Chỉ thị 12/1999/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tổng kết thực hiện Luật doanh nghiệp Nhà nước

thuộc tính Chỉ thị 12/1999/CT-TTg

Chỉ thị 12/1999/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tổng kết thực hiện Luật doanh nghiệp Nhà nước
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:12/1999/CT-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Chỉ thị
Người ký:Ngô Xuân Lộc
Ngày ban hành:10/05/1999
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Doanh nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Chỉ thị 12/1999/CT-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHỈ THỊ

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 12/1999/CT-TTG
NGÀY 10 THÁNG 5 NĂM 1999 VỀ VIỆC TỔNG KẾT
THỰC HIỆN LUẬT DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

 

Luật Doanh nghiệp nhà nước được Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 4 năm 1995 là cơ sở pháp lý cho tổ chức, hoạt động và đổi mới quản lý doanh nghiệp nhà nước, đã tạo điều kiện nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp và hiệu quả quản lý của nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do môi trường kinh doanh và điều kiện hoạt động của doanh nghiệp nhà nước có nhiều thay đổi nên một số quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước không còn phù hợp với cuộc sống. Bên cạnh đó, một số vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn chưa được điều chỉnh trong Luật Doanh nghiệp nhà nước, gây trở ngại cho hoạt động của doanh nghiệp và đổi mới khu vực doanh nghiệp nhà nước.

Để có thêm thông tin phục vụ việc nghiên cứu soạn thảo Luật Doanh nghiệp nhà nước (sửa đổi) theo định hướng đổi mới quản lý doanh nghiệp nhà nước của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII); đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước; khắc phục những hạn chế và tồn tại của Luật hiện hành; đồng thời, tăng cường hơn nữa quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp và hiệu quả quản lý của nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị Tổng công ty 91 tiến hành tổng kết, đánh giá những việc làm được và chưa làm được, xác định rõ nguyên nhân; kiến nghị những nội dung cần phải sửa đổi, bổ sung hoặc quy định mới trong Luật Doanh nghiệp nhà nước; trong đó, tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:

 

1. Quy định về cách phân loại và tiêu chí xác định doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích; quyền và nghĩa vụ của các loại doanh nghiệp nhà nước nêu trên.

2. Quyền hạn và trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước; việc phân cấp thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước giữa các cơ quan đại diện sở hữu, ủy quyền đại diện chủ sở hữu cho các cơ quan nhà nước; sự phối hợp giữa các cơ quan được giao quyền đại diện sở hữu nhà nước; quyền hạn và trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý ngành, lĩnh vực, ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tài chính, sự phối hợp giữa các cơ quan này trong việc quản lý doanh nghiệp nhà nước.

3. Mô hình Tổng công ty.

Mô hình Tổng công ty 91 và Tổng công ty 90; tính chất liên kết của các đơn vị thành viên; quan hệ giữa Tổng công ty và doanh nghiệp thành viên; phân cấp quản lý trong Tổng công ty; quan hệ giữa Tổng công ty với các cơ quan quản lý nhà nước.

4. Mô hình Hội đồng quản trị.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp. Quan hệ giữa Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc.

Số lượng doanh nghiệp nhà nước đã thành lập Hội đồng quản trị, số lượng thành viên Hội đồng quản trị (bình quân, cao nhất, thấp nhất), cơ cấu thành phần, tiêu chuẩn và chế độ làm việc của Hội đồng quản trị.

5. Cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước.

Quy định về việc quản lý và sử dụng vốn và tài sản nhà nước giao cho doanh nghiệp; quản lý doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh; phân phối lợi nhuận; chế độ kế toán, thống kê; chế độ công khai báo cáo tài chính hàng năm... đối với từng loại hình doanh nghiệp nhà nước (doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp hoạt động công ích, Tổng công ty 91, Tổng công ty 90 và doanh nghiệp thành viên).

6. Quản lý phần vốn của nhà nước tại các doanh nghiệp khác.

Tình hình huy động, quản lý và sử dụng phần vốn góp từ bên ngoài vào doanh nghiệp nhà nước và quản lý phần vốn góp của doanh nghiệp nhà nước vào các doanh nghiệp khác (số lượng doanh nghiệp nhà nước thu hút vốn từ bên ngoài, số doanh nghiệp nhà nước có vốn góp ở các doanh nghiệp khác, số lượng doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước do các doanh nghiệp nhà nước góp vốn thành lập và đăng ký theo Luật Công ty, số doanh nghiệp nhà nước liên doanh với nước ngoài, tỷ lệ góp vốn, hình thức góp vốn, cơ chế quản lý phần vốn này).

Tình hình thu hút vốn của cán bộ, công nhân viên (số lượng doanh nghiệp nhà nước có thu hút vốn của cán bộ công nhân viên nhưng chưa chuyển thành công ty cổ phần, cơ chế, tổ chức quản lý).

Đánh giá các quy định và việc thực hiện chuyển đổi sở hữu ở các doanh nghiệp nhà nước; chức năng, quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, của người trực tiếp quản lý phần vốn góp của nhà nước ở các doanh nghiệp khác và những tồn tại, vướng mắc cần giải quyết (đặc biệt là vấn đề mua lại, chuyển nhượng phần vốn góp, quản lý phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa).

7. Đánh giá và kiến nghị sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách khác của nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước.

Trong quá trình tổng kết việc thực hiện Luật Doanh nghiệp nhà nước, yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng quản trị Tổng công ty 91 chú ý đánh giá tính đặc thù trong tổ chức, quản lý doanh nghiệp nhà nước do Bộ, ngành, địa phương, Tổng công ty quản lý; sự cần thiết phải quy định các điểm đặc thù này trong Luật Doanh nghiệp nhà nước.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị Tổng công ty 91 có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện tốt Chỉ thị này; bảo đảm mục đích, yêu cầu và gửi báo cáo tổng kết về Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Văn phòng Chính phủ chậm nhất vào ngày 15 tháng 6 năm 1999.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness

----------
No: 12/1999/CT-TTg
Hanoi, May 10, 1999
 
DIRECTIVE
ON REVIEWING THE IMPLEMENTATION OF THE LAW ON STATE ENTERPRISES
The Law on State Enterprises adopted by the National Assembly on April 20, 1995, is the legal basis for the organization, operations and renovation of the of State enterprises. It has created conditions to increase the autonomy, the self-assumption of responsibility of the enterprises and the efficiency of the State management over State enterprises. However, in recent years, in view of many changes in the business environment and the conditions for the operations of State enterprises, a number of regulations of the Law on State Enterprises no longer conform with realities of life. Moreover, a number of questions newly arising in practice have not been regulated by the Law on State Enterprises thus creating hindrances to the operations of the enterprises and to renewal in the State enterprises sector.
In order to supply more information in service of the study to draft the Law on State Enterprises (amended) in the direction of renewing the management of State Enterprises as set out in the Resolution of the 4th Plenum of the Central Committee of the Party (VIIIth Congress); to meet the needs of socio-economic development of the country; to overcome the limitations and shortcomings of the existing Law; at the same time, to further strengthen the autonomy and self assumption of responsibility of the enterprises and the efficiency of the State management over State enterprises, the Prime Minister requests the ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the Presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities and the Managerial Board of Corporations 91 to conduct reviews in order to evaluate what has been achieved and what is not yet achieved, to determine clearly the causes, and to suggest the contents that need to be amended or supplemented or to propose new regulations in the Law on State Enterprises. These suggestions should be concentrated on the following main contents:
1. To determine the method of differentiation and the norms to determine what is a State enterprise engaged in business activities and what is a State enterprise engaged in public utility activities; and the rights and obligations of these types of State enterprises.
2. The powers and responsibilities of the State owners over State enterprises; the allocation of powers in the realization of the ownership right of the State among the agencies representing the ownership, agencies empowered to represent ownership of the State agencies; the coordination among the agencies entrusted with the right to represent the State ownership; the powers and responsibilities of the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government managing branches and domains, the People’s Committees of provincial level and the Ministry of Finance, the coordination between these agencies in the management of State enterprises.
3. The models of Corporations.
The models of Corporations 91 and Corporations 90; the cohesion of the member units; the relations between the Corporation and the member enterprises; the allocation of managerial responsibilities within the Corporation; the relations between the Corporation and the State managerial agencies.
4. The model of Managerial Board.
Functions, tasks, powers and responsibilities of the Managing Board, the Chairman of the Managing Board, the General Director, the enterprise Director, the relations between the Managing Board and the General Director.
The number of State enterprises where the Managing Boards have been set up, the number of members of the Managing Board (average, highest and lowest), structure of composition, criteria and working regime of the Managing Board.
5. The mechanism of financial management in a State enterprise.
Regulations on the management and use of capital and properties assigned by the State to the enterprises; the management of turnover, expenditures and results of the business activities; distribution of profits; the regime of accountancy and statistics; the regime of publicity of the annual financial reports for each type of State enterprises (enterprises engaged in business operations, enterprises operating in public utility, Corporations 91, Corporations 90 and member enterprises).
6. Management of the State capital at other enterprises.
The situation concerning the mobilization, management and use of capital contributed by outside to the State enterprises and management of the capital contributed by the State enterprises to other enterprises (number of State enterprises drawing capital from outside, number of State enterprises having capital contributed to other enterprises, number of enterprises with 100% State capital set up by State enterprises pooling capital and registering according to the Corporate Law, number of State enterprises entering into joint ventures with foreign parties, the rate of capital contribution, form of capital contribution and mechanism of management of this part of capital).
The situation of drawing capital contributed by officials and public employees (number of State enterprises with capital contributed by officials and public employees but not yet transformed into stock companies, the mechanism and organization of management).
Evaluation of the regulations and the realization of the transformation of ownership at the State enterprises; functions, rights and obligations of the Managing Board, the General Director or Director, the person directly managing the capital contributed by the State at other enterprises, and the unsettled questions and sticking points that need settlement (especially the question of repurchase, assignment of the contributed capital, management of the State capital at the equitized State enterprises).
7. Evaluation and suggestion for amendments and supplements to other mechanisms and policies of the State toward State enterprises.
In the process of reviewing the implementation of the Law on State Enterprises, the ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the Presidents of the People’s Committees at provincial level, and the Managing Board of Corporations 91 should evaluate the characteristics in the organization and management of the State enterprises under the jurisdiction of the ministries, branches, localities and Corporations; the need to specify these characteristics in the Law on State Enterprises.
The Prime Minister requests the ministers, the heads of ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the Presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities, the Managing Board of Corporations 91 to organize and direct the good implementation of this Directive, and ensure the objective and requirements and send the reviewing report to the Ministry of Planning and Investment and the Office of the Government at the latest on June 15, 1999.
 

 
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT




Ngo Xuan Loc

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Directive 12/1999/CT-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 12/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung 10 Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã và hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam

Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp

văn bản mới nhất