Quyết định 548/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập các Ban chỉ đạo cổ phần hoá theo Nghị định số 28/CP ngày 07/5/1996 của Chính phủ

thuộc tính Quyết định 548/TTg

Quyết định 548/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập các Ban chỉ đạo cổ phần hoá theo Nghị định số 28/CP ngày 07/5/1996 của Chính phủ
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:548/TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Trần Đức Lương
Ngày ban hành:13/08/1996
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Doanh nghiệp
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 548/TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 548/TTG NGÀY 13 THÁNG 8 NĂM 1996 VỀ VIỆC THÀNH LẬP CÁC BAN CHỈ ĐẠO CỔ PHẦN HOÁ THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 28/CP NGÀY 07 THÁNG 5 NĂM 1996 CỦA CHÍNH PHỦ

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Nghị định số 28/CP ngày 07 tháng 5 năm 1996 của Chính phủ về chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần;

Theo đề nghị của các Bộ trưởng: Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Đổi mới doanh nghiệp, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1.- Thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương cổ phần hoá gồm các đồng chí sau đây:

- Phan Văn Tiệm, Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương Đổi mới doanh nghiệp: Trưởng Ban.

- Phạm Văn Trọng, Thứ trưởng Bộ Tài chính: Phó Ban thường trực.

- Lê Duy Đồng, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: uỷ viên.

- Hoàng Minh Chúc, Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam: uỷ viên.

Ban Chỉ đạo có tổ chuyên viên giúp việc gồm số chuyên viên được lựa chọn từ các Bộ có liên quan, trong đó Ban cổ phần hoá của Tổng cục Quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp thuộc Bộ Tài chính là bộ phận thường trực.

Số lượng chuyên viên, tổ chức, trụ sở và quy chế làm việc của bộ phận thường trực do Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương cổ phần hoá quy định.

 

Điều 2.- Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chỉ đạo Trung ương cổ phần hoá:

1. Nhiệm vụ:

a. Ban hành quy chế làm việc của ban Chỉ đạo, phân công từng thành viên trong Ban thực hiện những nhiệm vụ quy định trong Nghị định số 28/CP ngày 7 tháng 5 năm 1996 của Chính phủ, phối hợp hoạt động và tạo điều kiện cho các thành viên thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

b. Tham gia cùng các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương , (gọi tắt là các Bộ và địa phương) chỉ đạo việc cổ phần hoá ở những doanh nghiệp có vốn Nhà nước (gồm vốn ngân sách cấp, vốn có nguồn gốc từ ngân sách và vốn do doanh nghiệp tự tích luỹ) trên 3 tỷ đồng.

c. Tham gia cùng Hội đồng quản trị của Tổng công ty Nhà nước do Thủ tướng CHính phủ quyết định thành lập, hoạt động theo nội dung Quyết định số 91/TTg ngày 07 tháng 3 năm 1994 (gọi tắt là Tổng công ty 91) chỉ đạo việc tiến hành cổ phần hoá ở các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty.

d. Hướng dẫn, theo dõi các bộ và địa phương thực hiện cổ phần hoá ở những doanh nghiệp đã được phân cấp.

đ. Thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn các phương án cổ phần hoá đối với những doanh nghiệp có vốn Nhà nước trên 3 tỷ đồng. e. Trình Thủ tướng Chính phủ để giải quyết những vấn đề vượt quá quyền hạn của Ban.

g. Xây dựng đề án thí điểm bán cổ phần cho các tổ chức và cá nhân nước ngoài trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

h. Tổng kết tình hình thực hiện chủ trương cổ phần hoá để báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý II năm 1998.

2. Quyền hạn:

a. Ban hành quy trình tiến hành cổ phần hoá, quy định nhiệm vụ và quyền hạn của các Ban chỉ đạo cổ phần hoá ở các Bộ, địa phương và Ban cổ phần hoá ở doanh nghiệp.

b. Triệu tập các Bộ, địa phương doanh nghiệp Nhà nước để phổ biến, hướng dẫn các chủ trương, chính sách, quyết định của Đảng và Chính phủ về cổ phần hoá; yêu cầu các Bộ và địa phương, Tổng công ty 91 báo cáo phương án cổ phần hoá và báo cáo định kỳ hàng quý về kết quả thực hiện phương án này.

c. Giải quyết theo thẩm quyền những vướng mắc trong quá trình thực hiện cổ phần hoá.

d. Đình chỉ các Bộ, địa phương thực hiện cổ phần hoá không đúng với sự chỉ đạo của Chính phủ.

đ. Tuỳ trường hợp cụ thể, Bộ trưởng, Trưởng Ban được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền phê duyệt các phương án cổ phần hoá đối với những doanh nghiệp có vốn Nhà nước trên 3 tỷ đến 10 tỷ đồng.

e. Kiểm tra toàn bộ công tác cổ phần hoá ở các Bộ, địa phương và doanh nghiệp Nhà nước.

g. Đề nghị các Bộ, ngành có liên quan điều động biệt phái một số chuyên viên bổ sung vào bộ phận thường trực của Ban (nếu cần thiết).

3. Con dấu và kinh phí hoạt động:

- Ban Chỉ đạo Trung ương cổ phần hoá không có con dấu riêng, công việc thuộc lĩnh vực phụ trách của thành viên nào trong Ban Chỉ đạo do thành viên đó ký và đóng dấu của cơ quan mình. Trưởng ban được sử dụng con dấu của Chính phủ. Phó ban thường trực được sử dụng con dấu của Bộ Tài chính để chỉ đạo những công việc chung của Ban.

- Kinh phí hoạt động thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương cổ phần hoá được ghi vào kế hoạch ngân sách Trung ương hàng năm về thực hiện cổ phần hoá; ngân sách Nhà nước tạm cấp kinh phí hoạt động của Ban trong năm 1996 theo đề nghị của Trưởng ban.

Điều 3.-

1. Bộ trưởng các Bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hoá của Bộ, địa phương mình.

Ban chỉ đạo cổ phần hoá ở các Bộ và địa phương lấy một số cán bộ trong Tiểu ban đổi mới doanh nghiệp đã được thành lập theo Quyết định số 83/TTg ngày 4/3/1993 của Thủ tướng Chính phủ làm nòng cốt; thành phần của Ban gồm:

- Một đồng chí Thứ trưởng (hoặc Phó chủ tịch tỉnh): Trưởng ban.

- Các đồng chí Vụ trưởng (Phó Vụ trưởng), hoặc Giám đốc (Phó Giám đốc) các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội: Uỷ viên.

Mời đồng chí Chủ tịch (Phó Chủ tịch) Công đoàn ngành nghề (đối với các Bộ) Liên đoàn lao động tỉnh (đối với địa phương): Uỷ viên.

Ban Chỉ đạo cổ phần hoá của các Bộ và địa phương chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Ban Chỉ đạo trung ương cổ phần hoá và thực hiện nhiệm vụ tương ứng như Ban Chỉ đạo trung ương cổ phần hoá trong phạm vi đã phân cấp cho Bộ và địa phương. Kinh phí hoạt động của Ban cũng được ghi vào ngân sách hàng năm.

2. Hội đồng quản trị Tổng công ty 91 chỉ đạo việc thực hiện cổ phần hoá trong Tổng công ty mình.

3. Các doanh nghiệp Nhà nước được lựa chọn cổ phần hoá phải thành lập Ban cổ phần hoá tại doanh nghiệp do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị các Tổng công ty 91 ra quyết định. Thành phần gồm:

- Giám đốc (hoặc Phó Giám đốc): Trưởng ban.

- Kế toán trưởng (hoặc Trưởng phòng Kế toán - tài vụ): uỷ viên thường trực.

- Trưởng (hoặc phó) phòng Tổ chức cán bộ - lao động tiền lương: uỷ viên.

- Mời đồng chí Bí thư Đảng uỷ (hoặc Phó Bí thư), Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) Công đoàn: uỷ viên.

 

Điều 4.- Để có cơ sở tổng kết việc cổ phần hoá từ nay đến hết năm 1997 tối thiểu cả nước cần cổ phần hoá xong khoảng 150 doanh nghiệp nhà nước. Ban Chỉ đạo trung ương cổ phần hoá quyết định cụ thể số lượng doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá ở từng Bộ, địa phương và Tổng công ty 91 sau khi có sự nhất trí của Bộ, địa phương, Tổng công ty 91 và có ý kiến thống nhất của Ban cán sự Đảng (đối với Bộ), tỉnh uỷ, thành uỷ, Hội đồng nhân dân (đối với địa phương), tổ chức Đảng uỷ cùng cấp (đối với Tổng công ty 91).

 

Điều 5.- Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hội đồng quản trị các Tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và các đồng chí có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
---------
No. 548-TTg
Hanoi ,August 13, 1996
 
DECISION
ON THE ESTABLISHMENT OF THE EQUITIZATION STEERING COMMITTEES UNDER DECREE No.28-CP OF MAY 7, 1996 OF THE GOVERNMENT
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to Decree No.28-CP of May 7, 1996 of the Government on transforming a number of State enterprises into stock companies;
At the proposals of the Minister-Chairman of the Central Steering Committee for the Renewal of Enterprises, the Minister of Finance, the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs, and the President of the Vietnam General Confederation of Labor,
DECIDES:
Article 1.- To set up a Central Equitization Steering Committee, comprising:
- Mr. Phan Van Tiem, Minister-Chairman of the Central Steering Committee for the Renewal of Enterprises: Chairman.
- Mr. Pham Van Trong, Vice Minister of Finance: Vice Standing Chairman.
- Mr. Le Duy Dong, Vice Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs: member.
- Mr. Hoang Minh Chuc, Vice President of the Vietnam General Confederation of Labor: member.
The Central Steering Committee shall be assisted by a group of experts selected from the related Ministries with the Equitation Steering Committee of the General Department for the Management of State Capital and Property at enterprises under the Ministry of Finance acting as the standing agency.
The number of experts, the apparatus, head office and working regulations of the standing agency shall be decided by the Chairman of the Central Equitization Steering Committee.
Article 2.- Tasks and powers of the Central Equitization Steering Committee:
1. Tasks:
a/ Promulgating the working regulations of the Committee; assigning tasks to each member of the Committee in accordance with the provisions of Decree No.28-CP of May 7, 1996 of the Government; coordinating the activities of the members and creating favorable conditions for them to accomplish their assigned tasks.
b/ Participating together with the Ministries, branches, provinces and cities directly under the Central Government (Ministries and localities for short) in directing the equitization of enterprises with the State capital of over 3 billion VND (including budget capital, capital from budget resources and capital accumulated by the enterprises themselves).
c/ Taking part together with the Managing Boards of the State Corporations established by decisions of the Prime Minister and operating in accordance with Decision No.91-TTg of March 7, 1994 (the 91 Corporations for short) in guiding the equitization of member enterprises of such Corporations.
d/ Guiding and supervising the Ministries and localities in the equitization of enterprises directly in their charge.
e/ Evaluating and submitting to the Prime Minister for ratification the projects on the equitization of enterprises with a State capital of over 3 billion VND.
f/ Submitting to the Prime Minister for decision matters which are beyond the competence of the Committee.
g/ Working out pilot projects on the sale of stocks to foreign organizations and individuals to be submitted to the Prime Minister for approval.
h/ Reviewing the materialization of the policies on equitization so as to report to the Prime Minister in the second quarter of 1998.
2. Powers:
a/ Promulgating the equitization procedures, defining the tasks and powers of the Equitization Steering Committees in the Ministries and localities and the Equitization Committees at enterprises.
b/ Convening meetings of Ministries, localities and State enterprises so as to brief them and provide them guidance on the undertakings, policies and decisions of the Party and the Government on equitization; requesting the Ministries and localities and the 91 Corporations to report their projects on equitization and make quarterly reports on the results of the implementation of those projects.
c/ Settling within its competence any difficulties arising in the equitization process.
d/ Suspending the equitization conducted by Ministries or localities which is contrary to the guidance of the Government.
e/ Depending on each case, the Minister-Chairman of the Committee may be authorized by the Prime Minister to ratify plans for the equitization of enterprises with a State capital of from over 3 to 10 billion VND.
f/ Inspecting the entire equitization work carried out by the Ministries, localities and State enterprises.
g/ Requesting the related Ministries and branches to appoint a number of their specialists to the standing agency of the Committee (if necessary).
3. The seal and fund for operations:
- The Central Equitization Steering Committee shall not have its own seal. For each case coming under the competence of each member of the Committee, he/she shall affix his/her signature and the seal of his/her agency. The Chairman of the Committee is entitled to use the seal of the Government. The Vice Standing Chairman is entitled to use the seal of the Ministry of Finance to direct the common affairs of the Committee.
- The fund for regular operations of the Central Equitization Steering Committee shall be included in the annual central budget plan for equitization; the State may supply a temporary fund for operations of the Committee in 1996 at the proposal of the Chairman of the Committee.
Article 3.-
1. The Ministers, the Presidents of the provinces and cities directly under the Central Government shall make decisions on the establishment of Equitization Steering Committees of their own Ministries and localities.
The ministerial and local Equitization Steering Committees shall appoint a number of officials from the departments for the renewal of enterprises which were set up by Decision No.83-TTg of March 4, 1993 of the Prime Minister to serve as the core of the Committees. The membership of such a Committee shall include:
- A Vice Minister (or Vice President of a province) who shall act as Chairman of the Committee.
- The Heads (or Deputy Heads) of Departments or Directors (or Deputy Directors) of Services of Planning and Investment; the Financial Service; and the Labor, War Invalids and Social Affairs Service who shall act as members.
The President (or Vice President) of the Labor Confederation of the branch (for Ministries) or of the provincial Union of Labor Confederation (for localities) shall be invited to join as a member.
The Equitization Steering Committees of the Ministries and localities shall be subject to the professional direction of the Central Equitization Steering Committee and shall perform the same tasks as the Central Steering Committee within the scope of their assignment. The fund for operations of the Committees shall also be included in the annual budget plan.
2. The Managing Boards of the 91 Corporations shall direct the equitization of their Corporations.
3. The State enterprises chosen for equitization shall have to set up Equitization Steering Committees of their own by decision of the Ministers, the Heads of the ministerial level agencies and agencies attached to the Government or the Presidents of the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government and the Managing Boards of the 91 Corporations. The membership of such a Committee shall comprise:
- The Director (or Deputy Director): Chairman of the Committee.- The Chief Accountant (or the Head of the Accounting and Finance Section): standing members.
- The Head (or Deputy Head) of the Section for Organization, Personnel, Labor and Wage: member.
- The Secretary (or Deputy Secretary) of the Party Committee and the President (or Vice President) of the Labor Confederation shall be invited to join as members of the Committee.
Article 4.- To have a basis for the review of the equitization from now to the year 1997, at least 150 State enterprises in the whole country must be equitized. The Central Equitization Steering Committee shall decide the concrete number of State enterprises to be equitized in each Ministry, locality and in the 91 Corporations after obtaining consensus thereof and reaching agreement with the Party Caucuses (for Ministries), the provincial or municipal Party Committees, the People’s Councils (for localities), and the Party Committees of the same level (for the 91 Corporations).
Article 5.- This Decision takes effect from the date of its signing.
The Ministers, the Heads of the ministerial level agencies and agencies attached to the Government, the Presidents of the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government; the Managing Boards of the Corporations established by decision of the Prime Minister and the persons named in Article 1 shall have to implement this Decision.
 

 
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Tran Duc Luong
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 548/TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất