Thông tư 37/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 56/2004/TT-BTC ngày 14/6/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý tài chính thực hiện tổ chức lại sản xuất và chuyển đổi sở hữu đối với các Công ty, Nhà máy đường
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 37/2005/TT-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 37/2005/TT-BTC |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Lê Thị Băng Tâm |
Ngày ban hành: | 16/05/2005 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Thông tư37/2005/TT-BTC tại đây
tải Thông tư 37/2005/TT-BTC
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 37/2005/TT-BTC NGÀY 16 THÁNG 5 NĂM 2005 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THÔNG TƯ SỐ 56/2004/TT-BTC NGÀY 14/6/2004
HƯỚNG DẪN XỬ LÝ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN TỔ CHỨC LẠI SẢN XUẤT VÀ CHUYỂN ĐỔI SỞ HỮU ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TY, NHÀ MÁY ĐƯỜNG
Thi hành Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg ngày 4/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức lại sản xuất và thực hiện một số giải pháp xử lý khó khăn đối với các nhà máy, công ty đường, Quyết định số 49/2004/QĐ-TTg ngày 30/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung Điều 5 Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg nêu trên; Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 56/2004/TT-BTC ngày 14/6/2004 hướng dẫn xử lý tài chính thực hiện tổ chức lại sản xuất và chuyển đổi sở hữu đối với các Công ty, Nhà máy đường.
Căn cứ Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần; thực hiện ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 1878/CP-NN ngày 10/12/2004 của Chính phủ về việc thực hiện Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg ngày 4/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ; Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 56/2004/TT-BTC ngày 14/6/2004 của Bộ Tài chính (sau đây gọi tắt là Thông tư số 56/2004/TT-BTC ) hướng dẫn xử lý tài chính thực hiện tổ chức lại sản xuất và chuyển đổi sở hữu đối với các Công ty, Nhà máy đường như sau:
Quĩ hỗ trợ phát triển hạch toán giảm thu nhập của Quĩ số tiền thông báo xoá nợ.
Đối với khối lượng xây dựng cơ bản thuộc dự án đầu tư Nhà máy đường đã hoàn thành được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán dự án đầu tư theo đúng qui định hiện hành của Nhà nước, nhưng chưa được vay vốn để thanh toán cho các nhà thầu, doanh nghiệp lập phương án vay và trả nợ đề nghị Quĩ hỗ trợ phát triển xem xét tiếp tục cho vay.
1. Đối với các doanh nghiệp dừng sản xuất để di chuyển Nhà máy đến địa điểm mới:
1.1. Doanh nghiệp lập dự án đầu tư di chuyển báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
Dự án đầu tư di chuyển nhà máy phải trên cơ sở phương án cơ cấu lại với các biện pháp hỗ trợ xử lý tài chính theo qui định tại Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg ngày 4/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ để đảm bảo sau khi di chuyển doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả.
1.2. Do nhà máy, công ty đường phải dừng sản xuất, chuyển địa điểm sản xuất, nếu người lao động không có việc làm hoặc không di chuyển cùng công ty, nhà máy, có nguyện vọng thôi việc thì khi thôi việc được hưởng chính sách hỗ trợ theo qui định tại Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ và Nghị định số 155/2004/NĐ-CP ngày 11/8/2004 của Chính phủ về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước.
Hồ sơ, thủ tục, trình tự giải quyết chế độ lao động dôi dư thực hiện theo qui định hiện hành của nhà nước.
2. Đối với các doanh nghiệp ( kể cả doanh nghiệp không có tên trong phụ lục kèm theo Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg ngày 4/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ) được Bộ quản lý ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định dừng sản xuất chế biến đường:
2.1. Về xử lý tài chính:
a. Trường hợp sau khi dừng sản xuất đường, doanh nghiệp không có khả năng duy trì hoạt động kinh doanh hoặc không cần thiết duy trì theo qui hoạch, sắp xếp , tổ chức lại doanh nghiệp của các Bộ, các tỉnh, thành phố, các Tổng công ty thì thực hiện giải thể hoặc phá sản doanh nghiệp. Trình tự, thủ tục, xử lý tài chính khi giải thể doanh nghiệp theo qui định hiện hành của nhà nước.
b. Trường hợp sau khi dừng sản xuất, doanh nghiệp tiếp tục duy trì các hoạt động kinh doanh khác, được cơ quan có thẩm quyền cho phép bổ sung ngành nghề kinh doanh và thực hiện chuyển đổi theo phương án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt được áp dụng các giải pháp xử lý tài chính theo qui định sau:
b.1. Về xử lý tài sản:
- Đối với tài sản doanh nghiệp sử dụng để đảm bảo tiền vay ( tài sản cầm cố, thế chấp ), doanh nghiệp phải thoả thuận chuyển giao cho chủ nợ hoặc nhượng bán, thanh lý theo qui chế quản lý tài chính hiện hành đối với công ty nhà nước. Số tiền thu hồi do nhượng bán, thanh lý (sau khi trừ chi phí) dùng để trả cho các chủ nợ có tài sản đảm bảo.
- Đối với tài sản doanh nghiệp không sử dụng để đảm bảo tiền vay, thực hiện nhượng bán, thanh lý theo qui chế quản lý tài chính hiện hành đối với công ty nhà nước. Số tiền thu được doanh nghiệp hạch toán vào thu nhập khác của doanh nghiệp. Chi phí nhượng bán ,thanh lý (gồm cả giá trị còn lại của tài sản), hạch toán vào chi phí khác của doanh nghiệp.
b.2 Xử lý khoản nợ vay đầu tư sản xuất đường:
- Đối với khoản vay có tài sản đảm bảo của các Ngân hàng thương mại để đầu tư sản xuất đường, doanh nghiệp chuyển giao tài sản đảm bảo cho chủ nợ để gán nợ hoặc nhượng bán, thanh lý tài sản để trả nợ.
- Đối với khoản vay các Ngân hàng thương mại không có tài sản đảm bảo của doanh nghiệp được xử lý theo hướng dẫn tại Thông tư số 74/2002/TT-BTC ngày 9/9/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc đánh giá lại khoản nợ tồn đọng không có tài sản đảm bảo của Ngân hàng thương mại Nhà nước theo Quyết định số 149/2001/QĐ-TTg ngày 5/10/2001 Thủ tướng Chính phủ.
- Đối với khoản vay của Quĩ hỗ trợ phát triển được xử lý theo qui định tại Thông tư số 89/2004/TT-BTC ngày 3/9/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý rủi ro vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
c. Về xử lý lỗ, nợ phải thu khó đòi phát sinh trước thời điểm dừng sản xuất:
Việc xử lý lỗ, nợ phải thu không có khả năng thu hồi thực hiện theo qui định tại Thông tư số 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.
d. Sau khi áp dụng các giải pháp xử lý lỗ, tài sản, nợ phải thu khó đòi như trên, nếu doanh nghiệp không còn vốn để cổ phần hoá theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố thống nhất với Bộ Tài chính để xem xét hỗ trợ vốn từ nguồn chi phí cải cách doanh nghiệp.
2.2 Về xử lý chính sách cho người lao động của doanh nghiệp do phải dừng sản xuất đường:
- Người lao động dôi dư do doanh nghiệp phải dừng sản xuất đường được áp dụng chính sách hỗ trợ đối với lao động dôi dư theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 và Nghị định số 155/2004/NĐ-CP ngày 11/8/2004 của Chính phủ về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước.
Số lao động đã hưởng chế độ lao động dôi dư do phải dừng sản xuất đường nêu trên không được tính trong danh sách lao động thường xuyên của doanh nghiệp khi doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi và không được hưởng các quyền lợi của người lao động khi doanh nghiệp cổ phần hoá.
- Hồ sơ, thủ tục, trình tự giải quyết chế độ lao động dôi dư thực hiện theo qui định hiện hành của Nhà nước.
- Tiếp tục phối hợp với các cơ quan có liên quan chủ động xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo với cơ quan có thẩm quyền theo qui định của pháp luật để xem xét, giải quyết những tồn tại về tài chính tính đến trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
- Xác định hình thức chuyển đổi phù hợp với qui định hiện hành của Nhà nước trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hình thức chuyển đổi doanh nghiệp.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây