Quyết định 360/QĐ-TTg 2022 Đề án Cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 360/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 360/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Lê Minh Khái |
Ngày ban hành: | 17/03/2022 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 17/03/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 360/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án "Cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước giai đoạn 2021-2025".
Theo đó, mục tiêu chủ yếu của Đề án đến 2025 như sau: Cơ bản hoàn thành việc sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu khối doanh nghiệp Nhà nước; Đảm bảo nguồn thu từ cơ cấu lại doanh nghiệp nộp ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021-2025 ít nhất 248.000 tỷ đồng theo Nghị quyết 23/2021/QH15; Xử lý cơ bản xong những yếu kém, thất thoát, những dự án, công trình chậm tiến độ, đầu tư kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài của các tập đoàn kinh tế,…
Bên cạnh đó, các nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện mục tiêu bao gồm: Tiếp tục cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước, cụ thể xây dựng kế hoạch 5 năm, hằng năm đối với các hình thức sắp xếp lại, chuyển đổi sử hữu; Giải quyết dứt điểm tình trạng đầu tư dàn trải, ngoài ngành; Thí điểm lựa chọn một số doanh nghiệp sau cổ phần hóa có đủ điều kiện, quy mô hợp lý để đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán khu vực và thế giới;…
Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định360/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 360/QĐ-TTg
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 360/QĐ-TTg |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 17 tháng 3 năm 2022 |
QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021-2025”
_____________
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 134/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội về tiếp tục thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN), trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021-2025” với các nội dung sau:
1. Quan điểm, mục tiêu
a) Quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; thống nhất trong nhận thức, tạo sự nhất trí cao trong toàn hệ thống chính trị để có hành động quyết liệt, cụ thể trong thực hiện.
b) Nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của DNNN trên nền tảng công nghệ hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, quản trị theo chuẩn mực quốc tế, làm tốt vai trò dẫn dắt phát triển các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác nhằm huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội; quản lý chặt chẽ, bảo toàn và phát triển vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.
c) Cơ bản hoàn thành sắp xếp lại khối DNNN, chủ yếu tập trung trong những lĩnh vực then chốt, thiết yếu, địa bàn quan trọng về quốc phòng, an ninh; lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư.
d) Cơ cấu lại có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các doanh nghiệp yếu kém, thua lỗ; xử lý cơ bản dự án, công trình chậm tiến độ, đầu tư kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, DNNN. Cổ phần hóa DNNN và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp bảo đảm thực chất, hiệu quả, khả thi, công khai, minh bạch, đúng pháp luật, không làm mất thương hiệu, bản sắc doanh nghiệp; đánh giá, xác định đầy đủ các nguồn lực vốn, đất đai, thương hiệu.
đ) Củng cố, phát triển một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước có quy mô lớn, có thương hiệu tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, có khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế.
e) Hoàn thiện thể chế, chính sách theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, trao quyền chủ động hơn cho doanh nghiệp gắn với giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm soát quyền lực, cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch trong cơ cấu lại DNNN, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Tiếp tục đổi mới phương thức giám sát, kiểm tra hoạt động của DNNN, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong doanh nghiệp; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật, không để thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước.
2. Một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025
a) Cơ bản hoàn thành việc sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu khối DNNN. Đảm bảo nguồn thu từ cơ cấu lại doanh nghiệp nộp ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2021-2025 ít nhất 248.000 tỷ đồng theo Nghị quyết số 23/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025.
b) Xử lý cơ bản xong những yếu kém, thất thoát, những dự án, công trình chậm tiến độ, đầu tư kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, DNNN.
c) Phê duyệt Đề án cơ cấu lại giai đoạn 2021-2025 của toàn bộ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước (bao gồm cả các tập đoàn kinh tế, tổng công ty do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần), DNNN. Tổ chức thực hiện quyết liệt, hiệu quả để có kết quả thực chất, tạo sự chuyển biến tích cực, mạnh mẽ.
3. Nhiệm vụ, giải pháp
a) Tiếp tục cơ cấu lại DNNN
- Xây dựng kế hoạch 5 năm, hằng năm đối với các hình thức sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu trên cơ sở bám sát các quy định tại Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg ngày 02 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân loại DNNN, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021-2025 và các quy định khác có liên quan.
- Xác định lộ trình phù hợp để cổ phần hóa DNNN và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp và thực hiện nghiêm quy định về đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán, bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả, đánh giá chính xác, xác định đầy đủ giá trị doanh nghiệp, bao gồm cả các nguồn lực về vốn, đất đai, thương hiệu; không làm mất thương hiệu, bản sắc doanh nghiệp, không để thất thoát vốn, tài sản nhà nước.
- Giải quyết dứt điểm tình trạng đầu tư dàn trải, ngoài ngành, lĩnh vực kinh doanh chính thông qua việc thoái vốn, bảo đảm các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, DNNN tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính; tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ, uy tín và thương hiệu trên thị trường.
- Thí điểm lựa chọn một số doanh nghiệp sau cổ phần hóa có đủ điều kiện, có quy mô hợp lý để đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán khu vực và thế giới.
- Rà soát, đánh giá làm rõ thực trạng của từng doanh nghiệp, dự án đầu tư thua lỗ, kém hiệu quả để có phương án xử lý kịp thời, giảm thiểu tối đa tổn thất cho Nhà nước và xã hội. Tạo cơ chế để doanh nghiệp chủ động, tự chủ trong xử lý dự án; Nhà nước sử dụng nguồn lực theo quy định của pháp luật để hỗ trợ việc giải thể, phá sản doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gắn với trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước.
- Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách sắp xếp, bố trí, sử dụng cán bộ; đào tạo, chuyển đổi nghề và xử lý lao động dôi dư theo quy định pháp luật.
- Tăng cường đầu tư, nâng cao năng lực của DNNN về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật sản xuất hiện đại, sử dụng tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường để nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh.
b) Hoàn thiện thể chế, chính sách
- Kịp thời rà soát, sửa đổi các quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Luật Đấu thầu, Luật Đất đai... và các văn bản pháp luật khác có liên quan để khắc phục vướng mắc, khó khăn phát sinh trong cơ cấu lại DNNN, đầu tư, quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp để đáp ứng tốt hơn các yêu cầu thực tiễn.
- Hoàn thiện quy định về việc Nhà nước đặt hàng, lựa chọn cạnh tranh DNNN tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội, bảo đảm công khai, xác định rõ, đầy đủ chi phí, giá thành, trách nhiệm, quyền lợi của Nhà nước, doanh nghiệp theo nguyên tắc không làm giảm hiệu quả kinh doanh của DNNN.
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách để thúc đẩy sự phối hợp, hợp tác giữa các DNNN và giữa DNNN với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác; đổi mới quản trị doanh nghiệp trong các DNNN theo nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế; đổi mới cơ chế tiền lương, tiền thưởng, thù lao của người lao động, người quản lý, điều hành DNNN hợp lý, có tính cạnh tranh cao gắn với năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Tổng kết, đánh giá và hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật bảo đảm Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp hoạt động hiệu lực, hiệu quả trong thực thi nhiệm vụ được giao; đồng thời bảo đảm quyền tự chủ trong hoạt động của DNNN.
c) Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quản trị, năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý
- Tăng cường chất lượng công tác quản trị doanh nghiệp, điều chỉnh phương thức quản trị doanh nghiệp tiếp cận “mô hình quản trị tốt” theo thông lệ quốc tế. Hình thành đội ngũ quản lý DNNN chuyên nghiệp, có trình độ cao; lành mạnh hóa tài chính, nâng cao trình độ công nghệ, năng lực đổi mới sáng tạo, quản trị hiện đại theo chuẩn mực quốc tế.
- Phát huy vai trò dẫn dắt của DNNN trong việc hình thành và mở rộng các chuỗi sản xuất, cung ứng và chuỗi giá trị, nhất là trong ngành, lĩnh vực Nhà nước cần nắm giữ.
- Tối ưu hóa các nguồn lực về vốn, đất đai, thương hiệu, truyền thống, lịch sử... tại doanh nghiệp; quản lý chặt chẽ vốn, tài sản nhà nước, tài sản doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.
- Thiết lập hệ thống quản trị, kiểm soát nội bộ có hiệu quả trong việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, xung đột lợi ích, tình trạng móc ngoặc, hình thành “nhóm lợi ích”, “sân sau”, lạm dụng chức vụ, quyền hạn thao túng hoạt động của DNNN, trục lợi cá nhân, tham nhũng, lãng phí, gây tổn hại cho Nhà nước và doanh nghiệp.
- Thực hiện nghiêm trách nhiệm giải trình của người quản lý doanh nghiệp, người đại diện vốn nhà nước tại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, DNNN, kịp thời đáp ứng các yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
- Hoàn thiện hệ thống tiêu chí giám sát, đánh giá hiệu quả, xếp loại doanh nghiệp và người quản lý, người đại diện vốn nhà nước.
d) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với DNNN
- Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm, trao quyền chủ động hơn cho doanh nghiệp, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong cơ cấu lại và triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh; tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động của DNNN, kiểm soát quyền lực, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
- Tăng cường công tác chỉ đạo, giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các kế hoạch, phương án cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã được phê duyệt. Gắn trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty/Chủ tịch Hội đồng quản trị/người đại diện phần vốn nhà nước tại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước với việc phê duyệt và tổ chức thực hiện Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp, tổ chức và giám sát việc triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án được duyệt.
- Chủ sở hữu thực hiện đầy đủ trách nhiệm đối với DNNN; bảo đảm quyền tự chủ trong hoạt động của DNNN theo nguyên tắc thị trường.
- Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi quy định pháp luật về công khai, minh bạch thông tin DNNN, bảo đảm mọi đối tượng quan tâm có thể theo dõi, giám sát.
đ) Nâng cao vai trò lãnh đạo, giám sát của tổ chức đảng tại DNNN
- Đảm bảo nguyên tắc Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và đảng viên trong DNNN; lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và quản lý cán bộ trong DNNN, nhất là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước.
- Nâng cao hiệu quả và vai trò lãnh đạo toàn diện của tổ chức đảng tại DNNN trong việc chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng và thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước.
- Phân định rõ giữa lãnh đạo quản lý và điều hành doanh nghiệp. Quy định rõ trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu tổ chức đảng trong DNNN khi để xảy ra thua lỗ, tổn thất trong hoạt động và vi phạm.
4. Nội dung Đề án cơ cấu lại của từng tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước:
a) Tình hình doanh nghiệp trong giai đoạn 2016-2020:
- Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, triển khai Đề án cơ cấu lại.
- Nhận xét, đánh giá những kết quả đạt được; những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và bài học rút ra.
b) Mục tiêu trong giai đoạn 2021-2025 của doanh nghiệp.
c) Định hướng và các giải pháp cơ cấu lại doanh nghiệp trong giai đoạn 2021-2025:
- Chiến lược phát triển, ngành nghề, định hướng kinh doanh, sản phẩm, thị trường.
- Đổi mới quản trị doanh nghiệp.
- Xây dựng phương án cơ cấu lại tài chính, vốn, tài sản của doanh nghiệp.
- Phương án cơ cấu lại nhân sự, tổ chức bộ máy quản lý.
- Định hướng đầu tư đổi mới công nghệ phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bảo vệ môi trường; lộ trình cải tiến công nghệ để đổi mới công nghệ từng phần, từng giai đoạn một cách hợp lý, phù hợp với năng lực, định hướng phát triển của doanh nghiệp.
- Kế hoạch, giải pháp tham gia hình thành chuỗi cung ứng, sản xuất (nếu có).
- Phương án cổ phần hóa, thoái vốn, sắp xếp lại doanh nghiệp.
- Lộ trình cụ thể triển khai các giải pháp nêu tại Đề án.
5. Thẩm quyền phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp giai đoạn 2021-2025
a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đối với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Lương thực Miền Bắc, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước trên cơ sở báo cáo của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; đối với Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội trên cơ sở báo cáo của Bộ Quốc phòng.
b) Cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt đối với các tổng công ty nhà nước do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
c) Đại hội đồng cổ đông phê duyệt đối với các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước do Nhà nước nắm giữ từ trên 50% đến dưới 100% vốn điều lệ, tổng số cổ phần sau khi có văn bản chấp thuận của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
d) Cơ quan đại diện chủ sở hữu căn cứ vào Đề án cơ cấu lại DNNN giai đoạn 2016-2020, các nội dung quy định tại Quyết định này và tình hình thực tế để chủ động rà soát, quyết định, xây dựng, triển khai Đề án cơ cấu lại đối với các DNNN độc lập.
đ) Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, DNNN xây dựng, phê duyệt và chỉ đạo triển khai đối với các công ty con, doanh nghiệp trực thuộc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, DNNN.
6. Báo cáo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát
a) Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, trong đó bao gồm cả tập đoàn kinh tế, tổng công ty do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần gửi báo cáo tình hình triển khai cơ cấu lại doanh nghiệp về cơ quan đại diện chủ sở hữu:
- Báo cáo định kỳ hàng quý: Thời gian chốt số liệu báo cáo tính từ ngày 15 của tháng trước kỳ báo cáo đến ngày 14 của tháng cuối quý thuộc kỳ báo cáo và gửi báo cáo trước ngày 20 của tháng cuối quý.
- Báo cáo định kỳ hàng năm: Tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo và gửi báo cáo trước ngày 20 tháng 12.
b) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
- Đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc xây dựng, phê duyệt hoặc thẩm tra trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện Đề án cơ cấu lại của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, trong đó bao gồm cả tập đoàn kinh tế, tổng công ty do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần thuộc phạm vi quản lý.
- Định kỳ trước ngày 25 của tháng cuối quý và tháng 12 hàng năm, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các địa phương tổng hợp báo cáo tình hình phê duyệt, kết quả triển khai thực hiện Đề án cơ cấu lại của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đã được phê duyệt, gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp.
c) Bộ Tài chính:
- Chủ trì phối hợp với Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp tiến hành đôn đốc, kiểm tra việc xây dựng, phê duyệt, triển khai Đề án cơ cấu lại của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, DNNN.
- Chủ trì tổng hợp báo cáo của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước gửi về, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp định kỳ hàng quý, hàng năm.
d) Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp phối hợp với Bộ Tài chính đôn đốc, kiểm tra các cơ quan đại diện chủ sở hữu, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước trong việc thực hiện Quyết định này.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
a) Nghiên cứu, trình Chính phủ báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Đấu thầu để kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn liên quan đến hoạt động của các DNNN.
b) Khẩn trương hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp giai đoạn 2021-2025 trong tháng 3 năm 2022.
c) Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách để thúc đẩy đổi mới quản trị doanh nghiệp trong các DNNN.
2. Bộ Tài chính:
a) Nghiên cứu, trình Chính phủ báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn liên quan đến quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
b) Nghiên cứu đổi mới nội dung về cơ chế giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động đối với từng tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, DNNN.
c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, lựa chọn một số doanh nghiệp sau cổ phần hóa có đủ điều kiện, có quy mô hợp lý để thí điểm đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán khu vực và thế giới.
d) Kịp thời phê duyệt theo thẩm quyền phương án sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà, đất của các doanh nghiệp trên địa bàn 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, xây dựng và trình cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành quy định về quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với người lao động và người quản lý DNNN theo nguyên tắc thị trường, gắn với tốc độ tăng năng suất lao động và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát các quy định về đất đai trong cổ phần hóa, thoái vốn để có hướng dẫn theo thẩm quyền hoặc kịp thời đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan nhằm tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn trong công tác cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN.
5. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế, chính sách để khuyến khích DNNN tăng cường đầu tư, nâng cao năng lực về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật sản xuất hiện đại, sử dụng tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường để nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh.
6. Cơ quan đại diện chủ sở hữu:
a) Chỉ đạo các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, DNNN rà soát, đánh giá kết quả thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp; xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp đối với các nội dung, lĩnh vực chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa thành công.
b) Người đứng đầu Cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, DNNN chịu trách nhiệm phê duyệt, tổ chức và giám sát việc triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp.
c) Rà soát, xây dựng, lập kế hoạch sắp xếp lại, cổ phần hóa, thoái vốn đảm bảo khả thi đối với doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg ngày 02 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ; dự kiến nguồn thu khi thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn tại các doanh nghiệp theo kế hoạch đã đăng ký, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Chỉ đạo, hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn theo danh mục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
d) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm việc khen thưởng, kỷ luật, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, DNNN thuộc phạm vi quản lý trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, quản lý, điều hành doanh nghiệp, tổ chức thực hiện Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp, bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan.
7. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện các nội dung tại khoản 6 Điều này và các nội dung sau:
a) Xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành Chiến lược tổng thể đầu tư phát triển doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
b) Thực hiện đúng và đầy đủ quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu được giao theo quy định của pháp luật.
c) Chủ trì chỉ đạo xử lý dứt điểm các tồn tại, yếu kém, các khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai các dự án, doanh nghiệp thua lỗ, chậm tiến độ, kém hiệu quả.
8. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nội dung tại khoản 6 Điều này và các nội dung sau:
a) Kịp thời phê duyệt theo thẩm quyền phương án sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà, đất của các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý; chủ động tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh theo thẩm quyền.
b) Thực hiện quyết liệt, hiệu quả các chính sách, giải pháp phát triển bền vững, đồng bộ; thúc đẩy liên kết nội vùng, liên vùng và quốc tế, tạo cơ sở phát triển mô hình tổ chức lãnh thổ, tổ chức sản xuất kinh doanh mới; hình thành các cụm ngành, chuỗi giá trị sản xuất và cung ứng liên thông.
9. DNNN, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước:
a) Hoàn thành việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.
b) Rà soát, xử lý dứt điểm các doanh nghiệp trực thuộc, dự án đầu tư thua lỗ, kém hiệu quả theo quy định của pháp luật.
c) Đổi mới và nâng cao năng lực quản trị, năng lực cạnh tranh, đổi mới phát triển khoa học công nghệ, chú trọng công tác bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng hệ thống chỉ số để theo dõi, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Thực hiện chế độ báo cáo, thông tin công khai, minh bạch và tuân thủ quy định của pháp luật.
d) Tận dụng các cơ hội của các Hiệp định Thương mại tự do đã ký kết để chủ động hội nhập, kết nối với chuỗi giá trị của khu vực và toàn cầu.
đ) Rà soát các nội dung chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa thành công trong giai đoạn 2016-2020, bổ sung các nội dung phù hợp với mục tiêu, chiến lược phát triển trong giai đoạn 2021-2025 để xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện Đề án cơ cấu lại của từng doanh nghiệp giai đoạn 2021-2025; chủ động xây dựng, phê duyệt và triển khai Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp các đơn vị thành viên.
10. Tiếp tục phát huy vai trò, đổi mới mô hình tổ chức và phương thức lãnh đạo của tổ chức Đảng, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể khác trong quá trình cơ cấu lại DNNN từ việc định hướng, chỉ đạo quán triệt đầy đủ các chủ trương, Nghị quyết của Đảng và hệ thống pháp luật của Nhà nước đến việc tổ chức thực hiện, giám sát quá trình cơ cấu lại theo Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn của Nhà nước, công tác chính trị, tư tưởng, công tác cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; quy định rõ trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu tổ chức Đảng trong DNNN khi để xảy ra thua lỗ, tổn thất trong hoạt động và vi phạm chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Chủ tịch Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty/Chủ tịch Hội đồng quản trị/Người đại diện phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm thực hiện Quyết định này./.
Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia; - Ngân hàng Chính sách Xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; - Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục KSTTHC; - Lưu: VT, ĐMDN (2b). Q234 |
KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG
Lê Minh Khái |
THE PRIME MINISTER No. 360/QD-TTg |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom - Happiness --------------- Hanoi, March 17, 2022 |
DECISION
Approving the Scheme on “Restructuring state-owned enterprises, focusing on state-owned corporations and economic groups in the 2021-2025 period”
_____________
PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015, the Law on Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Organization of the Government and the Law on Organization of Local Administration dated November 22, 2019;
Pursuant to the Resolution No. 134/2020/QH14 dated November 17, 2020 of the National Assembly on continuing to implement the National Assembly's resolutions on thematic supervision and questioning during the 14th National Assembly and a number of resolutions in 13th National Assembly;
At the request of the Minister of Finance.
HEREBY DECIDES:
Article 1. Approving the Scheme “Restructuring state-owned enterprises (SOEs), focusing on state-owned corporations and economic groups in the 2021-2025 period” with the following contents:
1. Perspectives and goals
a) To deeply implement the viewpoints, goals, tasks, solutions to arrange, innovate, develop and improve the efficiency of SOEs in accordance with the Resolutions of the Party, National Assembly, Government and directions of the Prime Minister; to uphold the unity in awareness, create high consensus throughout the political system to take drastic and specific actions in implementation.
b) To improve the operational efficiency and competitiveness of SOEs on the basis of modern technology, innovation capacity, administration in accordance with international standards, and play the leading role in the development of different enterprises from different economic sectors in order to effectively mobilize, allocate and use social resources; strictly manage, preserve and develop state capital and properties at enterprises.
c) To basically complete the rearrangement of the SOEs block, mainly focusing on key and essential fields and important areas in terms of national defense and national security; sectors in which enterprises of other economic sectors do not invest.
d) To restructure in a focused manner, focusing on weak and loss-making enterprises; to basically handle the slow progress of projects and works, inefficient investments, and prolonged losses of state-owned corporations and economic groups, SOEs. To conduct the equitization of SOEs and divestment of state capital in such enterprises ensuring the substantiveness, efficiency, feasibility, publicity, transparency and compliance with law regulations, without losing the brand and corporate identity; to fully evaluate and identify capital, land, and brand resources.
dd) To consolidate and develop a number of economic groups and state-owned corporations with large scale, good brand names, efficient production and business activities, regional and international competitiveness.
e) To improve institutions and policies in the direction of promoting decentralization of power and authority, empowering enterprises to be more proactive in association with the supervision, inspection, control of power, the reform of administrative procedures in order to ensure publicity and transparency in restructuring of SOEs, equitization and divestment of state capital in enterprises. To continue to innovate the method of monitoring and inspecting the activities of SOEs, strengthen the leadership of the Party in enterprises; promptly detect and strictly handle violations in accordance with law regulations.
2. A number of key targets by 2025
a) To basically complete the rearrangement and conversion of SOEs ownership. To ensure the revenue from enterprise restructuring into the State budget in the 2021-2025 period being at least 248,000 billion dong in accordance with the Resolution No. 23/2021/QH15 dated July 28, 2021 of the National Assembly on the national financial, borrowing and 5-year public debt repayment plan for the 2021-2025 period.
b) To basically handle the weaknesses, losses, projects and works that are behind schedule, the inefficient investments, and prolonged losses of state-owned corporations and economic groups, and SOEs.
c) To approve the Scheme restructuring in the 2021-2025 period of all state-owned corporations and economic groups (including economic groups and corporations in which more than 50% of charter capital or total shares is held by the State), SOEs. To organize drastic and effective implementation to achieve substantive outcomes, create positive and strong changes.
3. Tasks and solutions
a) Continuing restructuring SOEs
- To develop a five-year, annual plan for the forms of rearrangement and conversion of ownership in accordance with the provisions in the Decision No. 22/2021/QD-TTg dated July 2, 2021 of the Prime Minister on the criteria for classifying SOEs, state-owned enterprises carrying out ownership transformation, rearrangement, divestment in the 2021-2025 period and other relevant law regulations.
- To determine the appropriate roadmap to equitize SOEs and divest state capital in enterprises and strictly comply with regulations on trading registration and listing on the stock market, ensure publicity, transparency and efficiency, accurately assess and fully determine the enterprise’s value, including capital, land and brand resources; do not lose brand, corporate identity, do not lose capital and state properties.
- To completely address the situation of scattered investment, investment spreading outside the main business lines through divestment, ensuring that state-owned corporations and economic groups and SOEs have to focus on their main business areas; save costs, improve the quality of goods, services, reputation and brand in the market.
- To pilot the selection of a number of enterprises after equitization that are eligible and of reasonable size to register for trading and list on regional and world stock markets.
- To review, evaluate and clarify the actual situation of each enterprise or investment project with loss or inefficiency in order to have a timely solution plan, minimizing losses to the State and society. To create a mechanism for enterprises to be proactive and autonomous in project handling; the State uses resources in accordance with law regulations to support the dissolution or bankruptcy of enterprises in which 100% of their charter capital is held by the State and associated with the responsibilities and obligations of the state owner.
- To continue to well implement policies on arrangement and use of cadres; to conduct training, job switch and handling of redundant workers in accordance with law regulations.
- To increase investment and capacity building of SOEs in innovation, digital transformation, research and application of science and technology, modern production techniques, energy saving and environmental friendliness to improve productivity, efficiency and competitiveness.
b) Improving institutions and policies
- To timely review and amend the provisions of the Law on Management and Use of State Capital Invested in Production and Business at Enterprises, the Law on Bidding, the Law on Land, etc. and other relevant legal documents to overcome problems and difficulties arising in restructuring SOEs, investment and management of state capital at enterprises to better meet practical requirements.
- To complete regulations on State placing orders and competitive selection of SOEs to participate in the performance of socio-political tasks, ensuring publicity, clearly and fully defining costs, costs, responsibilities and rights benefits of the State and enterprises on the principle of not reducing the business efficiency of SOEs.
- To complete mechanisms and policies to promote coordination and cooperation between SOEs and between SOEs and enterprises of other economic sectors; innovate corporate governance in SOEs following international principles and standards; renovate the mechanism of salary, bonus and remuneration of employees, managers, and administrators of SOEs in a reasonable, highly competitive manner, associated with labor productivity and business and production efficiency.
- To summarize, evaluate and complete mechanisms, policies and law regulations to ensure that the Committee for Management of State Capital at enterprises operates effectively and efficiently in performing its assigned tasks; and at the same time, ensure the autonomy in the operation of SOEs.
c) Improving the operational efficiency of the governance system, capacity and quality of the management staff
- To enhance corporate governance quality, adjust corporate governance approach to "good governance model" following international practices. To form a professional and highly qualified SOEs management team; to promote financial health, improve technology level, innovation capacity, modern governance in accordance with international standards.
- To promote the leading role of SOEs in the formation and expansion of production, supply and value chains, especially in industries and fields that need to be held by the State.
- To optimize resources in terms of capital, land, brand, tradition, history, etc. at the enterprise; to strictly manage capital, state properties and enterprise properties in accordance with law regulations.
- To establish an effective internal control and management system in preventing, detecting and countering law violations, conflicts of interest, hooking situations, and forming "interest groups", "backyard", abuse of position and power to manipulate the activities of SOEs, personal gain, corruption, waste, harm to the State and enterprises.
- To strictly implement the accountability of enterprise managers, state capital representatives at state-owned corporations and economic groups, SOEs, promptly respond to requests of the agency representing the owner.
- To complete the system of criteria for monitoring, evaluating effectiveness, and classifying enterprises and managers and representatives of state capital.
d) Improving the effectiveness and efficiency of state management of SOEs
- To promote decentralization, individualization of responsibilities, empowering enterprises to be more proactive, upholding the responsibility of leaders in restructuring and implementing production and business activities; to strengthen supervision, inspection of activities of SOEs, control power, promptly detect and strictly handle violations.
- To strengthen the work of directing, supervising, inspecting and examining the implementation of approved schemes and plans for equitization and divestment of state capital in enterprises. To attach the responsibilities of heads of ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies, Chairpersons of People's Committees of provinces and centrally-run cities, Chairpersons of the Members' Council/Chairpersons of the company/ Chairpersons of the Board of Directors/representative of state capital at state-owned corporations and economic groups to the approval and implementation of the Scheme on restructuring enterprise, the organization and supervision of the implementation of the approved Scheme.
- Owners to fulfill their responsibilities towards SOEs; ensure the autonomy in the operation of SOEs in accordance with market principles.
- To tighten rules and disciplines in the enforcement of law regulation on disclosure and transparency of SOEs information, ensuring that all interested parties can monitor and supervise.
dd) Enhancing the leadership and monitoring role of Party organizations at SOEs
- To ensure the principle of Party leadership through the Party organization and Party members in SOEs; leadership in performing political tasks and managing cadres in SOEs, especially economic groups and state-owned corporations.
- To improve the effectiveness and comprehensive leadership role of the Party organization at SOEs in observing the Party's guidelines, policies and laws of the State, building and performing the tasks of production, business, use, in the preserving and developing of state capital.
- To define a clear distinction between governing and operating leaders of enterprises. To clearly define the responsibilities of the Party committees and heads of the Party organization in the SOEs when there are losses and violations.
4. Contents of the Scheme on restructuring of each state-owned corporation, economic group:
a) Situation of enterprises in the period 2016-2020:
- Situation of production and business activities, implementation of the restructuring scheme.
- Review and assessment of the achieved results; shortcomings, limitations, causes and lessons learned.
c) Orientation and solutions for enterprise restructuring in the 2021-2025 period:
- To develop strategy, industry, business orientation, product, market.
- To innovate corporate governance.
- To develop plans on restructuring finance, capital and properties of the enterprise.
- To develop restructuring plans for the human resource, management apparatus organization.
- To develop orientations for investment in technological innovation to serve production and business activities of environmental protection enterprises; technology improvement roadmap to renovate technology in parts and stages in a reasonable manner, suitable to the capacity and development orientation of the enterprise.
- To develop plans and solutions to participate in the formation of supply and production chains (if any).
- To develop plans for equitization, divestment and reorganization of the enterprise.
- To develop specific roadmaps for the implementation of solutions mentioned in the Scheme.
5. Competence to approve the Scheme on restructuring enterprises in the 2021-2025 period
a) The Prime Minister shall approve the Scheme for the Vietnam Oil and Gas Group, the Vietnam Electricity, the Vietnam National Coal and Mineral Industries Group, the Vietnam National Chemical Group, the Vietnam Post and Telecommunications Group, the Vietnam Railways Corporation, the Vietnam Northern Food Corporation, the State Capital Investment Corporation on the basis of the report of the Committee for the Management of State Capital at Enterprises; for the Military Industry - Telecoms Group on the basis of the report of the Ministry of National Defence.
b) The owner's representative agency shall approve the Scheme for state-owned corporations in which 100% of charter capital is held by the State.
c) The General Meeting of Shareholders shall approve the Scheme for state-owned corporations and economic groups in which over 50% to less than 100% of charter capital and total shares is held by the State after obtaining written approval from the owner’s representative agency.
d) The owner’s representative agency shall base on the Scheme on restructuring SOEs for the period 2016-2020, the contents specified in this Decision and the actual situation to proactively review, decide, develop and deploy the Scheme on restructuring for independent SOEs.
dd) The Board of members, the company president, the Board of Directors of state-owned corporations and economic groups, SOEs shall develop, approve and direct the implementation for subsidiaries and enterprises under state-owned corporations and economic groups, SOEs.
6. Reporting, urging, inspecting and monitoring
a) State-owned corporations and economic groups, including economic groups, corporations in which more than 50% of charter capital or total shares is held by the State, shall send reports on the implementation of enterprise restructuring to the owner's representative agency:
- Quarterly reports: The time to complete the data report shall be from the 15th of the month before the reporting period to the 14th of the last month of the quarter in the reporting period and submit the report before the 20th of the last month of the quarter.
- Annual reports: From December 15 of the year before the reporting period to December 14 of the reporting period, and submit the report before December 20.
b) Ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies, People's Committees of provinces and centrally-run cities:
- To urge, inspect and supervise the development, approval or verification to submit to the Prime Minister for approval and to organize the implementation of the Scheme on restructuring state-owned corporations and economic groups, including economic groups, corporations in which more than 50% of the charter capital or the total number of shares is held by the State within their scope of management.
- Periodically before the 25th of the last month of the quarter and December of each year, ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies and localities shall summarize and report on the approval status and results of implementation of the Scheme on restructuring state-owned corporations and economic groups which has been approved, and send to the Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment and the Steering Committee for Enterprise Innovation and Development.
c) Ministry of Finance:
- To assume the prime responsibility and coordinate with the Steering Committee for Enterprise Innovation and Development and the agency representing the State capital in the enterprise to urge and inspect the development, approval and implementation of the Scheme on restructuring state-owned corporations and economic groups, SOEs.
- To assume the prime responsibility to summarize reports of ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies, localities, state-owned corporations and economic groups, and report to the Prime Minister, the Steering Committee for Enterprise Innovation and Development on a quarterly and annual basis.
d) The Steering Committee for Enterprise Innovation and Development shall coordinate with the Ministry of Finance to urge and inspect the owner’s representative agency, economic groups, and state-owned corporations in the implementation of this Decision.
Article 2. Organization of implementation
1. Ministry of Planning and Investment:
a) To study and submit to the Government to report to competent authorities for considering the amendment and supplement of the Law on Bidding to promptly remove obstacles and difficulties related to the operation of SOEs.
b) To timely finalize and submit to the Prime Minister for promulgating the Plan on Restructuring Enterprises in the 2021-2025 period in March 2022.
c) To develop and improve mechanisms and policies to promote innovation in corporate governance in SOEs.
2. Ministry of Finance:
a) To study and submit to the Government to report to competent authorities for considering the amendment and supplement of the Law on Management and Use of State Capital Invested in Production and Business at Enterprises in order to promptly remove obstacles, difficulties related to the management and investment of state capital in enterprises.
b) To research and innovate contents on financial supervision mechanism, assess the performance of each state-owned corporation, economic group, SOE.
c) To assume the prime responsibility, and coordinate with relevant ministries and agencies in, researching and selecting a number of eligible and reasonably sized post-equitization enterprises to pilot trading registration and listing in regional and global stock markets.
d) To timely approve plans to rearrange and handle housing and land facilities of enterprises in the area of 5 provinces and centrally-run cities in accordance with its competence.
3. The Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs shall study, develop and submit to competent authorities to consider amending, supplementing or promulgating regulations on management of labor, salary and bonus for employees and managers of SOEs in accordance with market principles, growth rate of labor productivity and efficiency of production and business activities of such enterprises.
4. The Ministry of Natural Resources and Environment shall review regulations on land in equitization and divestment to provide guidance in accordance with its competence or to promptly propose and report to competent authorities to amend and supplement relevant regulations in order to address problems and difficulties in equitization, divestment, restructuring of SOEs.
5. The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility, and coordinate with relevant agencies in, researching and perfecting mechanisms and policies to encourage SOEs to increase investment and improve capacity in innovation and transformation, research, apply science, technology, modern production techniques, use energy saving, environmental-friendly methods to improve productivity, efficiency and competitiveness.
6. Owner’s representative agencies:
a) To direct state-owned corporations and economic groups, SOEs to review and assess the results of enterprise restructuring; to develop and submit to competent authorities for approval of the Scheme on restructuring of the enterprise for the contents and areas that have not been implemented or have not yet been implemented successfully.
b) The Heads of the agency representing the State capital, the Chairpersons of the Members' Council, the Presidents of the company, the Chairpersons of the Board of the state-owned corporations and economic groups, SOEs shall be responsible for approving, organizing and inspecting the implementation of the Scheme on restructuring enterprises.
c) To review, develop and prepare plans on the restructuring, equitization and divestment to ensure the feasibility for enterprises under their management as prescribed in the Prime Minister’s Decision No. 22/2021/QD-TTg dated July 02, 2021; to anticipate the revenue sources when equitizing and divesting capital in enterprises in accordance with the registered plan and send to the Ministry of Planning and Investment for summarization and submission to the Prime Minister for approval. To direct and complete the plan on equitization and divestment in accordance with the list approved by the Prime Minister.
d) To direct and organize the strict implementation of the commendation, discipline, and assessment of annual task completion for the Chairpersons of the Members' Council, the Presidents of the Company, the Chairpersons of the Board of Directors of state-owned corporations and economic groups, SOEs under their management in the process of implementing tasks, managing and operating enterprises, organizing the implementation of the Scheme on restructuring enterprise, ensuring publicity, transparency, democracy, objectiveness.
7. The Committee for Management of State Capital at Enterprises shall carry out the contents of Clause 6 of this Article and the following contents:
a) To develop and submit to competent authorities for promulgating the overall strategy for investment and development of enterprises under the management of the Committee for Management of State Capital at Enterprises.
b) To properly and fully exercise the rights and responsibilities of the assigned owner's representative agency in accordance with law regulations.
c) To assume the prime responsibility for directing and completely handling shortcomings, weaknesses, difficulties and obstacles in the implementation of projects, loss-making, behind-schedule and ineffective enterprises.
8. Provincial-level People's Committees shall implement the contents of Clause 6 of this Article and the following contents:
a) To timely approve plans on restructuring and handling housing and land facilities of enterprises in the locality under their management; proactively remove difficulties and problems arising in accordance with their competence.
b) To drastically and effectively implement policies and solutions for sustainable and synchronous development; to promote intra-regional, inter-regional and international linkages, creating foundation for developing new models of territorial organization and business organization; to form clusters of industries, value chains of production and interconnected supply.
9. SOEs, focusing on state-owned corporations and economic groups:
a) To complete the restructuring and handling of houses and land under their management as prescribed by the law.
b) To review and completely handle affiliated enterprises and investment projects with losses and inefficiencies in accordance with law regulations.
c) To renovate and improve governance capacity, competitiveness, innovation and development of science and technology, focusing on fostering and training human resources, building an index system to monitor and evaluate the efficiency of production and business activities. To implement the reporting and information regime publicly and transparently and in compliance with the law regulations.
d) To take advantage of opportunities of signed Free Trade Agreements to actively integrate and connect with regional and global value chains.
dd) To review the contents that have not been implemented or have not been implemented successfully in the 2016-2020 period, supplement contents suitable to the development goals and strategies in the 2021-2025 period to develop and submit the competent authorities for approving and implementing the Scheme on restructuring of each enterprise in the 2021-2025 period; to actively develop, approve and implement the Scheme on restructuring of member enterprises.
10. To continue to promote the role, innovate the organizational model and leadership of the Party, Fatherland Front and other mass organizations in the process of restructuring SOEs from providing orientations, directing the implementation of the policies and resolutions of the Party and the legal system of the State to organizing the implementation and supervising the restructuring process in accordance with the Scheme having been approved by the competent authority; to perform the tasks of production and business, use, preserve and develop the State's capital, political and ideological works, personnel works, inspection and supervision works; to fight against corruption and wastefulness; to clearly stipulate the responsibilities of the Party committees and heads of Party organizations in SOEs when there are losses and damages in operation and violations of the Party's guidelines and the State's law regulations.
Article 3. This Decision takes effect from the date of signing.
Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Government-attached agencies, Chairpersons of People's Committees of provinces and centrally-run cities, Heads of Steering Committee for Enterprise Innovation and Development, Chairman of the Members' Council/Chairman of the Board of Directors/Representative of the State capital in State-owned enterprises shall be responsible for implementing this Decision./.
For the Prime Minister
Deputy Prime Minister
Le Minh Khai
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây