Quyết định 269/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

thuộc tính Quyết định 269/2006/QĐ-TTg

Quyết định 269/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020"
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:269/2006/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:24/11/2006
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh - Ngày 24/11/2006, Thủ tướng Chính phủ số 269/2006/QĐ-TTg phê duyệt "Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020". Theo đó, xây dựng tỉnh Quảng Ninh trở thành một địa bàn động lực, một trong những cửa ngõ giao thông quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đối với khu vực và quốc tế, một khu vực phát triển năng động của kinh tế ven biển và biển, có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, có thế và lực ngày càng lớn thúc đẩy sự phát triển và khả năng cạnh tranh. Phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế hướng mạnh về xuất khẩu. Nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là các ngành kinh tế giữ vai trò chủ đạo của Tỉnh. Phát huy tối đa thế mạnh về du lịch, giải quyết hài hòa giữa phát triển du lịch với các lĩnh vực khác, trong đó, ưu tiên phát triển du lịch, nhưng phải chú trọng giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường. Coi trọng hàng đầu việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tích cực chuẩn bị tốt tiền đề để phát triển nhanh và bền vững hơn sau năm 2010. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy tiến bộ và thực hiện công bằng xã hội, đặc biệt, chú ý đến vùng núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc ít người, trước hết là nâng cao dân trí và mức sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Quyết định269/2006/QĐ-TTg tại đây

tải Quyết định 269/2006/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 269/2006/QĐ-TTg NGÀY 24 THÁNG 11 NĂM 2006

PHÊ DUYỆT "ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NINH

ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020"

 

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 về lập, phê duyệt về quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh tại các tờ trình số 1326/UB ngày 09 tháng 6 năm 2005 và số 3001/TT-UBND ngày 14 tháng 11 năm 2005; ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại công văn số 4497 BKH/TĐ&GSĐT ngày 19 tháng 6 năm 2006 về việc "Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020",

 

QUYẾT ĐỊNH :

 

Điều 1. Phê duyệt "Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020" với những nội dung chủ yếu sau:

I. Quan điểm phát triển

1. Xây dựng tỉnh Quảng Ninh trở thành một địa bàn động lực, một trong những cửa ngõ giao thông quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đối với khu vực và quốc tế, một khu vực phát triển năng động của kinh tế ven biển và biển, có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững; có thế và lực ngày càng lớn thúc đẩy sự phát triển và khả năng cạnh tranh.

2. Phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế hướng mạnh về xuất khẩu. Nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là các ngành kinh tế giữ vai trò chủ đạo của Tỉnh. Phát huy tối đa thế mạnh về du lịch, giải quyết hài hòa giữa phát triển du lịch với các lĩnh vực khác; trong đó, ưu tiên phát triển du lịch, nhưng phải chú trọng giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường. Coi trọng hàng đầu việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tích cực chuẩn bị tốt tiền đề để phát triển nhanh và bền vững hơn sau năm 2010.

3. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy tiến bộ và thực hiện công bằng xã hội; đặc biệt, chú ý đến vùng núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc ít người, trước hết là nâng cao dân trí và mức sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

4. Điều chỉnh và cải thiện việc tổ chức kinh tế theo lãnh thổ. Kết hợp giữa phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ dải ven biển Hạ Long ở tiểu vùng phía Tây của Tỉnh với phát triển nông, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến, dịch vụ ở tiểu vùng phía Đông của Tỉnh và khu vực miền núi; giữa phát triển đô thị với phát triển nông thôn, tạo điều kiện cho các vùng phát triển, hạn chế chênh lệch quá xa về nhịp độ tăng trưởng giữa các vùng.

5. Kết hợp giữa phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo đảm phát triển bền vững. Phát triển kinh tế phải bảo đảm tăng cường và củng cố quốc phòng, an ninh; đặc biệt, chú trọng giữ vững chủ quyền vùng biển, đảo và thềm lục địa về quyền lợi kinh tế, giữ vững chủ quyền quốc gia.

II. Mục tiêu phát triển

Từ nay đến năm 2020, phát triển có trọng tâm, trọng điểm, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả để thực hiện công nghiệp hoá trước năm 2020.

- Tốc độ tăng trưởng GDP thời kỳ 2006 - 2010 đạt khoảng 13%; thời kỳ 2011- 2020 khoảng 14,2%. GDP bình quân đầu người vào năm 2010 (giá so sánh 1994) đạt khoảng 950 USD, năm 2020 đạt khoảng trên 3.120 USD.

- Tỷ lệ tích lũy đầu tư lên 40% so với GDP vào năm 2010, đáp ứng 75% nhu cầu vốn đầu tư phát triển.

- Thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, phát triển y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa, thể dục - thể thao v.v…

Một số chỉ tiêu cơ bản:

 

TT

Loại chỉ tiêu

Năm 2005

Năm 2010

Năm 2020

1

Dân số (nghìn người)

1.069,9

1.124,1

1.237,3

2

GDP (tỷ đồng)

 

 

 

- Theo giá so sánh 1994

6.229,2

11.375,2

43.065,1

- Theo giá hiện hành

15.346,0

36.341,3

167.405,0

3

Cơ cấu GDP (% - giá hiện hành)

100,0

100,0

100,0

 

- Công nghiệp, xây dựng

49,7

46,3

48,5

 

- Dịch vụ

44,0

49,7

50,1

 

- Nông, lâm nghiệp, thủy sản

6,2

4,0

1,4

4

GDP/người (USD)

 

 

 

 

- Theo giá so sánh 1994

352,9

950,0

3.127,8

 

- Theo giá hiện hành

869,3

1.757,1

6.292,7

Tốc độ tăng trưởng (%):

 

TT

Loại chỉ tiêu

Thời kỳ

Năm

2006 - 2010

Năm

2001 - 2010

Năm

2011 - 2020

1

Dân số

-

1,02

0,96

2

GDP

13,3

13,0

14,2

 

- Công nghiệp, xây dựng

15,0

13,8

14,3

 

- Dịch vụ

12,0

13,3

14,7

 

- Nông, lâm nghiệp, thủy sản

4,0

4,2

4,6

III. Phương hướng phát triển các ngành và lĩnh vực

1. Công nghiệp

Phát triển các ngành công nghiệp có thế mạnh như: khai thác than, điện, vật liệu xây dựng, cơ khí mỏ, cơ khí đóng tàu, công nghiệp phục vụ du lịch… Xây dựng và phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung. Phát triển công nghiệp quy mô nhỏ ở nông thôn và miền núi. Đổi mới thiết bị, công nghệ hiện đại; tiếp nhận vốn và chuyển giao công nghệ tiên tiến từ bên ngoài. Giải quyết tốt các mâu thuẫn giữa phát triển công nghiệp, phát triển dịch vụ du lịch và bảo vệ môi trường sinh thái.

a) Công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản:

- Khai thác và chế biến than: năm 2010, sản lượng than đạt 39 - 41 triệu tấn/năm; năm 2020 đạt 50 triệu tấn/năm;

- Khai thác và chế biến các khoáng sản khác như: sét, cao lanh, cát, đá…

b) Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: xây dựng mới các nhà máy xi măng lò quay có công nghệ tiên tiến và hiện đại ở khu vực Hoành Bồ (tổng công suất 4 triệu tấn/năm, sau đó nâng lên 6 triệu tấn/năm). Liên doanh cung cấp clinker cho các trạm nghiền clinker ở Vùng Nam Trung Bộ và Vùng Đông Nam Bộ. Xây dựng nhà máy bao bì xi măng. Mở rộng và xây dựng mới các trạm trộn bê tông.

Đầu tư dây chuyền sản xuất gạch không nung; nâng tỷ lệ gạch không nung trong cơ cấu vật liệu xây dựng lên 13% vào năm 2010 và 30% vào năm 2020. Xây dựng nhà máy gạch lát ceramic, gạch tuynel, các cơ sở sản xuất đá ốp lát, ván ép.

c) Công nghiệp đóng tàu, cơ khí chế tạo: phát triển và hiện đại hóa ngành cơ khí mỏ, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu thuyền đến 50.000 tấn.

d) Công nghiệp luyện kim: đầu tư xây dựng nhà máy tạo phôi, cán thép, thép tấm quy mô vừa để cung cấp nguyên liệu. Nghiên cứu đầu tư đồng bộ theo các bước đi thích hợp cho các cơ sở công nghiệp luyện kim. Thúc đẩy đầu tư cơ sở sản xuất thép ở khu vực Việt Hưng - Cái Lân.

đ) Công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản, thực phẩm và đồ uống: ưu tiên đổi mới thiết bị, công nghệ; chuyển từ xuất khẩu nguyên liệu sang chế biến các sản phẩm có chất lượng cao phục vụ đời sống nhân dân, xuất khẩu và du lịch. Đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các nhà máy, cơ sở sản xuất, chế biến, nuôi trồng thủy sản, hoa quả, thực phẩm và đồ uống.

e) Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: tập trung phát triển các ngành dệt, da, may, gốm sứ, thủy tinh…

g) Phát triển các ngành công nghiệp khác: công nghiệp điện, sản xuất phân đạm, than sinh hoạt, liên doanh sản xuất, lắp ráp ô tô ...

h) Phát triển tiểu, thủ công nghiệp.

i) Định hướng phát triển các khu, cụm công nghiệp: đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu, cụm công nghiệp hiện có; nghiên cứu thành lập một số khu, cụm công nghiệp gắn với các khu kinh tế, khu dịch vụ như các Khu Công nghiệp (KCN): Cái Lân, Việt Hưng, Đồng Mai, Hải Yên, Ninh Dương, Chạp Khê, Phương Nam, Tiên Yên, Kin Sen và KCN sạch thuộc Khu kinh tế Vân Đồn, nghiên cứu thành lập một số khu công nghệ; cụm công nghiệp tại Đông Triều và một số cụm công nghiệp khác trên hành lang đường 18 A.

2. Du lịch

Đến năm 2010, sẽ thu hút khoảng 6,8 triệu lượt khách du lịch (trong đó, từ 2,5 - 3 triệu lượt khách quốc tế) và tăng gấp 1,5 lần vào năm 2020. Phấn đấu doanh thu đạt 3.000 tỷ đồng vào năm 2010 và trên 5.000 tỷ đồng vào năm 2020.

Tập trung phát triển 4 khu du lịch chính là: Hạ Long, Vân Đồn, Móng Cái - Trà Cổ, Uông Bí - Đông Triều - Yên Hưng thành trung tâm du lịch lớn tương xứng với vị thế của Tỉnh có thu từ du lịch chiếm tỷ trọng cao, bền vững trong cơ cấu GDP. Tổ chức các tuyến du lịch trong tỉnh, ngoài tỉnh và du lịch nước ngoài. Chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch có chất lượng cao và các sản phẩm du lịch bổ trợ, sản phẩm lưu niệm thủ công mỹ nghệ, ẩm thực.

3. Thương mại, xuất nhập khẩu và các ngành dịch vụ khác

Phát triển ngành thương mại nội địa; đẩy mạnh phát triển kinh tế cửa khẩu, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động kinh tế đối ngoại; phát triển các loại hình dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và phần mềm, dịch vụ vận tải, xây dựng, tư vấn v.v.. Tập trung xây dựng Hạ Long, Móng Cái thành các Trung tâm thương mại lớn của Tỉnh và của Vùng đồng bằng sông Hồng.

4. Nông, lâm nghiệp, thủy sản

- Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đa dạng hóa sản phẩm và đa dạng hóa cơ cấu kinh tế nông thôn. Từng bước hình thành khu nông nghiệp công nghệ cao để tạo ra sản phẩm chất lượng và có sức cạnh tranh.

Về lâu dài, cây lương thực vẫn giữ vị trí đặc biệt quan trọng đối với an ninh lương thực, hướng chủ yếu là tập trung thâm canh, chuyển đổi cơ cấu diện tích cây trồng hợp lý. Phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, cây thực phẩm.

Phát triển mạnh chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa, từng bước trở thành ngành sản xuất chính, chiếm tỷ trọng cao trong nông nghiệp.

- Phát triển lâm nghiệp toàn diện, chú trọng phát triển 3 loại rừng: rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất. Hình thành 2 vùng sản xuất lâm nghiệp: vùng cây nguyên liệu gỗ cho sản xuất, xây dựng; vùng cây lâm nghiệp đặc sản (quế, hồi, thông nhựa) cho xuất khẩu. Đến năm 2020, tỷ lệ độ che phủ của rừng toàn tỉnh đạt từ 50 - 55%. Phát triển lâm nghiệp phải thực hiện được mục tiêu góp phần xóa đói, giảm nghèo; đời sống người lao động làm trong ngành lâm nghiệp (bảo vệ, khoanh nuôi, trồng rừng, khai thác, chế biến) ngày càng khá lên. Đẩy mạnh sản xuất lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.

- Phát triển thủy, hải sản trên quan điểm kết hợp hợp lý giữa khai thác, nuôi trồng và chế biến, chuyển từ xuất khẩu nguyên liệu sang chế biến xuất khẩu sản phẩm chất lượng cao; tạo ra khối lượng hàng hóa lớn; đưa thủy, hải sản thành ngành kinh tế có vị trí xứng đang trong kinh tế của Tỉnh.

5. Kết cấu hạ tầng

Xây dựng kết cấu hạ tầng phải bảo đảm phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của cả Vùng; trong đó, xây dựng hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế biển, Khu kinh tế Vân Đồn và các Khu kinh tế cửa khẩu là thực sự cần thiết. Ngoài các chương trình, dự án cụ thể đã được xác định, cần chú trọng nghiên cứu, xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển các mô hình kinh tế tổng hợp, liên hợp kiểu đặc khu như Khu kinh tế liên hợp đô thị, khu công nghiệp, khu công nghệ, khu du lịch; dịch vụ vận tải, hậu cần gắn liền với cảng biển ....

a) Giao thông vận tải

- Đường bộ: nghiên cứu xây dựng đường vận chuyển và cảng than độc lập với đường và cảng dân sinh, tạo các vành đai cách ly vùng khai thác than với khu dân cư, khu du lịch bằng thảm cây xanh gắn liền với đường bao, đường sắt chuyên dùng và các cảng một cách hợp lý.

+ Trên hành lang Đông - Tây, chú trọng các tuyến sau: cải tạo và nâng cấp quốc lộ 18A đạt tiêu chuẩn cấp I; đoạn Đông Triều - Móng Cái cấp II; xây dựng mới tuyến cao tốc Hà Nội - Hạ Long - Móng Cái. Cải tạo, nâng cấp tuyến quốc lộ 4B từ Lạng Sơn đi Mũi Chùa đạt tiêu chuẩn cấp I nối với quốc lộ 18; cải tạo tuyến Móng Cái - Trà Cổ đi cảng Mũi Ngọc đạt tiêu chuẩn cấp II đồng bằng. Cùng với các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng xây dựng đường ven biển từ Quảng Ninh - Hải Phòng - Ninh Bình - Thanh Hoá.

+ Trên hành lang Bắc - Nam, chú trọng các tuyến sau: cải tạo, nâng cấp quốc lộ 18C từ Tiên Yên đi cửa khẩu Hoành Mô, đường 340 từ Hải Hoà đến cửa khẩu Bắc Phong Sinh và quốc lộ 279 trong vành đai 2 đạt cấp III miền núi.

+ Cải tạo, nâng cấp các tuyến tỉnh lộ, huyện lộ kết nối với hệ thống đường quốc gia. Nâng cấp và xây mới các đường 341; 324; 343; 344. Đầu tư duy tu, bảo dưỡng các cầu đã có, xây dựng mới hệ thống cầu chưa có trên các tuyến. Cải tạo, xây dựng các tuyến giao thông đô thị ở các thành phố, thị xã. Nâng cấp một số tuyến đường xã, liên xã thành đường huyện. Đầu tư xây dựng hệ thống đường ô tô đến tất cả các trung tâm xã. Chú ý các tuyến dọc biên giới; từng bước xây dựng đường biên giới và hệ thống đường xương cá nối đường biên vào nội địa.

+ Hoàn thành việc xây dựng cầu Bãi Cháy, chuẩn bị xây dựng cầu Vân Tiên và đường 18 nối qua đảo Cái Bầu (Cẩm Phả - Vân Đồn - Tiên Yên). Hoàn chỉnh hệ thống các bến xe liên tỉnh và nội tỉnh; phát triển giao thông công cộng bằng xe buýt v.v…

- Đường sắt: xây dựng đoạn nối ga Hạ Long vào cảng Cái Lân. Nghiên cứu xây dựng mới tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại nối vào ga Cổ Thành trên tuyến Kép - Cái Lân. Xây dựng hệ thống ga hành khách hợp lý trên dọc tuyến. Nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt Hạ Long - Móng Cái và tuyến nối với cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn tạo thành hệ thống đường sắt liên hoàn. Xây dựng đường sắt chuyên dùng của ngành than khu vực Vàng Danh - Uông Bí ra cảng Điền Công; khu vực Cẩm Phả, Cửa Ông cần có đường bao cách ly với khu dân cư hoặc đường ngầm phía dưới đường dân sinh.

- Hệ thống cảng biển: tập trung nâng cấp cảng Cái Lân cho tàu 4 - 5 vạn tấn vào ra thuận tiện, đạt công suất từ 7 - 8 triệu tấn/năm vào năm 2010. Nâng cấp các cảng hiện có như cảng Cửa Ông (Cẩm Phả), Mũi Chùa (Tiên Yên), Vạn Gia (Móng Cái), Hòn Nét, Con Ong (Vịnh Bái Tử Long). Nâng cấp cảng than Cẩm Phả cho tàu 4 vạn tấn vào ra thuận tiện, nghiên cứu xây dựng những cảng than độc lập với cảng hàng hoá và cảng dịch vụ; tách biệt với khu dân cư, khu du lịch. Xây dựng cảng du lịch tại Hạ Long. Chú trọng phát triển các cảng và bến thủy nội địa, mở rộng các bến tàu nhỏ như Dân Tiến, Thọ Xuân, Đá Đỏ (Móng Cái), Gềnh Võ (Hải Hà), Vạn Hoa (Vân Đồn) v.v… Nghiên cứu các điều kiện để có thể xây dựng cảng tổng hợp, kho xăng dầu tại Khu đầm nhà Mạc, huyện Yên Hưng.

- Hàng không: xây dựng sân bay tại Vân Đồn, dự kiến trước mắt sẽ đón khoảng từ 1 - 1,5 triệu lượt khách/năm bằng loại máy bay tầm trung như A321, A320, B777 - 200 v.v…

b) Cấp điện

Mở rộng Nhà máy nhiệt điện Uông Bí (công suất 700MW); xây dựng các nhà máy nhiệt điện Mạo Khê (công suất 200MW), Hà Khánh (công suất 1.200MW, giai đoạn 1 công suất 600MW), Mông Dương với tổng công suất 2.000MW, Cẩm Phả 600 MW.

Xây dựng đường dây 220 KV đến Hạ Long, đường dây 110 KV mạch 2 đường 500 KV đến Hoành Mô và Mông Dương ra Móng Cái, các tuyến 35KV, 22KV ra Bình Liêu, Hải Hà; mở rộng mạng lưới cấp điện cho Khu kinh tế Vân Đồn; nghiên cứu đưa điện lưới ra các đảo Minh Châu, Quan Lạn, Ngọc Vừng. Cải tạo và nâng cấp mạng lưới điện hiện có. Mở rộng mạng lưới cấp điện cho các khu công nghiệp mới hình thành, khu vực nông thôn và miền núi. Đến năm 2010, 100% hộ có điện sử dụng.

c) Cấp, thoát nước

- Khai thác hợp lý các công trình cấp nước hiện có; mở rộng, nâng cấp và xây dựng mới một số công trình cấp nước phù hợp với quá trình phát triển như xây dựng nhà máy nước Việt Hưng công suất 20.000 m3/ngày đêm vào năm 2010 và công suất 80.000 m3/ngày đêm vào năm 2020. Khai thác đập Đá Trắng (10.000 m3/ngày đêm) cấp nước cho Khu công nghiệp Việt Hưng, huyện Hoành Bồ. Mở rộng Nhà máy nước Đông Triều (lên 4.000 m3/ngày đêm). Xây mới nhà máy xử lý nước ngầm tại Vĩnh Tuy (4.000 m3/ngày đêm) và nhà máy xử lý nước sạch (12.000 m3/ngày đêm) cung cấp nước cho Mạo Khê, Hoàng Thạch. Khai thác đập nước Đồng Ho (20.000 m3/ngày đêm). Xây dựng đập Đồng Giang và sử dụng nước hồ Yên Lập đưa công suất lên 100.000 m3/ngày đêm cung cấp nước cho khu du lịch Bãi Cháy và các cụm công nghiệp tại Hoành Bồ. Xây dựng hồ Cao Vân để đưa công suất nhà máy nước Diễn Vọng lên 120.000 m3/ngày đêm vào năm 2010. Nghiên cứu xây dựng đập Ba Chẽ. Xây dựng cụm xử lý nước từ hồ Tràng Vinh và Đoan Tĩnh (8.000 m3/ngày đêm) để đưa công suất cấp nước cho Móng Cái lên 12.000 m3/ngày đêm. Xây dựng các công trình cấp nước cho một số huyện như Ba Chẽ, Bình Liêu, Đầm Hà, Hải Hà, Cô Tô (từ 600 - 2.000 m3/ngày đêm).

Giảm tỷ lệ thất thoát nước trong đô thị từ 55% xuống 20 - 25%. Thực hiện chương trình nước sạch nông thôn, đảm bảo đến năm 2020 có khoảng từ 95 - 100% số hộ nông thôn được dùng nước sạch.

- Quy hoạch và xây dựng đồng bộ hệ thống thoát nước, các khu chứa và xử lý nước thải, chất thải của các đô thị, các khu công nghiệp, khu du lịch bảo đảm giữ gìn môi trường sinh thái.

d) Thủy lợi

Đầu tư nâng cấp hệ thống thủy lợi, đảm bảo cấp đủ nước tưới cho diện tích lúa và rau màu; giải quyết tiêu úng, chống lũ nhằm phòng, tránh thiên tai, góp phần bảo vệ sản xuất, tính mạng và tài sản của nhân dân.

đ) Bưu chính - viễn thông

Đẩy nhanh tốc độ phát triển mạng lưới bưu chính - viễn thông hiện đại, đồng bộ, rộng khắp; nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính - viễn thông. Đến năm 2010, đạt 24 máy điện thoại/100 dân, bán kính phục vụ của các bưu cục khoảng 2,3 - 2,4 km.

6. Phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội

a) Phát triển dân số, nguồn lao động

- Dự báo dân số, lao động đến năm 2020:

 

 

TT

 

Thành phần dân số,

lao động

Tổng dân số theo thời kỳ

Dân số tăng thêm theo thời kỳ

Năm

2005

Năm

2010

Năm

2020

Năm

2006 - 2010

Năm

2011 - 2020

1

Tổng dân số (nghìn người)

1.070

1.124

1.237

54,0

113,0

- Dân số thành thị (nghìn người)

518,9

562,1

686,7

43,2

124,6

- Tỷ lệ so với dân số (%)

48,5

50

55,5

 

 

2

Dân số trong độ tuổi lao động (nghìn người)

573,5

616,0

680,5

42,5

64,5

- Tỷ lệ so với dân số (%)

53,6

54,8

55,0

 

 

- Lao động cần bố trí việc làm (nghìn người)

574,7

566,7

639,7

42,0

73,0

- Định hướng về công tác dân số và giải quyết việc làm:

Đẩy mạnh công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình nhằm giảm tỷ lệ tăng tự nhiên; nâng cao chất lượng dân số, nguồn nhân lực; nâng cao dân trí, mở rộng đào tạo nghề; tiếp tục thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo.

Chuyển đổi cơ cấu sử dụng lao động theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp, dịch vụ. Phát triển doanh nghiệp, mở rộng ngành nghề để tạo thêm việc làm. Xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

b) Giáo dục và đào tạo

- Giáo dục mầm non, phổ thông: tỷ lệ trẻ em từ 3 - 5 tuổi đến lớp đạt 50% vào năm 2010 và 67% vào năm 2020. Tỷ lệ học sinh tiểu học đạt 95% vào năm 2010 và 99% vào năm 2020; trung học cơ sở phấn đấu đạt 90% vào năm 2010 và 95% vào năm 2020; trung học phổ thông đạt 50% vào năm 2010.

Củng cố đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, bảo đảm đủ về số lượng, nâng cao chất lượng giáo viên. Tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học; 100% số trường được kiên cố hóa và đồng bộ hóa theo chuẩn vào năm 2010.

Nghiên cứu thành lập trường Đại học đa ngành; đầu tư nâng cấp, xây dựng mới một số trung tâm dạy nghề ở huyện theo hướng đa ngành; khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia phát triển đào tạo nghề.

- Thực hiện xã hội hóa giáo dục, nghiên cứu chính sách ưu đãi hợp lý đối với giáo viên khu vực biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Có chính sách ưu đãi nhằm thu hút các chuyên gia và lao động kỹ thuật giỏi từ nơi khác đến làm việc tại Tỉnh.

c) Phát triển y tế

Bảo đảm mọi người dân đều được hưởng các dịch vụ y tế chất lượng cao, được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần, giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ. Nghiên cứu xây dựng 1 bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa nhi, phụ sản tại miền Đông của Tỉnh. Thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của chương trình quốc gia về phòng, chống bệnh xã hội và bệnh dịch nguy hiểm.

Củng cố và tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hệ thống phòng, chống dịch, khám chữa bệnh từ cấp xã, phường đến tỉnh. Không ngừng đào tạo và đào tạo lại nhằm đảm bảo đủ và đúng cơ cấu cán bộ đối với từng đơn vị trong ngành. Đến năm 2010, 100% số xã, phường có bác sĩ; 100% trạm y tế xã, phường có nữ hộ sinh trung học, có dược tá và y học cổ truyền; 100% thôn, bản có cán bộ y tế đã được đào tạo. Phấn đấu đạt trung bình có 4 bác sỹ và 1 dược sỹ đại học/10.000 dân.

Thực hiện xã hội hóa y tế, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ khám, chữa bệnh, tăng cường hoạt động tuyên truyền chăm sóc sức khỏe ban đầu.

d) Văn hóa - thông tin, thể dục - thể thao

- Đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa đạt mức trung bình của cả nước. Tăng cường các hoạt động văn hóa, thông tin ở vùng núi, ven biển, biên giới, hải đảo. Đến năm 2010, 100% số xã, phường có làng văn hóa. Hoàn thành việc xây dựng các thiết chế văn hóa từ tỉnh đến cơ sở. Xây dựng trung tâm văn hóa tỉnh, nhà bảo tàng tỉnh; xây dựng các trung tâm văn hóa thông tin ở các huyện, nhà văn hóa các xã. Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa. Tích cực chuẩn bị để đề nghị công nhận Vịnh Bái Tử Long là di sản thiên nhiên thế giới. Phát triển các loại hình văn hóa, nghệ thuật. Xây dựng, bồi dưỡng lực lượng sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.

- Hiện đại hóa thư viện tỉnh; chú trọng phát triển xuất bản, in, phát hành sách, báo. Nghiên cứu khôi phục nhà xuất bản với 200 đầu sách/năm. Hoàn thiện hệ thống phủ sóng phát thanh - truyền hình trên địa bàn tỉnh; nghiên cứu và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, cho phép thành lập xưởng phim truyền hình.

- Phát động phong trào toàn dân tham gia thể dục, thể thao. Phát triển thể thao đỉnh cao, thể thao chuyên nghiệp, kết hợp với thể thao quần chúng và nghiệp dư. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành thể thao. Xây dựng trung tâm thể thao của tỉnh và sân vận động ở các huyện.

đ) Đào tạo nguồn nhân lực.

- Có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật, công nhân kỹ thuật. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề đạt từ 30 - 35% vào năm 2010 và 35 - 40% vào năm 2020. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Đào tạo công chức nhà nước các cấp, đào tạo các nhà doanh nghiệp.

- Xây dựng chương trình đào tạo công nhân kỹ thuật có tay nghề cao và hệ thống các trường, trung tâm đào tạo cán bộ công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển các khu công nghiệp, khu công nghệ trong vùng.

e) Khoa học - công nghệ.

- Xây dựng quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ trực tiếp sản xuất (khoa học công nghệ doanh nghiệp và cơ sở sản xuất); trong đó, tập trung lập quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật khoa học và công nghệ trực tiếp sản xuất. Xác định rõ các chương trình, dự án then chốt, các giải pháp cụ thể. Cần có bước đi với các nhiệm vụ cụ thể giúp các ngành chức năng, các địa phương liên quan tổ chức thực hiện theo lộ trình để khoa học và công nghệ nhanh chóng phát triển trở thành lực lượng trực tiếp sản xuất.

- Tổ chức xây dựng và sớm đưa vào hoạt động các khu công nghệ cấp tỉnh (còn gọi là các "khu sinh dưỡng" công nghiệp, khu ươm tạo công nghệ, khu ươm tạo doanh nghiệp, khu nông nghiệp công nghệ cao, khu công nghệ cao...) trở thành trụ cột của hệ thống hạ tầng kỹ thuật khoa học và công nghệ trực tiếp sản xuất.

- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển khoa học công nghệ; trong đó, có cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển các khu công nghệ, sản phẩm công nghệ, đổi mới công nghệ và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ. Đặc biệt, ưu tiên khuyến khích các doanh nghiệp phát triển khoa học công nghệ trực tiếp sản xuất.

g) Bảo vệ tài nguyên và môi trường

Đẩy mạnh việc sử dụng công nghệ sạch và phương tiện xử lý, ngăn ngừa ô nhiễm. Bảo vệ khu di sản thế giới Vịnh Hạ Long, bảo vệ sự đa dạng của hệ sinh vật. Giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường từ việc khai thác, chế biến và vận chuyển than, chống ô nhiễm công nghiệp, ô nhiễm do khai thác và vận tải biển. Có biện pháp thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn.

h) Quốc phòng, an ninh.

Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn liền với bảo đảm quốc phòng - an ninh trên từng địa bàn, đặc biệt là vùng biên giới, hải đảo. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, bảo đảm ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Xây dựng lực lượng dự bị động viên mạnh, khu vực phòng thủ vững chắc. Xây dựng và củng cố các địa bàn dân cư trên các đảo, đưa dân ra các đảo có khả năng sinh sống, góp phần giữ vững chủ quyền biển, đảo.

IV. Định hướng tổ chức kinh tế theo không gian lãnh thổ

Phát triển có trọng điểm trên từng khu vực kinh tế miền Tây và miền Đông của Tỉnh; phát triển khu kinh tế, các khu kinh tế cửa khẩu, các khu công nghiệp, một số khu công nghệ, các khu du lịch; phát triển kinh tế miền núi, hải đảo, bao gồm:

- Tiểu vùng phía Tây, với trung tâm là thành phố Hạ Long: ưu tiên phát triển công nghiệp khai thác than và các ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành than; phát triển các khu công nghiệp; phát triển dịch vụ cảng biển, dịch vụ chuyển giao công nghệ, phát triển du lịch; xây dựng hiện đại các đô thị như Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả; phát triển các lĩnh vực xã hội.

- Tiểu vùng phía Đông: hình thành Khu kinh tế Vân Đồn với việc phát triển du lịch, dịch vụ cao cấp; xây dựng cảng biển, cảng hàng không. Thúc đẩy phát triển mạnh Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái; nghiên cứu hình thành tổ hợp công nghiệp - dịch vụ - cảng biển tại phía Đông - Bắc tỉnh Quảng Ninh; xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô, Bắc Phong Sinh; phát triển kinh tế biển và hải đảo.

- Phát triển các lãnh thổ kinh tế trọng điểm, bao gồm: các khu công nghiệp, các trung tâm du lịch, các khu kinh tế cửa khẩu, Khu kinh tế Vân Đồn.

- Phát triển đô thị: nghiên cứu nâng cấp thị xã Móng Cái lên đô thị loại II, thị trấn Cái Rồng lên đô thị loại III, các thị trấn huyện lỵ lên đô thị loại IV. Trong tương lai, Tỉnh sẽ có 2 đô thị loại II (Hạ Long, Móng Cái), 3 đô thị loại III (Uông Bí, Cẩm Phả, Cái Rồng) và 9 đô thị loại IV là các thị trấn huyện lỵ.

- Phát triển các điểm dân cư nông thôn, kinh tế miền núi và hải đảo.

V. Định hướng quy hoạch sử dụng đất

Dự báo đến năm 2010 sẽ huy động trên 85% và đến năm 2020 khoảng 90% quỹ đất vào sử dụng cho các mục đích khác nhau.

Cơ cấu sử dụng đất đến năm 2010:

 

 

TT

 

Loại đất

Cơ cấu sử dụng đất

Hiện trạng

năm 2005

Dự kiến

năm 2010

1

Tổng diện tích đất tự nhiên (nghìn ha)

608,1

608,1

2

Tỷ lệ các loại đất (%)

100,0

100,0

3

Đất đã sử dụng (%)

72,2

85,9

a

Đất nông nghiệp (%)

59,3

71,5

 

- Đất sản xuất nông nghiệp

8,9

10,6

 

- Đất sản xuất lâm nghiệp

47,4

57,3

 

- Đất nông nghiệp khác

3,0

3,6

b

Đất phi nông nghiệp (%)

12,9

14,4

 

- Đất chuyên dùng

5,1

7,1

 

- Đất ở

1,5

1,7

 

- Đất khác

6,3

5,6

4

Đất chưa sử dụng (%)

27,8

14,1

Trên cơ sở định hướng quy hoạch sử dụng đất nêu trên; giao Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh rà soát, đối chiếu với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung khi cần thiết.

VI. Các giải pháp

1. Giải pháp huy động vốn đầu tư

Nhu cầu vốn đầu tư của tỉnh giai đoạn 2006 - 2020 là rất lớn so với nguồn lực và khả năng cân đối của tỉnh và sự hỗ trợ của Trung ương. Vì vậy, tỉnh cần có phương án để huy động vốn cho từng thời kỳ, sắp xếp lựa chọn các dự án ưu tiên và có những cơ chế cụ thể, hợp lý nhằm thu hút vốn đầu tư, đảm bảo thực hiện được các mục tiêu đã đề ra.

2. Có chính sách phát triển khoa học và công nghệ, khuyến khích các doanh nghiệp khoa học công nghệ trực tiếp sản xuất để tạo ra sản phẩm có chất lượng và sức cạnh tranh; đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực. Tăng cường năng lực của chính quyền các cấp, phát huy dân chủ cơ sở.

3. Phát triển kinh tế nhiều thành phần theo hướng đa dạng hoá các loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân, nhà nước, liên doanh, liên kết, 100% vốn đầu tư nước ngoài ...), đổi mới doanh nghiệp nhà nước để phát huy sức mạnh tổng hợp kinh tế của Tỉnh.

4. Khai thác và mở rộng thị trường truyền thống, tích cực tìm kiếm thị trường mới thông qua quảng bá, hội chợ trong nước và quốc tế. Thiết lập Trung tâm thông tin thị trường, giá cả để tiếp nhận các thông tin trong và ngoài nước cung cấp cho các doanh nghiệp; giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, thị trường và một số thông tin kinh tế liên quan đến kinh tế thương mại để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

5. Có cơ chế, chính sách khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lực từ quỹ đất nhằm đạt hiệu quả thiết thực.

6. Tăng cường hợp tác, liên doanh, liên kết và phối hợp với các tỉnh, thành phố trong Vùng kinh tế trọng điểm và trong cả nước để phát triển bền vững.

7. Các lĩnh vực, chương trình và dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư.

- Các lĩnh vực ưu tiên phát triển: phát triển cảng và dịch vụ cảng, khu chế xuất và khu công nghiệp tập trung, du lịch và dịch vụ du lịch, xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác than.

- Các chương trình ưu tiên phát triển: phát triển khu công nghiệp, khu công nghệ, khu kinh tế; phát triển du lịch; phát triển công nghiệp và ngành nghề phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn, miền núi; phát triển kết cấu hạ tầng; thực hiện các dự án thuộc các chương trình quốc gia trên địa bàn Tỉnh; phát triển nguồn nhân lực, khoa học - công nghệ.

- Các dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư (chi tiết xin xem Phụ lục kèm theo).

Điều 2. Quy hoạch được phê duyệt là cơ sở cho việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch chuyên ngành (quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch chuyên ngành khác), xây dựng kế hoạch 5 năm và từng năm, các dự án đầu tư trên địa bàn của tỉnh theo quy định.

Điều 3. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh căn cứ những mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nêu trong Báo cáo Quy hoạch, sau khi đã được phê duyệt; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo việc lập và trình duyệt và triển khai thực hiện theo quy định các nội dung sau:

- Quy hoạch phát triển hệ thống đô thị và các điểm dân cư, quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển các ngành, các lĩnh vực để bảo đảm sự phát triển tổng thể và đồng bộ.

- Nghiên cứu xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành (nếu vấn đề vượt quá thẩm quyền) một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển của Tỉnh trong từng giai đoạn nhằm thu hút, huy động các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch.

Điều 4. Giao các Bộ, ngành liên quan hỗ trợ Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh nghiên cứu lập các quy hoạch ngành, lĩnh vực nói trên; nghiên cứu xây dựng và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong từng giai đoạn nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, khuyến khích, thu hút đầu tư v.v… để bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ và phướng hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh nêu trong Báo cáo điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch. Đẩy nhanh việc đầu tư, thực hiện các công trình, dự án có quy mô, tính chất vùng và quan trọng đối với sự phát triển của Tỉnh đã được quyết định đầu tư. Nghiên cứu xem xét điều chỉnh, bổ sung vào các quy hoạch phát triển ngành, kế hoạch đầu tư các công trình, dự án liên quan dự kiến sẽ được đầu tư nêu trong Báo cáo điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch.

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng


Phụ lục

DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN

ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 269/2006/QĐ-TTg

ngày 24 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)

 

 

I. Các chương trình ưu tiên

1. Phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế.

2. Phát triển du lịch.

3. Phát triển công nghiệp và ngành nghề phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn, miền núi.

4. Phát triển kết cấu hạ tầng.

5. Thực hiện các dự án thuộc các chương trình quốc gia trên lãnh thổ của Tỉnh.

6. Phát triển nguồn nhân lực, khoa học - công nghệ.

II. Các dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư

1. Công nghiệp, xây dựng:

1. Nhà máy gạch chịu lửa tại Hải Hà, Khu công nghiệp Việt Hưng; thời gian thực hiện: 2010 - 2015.

2. Nhà máy gạch trang trí tại Hạ Long; thời gian thực hiện: 2010 - 2012.

3. Nhà máy gạch granit tại Hải Hà; thời gian thực hiện: 2010 - 2015.

4. Khai thác và chế biến đá tấn mài tại Hải Hà; thời gian thực hiện: 2010 - 2015.

5. Nhà máy sản xuất thuỷ tinh cao cấp tại Yên Hưng; thời gian thực hiện: 2010 - 2015.

6. Dây chuyền lắp ráp hàng điện tử, điện lạnh tại Cẩm Phả, Khu công nghiệp Đồng Mai; thời gian thực hiện: 2008 - 2010.

7. Nhà máy sửa chữa và đóng tàu thủy tại Khu công nghiệp Cái Lân; thời gian thực hiện: 2006 - 2010.

8. Nhà máy sản xuất cơ khí lớn, thiết bị siêu trường, siêu trọng tại Cẩm Phả; thời gian thực hiện: 2006 - 2010.

9. Nhà máy sản xuất giầy xuất khẩu tại Khu công nghiệp Việt Hưng, Đông Mai, Chạp Khê; thời gian thực hiện: 2008 - 2011.

10. Nhà máy may xuất khẩu tại Khu công nghiệp Việt Hưng, Đông Mai, Chạp Khê; thời gian thực hiện: 2006 - 2010.

11. Nhà máy sản xuất phụ kiện ngành giầy dép và may mặc tại Khu công nghiệp Việt Hưng, Đông Mai, Chạp Khê; thời gian thực hiện: 2008 - 2010.

12. Nhà máy sản xuất chế biến rau quả tại Đông Triều 2.160 tấn/năm; thời gian thực hiện: 2010 - 2015.

13. Dây chuyền chế biến đồ ăn nóng giữa ca tại Khu công nghiệp Việt Hưng - Cái Lân, Hải Yên; thời gian thực hiện: 2010 - 2020.

14. Dịch vụ vận tải hàng Container tại Hoành Bồ; thời gian thực hiện: 2010 - 2020.

15. Nhà máy thiết bị cấp nước, lọc nước tại Khu công nghiệp Việt Hưng, Đông Mai, Chạp Khê, Hải Yên; thời gian thực hiện: 2010 - 2015

16. Nhà máy sản xuất sơn tại Khu công nghiệp Chạp Khê; thời gian thực hiện: 2010 - 2015.

17. Nhà máy sản xuất sản phẩm sau tùng hương tại Uông Bí; thời gian thực hiện: 2010 - 2020.

18. Nhà máy sản xuất đồ lưu niệm tại Khu công nghiệp Cái Lân; thời gian thực hiện: 2007 - 2010.

19. Nhà máy sản xuất pin năng lượng mặt trời tại các Khu công nghiệp; thời gian thực hiện: 2010 - 2015.

20. Nhà máy sản xuất văn phòng phẩm tại các Khu công nghiệp; thời gian thực hiện: 2010 - 2015.

21. Nhà máy sản xuất đèn chiếu sáng tại các Khu công nghiệp; thời gian thực hiện: 2011 - 2020.

22. Nhà máy sản xuất đèn chiếu sáng trang trí tại các Khu công nghiệp; thời gian thực hiện: 2011 - 2020.

23. Nhà máy sản xuất thiết bị và trang phục thể dục - thể thao tại các Khu công nghiệp; thời gian thực hiện: 2010 - 2020.

24. Nhà máy sản xuất túi sách - bao bì tại các Khu công nghiệp; thời gian thực hiện: 2010 - 2020.

25. Nhà máy sản xuất đồ dùng ăn uống một lần tại Khu công nghiệp Việt Hưng, Chạp Khê, Đông Mai; thời gian thực hiện: 2007 - 2010.

26. Nhà máy chế biến than tiêu dùng chất lượng cao tại Khu công nghiệp Việt Hưng; thời gian thực hiện: 2010 - 2020.

27. Nhà máy sản xuất phân vi sinh, phân hữu cơ tổng hợp từ rác sinh hoạt tại Cẩm Phả; thời gian thực hiện: 2010 - 2015.

2. Dịch vụ, du lịch:

28. Khu đô thị, du lịch sinh thái Hoàng Tân, tại Yên Hưng; thời gian thực hiện: 2005 - 2010.

29. Khu du lịch Bãi Dài, tại huyện Vân Đồn; thời gian thực hiện: 2005 - 2010.

30. Cảng tàu du lịch Hòn Gai, tại Hạ Long; thời gian thực hiện: 2006 - 2010.

31. Khu du lịch Trà Cổ và sân gôn Quốc tế, tại Móng Cái; thời gian thực hiện: 2007 - 2012.

32. Khu vui chơi bóng gỗ (Bowling) tại Hạ Long - Móng Cái; thời gian thực hiện: 2008 - 2015.

33. Công viên giải trí tổng hợp và khu thể thao ngoài trời Hạ Long, tại Đại Yên; thời gian thực hiện: 2008 - 2015.

34. Công viên giải trí tổng hợp và khu thể thao ngoài trời Móng Cái, tại Trà Cổ; thời gian thực hiện: 2009 - 2015.

35. Công viên nước, tại Hạ Long; thời gian thực hiện: 2010 - 2020.

36. Câu lạc bộ biển và săn bắn trên đảo, tại Hạ Long - Bái Tử Long; thời gian thực hiện: 2010 - 2020.

37. Bệnh viện quốc tế Hạ Long, tại Hạ Long; thời gian thực hiện: 2005 - 2010.

38. Khách sạn Bến Đoan, tại Hạ Long; thời gian thực hiện: 2008 - 2010.

39. Khu du lịch đảo Hòn Gạc, tại Hạ Long; thời gian thực hiện: 2008 - 2020.

40. Khu du lịch đảo Ngọc Vừng, tại Vân Đồn; thời gian thực hiện: 2006 - 2010.

41. Khu nghỉ mát trên vịnh Hạ Long, tại Hạ Long - Cống Đông - Tây; thời gian thực hiện: 2008 - 2015.

42. Khu du lịch Khe Chè tại Đông Triều; thời gian thực hiện: 2008 - 2020.

43. Khu resort ở đảo Ngọc Vừng tại Vân Đồn; thời gian thực hiện: 2006 - 2015.

44. Làng văn hóa chân núi Yên Tử tại Uông Bí; thời gian thực hiện: 2007 - 2010.

45. Trung tâm dưỡng lão quốc tế Quảng Ninh tại Yên Hưng, Hạ Long; thời gian thực hiện: 2010 - 2020.

46. Trường đào tạo nghiệp vụ du lịch tại Hạ Long; thời gian thực hiện: 2010 - 2015.

47. Trường đào tạo lao động kỹ thuật các nghề (kể cả du lịch) tại Hạ Long, Hoành Bồ; thời gian thực hiện: 2010 - 2020.

3. Cơ sở hạ tầng:

48. Đầu tư hạ tầng các Khu công nghiệp và đô thị Chạp Khê - Dốc Đỏ - Tiên Yên tại Uông Bí - Tiên Yên; thời gian thực hiện: 2010 - 2020.

49. Sân bay quốc tế tại Vân Đồn; thời gian thực hiện: 2006 - 2015.

50. Đường bộ cao tốc Mông Dương - Móng Cái; thời gian thực hiện: 2010 - 2015.

51. Xây dựng cầu Vân Tiên tại Tiên Yên; thời gian thực hiện: 2010 - 2015.

52. Đường 18 mới qua đảo Cái Bầu tại Vân Đồn; thời gian thực hiện: 2010 - 2020.

4. Nông nghiệp:

53. Nuôi và chế biến tôm xuất khẩu tại Đầm Hà, Hải Hà, Tiên Yên; thời gian thực hiện: 2006 - 2010.

54. Chăn nuôi gia cầm, chế biến thịt xuất khẩu tại Đông Triều, Yên Hưng; thời gian thực hiện: 2007 - 2012.

55. Phát triển đàn cá giống và chế biến thịt xuất khẩu tại Đông Triều, Yên Hưng; thời gian thực hiện: 2008 - 2010.

56. Phát triển đàn vịt giống, chế biến thịt vịt tại Đông Triều, Yên Hưng; thời gian thực hiện: 2010 - 2012.

57. Trồng và chế biến chè xuất khẩu tại Hải Hà; thời gian thực hiện: 2007 - 2010.

(58). Trồng hoa địa lan xuất khẩu tại Yên Hưng; thời gian thực hiện: 2007 - 2008.

59. Nuôi và chế biến hàu, bào ngư… xuất khẩu tại Tiên Yên, Hải Hà, Đầm Hà, Vân Đồn, Yên Hưng; thời gian thực hiện: 2008 - 2010.

60. Sản xuất tôm giống, sò tại Vân Đồn, Móng Cái; thời gian thực hiện: 2008 - 2010.

61. Nhà máy chế biến thức ăn nuôi trồng thủy sản; thời gian thực hiện: 2008 - 2010.

62. Nhà máy sản xuất các chế phẩm sinh học và thuốc thú y thủy sản tại Yên Hưng, Hoành Bồ; thời gian thực hiện: 2010 - 2015.

63. Trại sản xuất giống cá biển tại Vân Đồn; thời gian thực hiện: 2008 - 2010.

64. Chăn nuôi bò và chế biến thịt bò xuất khẩu tại Đông Triều, Hải Hà, Yên Hưng; thời gian thực hiện: 2010 - 2015.

65. Nuôi bò sữa và chế biến bò sữa tại Đông Triều, Yên Hưng; thời gian thực hiện: 2007 - 2010.

66. Trồng rừng và chế biến bột giấy tại Tiên Yên, Hải Hà, Đầm Hà; thời gian thực hiện: 2007 - 2020.

67. Trồng thông và nhà máy chế biến nhựa thông tại Uông Bí, Tiên Yên; thời gian thực hiện: 2008 - 2020.

68. Dây chuyền sản xuất đồ mộc gia dụng tại Uông Bí; thời gian thực hiện: 2008 - 2010

Ghi chú: Về vị trí, diện tích chiếm đất, quy mô công trình, tổng mức và nguồn vốn đầu tư của các dự án nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn và trình duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động các nguồn lực của từng thời kỳ./.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 269/2006/QD-TTg

Hanoi, November 24, 2006

 

DECISION

APPROVING THE ADJUSTED AND SUPPLEMENTED MASTER PLAN ON SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OF QUANG NINH PROVINCE UP TO 2010 WITH ORIENTATIONS TOWARD 2020

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the Government's Decree No. 92/2006/ND-CP of September 7, 2006, on elaboration, approval and management of socio-economic development master plans;

At the proposals of the People's Committee of Quang Ninh province in Reports No. 1326/UB of June 9, 2005, and No. 3001/TT-UBND of November 14, 2005; and proceeding from the opinions of the Planning and Investment Ministry in Official Letter No. 4497 BKH/TD&GSDT of June 19, 2006, on adjustments and supplements to the master plan on socio-economic development of Quang Ninh province up to 2010 with orientations toward 2020,

DECIDES:

Article 1.- To approve the adjusted and supplemented master plan on socio-economic development of Quang Ninh province up to 2010 with orientations toward 2020, with the following principal contents:

I. DEVELOPMENT VIEWPOINTS

1. To build Quang Ninh province into a driving-force area, an important regional and international communication gateway of the northern key economic region, and a dynamic development area of the coastal and sea economy with a high and sustainable growth rate and with greater and greater vantage and power for boosting its development and competitiveness.

2. To develop the province in the direction of industrialization, modernization and export-led economy. To rapidly restructure the economy in the direction of quickly raising the ratios of the province's industry and service sectors, especially leading economic sectors. To bring into the fullest play the advantages in tourism and harmonize the development of tourism and other domains, prioritizing the development of tourism and attaching importance to the landscape preservation and environmental protection. To give the top priority to the building of technical and social infrastructures, and actively prepare sufficient prerequisites for faster and more sustainable development after 2010.

3. To couple economic growth with socio-economic development, hunger eradication and poverty alleviation, promotion of progress and achievement of social justice, paying special attention to mountainous areas, islands and ethnic minority areas in order to elevate the intellectual levels and improve the material and spiritual life of local people.

4. To adjust and improve the territory-based economic organization. To combine the industrial, commercial and service development along Ha Long coast in the province's western sub-region with the agricultural, forestry, processing industry and service development in the province's eastern sub-region and mountainous areas; to harmonize urban development and rural development, and create favorable conditions for development of all areas, thus limiting the growth rate gap between areas.

5. To combine economic development with the protection of natural resources and environment and assure the sustainable development. Economic development must ensure the defense and security maintenance and consolidation; to attach particular importance to the maintenance of national sovereignty over sea areas, islands and continental shelf in terms of economic benefits and national sovereignty.

II. DEVELOPMENT OBJECTIVES

From now to 2020, to focus on the development of some key and strategic sectors, and actively and efficiently embark on international economic integration in order to realize the industrialization before 2020.

- The annual GDP growth rate will be around 13% in the 2006-2010 period, and 14.2% in the 2011-2020 period. The per-capita GDP will reach USD 950 by 2010 and over USD 3,120 by 2020 (at comparative prices of 1994).

- The investment accumulation rate will rise to 40% of GDP by 2010, satisfying 75% of the demand for development investment capital.

- To well carry out the hunger eradication, poverty alleviation, job creation, development of healthcare, education, training, culture, physical training, sports, etc.

Some major targets:

Ordinal number

Domains

2005

2010

2020

1

Population (thousand)

1,069.9

1,124.1

1,237.3

2

GDP (VND billion)

 

 

 

 

- At 1994 comparative prices

6,229.2

11,375.2

43,065.1

 

- At current prices

15,346.0

36,341.3

167,405.0

3

GDP structure (% - current prices)

100.0

100.0

100.0

 

- Industry and construction

49.7

46.3

48.5

 

- Services

44.0

49.7

50.1

 

- Agriculture, forestry and fishery

6.2

4.0

1.4

4

Per-capita GDP (USD)

 

 

 

 

- At 1994 comparative prices

352.9

950.0

3,127.8

 

- At current prices

869.3

1,757.1

6,292.7

Growth rates (%):

Periods

 

2006 - 2010

2001 - 2010

2011 - 2020

 

1

Population

-

1.02

0.96

2

GDP

13.3

13.0

14.2

 

- Industry and construction

15.0

13.8

14.3

 

- Services

12.0

13.3

14.7

 

- Agriculture, forestry and fishery

4.0

4.2

 

III. ORIENTATIONS FOR DEVELOPMENT OF BRANCHES AND DOMAINS

1. Industry

To develop such industries with advantages as coal mining, electricity, building materials, mining mechanical engineering, ship-building mechanical engineering, industries in service of tourism, etc. To build and develop industrial parks and complexes. To develop small-sized industries in rural and mountainous areas. To renew and modernize equipment and technologies; receive capital and transfer advanced technologies from outside. To solve contradictions between the industrial and tourist service development and the eco-environmental protection.

a/ Mineral exploitation and processing industry:

- Coal mining and processing: The annual coal output will reach 39 ' 41 million tons by 2010 and 50 million tons by 2020;

- To exploit and process other minerals such as clay, kaolin, sand, stone, etc.

b/ Building material industry: To build new rotary-kiln cement plants furnished with advanced and modern technologies in Hoanh Bo area (of a total output of 4 million tons/year, which will be raised to 6 million tons/year). To establish joint-ventures to supply clinker to clinker crushing stations in the southern Central Vietnam and the eastern South Vietnam. To build cement bag plants. To expand concrete mixing stations and build new ones.

To invest in non-baked brick production chains; to increase the percentage of non-baked bricks in the building material structure to 13% by 2010 and 30% by 2020. To build factories producing ceramic flooring tiles and tunnel bricks, and establishments producing ashlar and pressed boards.

c/ Shipbuilding and manufacturing mechanical engineering industries: To develop and modernize the mining mechanical engineering, the industry of building and repairing boats and ships of up to 50,000 tons.

d/ Metallurgy: To invest in building of medium-sized steel casting, rolling and sheeting mills to supply raw material steel. To study synchronous investment through appropriate steps in metallurgical establishments. To promote investment in steel production establishments in Viet Hung'Cai Lan area.

e/ Industry of processing farm produce, aquatic products, foodstuffs and beverage: To prioritize the renewal of equipment and technologies; to shift from export of raw materials to processing of high-quality products in service of people's daily life, export and tourism. To invest in upgrading and expansion of existing plants and establishments producing, processing and culturing aquatic products, fruits, foods and drinks, and build new ones.

f/ Consumer goods industry: To concentrate on developing textile, leather, garment, ceramic, porcelain, glass production.

g/ Development of other industries, such as: electricity, nitrogenous fertilizer production, coal for daily-life consumption, automobile manufacture and assembly by joint-ventures, etc.

h/ Development of cottage industries and handicrafts

i/ Orientations for development of industrial parks and complexes: To accelerate the current construction of industrial parks and complexes; to study the establishment of a number of industrial parks and complexes linked with economic zones and service areas, such as: Cai Lan, Viet Hung, Dong Mai, Hai Yen, Ninh Duong, Chap Khe, Phuong Nam, Tien Yen and Kin Sen industrial parks and a clean industrial park in Van Don economic zone, and to study the establishment of a number of technology parks and industrial complexes in Dong Trieu and some others along national highway 18A.

2. Tourism

To attract around 6.8 million of arrivals (2.5 ' 3 million of foreign arrivals) by 2010, which will rise 1.5 fold by 2020. To strive for a tourist turnover of VND 3,000 billion by 2010 and more than VND 5,000 billion by 2020.

To concentrate on developing four major tourist areas of Ha Long, Van Don, Mong Cai ' Tra Co, Uong Bi ' Dong Trieu ' Yen Hung into big tourist centers commensurate to the position of a province with a high and sustainable ratio of revenues from tourism in GDP. To organize intra-provincial, inter-provincial and overseas tourist routes. To attach importance to development of high-quality tourist products and supporting tourist products, handicrafts and fine-art articles for souvenir purposes and gastronomic culture.

3. Commerce, export, import and other services

To develop home trade; to boost the development of border-gate economy, export, import and external economic activities; to develop financial, banking, insurance, postal, telecommunications, information and software, transport, construction and consultancy services. To concentrate on building Ha Long and Mong Cai into major commercial centers of the province and the Red River delta.

4. Agriculture, forestry and fishery

- To develop agriculture in the direction of commodity production, diversification of farm produce and rural economic structure. To step by step form hi-tech agricultural zones to create products of high quality and competitiveness.

In a long term, food crops still play particularly important role in food security and major development orientations will focus on intensive farming and rational restructuring of crops and cultivation areas. To develop fruit trees and short-term and perennial industrial trees and cash crops.

To strongly develop husbandry toward industrialization and step by step turn it into a key production branch with a high ratio in agriculture.

- To comprehensively develop forestry, attaching importance to development of three types of forest: special-use forests, protective forests and production forests. To form two forestry production areas: the area under timber trees for production and construction materials and the area under specialty forest trees (cinnamon, anise tree, resin pine) for export. By 2020, the forest coverage rate of the whole province will reach 50-55%. Forestry development must achieve the objective of contributing to the hunger eradication and poverty alleviation and the improvement of living standards of forestry laborers (engaged in protection, zoning off and tending, afforestation, exploitation and processing of forest products). To intensify forestry production in the direction of commodity production.

- To develop aquaculture and sea fishing on the basis of rationally combining fishing with aquaculture and aquatic product processing, and shift from the export of raw materials to the export of high-quality processed products; to turn out large quantities of commodity products and develop aquaculture and sea fishing into a key economic branch in the province's economic structure.

5. Infrastructures

Infrastructures must be built in service of socio-economic development and defense and security maintenance of the whole region, of which infrastructures built to satisfy the requirements of development of sea economy, Van Don economic zone and border-gate economic zones are quite necessary. Apart from specific programs and projects already identified, it is necessary to study and build infrastructures in service of development of general or interconnected economic models after the special-zone model, such as urban interconnected economic zones, industrial parks, technological parks, tourist resorts; and to develop transport and logistic services at seaports.

a/ Communication and transport

- Road transport: To study the building of roads and ports for coal transportation independent from those in service of people's daily life, create greenery belts along outbound roads and exclusive railways and at ports to reasonably isolate coal mining areas from population areas and tourist resorts.

+ On the east-west corridor, importance is attached to the following roads: To renovate and upgrade national highway 18A to grade-I standards, particularly Dong Trieu ' Mong Cai section up to grade-II; to build a new Hanoi ' Ha Long ' Mong Cai expressway. To renovate and upgrade national highway 4B, Lang Son ' Mui Chua section, to grade-I standards, connecting to national highway 18; to renovate Mong Cai ' Tra Co road heading to Mui Ngoc port into a grade-II delta road. To build, in coordination with the Red River delta provinces, a coastal road from Quang Ninh ' Hai Phong ' Ninh Binh ' Thanh Hoa.

+ On the north-south corridor, importance is attached to the following roads: To renovate and upgrade national highway 18C from Tien Yen to Hoanh Mo border gate, road 340 from Hai Hoa to Bac Phong Sinh border gate and national highway 279 within belt 2 into grade-III mountain roads.

+ To renovate and upgrade provincial and district roads connecting to the system of national highways. To upgrade and build roads 341, 342, 343 and 344. To invest in the maintenance and regular repair of existing bridges and the construction of new ones on roads. To renovate and build thoroughfares in cities and provincial towns. To upgrade a number of commune and inter-commune roads into district roads. To invest in building the system of motor roads to all commune centers. To pay attention to roads along the borderline; to step by step build border roads and the system of fish-bone roads linking the borderline and the inland.

+ To complete the building of Bai Chay bridge, prepare for the building of Van Tien bridge and national highway 18's section linking to Cai Bau island (Cam Pha ' Van Don ' Tien Yen). To complete the system of inter-provincial and intra-provincial car terminals; and to develop mass transit by bus.

- Railways: To build the railway section linking Ha Long station to Cai Lan port. To study the building of a new Yen Vien ' Pha Lai railway connecting to Co Thanh station on Kep ' Cai Lan railway. To build a rational system of passenger stations along those railways. To study the construction of Ha Long ' Mong Cai railway and a railway linking to Dong Dang border gate ' Lang Son in order to form an interconnected railway system. To build exclusive railways of the coal industry in Vang Danh ' Uong Bi area, leading to Dien Cong port. In Cam Pha and Cua Ong areas, it is necessary to build outbound roads isolating those areas from population areas or underground roads under those for people's daily-life.

- System of seaports: To concentrate on upgrading Cai Lan port so as to easily receive ships of 40,000 - 50,000 tons and of an annual handling capacity of 7 ' 8 million tons by 2010. To upgrade such existing ports as Cua Ong (Cam Pha), Mui Chua (Tien Yen), Van Gia (Mong Cai), Hon Net and Con Ong (Bai Tu Long bay). To upgrade Cam Pha coal port which can easily receive ships of 40,000 tons, study and build coal ports independent from cargo and service ports and far from population areas and tourist resorts. To build a tourist port in Ha Long. To attach importance to the development of inland ports and landing stages, expand such small-sized wharves as Dan Tien, Tho Xuan and Da Do (Mong Cai), Genh Vo (Hai Ha), Van Hoa (Van Don), etc. To study the conditions for building a general port and a petrol and oil depot in Mac house's marsh in Yen Hung district.

- Airport: To build an airport in Van Don which will annually receive in the immediate future 1 ' 1.5 million passengers transported by such medium-distance airplanes as A321, A320, B777 ' 200, etc.

b/ Power supply:

To expand Uong Bi thermoelectric power plant (of a capacity of 700 MW); to build thermoelectric power plants of Mao Khe (of a capacity of 200 MW), Ha Khanh (of a capacity of 1,200 MW, or 600 MW in the first phase), Mong Duong (of a total capacity of 2,000 MW) and Cam Pha (of a capacity of 600 MW).

To build a 220 kV power transmission line to Ha Long, a 110 kV line and second circuit of the 500 kV line to Hoanh Mo, Mong Duong and Mong Cai, a 35 kV line and a 22 kV line to Binh Lieu and Hai Ha; to expand the power supply network for Van Don economic zone; to study the power transmission to Minh Chau, Quan Lan and Ngoc Vung islands. To renovate and upgrade the existing power network. To expand the power supply network for newly formed industrial parks, rural areas and mountainous areas. By 2010, 100% of households will be supplied with electricity.

c/ Water supply and drainage

- To rationally exploit the existing water supply works; to expand, upgrade and build a number of water supply works suitable to the development process, for instance Viet Hung water plant with a capacity of 20,000 m3/day by 2010 and 80,000 m3/day by 2020. To exploit Da Trang dam (of a capacity of 10,000 m3/day) to supply water for Viet Hung industrial park, Hoanh Bo district. To expand Dong Trieu water plant (to a capacity 4,000 m3/day). To build a plant for treatment of underground water in Vinh Tuy (of a capacity of 4,000 m3/day) and a water plant (of a capacity of 12,000 m3/day) to supply water to Mao Khe and Hoang Thach. To exploit Dong Ho water dam (20,000 m3/day). To build Dong Giang dam and use water of Yen Lap lake to increase the dam's capacity to 100,000 m3/day to supply water for Bai Chay tourist resort and industrial complexes in Hoanh Bo. To build Cao Van lake in order to raise the capacity of Dien Vong water plant to 120,000 m3/day by 2010. To study and build Ba Che dam. To build a complex for treatment of water from Trang Vinh and Doan Tinh lakes (of a capacity of 8,000 m3/day) in order to raise the output of water supplied for Mong Cai to 12,000 m3/day. To build water supply works for Ba Che, Binh Lieu, Dam Ha, Hai Ha and Co To districts (each of a capacity of 600 ' 2,000 m3/day).

To reduce the water wastage in urban centers from current 55% to 20-25%. To carry out the rural clean water program to achieve the target that by 2020 between 95 and 100% of rural households will be supplied with clean water.

- To plan and synchronously build the water drainage system, works for containing and treating wastewater and refuse from urban centers, industrial parks and tourist resorts, thus protecting the ecological environment.

d/ Irrigation

To invest in upgrading the irrigation system, ensuring sufficient supply of water for irrigation of rice fields and vegetable areas; to adopt solutions to dry out inundated areas and combat flood in order to prevent natural disasters and contribute to protecting production, life and property of people.

e/ Post and telecommunications

To speed up the development of a modern, synchronized and widespread post and telecommunications network; to raise the quality of postal and telecommunications services. By 2020, every 100 people will have 24 telephone sets and each post office's service will cover an area of a radius of 2.3 - 2.4 km.

6. Development of human resources and social affairs

a/ Development of population and labor force

- Forecast population and labor force by 2020:

Total population by

Added population in periods of

 

2005

2010

2020

2006-2010

2011-2020

 

1

Total population (thousand people)

1,070

1,124

1,237

54.0

113.0

 

- Urban population (thousand people)

518.9

562.1

686.7

43.2

124.6

 

- Percentage of total population (%)

48.5

50

55.5

 

 

2

Population of working age (thousand people)

573.5

616.0

680.5

42.5

64.5

 

- Percentage of total population (%)

53.6

54.8

55.0

 

 

 

- Laborers who need jobs (thousand people)

574.7

566.7

639.7

42.0

73.0

- Orientations for population and employment:

To step up the population and family planning work in order to reduce the natural population growth rate; to raise the quality of population and human resources; to raise the people's intellectual levels and expand job-training; to carry on the hunger eradication and poverty alleviation program.

To restructure the labor force in the direction of reducing the ratio of agricultural labor and increasing that of industrial and service labor. To develop enterprises and expand business lines and trades to create more jobs. To build a just, democratic and civilized society.

b/ Education and training

- Preschool and general education: The percentage of children aged between 3 and 5 years enrolled in preschool classes will reach 50% by 2010 and 67% by 2020. The percentage of primary school pupils will reach 95% by 2010 and 99% by 2020; the percentage of lower secondary school pupils will reach 90% by 2010 and 95% by 2020; and that of upper secondary school students, 50% by 2010.

To consolidate the contingent of teachers and education administrators ensuring it will be quantitatively sufficient and qualitatively better. To improve material foundations of schools so as to achieve the target that 100% of schools will be solidified and synchronously built according to set standards by 2010.

To study the establishment of a university; to invest in upgrading and building a number of district multi-branch job-training centers; to encourage organizations and individuals to participate in the development of job-training.

- To realize the socialization of education and study rational preferential policies toward teachers in border areas, islands, remote and deep-lying areas, areas meeting with exceptional difficulties. To adopt preferential policies to attract experts and skilled technical workers from other localities to work in the province.

c/ Development of healthcare

To guarantee that every person enjoys high-quality medical services and lives in a safe community and is able to physically and spiritually develop; to reduce morbidity rate, raise physical strength and life expectancy of people. To study the building of a general hospital and a gyneco-paediatric hospital in the eastern area of the province. To strive to attain the objectives of the national program on prevention and combat of social diseases and dangerous diseases and epidemics.

To consolidate material foundations of and supply more equipment and facilities for the system of anti-epidemic and medical examination and treatment establishments from the commune and ward to provincial levels. To unceasingly train and retrain medical workers in order to ensure a sufficient and well-structured contingent of medical workers for all units in the healthcare sector. By 2010, 100% of the communes and wards will have medical doctors; 100% of the commune and ward healthcare stations will have midwives of intermediate level, assistant pharmacists and herbalists; and 100% of the villages and hamlets will have trained medical workers. To strive for the target that every 10,000 people will have 4 medical doctors and a pharmacist of university degree.

To realize the healthcare socialization, diversify medical examination and treatment services, and intensify activities of primary healthcare communication.

d/ Culture and information, physical training and sports

- To satisfy the people's need to enjoy cultural activities at the national average level. To intensify cultural and information activities in mountainous, coastal and border areas and islands. By 2010, 100% of the communes and wards will have their cultured villages. To complete the building of cultural institutions from provincial to grassroots levels. To build provincial cultural centers and museums; to build cultural and information centers in districts and cultural houses in communes. To conserve and promote cultural heritages. To make active preparations for the nomination of Bai Tu Long bay to be recognized as a world natural heritage. To develop cultural and artistic forms. To build and foster a contingent of personnel engaged in cultural and artistic creation.

- To modernize the provincial library; to attach importance to the development of publishing, printing and distribution of books and newspapers. To study the restoration of the provincial publishing house which will publish 200 books/year. To perfect the province's system of radio and television broadcasting system; to study and propose the establishment of a television film studio to the competent authority for consideration and permission.

- To launch the mass physical training and sport movement. To develop high-achievement and professional sport activities in combination with the mass and non-professional sport activities. To consolidate material and technical foundations for the sport service. To build the provincial sport center and district stadiums.

e/ Human resource training:

- To adopt the plan on training and re-training of managerial, scientific and technical cadres and technical workers. The percentage of laborers provided with job training will be 30 ' 35% by 2010 and 35 ' 40% by 2020. To diversify training forms. To train state employees at all levels and entrepreneurs.

- To elaborate the program on training of highly skilled technical workers and the system of schools and centers for training of technological personnel qualified for development requirements of industrial parks and technological parks in the region.

f/ Science and technology:

- To elaborate the planning on development of sciences and technologies in direct service of production (sciences and technologies of enterprises and production establishments), focussing on the elaboration of the planning on building of their technical infrastructures. To clearly determine key programs and projects and specific solutions. To take appropriate steps and perform specific tasks to help functional branches and concerned localities organize the implementation of the planning according to the set schedule in order to quickly develop science and technology into a direct production force.

- To build and put into operation as soon as possible provincial industrial parks (also referred to as industrial nurturing zones, technological nurseries, enterprise nurseries, hi-tech agricultural zones, hi-tech parks) which will become the pillar of the system of technical infrastructures of sciences and technologies in direct service of production.

- To formulate mechanisms and policies to promote the scientific and technological development, especially those to promote the development of technological parks and products, renewal of technologies and application of scientific and technological advances. Particularly, to encourage enterprises to develop sciences and technologies in direct service of production.

g/ Protection of natural resources and the environment

To intensify the application of clean technologies and means to treat and prevent pollution. To protect Ha Long bay world heritage and the bio-diversity. To minimize adverse environmental impacts of coal mining, processing and transportation, combat industrial pollution and pollution caused by sea exploitation and transportation. To adopt measures to collect and treat wastewater and solid waste.

h/ Defense and security

To combine socio-economic development with defense and security maintenance in each locality, especially border areas and islands. To build the all-people defense and people's security posture, ensure political stability, social order and safety. To build a strong reserve force for mobilization and firm defense areas. To build and consolidate population areas in islands and resettle people in islands where living conditions are guaranteed, thus contributing to firmly maintaining the sovereignty over seas and islands.

IV. TERRITORIAL SPACE-BASED ECONOMIC ORGANIZATION ORIENTATIONS

To develop selected sectors in each economic area in the western and eastern sub-regions of the province; to develop economic zones, border economic zones, industrial parks, a number of technological parks, and tourist resorts; to develop economy in mountainous areas and islands, including:

- The western sub-region with Ha Long city being its center: To prioritize the development of coal mining industry and supporting industries; to develop industrial parks; to develop seaport and technology transfer services and tourism; to build modern urban centers such as Ha Long, Uong Bi and Cam Pha; to develop social domains.

- The eastern sub-region: To form Van Don economic zone in association with the development of high-quality tourism and services; to build seaports and airports. To strongly promote the development of Mong Cai border-gate economic zone; to study the formation of an industrial ' service ' seaport complex in the northeastern area of the province; to build Hoanh Mo and Bac Phong Sinh border-gate economic zones; to develop the sea and island economy.

- To develop key economic territories, including: industrial parks, tourist centers, border-gate economic zones and Van Don economic zone.

- To develop urban centers: To study the upgrading of Mong Cai provincial town into a grade-II city, Cai Rong township into a grade-III urban center and district capitals into grade-IV urban centers. In the future, the province will have two grade-II cities (Ha Long and Mong Cai), three grade-III urban centers (Uong Bi, Cam Pha and Cai Rong) and nine grade-IV urban centers being district capitals.

- To develop rural population areas, mountainous and island economy.

V. LAND USE PLANNING ORIENTATIONS

By 2010 and 2020, more than 85% and around 90% of the province's total land area will be mobilized for use for different purposes.

Land use structure by 2010:

Land use structure

 

Land use situation in 2005

Land use situation by 2010

 

1

Total natural land area (thousand hectares)

608.1

608.1

2

Percentage of all land categories (%)

100.0

100.0

3

Used land (%)

72.2

85.9

a

Agricultural land (%)

59.3

71.5

 

- Agricultural production land

8.9

10.6

 

- Forestry production land

47.4

57.3

 

- Other agricultural land

3.0

3.6

b

Non-agricultural land (%)

12.9

14.4

 

- Special-use land

5.1

7.1

 

- Residential land

1.5

1.7

 

- Other land

6.3

5.6

4

Unused land (%)

27.8

14.1

The People's Committee of Quang Ninh province is assigned to review its approved land use planning and plans and compare them with the above land use planning orientations before submitting them to competent authorities for adjustment and supplementation when necessary.

VI. SOLUTIONS

1. Mobilizing investment capital

The province's investment capital demand in the 2006-2020 is much greater than its own resources and balancing capability as well as the central government's supports. It is, therefore, a must for the province to adopt a plan to mobilize capital for each period, arrange and select priority investment projects and formulate specific and rational mechanisms to attract investment capital, ensuring the achievement of the set objectives.

2. Adopting policies to develop sciences and technologies and encourage scientific and technological enterprises to directly produce quality and competitive products; training and re-training human resources; raising the capability of administrations of all levels and promoting grassroots democracy.

3. Developing a multi-sector economy in the direction of diversifying types of enterprise (private enterprises, state enterprises, joint-ventures, enterprises with 100% foreign capital, etc.), renewing state enterprises in order to bring into play the integrated strength of the province's economy.

4. Exploiting and expanding traditional markets, and actively seeking for new markets through advertisements and trade fairs at home and abroad. Setting up market information and price centers to receive domestic and foreign market information and supply them for enterprises; introducing the province's potentials, advantages, market and some types of economic information related to commerce in order to expand outlets for its products.

5. Adopting mechanisms and policies to rationally exploit and use resources from the province's land fund for practical efficiency.

6. Enhancing cooperation, joint venture, association and coordination with provinces and cities in the key economic region and throughout the country for sustainable development.

7. Domains, programs and projects prioritized for investment study.

- Domains prioritized for development: Development of ports and port services, export-processing zones and industrial parks, tourism and tourist services, building of Van Don economic zone, production of building materials and coal mining.

- Programs prioritized for development: Development of industrial parks, technological parks, economic zones; development of tourism; development of industries and non-agricultural branches and trades in rural and mountainous areas; development of infrastructures; execution of projects under national programs in the province; development of human resources, sciences and technologies.

- Projects prioritized for investment study (see the enclosed Appendix).

Article 2.- Once approved, the master plan serves as basis for the elaboration, submission for approval and implementation of specialized plannings (construction planning, land use planning and plans and other specialized plannings), the elaboration of five-year and annual plans and investment projects in the province according to regulations.

Article 3- The People's Committee of Quang Ninh province shall base itself on the province's socio-economic development objectives, tasks and orientations stated in the master plan to coordinate with the concerned ministries and branches in directing the elaboration, submission for approval and implementation of the following:

- Planning on development of the urban system and population quarters; construction planning; land use planning and plans; development plannings of branches and domains in order to ensure the comprehensive and synchronous development.

- Study, formulation and promulgation according to its competence or submission to competent state agencies for promulgation of a number of mechanisms and policies suitable to the province's development requirements in each period, in order to attract and mobilize resources for implementation of the master plan.

Article 4.- To assign the concerned ministries and branches to assist the People's Committee of Quang Ninh province in studying and elaborating the above-said plans and plannings; to study, formulate and submit to competent state agencies for promulgation a number of mechanisms and policies suitable to the province's socio-economic development requirements in each period in order to mobilize and efficiently use resources, promote and attract investment, etc., thus ensuring the attainment of the province's socio-economic development objectives, tasks and orientations stated in the master plan. To accelerate the investment in and execution of projects and works of regional scale and nature and important to the province's development for which investment decisions have been issued. To study and consider adjustments or supplements to branch development plannings, plans on investment in relevant projects and works eligible for investment specified in the adjusted and supplemented master plan.

Article 5.- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

Article 6.- The president of the People's Committee of Quang Ninh province, ministers, heads of ministerial-level agencies and heads of government-attached agencies shall implement this Decision.

 

 





 

APPENDIX

LIST OF PROGRAMS AND PROJECTS PRIORITIZED FOR INVESTMENT STUDY
(Promulgated together with the Prime Ministers Decision No. 269/2006/QD-TTg of November 24, 2006)

I. PRIORITY PROGRAMS

1. Development of industrial parks and economic zones

2. Development of tourism

3. Development of industries and non-agricultural branches and trades in rural and mountainous areas.

4. Development of infrastructures.

5. Execution of projects under national programs in the province.

6. Development of human resources, sciences and technologies.

II. PROJECTS PRIORITIZED FOR INVESTMENT STUDY

1. Industry and construction:

1. A fire-brick plant in Hai Ha, Viet Hung industrial park; execution duration: 2010 2015.

2. A decoration tile plant in Ha Long; execution duration: 2010 2012.

3. A granite tile plant in Hai Ha; execution duration: 2010 2015.

4. A project on exploitation and processing of slabs; execution duration: 2010 2015.

5. A factory manufacturing high-class glassware in Yen Hung; execution duration: 2010 2015.

6. A chain for assembly of electronic and refrigeration appliances in Cam Pha, Dong Mai industrial park; execution duration: 2008 2010.

7. A ship building and repair yard in Cai Lan industrial park; execution duration: 2006 2010.

8. A factory manufacturing extra-long and extra-heavy mechanical engineering equipment in Cam Pha; execution duration: 2006 2010.

9. A plant producing shoes for export in Viet Hung, Dong Mai and Chap Khe industrial parks; execution duration: 2008 2011.

10. Export garment factories in Viet Hung, Dong Mai and Chap Khe industrial parks; execution duration: 2006 - 2010.

11. A plant manufacturing footwear and garment accessories in Viet Hung, Dong Mai and Chap Khe industrial parks; execution duration: 2008 2010.

12. A vegetable and fruit production and processing plant in Dong Trieu, with an output of 2,160 tons/year; execution duration: 2010 2015.

13. A chain for processing of mid-shift meals in Viet Hung Cai Lan and Hai Yen industrial parks; execution duration: 2010 2020.

14. Provision of container cargo transport services in Hoanh Bo; execution duration: 2010 2020.

15. Water supply and filtering equipment factories in Viet Hung, Dong Mai, Chap Khe and Hai Yen industrial parks; execution duration: 2010 2015.

16. A paint production plant in Chap Khe industrial park; execution duration: 2010 2015.

17. A plant producing post-turpentine products in Uong Bi; execution duration: 2010 2020.

18. A plant producing souvenir articles in Cai Lan industrial park; execution duration: 2007 2010.

19. Plants manufacturing solar energy cells in industrial parks; execution duration: 2010 2015.

20. Plants manufacturing stationeries in industrial parks; execution duration: 2011 2020.

21. Plants manufacturing lamps in industrial parks; execution duration: 2011 2020.

22. Plants manufacturing decoration lights in industrial parks; execution duration: 2011 2020.

23. Plants manufacturing physical training and sport equipment and clothings in industrial parks; execution duration: 2010 2020.

24. Plants manufacturing bags and packages in industrial parks; execution duration: 2010 2020.

25. Plants producing disposable dining ware in Viet Hung, Chap Khe and Dong Mai industrial parks; execution duration: 2007 2010.

26. A plant manufacturing high-quality coal for daily-life consumption in Viet Hung industrial park; execution duration: 2010 2020.

27. A plant producing micro-biological and synthetic organic fertilizers from daily-life garbage in Cam Pha; execution duration: 2010 2015.

2. Services and tourism:

28. Hoang Tan urban center and ecotourist resort in Yen Hung; execution duration: 2005 2010.

29. Bai Dai tourist resort in Van Don district; execution duration: 2005 2010.

30. Hon Gai tourist ship port in Ha Long; execution duration: 2006 2010.

31. Tra Co tourist resort and an international golf course in Mong Cai; execution duration: 2007 2012.

32. Bowling centers in Ha Long and Mong Cai; execution duration: 2008 2015.

33. Ha Long integrated recreation park and outdoor sport center in Dai Yen; execution duration: 2008 2015.

34. Mong Cai integrated recreation park and outdoor sport center in Tra Co; execution duration: 2009 2015.

35. A water park in Ha Long; execution duration: 2010 2020.

36. Sea and island hunting clubs in Ha Long and Bai Tu Long; execution duration: 2010 2020.

37. Ha Long international hospital in Ha Long; execution duration: 2005 2010.

38. Ben Doan hotel in Ha Long; execution duration: 2008 2010.

39. Hon Gac island tourist resort in Ha Long; execution duration: 2008 2020.

40. Ngoc Vung island tourist resort in Van Don; execution duration: 2006 2010.

41. A summer holiday resort on Ha Long bay, in Ha Long Cong Dong Tay; execution duration: 2008 2015.

42. Khe Che tourist resort in Dong Trieu; execution duration: 2008 2020.

43. A resort on Ngoc Vung island in Van Don; execution duration: 2006 2015.

44. A cultured village at the foot of Yen Tu mountain in Uong Bi; execution duration: 2007 2010.

45. Quang Ninh international convalescent center for the aged in Yen Hung, Ha Long; execution duration: 2010 2020.

46. A tourist professional training school in Ha Long; execution duration: 2010 2015.

47. Schools for training of technical workers of all professions (including tourist service) in Ha Long and Hoang Bo; execution duration: 2010 2020.

3. Infrastructures:

48. Investment in infrastructures of Chap Khe Doc Do Tien Yen industrial parks and urban centers in Uong Bi Tien Yen; execution duration: 2010 2020.

49. An international airport in Van Don; execution duration: 2006 2015.

50. Mong Duong Mong Cai expressway; execution duration: 2010 2015.

51. Building of Van Tien bridge in Tien Yen; execution duration: 2010 2015.

52. Building of national highway 18s new section running through Cai Bau island in Van Don; execution duration: 2010 2020.

4. Agriculture:

53. Rearing and processing of shrimps for export in Dam Ha, Hai Ha and Tien Yen; execution duration: 2006 2010.

54. Poultry farming and processing for export in Dong Trieu and Yen Hung; execution duration: 2007 2012.

55. Development of the school of breeding fishes and processing of fishes for export in Dong Trieu, Yen Hung; execution duration: 2008 2010.

56. Development of the flock of breeding ducks and processing of duck meat in Dong Trieu, Yen Hung; execution duration: 2010 2012.

57. Planting and processing of tea for export in Hai Ha; execution duration: 2007 2010.

58. Planting of ground orchids for export in Yen Hung; execution duration: 2007 2008.

59. Rearing and processing of oyster and abalone for export in Tien Yen, Hai Ha, Dam Ha, Van Don and Yen Hung; execution duration: 2008 2010.

60. Production of breeding shrimps and ark-shells in Van Don and Mong Cai; execution duration: 2008 2010.

61. A plant for processing of feed for aquaculture; execution duration: 2008 2010.

62. Plants producing biological preparations and veterinary drugs for aquatic animals in Yen Hung and Hoanh Bo; execution duration: 2010 2015.

63. A farm producing breeding sea fishes in Van Don; execution duration: 2008 2010.

64. Cow farming and export beef processing in Dong Trieu, Hai Ha and Yen Hung; execution duration: 2010 2015.

65. Milch cow farming and dairy processing in Dong Trieu and Yen Hung; execution duration: 2007 2010.

66. Planting of forests and processing of pulp in Tien Yen, Hai Ha and Dam Ha; execution duration: 2007 2020.

67. Planting of pine trees and building of pine resin processing plants in Uong Bi and Tien Yen; execution duration: 2008 2020.

68. A chain producing wood furniture in Uong Bi; execution duration: 2008 2010.

* Note: The locations, land areas and total capital amounts of the above-listed projects will be calculated, selected and specifically determined at the stage of formulation and submission for approval of investment projects, depending on the demands for and capabilities of balancing and mobilizing resources in each period.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 269/2006/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

Quyết định 2633/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe