Nghị định 62/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp

thuộc tính Nghị định 62/2003/NĐ-CP

Nghị định 62/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:62/2003/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:06/06/2003
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Cơ cấu tổ chức, Tư pháp-Hộ tịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Cơ cấu tổ chức - Ngày 06/06/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 62/2003/NĐ-CP, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp. Theo Nghị định này, Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác xây dựng pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, thi hành án dân sự, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và công tác tư pháp khác trong phạm vi cả nước, thực hiện quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật. Cơ cấu tổ chức của Bộ gồm: Vụ Pháp luật hình sự, hành chính, Vụ Pháp luật dân sự, kinh tế, Vụ Pháp luật quốc tế, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đào tạo các chức danh tư pháp... Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Nghị định62/2003/NĐ-CP tại đây

tải Nghị định 62/2003/NĐ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 62/2003/NĐ-CP NGÀY 06 THÁNG 6 NĂM 2003
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BỘ TƯ PHÁP

 

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị quyết số 02/2002/QH11 ngày 05 tháng 8 năm 2002 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ nhất, quy định danh sách các bộ và cơ quan ngang bộ của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

NGHỊ ĐỊNH:

 

Điều 1. Vị trí và chức năng

Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác xây dựng pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, thi hành án dân sự, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và công tác tư pháp khác trong phạm vi cả nước; thực hiện quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.

 

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Bộ Tư pháp có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ;

2. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch sau khi được phê duyệt và các văn bản pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ;

3. Về công tác xây dựng pháp luật:

a) Lập dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh về những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ và theo dõi việc thực hiện chương trình đó sau khi được quyết định;

b) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ và các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

c) Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ;

d) Trực tiếp tham gia xây dựng các dự án luật, pháp lệnh do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì soạn thảo;

đ) Thẩm định các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo điều ước quốc tế theo quy định của pháp luật;

e) Hướng dẫn, kiểm tra công tác rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật; thực hiện rà soát, hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật, điều ước quốc tế thuộc các lĩnh vực quản lý của Bộ;

4. Về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật:

a) Thống nhất quản lý công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật;

b) Thực hiện kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật do các bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành về những nội dung liên quan đến các lĩnh vực quản lý nhà nước do Bộ phụ trách;

c) Giúp Thủ tướng Chính phủ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của pháp luật; kiến nghị xử lý, xử lý theo thẩm quyền hoặc xử lý theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ các văn bản trái pháp luật;

5. Về phổ biến, giáo dục pháp luật:

a) Thống nhất quản lý công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;

b) Thông tin pháp luật, biên soạn, xuất bản, phát hành các tài liệu phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;

c) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ;

d) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp và trường học;

6. Về thi hành án dân sự:

a) Thống nhất quản lý công tác thi hành án dân sự;

b) Quản lý thống nhất hệ thống tổ chức và hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự từ Trung ương đến địa phương theo quy định của pháp luật;

c) Chỉ đạo việc thi hành và trực tiếp thi hành các bản án, quyết định của Toà án theo quy định của pháp luật;

7. Thống nhất quản lý về công chứng, chứng thực, hộ tịch, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, quốc tịch, lý lịch tư pháp và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể trong các lĩnh vực này theo quy định của pháp luật;

8. Thống nhất quản lý về tổ chức và hoạt động của luật sư trong nước, luật sư nước ngoài tại Việt Nam; về tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật, hoạt động giám định tư pháp, bán đấu giá tài sản, trọng tài thương mại theo quy định của pháp luật;

9. Thống nhất quản lý và thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, đối tượng chính sách và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật; quản lý, sử dụng Quỹ trợ giúp pháp lý ở Trung ương và hướng dẫn việc sử dụng các nguồn tài trợ trợ giúp pháp lý ở địa phương;

10. Thống nhất quản lý về đăng ký giao dịch bảo đảm; thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, tài sản cho thuê tài chính và các giao dịch, tài sản khác theo quy định của pháp luật;

11. Hướng dẫn, kiểm tra về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở;

12. Thống nhất quản lý các hoạt động hợp tác với nước ngoài về pháp luật; thực hiện hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.

Thực hiện việc cấp ý kiến pháp lý cho các dự án theo quy định của pháp luật; tham gia giải quyết về mặt pháp lý các tranh chấp quốc tế có liên quan tới Việt Nam theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

13. Nghiên cứu khoa học pháp lý; phát triển và ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học pháp lý trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ;

14. Xây dựng và phát triển các cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật, giao dịch bảo đảm, công chứng, hộ tịch, lý lịch tư pháp và các cơ sở dữ liệu khác theo quy định của pháp luật;

15. Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo việc thực hiện cơ chế hoạt động của các tổ chức dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ;

16. Quản lý nhà nước đối với hoạt động của hội, tổ chức phi Chính phủ thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật;

17. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ;

18. Về cải cách hành chính:

a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả cải cách thể chế hành chính nhà nước;

b) Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

19. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý của Bộ; xây dựng tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên môn ngành Tư pháp và bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh tư pháp thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ; đào tạo cán bộ pháp lý, đào tạo, bồi dưỡng các chức danh tư pháp theo quy định của pháp luật;

20. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.

 

Điều 3. Cơ cấu tổ chức của Bộ

a) Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước:

1. Vụ Pháp luật hình sự, hành chính;

2. Vụ Pháp luật dân sự, kinh tế;

3. Vụ Pháp luật quốc tế;

4. Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật;

5. Vụ Quản lý công chứng, hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp (gọi chung là Vụ Hành chính tư pháp);

6. Vụ Quản lý luật sư, tư vấn pháp luật, giám định tư pháp, bán đấu giá tài sản, trọng tài thương mại (gọi chung là Vụ Bổ trợ tư pháp);

7. Vụ Kế hoạch - Tài chính;

8. Vụ Hợp tác quốc tế;

9. Vụ Tổ chức cán bộ;

10. Cục Thi hành án dân sự;

11. Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật;

12. Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm;

13. Cục Trợ giúp pháp lý;

14. Cục Con nuôi quốc tế;

15. Thanh tra;

16. Văn phòng.

b) Các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ:

1. Viện Khoa học pháp lý;

2. Trường Đại học Luật Hà Nội;

3. Trường Đào tạo các chức danh tư pháp;

4. Báo Pháp luật;

5. Tạp chí Dân chủ và Pháp luật;

6. Trung tâm Tin học.

 

Điều 4. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 38-CP ngày 04 tháng 6 năm 1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tư pháp.

 

Điều 5. Trách nhiệm thi hành

Bộ trưởng Bộ Tư pháp, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------
No: 62/2003/ND-CP
Hanoi, June 06, 2003
 DECREE
DEFINING THE FUNCTIONS, TASKS, POWERS AND ORGANIZATIONAL STRUCTURE OF THE MINISTRY OF JUSTICE
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to Resolution No. 02/2002/QH11 of August 5, 2002 of the first session of the XIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam, prescribing the list of the Government’s ministries and ministerial-level agencies;
Pursuant to the Government’s Decree No. 86/2002/ND-CP of November 5, 2002 defining the functions, tasks, powers and organizational structures of the ministries and ministerial-level agencies;
At the proposals of the Minister of Justice and the Minister of the Interior,
DECREES:
Article 1.- Position and functions
The Ministry of Justice is a governmental agency which performs the function of State management over the legislative work, examination of legal documents, law dissemination and education, execution of civil judgments, judicial administration, legal support as well as other judicial work throughout the country; performs the State management over public services under the Ministry’s management according to law provisions.
Article 2.- Tasks and powers
The Ministry of Justice shall have to perform the tasks and exercise the powers prescribed in the Government’s Decree No. 86/2002/ND-CP of November 5, 2002 defining the functions, tasks, powers and organizational structures of the ministries and ministerial-level agencies as well as the following specific tasks and powers:
Click Download to see full text

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 62/2003/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất