Bằng B2 lái xe gì? Hồ sơ, thủ tục thi bằng B2 thế nào?

Bằng B2 là một loại giấy phép lái xe ô tô được nhiều người lựa chọn để thi do có thể lái được các xe ô tô thông dụng. Vậy bằng B2 lái xe gì? Học và thi bằng B2 có khó không? Tất tật câu hỏi liên quan đến bằng B2 sẽ được giải đáp ngay sau đây.


1. Bằng B2 lái xe gì?

Bằng B2 là một hạng giấy phép lái xe ô tô. Đây được đánh giá là loại bằng lái xe ô tô phổ biến nhất, được rất nhiều tài xế lựa chọn để thi sát hạch. Với loại bằng lái này, người lái xe có thể tham gia giao thông bằng nhiều phương tiện khác nhau.

Cụ thể, người có bằng B2 có thể điều khiển các loại phương tiện giao thông theo quy định tại khoản 7 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT như sau:

7. Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

a) Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.

Theo đó, tài xế sở hữu bằng B2 có thể lái những xe sau:

- Ô tô chở người đến 09 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

- Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn;

- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn;

- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.

Có thể thấy, xe ô tô di chuyển chủ yếu trên các tuyến đường là xe 04, 05, 07, 09 chỗ và xe du lịch. Do vậy, số lượng tài xế được cấp loại bằng này cũng rất nhiều.


2. Điều kiện học bằng lái xe B2 thế nào?

Theo Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, học viên muốn học bằng B2 phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Về đối tượng: Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.

- Về độ tuổi: Đủ tuổi 18 tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe).

- Về trình độ văn hóa: Không yêu cầu.

- Về sức khỏe: Không mắc các bệnh thuộc nhóm 3 được quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT.

bằng B2 lái xe gì?


3. Đăng ký học bằng lái xe B2

3.1. Hồ sơ đăng ký học bằng lái xe B2

Theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 12/2017, người học lái xe lần đầu cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

- Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu.

- Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn (với người Việt Nam); hộ chiếu còn thời hạn (với người Việt Nam định cư ở nước ngoài);

- Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;

- Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.

3.2. Đăng ký học bằng B2 ở đâu?

Cùng với câu hỏi: “Bằng B2 lái xe gì?”, nhiều người dân cũng rất tò mò về địa chỉ đăng ký học bằng B2.

Người dân có thể đăng ký học bằng B2 ở bất kì trung tâm đào tạo lái xe được cấp phép hoạt động. Việc lựa chọn trung tâm học lái xe không phụ thuộc vào địa chỉ thường trú hoặc tạm trú. Học viên có thể tùy chọn nơi thuận tiện.

3.3. Bằng B2 học mấy tháng?

Người học bằng B2 thường mất khoảng 03 tháng để hoàn thành khóa đào tạo lái xe và cấp chỉ.

Bởi theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, thời gian đào tạo lái xe hạng B2 là 588 giờ (lý thuyết: 168, thực hành lái xe: 420).

Chi tiết chương trình học như sau:

- Chương trình và phân bổ thời gian đào tạo:

STT

NỘI DUNG

Thời gian (giờ)

1

Pháp luật giao thông đường bộ

90

2

Cấu tạo và sửa chữa thông thường

18

3

Nghiệp vụ vận tải

16

4

Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông.

20

5

Kỹ thuật lái xe

20

6

Học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông

4

7

Tổng số giờ học thực hành lái xe/01 xe tập lái và trên ca bin học lái xe ô tô

420

Trong đó

Tổng số giờ học thực hành lái xe/01 xe tập lái

405

Tổng số giờ học thực hành trên ca bin học lái xe ô tô (theo số học viên được quy định trên 01 xe tập lái)

15

8

Tổng số giờ học thực hành lái xe của 01 học viên trên xe tập lái và trên ca bin học lái xe ô tô

84

a)

Số giờ thực hành lái xe/01 học viên

81

Trong đó

Số giờ thực hành lái xe trên sân tập lái/01 học viên

41

Số giờ thực hành lái xe trên đường giao thông/01 học viên

40

b)

Số giờ thực hành trên ca bin học lái xe ô tô/01 học viên

3

9

Số giờ học/01 học viên/khoá đào tạo

252

10

Tổng số giờ một khoá đào tạo

588

- Tổng thời gian khóa đào tạo:

STT

NỘI DUNG

Tổng thời gian khóa đào tạo

(ngày)

1

Ôn và kiểm tra kết thúc khoá học

4

2

Số ngày thực học

73,5

3

Số ngày nghỉ lễ, khai giảng, bế giảng

15

4

Cộng số ngày/khoá đào tạo

92,5

- Số km học thực hành lái xe:

STT

NỘI DUNG

Số Km

1

Số km thực hành lái xe trên sân tập lái/01 học viên

290

2

Số km thực hành lái xe trên đường giao thông/01 học viên

810

Tổng số km thực hành lái xe/01 học viên

1100

Trong quá trình học, học viên sẽ được học và kiểm tra tất cả các môn học, riêng môn Cấu tạo và Sửa chữa thông thường và môn Nghiệp vụ vận tải có thể tự học nhưng phải được cơ sở đào tạo lái xe kiểm tra.

Các học viên cũng được kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo khi kết thúc khóa học gồm: môn Pháp luật giao thông đường bộ theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết; môn Thực hành lái xe với các bài thi liên hoàn, bài tiến lùi hình chữ chi và lái xe trên đường.

3.4. Học phí bằng lái xe B2 bao nhiêu tiền?

Học phí học bằng B2 sẽ phụ thuộc vào cơ sở đào tạo lái xe mà học viên lựa chọn. Bởi theo khoản 4 Điều 2 Thông tư 72/2011/TTLT-BTC-BGTVT, các cơ sở đào tạo lái xe được tự xây dựng và quyết định mức thu học phí cụ thể đối với từng hạng giấy phép lái xe chi tiết theo từng học phần rồi báo cáo cơ quan chủ quản.

Thông thường học phí học bằng B2 thường dao động khoảng 07 - 09 triệu đồng (chưa bao gồm chi phí thi sát hạch).

>> Gọi ngay tổng đài tư vấn 19006192 để được tư vấn thêm về các vấn đề pháp lý liên quan đến bằng B2.
Học lái xe bằng B2 hết bao nhiêu tiền?
Học lái xe bằng B2 hết bao nhiêu tiền? (Ảnh minh họa)

4. Thủ tục thi bằng lái xe B2

4.1. Hồ sơ thi bằng lái xe B2

Theo Điều 19 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, hồ sơ dự thi sát hạch bằng B2 do cơ sở đào tạo lái xe lập và gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Bao gồm:

- Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu.

- Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn (với người Việt Nam); hộ chiếu còn thời hạn (với người Việt Nam định cư ở nước ngoài);

- Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;

- Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;

- Chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo đối với người dự sát hạch lái xe hạng B2;

- Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch.

4.2. Thi bằng lái xe B2 ở đâu?

Theo Điều 21 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, việc thi sát hạch bằng B2 được thực  hiện tại các trung tâm sát hạch lái xe.

Học viên được đăng ký thi tại bất kì trung tâm nào được cấp phép mà không phụ thuộc vào hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú.

4.3. Quy trình thi bằng lái xe B2?

Căn cứ Điều 21 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, quy trình thi bằng B2 bao gồm:

Bước 1: Thi lý thuyết.

Bài thi gồm các câu hỏi liên quan đến quy định của pháp luật giao thông đường bộ, kỹ thuật lái xe, ngoài ra còn có nội dung liên quan cấu tạo và sửa chữa thông thường, nghiệp vụ vận tải, đạo đức người lái xe.

Bước 2: Thi sát hạch lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng.

Người dự sát hạch xử lý các tình huống mô phỏng các tình huống giao thông: xuất hiện trên máy tính.

Bước 3: Thi thực hành trong hình.

Người dự sát hạch phải thực hiện đúng trình tự và điều khiển xe qua các bài sát hạch đã bố trí như: xuất phát, dừng xe nhường đường cho người đi bộ, dừng và khởi hành xe trên dốc, qua vệt bánh xe và đường vòng vuông góc, qua ngã tư có đèn tín hiệu điều khiển giao thông, qua đường vòng quanh co, ghép xe vào nơi đỗ (hạng B2 thực hiện ghép xe ngang), tạm dừng ở chỗ có đường sắt chạy qua, thao tác khi gặp tình huống nguy hiểm, thay đổi số trên đường bằng, kết thúc.

Bước 4: Thi thực hành lái xe trên đường.

Người dự sát hạch điều khiển xe ô tô sát hạch, xử lý các tình huống trên đường giao thông và thực hiện hiệu lệnh của sát hạch viên.

Thí sinh đạt tất cả các nội dung thi sẽ được công nhận trúng truyển và cấp bằng lái xe B2. Người được công nhận trúng tuyển sẽ được cấp bằng B2 trong thời gian chậm nhất là không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch.

Thí sinh không đạt nội dung thi lý thuyết thì không được thi lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng; không đạt nội dung thi lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng g thì không được thi thực hành lái xe trong hình; không đạt nội dung thi thực hành lái xe trong hình thì không được thi thực hành lái xe trên đường.

Thí sinh đạt nội dung thi lý thuyết, phần mềm mô phỏng, thực hành lái xe trong hình được bảo lưu kết quả thi trong 01 năm, kể từ ngày có nội dung sát hạch đạt tại kỳ sát hạch gần nhất.

Thi sát hạch bằng B2 như thế nào?
Thi sát hạch bằng B2 như thế nào? (Ảnh minh họa)

4.4. Thi bằng lái xe B2 hết bao nhiêu tiền?

Theo Biểu mức thu phí sát hạch lái xe tại Thông tư 188/2016/TT-BTC, người dự thi bằng B2 phải nộp phí sát hạch và lệ phí cấp bằng B2 như sau:

Chi phí thi sát hạch lái xe hạng xe B2

Mức phí

Lệ phí sát hạch lý thuyết

90.000 đồng/lần

Lệ phí sát hạch thực hành trong hình

300.000 đồng/lần

Lệ phí sát hạch thực hành trên đường giao thông công cộng

60.000 đồng/lần

Lệ phí cấp bằng B2

135.000 đồng/lần

Tổng

585.000 đồng


5. Bằng B2 có thời hạn bao lâu?

Theo Điều 29 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, bằng B2 hợp lệ được cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền là Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Để trả lời cho câu hỏi: “Bằng B2 có thời hạn bao lâu?” cần xem quy định tại khoản 3 Điều 17 Thông tư 12/2017 như sau:

3. Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

Theo đó, bằng B2 sẽ có thời hạn sử dụng là 10 năm kể từ ngày cấp. Để tiện cho tài xế trong việc theo dõi thời hạn sử dụng bằng lái, ngày hết hạn của bằng lái xe B2 được in trực tiếp trên bằng lái mà mỗi cá nhân được cấp.


6. Giải đáp một số thắc mắc về bằng B2

Những ai có nhu cầu thi bằng B2 chắc hẳn không chỉ tò mò về câu hỏi bằng B2 lái xe gì mà còn rất nhiều thắc mắc khác liên quan. Sau đây là một số câu hỏi phổ biến:

6.1. Bằng lái xe B2 khác gì B1?

Để biết sự khác nhau giữa bằng B1 và B2, cần tìm hiểu bằng B1 được điều khiển những loại xe nào. Căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 16 Thông tư 12/2017 của Bộ Giao thông Vận tải, hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển:

- Ô tô (số sàn) chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn;

- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.

Mà bằng B2 được cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển các loại xe quy định cho Giấy phép lái xe hạng B1 và ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.

Như vậy, hiểu đơn giản, bằng B2 chính là bằng B1 nâng cao, tức có thể lái xe số tự động, xe số sàn, xe ô tô tải dưới 3,5 tấn và đặc biệt người sở hữu bằng B2 được phép kinh doanh vận tải, hành nghề lái xe như lái xe taxi, xe tải nhỏ, xe bán tải, xe du lịch dưới 9 chỗ ngồi trong khi bằng B1 thì không.

6.2. Bằng B2 có thể nâng hạng lên bằng gì?

Bằng B2 có thể nâng trực tiếp lên hạng C, FC và D. Nội dung này được quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT.

Điều kiện để nâng hạng bằng lái B2 được quy định như sau:

- Nâng bằng B2 lên C, B2 lên FC: Thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở

- Nâng bằng B2 lên D: Thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.

Lưu ý: Người học nâng hạng vi phạm giao thông và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe thì thời gian lái xe an toàn được tính từ ngày chấp hành xong các quyết định xử phạt hành chính.

6.3. Sử dụng bằng B2 bao nhiêu năm phải đổi?

Theo khoản 3 Điều 17 Thông tư 12/2017, bằng B2 có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp nên tài xế chỉ có thể sử dụng trong 10 năm và phải hiện đổi bằng khi hết hạn nếu muốn sử dụng tiếp.

Theo Điều 36 Thông tư 12, lúc này, tài xế phải tiến hành thủ tục xin cấp lại bằng B2. Tùy vào thời gian bằng lái hết hạn mà tài xế có thể sẽ phải thi lại. Cụ thể:

- Bằng B2 hết hạn dưới 03 tháng: Cấp lại bằng lái xe B2, không cần thi sát hạch.

- Bằng B2 hết hạn từ 03 tháng đến dưới 01 năm: Phải thi lại lý thuyết.

- Bằng B2 hết hạn từ 01 năm trở lên: Phải thi lại cả lý thuyết và thực hành.

Trên đây là giải đáp thắc mắc cho câu hỏi: “Bằng B2 lái xe gì?” cùng những thông tin quan trọng liên quan đến bằng B2. Nếu còn thắc mắc về bằng B2, bạn đọc hãy liên hệ ngay tổng đài 19006192 để được tư vẫn chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Vừa qua, Bộ Công an đã công bố tích hợp tiện ích mua thuốc trực tuyến trên VNeID - một trong những cấu phần quan trọng trong việc triển khai Sổ sức khỏe điện tử trong thời gian tới. LuatVietnam sẽ hướng dẫn bạn đọc cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025 ngay tại bài viết dưới đây.

Giấy khai sinh bị sai năm sinh của mẹ có làm lại được không?

Giấy khai sinh bị sai năm sinh của mẹ có làm lại được không?

Giấy khai sinh bị sai năm sinh của mẹ có làm lại được không?

Liên quan đến chủ để sai sót thông tin trên giấy khai sinh, có bạn độc giả đã gửi câu hỏi “giấy khai sinh bị sai năm sinh của mẹ có làm lại được không?” tới cho LuatVietnam. Nếu có cùng vướng mắc về vấn đề này, hãy theo dõi bài viết để có câu trả lời chính xác nhất theo quy định của pháp luật.