Nghị định 111/2017/NĐ-CP về đào tạo khối ngành sức khỏe

thuộc tính Nghị định 111/2017/NĐ-CP

Nghị định 111/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:111/2017/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:05/10/2017
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Y tế-Sức khỏe

TÓM TẮT VĂN BẢN

Quy định về tổ chức đào tạo thực hành trong khối ngành sức khỏe

Nghị định số 111/2017/NĐ-CP quy định về tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe đã được Chính phủ ban hành ngày 05/10/2017, có hiệu lực từ ngày 20/11/2017.
Trong đó, yêu cầu đối với người giảng dạy thực hành ngành, chuyên ngành đào tạo về khám bệnh, chữa bệnh là một trong những nội dung được nêu tại Nghị định này. Cụ thể, người giảng dạy phải có thời gian hành nghề ít nhất 36 tháng đối với đào tạo trình độ sau đại học; 24 tháng với đào tạo trình độ đại học và 12 tháng đối với trình độ cao đẳng và trung cấp; Tại cùng một thời điểm, một người giảng dạy thực hành chỉ được giảng dạy không quá 05 người thực hành đối với đào tạo trình độ sau đại học, không quá 10 người học thực hành đối với đào tạo trình độ đại học, không quá 15 người học thực hành đối với trình độ cao đẳng, trung cấp; Đã được bồi dưỡng phương pháp dạy - học lâm sàng.
Người giảng dạy thực hành chưa được bồi dưỡng về phương pháp dạy - học lâm sàng phải tham gia lớp bồi dưỡng trước ngày 01/01/2020.
Cũng theo Nghị định này, các cơ sở khám, chữa bệnh được tự công bố và chịu trách nhiệm về việc công bố đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe. Các cơ sở này chỉ được ký hợp đồng đào tạo thực hành sau 15 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được văn bản tự công bố và đồng ý về việc đó.

Nghị định này được hướng dẫn bởi Thông tư 11/2019/TT-BYT

Xem chi tiết Nghị định111/2017/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

Số: 111/2017/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2017

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định về chương trình, kế hoạch, hợp đồng đào tạo thực hành; yêu cầu trong tổ chức đào tạo thực hành; quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan trong tổ chức đào tạo thực hành khối ngành sức khỏe.
2. Nghị định này áp dụng với các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đào tạo khối ngành sức khỏe (sau đây viết tắt là cơ sở giáo dục) và cơ sở thực hành của cơ sở giáo dục trong đào tạo khối ngành sức khỏe; các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ sở thực hành của cơ sở giáo dục trong đào tạo khối ngành sức khỏe (sau đây viết tắt là cơ sở thực hành) là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở y tế dự phòng và các cơ sở y tế khác đáp ứng yêu cầu trong tổ chức đào tạo thực hành theo quy định tại Nghị định này.
2. Người học thực hành bao gồm học sinh, sinh viên, học viên chuyên khoa, học viên cao học, nghiên cứu sinh đang được đào tạo trong khối ngành sức khỏe.
3. Người giảng dạy thực hành bao gồm người của cơ sở thực hành và người của cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu theo quy định của Nghị định này và được phân công giảng dạy, hướng dẫn thực hành cho người học thực hành tại cơ sở thực hành.
Điều 3. Nguyên tắc trong tổ chức đào tạo thực hành khối ngành sức khỏe
1. Bảo đảm sự an toàn, tôn trọng và giữ bí mật thông tin cho người sử dụng dịch vụ y tế tại cơ sở thực hành.
2. Lấy người học thực hành làm trung tâm, được đào tạo để đạt các phẩm chất, năng lực đã được xác định trong chương trình đào tạo thực hành theo chuẩn năng lực nghề nghiệp.
3. Phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở giáo dục và cơ sở thực hành trong xây dựng chương trình, kế hoạch, hợp đồng, tổ chức đào tạo thực hành, lượng giá và đánh giá kết quả thực hành.
4. Bảo đảm sự thống nhất, tương đồng về quyền và trách nhiệm giữa cơ sở giáo dục và cơ sở thực hành trong tổ chức đào tạo thực hành.
Chương II
CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH VÀ HỢP ĐỒNG ĐÀO TẠO THỰC HÀNH
Điều 4. Chương trình đào tạo thực hành
1. Chương trình đào tạo thực hành là phần thực hành trong chương trình, đào tạo tổng thể của một trình độ đào tạo theo từng ngành hoặc chuyên ngành do cơ sở giáo dục ban hành; được thể hiện trong mục tiêu, nội dung đào tạo, tiến trình đào tạo tổng thể, phương pháp dạy - học, hình thức kiểm tra và lượng giá năng lực, đánh giá kết quả và chuẩn năng lực đầu ra của người học theo từng học phần, môn học, module (đối với chương trình có module) và toàn bộ chương trình thực hành.
2. Cơ sở giáo dục chủ trì, phối hợp với cơ sở thực hành xây dựng chương trình đào tạo thực hành theo quy định tại khoản 1 Điều này khi xây dựng chương trình đào tạo tổng thể.
Điều 5. Kế hoạch đào tạo thực hành
1. Kế hoạch đào tạo thực hành được xây dựng chi tiết hằng năm căn cứ vào chương trình đào tạo thực hành quy định tại Điều 4 Nghị định này, trong đó xác định nhiệm vụ cụ thể của cá nhân, đơn vị thuộc cơ sở giáo dục và cơ sở thực hành để thực hiện chương trình đào tạo thực hành.
2. Cơ sở giáo dục chủ trì, phối hợp với cơ sở thực hành xây dựng, thống nhất và ban hành kế hoạch đào tạo thực hành,
Điều 6. Hợp đồng đào tạo thực hành
1. Hợp đồng đào tạo thực hành bao gồm hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng chi tiết, được ký theo thỏa thuận giữa cơ sở giáo dục và cơ sở thực hành đáp ứng các yêu cầu trong đào tạo thực hành quy định tại Chương III Nghị định này. Trường hợp cơ sở thực hành trực thuộc cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục trực thuộc cơ sở thực hành thì không bắt buộc phải ký hợp đồng đào tạo thực hành.
2. Cơ sở giáo dục và cơ sở thực hành căn cứ theo chương trình, kế hoạch đào tạo thực hành quy định tại Điều 4 và Điều 5 Nghị định này thỏa thuận, ký hợp đồng nguyên tắc về đào tạo thực hành theo từng khóa đào tạo, trước khi bắt đầu khóa đào tạo ít nhất 06 tháng,
Trường hợp cơ sở giáo dục mở ngành đào tạo mới thuộc khối ngành sức khỏe thì hợp đồng nguyên tắc về đào tạo thực hành phải được ký trước khi thực hiện thủ tục mở ngành.
Hợp đồng nguyên tắc về đào tạo thực hành thực hiện theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Hợp đồng chi tiết về đào tạo thực hành được ký theo từng năm học, theo từng chương trình, kế hoạch đào tạo thực hành quy định tại Điều 4 và Điều 5 Nghị định này, cụ thể cho từng trình độ, ngành, chuyên ngành đào tạo. Hợp đồng chi tiết về đào tạo thực hành được ký sau khi cơ sở giáo dục và cơ sở thực hành thống nhất ban hành kế hoạch đào tạo thực hành theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
Điều 7. Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đào tạo thực hành
1. Cơ sở thực hành chủ trì, phối hợp với cơ sở giáo dục thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Thống nhất danh sách người học thực hành và người giảng dạy thực hành;
b) Tiếp nhận người học thực hành, người giảng dạy thực hành và người theo dõi, quản lý công tác đào tạo thực hành của cơ sở giáo dục gửi đến;
c) Thống nhất với cơ sở giáo dục phân công người giảng dạy thực hành tham gia hướng dẫn thực hành theo kế hoạch đào tạo thực hành đã được ban hành;
d) Ban hành và tổ chức thực hiện quy định sử dụng các trang thiết bị và cơ sở vật chất của cơ sở thực hành trong đào tạo thực hành;
đ) Quy định việc triển khai tích hợp nội dung an toàn người bệnh, giáo dục y đức và quy tắc ứng xử cho người học thực hành trong quá trình thực hành tại cơ sở thực hành;
e) Lượng giá người học thực hành thường xuyên và đánh giá kết quả khi kết thúc theo chương trình đào tạo thực hành.
2. Cơ sở thực hành là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chủ trì, phối hợp với cơ sở giáo dục triển khai các nội dung sau đây:
a) Các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Phân công đơn vị chức năng và người của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo dõi, quản lý công tác đào tạo thực hành;
c) Công bố bằng văn bản và thường xuyên cập nhật trên trang thông tin điện tử của cơ sở (nếu có) danh sách người giảng dạy thực hành, số lượng, loại hình, ngành, chuyên ngành, trình độ đào tạo thực hành, số lượng tối đa người học thực hành có thể nhận, số lượng người học thực hành đang thực hành tại cơ sở.
3. Việc điều phối người giảng dạy thực hành, người học thực hành phải bảo đảm theo chương trình, kế hoạch và hợp đồng đào tạo thực hành đã được thống nhất, ký kết giữa cơ sở thực hành và cơ sở giáo dục. Cơ sở thực hành và cơ sở giáo dục tự thỏa thuận, thống nhất cơ sở làm đầu mối điều phối người giảng dạy thực hành, người học thực hành tùy điều kiện thực tiễn và khả năng của mỗi bên và phải quy định rõ trong hợp đồng chi tiết về đào tạo thực hành.
4. Người giảng dạy thực hành có các nhiệm vụ sau đây:
a) Giảng dạy, hướng dẫn thực hành theo chương trình, kế hoạch đào tạo thực hành đã được phân công;
b) Người giảng dạy thực hành của cơ sở thực hành và của cơ sở giáo dục cùng phối hợp quản lý, theo dõi, lượng giá, đánh giá kết quả thực hành của người học theo chương trình, kế hoạch đào tạo thực hành.
Chương III
YÊU CẦU TRONG TỔ CHỨC ĐÀO TẠO THỰC HÀNH
Điều 8. Yêu cầu đối với người giảng dạy thực hành
1. Yêu cầu chung đối với người giảng dạy thực hành:
a) Có văn bằng, trình độ, kinh nghiệm chuyên môn tối thiểu 12 tháng liên tục đến thời điểm giảng dạy thực hành phù hợp với trình độ, ngành/chuyên ngành giảng dạy thực hành; trình độ của người giảng dạy thực hành không được thấp hơn trình độ đang được đào tạo của người học thực hành;
b) Có chứng chỉ hành nghề và phạm vi chuyên môn hành nghề phù hợp với chương trình, đối tượng đào tạo thực hành trong trường hợp pháp luật quy định phải có chứng chỉ hành nghề.
2. Yêu cầu đối với người giảng dạy thực hành ngành, chuyên ngành đào tạo về khám bệnh, chữa bệnh:
a) Các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Đã có đủ thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh sau khi có chứng chỉ hành nghề liên tục ở ngành/chuyên ngành giảng dạy thực hành đến thời điểm giảng dạy thực hành ít nhất là 36 tháng đối với đào tạo trình độ sau đại học, 24 tháng đối với đào tạo trình độ đại học và 12 tháng đối với trình độ cao đẳng và trung cấp;
c) Tại cùng một thời điểm, một người giảng dạy thực hành chỉ được giảng dạy không quá 05 người học thực hành đối với đào tạo trình độ sau đại học, không quá 10 người học thực hành đối với đào tạo trình độ đại học, không quá 15 người học thực hành đối với đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp;
d) Đã được bồi dưỡng phương pháp dạy - học lâm sàng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế, trừ trường hợp người giảng dạy thực hành đã có chứng chỉ phương pháp dạy - học mà trong chương trình đào tạo đã có nội dung về phương pháp dạy - học lâm sàng.
Điều 9. Yêu cầu đối với cơ sở thực hành
1. Yêu cầu chung đối với cơ sở thực hành:
a) Có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với chương trình đào tạo thực hành;
b) Có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị để thực hành theo yêu cầu của chương trình đào tạo thực hành;
c) Có người giảng dạy thực hành đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này và có đủ thời gian hoạt động chuyên môn liên tục ở ngành/chuyên ngành hướng dẫn thực hành ít nhất là 12 tháng.
2. Yêu cầu đối với cơ sở thực hành là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
a) Có đủ các yêu cầu quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này;
b) Có phòng học, phòng giao ban, phòng trực dành cho người học thực hành và người giảng dạy thực hành;
c) Có người giảng dạy thực hành đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này;
d) Tại cùng một thời điểm, mỗi khoa, phòng có không quá 03 người học thực hành trên 01 giường bệnh hoặc 01 ghế răng;
đ) Tổng thời lượng tham gia giảng dạy thực hành của tất cả người giảng dạy thực hành thuộc cơ sở thực hành tối thiểu là 20% và tối đa là 80% của tổng thời lượng chương trình thực hành, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản này;
e) Cơ sở thực hành thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này phải bảo đảm: Tổng thời lượng tham gia giảng dạy thực hành của tất cả người giảng dạy thực hành thuộc cơ sở thực hành tối thiểu là 50%, tối đa là 80% tổng thời lượng chương trình thực hành được thực hiện tại cơ sở thực hành và chỉ được là cơ sở thực hành thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này của không quá 02 cơ sở giáo dục đào tạo trình độ đại học, sau đại học và 01 cơ sở giáo dục đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng.
Điều 10. Yêu cầu đối với cơ sở giáo dục
1. Có chương trình, kế hoạch và hợp đồng đào tạo thực hành theo quy định tại các Điều 4, 5 và 6 Nghị định này.
2. Cơ sở giáo dục có ngành, chuyên ngành đào tạo về khám bệnh, chữa bệnh phải ký hợp đồng hoặc có 01 cơ sở thực hành là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện ít nhất 50% thời lượng của chương trình thực hành và đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Là bệnh viện hạng I hoặc bệnh viện được phép thực hiện kỹ thuật thuộc danh mục kỹ thuật từ tuyến I trở lên đối với đào tạo trình độ sau đại học, đào tạo trình độ đại học ngành y đa khoa, y học cổ truyền, răng hàm mặt; là bệnh viện hạng II hoặc bệnh viện được phép thực hiện kỹ thuật thuộc danh mục kỹ thuật từ tuyến II trở lên đối với đào tạo trình độ đại học các ngành khác thuộc khối ngành sức khỏe; là bệnh viện hạng III hoặc hoặc bệnh viện được phép thực hiện kỹ thuật thuộc danh mục kỹ thuật từ tuyến III trở lên đối với đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp khối ngành sức khỏe;
b) Có ít nhất 20% người giảng dạy chương trình thực hành là người làm việc cơ hữu của cơ sở giáo dục có đăng ký hành nghề tại cơ sở thực hành và được cơ sở thực hành bố trí làm công tác khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề.
Điều 11. Công bố cơ sở khám Bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự công bố và chịu trách nhiệm về việc công bố đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe theo thủ tục quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gửi văn bản công bố đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định sau đây:
a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế, thuộc các bộ, ngành ở trung ương gửi văn bản thông báo về Bộ Y tế, trừ cơ sở y tế thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an gửi văn bản thông báo về Bộ chủ quản để tổng hợp gửi Bộ Y tế;
c) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Sở Y tế và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi văn bản thông báo về Sở Y tế.
3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự công bố đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành theo dấu bưu điện hoặc dấu công văn đến: cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này có trách nhiệm cập nhật trên cổng/trang thông tin điện tử của cơ quan danh sách cơ sở thực hành đáp ứng yêu cầu; trường hợp chưa đáp ứng yêu cầu thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản không đồng ý việc tự công bố gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và nêu rõ lý do.
4. Văn bản công bố cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe thực hiện theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Cơ sở thực hành chỉ được ký hợp đồng đào tạo thực hành sau 15 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này nhận được văn bản của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự công bố đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành và cơ quan nhà nước có thẩm quyền không có văn bản không đồng ý việc tự công bố.
Điều 12. Chi phí đào tạo thực hành
1. Chi phí đào tạo thực hành tại cơ sở thực hành được kết cấu trong giá dịch vụ đào tạo (học phí) khối ngành sức khỏe gắn với lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ đào tạo theo quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Mức chi phí đào tạo thực hành được xác định trên cơ sở tương ứng với tỷ lệ thời lượng thực hành trong chương trình đào tạo.
3. Cơ sở giáo dục và cơ sở thực hành thỏa thuận, thống nhất mức chi phí đào tạo thực hành và quy định cụ thể trong hợp đồng đào tạo thực hành. Trường hợp cơ sở giáo dục và cơ sở thực hành không ký hợp đồng thực hành theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này thì mức chi phí đào tạo thực hành phải được nêu cụ thể trong kế hoạch đào tạo thực hành.
Chương IV
QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN LIÊN QUAN TRONG TỔ CHỨC ĐÀO TẠO THỰC HÀNH
Điều 13. Quyền và trách nhiệm của cơ sở thực hành
1. Cơ sở thực hành có các quyền sau đây:
a) Được ưu tiên tham gia các chương trình, dự án đầu tư trong lĩnh vực y tế và đào tạo nhân lực y tế;
b) Được sử dụng cơ sở vật chất và trang thiết bị của cơ sở giáo dục (nếu có) đặt tại cơ sở thực hành trong hoạt động chuyên môn;
c) Được tính điểm khi đánh giá chất lượng và xếp hạng cơ sở y tế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
d) Được công nhận là một bộ phận thực hiện nhiệm vụ đào tạo của cơ sở giáo dục sau khi ký hợp đồng chi tiết đào tạo thực hành với cơ sở giáo dục
2. Cơ sở thực hành có trách nhiệm sau đây:
a) Bảo đảm các yêu cầu của cơ sở thực hành theo quy định của Nghị định này;
b) Phối hợp với cơ sở giáo dục bảo đảm chất lượng đào tạo thực hành theo chương trình đào tạo thực hành;
c) Xác nhận kết quả thực hành của người học thực hành.
Điều 14. Quyền và trách nhiệm của cơ sở thực hành là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Cơ sở thực hành là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có các quyền sau đây:
a) Các quyền theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 13 Nghị định này;
b) Có các quyền sau đây khi đánh giá chất lượng, xếp hạng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
Người giảng dạy thực hành của cơ sở giáo dục tham gia hướng dẫn thực hành và được bố trí làm công tác khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở thực hành được tính là nhân lực của cơ sở thực hành;
Được tính thành tích nghiên cứu khoa học của người giảng dạy thực hành của cơ sở giáo dục thực hiện tại cơ sở thực hành vào thành tích nghiên cứu khoa học của cơ sở thực hành;
Được tính điểm cao hơn khi xem xét đánh giá chất lượng, xếp hạng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là cơ sở thực hành thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
c) Quyết định chi trả thù lao và các chế độ khác (nếu có) cho người giảng dạy thực hành của cơ sở giáo dục và người học thực hành trực tiếp tham gia hoạt động chuyên môn theo quy chế chi tiêu nội bộ của cơ sở thực hành.
2. Cơ sở thực hành là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm sau đây:
a) Trách nhiệm quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định này;
b) Xác nhận quá trình giảng dạy thực hành tại cơ sở thực hành để xét tặng danh hiệu thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú và các hình thức thi đua, khen thưởng khác cho người giảng dạy thực hành của cơ sở giáo dục tham gia giảng dạy thực hành và khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở thực hành theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Điều 15. Quyền và trách nhiệm của cơ sở giáo dục
1. Cơ sở giáo dục có quyền sau đây:
a) Quyết định việc chi trả thù lao và các chế độ khác (nếu có) cho người giảng dạy thực hành của cơ sở thực hành tham gia hoạt động xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn tài liệu đào tạo, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục theo quy định;
b) Được kê khai người giảng dạy thực hành của cơ sở thực hành là giảng viên cơ hữu trong các trường hợp:
Cơ sở giáo dục công lập được kê khai người giảng dạy thực hành của cơ sở thực hành công lập thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này là giảng viên cơ hữu nếu đã được bổ nhiệm kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý từ cấp bộ môn trở lên tại cơ sở giáo dục;
Cơ sở giáo dục ngoài công lập được kê khai người giảng dạy thực hành của cơ sở thực hành ngoài công lập thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này là giảng viên cơ hữu nếu đã được bổ nhiệm kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý từ cấp bộ môn trở lên tại cơ sở giáo dục;
Một người chỉ được kiêm nhiệm và kê khai là giảng viên cơ hữu tại một cơ sở giáo dục; không áp dụng quy định này với các cơ sở thực hành của lực lượng vũ trang.
2. Cơ sở giáo dục có trách nhiệm sau đây:
a) Xác nhận quá trình giảng dạy thực hành để xét bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư, xét tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú và các hình thức thi đua, khen thưởng khác đối với người giảng dạy thực hành của cơ sở thực hành theo quy định của pháp luật về giáo dục và pháp luật về thi đua khen thưởng;
b) Mời đại diện người giảng dạy thực hành của cơ sở thực hành tham gia hoạt động xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình, tài liệu đào tạo, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn;
c) Tạo điều kiện cho người giảng dạy thực hành tham gia bồi dưỡng về phương pháp dạy - học lâm sàng phù hợp với chương trình đào tạo thực hành cho người giảng dạy thực hành;
d) Xác nhận và làm thủ tục công nhận cho người giảng dạy thực hành của cơ sở thực hành là giảng viên (hoặc giáo viên) cơ hữu hoặc thỉnh giảng của cơ sở giáo dục khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về giáo dục.
Điều 16. Quyền và trách nhiệm của người giảng dạy thực hành
1. Người giảng dạy thực hành của cơ sở thực hành có các quyền sau đây:
a) Được cơ sở giáo dục mời tham gia hoạt động xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình, tài liệu đào tạo, giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn;
b) Được công nhận là giảng viên (hoặc giáo viên) cơ hữu hoặc thỉnh giảng của cơ sở giáo dục khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về giáo dục;
c) Người giảng dạy thực hành của cơ sở thực hành công lập thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này đáp ứng yêu cầu được kiêm nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, trưởng, phó khoa, bộ môn của cơ sở giáo dục công lập theo quy định của pháp luật hiện hành về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức và được hưởng các quyền lợi như giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục trong việc bổ nhiệm chức danh và xét tặng danh hiệu đối với nhà giáo theo quy định của pháp luật, trừ cơ sở thực hành của lực lượng vũ trang;
d) Người giảng dạy thực hành của cơ sở thực hành ngoài công lập thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này đáp ứng yêu cầu được kiêm nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, trưởng, phó khoa, bộ môn của cơ sở giáo dục ngoài công lập theo quy định của pháp luật hiện hành và được hưởng các quyền lợi như giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục trong việc bổ nhiệm chức danh và xét tặng danh hiệu đối với nhà giáo theo quy định của pháp luật;
đ) Được tính thời gian giảng dạy để xem xét bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư và tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú và các hình thức thi đua, khen thưởng khác theo quy định của pháp luật về giáo dục và thi đua khen thưởng;
e) Được chi trả thù lao và các chế độ khác (nếu có) khi tham gia hướng dẫn thực hành, xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn tài liệu hướng dẫn đào tạo, giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục theo quy chế chi tiêu nội bộ của cơ sở giáo dục.
2. Người giảng dạy thực hành của cơ sở giáo dục tại cơ sở thực hành có các quyền sau đây:
a) Người giảng dạy thực hành của cơ sở giáo dục công lập đáp ứng yêu cầu được kiêm nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, trưởng, phó các khoa chuyên môn tại cơ sở thực hành công lập thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này theo quy định của pháp luật hiện hành về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức, trừ cơ sở thực hành của lực lượng vũ trang;
b) Người giảng dạy thực hành của cơ sở giáo dục ngoài công lập đáp ứng yêu cầu được kiêm nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, trưởng, phó các khoa chuyên môn tại cơ sở thực hành ngoài công lập thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này theo quy định của pháp luật hiện hành;
c) Được cơ sở thực hành phân công tham gia khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở thực hành khi đáp ứng yêu cầu theo quy định và cơ sở thực hành có nhu cầu; được hưởng thù lao và các chế độ khác (nếu có) theo quy chế chi tiêu nội bộ của cơ sở thực hành;
d) Được xét tặng danh hiệu thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú và các hình thức thi đua, khen thưởng khác theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.
3. Người giảng dạy thực hành có trách nhiệm tuân thủ nội quy, quy định, quy chế chuyên môn của cơ sở thực hành và quy định, quy chế trong đào tạo của cơ sở giáo dục.
Điều 17. Quyền và trách nhiệm của người học thực hành
1. Được tham gia các hoạt động chuyên môn phù hợp với năng lực, trình độ, chuyên môn của người học thực hành và nhu cầu của cơ sở thực hành dưới sự giám sát, hướng dẫn của người giảng dạy thực hành; được hưởng chế độ thù lao tương ứng với mức độ tham gia theo quy chế chi tiêu nội bộ trong trường hợp được cơ sở thực hành bố trí tham gia các hoạt động chuyên môn phù hợp.
2. Tuân thủ quy định, quy chế chuyên môn của cơ sở thực hành, cơ sở giáo dục và hướng dẫn của người giảng dạy thực hành.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Y tế có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, rà soát việc bảo đảm yêu cầu trong tổ chức đào tạo thực hành đối với cơ sở thực hành quy định tại Nghị định này;
b) Các nhiệm vụ khác quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Bộ y tế kiểm tra, rà soát việc bảo đảm yêu cầu trong tổ chức đào tạo thực hành đối với cơ sở thực hành quy định tại Nghị định này;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính đề xuất lộ trình điều chỉnh mức học phí bao gồm chi phí đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe theo quy định tại Nghị định này;
c) Các nhiệm vụ khác quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
a) Bố trí nguồn lực, đầu tư cơ sở vật chất cho cơ sở giáo dục và cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe thuộc phạm vi quản lý;
b) Tổ chức thực hiện, kiểm tra, thanh tra việc đào tạo thực hành khối ngành sức khỏe theo quy định tại Nghị định này thuộc phạm vi quản lý.
Điều 19. Quy định chuyển tiếp
1. Cơ sở thực hành đang đào tạo thực hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực phải rà soát, bổ sung, bảo đảm đáp ứng các yêu cầu quy định tại Nghị định này trước ngày 01 tháng 01 năm 2019, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Người giảng dạy thực hành chưa được bồi dưỡng về phương pháp dạy - học lâm sàng theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 8 Nghị định này phải tham gia lớp bồi dưỡng trước ngày 01 tháng 01 năm 2020.
Điều 20. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 11 năm 2017.
Điều 21. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố tr
c thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân t
i cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn th
;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

- Lưu: VT, KGVX (2b).PC

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG





Nguyễn Xuân Phúc

PHỤ LỤC

(Kèm theo Nghị định số 111/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ)

Mu số 01

Hợp đồng nguyên tắc về đào tạo thực hành.

Mu s 02

Bản công bố cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe.

Mẫu số 01

……..1…….
…….2……

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………./HĐTH-…..3…..

……4…., ngày…..  tháng …. năm 20….

HỢP ĐỒNG NGUYÊN TẮC

VỀ ĐÀO TẠO THỰC HÀNH

Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số      /2017/NĐ-CP ngày      tháng      năm 2017 của Chính phủ về tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe;

Hôm nay, ngày ……tháng….. năm….. tại ….5…., chúng tôi gồm:

BÊN A:2 ..............................................................................................................................

Địa chỉ: ...................................................................... Điện thoại: ……………………………

Đại diện là Ông/Bà:6 ...........................................................................................................

Chức vụ: .............................................................................................................................

BÊN B:7 ..............................................................................................................................

Địa chỉ: ..................................................................... Điện thoại: ……………………………

Đại diện là Ông/Bà:8 ...........................................................................................................

Chức vụ: .............................................................................................................................

Thỏa thuận ký kết hợp đồng đào tạo thực hành với những nội dung cơ bản sau đây:

Điều 1. Nội dung Hợp đồng đào tạo thực hành

1. Đối tượng thực hành:

2. Số lượng người thực hành:

3. Người hướng dẫn thực hành:

a) Người hướng dẫn thực hành của cơ sở thực hành: Số lượng ………………… trình độ chuyên môn………………… (Bảng kê kèm theo, nếu cn)

b) Người hướng dẫn thực hành của cơ sở giáo dục: Số lượng................... trình độ chuyên môn …………….. (Bảng kê kèm theo, nếu cn)

4. Nội dung chuyên môn thực hành: ...................................................................................

5. Thời gian thực hành: Từ ngày …………….tháng ……………năm …………..đến ngày………… tháng ……………năm ……………..

6. Địa điểm thực hành: ........................................................................................................

7. Chi phí thực hành (nếu có) .............................................................................................

8. Thời hạn của Hợp đồng đào tạo thực hành: (theo từng khóa đào tạo) ..........................

9. Chương trình thực hành đã được phê duyệt (kèm theo) ................................................

10. Tên cơ sở thực hành đáp ứng yêu cầu tại khoản 2, Điều 10: .......................................

Điều 2. Phương thc và thời hạn thanh toán chi phí thực hành (nếu có)

1. Phương thức thanh toán: Chuyển khoản hoặc tiền mặt

2. Thời hạn thanh toán:........................................................................................................

Điều 3. Quyền và nghĩa vụ của Bên A

1. Bên A có quyền:

a) Bố trí, phân công người hướng dẫn thực hành để hướng dẫn người thực hành thực hành theo đúng các điều khoản ghi trong Hợp đồng.

b) Chấm dứt Hợp đồng thực hành hoặc các biện pháp xử lý khác nếu cơ sở giáo dục vi phạm các thỏa thuận ghi trong Hợp đồng.

c) Thu chi phí thực hành theo thỏa thuận với Bên B.

d) Các quyền khác (nếu có)

2. Bên A có nghĩa vụ:

a) Bảo đảm các điều kiện thuận lợi để người thực hành được thực hành theo đúng các thỏa thuận ghi trong Hợp đồng.

b) Bảo đảm giảng dạy đúng nội dung chuyên môn thực hành, tiến độ thực hành đã được thống nhất trong kế hoạch đào tạo thực hành.

c) Bố trí người thực hành của cơ sở giáo dục tham gia các hoạt động chuyên môn với thời gian phù hợp và chi trả thù lao cho người thực hành theo quy chế chi tiêu nội bộ tại cơ sở.

d) Bảo đảm quyền lợi của người thực hành theo quy định của pháp luật (nếu có).

đ) Xác nhận kết quả thực hành của người thực hành theo quy định.

e) Chịu trách nhiệm về quá trình thực hành của người thực hành tại cơ sở.

g) Các nghĩa vụ khác (nếu có).

Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của Bên B

1. Bên B có quyền:

a) Được đưa người thực hành của cơ sở mình đến cơ sở thực hành để hướng dẫn thực hành hoặc tham gia các hoạt động chuyên môn với thời gian phù hợp theo thỏa thuận trong Hợp đồng.

b) Được cung cấp thông tin, kiểm tra về quá trình thực hành của người thực hành tại cơ sở thực hành.

c) Chấm dứt Hợp đồng thực hành hoặc các biện pháp xử lý khác nếu cơ sở thực hành vi phạm các thỏa thuận ghi trong Hợp đồng (nếu có).

d) Các quyền khác (nếu có).

2. Bên B có nghĩa vụ:

a) Cung cấp cho Bên A thông tin của người thực hành; kế hoạch đào tạo thực hành của học phần/tín chỉ.

b) Chi trả chi phí thực hành đầy đủ theo thỏa thuận với Bên A.

c) Chịu trách nhiệm và xử lý vi phạm đối với người hướng dẫn thực hành của cơ sở mình tham gia hướng dẫn thực hành và hoạt động chuyên môn tại cơ sở thực hành.

d) Các nghĩa vụ khác (nếu có).

Điều 5. Điều khoản thi hành

1. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký và sẽ hết hiệu lực khi kết thúc thời gian thực hành và các bên đã hoàn thành các nghĩa vụ của Hợp đng.

2. Hai bên cam kết thực hiện đúng những điều khoản nêu trên, bên nào vi phạm bên đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, nếu xảy ra tranh chấp thì hai bên cùng nhau thương lượng giải quyết, nếu không thống nhất thì đưa ra Tòa án để giải quyết.

3. Hợp đồng này làm thành hai bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ một bản./.

BÊN A
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

BÊN B
(Ký, ghi rõ họ tên)

_______________

1 Tên cơ quan chủ quản của cơ sở thực hành.

2 Tên cơ sở thực hành.

3 Chữ viết tắt tên của cơ sở thực hành.

4 Địa danh.

5 Địa điểm ký kết hợp đồng.

6 Tên của người đại diện theo pháp luật của cơ sở thực hành.

7 Tên của cơ sở giáo dục.

8 Tên của người đại diện theo pháp luật của cơ sở giáo dục.

Mẫu số 02

……..1…….
…….2……

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………./…..3…..

……4…., ngày…..  tháng …. năm 20….

BẢN CÔNG B

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe

Kính gửi: …………………………..5 …………………………..

Tên cơ sở công bố: ............................................................................................................

Số Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh ………………, do ……………..(tên cơ quan cấp), cấp ngày ……………….

Địa chỉ: .......................................................................... 6……………………………………

Người chịu trách nhiệm chuyên môn: ................................................................................

Điện thoại liên hệ: ………………………….Email (nếu có): ................................................

Căn cứ Nghị định số       /2017/NĐ-CP ngày     tháng      năm 2017 của Chính phủ quy định về tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe, cơ sở công bố đã đáp ứng yêu cầu để tổ chức thực hành theo quy định với các nội dung sau đây:

1. Các ngành/chuyên ngành đào tạo thực hành: ...............................................................

2. Trình độ đào tạo thực hành: ...........................................................................................

3. Số lượng người đào tạo thực hành tối đa (bao gồm tất cả các trình độ):.......................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

4. Danh sách người giảng dạy thực hành đáp ứng yêu cầu.

5. Danh sách các khoa phòng tổ chức thực hành và sgiường bệnh hoặc ghế răng tại mỗi khoa phòng.

6. Danh mục cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo thực hành.

Cơ sở cam kết và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã công bố.

Kính đề nghị quý cơ quan xem xét, đăng tải thông tin theo quy định./.

Tài liệu gửi kèm theo Bản công b (nếu có)

 

THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ
(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

_______________

1 Tên cơ quan chủ quản của cơ sở đề nghị thông báo đáp ứng yêu cầu thực hành.

2 Tên cơ sở đề nghị thông báo đáp ứng yêu cầu thực hành.

3 Chữ viết tắt tên cơ sở đề nghị thông báo đáp úng yêu cầu thực hành.

4 Địa danh.

5 Tên cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghthông báo đáp ứng yêu cầu thực hành.

6 Địa chỉ cụ thể của cơ sở đề nghị thông báo đáp ng yêu cầu thực hành.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT

Decree No. 111/2017/ND-CP dated October 05, 2017 of the Government on the provisions of practical training in the field of healthcare service

Pursuant to the Law on organization of Government dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on Education dated June 14, 2005 and the Law on Amendments to certain articles of the Law on Education dated November 25, 2009;

Pursuant to the Law on Higher Education dated June 18, 2012;

Pursuant to the Law on vocational education dated November 27, 2014;

At the request of the Minister of Health;

The Government promulgates the Decree on provisions of practical training in the field of healthcare service.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of adjustment and subject of application

1.This Decree deals with provisions on training programs, plans, contracts; requirements applied to organizing practical training; rights and responsibilities of organizations and individuals involved in provisions of practical training in the field of healthcare service.

2.This Decree applies to higher education institutions, public education institutions that provide practical training in the field of healthcare service (hereinafter referred to as “school”) and practical training institutions of schools providing training in the field of healthcare service; relevant individuals and organizations.

Article 2. Definitions

In this Decree, these terms are construed as follows:

1.A practical training institution of a school in the field of healthcare service (hereinafter referred to as “practical training institution”) refers to health facilities; preventive health facilities and other healthcare establishments that comply with the requirements applied to organizing practical training in accordance with this Decree.

2.Learner includes students, training specialists, graduate students, research students trained in the field of healthcare service.

3.Practical training instructor includes persons of practical training institutions and persons of educational institutions who meet the requirements of this Decree and are assigned to teach and instruct learners at practical training institutions.

Article 3. Principles of organization of education and training in the field of healthcare service

1.Ensure the safety, respect and confidentiality of information for health service users at the practical training institution.

2.Put the learners at the center to train them to achieve the qualities and abilities that have been determined in the practical training program in accordance with professional competence standards.

3.Closely coordinate between schools and practical training institutions in elaborating programs, plans, contracts, organizing practical training, measure and assess training results.

4.Ensure consistency, similarity of rights and responsibilities between schools and practical training institutions in organizing practical training.

Chapter II

PROGRAM, PLAN AND CONTRACT FOR PRACTICAL TRAINING

Article 4. Program for practical training

1.A program for practical training means the practical part in the overall training program of an academic level corresponding to each academic discipline or major issued by the school; is reflected in the training objectives and content, the overall training process, the teaching-learning method, the form of the test and the capacity assessment, the evaluation of the results and the output standard of the learner corresponding to each term, subject, module (for programs with modules) and the whole practical training program.

2.The school shall take charge and cooperate with the practical training institution in formulating a practical training program in accordance with Clause 1 this Article when formulating an overall training program.

Article 5. Plan for practical training

1.The annual practical training plan is based on the practical training program specified in Article 4 hereof, in which defines specific tasks of individuals and units of the school and the practical training institution to perform the practical training program.

2.The school shall take charge and cooperate with the practical training institution in establishing, reaching an agreement on and promulgating the plan for practical training.

Article 6. Contract for practical training

1.The practical training contract shall consist of a master contract and a detailed contract signed in accordance with the agreement between the school and the practical training institution that meets the requirements of practical training specified in Chapter III hereof . If the practical training institution is affiliated to the school or the school is affiliated to the practical training institution, they are not required to sign a practical training contract.

2.The school and the practical training institution shall, according to the practical training program, plan and requirements as specified in Article 4, 5 hereof, sign the master contract on practical training corresponding to each course at least 06 months before starting the course,

If the school opens a new training discipline in the field of healthcare service, the master contract for practical training must be signed before carrying out the procedures to open the discipline.

The master contract for practical training shall comply with Form 01 enclosed hereof.

3.The specified contract for practical training is signed corresponding to each school year, each practical training program and plan as specified in Article 4, 5 hereof, sign the master contract on practical training corresponding to each course at least 06 months before starting the course, specifically for each level, discipline and major. The specified contract for practical training is signed after the school and the practical training institution has reached an agreement on promulgating the practical training program in accordance with Article 5 hereof.

Article 7. Organization of implementation of program and plan for practical training

1.The school shall take charge and cooperate with the practical training institution in carrying out the following tasks:

a) Reach an agreement on the list of learners and practical training instructors;

b) Accept learners, practical training instructors and practical training managers sent from the school;

c) Reach an agreement with the school on assigning practical training instructors to guide the practical training in accordance with the promulgated practical training plan;

d) Promulgate and organize the implementation of conditions for using equipment and facilities in practical training;

dd) Regulate the integration of the contents of patient safety, ethics education and code of conduct for learners during the practical training at the practical training institution;

e) Regularly measure learners and assess training results in accordance with the practical training program.

2.The practical training institution that is also a health facility shall take charge and cooperate with the school in carrying out the following contents:

a) Regulations specified in Clause 1 hereof;

b) Assign functional units and personnel of the health facility to monitor and manage the practical training works;

c) Declare in writing and regularly update on its website (if any) the list on practical training instructors, quantity, types, disciplines, majors, level of practical training, the maximum number of learners can be accepted, the number of learners practicing at the health facility.

3.The assignment of practical training instructors and learners shall comply with programs, plans and contracts for practical training agreed upon and signed by schools and practical training institutions. The school and the practical training institution shall agree on the establishment that will act as the focal point to assign practical training instructors and learners depending on the practical conditions and capabilities of each party and must clearly state it in the specified contract on practical training.

4.Practical training instructors shall:

a) Teach and instruct practical training in accordance with the assigned program and plan for practical training;

b) Practical training instructors of the practical training institution and the school shall cooperate in managing, monitoring, measuring and assessing training results of learners in accordance with the program and plan for practical training.

Chapter III

REQUIREMENTS OF ORGANIZATION OF PRACTICAL TRAINING

Article 8. Requirements applied to practical training instructors

1.A practical training instructor shall:

a) Have a degree, professional qualification and professional experience of at least 12 consecutive months up to the time of practical teaching in accordance with the teaching level, discipline/major; the academic level of the practical training instructor shall not be lower than that of the learner; and

b) Have the practicing certificate and the scope of their professional competence in accordance with the programs and subjects of practical training in cases provided by the law.

2.A practical training instructor specialized in healthcare services shall:

a) Satisfy the requirements specified in Clause 1 hereof;

b) Have worked in medical examination or treatment for at least 36 months for postgraduate-level training, 24 months for university-level training and 12 months for college and intermediate-level training;

c) Instruct no more than 05 learners at postgraduate-level, no more than 10 learners at university-level, no more than 15 learners at college and intermediate-level; and

d) Be trained the clinical teaching-learning method according to the regulations of the Minister of Health, unless the practical training instructor has obtain the certificate of completion of teaching-learning method training program which includes clinical teaching-learning method.

Article 9. Requirements applied to practical training institutions

1.A practical training institution shall:

a) Have the operating scope suitable the practical training program;

b) Have sufficient equipment and facilities satisfying requirements ò the practical training program;

c) Have practical training instructors who meet the requirements specified in Clause 1 Article 8 hereof and have worked in the field in which training is provided for at least 12 consecutive months.

2.A practical training institution that is also a health facility shall:

a) Satisfy all requirements specified in Point a and b Clause 1 this Article;

b) Have classrooms, rooms for briefings and on-call rooms for learners and practical training instructors;

a) Have practical training instructors who meet the requirements specified in Clause 2 Article 8 hereof;

d) At the same time, each department or division has no more than 03 learners on 01 bed or 01 chair;

dd) The total duration of practical training provided by all practical training instructors at the practical training institutions is 20% - 80% of the total duration of the practical training program, except for cases specified in Point e this Clause;

e) Practical training institutions specified in Clause 2 Article 10 hereof shall ensure: The total duration of practical training provided by all practical training instructors at the practical training institutions is 50% - 80% of the total duration of the practical training program implemented at the practical training institution and may only be practical training institutions specified in Clause 2 Article 10 hereof of not more than 02 schools providing university or postgraduate education and 01 school providing college or intermediate education.

Article 10. Requirements applied to schools

1.Have programs, plans and contracts for practical training in accordance with Article 4, 5 and 6 hereof.

2.Schools with disciplines/majors in the field of healthcare service shall sign contracts or have 01 practical training institution that is also a health facility to run at least 50% of the duration of the practical training program and meet the following requirements:

a) The school is a hospital of grade I or a hospital authorized to carry out technical activities on the technical list of route I and above for postgraduate or university education in general medicine, traditional medicine and Odonto-Stomatology; be a hospital of grade II or a hospital authorized to carry out technical activities on the technical list of route II and above for university education in the field of healthcare service; be a hospital of grade III or a hospital authorized to carry out technical activities on the technical list of route III and above for college or intermediate education in the field of healthcare service;

b) At least 20% of practical training instructors of the school are full-time workers and working at the practical training institution and are assigned by the practical training institution to provide healthcare service in accordance with the law on healthcare service and the qualifications, experience and the scope of practice in the practice certificate.

Article 11. Declaration of fulfillment of requirements applied to practical training institutions in the field of healthcare service by health facilities

1.Health facilities shall declare and take responsibilities for the declaration on satisfying the requirements applied to practical training institutions in the field of healthcare service in accordance with the procedures specified in Clause 2 and 3 this Article.

2.Health facilities shall send written declaration on satisfying the requirements applied to practical training institutions to competent regulatory agencies in accordance with the following regulations:

a) Health facilities affiliated to the Ministry of Health or affiliated to central ministries shall send a written notice to the Ministry of Health, except for health facilities affiliated to the Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security;

b) Health facilities affiliated to the Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security shall send a written notice to the managing ministries for summing up and sending it to the Ministry of Health;

c) Health facilities affiliated to the Department of Health or private health facilities affiliated to central cities and provinces shall a send written notice to the Department of Health.

3.Within 15 working days counting based on the postal mark or incoming-mail stamp from the date of receipt of the written notice on satisfying the requirements applied to practical training institutions: competent regulatory agencies as specified in Clause 2 this Article shall update on their websites the list of practical training institutions that meet the requirements; in cases the practical training institution has not satisfied the requirements, the competent regulatory agency shall issue a written refusal on the declaration, send it to the health facility and provide explanation.

4.The written declaration of the health facility on satisfying the requirements applied to practical training institutions in the field of healthcare service shall comply with Form 02 in the Appendices enclosed hereof.

5.The practical training institution may only sign the contract for practical training after 15 working days from the day on which the competent regulatory agency specified in Clause 2 this Article receive the written notice on satisfying the requirements applied to practical training institutions of the health facility and the competent regulatory agency did not issue a written refusal.

Article 12. Cost of practical training

1.The cost of practical training at practical training institutions shall be included in the education service prices (tuition fees) in the field of healthcare service in association with the roadmap for adjustment of education service prices in accordance with the law on mechanism for exercising the autonomy of public service providers.

2.The cost of practical training shall be calculated on the basis of the proportion of the practicing duration in the training program.

3.The school and the practical training institution shall reach an agreement on the cost of practical training and the terms and conditions in the contract for practical training. If the school and the practical training institution do not sign a contract for practical training as specified in Clause 1 Article 6 hereof, the cost of practical training must be specified in the plan for practical training.

Chapter IV

RIGHTS AND RESPONSIBILITIES OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS INVOLVED IN THE ORGANIZATION OF PRACTICAL TRAINING

Article 13. Rights and responsibilities of practical training institutions

1.Practical training institutions are entitled to:

a) Priority to take part in programs and investment plans in the field of healthcare service and healthcare personnel training;

b) Use the facilities and equipment of the school (if any) located at the practical training institution in professional activities;

c) Extra points when assessing the quality and ranking of health facilities according to the regulations of the Minister of Health;

d) Be recognized as a unit carrying out educational tasks of the school after signing the specified contract of practice training with the school.

2.Practical training institutions shall have the responsibility to:

a) Comply with the requirements applied to practical training institutions as specified hereof;

b) Cooperate with the school in ensuring the practical training quality according to the program for practical training;

c) Confirm the results of practical training of learners.

Article 14. Rights and responsibilities of practical training institutions that are also health facilities

1.Practical training institutions that are also health facilities are entitled to:

a) The rights specified in Point a and b Clause 1 Article 13 hereof;

b) Have the following rights when assessing the quality and ranking of health facilities:

Practical training instructors of the school who participate in providing practical training and are assigned to perform healthcare services at the practical training institution shall be considered as employees of the practical training institution;

The scientific research achievements of practical training instructors of the school conducted at the practical training institution shall be included in the scientific research achievements of the practical training institution;

The practical training institution shall get extra points during evaluation and ranking according to the regulations of the Minister of Health applicable to health facilities that are also practical training institutions specified in Clause 2 Article 10 hereof.

c) Decide remunerations and other benefits (if any) for practical training instructors of the school and learners directly engaged in professional activities according to internal spending regulations of the practical training institution.

2.Practical training institutions that are also health facilities have the following responsibilities:

a) The responsibilities specified in Clause 2 Article 13 hereof;

b) The responsibility to confirm the teaching process practiced at the practical training institution in order to confer the title of “People s Doctor” or “Doctor of Merit” and other forms of emulation and commendation for practical training instructors of the school that participate in the provision of practical training and provision of healthcare services at the practical training institution in accordance with the law on emulation and commendation.

Article 15. School’s rights and responsibilities

1.Schools are entitled to:

a) Decide remunerations and other benefits (if any) for practical training instructors of the practical training institution that participate in the establishment of educational program, compilation of educational materials and scientific research at the school as specified;

b) Include practical training instructors of the practical training institution in full-time lecturers in the following cases:

Public schools may include practical training instructors of public practical training institutions specified in Clause 2, Article 10 hereof in full-time lecturers who have been appointed as leaders or managers at the level of majors or higher at the school;

Non-public schools may include practical training instructors of non-public practical training institutions specified in Clause 2, Article 10 hereof in full-time lecturers who have been appointed as leaders or managers at the level of majors or higher at the school;

One person may only be concurrent and declared as a full-time lecturer at a school; this provision shall not apply to practical training institutions of the armed forces.

2.Schools have the responsibility to:

a) Confirm the teaching process practiced at the practical training institution in order to appoint the title of Professor or Associate Professor, confer the title of “People s Doctor” or “Doctor of Merit” and other forms of emulation and commendation for practical training instructors of the practical training institution in accordance with the law on education and the law on emulation and commendation;

b) Invite the representative of practical training instructors of the practical training institution to participate in the establishment of educational program, compilation of educational materials and scientific research at the school in accordance with the capacity and professional qualifications;

c) Facilitate practical training instructors to take refresher courses on clinical teaching-learning method in accordance with the practical training program for practical training instructors;

d) Confirm and carry out procedures for recognition of the practical instructors of the practical training institution as full-time lecturers (or teachers) or visiting lecturers of the school when fully satisfying the conditions prescribed by the law on education.

Article 16. Rights and responsibilities of practical training instructors

1.Practical training instructors are entitled to:

a) Be invited by the school to participate in the establishment of educational program, compilation of educational materials and scientific research at the school in accordance with the capacity and professional qualifications;

b) Be recognized as full-time lecturers (or teachers) or visiting lecturers of the school when fully satisfying the conditions prescribed by the law on education;

c) Practical training instructors of public practical training institutions specified in Clause 2, Article 10 hereof satisfying the requirements may concurrently hold important positions of departments and majors of public schools according to the effective law on appointment, deployment and management of state officials, state employees and enjoy the benefits of full-time lecturers of schools in the appointment of the title and conferment of title to teachers according to the provisions of law, except for practical training institutions of the armed forces;

d) Practical training instructors of non-public practical training institutions specified in Clause 2, Article 10 hereof satisfying the requirements may concurrently hold important positions of departments and majors of non-public schools according to the effective law and enjoy the benefits of full-time lecturers of schools in the appointment of the title and conferment of title to teachers according to the provisions of law;

dd) Be counted the teaching process in order to be considered to be appointed the title of Professor or Associate Professor, be conferred the title of “People s Doctor” or “Doctor of Merit” and other forms of emulation and commendation in accordance with the law on education and the law on emulation and commendation;

e) Receive remunerations and other benefits (if any) when participating in the practical teaching, establishment of educational program, compilation of teaching and guiding materials and scientific research at the school in accordance with the internal spending regulations of the school;

2.Practical training instructors of the school are entitled to:

a) Practical training instructors of public schools satisfying the requirements may concurrently hold important positions of professional departments at public practical training institutions specified in Clause 2 Article 10 hereof according to the effective law on appointment, deployment and management of state officials and state employees, except for practical training institutions of the armed forces;

b) Practical training instructors of non-public schools satisfying the requirements may concurrently hold important positions of professional departments at non-public practical training institutions specified in Clause 2 Article 10 hereof according to the effective law on appointment, deployment and management of state officials and state employees, except for practical training institutions of the armed forces;

c) Be assigned by the practical training institution to participate in the provision of healthcare services at the practical training institution when satisfying the requirements and the practical training institution is in demand, receive remunerations and other benefits (if any) according to internal spending regulations of the practical training institution;

d) Be conferred the title of “People s Doctor” or “Doctor of Merit” and other forms of emulation and commendation in accordance with the law on emulation and commendation.

3.Practical training instructors shall comply with the professional regulations of the practical training institution and educational regulations of the school.

Article 17. Rights and responsibilities of learners

1.Learners are entitled to participate in professional activities in accordance with the capacity, qualification and expertise of the learner and the needs of the practical training institution under the supervision and instruction of the practical training instructor; receive remunerations corresponding to the level of participation according to the internal spending regulations in cases they are assigned by the practical training institution to participate in appropriate professional activities.

2.Learners have the responsibility to comply with the professional regulations of the practical training institution, the school and the guidance of the practical training instructor.

Chapter V

IMPLEMENTATIONPROVISIONS

Article 18. Implementationorganization

1.The Ministry of Health shall:

a) Take charge and cooperate with the Ministry of Education and Training and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in inspecting and reviewing the compliance with the regulations of the organization of practical training applicable to practical training institutions specified hereof;

b) Other tasks as specified in Clause 3 this Article;

2.The Ministry of Education and Training and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall:

a) Take charge and cooperate with the Ministry of Health in inspecting and reviewing the compliance with the regulations of the organization of practical training applicable to practical training institutions specified hereof;

b) Take charge and cooperate with the Ministry of Finance in suggesting roadmaps for adjustment of tuition fees including the cost of practical training in the field of healthcare service in accordance with this Decree;

c) Other tasks as specified in Clause 3 this Article;

3.Ministries, ministerial agencies People’s Committees of central-affiliated cities and provinces shall:

a) Allocate resources and invest facilities to schools and practical training institutions in the field of healthcare service within their competence;

a) Organize the implementation, testing and inspection in the field of healthcare service in accordance with this Decree and within their competence.

Article 19. Transitionalprovisions

1.Practical training institutions providing practical training before the effective date of this Decree shall fulfill the requirements specified hereof before January 01, 2019, except for the case specified in Clause 2 this Article.

2.Practical training instructors who have not taken refresher courses on clinical teaching-learning method as specified in Point d Clause 2 Article 8 hereof shall take one before January 01, 2020.

Article 20. Effect

This Decree takes effect on November 20, 2017.

Article 21. Implementation responsibilities

Ministers, heads of ministerial authorities, heads of governmental authorities, Chairpersons of People’s Committee of central-affiliated cities and provinces shall implement this Decree./.

For the Government

The Prime Minister

Nguyen Xuan Phuc

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 111/2017/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 930/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng nhà máy sản xuất kinh doanh nguyên vật liệu phòng cháy chữa cháy, vật liệu cách nhiệt cách âm, ngành xây dựng, ngành cơ khí, ngành thép, điện, điện tử, đồ gỗ, đồ gia dụng, sản phẩm từ plastic, nhựa nguyên sinh, vật liệu hiện đại” của Công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật công nghệ môi trường Đất Việt

Tài nguyên-Môi trường