Thủ tục và trường hợp phải đổi bằng lái xe B2 không hiếm gặp trong cuộc sống. Tuy nhiên, liệu có trường hợp nào đổi bằng lái xe B2 không phải thi lại không? Cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây.
1. Đổi bằng lái xe B2 không phải thi lại trong trường hợp nào?
Bằng lái xe hay là cách gọi của giấy phép lái xe. Bằng lái xe B2 là giấy phép lái xe cấp cho người lái xe ô tô chuyên dùng có tải trọng dưới 3.500kg, ô tô chở người đến 09 chỗ ngồi gồm cả người lái xe, ô tô tải kể cả tải chuyên dùng có trọng tải dưới 3.5000kg.
Khi muốn đổi giấy phép lái xe từ giấy sang PET thì giấy phép lái xe (GPLX) phải còn thời hạn, nếu GPLX bị hỏng thì cũng phải còn thời hạn sử dụng (theo Điều 37 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT).
Đồng thời, căn cứ Điều 36, Điều 37 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 27 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT, người lái xe được cấp lại giấy phép lái xe (GPLX) mà không phải thi sát hạch chỉ khi GPLX B2 còn hạn sử dụng hoặc quá hạn dưới 03 tháng.
Riêng các trường hợp khác thì đều phải sát hạch lại, tùy thời gian quá hạn để xác định phải sát hạch lại lý thuyết, thực hành trong hình hay thực hành trên đường. Cụ thể:
- Với trường hợp quá thời hạn sử dụng:
- Từ 03 tháng - dưới 01 năm kể từ ngày hết hạn: Phải sát hạch lại lý thuyết trên máy tính.
- Từ 01 năm trở lên kể từ ngày hết hạn: Phải sát hạch lại lý thuyết, thực hành lái xe trong hình và trên đường.
- Với trường hợp bị mất nhưng còn hạn sử dụng hoặc quá hạn nhưng dưới 03 thág: Được cấp lại mà không cần phải thi sát hạch lý thuyết hay thực hành.
- Với trường hợp bị mất GPLX, quá hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, không bị cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý: Phải thi lại sát hạch như sau:
- Quá hạn từ 03 tháng - dưới 01 năm: Sát hạch lại lý thuyết.
- Quá hạn từ 01 năm trở lên: Sát hạch lại lý thuyết, thực hành lái xe trong hình và trên đường.
2. Dùng bằng lái xe B2 hết hạn bị phạt thế nào?
Khi bằng lái xe B2 hết hạn sử dụng mà người lái xe vẫn sử dụng đến điều khiển phương tiện tham gia giao thông thì sẽ phải chịu mức xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:
Trường hợp |
Mức phạt |
Căn cứ |
Có GPLX nhưng hết hạn < 03 tháng |
05 - 07 triệu đồng |
Điểm a khoản 8 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP |
Có GPLX đã hết hạn từ 03 tháng trở lên |
10 - 12 triệu đồng |
Điểm a khoản 9 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sungbởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP |
3. Thủ tục đổi bằng lái xe B2 mới nhất 2025
Việc đổi giấy phép lái xe từ giấy bìa sang vật liệu PET được thực hiện theo khoản 8 Điều 37 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung bởi khoản 28 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT. Trong đó, thủ tục đổi giấy phép lái xe được thực hiện như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ.
Trong đó, hồ sơ đổi giấy phép lái xe gồm:
- Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe
- Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp
- Bản sao GPLX và hộ chiếu còn thời hạn nếu là người nước ngoài hoặc là người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Hình thức nộp hồ sơ: Trực tiếp hoặc nộp online qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Sở Giao thông vận tải.
Bước 2: Xem xét giải quyết hồ sơ
- Khi nộp hồ sơ trực tiếp, người lái xe đổi bằng lái xe B2 phải chụp ảnh trực tiếp và phải xuất trình bản chính hồ sơ nêu trên để đối chiếu trừ giấy khám sức khỏe và đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe.
- Khi nộp hồ sơ online, cá nhân phải thực hiện kê khai theo hướng dẫn, chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của nội dung đã kê khai. Khi thực hiện nộp hồ sơ theo hình thức này thì lúc nhận giấy phép lái xe mới phải nộp lại giấy phép lái xe cũ để lưu hồ sơ.
Bước 3: Nhận giấy phép lái xe
Nhận GPLX trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc thông qua bưu chính công ích.
Trên đây là quy định về vấn đề đổi bằng B2 không phải thi lại.