Nghị định 222-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về việc ban hành Quy định về cụ thể hoá một số điều trong Luật Công ty

thuộc tính Nghị định 222-HĐBT

Nghị định 222-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về việc ban hành Quy định về cụ thể hoá một số điều trong Luật Công ty
Cơ quan ban hành: Hội đồng Bộ trưởng
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:222-HĐBT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành:23/07/1991
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Doanh nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 222-HĐBT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHị địNH

CủA HộI đồNG Bộ TRưởNG Số 222-HĐBT NGàY 23-7-1991

BAN HàNH QUY địNH Về Cụ THể HOá MộT Số đIềU TRONG

LUậT CôNG TY

 

HộI đồNG Bộ TRưởNG

 

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4-7-1981;

Căn cứ Luật Công ty đã được kỳ họp thứ 8 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1990;

Để thực hiện Luật Công ty,

NGHị địNH:

 

Điều1.

Nay ban hành Nghị định này kèm theo Quy định về cụ thể hoá một số điều trong Luật Công ty.

 

Điều 2.

Nghị định này thi hành từ ngày ban hành, những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

 

Điều 3.

Bộ trưởng các Bộ, Chủ nhiệm Uỷ ban nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các cấp chịu trách nhiệm thực hiện Nghị định này.

 

QUY địNH

CủA HộI đồNG Bộ TRưởNG Cụ THể HOá MộT Số đIềU TRONG

LUậT CôNG TY

 

(Ban hành kèm theo Nghị định số 222-HĐBT

ngày 23-7-1991 của Hội đồng Bộ trưởng).

 

Điều 1.

Vốn pháp định đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn và Công ty cổ phần trong từng ngành, nghề nói tại điều 3 Luật Công ty được quy định trong danh mục ban hành kèm theo Nghị định này.

 

Điều 2.

Các Công ty (Xí nghiệp liên doanh) đã được thành lập trước đây theo Nghị định số 28-HĐBT ngày 22-3-1989 của Hội đồng Bộ trưởng, nếu có đủ các điều kiện của Công ty trách nhiệm hữu hạn hay Công ty cổ phần đều thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Công ty.

 

Điều 3.

Những đối tượng sau đây không được thành lập hoặc tham gia quản lý Công ty:

- Công chức đang làm việc trong cơ quan hành chính Nhà nước theo Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng về công chức Nhà nước số 169-HĐBT ngày 25-5-1991.

- Những người đang giữ các chức vụ trong bộ máy chính quyền các cấp theo chế độ bầu cử.

- Cán bộ quản lý các Liên hiệp xí nghiệp và xí nghiệp quốc doanh.

- Sĩ quan tại ngũ thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam.

 

Điều 4.

Công ty muốn kinh doanh một số ngành nghề do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng cho phép theo quy định tại điều 11, Luật Công ty, phải làm đơn gửi đến Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng xem xét, quyết định. Căn cứ quyết định của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi tắt là Uỷ ban Nhân dân tỉnh) cấp giấy phép thành lập Công ty. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng xem xét, trả lời đơn xin phép thành lập Công ty trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được đơn hợp lệ.

Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng uỷ quyền cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét và cấp giấy phép thành lập Công ty trong những trường hợp sau đây:

- Sản xuất thuốc chữa bệnh; phân hoá học; thuốc trừ sâu, trừ mối; sản xuất các loại pháo.

- Sản xuất và cung ứng điện (không thuộc mạng lưới điện quốc gia).

- Dịch vụ truyền thanh, truyền hình, xuất bản trong phạm vi địa phương.

Khi xem xét cấp giấy phép thành lập Công ty theo thẩm quyền của mình, Uỷ ban Nhân dân tỉnh phải trao đổi với Bộ quản lý ngành để thống nhất ý kiến. Trong trường hợp không thống nhất ý kiến thì báo cáo để Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng xem xét, quyết định.

 

Điều 5.

Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, Trọng tài kinh tế tỉnh phải cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho Công ty. Khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho Công ty, Trọng tài kinh tế tỉnh được thu một khoản lệ phí do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định.

 

 

Điều 6.

Công ty kinh doanh các ngành, nghề dưới đây được Nhà nước khuyến khích theo quy định tại điều 7:

1. Sản xuất các sản phẩm thiết yếu cho sản xuất và đời sống hàng xuất khẩu:

- Sản xuất lương thực, thực phẩm trên những địa bàn được quy hoạch làm hàng xuất khẩu.

- Sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu (kể cả thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế).

- Sản xuất hàng dệt, may mặc, da giầy, thủ công, mỹ nghệ xuất khẩu là chủ yếu.

- Khai thác, chế biến, nông, lâm, thuỷ, hải sản xuất khẩu.

- Sản phẩm cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản phẩm.

- Sản xuất các loại hoá chất cơ bản; phân hoá học; thuốc trừ sâu, trừ mối.

- Trồng rừng và khai thác các vùng đất trống, đồi trọc, mặt nước để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp.

2. Sản xuất và sửa chữa các phương tiện vận tải và vận tải:

- Đóng mới phương tiện vận tải chuyên dùng, đầu máy, toa xe thay thế phương tiện nhập khẩu.

- Sửa chữa các phương tiện vận tải chuyên dùng.

- Vận tải hàng hoá phục vụ các tỉnh miền núi, hải đảo.

3. Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ trên cả nước hoặc trên địa bàn lãnh thổ.

 

Điều 7.

Công ty kinh doanh các ngành, nghề nói tại điều 6 được Nhà nước khuyến khích bằng các chính sách:

- Ưu đãi trong việc xem xét giải quyết đất xây dựng cơ sở sản xuất mới hoặc mở rộng cơ sở sản xuất hiện có, theo Luật đất đai hiện hành.

- Ưu tiên trong việc vay vốn của Ngân hàng đầu tư để xây dựng cơ sở sản xuất mới hoặc mở rộng cở sở sản xuất hiện có và mua sắm thêm thiết bị cần thiết cho sản xuất.

- Miễn thuế, giảm thuế theo quy định trong các Luật và Pháp lệnh thuế hiện hành.

- Được tạo điều kiện thuận lợi trong việc xuất nhập khẩu, nhất là xuất khẩu các sản phẩm do cơ sở mình sản xuất ; trong việc hợp tác liên doanh với nước ngoài theo Luật đầu tư; trong việc ra nước ngoài để tiếp cận thị trường, nghiên cứu học tập công nghệ mới.

Công ty kinh doanh các ngành, nghề được khuyến khích nếu muốn hưởng các khuyến khích này phải làm đơn gửi đến Uỷ ban Nhân dân tỉnh để xem xét, quyết định.

 

Điều 8.

Công ty kinh doanh các ngành, nghề dưới đây phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện do các Bộ quản lý ngành và Uỷ ban Nhân dân tỉnh quy định:

1. Các ngành, nghề do các Bộ quy định các điều kiện cụ thể:

- Năng lượng,

- Một số lĩnh vực thuộc ngành khai khoáng,

- Luyện kim,

- Sản xuất, lắp ráp điện tử,

- Sản xuất, lắp ráp động cơ điện, biến thế điện, dụng cụ đo điện,

- Sản xuất, lắp ráp, đóng mới các phương tiện vận tải cơ giới và thủ công,

- Sản xuất các sản phẩm nhựa và cao-su,

- Sản xuất hoá chất cơ bản; phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, trừ mối,

- Sản xuất, chế biến các loại dược phẩm, các loại thuốc chữa bệnh (cả đông và tây y), các loại mỹ phẩm có ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân dân,

- Chế biến lương thực, thực phẩm, nước giải khát,

- Khai thác, chế biến hải sản,

- Khai thác lâm sản.

- Vận tải liên tỉnh, vận tải quá cảnh, vận tải thuỷ.

2. Các ngành, nghề do Uỷ ban Nhân dân tỉnh quy định các điều kiện cụ thể cho phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của từng địa phương:

- Sản xuất gạch, ngói nung,

- Sử dụng lò hơi, máy búa, thuốc nổ, khí nén, các chất (không thuộc khoản 1 điều 8) có khí độc thoát ra.

- Sử dụng nguồn nước và xử lý các chất thải công nghiệp.

 

Điều 9.

Các Bộ quản lý ngành, các Uỷ ban Nhân dân tỉnh phải rà soát lại ngay các quy định đã ban hành để sửa đổi, bổ sung, ban hành mới, hoàn chỉnh các điều kiện cụ thể và hướng dẫn, tổ chức kiểm tra việc thực hiện. Công ty nào không bảo đảm các điều kiện cụ thể đã ban hành thì Bộ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh có quyền yêu cầu Công ty phải chấn chỉnh, tổ chức lại, hoặc tạm đình chỉ hoạt động của Công ty cho đến khi bảo đảm các điều kiện cụ thể đã quy định hoặc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

 

Điều 10.

Các Công ty đã thành lập trước ngày Luật Công ty có hiệu lực đều phải làm lại các thủ tục thành lập, đăng ký kinh doanh và đăng báo theo Luật định và theo các quy định của Nghị định này.

 

 

 

 

DANH MụC

VốN PHáP địNH đốI VớI TừNG NGàNH, NGHề

(Ban hành kèm theo Nghị định số 222-HĐBT ngày 23-7-1991

của Hội đồng Bộ trưởng cụ thể hoá một số điều quy định trong Luật công ty)

 

(Đơn vị tính: triệu đồng Việt Nam tính theo thời giá đầu năm 1991. Nếu giá cả biến động trên 50% thì Hội đồng Bộ trưởng sẽ điều chỉnh cho phù hợp)

 

------------------------------------------------------------------------------------------------

Ngành nghề Công ty Công ty

trách nhiệm cổ phần

hữu hạn

------------------------------------------------------------------------------------------------

1. Khai thác một số lĩnh vực thuộc ngành

khai khoáng 1300 1500

2. Điện:

- Thuỷ điện 300 500

- Nhiệt điện 200 300

- Mạng lưới điện 150 200

- Cung ứng điện 100 150

3. Luyện kim:

- Luyện, cán, kéo kim loại đen 1200 1500

- Luyện, cán, kéo kim loại mầu, kim

loại quý 1300 1500

4. Cơ khí:

- Sản xuất, lắp ráp máy móc, thiết bị,

công cụ 1000 1000

- Sản xuất sản phẩm cơ khí tiêu dùng 500 500

- Sửa chữa sản phẩm cơ khí 300 300

5. Điện tử:

- Sản xuất, lắp ráp sản phẩm điện tử 300 400

- Sửa chữa sản phẩm điện tử 200 200

6. Hoá chất:

- Sản xuất sản phẩm hoá chất, hoá chất

cơ bản, phân hoá học, thuốc trừ sâu,

thuốc trừ mối 1200 1500

- Sản xuất thuốc chữa bệnh 150 200

7. Dệt, nhuộm:

- Chế biến sợi, len 300 500

- Dệt thủ công, bán cơ khí 300 500

- Nhuộm vải, sợi, len, dạ... 300 500

- Dệt máy, dệt kim, dệt len 300 500

8. May:

- May thông thường 300 500

- May công nghiệp 300 500

9. Hàng tiêu dùng:

- Sản xuất nguyên liệu da, vải giả da

và sản phẩm bằng da, vải giả da. 200 300

- Sản xuất nguyên liệu cao-su, nhựa và

sản phẩm bằng cao su, nhựa. 200 300

- Sản xuất hàng gốm, sứ, thuỷ tinh 150 200

- Sản xuất hàng mây, tre, đay, cói... 200 300

- Sản xuất hàng thủ công, mỹ nghệ,

mỹ phẩm 200 300

- Sản xuất nguyên liệu giấy, sản phẩm

giấy các-tông 200 300

- Sản xuất dụng cụ y tế, thể dục, thể thao,

nhạc cụ đồ chơi trẻ em 150 200

10. Chế biến lương thực, thực phẩm:

- Chế biến lương thực 50 150

- Chế biến thực phẩm 70 200

11. Nông nghiệp:

- Trồng trọt 50 100

- Chăn nuôi 50 50

12. Lâm nghiệp:

- Trồng rừng 50 100

- Khai thác lâm sản 70 200

- Chế biến lâm sản, sản xuất đồ gỗ 50 200

13. Thuỷ, hải sản:

- Khai thác thuỷ, hải sản 400 1000

- Chế biến thuỷ, hải sản 50 200

- Nuôi trồng thuỷ, hải sản 50 150

 

14. Xây dựng:

- Xây dựng công nghiệp 300 1000

- Xây dựng dân dụng 200 600

- Sửa chữa nhà ở và trang trí nội thất 160 400

- Sản xuất vật liệu xây dựng 100 500

15. Vận tải: (đường bộ, đường thuỷ)

- Vận tải hàng hoá 300 800

- Vận tải hành khách 200 500

16. Thương nghiệp:

- Buôn bán hàng tư liệu sản xuất 150 500

- Buôn bán hàng tư liệu tiêu dùng,

thuốc chữa bệnh 100 300

- Buôn bán hàng lương thực, thực phẩm. 50 200

- Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hoá 50 200

- Các cửa hàng dịch vụ 50 200

17. Các cửa hàng ăn, giải khát 50 200

18. Khách sạn 250 500

 

 

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 12/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung 10 Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã và hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam

Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp

văn bản mới nhất