Quyết định 1934/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp về việc phân công công tác của Bộ trưởng và các Thứ trưởng
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 1934/QĐ-BTP
Cơ quan ban hành: | Bộ Tư pháp |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 1934/QĐ-BTP |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Hà Hùng Cường |
Ngày ban hành: | 09/10/2008 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Cơ cấu tổ chức, Tư pháp-Hộ tịch |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 1934/QĐ-BTP
BỘ TƯ PHÁP |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1934/QĐ-BTP |
Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÂN CÔNG CÔNG TÁC CỦA BỘ TRƯỞNG VÀ CÁC THỨ TRƯỞNG
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Quy chế làm việc mẫu của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 337/2005/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Chánh Văn phòng Bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công, Thứ trưởng chủ động chỉ đạo, xử lý công việc; sử dụng quyền hạn của Bộ trưởng và nhân danh Bộ trưởng để kiểm tra, đôn đốc, giải quyết các công việc thuộc các lĩnh vực, đơn vị, địa bàn công tác được phân công. Các Thứ trưởng đề xuất hoặc báo cáo Bộ trưởng các điều kiện đảm bảo thực hiện nhiệm vụ về chuyên môn nghiệp vụ, kinh phí, tài chính, về công tác tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng, kỷ luật...; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về chất lượng, tiến độ thực hiện nhiệm vụ, về duy trì kỷ luật, kỷ cương hành chính, đoàn kết nội bộ, chăm lo, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, về những vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng xảy ra ở các lĩnh vực, đơn vị phụ trách.
Thứ trưởng phải kịp thời báo cáo Bộ trưởng về những vấn đề lớn, quan trọng, nhạy cảm, những vấn đề lớn có ý kiến khác nhau giữa Bộ Tư pháp với các Bộ, ngành, địa phương, những vấn đề do Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ hoặc các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước trực tiếp chỉ đạo và những vấn đề mới phát sinh chưa có trong quy định của Đảng và Nhà nước.
Trong khi thực thi nhiệm vụ, nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực, đơn vị, địa bàn do Thứ trưởng khác phụ trách thì các Thứ trưởng chủ động phối hợp với nhau để giải quyết. Trường hợp các Thứ trưởng có ý kiến khác nhau hoặc liên quan đến lĩnh vực, đơn vị, địa bàn do Bộ trưởng trực tiếp phụ trách thì Thứ trưởng đang phụ trách giải quyết công việc đó báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định.
Khi có sự điều chỉnh việc phân công công tác giữa các Thứ trưởng thì các Thứ trưởng phải bàn giao nội dung công việc, hồ sơ, tài liệu liên quan cho nhau và báo cáo Bộ trưởng biết.
Nội dung và thời gian các cuộc họp, giao ban, hội ý Lãnh đạo Bộ do Bộ trưởng quyết định hoặc do các Thứ trưởng đề nghị Bộ trưởng xem xét, quyết định. Thứ trưởng Thường trực chỉ đạo Chánh Văn phòng Bộ chuẩn bị nội dung, thời gian các cuộc họp, giao ban, hội ý và xin ý kiến các Thứ trưởng có liên quan trước khi trình Bộ trưởng xem xét, quyết định.
Các cuộc họp, giao ban, hội ý Lãnh đạo Bộ do Thứ trưởng Thường trực chủ trì, Chánh Văn phòng Bộ báo cáo về kết quả chỉ đạo thực hiện các kế hoạch, chương trình công tác trong tuần, tháng, quý, 6 tháng, năm, đồng thời dự kiến kế hoạch, chương trình công tác tiếp theo; báo cáo những vấn đề mới phát sinh, các công việc cần phối hợp xử lý; Thứ trưởng trực tiếp hoặc uỷ quyền cho Chánh Văn phòng Bộ, hoặc Thủ trưởng đơn vị trực tiếp phụ trách trình bày nội dung cụ thể các công việc cần phối hợp xử lý. Bộ trưởng kết luận nội dung các cuộc họp, giao ban, hội ý và chậm nhất sau 03 ngày làm việc, Thông báo kết luận của Bộ trưởng được Chánh Văn phòng Bộ ký ban hành và được đăng tải trên cổng Thông tin điện tử nội bộ của Bộ theo quy định.
Thứ trưởng giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Bộ trưởng và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng. Trong phạm vi lĩnh vực, nhiệm vụ được phân công, Thứ trưởng có trách nhiệm và quyền hạn sau:
Đề xuất với Bộ trưởng các chủ trương, chính sách, phương thức, giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý của Bộ đối với các lĩnh vực công tác được phân công.
- Chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch công tác dài hạn, năm năm và hàng năm;
- Công tác chính trị, tư tưởng, tổ chức cán bộ, bảo vệ chính trị nội bộ, an ninh, quốc phòng;
- Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật;
- Công tác Kế hoạch - Tài chính toàn ngành;
- Cải cách pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp thuộc phạm vi, quyền hạn của Bộ;
- Phối hợp công tác giữa Bộ Tư pháp, Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp với các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan Trung ương của Đảng, trừ những cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội, địa phương được phân công cho các Thứ trưởng trực tiếp phụ trách công tác phối hợp;
- Thực hiện nhiệm vụ của thành viên Chính phủ, thành viên hội đồng, các ban và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phân công.
- Xây dựng và theo dõi chung việc thi hành pháp luật về hình sự, hành chính và pháp luật quốc tế;
- Hợp tác quốc tế;
- Nghiên cứu khoa học pháp lý;
- Công nghệ thông tin;
- Công tác Văn phòng;
- Thi đua, khen thưởng;
- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
a) Giúp Bộ trưởng phụ trách các lĩnh vực, nhiệm vụ công tác:
- Xây dựng và theo dõi chung việc thi hành pháp luật về dân sự, kinh tế;
- Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật;
- Hành chính tư pháp;
- Con nuôi;
- Đăng ký giao dịch bảo đảm;
- Trợ giúp pháp lý.
- Công tác Đảng.
- Thi hành án dân sự;
- Bổ trợ tư pháp;
- Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Phòng, chống tham nhũng.
- Phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ;
- Xuất bản, báo chí;
- Thực hiện quy chế dân chủ;
- Công tác đoàn thể, vì sự tiến bộ phụ nữ, đời sống cán bộ, công chức.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký; thay thế Quyết định số 1424/QĐ-BTP ngày 25 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc phân công công tác của Bộ trưởng và các Thứ trưởng; bãi bỏ các quy định trước đây của Bộ Tư pháp trái với Quyết định này.
Bộ trưởng, Thứ trưởng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương (để b/c); - Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng (để b/c); - Ban Tổ chức Trung ương (để b/c); - Văn phòng Trung ương; - Văn phòng Quốc Hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Sở Tư pháp, Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Các đơn vị thuộc Bộ; - Lưu: VT; Vụ TCCB. |
BỘ TRƯỞNG
(Đã ký)
Hà Hùng Cường |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây