The Directorate for Roads of Vietnam shall direct the Regional Road Administration Departments, the Road Administration Sub-Departments to coordinate with Departments of Transport and roadside stations on national highways in arranging rest and reception places to effectively provide essential services to passengers and residents; coordinate with Departments of Transport in allocating forces to control people and vehicles at roadside stations; strengthening the inspection and supervision of vehicles’ operation through the system of itinerary monitoring devices installed on transport business cars;

d) Regularly inspect and urge the implementation of this Interim Guidance;

dd) Assume the prime responsibility for, and coordinate with localities in, summarizing the situation and assessing the results of the implementation of this Interim Guidance; to be specific, clearly stating the achieved results, advantages, shortcomings, proposals to supplement and adjust this Interim Guidance in conformity with the actual situation; report on a weekly basis and send monthly reports (before 20th of every month) to the Ministry of Transport (via the Transportation Department).

4. The Information Technology Center and Transport Newspaper shall

a) Publicly post regulations on transport activities under this Interim Guidance on the website of the Ministry and the Transport Newspaper;

b) Establish a category to guide transport activities on the website of the Ministry and the Transport Newspaper in accordance with regulations on transport activities specified in this Interim Guidance.

5. Departments of Transport shall

a) Assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant agencies and units in, carefully studying this Interim Guidance for the effective implementation;

b) Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Departments, sectors, local authorities and management units managing airports and railway stations in, organizing passenger transport activities by cars, connecting between road transport and air, rail transport according to Section VII, Part 2 of this Interim Guidance;

c) Assume the prime responsibility for, and coordinate with Departments of Health, local authorities, road management units and roadside stations in, organizing rest and reception places to effectively provide essential services to passengers and residents;

d) Direct and coordinate with the Maritime Administrations in organizing passenger transport activities from shore to island;

dd) Guide and request transport units, passenger car stations and roadside stations to comply with this Interim Guidance;

e) Publicly post by-automobile road transport activities in accordance with this Interim Guidance; hotline numbers in order that transport units, passenger car stations, drivers and passengers get information and implement regulations and receive reports, and handle arising situations within their competence;

g) Regularly inspect and urge the implementation of this Interim Guidance;

h) Report weekly and monthly on the results of implementation of this Interim Guidance under the guidance of the Directorate for Roads of Vietnam.

5. Vietnam Automobile Transportation Association, Automobile Transportation Associations of localities, Vietnam Inland Waterway Transport Association, Vietnam Shipowners' Association shall disseminate this Interim Guidance, relevant written directions and instructions, ensuring smooth, safe transport activities and COVID-19 pandemic prevention and control in accordance with regulations in order that local transport units get the information and comply with the above.

6. Transport units and enterprises of 5 sectors, passenger car stations, roadside stations, units loading and unloading goods, airports, railway stations, seaports, inland waterway ports and wharves shall strictly comply with this Interim Guidance, regulations of the National Steering Committee for COVID-19 Prevention and Control, the Ministry of Health and relevant law provisions.

7. The Transportation Department shall grasp the situation, conduct synthesis and report on the information to leaders of the Ministry of Transport weekly and monthly in order that they direct removal of difficulties and problems; and promptly handle arising situations.

8. In case the Government, the National Steering Committee for COVID-19 Prevention and Control, the Ministry of Health promulgate new regulations on COVID-19 prevention and control for the subjects of application specified in this Interim Guidance, the new regulations shall be applied./.

 

* All Appendices are not translated herein.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decision 1812/QD-BGTVT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decision 1812/QD-BGTVT PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 1808/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc phê duyệt hồ sơ mời thầu Gói thầu TV-06: Tư vấn khảo sát, lập thiết kế kỹ thuật, dự toán, cắm cọc giải phóng mặt bằng, lộ giới đường bộ đoạn tuyến Km5+080 - Km8+281 (bao gồm cầu Rạch Miễu 2 và cầu vượt sông Mỹ Tho) thuộc Dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Rạch Miễu 2 nối tỉnh Tiền Giang và Bến Tre

Xây dựng, Giao thông, Đấu thầu-Cạnh tranh

văn bản mới nhất