Từ 01/7/2024 sẽ không còn giấy phép lái xe hạng A1, B1, B2?

Tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Bộ Giao thông Vận tải đã đề xuất bỏ giấy phép lái xe hạng A1 từ 01/7/2024 cùng với các hạng A4, B1, B2, E, FB2, FD, FE, FC. Cùng theo dõi cụ thể về đề xuất này.

Đề xuất bỏ giấy phép lái xe hạng A1 từ 01/7/2024

Tại Điều 39 dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Bộ Giao thông Vận tải đã đề xuất thay đổi phân hạng giấy phép lái xe so với quy định cũ tại khoản 2 Điều 59 Luật Giao thông đường bộ năm 2008.

Cụ thể, dự thảo đề xuất chỉ còn các hạng giấy phép lái xe sau đây: Hạng A2, A, A3, B, C1, C, D2, D, BE, D2E, DE:

  • Hạng A2: Người lái mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 50 - 175 cm3/công suất định mức tương đương.
  • Hạng A: Người lái mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên/công suất định mức tương đương và các loại xe yêu cầu giấy phép lái xe hạng A2.
  • Hạng A3: Người lái mô tô ba bánh các loại xe yêu cầu giấy phép lái xe hạng A2.
  • Hạng B: Người lái ô tô chở người đến 9 chỗ (cả người lái xe), ô tô tải (cả ô tô chuyên dùng), máy kéo có khối lượng hàng chuyên chở không vượt quá 3.500kg; xe ô tô yêu cầu giấy phép lái xe hạng B gắn kèm rơ mooc có khối lượng toàn bộ không vượt quá 750kg các loại xe yêu cầu giấy phép lái xe hạng B2.
  • Hạng C1: Người lái ô tô tải (cả ô tô tải chuyên dùng và ô tô chuyên dùng), máy kéo chuyên chở hàng có khối lượng trên 3.500 - 7.500kg; ô tô tải yêu cầu giấy phép lái xe hạng C1 kèm rơ mooc có khối lượng toàn bộ không vượt quá 750kg; xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B.
  • Hạng C: Người lái ô tô tải (cả ô tô tải chuyên dùng và ô tô chuyên dùng), máy kéo chuyên chở hàng có khối lượng trên 7.500kg; ô tô tải yêu cầu giấy phép lái xe hạng C kèm rơ mooc có khối lượng không vượt quá 750kg; xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B, C1.
  • Hạng D2: Người lái ô tô chở người (kể cả xe buýt) từ 10 - 30 chỗ; ô tô chở người yêu cầu giấy phép lái xe hạng D2 có gắn rơ mooc có khối lượng không vượt quá 750kg, các loại xe yêu cầu giấy phép lái xe hạng B, C1, C.
  • Hạng D: Người lái ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 30 chỗ; ô tô chở người giường nằm hoặc yêu cầu giấy phép lái xe hạng D có gắn rơ mooc có khối lượng không vượt quá 750kg, các loại xe yêu cầu giấy phép lái xe hạng B, C1, C, D2.
  • Hạng BE: Người lái xe ô tô yêu cầu giấy phép lái xe hạng B khi kéo rơ moóc có khối lượng trên 750kg.
  • Hạng C1E: Người lái xe ô tô yêu cầu giấy phép lái xe hạng C1 khi kéo rơ moóc có khối lượng trên 750kg.
  • Hạng CE: Người lái ô tô yêu cầu giấy phép lái xe hạng C khi kéo rơ moóc có khối lượng trên 750kg, ô tô đầu kéo kéo sơ mi ro mooc.
  • Hạng D2E: Người lái ô tô yêu cầu giấy phép lái xe hạng D2 khi kéo rơ moóc có khối lượng trên 750kg.
  • Hạng DE: Người lái ô tô yêu cầu giấy phép lái xe hạng D khi kéo rơ moóc có khối lượng trên 750kg.

Trong khi đó, Điều 59 Luật Giao thông đường bộ hiện hành đang quy định các hạng giấy phép lái xe sau đây: Giấy phép lái xe không có thời hạn gồm hạng A1, A2, A3 và giấy phép lái xe có thời hạn gồm hạng A4, B1, B2, C, D, E, FB2, FD, FE.

Về thời hạn của giấy phép lái xe, khoản 6 Điều 39 dự thảo cũng quy định như sau:

  • Giấy phép lái xe hạng A2, A, A3 không có thời hạn.
  • Giấy phép lái xe hạng B có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp.
  • Giấy phép lái xe hạng C1, C, D2, D, BE, C1E, CE, D2E, DE có thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp.
Đề xuất bỏ giấy phép lái xe hạng A1 từ 01/7/2024
Đề xuất bỏ giấy phép lái xe hạng A1 từ 01/7/2024 (Ảnh minh hoạ)

Dùng giấy phép lái xe cũ, có phải đổi không?

Sau đề xuất bỏ giấy phép lái xe hạng A1 từ 01/7/2024 thì nhiều người quan tâm đến vấn đề nếu trước đó đã được cấp giấy phép lái xe theo quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và các văn bản sửa đổi, bổ sung thì hiện tại có được sử dụng tiếp không hay bắt buộc phải đổi theo đề xuất.

Về vấn đề này, Điều 62 dự thảo có đề cập đến như sau:

- Những giấy phép lái xe đã được cấp trước đó vẫn được tiếp tục sử dụng.

- Trường hợp đổi sang phân hạng mới: Giấy phép lái xe bị hỏng/sai lệch thông tin; giấy phép lái xe của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam cấp còn giá trị sử dụng; giấy phép lái xe do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp cho người không còn làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

- Trường hợp cấp lại giấy phép lái xe theo hạng mới: Giấy phép lái xe bị mất hoặc hết thời hạn sử dụng.

Đồng thời, việc cấp lại, đổi giấy phép lái xe ở các hạng A1, A2, A3, B1, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE như sau:

Giấy phép lái xe mới

Giấy phép lái xe cũ

Giấy phép lái xe hạng A3, C

Giấy phép lái xe hạng A3, C

Giấy phép lái xe hạng A2

Giấy phép lái xe hạng A1;

Giấy phép lái xe hạng A

Giấy phép lái xe hạng A2;

Giấy phép lái xe hạng B

Giấy phép lái xe hạng B1, B2;

Giấy phép lái xe hạng D2

Giấy phép lái xe hạng D;

Giấy phép lái xe hạng D

Giấy phép lái xe hạng E;

Giấy phép lái xe hạng BE

Giấy phép lái xe hạng FB2;

Giấy phép lái xe hạng CE

Giấy phép lái xe FC;

Giấy phép lái xe hạng D2E

Giấy phép lái xe hạng FD;

Giấy phép lái xe hạng DE

Giấy phép lái xe hạng FE

Trên đây là đề xuất bỏ giấy phép lái xe hạng A1 từ 01/7/2024 của Bộ Giao thông Vận tải. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 .
Đánh giá bài viết:
(7 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất: Tăng tiền trực cho cán bộ y tế, bác sĩ phẫu thuật gấp 3 lần

Đề xuất: Tăng tiền trực cho cán bộ y tế, bác sĩ phẫu thuật gấp 3 lần

Đề xuất: Tăng tiền trực cho cán bộ y tế, bác sĩ phẫu thuật gấp 3 lần

Tại dự thảo mới đây, Bộ Y tế đã đề xuất tăng tiền phụ cấp mổ, trực và phụ cấp tiền ăn cho nhân viên y tế gấp 02 - 03 lần so với hiện hành, nhằm đảm bảo thu nhập. Nội dung bài viết dưới đây sẽ thông tin cụ thể về điều này.

Đề xuất tăng hỗ trợ cho học sinh dân tộc thiểu số từ năm học tới

Đề xuất tăng hỗ trợ cho học sinh dân tộc thiểu số từ năm học tới

Đề xuất tăng hỗ trợ cho học sinh dân tộc thiểu số từ năm học tới

Dự thảo Nghị định về chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi… đề xuất tăng hỗ trợ cho học sinh dân tộc thiểu số từ năm học tới đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến đóng góp.