Quyết định 1826/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Tái cấu trúc thị trường chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 1826/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 1826/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 06/12/2012 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Chứng khoán |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tái cấu trúc thị trường chứng khoán
Nhằm thực hiện mục tiêu tới năm 2020, phấn đấu đưa thị trường chứng khoán trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn chủ đạo của nền kinh tế, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1826/QĐ-TTg ngày 06/12/2012 phê duyệt Đề án “Tái cấu trúc thị trường chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm”.
Theo đó, các tổ chức kinh doanh chứng khoán được phân loại thành bốn nhóm trên cơ sở mức độ rủi ro đối với thị trường để có biện pháp xử lý thích hợp, bao gồm: Nhóm hoạt động lành mạnh: gồm các tổ chức có tỷ lệ vốn khả dụng trên 180%; Nhóm hoạt động bình thường: tỷ lệ vốn khả dụng từ 150% tới 180%; Nhóm bị kiểm soát: tỷ lệ vốn khả dụng từ 120% tới 150%; Nhóm bị kiểm soát đặc biệt: tỷ lệ vốn khả dụng dưới 120%.
Riêng đối với nhóm bị kiểm soát đặc biệt, Quyết định chỉ rõ: nếu không bảo đảm được các quy định về an toàn tài chính và tiếp tục thua lỗ (lỗ lũy kế đạt trên 50%) thì đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động; hoặc giải thế hoặc phá sản theo quy định của pháp luật. Trường hợp không khắc phục được và lỗ lũy kế đạt dưới 50% vốn điều lệ, thì chấm dứt mọi hoạt động chứng khoan, duy trì tư cách pháp nhân để thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với khách, chủ nợ; hoặc giải thế, phá sản theo quy định của pháp luật.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định1826/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 1826/QĐ-TTg
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 1826/QĐ-TTg |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “TÁI CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM”
----------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật chứng khoán ngày 29 tháng 6 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán ngày 24 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật kinh doanh bảo hiểm ngày 09 tháng 12 năm 2000; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm ngày 24 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Kết luận số 10-KL/TW ngày 18 tháng 10 năm 2011 của Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI về tình hình kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách nhà nước 5 năm năm 2006 - 2010 và năm 2011; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách nhà nước 5 năm năm 2011 - 2015 và năm 2012;
Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Tái cấu trúc toàn diện thị trường chứng khoán và các doanh nghiệp bảo hiểm nhằm từng bước nâng cao vai trò, vị trí của thị trường chứng khoán và bảo hiểm; phấn đấu tới năm 2020 đưa thị trường này trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn chủ đạo của nền kinh tế; hỗ trợ tích cực cho thị trường tiền tệ trong quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng:
1. Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm chứng khoán và bảo hiểm; nâng cao chất lượng quản trị công ty, quản trị rủi ro tại các tổ chức phát hành; công khai, minh bạch các hoạt động trên thị trường chứng khoán.
2. Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức kinh doanh chứng khoán, doanh nghiệp bảo hiểm phù hợp với nhu cầu, đặc điểm và quy mô phát triển của thị trường; củng cố hoạt động, nâng cao năng lực tài chính, quản trị công ty, quản trị rủi ro tại các tổ chức này theo thông lệ quốc tế.
3. Tập trung phát triển nhà đầu tư tổ chức, khuyến khích nhà đầu tư cá nhân; thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trung và dài hạn, đồng thời tăng cường công tác giám sát và có biện pháp phù hợp, kịp thời để chủ động đối phó với biến động của dòng vốn đầu tư nước ngoài này.
4. Tái cấu trúc tổ chức thị trường theo hướng chuyên biệt hóa các sản phẩm và dịch vụ cung cấp với cơ cấu quản trị điều hành thống nhất, minh bạch, chuyên nghiệp bảo đảm thị trường hoạt động lành mạnh, ổn định, vững chắc trong sự quản lý giám sát chặt chẽ của nhà nước.
1. Tái cấu trúc thị trường chứng khoán và các doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định của pháp luật và trên cơ sở tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, phù hợp với kế hoạch tái cơ cấu hệ thống tài chính ngân hàng, nền kinh tế và điều kiện thực tế ở nước ta.
2. Tái cấu trúc thị trường chứng khoán và các doanh nghiệp bảo hiểm một cách đồng bộ, toàn diện, bao gồm: (i) tái cấu trúc cơ sở hàng hóa và sản phẩm dịch vụ; (ii) tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư; (iii) tái cấu trúc hệ thống các tổ chức kinh doanh chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm và (iv) tái cấu trúc tổ chức thị trường.
3. Tái cấu trúc thị trường chứng khoán và các doanh nghiệp bảo hiểm theo lộ trình cụ thể, thận trọng, chắc chắn, không làm xáo trộn hoạt động của thị trường, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, khách hàng và sự an toàn của cả hệ thống; tiết giảm chi phí xã hội.
4. Tái cấu trúc thị trường chứng khoán và các doanh nghiệp bảo hiểm theo nguyên tắc thị trường trên cơ sở doanh nghịệp tự nguyện, tự chịu trách nhiệm; cơ quan quản lý nhà nước chỉ thực hiện vai trò quản lý, giám sát, không làm thay doanh nghiệp.
a) Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm trên thị trường:
- Nâng cao điều kiện niêm yết, phát hành, chú trọng các tiêu chí về vốn, lợi nhuận, thời gian hoạt động; đơn giản hóa thủ tục chào bán, phát hành, đăng ký, lưu ký và niêm yết, đăng ký giao dịch;
- Nghiên cứu, phát triển, từng bước triển khai các sản phẩm mới như chứng khoán phái sinh, đa dạng hóa các loại hình trái phiếu và quỹ đầu tư... theo lộ trình phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển của thị trường;
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ công tác cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước gắn với niêm yết trên thị trường chứng khoán.
b) Tăng cường tính minh bạch trên thị trường chứng khoán:
- Triển khai áp dụng cơ chế công bố thông tin của các tổ chức phát hành theo quy mô vốn và tính đại chúng;
- Từng bước áp dụng các chuẩn mực kế toán, kiểm toán và báo cáo tài chính theo thông lệ quốc tế đối với các tổ chức phát hành.
c) Nâng cao chất lượng quản trị công ty, quản trị rủi ro tại các tổ chức phát hành:
- Xây dựng, hướng dẫn các tổ chức phát hành áp dụng các nguyên tắc về quản trị công ty và quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế; đào tạo, phổ cập kiến thức về hoạt động quản trị công ty cho đội ngũ cán bộ điều hành, quản lý tại các tổ chức này;
- Chú trọng công tác bảo vệ cổ đông thiểu số; tuyên truyền, phổ cập kiến thức về quyền và trách nhiệm của cổ đông; tăng cường sự tham gia giám sát của thành viên thị trường đối với hoạt động quản trị công ty tại các tổ chức phát hành.
d) Đẩy mạnh công tác thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm đối với các hoạt động liên quan đến phát hành, niêm yết, công bố thông tin, quản trị công ty trên thị trường chứng khoán.
2. Tái cấu trúc thị trường trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp
a) Thúc đẩy sự phát triển của thị trường trái phiếu Chính phủ:
- Hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp;
- Cải tiến phương thức, lịch biểu, kỳ hạn phát hành và áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng quy mô niêm yết của các loại trái phiếu Chính phủ;
- Nâng cấp hệ thống giao dịch trái phiếu Chính phủ chuyên biệt theo hướng gắn kết thị trường đấu thầu sơ cấp với thị trường giao dịch thứ cấp; tổ chức thực hiện giao dịch tín phiếu Kho bạc Nhà nước trên hệ thống giao dịch trái phiếu Chính phủ; bổ sung các giải pháp kỹ thuật hỗ trợ giao dịch Repo và các sản phẩm, tiện ích dịch vụ khác; hoàn thiện hệ thống thanh toán hiện đại nhằm giảm rủi ro; nghiên cứu xây dựng đường cong lãi suất chuẩn.
b) Từng bước phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp:
- Hoàn thiện khung pháp lý về phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo nguyên tắc doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm trong việc huy động vốn trên cơ sở đảm bảo hiệu quả và khả năng trả nợ; chuẩn hóa thủ tục hành chính liên quan đến phát hành và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp; đa dạng hóa các sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp theo lộ trình phù hợp;
- Nghiên cứu, xây dựng khuôn khổ pháp lý về việc thành lập và hoạt động tổ chức định mức tín nhiệm tại Việt Nam;
- Xây dựng trung tâm dữ liệu thống nhất về giao dịch thứ cấp trái phiếu doanh nghiệp
3. Tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư
a) Đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư, tập trung phát triển nhà đầu tư tổ chức, chuyên nghiệp, nhằm tạo sức cầu ổn định, giúp thị trường phát triển lành mạnh, bền vững; củng cố lòng tin và khuyến khích nhà đầu tư cá nhân tích cực tham gia thị trường, tăng thanh khoản cho thị trường:
- Hoàn thiện khung pháp lý hướng dẫn đồng bộ các sản phẩm quỹ đầu tư chứng khoán dành cho các loại hình nhà đầu tư khác nhau, các quỹ đầu tư đa mục tiêu kết nối với thị trường trái phiếu/thị trường tiền tệ, thị trường bất động sản;
- Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách để triển khai thí điểm quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ hưu trí bổ sung;
- Nghiên cứu cơ chế, chính sách thuế nhằm khuyến khích hoạt động của các loại hình quỹ đầu tư, khuyến khích đầu tư vào các sản phẩm quỹ mới; nghiên cứu chính sách về thuế thu nhập từ hoạt động đầu tư chứng khoán căn cứ trên thời hạn đầu tư, hình thức đầu tư, sản phẩm đầu tư;
- Nâng cấp hạ tầng kỹ thuật thị trường bao gồm hệ thống giao dịch, hệ thống đăng ký lưu ký, thanh toán bù trừ, hệ thống công bố thông tin, hệ thống giám sát tạo sự tiện lợi trong hoạt động giao dịch, thanh toán của nhà đầu tư;
- Triển khai thực hiện các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế công bố thông tin, nâng cao chất lượng thông tin công bố, tăng cường tính minh bạch trên thị trường chứng khoán, kiên quyết xử lý nghiêm các hiện tượng thao túng, gian lận, lừa đảo, tạo dựng và công bố thông tin sai lệch trên thị trường chứng khoán;
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn, phổ cập kiến thức và thông tin tuyên truyền cho công chúng đầu tư, nâng cao nhận thức xã hội về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
- Đẩy mạnh công tác thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm pháp luật trên thị trường chứng khoán, đặc biệt là hành vi giao dịch nội bộ, lừa đảo, tạo dựng và công bố thông tin sai sự thật, thao túng giá.
b) Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trung và dài hạn, góp phần phát triển thị trường chứng khoán, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, bổ sung nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước; nâng cao năng lực, khả năng cạnh tranh và quản trị rủi ro của hệ thống tài chính ngân hàng và nền kinh tế, tăng cường công tác quản lý, giám sát và có giải pháp phù hợp, kịp thời để chủ động đối phó với biến động của dòng vốn này:
- Nghiên cứu điều chỉnh quy định về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp Việt Nam; mở cửa thị trường dịch vụ chứng khoán theo các cam kết quốc tế, phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta và lộ trình phát triển thị trường chứng khoán;
- Phân định rõ hoạt động đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp; giải quyết mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp nước ngoài, trong đó có cơ chế chuyển đổi từ doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sang công ty cổ phần để niêm yết;
- Xây dựng cơ chế, chính sách, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài dễ tiếp cận thị trường chứng khoán Việt Nam;
- Áp dụng các giải pháp kỹ thuật nhằm thu hút dòng vốn đầu tư trung và dài hạn, kiểm soát dòng vốn ngắn hạn; giám sát và chủ động có giải pháp xử lý tình huống đối với dòng lưu chuyển vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài theo Đề án quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.
4. Tái cấu trúc tổ chức kinh doanh chứng khoán
a) Phân loại các tổ chức kinh doanh chứng khoán theo bốn (04) nhóm trên cơ sở mức độ rủi ro đối với thị trường để có biện pháp xử lý thích hợp:
(i) Nhóm hoạt động lành mạnh, gồm các tổ chức có tỷ lệ vốn khả dụng trên 180%;
(ii) Nhóm hoạt động bình thường gồm các tổ chức có tỷ lệ vốn khả dụng đạt từ 150% tới 180%;
(iii) Nhóm bị kiểm soát gồm các tổ chức có tỷ lệ vốn khả dụng đạt từ 120% tới 150%;
(iv) Nhóm bị kiểm soát đặc biệt gồm các tổ chức hoạt động kinh doanh thua lỗ làm cho tỷ lệ vốn khả dụng dưới 120%.
b) Giải pháp xử lý:
(i) Giải pháp đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán hoạt động lành mạnh:
- Duy trì, ổn định và từng bước nâng cao năng lực tài chính: Tổ chức kinh doanh chứng khoán xây dựng và triển khai phương án tự củng cố nhằm bảo toàn vốn, lành mạnh hóa và từng bước nâng cao năng lực tài chính;
- Cơ cấu lại hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh; từng bước chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa các dịch vụ cung cấp theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế; mở rộng quy mô, phạm vi và địa bàn hoạt động, khuyến khích việc cung cấp các dịch vụ chứng khoán cho các thị trường quốc tế trong khu vực và trên thế giới; sử dụng công nghệ và hạ tầng kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho nhà đầu tư;
- Nâng cao năng lực kiểm soát và quản trị rủi ro; áp dụng các nguyên tắc quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế; cơ cấu lại danh mục đầu tư, chấn chỉnh lại các hoạt động kinh doanh nhằm hạn chế rủi ro; tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính là cung cấp các dịch vụ chứng khoán;
- Nâng cao năng lực quản trị và điều hành công ty; cơ cấu lại hệ thống quản trị, tổ chức lại bộ máy, nhân sự; áp dụng các nguyên tắc và chuẩn mực cao nhất về đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ nhân viên, cán bộ của các tổ chức này; có giải pháp hiệu quả nhằm ngăn ngừa xung đột lợi ích;
- Tạo điều kiện các tổ chức kinh doanh chứng khoán hợp nhất, sáp nhập, mua lại theo nguyên tắc tự nguyện nhằm tích tụ vốn, công nghệ, mở rộng địa bàn hoạt động, tận dụng kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm để tạo đà phát triển nhanh về quy mô và hoạt động nghiệp vụ; khuyến khích các tổ chức này tham gia xử lý các tổ chức kinh doanh chứng khoán bị kiểm soát, kiểm soát đặc biệt.
(ii) Giải pháp đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán hoạt động bình thường:
- Tổ chức kinh doanh chứng khoán: Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án khắc phục; cơ cấu lại danh mục đầu tư, thu hồi nợ, hạn chế các hoạt động đầu tư và dịch vụ chứng khoán tiềm ẩn rủi ro; tinh giản tổ chức nhân sự, cắt giảm chi phí hoạt động; củng cố năng lực và lành mạnh hóa tài chính, tăng vốn, bán nợ hoặc chuyển vốn nợ thành vốn chủ sở hữu, hạn chế phân phối lợi nhuận cho cổ đông, thành viên góp vốn, chi thưởng...;
- Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện:
+ Giám sát chặt chẽ hoạt động của các tổ chức này; tăng tần suất báo cáo về tình hình tài chính; phối hợp với các Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán kiểm soát chặt chẽ hoạt động thanh toán giao dịch của các tổ chức này;
+ Tùy theo tính chất, mức độ rủi ro, hạn chế hoặc không chấp thuận cho các tổ chức này mở rộng địa bàn, phạm vi hoạt động, bổ sung nghiệp vụ, phân phối lợi nhuận bằng tiền; hạn chế các hoạt động góp vốn, mua cổ phần, đầu tư vào tài sản tiềm ẩn nhiều rủi ro;
+ Khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức kinh doanh chứng khoán thuộc nhóm này sáp nhập, hợp nhất với nhau, hoặc với các tổ chức kinh doanh chứng khoán hoạt động lành mạnh; khuyến khích hoạt động chuyển nhượng vốn cổ phần, phần vốn góp của cổ đông lớn, thành viên góp vốn cho các tổ chức tài chính ngân hàng, kể cả việc chuyển nhượng cho các tổ chức nước ngoài theo cam kết WTO;
- Khuyến khích các tổ chức tín dụng, tập đoàn có tình hình tài chính lành mạnh là công ty mẹ, chủ nợ, hay đối tác hỗ trợ việc lành mạnh hóa tình hình tài chính của tổ chức kinh doanh chứng khoán như cấp vốn, bổ sung vốn, xóa nợ hoặc chuyển vốn nợ thành vốn chủ sở hữu, khoanh nợ...;
(iii) Giải pháp đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán bị kiểm soát:
Ngoài áp dụng các giải pháp đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán hoạt động bình thường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xây dựng quy trình chi tiết để quá trình tái cơ cấu các tổ chức thuộc nhóm này diễn ra theo lộ trình trật tự, bảo đảm an toàn tài sản của khách hàng:
- Yêu cầu các tổ chức thuộc nhóm này lành mạnh hóa và củng cố năng lực tài chính: Tăng vốn, không phân phối lợi nhuận, không mua cổ phiếu quỹ; tái cơ cấu danh mục đầu tư và hoạt động kinh doanh theo hướng giảm dần các hạng mục đầu tư và dịch vụ có hệ số rủi ro cao; thu hẹp địa bàn hoạt động, cắt giảm nhân sự...;
- Yêu cầu các tổ chức này tự nguyện hoặc thực hiện rút bớt các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán theo quy định của pháp luật. Khi rút nghiệp vụ môi giới chứng khoán, chủ động có lộ trình thực hiện, các biện pháp kỹ thuật, xử lý tình huống nhằm bảo đảm an toàn tài sản của khách hàng.
(iv) Giải pháp đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán bị kiểm soát đặc biệt:
Sau thời gian bị kiểm soát đặc biệt, nếu không bảo đảm được các quy định về an toàn tài chính và tiếp tục thua lỗ (lỗ lũy kế đạt trên 50% vốn điều lệ), thì đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động; giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật. Trường hợp không khắc phục được và lỗ lũy kế đạt dưới 50% vốn điều lệ, thì chấm dứt mọi hoạt động chứng khoán, duy trì tư cách pháp nhân để thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với khách hàng, chủ nợ; hoặc giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật.
c) Các giải pháp hỗ trợ:
- Nghiên cứu xây dựng, ban hành các chính sách, quy định về miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các tổ chức kinh doanh chứng khoán sau khi hợp nhất, sáp nhập; tạo điều kiện hỗ trợ các tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài mua lại các tổ chức kinh doanh chứng khoán trong nước theo cam kết WTO;
- Nghiên cứu xây dựng cơ chế cho phép các tổ chức kinh doanh chứng khoán khi bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động, được chuyển đổi thành công ty đầu tư chứng khoán hoạt động theo pháp luật chứng khoán hoặc đăng ký kinh doanh hoạt động theo pháp luật doanh nghiệp để tiếp tục xử lý các tồn đọng, nghĩa vụ tài chính đối với khách hàng;
- Các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước không hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm chủ động xây dựng phương án, kế hoạch hợp lý nhằm thoái vốn đầu tư tại các tổ chức kinh doanh chứng khoán theo Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 ban hành kèm theo Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2012.
d) Đổi mới hoạt động của các tổ chức kinh doanh chứng khoán, nâng cao năng lực tài chính, quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế và khả năng cạnh tranh:
- Nâng cao điều kiện thành lập tổ chức kinh doanh chứng khoán, hạn chế việc thành lập mới, bảo đảm chỉ duy trì số lượng các tổ chức kinh doanh chứng khoán phù hợp với nhu cầu của thị trường; khuyến khích các hoạt động chuyển nhượng, các ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm có tình hình tài chính lành mạnh nắm giữ cổ phần chi phối, kiểm soát hoạt động các tổ chức kinh doanh chứng khoán, từng bước hình thành các tập đoàn tài chính đa năng theo thông lệ quốc tế;
- Hoàn thiện mô hình tổ chức và củng cố hoạt động các tổ chức kinh doanh chứng khoán theo thông lệ quốc tế:
+ Chuyên nghiệp hóa và hiện đại hóa dịch vu chứng khoán theo thông lệ quốc tế, tập trung vào ba lĩnh vực chính: (i) môi giới chứng khoán và các dịch vụ hỗ trợ bao gồm tư vấn đầu tư, quản lý tài khoản, cho vay mua ký quỹ...; tư vấn tài chính doanh nghiệp, bảo lãnh phát hành và các dịch vụ hỗ trợ bao gồm tự doanh, tạo lập thị trường; (iii) quản lý tài sản và các dịch vụ hỗ trợ bao gồm tư vấn đầu tư, quản trị rủi ro;
+ Xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh mới. Tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ chứng khoán, hạn chế các hoạt động tự doanh, tự đầu tư và cung cấp các dịch vụ tài chính tiềm ẩn rủi ro; chuyển dịch mô hình kinh doanh theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào dòng vốn từ khu vực ngân hàng, chủ động thu hút các nguồn vốn trung và dài hạn từ các nhà đầu tư khác ở trong và ngoài nước; tạo cơ chế khuyến khích các tổ chức kinh doanh chứng khoán mở rộng địa bàn hoạt động, cung cấp dịch vụ chứng khoán trong khu vực và trên các thị trường quốc tế;
+ Đổi mới và nâng cao hiệu quả, năng lực quản trị công ty, hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ; cơ cấu, sắp xếp lại các bộ phận nghiệp vụ theo thông lệ quốc tế nhằm ngăn ngừa xung đột lợi ích; quản lý tách biệt tài sản của khách hàng và tài sản của công ty nhằm tránh hiện tượng lạm dụng tài sản khách hàng; tăng cường tính minh bạch trong hoạt động quản lý, điều hành và tình hình tài chính của các tổ chức kinh doanh chứng khoán;
+ Xây dựng và áp dụng các quy trình nội bộ, quy trình nghiệp vụ, chính sách và quy trình về kiểm soát và quản trị rủi ro phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế, trong đó tập trung vào quản trị rủi ro thị trường, rủi ro thanh toán, rủi ro nghiệp vụ; thực hiện việc phân loại nợ và tài sản, trích lập dự phòng đầy đủ theo các mức độ rủi ro. Nâng cao năng lực đánh giá, định lượng, kiểm soát rủi ro theo nguyên tắc phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tế của thị trường;
+ Xây dựng và áp dụng bộ đạo đức nghề nghiệp theo thông lệ quốc tế, nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân viên hành nghề; tích cực đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ người hành nghề kinh doanh chứng khoán;
+ Giám sát hoạt động các tổ chức kinh doanh chứng khoán dựa trên rủi ro: (i) ban hành quy định hướng dẫn hoạt động quản trị rủi ro tại các tổ chức này; (ii) ban hành hệ thống thẻ điểm về mức độ rủi ro, đánh giá xếp hạng, phân loại các tổ chức kinh doanh chứng khoán theo các tiêu chí về vốn, tài sản, quản trị doanh nghiệp, lợi nhuận, khả năng thanh toán và rủi ro; (iii) từng bước triển khai cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động dựa trên mức độ rủi ro;
- Mở cửa thị trường dịch vụ chứng khoán theo cam kết quốc tế; khuyến khích các tập đoàn tài chính, ngân hàng lớn, có uy tín tham gia hoạt động tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán; cho phép các tổ chức này mua để sở hữu toàn bộ tổ chức kinh doanh chứng khoán theo cam kết WTO.
đ) Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý, giám sát hoạt động các tổ chức kinh doanh chứng khoán:
- Xây dựng hệ thống phân loại, đánh giá rủi ro của các tổ chức kinh doanh chứng khoán dựa trên ba trụ cột: (i) mức vốn khả dụng, bảo đảm các tổ chức này có đủ vốn là các tài sản thanh khoản để hấp thụ các rủi ro có thể xảy ra; (ii) năng lực kiểm soát và quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế; (iii) mức độ minh bạch hóa thông tin về tình hình tài chính và hoạt động quản lý điều hành doanh nghiệp;
- Từng bước triển khai áp dụng đầy đủ các nguyên tắc quản lý, giám sát các tổ chức kinh doanh chứng khoán dựa trên mức độ rủi ro theo chuẩn mực quốc tế; phát triển hệ thống giám sát và cảnh báo sớm trong hoạt động của các tổ chức kinh doanh chứng khoán theo tiêu chuẩn quốc tế;
- Hoàn thiện cơ chế giám sát dòng lưu chuyển vốn từ khu vực ngân hàng tới thị trường chứng khoán thông qua quan hệ sở hữu giữa các ngân hàng thương mại và các tổ chức kinh doanh chứng khoán; nâng cao năng lực giám sát và quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại đối với dòng vốn từ hệ thống ngân hàng vào thị trường chứng khoán;
- Tập trung nâng cao chất lượng, trình độ đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát, quản lý các tổ chức kinh doanh chứng khoán; giám sát chặt và xử lý nghiêm các sai phạm trong quản trị, điều hành và vi phạm pháp luật của các tổ chức kinh doanh chứng khoán và người hành nghề.
a) Phân loại các doanh nghiệp bảo hiểm theo 4 nhóm, cụ thể: (i) Nhóm 1 gồm các doanh nghiệp bảo hiểm đảm bảo khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc có lãi từ 2 năm liên tục trở lên; (ii) Nhóm 2 gồm các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đảm bảo khả năng thanh toán và hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc không có lãi trong 2 năm liên tục; (iii) Nhóm 3 gồm các doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ không đảm bảo khả năng thanh toán; (iv) Nhóm 4 gồm các doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng thanh toán bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt. Áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật:
- Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm thuộc nhóm 1: Tiếp tục củng cố và duy trì hoạt động kinh doanh, thận trọng cho phép mở rộng phạm vi hoạt động; yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ; rà soát mạng lưới và bộ máy tổ chức hoạt động;
- Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm thuộc nhóm 2: Nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị doanh nghiệp; Hiệu quả và an toàn trong hoạt động đầu tư, kinh doanh bảo hiểm; yêu cầu các doanh nghiệp tự xây dựng và thực hiện phương án kinh doanh hiệu quả, tập trung vào các phân khúc thị trường thế mạnh; cắt giảm chi phí khai thác và quản lý, tinh giản bộ máy tổ chức hoạt động và mạng lưới khai thác. Sau thời hạn 24 tháng, nếu vẫn không có lãi, cơ quan quản lý bảo hiểm sẽ thu hẹp phạm vi và nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm;
- Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm thuộc nhóm 3: Yêu cầu các doanh nghiệp tự xây dựng và thực hiện phương án khôi phục khả năng thanh toán; tăng vốn, nâng cao năng lực tài chính; xây dựng phương án tái bảo hiểm; chuyển giao hợp đồng bảo hiểm; cải tổ bộ máy tổ chức hoạt động; tăng cường hiệu quả và an toàn hoạt động đầu tư, hoạt động kinh doanh bảo hiểm; nâng cao năng lực quản trị công ty;
- Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm thuộc nhóm 4: Bộ Tài chính thành lập Ban Kiểm soát khả năng thanh toán để áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm. Trường hợp sau khi đã áp dụng các biện pháp mà vẫn không khôi phục được khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật;
- Ban hành và tổ chức thực hiện các quy định chặt chẽ về vốn pháp định và các mức độ an toàn khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm.
b) Tăng cường năng lực quản trị và hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm:
- Củng cố, phát triển, kiện toàn mô hình tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm: Đa dạng hóa sở hữu nhằm hạn chế biểu hiện khép kín, độc quyền trong kinh doanh bảo hiểm. Yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, ngân hàng thương mại có vốn nhà nước chi phối tiếp tục thoái vốn tại các doanh nghiệp bảo hiểm, đảm bảo đến năm 2015 vốn của các tổ chức này góp tại doanh nghiệp bảo hiểm không quá 20% vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm;
- Nâng cao mức độ an toàn tài chính và hiệu quả hoạt động đầu tư: Yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm tăng vốn, bảo đảm phù hợp với phạm vi và mức độ rủi ro; duy trì khả năng thanh toán, hiệu quả đầu tư, an toàn tài sản;
- Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm: Yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh tập trung vào các phân khúc thị trường thế mạnh, đảm bảo đạt hiệu quả cao; cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng; khuyến khích doanh nghiệp phát triển sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của người tham gia bảo hiểm;
- Tăng cường quản trị rủi ro doanh nghiệp bảo hiểm theo thông lệ quốc tế: Xây dựng và áp dụng các quy trình quản trị rủi ro, thiết lập hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý và kinh doanh bảo hiểm;
- Công khai và minh bạch hóa thông tin về cơ cấu tổ chức bộ máy, khả nặng thanh toán và tình hình tài chính nhằm phục vụ công tác giám sát và đảm bảo lợi ích của khách hàng, nhà đầu tư.
c) Mở rộng các sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm; thí điểm thực hiện bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, bảo hiểm cho các cơ sở khám, chữa bệnh; hoàn thiện chế độ bảo hiểm bắt buộc; từng bước mở rộng các sản phẩm bảo hiểm như sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm vi mô phục vụ cho người có thu nhập thấp, bảo hiểm hưu trí.
a) Nghiên cứu thành lập Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam theo nguyên tắc (i) thống nhất về bộ máy quản lý và điều hành; (ii) thống nhất về nền tảng công nghệ; (iii) thống nhất và chuẩn hóa tiêu chí niêm yết, chế độ báo cáo, công bố thông tin, tiêu chuẩn về thành viên và giao dịch...; (iv) phân tách và chuyên biệt hóa thị trường theo hàng hóa giao dịch, bao gồm một sàn giao dịch cổ phiếu và một sàn giao dịch trái phiếu, chứng khoán phái sinh.
b) Củng cố mô hình hoạt động độc lập của Trung tâm lưu ký chứng khoán theo hướng:
- Phát triển hệ thống thanh toán, bù trừ tiên tiến; thiết lập đầy đủ các cơ chế kiểm soát và quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán, bù trừ chứng khoán: (i) bổ sung chức năng đối tác thanh toán trung tâm (CCP) và hệ thống vay, cho vay chứng khoán (SBL); (ii) đổi mới phương thức thanh toán, bù trừ, trước mắt đối với trái phiếu Chính phủ. Từng bước chuyển chức năng ngân hàng chỉ định thanh toán từ ngân hàng thương mại sang Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo thông lệ quốc tế; (iii) nghiên cứu áp dụng phi vật chất hoàn toàn đối với chứng chỉ chứng khoán;
- Bổ sung các dịch vụ gia tăng khác liên quan tới hoạt động đăng ký, lưu ký, thanh toán bù trừ, hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản là chứng khoán lưu ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán.
1. Tái cấu trúc cơ sở hàng hóa
a) Năm 2012 - 2013:
- Thúc đẩy và củng cố hoạt động công bố thông tin trên thị trường chứng khoán; nâng cao chất lượng chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch; thúc đẩy chương trình cổ phần hóa gắn với niêm yết; đẩy mạnh phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ; nghiên cứu, xây dựng các chỉ tiêu định hạng tín nhiệm doanh nghiệp, từng bước thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển;
- Ban hành các quy định hướng dẫn chế độ kế toán, kiểm toán phù hợp hơn với các chuẩn mực quốc tế; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính đối với các hoạt động phát hành, niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán.
b) Năm 2014 - 2015: Tổ chức thị trường giao dịch các sản phẩm chứng khoán phái sinh cơ bản; nghiên cứu thành lập một tổ chức định mức tín nhiệm.
2. Tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư
a) Năm 2012 - 2014:
- Ban hành quy định, hướng dẫn triển khai các loại hình quỹ đầu tư mới; xây dựng cơ chế thuế hợp lý khuyến khích các sản phẩm quỹ mới; nghiên cứu triển khai thí điểm quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ hưu trí bổ sung;
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài; mở cửa thị trường dịch vụ chứng khoán theo cam kết WTO; rà soát các quy định pháp luật về đầu tư, từng bước nâng tỷ lệ sở hữu, tiến tới dỡ bỏ hạn chế sở hữu đối với nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp nhà nước không cần chi phối;
- Tăng cường công tác thanh tra, giám sát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định của pháp luật trên thị trường chứng khoán.
b) Năm 2015: Hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin thị trường, bao gồm hệ thống giao dịch; hệ thống giám sát; hệ thống đăng ký, lưu ký, thanh toán bù trừ; hệ thống công bố thông tin.
3. Tái cấu trúc tổ chức kinh doanh chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm
a) Năm 2012 - 2014
- Phân loại các tổ chức kinh doanh chứng khoán và triển khai các giải pháp phù hợp để tái cấu trúc các tổ chức này. Trước mắt, ưu tiên các giải pháp tự tái cơ cấu, bao gồm tăng vốn; hợp nhất, sáp nhập, mua lại; thu hẹp phạm vi và địa bàn hoạt động, chấm dứt hoạt động... Trường hợp không khắc phục được, rút bớt các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động, cho giải thể hoặc phá sản;
- Ban hành quy trình kiểm soát và quản lý rủi ro; hệ thống đánh giá, giám sát theo tiêu chuẩn quốc tế; hoàn thiện các quy định pháp lý, củng cố mô hình tổ chức và hoạt động các tổ chức kinh doanh chứng khoán, doanh nghiệp bảo hiểm;
- Ban hành các quy định xác lập tiêu chí đánh giá, phân loại doanh nghiệp bảo hiểm; tổ chức đánh giá, phân loại và thực hiện các giải pháp phù hợp để tái cấu trúc các doanh nghiệp bảo hiểm;
- Xây dựng, ban hành các quy định để giám sát hoạt động các doanh nghiệp bảo hiểm dựa trên ba tiêu chí: mức độ an toàn tài chính; quản trị rủi ro doanh nghiệp; và minh bạch hóa thông tin;
- Yêu cầu các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước chủ động xây dựng phương án và lộ trình hợp lý nhằm thoái vốn đầu tư tại các tổ chức kinh doanh chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm theo Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 ban hành kèm theo Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2012.
b) Năm 2015: Hoàn thành căn bản việc cơ cấu lại các tổ chức kinh doanh chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm
4. Tái cấu trúc tổ chức quản lý thị trường
a) Năm 2012 - 2013: Nghiên cứu xây dựng và ban hành Đề án tái cấu trúc các Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán;
b) Năm 2014 - 2015: Tổ chức triển khai thực hiện và hoàn tất việc tái cấu trúc các Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán.
Phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu mô hình, xây dựng quy định pháp lý để triển khai quỹ hưu trí bổ sung.
Nơi nhận: |
THỦ TƯỚNG |
THE PRIME MINISTER No.1826/QD-TTg | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM Hanoi, December 06, 2012 |
DECISION
APPROVING THE SCHEME ON "RESTRUCTURING OF THE SECURITIES MARKET AND INSURANCE COMPANIES"
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government dated December 25, 2001;
Pursuant to the Law on Securities dated June 29, 2006; Law amending and supplementing a number of Articles of the Law on Securities dated November 24, 2010;
Pursuant to the Law on Insurance Business dated December 09, 2000; Law amending and supplementing a number of Articles of the Law on Insurance Business dated November 24, 2010;
Pursuant to the Law on Investment dated November 29, 2005;
Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam dated June 16, 2010;
Pursuant to the Law on Credit Institutions dated June 16, 2010;
Pursuant to the Conclusion No.10-KL/TW dated October 18, 2011 of Third Conference of the Central Executive Committee of the XI session on the socio-economic situation, finance and state budget of five years, period 2006 - 2010 and 2011; plan of socio-economic development, finance and state budget of five years, period 2011 - 2015 and 2012;
Pursuant of the Resolution No.01/NQ-CP dated January 03, 2012 of the Government on the key measures of direction and administration of the implementation of plan of socio-economic development and the state budget estimate in 2012;
At the proposal of the Minister of Finance,
DECIDES:
Article 1.To approve the scheme of "Restructuring of securities market and insurance companies (hereinafter referred to as the Scheme)" with the following principal contents:
I. OBJECTIVES, ORIENTATION
To wholly restructure securities market and insurance companies in order to gradually improve the role and position of the securities market and insurance companies; to strive toward 2020, to make this market become an important channel of medium- and long-term capital for the economy; to positively support for the currency market in the process of restructuring the credit institutions:
1. To improve quality and to diversify products of securities and insurance; to improve quality of corporate governance, risk management at the issuing organizations; to assure publicity and transparency of the operations on the securities market.
2. To restructure the system of securities trading organizations, insurance companies in accordance with the needs, characteristics and development scale of the market; to strengthen activities, improve financial capacity, corporate governance and risk management in these organizations according to international rules.
3. To focus on development of organization investors; encourage individual investors; to attract foreign medium and long term capital flows indirectly-invested from foreign countries, and to enhance the monitoring and take appropriate and timely measures to actively cope with the volatility of the foreign invested flows.
4. To restructure market organization toward specialization of products and services with unified administration, governance structure, transparency and professionalism to ensure market healthy activity, stability, sustainability under the close management and supervision of the state.
II.VIEWPOINTS
1. Restructuring of the securities market and the insurance companies in accordance with the law provisions and on the basis of international standards and practices, in accordance with the restructuring plan of the banking and financial system, the economy and actual conditions in our country.
2. Restructuring of the securities market and insurance companies in a comprehensive, synchronous manner including: (i) Restructuring of the basic of goods, products and services; (ii) Restructuring of the basic of investors; (iii) Restructuring of the system of securities trading organizations and insurance companies, and (iv) Restructuring of market organization.
3. Restructuring of the securities market and insurance companies according to a specific, cautious, definite schedule, without disturbing market operations, to ensure the legitimate rights and interests of investors, customers and the safety of the whole system; to reduce social costs.
4. Restructuring of the securities market and insurance companies according to market principles on the basis of enterprises’ voluntary, self-responsibility; the state management agencies only play the role of management, monitoring, without working on behalf of enterprises.
III. SOLUTIONS
1. Restructuring of the basic of goods on the securities market
a) Improvement of quality and diversification of products on the market:
- To improve the conditions for listing, issuing, focus on the criteria of capital, profits, operating time; to simplify procedures of offer, issuance, registration, depository and listing or registration for transaction;
- To do research and development, to implement step by step new products such as derivative securities; to diversify the types of bonds and investment funds ... according to appropriate schedule in order to meet the requirements of market development;
- To improve mechanisms, policies of supporting the equitization of State-owned enterprises associated with listing on the securities market.
b) Enhancement of transparency on the stock market:
- To implement the application of the mechanism for information disclosure of the issuing organizations based on their capital scale and public status;
- To step-by-step apply standards of accounting, audit and financial report according to international rules for the issuing organizations.
c) Quality improvement of corporate governance, risk management in the issuing organizations:
- To build, guide the issuing organizations to apply the principles of corporate governance and risk management in accordance with international practices; to train and disseminate knowledge of corporate governance for the executives, managers in these organizations;
- To focus on the protection of minority shareholders; to propagate, disseminate knowledge of the rights and responsibilities of shareholders; to enhance the participation in supervision of market members for corporate governance at the issuing organizations.
d) To promote the inspection, supervision and handling of violations for activities related to the issuance, listing, information disclosure, corporate governance on the securities market.
2. Restructuring of government bond and corporate bond market
a) Promotion on the development of government bond market:
- To improve legal framework for the issuance of government bonds, bonds guaranteed by the government, local government bonds, corporate bonds;
- To improve methods, schedules, issuing terms and apply technical measures to increase the listing scale of the variety of government bonds;
- To upgrade specialized transaction system of government bonds toward linkage of primary auction market and secondary trading market; to implement the State treasury bill transaction on Government bond transaction system; to supplement technical solutions to support Repo transactions and other products, utility services; to improve modern payment system in order to reduce risks; to do research on building the curve of standard interest rate.
b) Step-by-step development of the corporate bond market:
- To improve the legal framework for issuing corporate bonds on the principles of the enterprises’ self-responsibility in raising capital on the basis of ensuring the efficiency and solvency; standardize administrative procedures relating to issuance and corporate bond transaction; diversify corporate bond products according to appropriate schedule;
- To do research and development of the legal framework on the establishment and operation of the credit rating organizations in Vietnam;
- To build a unified data center on secondary trading of corporate bonds
3. Restructuring of investors’ basis
a) To diversify the investors’ basis; to focus on the development of professional investment organizations, in order to create stable demand, help the market develop in a healthy and sustainable way; to strengthen confidence and encourage individual investors to actively participate in the market, increase market liquidity:
- To improve the legal framework uniformly guiding the securities investment fund products for different types of investors, multi-purpose investment funds connected with the bond market, currency market, real estate market;
- To study and build mechanisms and policies in order to develop a pilot of voluntary pension fund, additional pension fund;
- To study the mechanisms and tax policies to encourage the operation of variety of investment funds, to encourage investment in the new fund products; to study incometax policiesfrom securities investment activities based on the period of the investment, the form of investment, investment products;
-To upgradethemarket technicalinfrastructure, including transaction system, depository registration system, offset, information disclosure system, surveillance system to create the convenienceintransactionand paymentof the investors;
-Toimplement measuresfor improvinginformation disclosure mechanism,improvingthe quality of published information,enhancingtransparency in the stock market, strictly handling with the phenomenon of manipulation,fraud,cheating, creationanddisclosure offalse information on the securities market;
-Topromote training, retraining,disseminating knowledge and information to the public for investment,raisingsocial awareness on securities and securities market;
-Tostep up the inspection, supervision and handling of lawviolationon the securities market, especially the internal transaction behavior, scams, creationand disclosureoffalseinformation, manipulation of prices.
b) To attract medium and long term foreign indirect investment, tocontribute to the development of thesecuritiesmarket,improve the international balance of payments,addcapital investment for the modernization, industrializationof thecountry;enhance capacity, competitiveness and risk management of the banking and financial system and the economy, strengthen the management,supervision and take appropriate, timelysolutionsfor actively dealingdeal with the volatility ofthiscapital flow:
-To studyadjustment of provisions on participation rate of foreign investors in the Vietnamese enterprises; open market of securities services in accordance with international commitments, in accordance with the actual conditions of our country and the evolution of thesecuritiesmarket;
-Todelimit direct investment andindirectinvestment; resolve the relationship between foreign direct investment and foreign indirect investment, including the conversion mechanism from foreigndirectly-invested enterprises to the joint-stock companies for listing;
-To develop mechanisms and policies to promote the reform of administrative procedures, create favorable conditions for foreign investors to easilyaccess to the Vietnamese securities market;
-To applytechnical measures to attractmedium andlong terminvestment flows,controlshort-term capital flow; monitore and proactive to take measures to handle the situation for theinflow of foreign indirect investment according to the projectofforeign indirect investment management.
4.Restructuringofsecuritiestradingorganizations
a) To classifysecuritiestradingorganizations in four (04) groups on the basis of the risklevelfor the marketin orderto take appropriatehandling solutions:
(i) The healthyoperation group, including the organizations havingavailablecapitalratioover180%;
(ii) The normal operationgroup, includingthe organizationshavingavailablecapitalratio from 150% to 180%;
(iii)The controlledgroup, includingthe organizationshavingavailablecapitalratio from 120% to 150%;
(Iv)The specially-controlled group, includingthe organizationshavingloss in business so that the availablecapitalratio under 120%.
b) Handling solutions:
(I) The solution for the securitiestradingorganizationshavinghealthyoperation:
-To maintain, stabilize and gradually improve the financial capability: the securitiestradingorganizations develop and deploy self-strengthening plan to preserve capital,enhance and gradually upgrade financial capacity;
-Torestructure the businessin orderto improve competitiveness; graduallyprofessionalize andmodernizethe services provided in accordance with international standards and practices;toexpand the scale, scope andbusiness location, encourage the provision of securities services for the international market in the region and the world;to useadvanced technology and technical infrastructure in order to improve the quality of services provided to investors;
-To enhance control capacityand risk management; toapplyrisk management principles in accordance with international practices;restructureportfolio,reorganizethe business activities to reduce risk; to focus on the main business area to be provision of securities services;
-To enhance capacity of administration and governance of the company; torestructurethe management system,restructureorganization, personnel; toapplytheprinciplesand highest standards of professional ethicsto thestaffsandmanagers of these organizations; to take effective measures to prevent conflicts of interest;
-To facilitatethe securitiestradingorganizationsto unify, merger,acquireby the voluntary principlesforaccumulationof capital, technology, expansion of thebusinessareas, leverage of expertise and experience to create the rapid development of scale and professional activities; to encourage these organizations to participate inhandlingthe securitiestradingorganizations ofthecontrolledgroup, specially-controlled group.
(ii) The solutions for the securities trading organizations having normal operation:
- The securities trading organization: build, implement recovery plans; restructure portfolio, collect debt, limit the investment activities and securities services having potential risks; simplify personnel department, reduce operation cost; strengthen capacity, enhance healthy finance, increase capital, sell debts, convert the debt into equity capital, limit profit distribution to shareholders, partners, bonuses, etc.;
- The State Securities Commission shall:
+ Closely monitor the activities of such organizations; increasing the frequency of report on the financial status; coordinate with the Stock Exchange, Securities Depository Center, tightly control the payment, transactions of these organizations;
+ Depending on the nature and level of risk, restrict or do not approve for these organizations to expand the business areas and scope of activity, add activities, distribute profit in cash; limit capital contribution, purchase of shares, investment in the assets of potential high risk;
+ Encourage and facilitate the securities trading organizations in this group to merge or consolidate with each other, or with the securities trading organizations having healthy operation; encourage the transfer of equity capital, shares of major shareholders, capital contributor to the banking and financial institutions, including the transfer to the foreign institutions under WTO commitments;
- Encourage the credit institutions, corporations having healthy financial situation to be the parent companies, creditors, or partners to support the enhancement of financial situation of the securities trading organizations such as funding, adding capital, debt offset or converting the debts into equity, frozen debt;
(iii) The solutions for the controlled securities trading organizations:
In addition to application of solutions for the normal securities trading organizations, the State Securities Commission builds the detailed process for the restructuring of the organizations of this group to take place according to the order schedule to ensure safety for customers’ assets:
- Require the organizations of this group to enhance and strengthen their financial capacity: Increase capital, do not distribute profit or do not buy fund shares; restructure portfolio and business activities toward gradual reduction of the items of investment and services with high risk coefficient; narrow down areas ofoperation, lay off staffs…;
- Require the organizations to reduce the securities business activities in accordance with the law provisions. When withdrawing securities brokerage, proactively with roadmap to take the technical measures, to handle the situation to ensure the safety for customers’ assets.
(Iv) Solutions for the securities trading organizations of the specially-controlled group:
After a period under special control, if the organizations could not guarantee the safety regulations and continue having financial losses (accumulated losses of over 50% of charter capital), their operation shall be suspended, licenses of establishment and operation shall be provoked; they shall be dissolved or declared bankrupt according to law. In case the organizations could not fixed the losses and accumulated losses are less than 50% of the charter capital, the securities trading activities shall be terminated, maintaining legal status to make financial obligations to customers and creditors; or they shall be dissolved or declared bankrupt according to law.
c) The supporting solutions:
- To study, promulgate the policies and regulations on the reduction of, exemption from corporate income tax for the securities trading organizations after the merge, consolidation; facilitate the foreign securities organizations to acquire the domestic securities trading organizations under WTO commitments;
- To study for building the mechanism allowing the securities trading organizations being revoked their licenses of establishment and operation to be converted into the securities investment companies operating under the securities laws or registering business for operating under the enterprises law in order to continue processing the pending issues, financial obligations to customers;
- The economic groups and state corporations that don’t operate in the field of finance, banking, insurance proactively draw up scheme, reasonable plan to withdraw the capital invested in the securities trading organizations under the scheme of restructuring SOEs focusing on the economic groups, corporations for the period 2011 - 2015, issued together with the Decision No.929/QD-TTg dated July 17, 2012.
d) Renovation of the operation of the securities trading organizations, enhancement of financial capacity, risk management under international practices and competitiveness:
- To upgrade the conditions for establishment of the securities trading organizations; to restrict the new establishment, maintain the number of the securities trading organizations in accordance with the needs of the market; encourage the transfer activities, commercial banks, insurance companies with healthy financial situation to hold dominant shares and control the activities of the securities trading organizations, gradually form the multi-purposes financial corporations according to international practices;
- To improve the organizational model and reinforce activities of the securities trading organizations in accordance with international practices:
+ To professionalize and modernize the securities services in accordance with international practices, focusing on three main areas: (i) securities brokerage and other support services, including investment consultation, account management, collateral loans…; corporate financial advisory, underwriting and other support services including self- trading, market making; (iii) asset management and other support services including investment advisory, risk management;
+ To develop a new plan, business strategy. To focus on improvement of securities service quality, limit the self-trading activities, self-investment and provision of financial services with potential high risks; shift business model in the direction of reducing the dependence on capital flow from the banking sector, actively attract the medium and long term capital from other domestic and overseas investors; create incentive mechanism for the securities trading organizations to expand the areas ofoperation, supply securities services in the region and on the international market;
+ To innovate and improve efficiency, capacity of corporate governance, control systems, internal audit; restructure, reorganize the departments according to international practices to prevent conflicts of interest; manage separately the assets of the customer from the company s assets in order to avoid abusing client assets; enhance the transparency in management, administration and financial status of the securities trading organizations;
+ To build and apply the internal processes, professional processes, policies and controlling procedures and risk management in accordance with the principles, international standards, in which focus on market risk management, risk of payment, operational risk; perform the classification of liabilities and assets, making provision for adequate levels of risk. Improve capacity of assessment, quantitative evaluation, risk control according to principles consistent with international practices and the actual conditions of the market;
+ To build and apply professional ethics under international practices; enhance the sense of responsibility of practitioners; actively train and improve their professional skills for the team practicing securities trade;
+ To monitor the activities of the securities trading organizations based on the risk: (i) issue guidelines of risk management in these organizations; (ii) issue scorecard system on levels of risk; evaluate, rate, classify the securities trading organizations according to the criteria of capital, property, corporate governance, profitability, solvency and risk; (iii) step-by-step implement mechanism of inspection, monitoring of activities based on the levels of risk;
- To open securities services market in accordance with international commitments; encourage the financial corporations, big and prestigious banks to engage in restructuring of the securities trading organizations; allow these organizations to buy for owning the entire securities trading organization under the WTO commitments.
đ) Improvement of capacity, performance of management, monitoring of operations of the securities trading organizations:
- To build a system of classification, risk assessment of the securities trading organizations based on three pillars: (i) the level of available capital, to ensure the organizations to have sufficient capital as liquidity assets to absorb the risks that may occur; (ii) the ability to control and risk management in accordance with international practices; (iii) the level of transparency of financial information on the operation of management and administration of enterprise;
- Step-by-step implement the full application of the principles of management, supervision of the securities trading organizations based on the level of risk in accordance with international standards; develop the monitoring and early warning system for operation of the securities trading organizations according to international standards;
- To improve the mechanism of monitoring the flow of capital from the banking sector to the securities market through the ownership relationship between the commercial banks and securities trading organizations; improve monitoring capacity and risk management at the commercial banks for capital flow from the banking system into the securities market;
- To focus on improving the quality and qualifications of the inspectors, supervisors, managers of the securities trading organizations; closely monitor and strictly handle violations in the management, administration and violations of law of the securities trading organizations and securities practitioner.
5. Restructuring of the insurance companies
a) To classify the insurance companies in four groups, namely: (i) Group 1 including insurance companies which ensure solvency, non-life insurance companies trading principal insurance with profits from two consecutive years or more; (ii) Group 2 including non-life insurance companies which ensure solvency and non-life insurance trading principal insurance without profits from two consecutive years; (iii) Group 3 including the insurance companies having risk of not-guaranteeing solvency; (iv) Group 4 including the insurance companies that are insolvent and placed in the status of special control. Apply the measures to restore solvency in accordance with the law:
- For the insurance companies under group 1: Continue to strengthen and maintain business operations, allow prudently extending the scope of activities, require the strengthening of internal inspection, control, review network and the organizational structure;
- For the insurance companies under group 2: Enhance financial capacity, corporate management capacity; efficiency and safety of investment and insurance business; request the enterprises to build and implement effective business plan, focusing on the market segment of strength; reduce operation and management costs, simplify the operating organization apparatus and exploiting network. After 24 months, if there are no still profits, insurance management agency shall narrow down the scope and content of the business of the insurance companies;
- For the insurance companies under group 3: Require the companies to develop and implement plans to restore the solvency; increase capital, enhance financial capacity; build the reinsurance plans; transfer insurance contracts; reform the operating organization apparatus; enhance efficiency and safety in the investments, insurance business; improve capacity of corporate governance;
- For the insurance companies under group 4: the Ministry of Finance establishes a supervisory board of solvency to apply measures to restore solvency in accordance with the Law on Insurance Business. In case after application of these measures was taken, the insurance company still does not restore solvency, insurance companies shall conduct bankruptcy procedures as prescribed by law;
- Issue and implement strictly the regulations on legal capital and the safety levels of solvency of insurance companies.
b) Strengthening the capacity of management and operation of the insurance companies:
- To consolidate and develop, strengthen the model of organization and operation of the insurance companies: diversify ownership to limit the self-contained business, monopolies in the insurance business. Require the corporations, state-owned companies, dominant state-owned commercial banks to continue withdrawal of capital from the insurance companies, ensuring that by 2015 the capital contributed by these institutions to the insurance companies shall not exceed 20% of the charter capital of the insurance companies;
- To raise the level of financial security and investment performance: Require the insurance companies to raise capital, to ensure compatibility with the scope and level of risk; maintain solvency capacity, investment efficiency, safety for assets;
- To promote the insurance business: Require the insurance companies to develop and implement a strategy of business focused on the strength market segment, ensuring high efficiency; improve and enhance the customer service quality; encourage enterprises to develop new products to meet the needs of the insurance participants;
- To enhance risk management in insurance companies according to international practices: Build and apply risk management processes, set up a information technology system for management and insurance business;
- To promote publicity and transparency of information of organizational structure, solvency and financial situation in order to serve the monitoring and ensure the interests of customers and investors.
c) To expand the products, insurance services; pilot the implementation of agricultural insurance, export credit insurance, insurance for medical examination and treatment facilities; improve compulsory insurance regime; step by step expand insurance products such as investment-linked insurance products, micro-insurance for low-income people, pension insurance.
6. Restructuring of the Stock Exchange and the Securities Depository Center
a) To study the establishment of the Vietnam Stock Exchange on the principles of (i) unification of the management and administration; (ii) unification of technology platform; (iii) unification and standardization of listing criteria, reporting regime, information disclosure, standards of members and transactions ...; (iv) separation and specialization of market according to commodity transactions, including a securities trading floor, a bonds trading floor, derivative securities.
b) To strengthen the independent operation model of the Securities Depository Center under the direction:
- To develop advanced system of payment, offset; fully establish control mechanism and risk management in payment, offset of securities: (i) to supplement a function of central payment partner (CCP) and securities borrowing - lending system (SBL); (ii) renew payment method, offset, firstly for government bonds. Gradually transfer the function of banks designing payment from commercial banks to the State Bank of Vietnam in accordance with international practices; (iii) study, apply completely immaterial securities certificates;
- To supplement other value-added services related to the registration, depository, offset payment, registration of securities transaction for property being deposited securities in the Securities Depository Center.
IV. ROADMAP FOR IMPLEMENTATION
1. Restructuring of commodity basis
a) Year 2012 - 2013:
- To promote and strengthen the disclosure of information on the securities market; improve the quality of listed securities, registered transaction; promote equitization program associated with the listing; promote government bonds market development; study, build criteria of corporate credit rating, gradually promote the corporate bond market development;
- To promulgate regulations guiding the accounting and auditing regime in accordance with the international standards; enhance the reform of administrative procedures for the issuance, listing, registration of securities transactions.
b) Year 2014 - 2015: Organize trading market of basis derivative securities products; study to establish a credit rating organization.
2. Restructuring of investor basis
a) Year 2012 - 2014:
- To promulgate regulations, guide the implementation of the new types of investment funds; build reasonable tax mechanism to encourage new fund products; study to implement the pilot of voluntary pension fund, supplemented pension fund;
- To promote the reform of administrative procedures in order to attract foreign indirect investment; open market of securities services according to WTO commitments; review the regulations on investment, gradually increase the ownership proportion, proceed to lift ownership restriction for foreign investors in the state-owned enterprises that the government does not need to keep dominant shares;
- To enhance the inspection, supervision and strictly handle violations of the provisions of the law on the securities market.
b) 2015: Modernize the infrastructure of market information technology, including trading system; monitoring system; system of registration, depository, offset payment; information disclosure system.
3. Restructuring of securities trading organizations and insurance companies
a) Year 2012 - 2014
- To classify the securities trading organizations and implement the appropriate measures to restructure these organizations. In short term, give priority for the self-restructuring solutions, including capital increase; consolidation, merger or acquisition; narrowing of the scope and area ofoperation, termination of operation ... inc case of not overcoming, withdraw securities trading operations, revoke license for establishment and operation, wind up or declare bankruptcy;
- To issue procedures of control and risk management, assessing, monitoring system according to international standards; complete legal regulations, strengthen model of organization and operation of securities trading organizations, insurance companies;
- To promulgate regulations on establishing assessment criteria, classifying insurance companies; organize assessment, classify and implement appropriate solutions to restructure the insurance companies;
- To develop and promulgate regulations to monitor the activities of insurance companies based on three criteria: the level of financial safety; corporate governance risk; transparency of information;
- To require the economic groups, state corporations to actively build a reasonable plan and schedule to withdraw capital invested in the securities trading organizations and insurance companies under the scheme of restructuring SOEs focusing on the economic groups, corporations for the period 2011 - 2015, issued together with the Decision No.929/QD-TTg dated July 17, 2012.
b) 2015: Complete basically the restructure of the securities trading organizations and insurance companies.
4. Restructuring of market management organizations
a) Year 2012 - 2013: study to build and issue the project of restructuring the Securities Exchanges, Securities Depository Centers;
b) Year 2014 - 2015: Organize the implementation and complete the restructure of the Securities Exchanges, the Securities Depository Centers.
Article 2. Implementation Organization
1. Ministry of Finance
a) To focus on the implementation of measures to restructure the securities trading organizations and insurance companies; restructure commodity basis; restructure investor basis and restructure market;
b) To enhance the State management, inspect and supervise securities market and insurance market; preside over and coordinate with the Ministry of Public Security to strictly deal with organizations and individuals that violate the provisions of civil, criminal law; deceptive acts, fraud, abuse, losses of customers’ assets; preside over and coordinate with the Ministry of Justice, Ministry of Information and Communication to disseminate guidelines, policy on the securities market and the insurance market, policy of restructuring securities trading organization, insurance companies in order to maintain the psychological stability, social consensus, avoiding negative impacts to the development of market;
c) To preside over and coordinate with the Ministry of Planning and Investment to review and evaluate the effectiveness of investment activities outside the sector of the economic groups and state corporations in the securities trading organizations, insurance companies and financial investment activities in general; build reasonable schedule to withdraw the invested capital in these organizations in accordance with the scheme of restructuring state-owned enterprises focusing on the economic groups, corporations companies in the period 2011 - 2015, issued together with the Decision No.929/QD-TTg dated July 17, 2012;
d) To preside over and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs to study, and submit to the Government for issuing a legal framework for the establishment and operation of supplemented pension fund in Vietnam.
2. State Bank of Vietnam
a) To improve the legal provisions to closely monitor the flow of capital between the commercial banks to the securities market and insurance companies through securities trading organizations and insurance companies; build effective mechanism of controlling the financial investment activities, credit and entrustment of funds of credit institutions, especially the capital source of the credit institutions providing the above investment activities, the securities market and insurance companies through the securities trading organizations and insurance companies;
b) To coordinate with the Ministry of Finance to build mechanism, enhance coordination with inspection and supervision between the Ministry of Finance and the State Bank of Vietnam for financial – bank corporations, financial transactions and capital circulation flows between the credit institutions and the securities trading organizations, insurance companies, especially the securities trading organizations and insurance companies under the credit institutions;
c) To coordinate with the Ministry of Finance to study the scheme of securities payment through the State Bank of Vietnam.
3. Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs
To coordinate with the Ministry of Finance to study model, build legal regulations to implement the supplemented pension fund.
4. Ministry of Planning and Investment
a) To coordinate with the Ministry of Finance to build a roadmap of withdrawing investment capital of the groups, state corporations in the securities trading organizations, insurance companies; study, build mechanism to allow the securities trading organizations to register operation under law on enterprises when they have no longer needs to work in the field of securities;
b) To guide the scope of investment, investment sector, the percentage of ownership of shares in Vietnamese enterprises and specific areas. For some areas, consider to gradually increase the percentage of ownership, proceed to lift ownership restriction for foreign investors.
Article 3. Implementation provisions
1. This Decision takes effect from the date of signing.
2. The Finance Minister, ministers, heads of ministerial-level agencies, the heads of the Governmental agencies, Presidents of the People s Committees of provinces and cities directly under the Central Government, Chairmen of the Members’ Council of the Groups, state corporations and heads of concerned agencies shall implement this Decision. /.
| THE PRIME MINISTER |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây