Quyết định 265/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tăng cường năng lực đơn vị thực hiện trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa

thuộc tính Quyết định 265/QĐ-TTg

Quyết định 265/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tăng cường năng lực đơn vị thực hiện trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:265/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Vũ Văn Ninh
Ngày ban hành:02/03/2015
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Đầu tư, Doanh nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Không tăng thêm biên chế trợ giúp DN vừa và nhỏ

Ngày 02/03/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 265/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án tăng cường năng lực đơn vị thực hiện trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa với mục tiêu nâng cấp, kiện toàn các đơn vị này, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa, trở thành động lực lớn cho sự tăng trưởng ổn định và bền vững của quốc gia…
Một trong những nội dung quan trọng của Đề án là nhấn mạnh tới việc không tăng số lượng tổ chức và tổng biên chế chung hưởng lương từ ngân sách Nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cũng như các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thực hiện sắp xếp và điều hòa số cán bộ, công chức trong tổng biên chế được giao để đảm nhận nhiệm vụ thực hiện trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa khi cần thiết…
Nhiệm vụ quan trọng được nêu tại Đề án là hoàn thiện khung pháp lý quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các đơn vị thực hiện trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa từ Trung ương tới địa phương; tập trung nâng cấp cơ sở vật chất cho đơn vị thực hiện trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động và nhu cầu hỗ trợ lớn…
Riêng trong năm 2015, UBND cấp tỉnh được giao trách nhiệm xây dựng đề án kiện toàn đơn vị thực hiện trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đối với địa phương có trên 3.000 doanh nghiệp nhro và vừa đang hoạt động, thực hiện nâng cấp và củng cố đơn vị trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa, lựa chọn hình thức đơn vị sự nghiệp có thu hoặc cấp phòng. Đối với địa phương có dưới 3.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động, giao nhiệm vụ trợ giúp doanh nghiệp cho một đơn vị thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư của địa phương…
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định265/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
Số: 265/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------
Hà Nội, ngày 02 tháng 03 năm 2015
 
 
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC ĐƠN VỊ
THỰC HIỆN TRỢ GIÚP DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
--------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 
 
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Căn cứ Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Căn cứ Quyết định số 1231/QĐ-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2011 - 2015;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
Điều 1. Phê duyệt Đề án tăng cường năng lực đơn vị thực hiện trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây gọi tắt là Đề án) bao gồm các nội dung sau:
1. Mục tiêu
Nâng cấp, kiện toàn và nâng cao năng lực cho các đơn vị thực hiện trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Trung ương và địa phương, nhằm thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, trở thành động lực lớn cho sự tăng trưởng ổn định và bền vững của quốc gia.
2. Quan điểm thực hiện tăng cường năng lực đơn vị thực hiện trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa.
a) Nâng cấp, củng cố và tăng cường năng lực cho đơn vị thực hiện trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện có của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư các địa phương theo lộ trình hợp lý.
b) Giai đoạn đầu, tập trung nâng cấp, củng cố đơn vị thực hiện trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa ở cấp Trung ương và một số địa phương có nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động và nhu cầu hỗ trợ lớn.
c) Mô hình đơn vị thực hiện trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các địa phương được tổ chức căn cứ vào nhu cầu trợ giúp của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn, khả năng và điều kiện thực tế của từng địa phương.
d) Trong quá trình triển khai thực hiện, không tăng số lượng tổ chức và tổng biên chế chung hưởng lương từ ngân sách nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thực hiện sắp xếp và điều hòa số cán bộ, công chức trong tổng biên chế được giao để đảm nhận nhiệm vụ thực hiện trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa khi cần thiết.
đ) Kinh phí thực hiện Đề án đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả và phù hợp với điều kiện ngân sách. Từng bước xã hội hóa, huy động các nguồn lực thực hiện trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa.
3. Nhiệm vụ cụ thể
a) Hoàn thiện khung pháp lý quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các đơn vị thực hiện trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa từ Trung ương tới địa phương.
b) Trên cơ sở đảm bảo không tăng tổng biên chế chung, sắp xếp và bố trí đủ nhân sự cho các đơn vị thực hiện trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tăng cường bổ sung cán bộ dựa trên khả năng cân đối nguồn thu chi hoạt động của đơn vị và nhu cầu về trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thực hiện trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa.
c) Đầu tư cơ sở vật chất cho đơn vị thực hiện trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa cấp Trung ương để triển khai hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có phạm vi vùng, hình thành liên kết ngành trong các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh, tạo giá trị gia tăng cao và hỗ trợ các địa phương còn khó khăn. Tập trung nâng cấp cơ sở vật chất cho đơn vị thực hiện trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động và nhu cầu hỗ trợ lớn.
d) Tăng cường sự phối hợp thực hiện trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa giữa các Bộ, ngành, giữa cấp Trung ương và địa phương nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa.
4. Giải pháp thực hiện
a) Giải pháp về đổi mới và kiện toàn cơ cấu tổ chức đơn vị thực hiện trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trong năm 2015:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức lại và nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị thực hiện trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa cấp Trung ương có chức năng, nhiệm vụ chính: (i) làm đầu mối theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện các chính sách, chương trình trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; (ii) kết nối các hoạt động trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa của các Bộ, ngành, địa phương và các hiệp hội doanh nghiệp có trọng điểm; (iii) triển khai thực hiện một số chính sách, chương trình trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: Cung cấp thông tin, dịch vụ tư vấn phát triển kinh doanh, kết nối doanh nghiệp, đào tạo quản trị kinh doanh, quản lý sản xuất, hỗ trợ kỹ thuật nhằm ươm tạo doanh nghiệp, phát triển liên kết ngành trong các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh, tạo giá trị gia tăng cao; (iv) bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ nghiên cứu sửa đổi Thông tư liên tịch số 05/2009/TTLT-BKHĐT-BNV ngày 05 tháng 8 năm 2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Nội vụ, trong đó quy định chức năng, nhiệm vụ của Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn: (i) đầu mối xây dựng chính sách, chương trình trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa của địa phương; (ii) theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện các chính sách, chương trình trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn; (iii) tổ chức, triển khai thực hiện một số chính sách, chương trình trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa như: Cung cấp thông tin doanh nghiệp, dịch vụ tư vấn phát triển kinh doanh, mở rộng đầu tư, kết nối kinh doanh, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, vườn ươm doanh nghiệp.
- Căn cứ vào nhu cầu trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa, khả năng và điều kiện thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng đề án kiện toàn đơn vị thực hiện trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đối với địa phương có trên 3.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động, thực hiện nâng cấp và củng cố đơn vị trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, lựa chọn hình thức đơn vị sự nghiệp có thu hoặc cấp phòng. Đối với địa phương có dưới 3.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động, giao thêm nhiệm vụ trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa cho một đơn vị thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư của địa phương.
b) Giải pháp về nguồn nhân lực
Trong năm 2015:
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, các đơn vị thực hiện trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa (hoặc cơ quan chủ quản) xây dựng đề án vị trí việc làm, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Trên cơ sở tổng biên chế được giao và đề án vị trí việc làm, cơ quan có thẩm quyền sắp xếp và bố trí đủ nhân sự thực hiện trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và hiệp hội doanh nghiệp tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa; thí điểm thực hiện chuyên gia tư vấn trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tại doanh nghiệp.
Trong giai đoạn 2016 - 2020:
- Căn cứ vào nhu cầu và khả năng cân đối nguồn thu, các đơn vị thực hiện trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa xây dựng phương án bổ sung số lượng cán bộ, nhân viên hàng năm, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong đó, một phần số cán bộ do ngân sách nhà nước đảm bảo không tăng so với chỉ tiêu biên chế được giao, số còn lại do cân đối nguồn thu chi trả.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và hiệp hội doanh nghiệp tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa; phát triển đội ngũ cán bộ, chuyên gia tư vấn trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa.
c) Giải pháp về nâng cấp cơ sở vật chất cho các đơn vị thực hiện trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trong năm 2015:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng dự án đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất cho đơn vị thực hiện trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa cấp Trung ương bao gồm: (i) cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa; (ii) hệ thống thông tin kết nối kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; (iii) cơ sở cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật nhằm ươm tạo doanh nghiệp và phát triển liên kết ngành trong các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh, tạo giá trị gia tăng cao.
- Đối với các địa phương có trên 3.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động và nhu cầu trợ giúp cấp thiết, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ khả năng cân đối ngân sách và các nguồn lực hợp pháp khác, xây dựng dự án đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất cho đơn vị thực hiện trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Trong giai đoạn 2016 - 2020:
- Triển khai thực hiện các dự án đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất cho đơn vị thực hiện trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Trên cơ sở cân đối nguồn thu và khả năng huy động các nguồn kinh phí hợp pháp khác, các đơn vị thực hiện trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương thực hiện nâng cấp cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn.
d) Giải pháp tăng cường sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương và hiệp hội doanh nghiệp trong triển khai thực hiện trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Nâng cao vai trò tham mưu, tư vấn của Hội đồng Khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cho Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo và điều phối hoạt động trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa theo hướng toàn diện, có trọng điểm và phù hợp với Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 5 năm; tăng cường vai trò của hiệp hội doanh nghiệp trong Hội đồng.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan phổ biến rộng rãi thông tin về các chủ trương, chính sách, chương trình trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhà nước.
5. Kinh phí thực hiện Đề án do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí huy động, tài trợ hợp pháp khác. Việc bố trí kinh phí thực hiện Đề án từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện theo phân cấp ngân sách hiện hành.
6. Kế hoạch thực hiện Đề án quy định chi tiết tại Phụ lục đính kèm.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
a) Theo dõi, tổng hợp và báo cáo Chính phủ tình hình triển khai thực hiện Đề án.
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính cân đối và bố trí vốn đầu tư hàng năm từ ngân sách trung ương, viện trợ, hợp tác quốc tế để thực hiện các dự án đầu tư cơ sở vật chất cho đơn vị thực hiện trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa cấp Trung ương và địa phương; đề xuất Thủ tướng Chính phủ sử dụng ngân sách trong “Khoản vay Chương trình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa” lần 2 - Tiểu Chương trình II do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tài trợ.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối và bố trí ngân sách chi thường xuyên để thực hiện các hoạt động trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa.
3. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn về tổ chức nhân sự để bảo đảm nguồn nhân lực cho các đơn vị thực hiện trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
4. Các Bộ, ngành tăng cường phối hợp với các đơn vị thực hiện trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa trong triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, chương trình hoạt động trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.
5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Có trách nhiệm trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn. Kiện toàn đơn vị thực hiện trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa để thực hiện nhiệm vụ trên.
b) Các địa phương có nhu cầu nâng cấp, tổ chức lại đơn vị thực hiện trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa, nghiên cứu xây dựng đề án và báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định trước khi thực hiện.
c) Bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương đảm bảo hoạt động của đơn vị thực hiện trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cấp địa phương.
d) Định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện Đề án về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
6. Các tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp, ngành nghề chủ động nâng cao năng lực, tăng cường phối hợp với các đơn vị thực hiện trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Điều 3. Điều khoản thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện Đề án theo đúng tiến độ và quy định hiện hành./.
 

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Liên minh các HTX Việt Nam;
- Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, ĐMDN (3b)
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Vũ Văn Ninh
 
PHỤ LỤC
KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC ĐƠN VỊ THỰC HIỆN TRỢ GIÚP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 265/QĐ-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ))
 
 

STT
Giải pháp
Cơ quan chủ trì
Cơ quan phi hp
Dự kiến kết quả và thời gian thực hiện
Ghi chú
2015
2016 - 2020
I
Giải pháp về đổi mới, kiện toàn cơ cấu tổ chức đơn vị thực hiện trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV)
1
Sắp xếp, đổi mới kiện toàn cơ cấu tổ chức đơn vị thực hiện trợ giúp DNNVV Trung ương
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bộ Nội vụ, các Bộ, ngành liên quan khác
Nghiên cứu, xây dựng các quy phạm pháp lý trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
 
 
2
Sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 05/2009/TTLT-BKHĐT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện, trong đó quy định rõ chức năng nhiệm vụ trợ giúp DNNVV
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ
Sở KH&ĐT và các cơ quan liên quan khác
Nghiên cứu, xây dựng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
 
 
3
Trên cơ sở yêu cầu và điều kiện cụ thể của địa phương, kiện toàn đơn vị thực hiện trợ giúp DNNVV tại địa phương theo mô hình phòng/ban/đơn vị sự nghiệp có thu
UBND tỉnh/Sở Kế hoạch và Đầu tư
Sở, Ban ngành liên quan
Nghiên cứu, xây dựng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
 
 
II
Giải pháp về nguồn nhân lực
1
Xây dựng đề án vị trí việc làm của các đơn vị thực hiện trợ giúp DNNVV làm cơ sở để bố trí đầy đủ nhân sự thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh/Sở Kế hoạch và Đầu tư
Bộ Nội vụ, Sở Nội vụ, ban ngành liên quan
Đề án được trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
 
 
2
Trên cơ sở đề án vị trí việc làm, đảm bảo đủ nhân sự cho các đơn vị thực hiện trợ giúp DNNVV
Bộ Nội vụ, UBND tỉnh
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nội vụ tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh
Bố trí đủ cán bộ theo đề án vị trí việc làm được phê duyệt
 
Ngân sách nhà nước đảm bảo theo chỉ tiêu biên chế được giao.
3
Tăng cường đội ngũ cán bộ chuyên trách trong công tác trợ giúp phát triển DNNVV căn cứ vào nhu cầu trợ giúp, các nguồn thu và tài trợ hợp pháp khác của các đơn vị
Bộ Nội vụ, UBND tỉnh
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nội vụ tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh
 
Số lượng cán bộ tăng 15 - 20% so với giai đoạn 2014 - 2015
Cân đối nguồn thu, huy động các nguồn tài trợ hợp pháp khác.
4
Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ trợ giúp DNNVV (1.250 lượt cán bộ được đào tạo)
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh/Sở Kế hoạch và Đầu tư
Các Bộ, ngành, hiệp hội doanh nghiệp
200 lượt cán bộ
1.050 lượt cán bộ (210 lượt cán bộ/năm)
Ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo
5
Xây dựng đội ngũ cán bộ, chuyên gia tư vấn, hỗ trợ DNNVV (100 chuyên gia trong nước, 20 chuyên gia quốc tế)
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND/Sở Kế hoạch và Đầu tư
Các Bộ, ngành, hiệp hội doanh nghiệp
10 - 15 chuyên gia quốc tế/năm
100 chuyên gia trong nước 15 - 20 chuyên gia quốc tế/năm.
Ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo chuyên gia trong nước, chuyên gia quốc tế do nguồn tài trợ quốc tế
III
Giải pháp về cơ sở vật chất
1
Xây dựng và thực hiện dự án đầu tư cơ sở đào tạo, khu thí điểm trợ giúp kỹ thuật, hệ thống thông tin kết nối doanh nghiệp cho đơn vị thực hiện trợ giúp phát triển DNNVV cấp Trung ương.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
 
Xây dựng dự án đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
Thực hiện dự án đầu tư được phê duyệt
Ngân sách nhà nước, các nguồn tài trợ, viện trợ hợp pháp khác
2
Nâng cấp cơ sở vật chất của đơn vị thực hiện trợ giúp phát triển DNNVV cấp địa phương theo điều kiện và yêu cầu trợ giúp DNNVV cụ thể của từng địa phương
UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Sở, ngành liên quan
Xây dựng dự án đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
Thực hiện dự án đầu tư được phê duyệt
Ngân sách nhà nước, các nguồn tài trợ, viện trợ hợp pháp khác
IV
Tăng cường phối hợp triển khai hoạt động trợ giúp DNNVV giữa các Bộ, ngành, địa phương và hiệp hội doanh nghiệp, giữa cơ quan Trung ương và địa phương
1
Nâng cao vai trò tham mưu, tư vấn của Hội đồng khuyến khích phát triển DNNVV cho Thủ tướng Chính phủ trong điều phối thực hiện trợ giúp DNNVV và tăng cường vai trò của hiệp hội doanh nghiệp trong Hội đồng.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội doanh nghiệp
Hội đồng đề xuất các chính sách ưu tiên, chương trình hỗ trợ DNNVV hàng năm
Hội đồng đề xuất các chính sách ưu tiên, chương trình hỗ trợ DNNVV hàng năm
 
2
Tăng cường phổ biến thông tin về chính sách, chương trình trợ giúp DNNVV của Nhà nước
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội doanh nghiệp
Thông tin về các chính sách, chương trình và kết quả hoạt động được cập nhật, phổ biến thường niên
Thông tin về các chính sách, chương trình và kết quả hoạt động được cập nhật, phổ biến thường niên
 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất