Chỉ thị 36/CT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc triển khai thực hiện Quyết định 929/QĐ-TTg ngày 17/07/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước giai đoạn 2011 - 2015

thuộc tính Chỉ thị 36/CT-BTTTT

Chỉ thị 36/CT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc triển khai thực hiện Quyết định 929/QĐ-TTg ngày 17/07/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước giai đoạn 2011 - 2015"
Cơ quan ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:36/CT-BTTTT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Chỉ thị
Người ký:Nguyễn Bắc Son
Ngày ban hành:24/08/2012
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Doanh nghiệp
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Mỗi thị trường dịch vụ viễn thông phải có tối thiểu 3 DN mạnh tham gia
Đây là nội dung quy định tại Chỉ thị số 36/CT-BTTTT ngày 24/08/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc triển khai thực hiện Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/07/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước giai đoạn 2011 - 2015”.
Ngoài việc đảm bảo mỗi thị trường dịch vụ viễn thông quan trọng (như: Cố định đường dài trong nước, quốc tế, di động, Internet băng rộng…) có ít nhất 03 doanh nghiệp (DN) mạnh tham gia hoạt động nhằm thúc đẩy cạnh tranh, tránh việc tham gia quá nhiều, đặc biệt là của các DNNN đầu tư ngoài ngành vào lĩnh vực viễn thông, dẫn đến cạnh tranh quá mức và hiệu quả kinh doanh trên thị trường thấp, việc tái cơ cấu DNNN trong lĩnh vực thông tin và truyền thông cần quán triệt một số nguyên tắc khác.
Cụ thể, sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng, nguồn lực và tài nguyên quốc gia, kiểm soát chặt chẽ việc tập trung kinh tế và việc quản lý, phân bổ nguồn lực, tài nguyên quốc gia một cách hợp ký để chống xu hướng độc quyền hóa, đảm bảo thị trường cạnh tranh lành mạnh; phân định rõ hoạt động sản xuất nội dung, cung cấp dịch vụ, truyền dẫn, phát sóng trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình; cố phẩn hóa và thoái vốn đối với các hoạt động thông tin và truyền thông mà Nhà nước không cần nắm cổ phần chi phối và các lĩnh vực không thuộc ngành nghề kinh doanh chính để tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển thị trường theo các quy định của pháp luật…

Xem chi tiết Chỉ thị36/CT-BTTTT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
------------------
Số: 36/CT-BTTTT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------
Hà Nội, ngày 24 tháng 08 năm 2012
 
 
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 929/QĐ-TTG
NGÀY 17/7/2012 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “TÁI CƠ CẤU
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC, TRỌNG TÂM LÀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ,
TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2011-2015”
 
 
Ngày 17 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 929/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015”, với những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và phân công trách nhiệm cụ thể trong việc tổ chức triển khai thực hiện. Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thuộc lĩnh vực Thông tin và Truyền thông (TT&TT) quán triệt một số quan điểm chỉ đạo và nguyên tắc sau đây và khẩn trương tổ chức thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
I. VỀ QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO:
1. Tái cơ cấu DNNN thuộc lĩnh vực TT&TT phải quán triệt thực hiện các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đã được xác định trong các nghị quyết của Đảng và phải tuân thủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực TT&TT, đặc biệt là các chiến lược, quy hoạch chuyên ngành đã được ban hành.
2. Việc tái cơ cấu phải đảm bảo cho thị trường TT&TT Việt Nam phát triển bền vững, đồng thời phải gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
3. Tái cơ cấu DNNN trong lĩnh vực TT&TT phải bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước – doanh nghiệp – người dân.
II. VỀ NGUYÊN TẮC:
Ngoài những mục tiêu và nguyên tắc đã được quy định tại Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 - 2015”, việc tái cơ cấu DNNN trong lĩnh vực TT&TT cần quán triệt các nguyên tắc cụ thể sau đây:
1. Thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại các tập đoàn, DNNN trong lĩnh vực TT&TT theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa, phù hợp với đặc thù hoạt động của ngành, phân định rõ hoạt động kinh doanh với hoạt động công ích.
2. Đối với một số thị trường dịch vụ viễn thông quan trọng (cố định đường dài trong nước, quốc tế, di động, Internet băng rộng, …), thực hiện đúng yêu cầu của Quy hoạch viễn thông quốc gia đảm bảo mỗi thị trường có ít nhất 3 doanh nghiệp mạnh tham gia hoạt động nhằm thúc đẩy cạnh tranh, tránh việc tham gia quá nhiều, đặc biệt là của các doanh nghiệp nhà nước đầu tư ngoài ngành vào lĩnh vực viễn thông, dẫn đến cạnh tranh quá mức và hiệu quả kinh doanh trên thị trường thấp.
3. Sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng, nguồn lực và tài nguyên quốc gia, kiểm soát chặt chẽ việc tập trung kinh tế và việc quản lý, phân bổ nguồn lực, tài nguyên quốc gia một cách hợp lý để chống xu hướng độc quyền hóa, đảm bảo thị trường cạnh tranh lành mạnh.
4. Bảo đảm an ninh kinh tế trong hoạt động viễn thông, Nhà nước tiếp tục nắm cổ phần chi phối trong một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng và dịch vụ công ích có tầm quan trọng đặc biệt đối với hoạt động của toàn bộ cơ sở hạ tầng viễn thông quốc gia và ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.
5. Phân định rõ hoạt động sản xuất nội dung, cung cấp dịch vụ, truyền dẫn, phát sóng trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình; từng bước hình thành và phát triển thị trường truyền dẫn sóng và cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình.
6. Cổ phần hóa và thoái vốn đối với các hoạt động TT&TT mà nhà nước không cần nắm cổ phần chi phối và các lĩnh vực không thuộc ngành nghề kinh doanh chính để tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển thị trường theo các quy định của pháp luật.
III. NỘI DUNG TÁI CƠ CẤU:
Nội dung Đề án tái cơ cấu của từng DNNN trong lĩnh vực TT&TT phải bám sát các nội dung quy định tại điểm 3 Mục III Điều 1 Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ, công văn số 10800/BTC-TCDN ngày 10/8/2012 của Bộ Tài chính về việc triển khai thực hiện Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ và một số quan điểm chỉ đạo, nguyên tắc cơ bản nêu trên.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Để triển khai thực hiện tốt Quyết định số 929/QĐ-TTg, Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu:
1. Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam xây dựng Đề án tái cơ cấu, trình các cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt trong năm 2012.
2. Tổng Công ty Truyền thông Đa phương tiện VTC xây dựng Đề án tái cơ cấu, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt trong tháng 9 năm 2012.
3. Các tổng công ty, DNNN trong lĩnh vực TT&TT do Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập xây dựng Đề án tái cơ cấu trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt trong năm 2012.
4. Các đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, khẩn trương, chủ động tham mưu cho việc thành lập và hoạt động của Ban chỉ đạo triển khai Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 để xây dựng phương án, chỉ đạo và hướng dẫn việc tái cơ cấu đối với từng hoạt động chuyên ngành thuộc lĩnh vực TT&TT không phân biệt cấp, cơ quan quản lý, trước mắt tập trung vào lĩnh vực viễn thông, xuất bản.
Chỉ thị này có hiệu lực từ ngày ký ban hành./.
 

 Nơi nhận:
- Thủ tướng CP (để b/c);
- Văn phòng Trung ương;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước hoạt động trong lĩnh vực TT&TT;
- Ban Chỉ đạo đổi mới và PTDN;
- Bộ trưởng và các Thứ trưởng;
- Các đơn vị thuộc Bộ TT&TT;
- Các Sở Thông tin và Truyền thông;
- Các Hội, Hiệp hội thuộc lĩnh vực TT&TT;
- Webstite Bộ TT&TT;
- Lưu: VT, VCL.
BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Bắc Son

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất