Quyết định 140/1999/QĐ-BNN-ĐCĐC của Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn về nội dung, tiêu chí định canh định cư

thuộc tính Quyết định 140/1999/QĐ-BNN-ĐCĐC

Quyết định 140/1999/QĐ-BNN-ĐCĐC của Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn về nội dung, tiêu chí định canh định cư
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:140/1999/QĐ-BNN-ĐCĐC
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Văn Đẳng
Ngày ban hành:14/10/1999
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Đất đai-Nhà ở

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 140/1999/QĐ-BNN-ĐCĐC

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
SỐ 140/1999/QĐ-BNN-ĐCĐC NGÀY 14 THÁNG 10 NĂM 1999
VỀ NỘI DUNG, TIÊU CHÍ ĐỊNH CANH ĐỊNH CƯ

 

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 

Căn cứ Nghị định số 73/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 05/1998/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia;

Theo đề nghị của Ông Cục trưởng Cục Định canh định cư và vùng kinh tế mới.

QUYẾT ĐỊNH

 

CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

 

Điều 1- Quyết định này quy định nội dung tiến hành Định canh định cư (ĐCĐC), và tiêu chí xác định, phân loại đối tượng ĐCĐC, phục vụ cho việc quản lý, chỉ đạo công tác ĐCĐC trong điều kiện mới, phù hợp với tình hình thực tế ở miền núi nước ta hiện nay.

 

Điều 2- Định canh định cư là một chủ chương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, là giải pháp tích cực, có hiệu quả nhằm giải quyết vấn đề du canh du cư (DCDC); phát triển kinh tế xã hội ở miền núi, bảo vệ tài nguyên môi trường của đất nước.

Công tác ĐCĐC là sắp xếp lại dân cư, tổ chức lại sản xuất, xây dựng nông thôn mới đối với bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số còn sống DCDC, góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội, củng cố an ninh quốc phòng.

 

Điều 3- Mục tiêu của công tác ĐCĐC là tạo điều kiện cho bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số sống ở miền núi còn du cư phá rừng có nhà ở, có đất đai canh tác hoặc việc làm ổn định, giảm dần đói nghèo, góp phàn bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái.

 

Điều 4- Nhiệm vụ của công tác ĐCĐC là vận động, hướng dẫn, giúp đỡ và tổ chức đồng bào còn DCDC và định cư du canh xây dựng cơ sở ĐCĐC, ổn định sản xuất, đời sống.

 

Điều 5- Nội dung cơ bản của công tác ĐCĐC:

- Hỗ trợ gia đình tạo tư liệu sản xuất ổn định (chủ yếu là đất canh tác kể cả đất bằng và đất dốc), phát triển sản xuất.

- Hỗ trợ sắp xếp lại dân cư, xây dựng nông thôn mới.

- Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống.

- Phát triển nguồn nhân lực tại chỗ, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở, nâng cao trình độ nhận thức và kỹ năng sản xuất của người dân.

 

Điều 6- Đối tượng của công tác ĐCĐC là hộ gia đình và thôn, bản, xã đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi còn du canh du cư hoặc đã định cư còn du canh.

 

Điều 7- Những từ ngữ trong quyết định được hiểu như sau:

- Du canh du cư là hình thức canh tác và cư trú không ổn định, nguồn sống chủ yếu dựa vào phá rừng làm rẫy sản xuất lương thực theo lối bóc lột đất, tự cung, tự cấp.

- Định cư du canh là hình thức đã cư trú ổn định, đã có một phần đất đai canh tác ổn định, nhưng sản xuất không đủ ăn, còn phải phá rừng làm rẫy.

- Định canh định cư là hình thức canh tác và cư trú đã ổn định, không còn phá rừng làm rẫy, không còn du cư, không còn đói giáp hạt. Trong đó, hộ ĐCĐC có đủ tư liệu sản xuất ổn định (chủ yếu là đất canh tác) và thôn, bản, xã ĐCĐC có đủ cơ sở vật chất thiết yếu đảm bảo sản xuất và đời sống.

- Tư liệu sản xuất ổn định: (chủ yếu là đất canh tác) như:

+ Ruộng nước, ruộng bậc thang, mương thâm canh sản xuất lương thực ổn định lâu dài.

+ Đất trồng cây công nghiệp, cây đặc sản, cây ăn quả có thu nhập.

+ Bãi cỏ, ao hồ để phát triển chăn nuôi.

+ Rừng và đất rừng được giao cho hộ kinh doanh, hoặc giao khoán bảo vệ lâu dài.

+ Đất ở và vườn hộ.

- Cơ sở vật chất thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống bao gồm:

+ Các công trình thuỷ lợi nhỏ và vừa phục vụ sản xuất thâm canh.

+ Các tuyến đường giao thông nội vùng giữa các thôn bản, xã phục vụ đi lại, sản xuất, lưu thông hàng hoá và cung ứng dịch vụ cho nhân dân trong vùng.

+ Các công trình phúc lợi công cộng như trường, lớp học, trạm y tế, tủ thuốc, các công trình nước sinh hoạt... đảm bảo việc học hành, chữa bênh và nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân.

 

- Phát triển nguồn nhân lực tại chỗ là tạo điều kiện để người dân nâng cao trình độ hiểu biết về mọi mặt đời sống xã hội. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở biết tổ chức sản xuất và quản lý xã hội.

 

CHƯƠNG II
NỘI DUNG TIẾN HÀNH ĐỊNH CANH ĐỊNH CƯ

 

Điều 8- Tổ chức tuyên truyền vận động, phổ biến chủ trương chính sách ĐCĐC của Đảng và Nhà nước, những kinh nghiệm, mô hình thực hiện ĐCĐC tốt, đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức đoàn thể quần chúng nhằm làm cho người dân hiểu rõ và tự nguyện thực hiện ĐCĐC.

 

Điều 9- Tiến hành khảo sát, nắm chắc tình hình kinh tế - xã hội, địa bàn đối tượng ĐCĐC, xây dựng đề án ĐCĐC chung của tỉnh, huyện và dự án ĐCĐC xã phù hợp với phương hướng phát triển chung, với khả năng đất đai, lao động của từng địa bàn. Trên cơ sở đó lập kế hoạch cụ thể hàng quý, năm và dài hạn để thực hiện.

 

Điều 10- Quy hoạch bố trí đất đai, cây con phù hợp để sản xuất lương thực, trồng cây công nghiệp, cây đặc sản, cây ăn quả, trồng và kinh doanh rừng, phát triển ngành nghề đảm bảo có thu nhập ổn định thay thế cho sản xuất nương rẫy du canh.

 

Điều 11- Sắp xếp dân cư, xây dựng nông thôn mới. Hướng dẫn cho dân biết cách tính toán làm ăn có hiệu quả, tổ chức thực hiện khuyến nông khuyến lâm, đưa dần tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, tạo điều kiện để đồng bào, hoà nhập với trình độ chung trong khu vực, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc.

 

Điều 12- Tiến hành xây dựng cơ sở vật chất thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống, đảm bảo ĐCĐC bền vững.

 

Điều 13- Có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở biết tổ chức sản xuất và quản lý xã hội tại địa phương ĐCĐC. Tổ chức tham quan học tập, phổ biến kinh nghiệm, nâng cao trình độ nhận thức của đồng bào.

 

CHƯƠNG III
TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH, PHÂN LOẠI ĐỐI TƯỢNG
ĐỊNH CANH ĐỊNH CƯ

 

Điều 14- Tiêu chí xác định du canh du cư:

- Hộ DCDC là hộ có ít hoặc không có đất canh tác ổn định. Nguồn sống chủ yếu của hộ dựa vào thu nhập từ phá rừng để sản xuất nương rẫy du canh (từ 50% trở lên). Chỗ ở không ổn định và thay đổi theo nương rẫy du canh.

- Thôn, bản du canh du cư là thôn bản có từ 50% số hộ du canh du cư trở lên (so với tổng số hộ của thôn bản đó).

 

Điều 15- Tiêu chí xác định định cư du canh:

- Hộ định cư du canh là hộ đã có chỗ ở và có một phần đất đai canh tác ổn định. Nguồn sống của hộ dựa vào thu nhập trên đất canh tác ổn định đạt từ 50% đến dưới 80% so với tổng thu nhập.

- Thôn, bản, xã định cư du canh là thôn, bản, xã có từ 50% số hộ định cư du canh trở lên (so với tổng số hộ của thôn bản, xã đó).

Những thôn bản, xã có dưới 50% số hộ định cư du canh là thôn, bản, xã có hộ định cư du canh.

 

Điều 16- Tiêu chí xác định đối tượng Định canh định cư:

- Thôn bản hoặc xã có từ 50% số hộ bao gồm hộ DCDC và hộ Định cư du canh trở lên là thôn, bản, xã thuộc đối tượng ĐCĐC.

Thôn, bản, xã có dưới 50% số hộ bao gồm hộ du canh du cư và hộ định cư du canh là thôn, bản, xã có hộ thuộc đối tượng Định canh định cư.

 

Điều 17 - Tiêu chí xác định cơ bản hoàn thành Định canh định cư:

- Hộ cơ bản hoàn thành Định canh định cư là hộ không còn đói giáp hạt, không phá rừng làm rẫy, không du cư và được xác định như sau:

+ Đạt 80% trở lên giá trị thu nhập đảm bảo đời sống của hộ thu được từ sản xuất trên đất canh tác ổn định.

+ Có nước sinh hoạt bình thường.

+ Có nơi ở ổn định, có vườn hộ và có chăn nuôi.

- Thôn, bản, xã cơ bản hoàn thành ĐCĐC là thôn, bản, xã sau khi thực hiện ĐCĐC đạt được từ 85% số hộ trở lên cơ bản hoàn thành ĐCĐC (so với tổng số hộ thuộc đối tượng ĐCĐC của thôn, bản, xã đó).

- Những huyện, tỉnh cơ bản hoàn thành ĐCĐC là những huyện, tỉnh sau khi thực hiện ĐCĐC đạt được từ 85% số hộ trở lên cơ bản hoàn thành ĐCĐC (so với tổng số hộ thuộc đối tượng ĐCĐC của huyện, tỉnh đó).

- Nhà nước tiếp tục hỗ trợ, đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở và phát triển sản xuất bằng các chương trình kinh tế - xã hội khác để ĐCĐC bền vững.

 

CHƯƠNG IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Điều 18- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục (Ban) Đinh canh định cư - Kinh tế mới các tỉnh có đối tượng ĐCĐC căn cứ vào nội dung và tiêu chí quy định tại quyết định này, tiến hành rà soát và phân loại đối tượng (du canh du cư, định cư du canh và cơ bản hoàn thành ĐCĐC) làm cơ sở cho việc quản lý chỉ đạo thực hiện ĐCĐC có hiệu quả.

Cục Định canh định cư và Vùng kinh tế mới giúp Bộ tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ sở thực hiện; Hàng quý, sáu tháng và hàng năm tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo định kỳ.

 

Điều 19- Quyết định có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với quyết định này đều bãi bỏ.

 

Điều 20- Các ông Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục trưởng (Trưởng ban) Định canh định cư - Kinh tế mới các tỉnh miền núi và có miền núi chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------
No: 140/1999/QD-BNN/DCDC
Hanoi, October 14, 1999
 
DECISION
ON CONTENTS AND CRITERIA FOR SEDENTARY FARMING AND RESIDENCE
THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
Pursuant to Decree No. 73/CP of November 1st, 1995 of the Government on the function, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
Pursuant to Decision No. 05/1998/QD-TTg of January 14, 1998 of the Prime Minister on the management of the national target programs;
At the proposal of the Head of the Department for Sedentary Farming and Residence and New Economic Zones,
DECIDES:
Chapter I
GENERAL QUESTIONS
Article 1.- This Decision provides for the contents of the work of sedentary farming and residence (SFR) and the criteria to determine and classify the objects of SFR, in service of the management and guidance of SFR in the new conditions, under conformity with the realistic situation in the mountain areas of our country at present.
Article 2.- Sedentary farming and residence is a major undertaking and policy of the Party and the State, a positive and efficient measure to solve the question of nomadic farming and residence with a view to achieving socio-economic development in the mountain areas and protecting the natural resources and environment of the country.
To carry out sedentary farming and residence is to rearrange the population, reorganize production and build a new countryside for the section of the ethnic minorities who are still practicing nomadic farming and residence, thus helping to promote social progress and strengthen national security and defense.
Article 3.- SFR aims to create conditions for the section of the ethnic minorities in the mountain regions who are still practicing nomadic farming by deforestation to have their habitations and farm land or stable jobs, gradually reduce hunger and poverty, contributing to the protection of forests, protection of the ecological environment.
Article 4.- The task of SFR is to persuade, guide, help and organize the people still practicing nomadic farming and residence or who have become sedented their residence but are still practicing nomadic farming to build bases for sedentary farming and residence and to stabilize production and life.
Article 5.- Basic contents of SFR:
- To help the family households to create stable production means (chiefly farm land including plain and sloping land) and develop production.
- To help rearrange the population and build a new countryside.
- To help invest in building the essential material bases in service of production and life.
- To develop the on-the-spot human resources, to train and foster the contingent of grassroots cadres, to raise the knowledge and production skill of the population.
Article 6.- SFR is targeted at the family house-holds and the hamlets and communes of the ethnic minorities in the mountain areas who still practice nomadic farming and residence or who have sedented their residence but still practice nomadic farming.
Article 7.- These terms in the Decision are construed as follows:
- Nomadic farming and residence is the form of unstable farming and residence which depends for livehood chiefly on deforestation and plowing of virgin land for cultivation of food crops by exploiting the land for self supply.
- Sedentary residence and nomadic farming is the form in which residence has become settled and part of the land has been put to stable farming but production cannot yet meet the need in food, and deforestation for farm land is still necessary.
- Sedentary farming and residence is the state in which farming and residence have been stabilized, deforestation for farm land has stopped as well as nomadic residence and food shortage between two crops. The sedentary households have enough production means for stable farming (chiefly farm land), and the sedentary hamlets and communes have enough essential material bases to ensure production and life.
- Stable production means (chiefly farm land) such as:
+ Wet fields, terrace fields, hilly fields for intensive stable and long-term cultivation of food crops.
+ Land planted with industrial trees, specialty trees fruit trees yieding income.
+ Pastures and ponds or lakes to develop livestock breeding.
+ Forests and forest land which have been allocated to the families for exploitation or assigned under contract for long term protection.
+ Residential land and family household gardens.
- Essential material bases in service of production and life composed of:
+ Small and medium water conservancy works in service of intensive cultivation.
+ Roads linking hamlets and villages in service of communication, production, goods circulation and supply of services to the people in the area.
+ Public utility works such as schools, classrooms, health stations, medicine chests, water supply facilities... to ensure schooling, health care and improvement of the cultural and spiritutal life of the people.
- To develop on-the-spot human resources is to create conditions for the people to raise their knowledge in all aspects of social life. To train and foster the contingent of grassroots cadres on how to organize production and manage society.
Chapter II
CONTENTS OF SEDENTARY FARMING AND RESIDENCE
Article 8.- To carry out the propaganda and dissemination of the undertaking and policy on SFR of the Party and the State, the good experiences and models in carrying out SFR; to promote the activities of the mass organizations aimed at arousing the awareness of the people and get them take part in SFR of their own free will.
Article 9.- To survey and have a firm grasp of the socio-economic situation and the area of the objects of SFR, to work out the SFR plan of the province and district and the SFR project of the commune suited to the common development trend and the capacity in land and labor of each locality. On this basis, to draw up concrete quarterly, yearly and long-term plans for realization.
Article 10.- To plan the appropriate land, plants and animals for planting food crops, industrial trees, specialty trees, fruit trees, plant and exploit forests, develop trades and crafts to ensure stable income to supplant nomadic farming.
Article 11.- To arrange the population, to build a new countryside. To guide the population on how to carry out effective production and business, to promote agriculture and forestry, step by step to introduce scientific and technical advances into production and life, to create conditions for the population to integrate with the common level in the region, to preserve and develop the national identity.
Article 12.- To build the essential material bases in service of production and life, to ensure sustainable sedentary farming and residence.
Article 13.- To adopt the plan to train and foster grassroots cadres who can organize production and manage society in the locality where sedentary farming and residence has been completed. To organize study tours and popularize the experiences and raise the level of knowledge of the population.
Chapter III
CRITERIA FOR DETERMINING AND CLASSIFYING THE OBJECTS OF SFR
Article 14.- Criteria for determining nomadic farming and residence:
- A household is said to be nomadic in farming and residence when it has little or no land for stable farming and depends for its livelihood mainly on the income from deforestation for nomadic farming (from 50% upward). It has no fixed residence and moves wherever it has created a swidden.
- A hamlet or village is said to be nomadic when it has from 50% upward of its households practicing nomadic farming and residence.
Article 15.- Criteria for determining sedentary in residence but nomadic in farming:
- A household is said to be sedentary in residence but nomadic in farming when it has a stable place of living and part of its land has been put to stable farming. It depends for 50% - 80% of its source of living on this stable farm land.
- A hamlet or commune is said to be sedentary in residence but nomadic in farming when it has from 50% upward of its households sedentary in residence but normadic in farming.
The hamlets and communes which have less than 50% of their households sedentary in residence but nomadic in farming are called hamlets or communes with households sedentary in residence and nomadic in farming.
Article 16.- Criteria for determining objects of SFR:
- Hamlets or communes which have from 50% upward of their households nomadic in farming and residence or sedentary in residence but nomadic in farming are hamlets or communes targeted by the SFR program.
- Hamlets or communes which have less than 50% of their households still nomadic in residence and farming or sedentary in residence but nomadic in farming are called hamlets or communes with households targeted by the SFR program.
Article 17.- Criteria for determining basic completion of SFR:
- A household is said to have basically completed sedentary farming and residence when it no longer suffers from food deficiency between two harvests, no longer has to deforest for farm land and is no longer nomadic in residence. They are determined by the following criteria:
+ 80% and more of the value of its income to ensure its livelihood come from production on the stable farm land.
+ It has enough water for its daily use.
+ It has a stable place of living, a family garden and has livestock to raise.
- A hamlet or commune is said to have basically completed SFR when it has 85% and more of its households having basically completed SFR (compared to the total of households of that hamlet or commune targeted by the SFR program.)
- Districts and provinces are said to have basically completed SFR when they have from 85% upward of households having basically completed SFR (compared to the total of households in these districts or provinces targeted by the SFR program).
- The State shall continue to assist and invest in building the infrastructure and develop production through other socio-economic programs in order to achieve sustainable sedentary farming and residence.
Chapter IV
IMPLEMENTATION ORGANIZATION
Article 18.- The Agriculture and Rural Development Service, the Sub-Department (Commission) for Sedentary Farming and Residence and New Economic Zones of the provinces targeted by the SFR program shall base themselves on the contents and criteria stipulated in this Decision to revise and classify the objects (nomadic in farming and residence, sedentary in residence and nomadic in farming and those which have basically completed SFR) as basis for the management and guidance for effective implementation of the SFR program.
The Department for Sedentary Farming and Residence and New Economic Zones shall help the Ministry organize, guide, inspect and urge the grassroots in the implementation. Quarterly biannually, and annually, they shall make an integrated report to the Ministry of Agriculture and Rural Development.
Article 19.- This Decision takes effect 15 days after its signing. Earlier stipulations which are contrary to this Decision are now annulled.
Article 20.- The head of the Ministry’s Office, the heads of the units attached to the Ministry, the Directors of the Agriculture and Rural Development Services, the heads of the sub-departments (Commission Chiefs) for Sedentary Farming and Residence and New Economic Zones of the mountain provinces or provinces having mountain areas shall have to implement this Decision.
 

 
FOR THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
VICE MINISTER




Nguyen Van Dang

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 140/1999/QD-BNN-DCDC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe