Nghị quyết 53/NQ-CP 2019 giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp hiệu quả
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Nghị quyết 53/NQ-CP
Cơ quan ban hành: | Chính phủ |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 53/NQ-CP |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 17/07/2019 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Theo đó, để tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước theo tinh thần Chính phủ kiến tạo, trao quyền cho thị trường quyết định, Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế chủ trì phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương kết hợp thanh tra, kiểm tra liên ngành nhiều nội dung trong một đợt thanh tra, kiểm tra vệ sinh thực phẩm đối với nông sản thực phẩm không quá 01 lần/năm, trừ thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.
Bên cạnh đó, Chính phủ đưa ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 3,0%/năm. Đến năm 2030, có 80.000 – 100.000 doanh nghiệp có hoạt động đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp hiệu quả, trong đó có khoảng 3.000 – 4.000 doanh nghiệp có quy mô lớn và 6.000 – 8.000 doanh nghiệp quy mô vừa.
Đến năm 2030, nông nghiệp Việt Nam đứng trong số 15 nước phát triển nhất thế giới, trong đó ngành chế biến nông sản đứng trong số 10 nước hàng đầu thế giới. Việt Nam là một trung tâm chế biến sâu của nông nghiệp thế giới, trung tâm logistics của thương mại nông sản toàn cầu.
Xem chi tiết Nghị quyết53/NQ-CP tại đây
tải Nghị quyết 53/NQ-CP
CHÍNH PHỦ Số: 53/NQ-CP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 17 tháng 07 năm 2019 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ GIẢI PHÁP KHUYẾN KHÍCH, THÚC ĐẨY DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ VÀO NÔNG NGHIỆP HIỆU QUẢ, AN TOÀN VÀ BỀN VỮNG
-----------
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 142/2016/QH13 ngày 12 tháng 4 năm 2016 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 69/2018/QH14 ngày 08 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X về Nông nghiệp nông dân nông thôn;
Trên cơ sở ý kiến của các Thành viên Chính phủ và kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị "Thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực Nông nghiệp" ngày 27 tháng 8 năm 2018,
QUYẾT NGHỊ:
I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH
Thời gian qua, tốc độ tăng trưởng khu vực nông nghiệp đạt khá; năng suất, chất lượng và hiệu quả không ngừng được nâng cao. Hiện nay, Việt Nam đã đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và trở thành nước xuất khẩu nông sản đứng thứ hai Đông Nam Á, thứ 15 trên thế giới với 10 nhóm mặt hàng nông, lâm, thủy sản có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ đô la Mỹ, trong đó có 6 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỷ đô la Mỹ.
Những thành tựu quan trọng nói trên có được là việc ban hành các chính sách đúng đắn, hiệu quả của Đảng và Nhà nước; quyết tâm, nỗ lực của Chính phủ, các thiết chế thuộc khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn; việc áp dụng các loại hình tổ chức sản xuất trong nông nghiệp như: Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, mô hình kinh tế hộ; trong đó, các doanh nghiệp đang là “trụ cột”, là “đầu tàu” trong việc thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh và phát triển thương hiệu nông sản Việt Nam.
Thực tiễn cho thấy, Nhà nước cần có chính sách để doanh nghiệp hợp tác với các thiết chế khu vực nông nghiệp thúc đẩy việc tích tụ, tập trung đất đai tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao trong nông nghiệp, sản xuất các mặt hàng nông sản có chất lượng cao, giá trị gia tăng lớn hơn, có khả năng tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu; tạo vị thế xây dựng thương hiệu quốc gia Nông nghiệp Việt Nam, đồng thời, huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và các dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp, tạo ra một môi trường cạnh tranh sôi động trong nông nghiệp.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn đã quan tâm và triển khai dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có những doanh nghiệp hàng đầu thế giới về tôm, cá tra, lúa gạo, cà phê, v.v... Hệ thống doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đã hình thành với trên 50 nghìn doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, bao gồm cả sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, kinh doanh vật tư nông nghiệp, nông sản, các dịch vụ phục vụ phát triển nông nghiệp, trong đó khoảng 10.200 doanh nghiệp trực tiếp đầu tư phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản.
Tuy nhiên, sự phát triển của các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp còn rất khiêm tốn so với tiềm năng, lợi thế phát triển, số doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp hiện chỉ chiếm 8% tổng số doanh nghiệp trên cả nước, trong đó số doanh nghiệp nông lâm, thủy sản chiếm 1%. Hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp chủ yếu hiện nay vẫn ở dạng hộ sản xuất với hơn 9,2 triệu hộ với quy mô rất nhỏ. Quy mô các doanh nghiệp chủ yếu là nhỏ và siêu nhỏ, chiếm 96% số các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Năng suất lao động ngành nông nghiệp còn hạn chế, chỉ bằng khoảng 38% năng suất lao động bình quân chung cả nước và thấp hơn hầu hết các nước trong khu vực. Trình độ khoa học và công nghệ của các doanh nghiệp còn thấp, ứng dụng khoa học công nghệ và các tiêu chuẩn chất lượng quốc gia, quốc tế còn hạn chế, chỉ có gần 5% số doanh nghiệp nông lâm thủy sản được cấp chứng nhận VietGAP và tương đương. Thị trường tiêu thụ không bền vững; kênh tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi với các nhà phân phối bán lẻ lớn còn hạn chế; số doanh nghiệp tham gia sản xuất theo chuỗi giá trị còn ít; rào cản về kỹ thuật, chất lượng của thị trường quốc tế ngày càng khắt khe. Tình trạng vi phạm về an toàn thực phẩm vẫn diễn ra, đây là việc cạnh tranh sản xuất nông sản thiếu lành mạnh, vấn đề truyền thông chưa hiệu quả khi phản ánh một số trường hợp vi phạm đã vô tình tạo ra hiệu ứng tẩy chay hàng nông sản Việt vì vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
Nông nghiệp Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng và cơ hội cần khai thác đặc biệt quỹ đất, nguồn nhân lực và tận dụng cơ hội trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Vì vậy, trong thời gian tới, người dân và cộng đồng doanh nghiệp phải cùng nhau chung sức để đưa Việt Nam vươn lên vị trí hàng đầu thế giới về hàng nông sản.
Để hiện thực hóa mục tiêu trên, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện có hiệu quả những mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp sau đây:
II. TẦM NHÌN VÀ MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2030
1. Tầm nhìn đến năm 2030:
- Phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững; sản xuất hàng hóa lớn, áp dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh; cải thiện và ngày càng nâng cao đời sống nông dân; xây dựng nông thôn văn minh hiện đại.
- Đến năm 2030, nông nghiệp Việt Nam đứng trong số 15 nước phát triển nhất thế giới, trong đó ngành chế biến nông sản đứng trong số 10 nước hàng đầu thế giới. Việt Nam là một trung tâm chế biến sâu của nông nghiệp thế giới, trung tâm logistics của thương mại nông sản toàn cầu.
- Doanh nghiệp nông nghiệp được xác định có vai trò là “trụ cột” trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp nước ta theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam.
2. Mục tiêu đến năm 2030:
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 3,0%/năm.
- Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 6%-8%/năm.
- Đến năm 2030 có 80.000 đến 100.000 doanh nghiệp có hoạt động đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp hiệu quả, trong đó khoảng 3.000 đến 4.000 doanh nghiệp có quy mô lớn và 6.000 đến 8.000 doanh nghiệp quy mô vừa.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cải cách thủ tục hành chính; cắt giảm mạnh các rào cản về điều kiện kinh doanh trong nông nghiệp, tạo sức hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng kết các chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tiếp tục đẩy mạnh việc rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp.
b) Bộ Tài chính nghiên cứu, sửa đổi đơn giản hóa các thủ tục hành chính về thuế; khẩn trương rà soát, cắt giảm các thủ tục hành chính về thuế không phù hợp, chuẩn hóa các thủ tục hành chính và ban hành ở cấp Nghị định.
c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
- Khẩn trương đôn đốc các bộ ngành, địa phương thực hiện Quyết định số 1203/QĐ-TTg ngày 18 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch thực hiện Nghị định số 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, tổng hợp dự án của các địa phương đề nghị hỗ trợ theo quy định của Nghị định số 57/2018/NĐ-CP, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cân đối hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách trung ương.
d) Bộ Công Thương đẩy mạnh triển khai hiệu quả Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo. Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn các nội dung được giao tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP trong quý IV năm 2019.
đ) Các bộ rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách quy định, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển nông nghiệp, đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.
e) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, trên cơ sở lợi thế tự nhiên của địa phương để đưa ra các chính sách khuyến khích doanh nghiệp khai thác hiệu quả các điều kiện tự nhiên như: đất đai, thổ nhưỡng, nguồn nước và tài nguyên, đưa địa phương nhanh chóng trở thành những trung tâm nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch; tập trung tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị định số 57/2018/NĐ-CP.
2. Phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp bảo đảm phù hợp với nhu cầu thị trường, kế hoạch và chiến lược phát triển ngành nông nghiệp.
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì rà soát, nghiên cứu xây dựng chiến lược, kế hoạch, đề án phát triển ngành mang tính bền vững, ổn định và hiệu quả, ưu tiên phát triển những ngành, sản phẩm chủ lực theo ba trục sản phẩm chính (Sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia, sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp tỉnh và các sản phẩm đặc sản địa phương) và nghiên cứu xây dựng đề án phát triển 03 ngành chế biến để phấn đấu đứng trong số 5 nước hàng đầu thế giới về: rau củ quả, thủy hải sản, gỗ và sản phẩm từ gỗ; trong quý III năm 2020 trình Thủ tướng Chính phủ.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tập trung nghiên cứu phát triển công nghệ sau thu hoạch, khắc phục tổn thất sau thu hoạch, có lợi cho nông dân, gia tăng giá trị sản phẩm và tạo ra những ưu thế so sánh nhất định cho sản phẩm nông nghiệp Việt Nam.
b) Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng đề án, kế hoạch, chiến lược phát triển logistics gắn với vùng sản xuất, kinh doanh nông nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp giảm chi phí và thời gian vận chuyển, phân phối sản phẩm; trong quý III năm 2020 trình Thủ tướng Chính phủ.
c) Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng Đề án phát triển ngành hàng chế biến dược liệu, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2020.
3. Đổi mới cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến mở rộng thị trường, từng bước chủ động được thị trường.
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng đề án đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thu thập thông tin, dự báo tình hình thị trường, qua đó tư vấn, cung cấp cho các doanh nghiệp biết để điều tiết hoạt động phù hợp theo nhu cầu thị trường tránh bị ép giá bán; trong quý III năm 2020 trình Thủ tướng Chính phủ.
b) Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, đánh giá các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại, tập trung triển khai nội dung xúc tiến thương mại hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ các mặt hàng nông sản, nâng cao năng lực phát triển sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường, xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm tại các thị trường trọng điểm; phối hợp với hệ thống Thương vụ tại nước ngoài đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại đưa hàng hóa nông sản Việt Nam tiếp cận thị trường các hệ thống bán lẻ, chuỗi siêu thị tại nước ngoài.
c) Bộ Ngoại giao chỉ đạo mạng lưới các cơ quan đại diện ở nước ngoài phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu nông sản, thu hút đầu tư chất lượng cao và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp.
4. Hoàn thiện chính sách tín dụng cho các dự án nông nghiệp theo hướng hỗ trợ, khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu, chỉ đạo các tổ chức tín dụng:
- Cân đối nguồn vốn đáp ứng kịp nhu cầu phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; tăng cường kết nối ngân hàng - doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng, đặc biệt là các doanh nghiệp, dự án ứng dụng công nghệ cao, đầu mối liên kết trong sản xuất nông nghiệp.
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục vay vốn cho người dân, doanh nghiệp.
- Triển khai hiệu quả chính sách tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2018 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2015/NĐ-CP; đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng phù hợp với các đối tượng khách hàng, góp phần hạn chế tín dụng đen ở nông thôn.
5. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương nghiên cứu, đề xuất, điều chỉnh chính sách thuế hợp lý nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho nông nghiệp, đảm bảo ổn định chính sách vĩ mô; triển khai hiệu quả Nghị định số 58/2018/NĐ-CP ngày 18/4/2018 của Chính phủ về bảo hiểm nông nghiệp.
6. Xây dựng, hoàn thiện chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận và ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ tiên tiến hiện đại phục vụ sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp; khai thác tối đa các cơ hội của cách mạng công nghiệp 4.0 để phát triển nông nghiệp vượt trội, hiệu quả và bền vững.
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Quy hoạch phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung là nội dung của quy hoạch tỉnh, các địa phương đang lập theo Luật Quy hoạch và theo định hướng phát triển của ngành, trong quý II năm 2019 báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Chủ trì rà soát, đánh giá và hoàn thiện hệ thống các cơ quan quản lý và chứng nhận chất lượng hàng nông sản đạt chuẩn từ trung ương tới địa phương, tiêu chuẩn cho hàng hóa nông sản và hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế; nghiên cứu sửa đổi cơ chế, chính sách về nghiên cứu khảo nghiệm giống mới theo hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia thực hiện các đề án, dự án nghiên cứu, tiếp nhận kết quả nghiên cứu.
- Chú trọng nâng cao năng lực cho các cơ quan quản lý chất lượng thông qua đào tạo nguồn nhân lực và nâng cấp, trang bị máy móc hiện đại để có kết quả kiểm tra chính xác, tương thích với các nước phát triển.
- Chủ trì nghiên cứu, hoàn thiện chính sách đẩy mạnh cơ giới hóa trong nông nghiệp.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực nông nghiệp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2019.
b) Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Tập trung ưu tiên đầu tư khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến đối với các ngành hàng chủ lực, đặc biệt là chọn tạo và sử dụng giống mới, công nghệ bảo quản sau thu hoạch chế biến và tạo chuỗi và nâng cao chất lượng nông, thủy, hải sản, chăn nuôi.
- Đẩy mạnh cải cách quy trình, thủ tục hành chính về chuyển giao công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn tài nguyên về giống, kết quả nghiên cứu khoa học.
- Tăng cường hỗ trợ bảo hộ sở hữu trí tuệ ở trong nước và ngoài nước cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc thù; thúc đẩy xây dựng và phát triển thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc (mã số vạch, QR code, v.v...), tài sản trí tuệ cho các sản phẩm được bảo hộ.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia; thẩm định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
c) Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, ban hành danh mục sản phẩm cơ khí chế tạo, linh kiện, máy nông nghiệp và sản phẩm phụ trợ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn được hỗ trợ đầu tư; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 2019.
7. Hoàn thiện cơ chế hoạt động cho thị trường quyền sử dụng đất, tạo cơ chế đồng bộ để thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp phát triển; khẩn trương nghiên cứu cơ chế thí điểm về tích tụ, tập trung ruộng đất, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, người nông dân và doanh nghiệp.
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương:
- Nghiên cứu trình Chính phủ và Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai theo hướng phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong nông nghiệp, mở rộng hạn mức chuyển nhượng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân; hoàn thiện quy định về các quyền và nghĩa vụ sử dụng đất nông nghiệp của các tổ chức, cá nhân; thiết lập các cơ chế thuận lợi để hộ nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác và doanh nghiệp tiếp cận đất đai hình thành các vùng sản xuất, chế biến tập trung, trình Chính phủ trong năm 2021.
- Nghiên cứu, đề xuất giải pháp các nội dung cần thí điểm để tích tụ, tập trung đất đai, trình Chính phủ trong tháng 11 năm 2019.
- Xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về tích tụ, tập trung đất đai cho sản xuất nông nghiệp, trình Chính phủ trong tháng 10 năm 2019.
b) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội, tiềm năng và lợi thế về đất đai tổ chức rà soát, lập, điều chỉnh, công bố công khai quy hoạch sử dụng đất đảm bảo quy hoạch ổn định, tập trung đất thích hợp cho mục đích nông nghiệp.
8. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong nông nghiệp.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì:
a) Nghiên cứu, ban hành chính sách hỗ trợ và ưu tiên hỗ trợ đào tạo nghề theo nhu cầu của người sử dụng lao động, gắn đào tạo với địa chỉ sử dụng lao động cụ thể (doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở kinh doanh,...), gắn với các định hướng phát triển dịch vụ - công nghiệp của từng địa phương, gắn với kỹ năng và kinh nghiệm của các làng nghề; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2019.
b) Nghiên cứu, xây dựng chính sách hợp lý để thu hút các nghệ nhân tham gia đào tạo nghề; điều chỉnh, bổ sung chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề và học viên học nghề; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý II năm 2019.
c) Nghiên cứu ban hành chính sách ưu tiên hỗ trợ đào tạo nông dân của các vùng sản xuất trọng điểm quy hoạch; lao động trong trang trại, gia trại; lao động trong doanh nghiệp nông nghiệp, thành viên hợp tác xã; trong quý III năm 2019 báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
9. Tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước theo tinh thần Chính phủ kiến tạo, trao quyền cho thị trường quyết định; nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh nông sản.
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì, phối hợp với các địa phương, các cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng Đề án phát triển hệ thống trung tâm cung ứng nông sản Việt Nam hiện đại giai đoạn 2019-2020 và định hướng đến năm 2030; trình Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2019.
- Tập trung quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản nông sản thực phẩm, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh, hóa chất cấm trong thực phẩm nông sản.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, các bộ, ngành liên quan tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh nông sản thực phẩm theo hướng "tăng hậu kiểm, giảm tiền kiểm"; tăng cường áp dụng cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ trong hoạt động kiểm định độc lập trên thị trường, đồng thời tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm vi phạm pháp luật an toàn thực phẩm.
b) Bộ Công Thương tiếp tục hướng dẫn các địa phương triển khai xây dựng, nhân rộng mô hình thí điểm chợ bảo đảm an toàn thực phẩm và mô hình các cơ sở kinh doanh thực phẩm an toàn.
c) Bộ Y tế chủ trì tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn thực phẩm; cảnh báo sự cố ngộ độc thực phẩm; phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương kết hợp thanh tra, kiểm tra liên ngành nhiều nội dung trong một đợt thanh tra, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm đối với nông sản thực phẩm theo đúng quy định của pháp luật (không quá một lần/năm), trừ trường hợp thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật rõ ràng.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng cơ chế để các cơ quan kiểm định chất lượng thực phẩm độc lập trên thị trường (trên cơ sở đặt hàng của nhà nước, nhà nước giao chỉ tiêu hàng năm), căn cứ kết quả kiểm định thực hiện xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân sản xuất vi phạm pháp luật an toàn thực phẩm; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2019.
d) Bộ Thông tin và Truyền thông:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển nông nghiệp thông minh.
- Chỉ đạo các cơ quan truyền thông báo chí cần nêu cao tinh thần dân tộc, phản ánh trung thực, kịp thời các trường hợp vi phạm, đảm bảo đủ tính răn đe nhưng không làm ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
đ) Ủy ban nhân dân các cấp:
- Tập trung triển khai thực hiện các chính sách cụ thể của trung ương phù hợp với thực tế tại địa phương để xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu sản xuất nông sản thực phẩm an toàn; thúc đẩy áp dụng rộng rãi mô hình VietGAP, các mô hình sản xuất an toàn khác và phát triển hệ thống phân phối thực phẩm an toàn.
- Chịu trách nhiệm về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn; xác định việc bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm là nhiệm vụ quan trọng cần tập trung chỉ đạo, điều hành; ưu tiên bố trí đủ kinh phí, nguồn lực cho công tác quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm, trước mắt chủ động bố trí kinh phí tương ứng với số thu tiền xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm thuộc ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước để đầu tư toang thiết bị kỹ thuật và công tác kiểm tra, kiểm nghiệm, xử lý tiêu hủy thực phẩm không an toàn.
- Phối hợp với các bộ, ngành và địa phương kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các làng nghề thực phẩm, đảm bảo vừa duy trì và phát triển làng nghề truyền thống, vừa đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng; triển khai mô hình điểm kiểm soát an toàn thực phẩm tại các chợ, siêu thị kinh doanh thực phẩm.
10. Bộ Công an, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất kinh doanh hàng giả nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phó Thủ tướng - Trưởng ban Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp chỉ đạo chung; các Phó Thủ tướng được phân công phụ trách ngành, lĩnh vực chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương liên quan triển khai thực hiện Nghị quyết này.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được giao:
a) Khẩn trương chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo Nghị quyết để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thường xuyên kiểm tra, giám sát, bảo đảm thực hiện đúng tiến độ các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, chế độ báo cáo nếu tại Nghị quyết này.
b) Kịp thời tổng hợp các kiến nghị, khó khăn và vướng mắc của doanh nghiệp trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa bàn được giao quản lý để xử lý hoặc chuyển tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
c) Xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ, công chức gây khó khăn, nhũng nhiễu doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề:
a) Xây dựng các chương trình, biện pháp cụ thể, khả thi để tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động, thực hiện tốt vai trò hỗ trợ các doanh nghiệp hội viên, là cầu nối hiệu quả giữa doanh nghiệp và Chính phủ.
b) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.
c) Nâng cao chất lượng hoạt động, đưa hiệp hội doanh nghiệp trở thành kênh đối thoại chính thống giữa doanh nghiệp với chính quyền. Tổng hợp các kiến nghị, khó khăn và vướng mắc của doanh nghiệp đầu tư trong nông nghiệp, chuyển tới các cơ quan quản lý nhà nước để xử lý, giải quyết, đồng thời gửi tới Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi và tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình giải quyết các khó khăn của doanh nghiệp.
4. Các doanh nghiệp:
a) Thực hiện quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật. Chủ động trong việc trao đổi, phản ánh với các cơ quan quản lý nhà nước để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
b) Phát huy tinh thần chủ động tăng cường liên kết, hợp tác kinh doanh, phát huy vai trò đầu tàu trong chuỗi liên kết, chuỗi giá trị nông nghiệp; hỗ trợ nâng cao năng lực của các hộ nông dân, hợp tác xã theo hướng sản xuất nông sản sạch, nông sản hữu cơ.
c) Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực quản trị, năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp.
d) Phát huy mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp, đạo đức kinh doanh, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, phát triển doanh nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường; nêu cao tinh thần tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết, nỗ lực chung sức cùng Chính phủ và người dân đưa các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam ra thị trường thế giới thành công.
5. Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền Nghị quyết này và các chính sách về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp và các bộ, cơ quan liên quan đôn đốc, kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết; định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo Chính phủ tình hình thực hiện./.
Nơi nhận: | TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT
No. 53/NQ-CP | SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence – Freedom – Happiness Hanoi, July 17, 2019 |
RESOLUTION
On solutions to encourage and promote enterprises to invest in agriculture effectively, safely and sustainably
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015;
Pursuant to the Resolution No. 142/2016/QH13 dated April 12, 2016 of the National Assembly on the 2016-2020 socio-economic development plan from 2016 to 2020;
Pursuant to the Resolution No. 69/2018/QH14 dated November 8, 2018 of the National Assembly on the socio-economic development plan for 2019;
Pursuant to the Resolution No. 26-NQ/TW dated August 5, 2008 at the 7thPlenum of the 10thCentral Executive Committee on farmers and rural areas;
Based on the opinions of the Government Members and the Prime Minister s conclusions at the Conference “Promoting enterprises to invest in agriculture” dated August 27, 2018,
RESOLVES:
I. ASSESSMENT OF THE SITUATION
Over the past time, the growth rate of the agricultural sector has been quite good. Productivity, quality and efficiency are constantly being improved. Currently, Vietnam has firmly ensured national food security and become the second largest exporter of agricultural products in Southeast Asia and the 15thlargest exporter in the world with 10 groups of agricultural, forestry and fishery products with export turnover of over US$ 1 billion, including 6 items with turnover of over US$ 3 billion.
The important achievements mentioned above result from the issuance of proper and effective policies by the Party and the State; from determination and efforts of the Government, institutions in the agricultural sector, farmers and rural areas; from the application of different types of agricultural production organizations such as enterprises, cooperatives, cooperative groups, farms, household economic models; in which, enterprises are the “pillar” and “motive force” in promoting the development of agricultural production value chains towards large-scale commodity production, scientific and technological application, and advanced efficiency, competitiveness and development of Vietnamese agricultural brands.
The reality shows that the State needs to have policies for enterprises to cooperate with agricultural sector institutions, promote the accumulation and concentration of land, create the most favorable conditions for large-scale agricultural production, mechanize agricultural production, apply new and advanced technologies in agriculture, produce high quality agricultural products, greater value added, be able to participate in global value chains; create a position to build a national brand of Vietnam Agriculture, mobilize social resources to invest in developing agricultural and rural infrastructure and agricultural support services, and create a vibrant competitive environment in agriculture.
Currently, many enterprises and large corporations have paid attention and implemented investment projects in the agricultural sector, including the world s leading enterprises in shrimp, Pangasiidae, rice, coffee, etc. The system of enterprises operating in the agricultural and rural sector has been formed with over 50,000 enterprises investing in the agricultural sector, including production, processing and consumption of agricultural materials, agricultural products and services for agricultural development, of which about 10,200 enterprises directly invest in developing agricultural, forestry and fishery production.
However, the development of enterprises in the agricultural sector is still modest compared with the potential and development advantages. The number of enterprises investing in the agricultural sector currently accounts for only 8% of the total number of enterprises nationwide, of which agricultural, forestry and fishery enterprises account for 1%. The main form of agricultural production is still in the form of production households with more than 9.2 million households producing at a very small scale. The scale of enterprises is mainly small and super small, accounting for 96% of enterprises investing in agriculture. Labor productivity in agriculture is limited, only about 38% of the average labor productivity in the whole country and lower than most countries in the region. The level of science and technology of enterprises is still low. The application of science and technology and the national and international quality standards are still limited; only 5% of agro-forestry and fishery enterprises are VietGAP certified and equivalent. Consumption market is not sustainable. limited product consumption channels with large retail distributors are limited. The number of enterprises participating in the production of the value chain is still small. The technical and quality barriers of the international market are increasingly strict. The situation of food safety violations still occurs; this is the competition of unhealthy agricultural production. The communication is not effective when reflecting some violations that unintentionally create the effect of boycotting Vietnamese agricultural products because of food hygiene and safety issues, affecting the production and business activities of enterprises investing in agriculture.
Vietnam s agriculture still has a lot of potential and opportunities to exploit particularly land, human resources and opportunities in the period of industrial revolution 4.0. Therefore, in the coming time, the people and the business community must work together to bring Vietnam to the world leading position in agricultural products.
In order to realize the above objectives, the Government requires ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government, People s Committees of centrally-run provinces and cities to direct, administer and organize the effective implementation of the following objectives, tasks and solutions:
II. VISION AND GOALS BY 2030
1. Vision by 2030:
- Developing agriculture in a modern and sustainable direction; producing goods in large quantities; applying innovative science and technology to increase productivity, quality, efficiency and competitiveness; improving farmers lives; developing rural areas towards civilization and modernity.
- By 2030, Vietnam s agriculture ranks among the 15 most developed countries in the world, of which the agricultural processing industry ranks among the top 10 countries in the world. Vietnam is a deep processing center of world agriculture, a logistics center of global agricultural trade.
- Agricultural enterprises have been identified as a “pillar” in promoting the development of our agricultural production in the direction of producing the commodity, improving the competitiveness of Vietnamese agricultural products.
2. Objectives by 2030:
- The growth rate of agricultural, forestry and fishery production value reaches about 3.0%/year.
- The growth rate of agricultural, forestry and fishery export turnover is about 6-8%/year.
- By 2030, there are 80,000 to 100,000 enterprises with business investment activities in the agricultural sector effectively, of which there are about 3,000 to 4,000 large-scale enterprises and 6,000 to 8,000 medium-sized enterprises.
III. TASKS AND SOLUTIONS
1. Continuing to improve institutions, reform administrative procedures, drastically reduce barriers to business conditions in agriculture, attract businesses to invest in agriculture.
a) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall summarize policies on agricultural, farmer and rural development, continue to promote the review and simplification of administrative procedures in the agricultural sector.
b) The Ministry of Finance shall study and amend the simplification of tax administrative procedures; urgently review and reduce inappropriate administrative tax procedures, standardize administrative procedures and issue them at the Decree level.
c) The Ministry of Planning and Investment shall:
- Urgently urge the ministries and localities to implement the Decision No. 1203/QD-TTg dated September 18, 2018 of the Prime Minister on the plan to implement Decree No. 57/2018/ND-CP on mechanism and policies to encourage enterprises to invest in agriculture and rural areas.
- Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance and the Ministry of Agriculture and Rural Development in, reviewing and summing up projects of localities requesting support according to the provisions of Decree No. 57/2018/ND-CP; report to the Prime Minister to consider and balance support from the central budget.
d) The Ministry of Industry and Trade promotes effective implementation of Decree No. 107/2018/ND-CP dated August 15, 2018 of the Government on rice export business. The Ministry of Agriculture and Rural Development and The Ministry of Health shall urgently issue documents to guide the contents assigned in Decree No. 107/2018/ND-CP in the fourth quarter of 2019.
e) The ministries review and propose amendments and supplements to regulatory policies, creating the most favorable conditions for agricultural development, investment and business in the agricultural sector.
f) The People s Committees of the provinces and centrally-run cities shall step up the improvement of the business and investment environment, based on the local natural advantages, to adopt policies on encouraging enterprises to efficiently exploit natural conditions such as land, soil, water and resources, making the localities quickly become clean and highly-technological agricultural centers; focus on effectively implementing Decree No. 57/2018/ND-CP.
2. Developing the production, processing and consumption of agricultural products to ensure compliance with market demands, agricultural sector development plans and strategies.
a) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall:
- Preside over the review, research and development of strategies, plans and projects for the development of a sustainable, effective and sustainable branch; give the priority to the development of key industries and products in three main product axes (National key agricultural products, provincial key agricultural products and local specialty products); research and implement a scheme to develop 03 processing industries with the aim of being among the top 5 countries in the world in terms of vegetables, seafood, wood and wood products, and then submit it to the Prime Minister in the third quarter of 2020.
- Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Science and Technology in, concentrating on research and development of post-harvest technologies, overcoming post-harvest losses, benefiting farmers, increasing product value and creating certain comparative advantages for Vietnamese agricultural products.
b) The Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in developing schemes, plans and logistics development strategies associated with agricultural production and business areas in order to help enterprises reduce costs and time of product delivery and distribution. In the third quarter of 2020, schemes, plans and logistics development strategies will be submitted to the Prime Minister.
c) The Ministry of Health shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and concerned agencies in, studying and elaborating a scheme on development of pharmaceutical processing industry, and then submit it to the Prime Minister in the third quarter of 2020.
3. Renovating mechanisms to support enterprises to promote market expansion, step by step taking initiative in the market.
a) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Industry and Trade in, formulating a scheme to step up the application of information technology in collecting information and forecasting the market situation, through which enterprises are given advice and provided with information to regulate appropriate operations according to market demand and be able to avoid the selling price squeeze. In the third quarter of 2020, this scheme will be submitted to the Prime Minister.
b) The Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in, reviewing and evaluating trade promotion programs and activities, focusing on deploying trade promotion contents to support enterprises to expand consumer market of agricultural products, improve product development capacity to meet market requirements, build and promote product brands in key markets; coordinate with the Foreign Trade Service system in promoting trade promotion to bring Vietnamese agricultural products to the market of retail systems and supermarket chains in foreign countries.
c) The Ministry of Foreign Affairs shall direct the network of overseas representative agencies to closely coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development as well as with the concerned ministries and branches in improving the effectiveness of agricultural product export support and promotion, attracting high quality investment and technology transfer in the agricultural sector.
4. Perfecting credit policies for agricultural projects in the direction of supporting and encouraging investment in the agricultural sector.
The State Bank of Vietnam studies and directs credit institutions to:
- Balance capital sources to meet the demand for agricultural and rural development; strengthen the connection of banks and enterprises to remove difficulties and obstacles in accessing credit capital, especially enterprises and projects of high technology application and linkages in agricultural production.
- Step up the reform of administrative procedures, simplify borrowing procedures for people and enterprises.
- Effectively implement credit policies for agriculture and rural areas according to Decree No. 55/2015/ND-CP dated June 9, 2015 of the Government on credit policies for agricultural and rural development and Decree No. 116/2018/ND-CP dated September 7, 2018 amending and supplementing Decree No. 55/2015/ND-CP; diversify credit products suitable to customers, contributing to limiting black credit in rural areas.
5. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the ministries, branches and localities in, studying, proposing and adjusting reasonable tax policies in order to encourage enterprises to invest in agriculture, ensuring the macroeconomic policy stability; effectively implementing Decree No. 58/2018/ND-CP dated April 18, 2018 of the Government on agricultural insurance.
6. Building and perfecting policies to create favorable conditions for enterprises to access and apply modern advanced scientific and technological research results in service of agricultural production and business; maximizing the opportunities of industrial revolution 4.0 to develop outstanding, efficient and sustainable agriculture.
a) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall:
- Plan for development of concentrated agricultural production areas is the content of the provincial planning. The localities are making a plan according to the Planning Law and the development orientation of the industry. In the second quarter of 2019, the plan will be reported to the Prime Minister.
- Assume the prime responsibility for reviewing, evaluating and perfecting the system of agencies managing and certifying the quality of agricultural products from the central to local levels, standards for agricultural products in harmony with international standards; study and amend mechanisms and policies on research and testing of new varieties along the direction of creating favorable conditions for enterprises to participate in implementing research projects and receive research results.
- Focus on improving the capacity of quality management agencies through training human resources and upgrading and equipping with modern machinery to get accurate test results, compatible with developed countries.
- Preside over research and improve policies to promote mechanization in agriculture.
- Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Science and Technology in, perfecting the system of national standards and national technical regulations in the agricultural sector. The national standards and national technical regulations shall be reported to to the Prime Minister in the third quarter of 2019.
b) The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in,
- Focusing on investment in science and technology in production and processing for key products, especially selecting and using new varieties, post-harvest preservation technology and processing technology; creating chains and improving the quality of agricultural products, aquatic products, seafood and livestock.
- Stepping up the reform of administrative processes and procedures on technology transfer; creating favorable conditions for enterprises to access resources on seeds and scientific research results.
- Enhancing the protection of intellectual property in the country and abroad for key and specific agricultural products; promoting the construction and development of trademarks, geographical indications, traceability (bar code, QR code, etc.), intellectual property for protected products.
- Appraising and announcing national standards; appraising national technical regulations.
c) The Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in, studying and promulgating a list of mechanical engineering products, components, agricultural machines and auxiliary products in service of agricultural and rural development subject to investment support. This list will be reported to the Prime Minister in the fourth quarter of 2019.
7. Improving the operation mechanism for the market of land use rights; creating a synchronous mechanism for the market of agricultural land use rights to develop; urgently studying the pilot mechanism on land accumulation, concentration; ensuring the harmonization of the interests of the State, farmers and enterprises.
a) The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the ministries, branches and localities in,
- Studying and submitting to the Government and the National Assembly amendments and supplements to the Land Law along the direction of developing the market of land use rights in agriculture, expanding the limits on transfer of agricultural land of households and individuals; completing regulations on agricultural land use rights and obligations of organizations and individuals; setting up favorable mechanisms for farmers, cooperatives, cooperative groups and enterprises to access land; forming concentrated production and processing areas; and submitting these to the Government in 2021.
- Researching and proposing solutions for the contents that need to be piloted for accumulation and concentration of land; and submitting these solutions to the Government in November 2019.
- Developing a Government Decree stipulating the accumulation and concentration of land for agricultural production; and submitting it to the Government in October 2019.
b) People s Committees of centrally-run provinces and cities shall, on the basis of natural, economic and social characteristics, potentials and advantages of land, review, make, adjust and publicize the land use planning to ensure stable planning, concentrate land suitable for agricultural purposes.
8. Developing and improving the quality of human resources for production and business activities of enterprises in agriculture.
The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for:
a) Studying and promulgating policies to support and prioritize vocational training support according to the needs of employers; attaching training with specific employers (enterprises, cooperatives, business establishments, etc.); attaching training with the orientation of industrial and service development of each locality; attaching training with skills and experience of craft villages; reporting this to the Prime Minister in the third quarter of 2019.
b) Researching and developing reasonable policies to attract craftsmen to participate in vocational training; adjusting and supplementing policies to encourage and support enterprises to participate in vocational training as well as support vocational trainees; reporting this to the Prime Minister in the second quarter of 2019.
c) Studying and promulgating policies to prioritize training of farmers in planned key production areas, laborers in farms, laborers in agricultural enterprises and cooperative members; reporting this to the Prime Minister in the third quarter of 2019.
9. Continuing to improve the efficiency of state management in the spirit of the Government to create and empower the market to decide; improving the quality of agricultural business environment.
a) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall:
- Assume the prime responsibility for, and coordinate with localities and concerned agencies in, studying and formulating a scheme on development of a system of modern agricultural product supply centers in Vietnam in the 2019-2020 period with orientations towards 2030; submitting this scheme to the Prime Minister in the third quarter of 2019.
- Concentrate on managing production, trading and use of plant protection drugs, chemicals for preserving agricultural products, veterinary drugs, animal feed, especially pesticide residues and antibiotics, banned chemicals in agricultural products.
- Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Health, relevant ministries and branches in, continuing to improve mechanisms and policies on food safety management during the process of production, preliminary processing, processing, preservation, transportation and trading in agricultural products and foodstuffs in the direction of “increasing post-inspection and reducing pre-inspection”; strengthen the application of the ordering mechanism, assign tasks in independent testing activities in the market, and strengthen inspection and strictly handle food production organizations and individuals that violate food safety laws.
b) The Ministry of Industry and Trade shall continue to guide localities to build and replicate the pilot model of food safety market and the model of safe food business establishments.
c) The Ministry of Health shall assume the prime responsibility for organizing the dissemination and education of legislation on food safety; giving warnings of incidents of food poisoning; closely coordinating with the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Industry and Trade in combining inter-branch inspection and examination of contents in each period of inspection of food safety and hygiene for agricultural products in strict accordance with the law (no more than once per year), except for unexpected inspection and examination when there are clear signs of law violation.
- Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in, formulating a mechanism for independent food quality accreditation agencies on the market (on the basis of the State’s orders and state-assigned targets every year); based on the inspection results, strictly handle production organizations and individuals that violate the food safety law; report to the Prime Minister in the third quarter of 2019.
d) The Ministry of Information and Communication shall:
- Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in, promoting the application of information technology for smart agricultural development.
- Direct the media agencies to uphold the national spirit, honestly and promptly reflect violations to ensure sufficient deterrence but not adversely affect bona fide enterprises.
e) People s Committees at all levels shall:
- Focus on implementing specific policies of the central government in accordance with the local reality to build and develop material areas for safe agricultural production; promote widespread application of VietGAP model, other safe production models and develop a safe food distribution system.
- Be responsible for ensuring food safety and hygiene in the area; determine the assurance of food hygiene and safety as an important task that needs to be directed and implemented; prioritize the allocation of sufficient funds and resources for the management and assurance of food safety; in the immediate future, take the initiative in allocating funds in proportion to the collected amounts of administrative sanctions on food safety under the local budget under the provisions of the State Budget Law to invest in technical equipment as well as inspection, testing and disposal of unsafe food.
- Coordinate with ministries, branches and localities to control food safety and hygiene for food trade villages; maintain and develop traditional craft villages and ensure food safety for consumers; deploy the model of food safety control points at food markets and supermarkets.
10. The Ministry of Public Security and the Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for, and closely coordinate with the concerned agencies in, preventing smuggling, trade fraud and fake goods production in order to protect the legitimate rights and interests of enterprises investing in production and business in the agricultural sector.
IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
1. Deputy Prime Minister - Head of the Steering Committee for Enterprise Innovation and Development, and the Deputy Prime Ministers are assigned to take charge of branches and domains, direct ministries, ministerial-level agencies, government agencies, People s Committees of concerned centrally-run provinces and cities to implement this Resolution.
2. According to their assigned functions and tasks, ministers, heads of ministerial-level agencies, government agencies as well as chairpersons of People s Committees of concerned centrally-run provinces and cities shall:
a) Promptly direct the implementation of tasks assigned under the Resolution in order to promptly solve difficulties for enterprises, regularly inspect and supervise, ensure the implementation of the objectives, tasks, solutions and reporting regimes in this Resolution on schedule.
b) Promptly summarize proposals, difficulties and problems of enterprises within the branches, domains and geographical areas under their management to handle or transfer them to competent agencies for settlement.
c) Strictly handle cases of officials and public servants causing difficulties and harassing enterprises in accordance with the provisions of law.
3. Business associations and professional associations shall:
a) Develop specific and feasible programs and measures to continue to improve the quality of activities; well implement the role of supporting member enterprises, acting as an effective bridge between enterprises and the Government.
b) Coordinate with the Ministry of Planning and Investment, ministries, branches, localities and relevant agencies in developing and organizing the implementation of programs and projects to encourage enterprises to invest in agriculture.
c) Improve the quality of operations; make business associations become the mainstream dialogue channel between enterprises and authorities; gather recommendations, difficulties and problems of enterprises investing in agriculture, and then transfer these to state management agencies for handling and settlement, and send to the Government Office and the Ministry of Planning and Investment for monitoring; report to the Prime Minister on the situation of solving difficulties of enterprises.
4. Enterprises shall:
a) Exercise their rights and obligations in accordance with the provisions of law; be proactive in exchanging and reporting difficulties and obstacles to state management agencies for prompt resolution.
b) Promote the spirit of actively strengthening links, business cooperation; promote the leading role in the chain of links, agricultural value chains; support to improve the capacity of farming households and cooperatives in the direction of producing clean agricultural products and organic agricultural products.
c) Enhance the application of advanced science and technology in production and business; improve the management capacity, productivity, quality and competitiveness of agricultural products.
d) Promote entrepreneurship, business ethics; build corporate culture, develop sustainable and environmentally-friendly businesses; uphold the spirit of national pride, solidarity; cooperate with the Government and people to successfully bring Vietnamese agricultural products to the world market.
5. The Ministry of Information and Communications shall promote the dissemination of this Resolution and policies to encourage enterprises to invest in agriculture.
6. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Steering Committee for Enterprise Renewal and Development and concerned ministries and agencies in, urging, inspecting and supervising the implementation of the Resolution. The implementation situation shall be annually reported to the Government./.
For the Government
The Prime Minister
Nguyen Xuan Phuc
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây