Thông tư 13/BYT-TT của Bộ Y tế về việc hướng dẫn xếp hạng các doanh nghiệp ngành y tế

thuộc tính Thông tư 13/BYT-TT

Thông tư 13/BYT-TT của Bộ Y tế về việc hướng dẫn xếp hạng các doanh nghiệp ngành y tế
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:13/BYT-TT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Lê Văn Truyền
Ngày ban hành:06/07/1994
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, Doanh nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 13/BYT-TT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ SỐ 13/BYT-TT NGÀY 6 THÁNG 7 NĂM 1994
HƯỚNG DẪN XẾP HẠNG CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH Y TẾ

Thi hành Nghị định số 26/CP ngày 26/3/1993 của Chính phủ quy định tạm thời về chế độ tiền lương trong các doanh nghiệp.

Căn cứ Thông tư số 21/LĐ-TT ngày 17/6/'1993 của Liên Bộ Lao và Xã hội tại công văn số 2272/LĐTBXH-TL ngày 15 tháng 6 năm 1994 và Bộ Tài chính tại công văn số 1360/TC -CĐTC ngày 08 tháng 6 năm 1994.

Bộ Y tế hướng dẫn tiêu chuẩn xếp hạng các doanh nghiệp thuộc ngành Y tế như sau:

I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

Mục đích yêu cầu của việc xếp hạng doanh nghiệp.

- Làm căn cứ để xếp lương chức vụ đối với viên chức lãnh đạo doanh nghiệp.

- Làm căn cứ để xác định mức phụ cấp chức vụ đối với viên chức giữ chức vụ Trưởng phòng, Phó phòng và tương đương.

- Làm căn cứ để giám đốc doanh nghiệp sử dụng hợp lý đội ngũ viên chức chuyên môn, nghiệp vụ cho phù hợp với hạng và bảng lương quy định.

II- ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

Các doanh nghiệp dược, trang thiết bị y tế, xuất nhập khẩu y tế được cấp có thẩm quyền của Nhà nước quyết định thành lập và được cấp giấy phép hoạt động hoặc hoạt động tạm thời gồm:

+ Doanh nghiệp thành lập theo Nghị định 388/HĐBT ngày 20 tháng 11 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về ban hành Quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước.

+ Các đơn vị đăng ký thành lập doanh nghiệp theo Nghị định 388/HĐBT được Bộ chủ quản hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị Thủ tướng Chính phủ xét duyệt nhưng chưa được thông báo quyết định của Chính phủ.
III- NGUYÊN TẮC XẾP HẠNG
1. Việc xếp hạng các doanh nghiệp ngành Y tế được xác định theo 2 nhóm chỉ tiêu chính là: độ phức tạp của quản lý và hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với từng loại hình doanh nghiệp có quy định cụ thể tại các phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Hạng của doanh nghiệp được chia làm 4 hạng từ hạng I đến hạng IV. Các đơn vị trực thuộc doanh nghiệp nếu cần thiết phải xếp hạng thì thực hiện theo quy định tại mục II Thông tư 28/LB-TT ngày 2/12/1993 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính.
3. Thời hạn để xem xét lại hạng doanh nghiệp là 3 năm.
IV- TIÊU CHUẨN XẾP HẠNG

A. TIÊU CHUẨN XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ SAU:

1. Độ phức tạp quản lý.

a. Vốn sản xuất kinh doanh: Gồm 2 chỉ tiêu.

+ Tổng số vốn theo quyết toán năm trước sát với năm đề nghị xếp hạng bao gồm: Vốn Nhà nước cấp và vốn doanh nghiệp tự bổ sung.

+ Tỷ trọng vốn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh được tính theo công thức:

Số vốn tham gia vào sản xuất kinh doanh

x 100

Tổng số vốn (ngân sách + bổ sung)

b. Trình độ công nghệ:

Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng loại doanh nghiệp ngành y tế. Chỉ tiêu này được đánh giá trên các mặt sau:

* Đối với doanh nghiệp sản xuất dược.

- Độ phức tạp công nghệ của sản xuất.

- Trình độ cơ khí hoá của dây chuyền sản xuất.

- Trang thiết bị và trình độ kiểm tra chất lượng sản phẩm.

* Đối với doanh nghiệp kinh doanh dược:

- Chủng loại và số lượng mặt hàng kinh doanh.

- Mạng lưới kinh doanh và đối tượng tượng phục vụ.

* Đối với doanh nghiệp sản xuất thiết bị y tế.

- Thủ công

- Cơ khí

- Nửa tự động và tự động.

* Đối với doanh nghiệp kinh doanh thiết bị y tế.

- Chủng loại mặt hàng kinh doanh.

c. Tính chất và điều kiện hoạt động (đối với doanh nghiệp Dược) phạm vi hoạt động (đối với doanh nghiệp thiết bị y tế)

d. Số lượng lao động tính theo số lao động thường xuyên trong danh sách trả lương của doanh nghiệp (trừ lao động hợp đồng theo vụ, việc).

2. Hiệu quả sản xuất kinh doanh.

(Đối với dược và trang thiết bị y tế là hiệu quả kinh tế xã hội).

a. Doanh thu (đối với sản xuất), doanh số bán (đối với kinh doanh) được đánh giá trên 2 mặt).

+ Tổng doanh thu doanh số bán.

+ Tỷ trọng doanh thu là sản phẩm đảm bảo yêu cầu phục vụ phòng bênh, khám, chữa bệnh, là sản phẩm đặc thù cần khuyến khích bao gồm các loại sau đây:

- Thuốc xã hội, thuốc chống dịch, thuốc tối cần theo danh mục của Bộ Y tế (đối với doanh nghiệp dược).

- Thiết bị y tế là sản phẩm thiết yếu phục vụ dân số và kế hoạch hoá gia đình, cho y tế cơ sở, cho các chuyên khoa: ngoại, sản, nhi, hoá chất xét nghiệm, hoá chất phóng xạ, hoá chất chống dịch (đối với doanh nghiệp thiết bị y tế).

- Sản xuất nguyên liệu hoá dược, nguyên liệu kháng sinh.

- Sản xuất và kinh doanh dược liệu, thuốc y học dân tộc.

Đối với những doanh nghiệp thực hiện cả 2 chức năng sản xuất và kinh doanh lưu thông phân phối thì lấy 1 trong hai tiêu thức doanh thu hoặc doanh số bán theo chức năng chủ yếu, chức năng còn lại được tính quy đổi theo hệ số quy định.

b. Thực hiện nghĩa vụ Nhà nước (các khoản nộp ngân sách) được đánh giá trên hai mặt:

+ Tổng số nộp trong năm.

+ Tỉ lệ nộp so với tổng số vốn.

c. Lợi nhuận thực hiện: Là lợi nhuận doanh nghiệp thu được sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ Nhà nước (không kể thuế lợi tức).

d. Tỉ xuất lợi nhuận được tính theo công thức:

Số vốn tham gia vào sản xuất kinh doanh

x 100

Tổng số vốn (ngân sách + bổ sung)

B. TIÊU CHUẨN CỤ THỂ XẾP HẠNG CÁC DOANH NGHIỆP ĐƯỢC QUY ĐỊNH TẠI BỐN PHỤ LỤC BAN HÀNH KÈM THEO THÔNG TƯ NÀY

 

Phụ lục số 1: Tiêu chuẩn xếp các doanh nghiệp sản xuất dược.

Phụ lục số 2: Tiêu chuẩn xếp hạng các doanh nghiệp kinh doanh lưu thông phân phối Dược, xuất nhập khẩu y tế.

Phụ lục số 3: Tiêu chuẩn xếp hạng các doanh nghiệp sản xuất thiết bị y tế.

Phụ lục số 4: Tiêu chuẩn xếp hạng các doanh nghiệp kinh doanh lưu thông phối hợp thiết bị y tế.

Các chỉ tiêu nếu không đạt mức tối thiểu quy định trong các phụ lục trên không được tính điểm (0 điểm).

C. HỆ SỐ BỔ SUNG:

Xét tính chất và điều kiện khó khăn của vùng lãnh thổ, vì vậy quy định thêm hệ số bổ sung cho một số doanh nghiệp vùng như sau:
+ Doanh nghiệp ở miền núi, hải đảo sau khi tính điểm theo các tiêu chuẩn được công thêm: 6 điểm.
+ Doanh nghiệp ở vùng trung du sau khi tính điểm theo các tiêu chuẩn quy định được công thêm: 3 điểm.
(Xác định các tỉnh miền núi, trung du thực hiện theo quy định của Uỷ ban dân tộc và miền núi).

D. BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG:

Hạng

 

I

 

II

 

III

 

IV

 

Khung điểm

 

95 - 100

 

70 - 94

 

55 - 69

 

30 - 54

 

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Căn cứ tiêu chuẩn xếp hạng đối với từng loại hình doanh nghiệp được quy định tại Thông tư này, các Bộ, địa phương tiến hành xếp hạng cho các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý theo phân cấp sau:
+ Doanh nghiệp hạng I: Các Bộ, địa phương lập hồ sơ gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Bộ Y tế xem xét thoả thuận, Bộ chủ quản hoặc địa phương ra quyết định xếp hạng.
+ Doanh nghiệp hạng II: Các Bộ, địa phương lập hồ sơ gửi Bộ Y tế xem xét thoả thuận, Bộ chủ quản hoặc địa phương ra quyết định xếp hạng.
+ Doanh nghiệp hạng III trở xuống: Các Bộ, địa phương xem xét ra quyết định xếp hạng.
Hồ sơ đề nghị xếp hạng gồm:
- Phân tích đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm gần nhất.
- Quyết toán năm trước của doanh nghiệp sát với năm đề nghị xếp hạng.
- Báo cáo đánh giá chấm điểm theo tiêu chuẩn xếp hạng của doanh nghiệp.
- Hạng doanh nghiệp đề nghị.
2. Doanh nghiệp không đạt điểm chuẩn để xếp hạng thì không được xếp vào hạng. Tiền lương của viên chức lãnh đạo trong các doanh nghiệp này được thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 5 mục II Thông tư số 28-LB -TT ngày 2/12/19993 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính.
3. Đối với các đơn vị cấp trên doanh nghiệp không thực hiện xếp hạng doanh nghiệp. Bộ chủ quản cùng với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội -Tài chính sẽ xem xét từng đơn vị cụ thể để thống nhất chuyển xếp lương cho viên chức quản lý của đơn vị đó.

VI- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

- Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/1993. Các quy định về xếp hạng doanh nghiệp ngành Y tế trái với quy định tại Thông tư này đều bãi bỏ.

- Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các ngành địa phương và các doanh nghiệp trực thuộc Bộ phản ánh về Bộ Y tế để nghiên cứu giải quyết.

Phụ lục số 1

DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT DƯỢC

 

TIÊU CHUẨN XẾP HẠNG

 

Các chỉ tiêu

 

Số điểm

 

A. Độ phức tạp quản lý

 

45

 

1. Vốn sản xuất kinh doanh

 

20

 

a. Tổng số vốn (Tỷ đồng)

 

 

 

- 5 tỉ trở lên

 

8

 

- Từ 2 tỉ - dưới 5 tỉ

 

6 - 7

 

- Từ 0,5 tỉ - dưới 2 tỉ

                  dưới 0,5 tỉ

 

3 - 5

2

 

b. Tỉ trọng vốn tham gia sản xuất kinh doanh

 

 

 

- Từ 80% trở lên

 

12

 

- Từ 70 - dưới 80%

 

9 - 11

 

- Từ 60 - dưới 70%

 

6 - 8

 

- Từ 50 - dưới 60%

 

2 - 5

 

2. Trình độ công nghệ.

 

 

 

a. Độ phức tạp công nghệ của sản phẩm

 

 

 

+ Sản xuất đa dạng các sản phẩm bao gồm:

 

15

 

- Tiêm, viên, mỡ, nước, cốm, bột, chè...

(Đối với sản xuất dược phẩm và thuốc y học dân tộc)

 

5

 

- Chiết xuất, bán tổng hợp, tổng hợp hữu cơ, vô cơ

(Đối với sản xuất hoá dược).

 

 

 

+ Sản xuất các dạng sản phẩm bao gồm:

 

 

 

- Viên, nước, cốm, bột, chè, cao đơn hoàn tán...

(Đối với sản xuất dược phẩm và thuốc y học dân tộc)

 

4

 

- Bán tổng hợp, tổng hợp vô cơ

(Đối với sản xuất hoá dược).

 

 

 

+ Sản xuất một số dạng thuốc viên và một số dạng bào chế thông thường khác.

 

3

 

+ Sản xuất một số dạng bào chế như: Thuốc nước, thuốc uống, thuốc dùng ngoài thông thường.

 

2

 

b. Trình độ cơ khí hoá.

 

 

 

+ Dây chuyền sản xuất dược trang bị máy móc đồng bộ và có 80% các chặng sản xuất dược cơ khí hoá.

 

5

 

+ Dây chuyền được trang bị máy móc đồng bộ và có 50% các chặng sản xuất được cơ khí hoá.

 

4

 

+ Dây chuyền sản xuất chưa được trang bị máy móc đồng bộ và có 30% các chặng sản xuất được cơ khí hoá.

 

3

 

+ Dây chuyền sản xuất chỉ có một số thiết bị nhưng không đồng bộ các chặng sản xuất chủ yếu là thủ công.

 

2

 

c. Trang thiết bị và trình độ kiểm tra chất lượng sản phẩm

 

 

 

+ Có đủ máy móc thiết bị trong đó có máy quang phổ tử ngoại và khả kiến, tự kiểm tra được chất lượng nguyên liệu và sản phẩm mà đơn vị sản xuất kể cả tiêu chuẩn về vi sinh vật.

 

5

 

+ Có đủ máy móc thiết bị, tự kiểm tra được chất lượng nguyên liệu và sản phẩm mà đơn vị sản xuất.

 

 

 

+ Có máy móc thiết bị tự kiểm tra được chất lượng của sản phẩm chính.

 

3

 

+ Không đủ máy móc thiết bị để kiểm tra được chất lượng của sản phẩm mà chỉ kiểm tra được các chỉ tiêu về lý hoá đơn giản.

 

2

 

3. Tính chất và điều kiện hoạt động

 

 

 

+ Thực hiện cả 2 chức năng sản xuất và kinh doanh, cơ sở phân tán.

 

6

 

+ Thực hiện cả 2 chức năng sản xuất, kinh doanh nhưng cơ sở tập trung.

 

5

 

+ Thực hiện 1 chức năng sản xuất hoặc kinh doanh và cơ sở phân tán.

 

4

 

+ Thực hiện 1 chức năng sản xuất hoặc kinh doanh nhưng cơ sở tập trung.

 

3

 

4. Số lượng lao động

 

 

 

+ Từ 300 người trở lên

 

4

 

+ Từ 200 người đến dưới 300 người

 

3

 

+ Từ 100 người đến dưới 200 người

 

2

 

+ Dưới 100 người.

 

1

 

B. Hiệu quả sản xuất kinh doanh

 

55

 

1. Doanh thu

 

20

 

a. Tổng doanh thu (tỉ đồng)

 

 

 

- Từ 20 tỉ trở lên

 

10

 

- Từ 5 tỉ - dưới 20 tỉ

 

7 - 9

 

- Từ 0,5 tỉ - dưới 5 tỉ

                  dưới 0,5 tỉ

 

3 - 6

2

 

b. Tỉ trọng doanh thu là sản phẩm, bảo đảm yêu cầu phục vụ phòng chữa bệnh, là sản phẩm đặc thù

 

-

 

- Từ 70% trở lên.

 

10

 

- Từ 60 - dưới 70%

 

7 - 9

 

- Từ 50 - dưới 60%

 

4 - 6

 

- Từ 40 - dưới 50%

 

2 - 3

 

2. Thực hiện nghĩa vụ Nhà nước

 

 

 

a. Tổng số nộp (tỉ đồng)

 

10

 

- Từ 2 tỉ trở lên

 

7 - 9

 

- Từ 0,5 đến dưới 2 tỉ

 

3 - 6

 

- Từ 0,05 - dưới 0,5 tỉ

                 dưới 0,05 tỉ

 

2

 

b. Tỉ lệ nộp so với tổng số vốn

 

10

 

- Từ 15% trở lên

 

7 - 9

 

- Từ 8 - dưới 15%

 

3 - 6

 

- Từ 1 - dưới 8%

 

2

 

- Dưới 1%

 

 

 

3. Lợi nhuận thực hiện (tỉ đồng)

 

 

 

- Từ 1 tỉ trở lên

 

6

 

- Từ 0,2 - dưới 1 tỉ

 

4 - 5

 

- Từ 0,02 - dưới 0,2 tỉ

               - dưới 0,02 tỉ

 

2 - 3

1

 

4. Tỉ xuất lợi nhuận

 

 

 

- Từ 15% trở lên

 

9

 

- Từ 8 - dưới 15%

 

6 - 8

 

- Từ 2 - dưới 8%

             dưới 2%

 

3 - 5

2

 

 

Ghi chú:

Do mức độ phức tạp trong hoạt động của doanh nghiệp nên được tính hệ số quy đổi cho một số tiêu chuẩn như sau:

1. Doanh thu sản xuất bào chế dược phẩm hệ số 1

Doanh thu sản xuất nguyên liệu hoá dược hệ số 2,5

Doanh thu nuôi trồng dược liệu hệ số 2,0

Doanh thu sản xuất thuốc y học dân tộc hệ số 1,5

Nếu các doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu thì phần doanh thu xuất khẩu lại được nhận hệ số 1,2.

2. Trong doanh nghiệp có thực hiện chức năng kinh doanh thuốc thì phần doanh số bán của sản phẩm mua ngoài được tính theo hệ số: 4 triệu doanh số bán = 1 triệu doanh thu sản xuất.

Phụ lục số 2

DOANH NGHIỆP KINH DOANH THUỐC VÀ

XUẤT NHẬP KHẨU Y TẾ

 

TIÊU CHUẨN XẾP HẠNG

 

Các chỉ tiêu

 

Số điểm

 

A. Độ phức tạp quản lý

 

45

 

1. Vốn sản xuất kinh doanh

 

20

 

a. Tổng số vốn (Tỷ đồng)

 

 

 

- 10 tỉ trở lên

 

8

 

- Từ 5 tỉ - dưới 10 tỉ

 

6 - 7

 

- Từ 1 tỉ - dưới 5 tỉ

                dưới 1 tỉ

 

3 - 5

2

 

b. Tỉ trọng vốn tham gia kinh doanh

 

 

 

- Từ 80% trở lên

 

12

 

- Từ 70 - dưới 80%

 

9 - 11

 

- Từ 60 - dưới 70%

 

6 - 8

 

- Từ 50 - dưới 60%

 

2 - 5

 

2. Trình độ công nghệ.

 

15

 

a. Số lượng và chủng loại mặt hàng kinh doanh:

 

 

 

- Từ 500 mặt hàng trở lên

 

8

 

- Từ 300 - dưới 500

 

6 - 7

 

- Từ 200 - dưới 300

 

-5

 

- Từ 50 - dưới 200

 

3 - 4

 

b. Mạng lưới kinh doanh và đối tượng phục vụ:

 

 

 

- Rộng (cả nước) + đa dạng

 

7

 

- Trung bình (vùng + đa dạng)

 

5

 

- Hẹp (tỉnh) + đa dạng

 

3

 

3. Tính chất và điều kiện hoạt động:

 

 

 

+ Thực hiện cả 2 chức năng sản xuất kinh doanh thuốc, cơ sở phân tán.

 

6

 

+ Thực hiện cả 2 chức năng sản xuất và kinh doanh thuốc nhưng cơ sở tập trung.

 

 

5

 

+ Thực hiện 1 chức năng sản xuất hoặc kinh doanh thuốc và cơ sở phân tán.

 

 

4

 

+ Thực hiện 1 chức năng sản xuất hoặc kinh doanh thuốc nhưng cơ sở tập trung.

 

3

 

4. Số lượng lao động

 

 

 

+ Từ 300 người trở lên

 

4

 

+ Từ 200 người đến dưới 300 người

 

3

 

+ Từ 100 người đến dưới 200 người

 

2

 

+ Dưới 100 người.

 

1

 

B. Hiệu quả sản xuất kinh doanh

 

55

 

1. Doanh số bán

 

20

 

a. Doanh số (tỉ đồng)

 

 

 

- Từ 80 tỉ trở lên

 

10

 

- Từ 20 tỉ - dưới 80 tỉ

 

7 - 9

 

- Từ 2 tỉ - dưới 20 tỉ

- Dưới 2 tỉ

 

3 - 6

2

 

b. Tỉ trọng doanh số là sản phẩm, bảo đảm yêu cầu phục vụ phòng chữa bệnh, là sản phẩm đặc thù

 

 

 

- Từ 70% trở lên.

 

10

 

- Từ 60 - dưới 70%

 

7 - 9

 

- Từ 50 - dưới 60%

 

4 - 6

 

- Từ 40 - dưới 50%

 

2 - 3

 

2. Thực hiện nghĩa vụ Nhà nước

 

 

 

a. Tổng số nộp (tỉ đồng)

 

20

 

- Từ 3 tỉ trở lên

 

10

 

- Từ 1 đến dưới 3 tỉ

 

7 - 9

 

- Từ 0,1 - dưới 1 tỉ

               dưới 0,1 tỉ

 

3 - 6

2

 

b. Tỉ lệ nộp so với tổng số vốn

 

 

 

- Từ 15% trở lên

 

10

 

- Từ 8 - dưới 15%

 

7 - 9

 

- Từ 1 - dưới 8%

 

3 - 6

 

- Dưới 1%

 

2

 

3. Lợi nhuận thực hiện (tỉ đồng)

 

 

 

- Từ 1 tỉ trở lên

 

6

 

- Từ 0,2 - dưới 1 tỉ

 

4 - 5

 

- Từ 0,02 - dưới 0,2 tỉ

 

2 - 3

 

- Dưới 0,02 tỉ

 

1

 

4. Tỉ xuất lợi nhuận

 

 

 

- Từ 15% trở lên

 

9

 

- Từ 8 - dưới 15%

 

6 - 8

 

- Từ 2 - dưới 8%

             dưới 2%

 

3 - 5

2

 

 

Ghi chú:

Do tính chất phức tạp trong kinh doanh dược liệu, thuốc y học dân tộc, thiết bị y tế nên phần doanh số bán của những sản phẩm này được tính hệ số quy đổi như sau:

- Dược liệu:                                 hệ số 2

- Thuốc y học dân tộc:                  hệ số 1,5

- Thiết bị y tế:                              hệ số 1,2

+ Trong doanh nghiệp có phần sản xuất thuốc thì doanh thu sản xuất được quy đổi ra doanh số bán theo hệ số:

1 triệu doanh thu sản xuất   =    4 triệu doanh số bán

+ Doanh số xuất khẩu uỷ thác chỉ được tính trên phí uỷ thác

Phụ lục số 3

DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THIẾT BỊ Y TẾ


TIÊU CHUẨN XẾP HẠNG
 

Các chỉ tiêu

 

Số điểm

 

A. Độ phức tạp quản lý

 

45

 

1. Vốn sản xuất kinh doanh

 

20

 

a. Tổng số vốn (Tỷ đồng)

 

 

 

- Từ 3,5 tỉ trở lên

 

8

 

- Từ 1,5 tỉ - dưới 3,5 tỉ

 

6 - 7

 

- Từ 0,5 tỉ - dưới 1,5 tỉ

 

3 - 5

 

- Từ 0,5 tỉ - dưới 0,5 tỉ

 

2

 

b. Tỉ trọng vốn tham gia sản xuất kinh doanh

 

 

 

- Từ 70% trở lên

 

12

 

- Từ 60 - dưới 70%

 

8 - 11

 

- Từ 50 - dưới 60%

 

4 - 7

 

- Từ 40 - dưới 50%

 

2 - 3

 

2. Trình độ công nghệ.

 

15

 

- Bán tự động + tự động

 

15

 

- Cơ khí + bán tự động

 

8 - 14

 

- Cơ khí

 

5 - 7

 

- Thủ công

 

4

 

3. Phạm vi hoạt động

 

 

 

- Cả nước

 

6

 

- Trong vùng

 

5

 

- Trong tỉnh

 

3

 

4. Số lượng lao động

 

2

 

+ Từ 500 người trở lên

 

4

 

+ Từ 200 người đến dưới 500 người

 

3

 

+ Từ 50 người đến dưới 200 người

 

2

 

+ Dưới 50 người.

 

1

 

B. Hiệu quả sản xuất kinh doanh

 

55

 

1. Doanh thu

 

20

 

a. Tổng doanh thu (tỉ đồng)

 

 

 

- Từ 6 tỉ trở lên

 

10

 

- Từ 4 tỉ - dưới 6 tỉ

 

7 - 9

 

- Từ 2 tỉ - dưới 4 tỉ

                dưới 2 tỉ

 

4 - 6

3

 

b. Tỉ trọng doanh thu là sản phẩm, bảo đảm yêu cầu phục vụ phòng chữa bệnh, là sản phẩm đặc thù

 

 

 

- Từ 70% trở lên.

 

10

 

- Từ 60 - dưới 70%

 

7 - 9

 

- Từ 50 - dưới 60%

 

4 - 6

 

- Từ 40 - dưới 50%

 

2 - 3

 

2. Thực hiện nghĩa vụ Nhà nước

 

20

 

a. Tổng số nộp (tỉ đồng)

 

 

 

- Từ 0,3 tỉ trở lên

 

10

 

- Từ 0,2 đến dưới 0,3 tỉ

 

7 - 9

 

- Từ 0,1 - dưới 0,2 tỉ

 

4 - 6

 

dưới 0,1 tỉ

 

3

 

b. Tỉ lệ nộp so với tổng số vốn:

 

 

 

- Từ 15% trở lên

 

10

 

- Từ 10 - dưới 15%

 

6 - 9

 

- Từ 5 - dưới 10%

 

3 - 5

 

- Dưới 5%

 

2

 

3. Lợi nhuận thực hiện (tỉ đồng)

 

 

 

- Từ 0,2 tỉ trở lên

 

6

 

- Từ 0,1 - dưới 0,2 tỉ

 

4 - 5

 

- Từ 0,5 - dưới 0,1 tỉ

 

2 - 3

 

- Dưới 0,05 tỉ

 

1

 

4. Tỉ xuất lợi nhuận:

 

 

 

- Từ 10% trở lên

 

9

 

- Từ 5 - dưới 10%

 

6 - 8

 

- Từ 1 - dưới 5%

 

3 - 5

 

 Dưới 1%

 

2

 

Phụ lục số 4

DOANH NGHIỆP KINH DOANH TRANG THIẾT BỊ Y TẾ


TIÊU CHUẨN XẾP HẠNG

Các chỉ tiêu

 

Số điểm

 

A. Độ phức tạp quản lý

 

45

 

1. Vốn sản xuất kinh doanh

 

20

 

a. Tổng số vốn (Tỷ đồng)

 

 

 

- 4 tỉ trở lên

 

8

 

- Từ 2,5 tỉ - dưới 4 tỉ

 

6 - 7

 

- Từ 1 tỉ - dưới 2,5 tỉ

 

3 - 5

 

- Dưới 1 tỉ

 

2

 

b. Tỉ trọng vốn tham gia kinh doanh:

 

 

 

- Từ 70% trở lên

 

12

 

- Từ 60 - dưới 70%

 

8 - 11

 

- Từ 50 - dưới 60%

 

4 - 7

 

- Từ 40 - dưới 50%

 

2 - 3

 

2. Độ phức tạp:

 

 

 

- Trên 1000 mặt hàng

 

15

 

- Từ 700 đến 1000 mặt hàng

 

9 - 14

 

- Từ 400 đến dưới 700 mặt hàng

 

6 - 8

 

- Từ 100 đến dưới 400 mặt hàng

 

4 - 5

 

3. Phạm vi hoạt động

 

 

 

- Cả nước

 

6

 

- Trong vùng

 

5

 

- Trong tỉnh

 

3

 

4. Số lượng lao động

 

 

 

+ Từ 150 người trở lên

 

4

 

+ Từ 120 người đến dưới 150 người

 

 3

 

+ Từ 90 người đến dưới 120 người

 

2

 

Dưới 90 người.

 

1

 

B. Hiệu quả kinh doanh

 

55

 

1. Doanh thu

 

20

 

a. Tổng doanh thu (tỉ đồng)

 

 

 

- Từ 10 tỉ trở lên

 

10

 

- Từ 7 tỉ - dưới 10 tỉ

 

7 - 9

 

- Từ 4 tỉ - dưới 6 tỉ

                dưới 4 tỉ

 

4 - 6

3

 

b. Tỉ trọng doanh thu là sản phẩm, bảo đảm yêu cầu phục vụ là sản phẩm đặc thù

 

 

 

- Từ 70% trở lên.

 

10

 

- Từ 60 - dưới 70%

 

7 - 9

 

- Từ 50 - dưới 60%

 

4 - 6

 

- Từ 40 - dưới 50%

 

2 - 3

 

2. Thực hiện nghĩa vụ Nhà nước

 

20

 

a. Tổng số nộp (tỉ đồng)

 

 

 

- Từ 0,7 tỉ trở lên

 

10

 

- Từ 0,4 đến dưới 0,7 tỉ

 

7 - 9

 

- Từ 0,2 - dưới 0,4 tỉ

               dưới 0,2 tỉ

 

4 - 6

3

 

b. Tỉ lệ nộp so với tổng số vốn:

 

 

 

- Từ 15% trở lên

 

10

 

- Từ 10 - dưới 15%

 

6 - 9

 

- Từ 5 - dưới 10%

 

3 - 5

 

- Dưới 5%

 

2

 

3. Lợi nhuận thực hiện (tỉ đồng)

 

 

 

- Từ 0,6 tỉ trở lên

 

6

 

- Từ 0,3 - dưới 0,6 tỉ

 

4 - 5

 

- Từ 0,1 - dưới 0,3 tỉ

 

2 - 3

 

- Dưới 0,1 tỉ

 

1

 

4. Tỉ xuất lợi nhuận:

 

 

 

- Từ 10% trở lên

 

9

 

- Từ 5 - dưới 10%

 

6 - 8

 

- Từ 1 - dưới 5%

 

3 - 5

 

 Dưới 1%

 

2

 

Ghi chú:

1. Trong doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu thì phần doanh thu xuất khẩu được nhân hệ số 1,2.

2. Trong doanh nghiệp có thực hiện cả 2 chức năng sản xuất và kinh doanh thì tính quy đổi về chỉ tiêu theo tỉ lệ:

4 triệu doanh số bán = 1 triệu doanh thu sản xuất.

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản tiếng việt
văn bản TIẾNG ANH
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 12/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung 10 Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã và hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam

Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp

văn bản mới nhất