Nghị quyết 75/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2021

thuộc tính Nghị quyết 75/NQ-CP

Nghị quyết 75/NQ-CP của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2021 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:75/NQ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị quyết
Người ký:Phạm Minh Chính
Ngày ban hành:14/07/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách, COVID-19

TÓM TẮT VĂN BẢN

Thúc đẩy nhanh việc sản xuất vắc-xin phòng Covid-19 trong nước

Ngày 14/7/2021, Chính phủ đã ra Nghị quyết 75/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2021 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.

Theo đó, Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế và các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm phương châm “5K + vắc xin” và tăng cường ứng dụng công nghệ trong kiểm soát dịch bệnh Covid-19 với cách làm “phòng ngừa tích cực, phát hiện sớm, cách ly nhanh, điều trị hiệu quả, xử lý dứt điểm, nhanh chóng ổn định tình hình dịch”. Đồng thời, thúc đẩy chuyển giao công nghệ và sản xuất vắc- xin trong nước nhanh nhất, sớm nhất.

Bên cạnh đó, Chính phủ yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với cơ quan, địa phương liên quan tổ chức triển khai có hiệu quả Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; đề xuất giải pháp hoàn thành mục tiêu 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

Ngoài ra, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung quán triệt, chỉ đạo khẩn trương, quyết liệt tổ chức triển khai hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; tập trung cao nhất cho công tác phòng, chống dịch Covid-19. Tại các địa phương đang có dịch, tăng cường điều tra, truy vết, xét nghiệm nhanh, khoanh vùng kịp thời, thực hiện nghiêm việc cách ly, theo dõi y tế và điều trị hiệu quả để dập dịch trong thời gian sớm nhất.

Xem chi tiết Nghị quyết75/NQ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ
_______

Số: 75/NQ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

Hà Nội, ngày 14 tháng 7 năm 2021

 

 

 

NGHỊ QUYẾT

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2021 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương

___________

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 138/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ;

Trên cơ sở thảo luận của các Thành viên Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2021 tổ chức vào ngày 01 tháng 7 năm 2021, ý kiến phát biểu tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương ngày 02 tháng 7 năm 2021 và kết luận của Thủ tướng Chính phủ,

 

QUYẾT NGHỊ:

 

A. Về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021

I. Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm

Từ đầu năm đến nay, tình hình thế giới và khu vực chuyển biến nhanh, phức tạp, khó lường hơn dự báo, yếu tố thuận lợi và khó khăn đan xen. Các biến chủng mới Covid-19 liên tục xuất hiện, một số quốc gia phải tái lập các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; một số nền kinh tế lớn phục hồi khá mạnh; tuy nhiên kinh tế thế giới nhìn chung còn nhiều khó khăn, thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế tiềm ẩn rủi ro; giá nguyên, nhiên, vật liệu cơ bản gia tăng. Ở trong nước, tình hình dịch Covid-19 với biến thể mới Delta tiếp tục diễn biến phức tạp với hai đợt bùng phát, nhất là từ cuối tháng 4 đã tác động tiêu cực đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Trong bối cảnh đó, nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự chung sức, đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát của Quốc hội, sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành và sự phối hợp, tham gia tích cực, hiệu quả của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, chúng ta đã thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”, vừa kiểm soát được dịch Covid-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát ở mức thấp, CPI bình quân 6 tháng tăng 1,47%, là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 6 tháng đạt 5,64%, cao hơn cùng kỳ năm 2020 (1,82%). Các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Thu ngân sách nhà nước đạt 58,2% dự toán năm, tăng 16,3%. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,36%, trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 11,42%, là động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế. Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng trưởng tích cực, đạt 3,69%, cao nhất trong 5 năm qua. Xuất, nhập khẩu tiếp tục tăng mạnh, trong đó xuất khẩu ước đạt trên 157 tỷ đô la, tăng 28,4%. Thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng ổn định; tăng trưởng tín dụng phục hồi nhanh, mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục giảm. Chuyển đổi số đạt kết quả tích cực.

Công tác an sinh xã hội được chú trọng, đời sống của nhân dân cơ bản ổn định. Khẩn trương, kịp thời ban hành chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19. Các phương án tổ chức kỳ thi trung học phổ thông năm học 2021 được chuẩn bị kỹ. Giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc được phát huy, nhất là trong phòng, chống dịch; tiếp tục khẳng định truyền thống đoàn kết, nhân ái, ý chí kiên cường của dân tộc ta và bản chất ưu việt của chế độ.

Công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng được đẩy mạnh. Quốc phòng, an ninh được tăng cường; trật tự an toàn xã hội được giữ vững; hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế tiếp tục phát huy vai trò chủ động, tích cực của Việt Nam trong các vấn đề khu vực và quốc tế; công tác ngoại giao phục vụ chiến lược vắc-xin phòng dịch được triển khai hiệu quả.

Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn những hạn chế, bất cập. Dịch Covid-19 với biến thể mới Delta đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương. Tăng trưởng kinh tế chưa đạt mục tiêu đề ra. Huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển gặp nhiều khó khăn; giải ngân vốn đầu tư công chậm, nhất là vốn ODA; nợ xấu có xu hướng tăng. Thu hút vốn FDI vẫn ở mức thấp; số doanh nghiệp rút khỏi thị trường ở mức cao; giá nguyên, nhiên, vật liệu, chi phí vận chuyển hàng hóa quốc tế tăng cao; dịch bệnh trong gia súc, gia cầm tiếp tục xuất hiện ở nhiều tỉnh, thành phố. Một số cơ chế, chính sách, quy định pháp luật chưa phù hợp nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung. Sản xuất, kinh doanh, lao động, việc làm trong nhiều ngành, lĩnh vực tiếp tục chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh; tỷ lệ thất nghiệp gia tăng; đời sống của một bộ phận người dân còn gặp nhiều khó khăn; tình hình an ninh trật tự trên một số địa bàn vẫn tiềm ẩn phức tạp...

II. Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2021

Trong 6 tháng cuối năm 2021, tình hình kinh tế thế giới dự báo tiếp tục xu hướng phục hồi nhưng còn nhiều rủi ro, thách thức. Dịch Covid-19 với biến thể mới của vi-rút còn diễn biến phức tạp, khó lường. Nền kinh tế nước ta tiếp tục có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn; dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp ở một số địa phương, trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh và một số khu vực kinh tế trọng điểm.

Nhiệm vụ đặt ra cho 6 tháng cuối năm 2021 là rất nặng nề, đòi hỏi sự chung sức, đồng lòng và nỗ lực phấn đấu vượt bậc của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cùng vượt qua khó khăn, thách thức để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2021.

Chính phủ thống nhất chưa điều chỉnh mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2021 đã đề ra và yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện trên cơ sở các quan điểm chỉ đạo, điều hành nêu tại Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2021 và các Nghị quyết của Chính phủ, trong đó kiên quyết, kiên trì thực hiện thành công “mục tiêu kép”; tập trung, ưu tiên nguồn lực cho phòng, chống dịch Covid-19 trên cơ sở kết hợp linh hoạt, sáng tạo, hài hòa, hiệu quả giữa phòng, chống dịch và phát triển kinh tế-xã hội; căn cứ tình hình thực tiễn từng địa bàn để lựa chọn ưu tiên công tác phòng, chống dịch hoặc phát triển kinh tế-xã hội hoặc kết hợp giữa phòng, chống dịch và phát triển kinh tế-xã hội; Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố phía Nam, nhất là vùng kinh tế trọng điểm phía nam trong lúc này phải đặc biệt ưu tiên cho chống dịch Covid-19.

Chính phủ yêu cầu các Thành viên Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bám sát và triển khai quyết liệt, kịp thời những nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại các Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân, không để công việc trì trệ; chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành nhưng luôn bám sát thực tiễn, nhận diện đúng tình hình để đưa ra quyết sách kịp thời, chính xác, đạt hiệu quả cao nhất; trong đó chú trọng những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau đây:

1. Tập trung cao nhất phòng, chống và kiểm soát dịch Covid-19, triển khai hiệu quả chiến lược vắc-xin

a) Bộ Y tế và các bộ, ngành, địa phương:

- Tiếp tục thực hiện nghiêm phương châm “5K + vắc-xin” và tăng cường ứng dụng công nghệ trong kiểm soát dịch bệnh với cách làm “phòng ngừa tích cực, phát hiện sớm, cách ly nhanh, điều trị hiệu quả, xử lý dứt điểm, nhanh chóng ổn định tình hình”.

- Tập trung xây dựng, triển khai chiến lược vắc-xin phòng Covid-19 trong ngắn, trung hạn và dài hạn; mua vắc-xin nhanh nhất, nhiều nhất có thể, bảo đảm chất lượng vắc-xin; đa dạng hóa nguồn cung gắn với cơ chế kiểm soát phù hợp. Thúc đẩy chuyển giao công nghệ và sản xuất vắc-xin trong nước nhanh nhất, sớm nhất; triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc-xin toàn quốc an toàn, hiệu quả để sớm đạt miễn dịch cộng đồng; ưu tiên tiêm vắc-xin cho các đối tượng theo quy định.

b) Bộ Y tế hướng dẫn các phương thức, điều kiện, tiêu chuẩn, tiêu chí cách ly phù hợp như: Quy trình cách ly tại nhà đối với F1, việc tự xét nghiệm; chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, các bộ, cơ quan liên quan xây dựng phương án nới lỏng các biện pháp hạn chế đi lại, mở cửa nền kinh tế với lộ trình phù hợp; có chính sách, giải pháp thiết thực hỗ trợ, động viên các lực lượng tuyến đầu chống dịch.

2. Tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tiếp thu đầy đủ kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 57 và ý kiến thảo luận của các Thành viên Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2021, tập trung triển khai các nhiệm vụ sau đây:

a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các cơ quan, địa phương liên quan

- Phát huy hiệu quả cơ chế phối hợp điều hành kinh tế vĩ mô; theo dõi sát tình hình để cập nhật các kịch bản tăng trưởng, tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

- Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để giải ngân vốn đầu tư công theo Nghị quyết số 63/NQ-CP năm 2021 của Chính phủ. Hỗ trợ, hướng dẫn các địa phương lập, thẩm định quy hoạch tỉnh; sớm trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy hoạch tổng thể, quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo quy định.

- Nghiên cứu, xây dựng chương trình phục hồi và phát triển kinh tế; triển khai các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những trường hợp thu hút đầu tư đặc biệt.

- Khẩn trương hoàn thiện báo cáo đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và các giải pháp trong 6 tháng cuối năm 2021; giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, ký báo cáo trình Quốc hội theo quy định.

b) Bộ Tài chính chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tăng cường các biện pháp siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính-ngân sách nhà nước, tiết giảm tối đa chi thường xuyên. Cập nhật thông tin, khẩn trương hoàn thiện Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm và các giải pháp trong 6 tháng cuối năm 2021; Bộ trưởng Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, ký báo cáo trình Quốc hội theo quy định.

c) Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính tiếp thu đầy đủ và triển khai kết luận tại Hội nghị lần thứ ba của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đề hoàn thiện các Báo cáo về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia, Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước khi thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ ký các báo cáo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội theo quy định.

d) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Điều hành chủ động, linh hoạt chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025; xây dựng các kịch bản xử lý nợ xấu đến cuối năm 2021 và năm 2022;

- Điều hành tăng trưởng tín dụng hợp lý, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên; đơn giản hóa quy trình, thủ tục, hồ sơ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vốn vay.  

đ) Bộ Công Thương tập trung chỉ đạo bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa thiết yếu, ổn định giá cả, thị trường; có giải pháp tích cực để kiểm soát nhập siêu, hướng tới cán cân thương mại hài hòa, bền vững. Triển khai các chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa; tổng kết bài học kinh nghiệm trong việc tiêu thụ nông sản nội địa thời gian qua, xây dựng kịch bản, phương án sẵn sàng cho việc tiêu thụ sản phẩm nông sản có sản lượng, quy mô và giá trị lớn của các địa phương.

3. Xây dựng và hoàn thiện thể chế; tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; sắp xếp tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của cơ quan hành chính nhà nước

a) Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương liên quan, thường xuyên rà soát, kịp thời tham mưu tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, quy định pháp luật để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; đối với các vướng mắc tại Nghị định, yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20 tháng 7 năm 2021.

b) Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, cơ quan, địa phương liên quan thành lập Tổ công tác để rà soát, tháo gỡ ngay các khó khăn về chi phí logistics và tình trạng thiếu container; tiếp tục cắt giảm, không để tăng các loại phí, chi phí đối với vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu.

c) Bộ Nội vụ tập trung hoàn thiện, trình Quốc hội thông qua Đề án cơ cấu tổ chức Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026; phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính các cấp; sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh hợp lý chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, tránh mâu thuẫn, chồng chéo, giao thoa, không rõ trách nhiệm hoặc bỏ sót việc. Đề xuất giải pháp đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm, có cơ chế tăng cường thanh tra, kiểm tra và kiểm soát quyền lực.

Đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành dự án “Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính” theo Quyết định số 513/QĐ-TTg ngày 02 tháng 5 năm 2012 và các Quyết định liên quan của Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm tiến độ, chất lượng. 

4. Phát triển công nghiệp, nông nghiệp, phòng chống thiên tai

a) Bộ Công Thương nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hiệu quả về cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, chú trọng các ngành chế biến, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ gắn với chuyển đổi số. Chỉ đạo, điều hành cung cấp điện đầy đủ phục vụ sản xuất và sinh hoạt, không để thiếu điện cục bộ; khẩn trương hoàn thành Quy hoạch điện VIII, Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia.

b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương xây dựng Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 theo tinh thần Nghị quyết, văn kiện Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trình Thủ tướng Chính phủ trong Quý IV/2021. Lập báo cáo nghiên cứu khả thi, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 ngay sau khi được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư.

c) Bộ Tài nguyên và Môi trường tập trung nâng cao năng lực, chất lượng dự báo, cảnh báo các hiện tượng biến đổi khí hậu, thời tiết, thủy văn cực đoan, nguy hiểm để phục vụ hiệu quả công tác phòng, chống và giảm nhẹ hậu quả thiên tai.

5. Tận dụng thời cơ trong đại dịch Covid-19 để đẩy mạnh chuyển đổi số

a) Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với cơ quan, địa phương liên quan tổ chức triển khai có hiệu quả Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; đề xuất giải pháp hoàn thành mục tiêu 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương xây dựng, hoàn thành Chương trình hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp Việt Nam và Đề án hỗ trợ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

6. Thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị, khẩn trương lập, phê duyệt các quy hoạch quốc gia

a) Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương  khẩn trương hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ quy hoạch tổng thể mạng lưới đường bộ, đường thủy nội địa, hệ thống cảng biển, đường sắt, hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050, bảo đảm gắn kết, hiệu quả. Phối hợp với Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội khẩn trương đưa vào sử dụng tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông.

b) Bộ Xây dựng khẩn trương chỉ đạo tổng kết tình hình thực hiện, rà soát sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 1210/NQ-UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị, báo cáo Chính phủ xem xét trong tháng 8 năm 2021 trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan đề xuất các giải pháp phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở cho công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp.

c) Bộ Tài nguyên và Môi trường:

- Khẩn trương hoàn thành công tác lập, thẩm định, báo cáo Chính phủ về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2025 để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 2 (tháng 10 năm 2021); đẩy nhanh tiến độ, đưa vào sử dụng Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương hoàn thành việc lập, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện.

- Khẩn trương lập, thẩm định, báo cáo Chính phủ xem xét, trình Quốc hội quyết định Quy hoạch không gian biển quốc gia, bảo đảm tiến độ được giao; trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị định về lấn biển.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý tài nguyên, khoáng sản; tổng hợp khó khăn, vướng mắc trong cấp phép, thăm dò, khai thác khoáng sản và trong các dự án chậm đưa vào sử dụng, để đất hoang hóa; đề xuất giải pháp xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

7. Chú trọng phát triển giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, lao động việc làm và các lĩnh vực văn hóa, xã hội

a) Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với cơ quan, địa phương tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021 nghiêm túc, an toàn; chuẩn bị tốt nhất các điều kiện cho năm học mới 2021-2022.

b) Bộ Khoa học và Công nghệ khẩn trương hoàn thiện chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2030; các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển thị trường khoa học và công nghệ; tổ chức triển khai đồng bộ các chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia đến năm 2030.  

c) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện đầy đủ các chính sách đối với người có công với cách mạng, gia đình chính sách; tổ chức các hoạt động thiết thực tri ân, tưởng nhớ công ơn của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và bà mẹ Việt Nam anh hùng nhân ngày Thương binh-Liệt sĩ.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai kịp thời, hiệu quả Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; có giải pháp khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động cục bộ, tạm thời.

- Lập báo cáo nghiên cứu khả thi, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021-2025 ngay sau khi được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư.

d) Ủy ban Dân tộc khẩn trương hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành quyết định đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

đ) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

-  Khẩn trương hoàn thiện chiến lược văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021- 2030, Chương trình phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2021-2026; trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 8 năm 2021.

-  Tăng cường thông tin, truyền thông, xúc tiến, quảng bá du lịch trong nước và ngoài nước; kích cầu du lịch nội địa phù hợp tình hình dịch bệnh.

8. Đẩy mạnh công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng

Thanh tra Chính phủ, các bộ, cơ quan, địa phương:

- Chú trọng thực hiện nghiêm các quy định về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, bảo đảm giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của người dân và doanh nghiệp ngay tại địa phương, cơ sở; tiếp tục rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc phức tạp, kéo dài.

- Đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở tất cả các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, đề cao trách nhiệm người đứng đầu, bảo đảm công khai, minh bạch, thu hồi tối đa tài sản tham nhũng.

9. Bảo đảm quốc phòng, an ninh; giữ vững trật tự, an toàn xã hội

a) Bộ Quốc phòng chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng; theo dõi sát tình hình, chủ động phương án ứng phó, không để bị động bất ngờ.

b) Bộ Công an nắm chắc tình hình, triển khai các phương án, kế hoạch bảo đảm tuyệt đối an ninh, trật tự các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, nhất là Hội nghị Trung ương 3 Khóa XIII và kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động. Tập trung trấn áp các loại tội phạm, nhất là tội phạm sử dụng công nghệ cao lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tăng cường các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông; phòng, chống cháy, nổ.

10. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế

Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tập trung tổ chức tốt các hoạt động đối ngoại cấp cao và các hoạt động đối ngoại khác với các hình thức linh hoạt, phù hợp. Phát huy vai trò tích cực trong hợp tác nội khối ASEAN; đảm nhiệm tốt và triển khai các ưu tiên của ta với cương vị Ủy viên Không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc. Tiếp tục vận động các nước hỗ trợ tiếp cận nguồn vắc-xin phòng Covid-19 và chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin. Làm tốt công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài.

11. Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, tạo đồng thuận xã hội

Các bộ, ngành, địa phương tập trung làm tốt công tác thông tin truyền thông, tuyên truyền vận động với vai trò là một phương thức lãnh đạo của Đảng và trong chỉ đạo, điều hành. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo cơ quan báo chí hoạt động theo đúng tôn chỉ, mục đích; truyền cảm hứng cho nhân dân tích cực tham gia, thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, nhất là phòng, chống dịch Covid-19 trong giai đoạn hiện nay. Không để xảy ra khủng hoảng truyền thông. Tích cực đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch.

III. Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đối với các địa phương

Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung quán triệt, chỉ đạo khẩn trương, quyết liệt tổ chức triển khai hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ các cấp trên địa bàn; các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan triển khai thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết này; phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của năm 2021 đã đề ra của từng địa phương, góp phần vào kết quả chung của cả nước; trong đó chú trọng những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau đây:

1. Tập trung cao nhất cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 với tinh thần “chống dịch như chống giặc”. Tại những địa phương đang có dịch, tăng cường điều tra, truy vết, xét nghiệm nhanh, khoanh vùng kịp thời, thực hiện nghiêm việc cách ly, theo dõi y tế và điều trị hiệu quả để dập dịch trong thời gian sớm nhất; thành lập Tổ phân tích dữ liệu thực hiện nhiệm vụ kết nối, phân tích dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành phòng, chống dịch. Thực hiện giãn cách, phong tỏa trong phạm vi phù hợp; duy trì đời sống sinh hoạt và sản xuất kinh doanh bình thường đối với những địa bàn có đủ điều kiện chống dịch hiệu quả, chưa có dịch và không còn dịch, gắn với thực hiện nghiêm, hiệu quả các biện pháp phòng dịch. Chuẩn bị tổ chức tốt thực hiện chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 trên địa bàn.

2. Trên cơ sở diễn biến tình hình, kịp thời cập nhật các kịch bản tăng trưởng phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương mình. Rà soát việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2021 của địa phương, đánh giá kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, làm rõ các nguyên nhân để chủ động đề ra và triển khai các giải pháp phù hợp. Phát huy tính chủ động, sáng tạo trong việc áp dụng các biện pháp thực hiện “mục tiêu kép”, linh hoạt, phù hợp, theo phân cấp của chính quyền, địa phương các cấp.

3. Theo dõi sát tiến độ thu ngân sách, chỉ đạo quyết liệt, bảo đảm hoàn thành dự toán được giao trên địa bàn. Quản lý chặt chẽ việc chi ngân sách; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, ưu tiên bố trí nguồn chi ngân sách cho công tác phòng chống dịch và các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, đột xuất khác.

4. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công theo thẩm quyền; rà soát tiến độ giải ngân đối với từng dự án, kiên quyết điều chuyển kế hoạch vốn từ các dự án chậm giải ngân, không hiệu quả sang cho các dự án có khả năng giải ngân cao, kiên quyết xử lý các dự án chậm tiến độ kéo dài; kiểm soát chặt chẽ giá, chất lượng nguyên vật liệu xây dựng, phục vụ cho các dự án đầu tư công; phấn đấu đạt mục tiêu giải ngân đề ra đến cuối năm 2021 tại Nghị quyết số 63/NQ-CP của Chính phủ.

5. Chỉ đạo phát triển mạnh mẽ sản xuất công nghiệp, cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp phù hợp điều kiện, thế mạnh của từng địa phương. Rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là về giải phóng mặt bằng và thủ tục đầu tư cho các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án động lực, trọng điểm của địa phương. Tiếp tục triển khai mạnh mẽ công tác lập quy hoạch tỉnh, không để chậm trễ, khoảng trống pháp lý, ảnh hưởng phát triển kinh tế-xã hội của địa phương; tăng cường quản lý, phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới. Xây dựng phương án sẵn sàng ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, nhất là trong mùa mưa bão sắp đến. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường. Tranh thủ thời cơ để đẩy mạnh chuyển đổi số trong bối cảnh đại dịch Covid-19; phát triển các loại hình thương mại, dịch vụ trực tuyến, tăng cường cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn.

6. Chủ động phối hợp với các bộ, ngành có liên quan triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ giới thiệu và quảng bá sản phẩm, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm; mở rộng và phát triển thị trường nội địa; tập trung phát triển, nâng cao năng lực xuất khẩu những sản phẩm thế mạnh của địa phương; tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, vi phạm an toàn thực phẩm. Bảo đảm duy trì hoạt động giao thông, vận tải thông suốt.

7. Đẩy mạnh triển khai các Nghị quyết của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh, cải cách hành chính. Tích cực đối thoại với doanh nghiệp, người dân, đề xuất cấp có thẩm quyền tháo gỡ ngay các vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách theo tinh thần Nghị quyết số 45/NQ-CP năm 2021 của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Xây dựng kế hoạch, chương trình thúc đẩy phát triển, phục hồi sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp để chủ động triển khai ngay sau khi dịch cơ bản được kiểm soát.

8. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, bảo đảm an sinh xã hội, nhất là đối với các đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Duy trì và giải quyết việc làm, chú trọng hỗ trợ, bảo đảm lao động phục vụ hoạt động sản xuất, nhất là tại các khu công nghiệp trên địa bàn. Khẩn trương tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ, thường xuyên tổ chức kiểm tra việc thực hiện, bảo đảm đúng đối tượng, đúng quy định. Bảo đảm các điều kiện về khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

9. Tập trung chỉ đạo công tác thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2020-2021 bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19; chuẩn bị tốt các điều kiện khai giảng năm học mới 2021-2022, triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới trên địa bàn theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

10. Tiếp tục rà soát, kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan hành chính các cấp theo thẩm quyền theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn liền với công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực. Thực hiện nghiêm công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, đông người; phòng, chống tham nhũng hiệu quả, ngay tại cơ sở.

11. Triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong tình hình mới theo kế hoạch đã đề ra, nắm chắc diễn biến tình hình để bổ sung, điều chỉnh kịp thời, phù hợp trong mọi tình huống. Bảo đảm an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; quản lý chặt chẽ, kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp cư trú, nhập cảnh trái phép; tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông; phòng chống cháy, nổ trên địa bàn.

B. Về tình hình thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia

Chính phủ cơ bản thống nhất với Báo cáo số 4156/BC-BKHĐT ngày 30 tháng 6 năm 2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01 tháng 1 năm 2021. Yêu cầu các bộ, ngành, địa phương:

1. Tập trung nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định để giải quyết ngay những vướng mắc, bất cập đối với doanh nghiệp do sự thiếu kết nối, phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan, bảo đảm nguyên tắc phân định trách nhiệm rõ ràng, minh bạch; trong mỗi bộ, ngành chỉ có một đầu mối quản lý đối với một mặt hàng; kết nối, chia sẻ thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung phục vụ công tác quản lý nhà nước.

2. Thực hiện mạnh mẽ chuyển đổi số trong quản lý nhà nước, triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt.

3. Bộ Tài chính khẩn trương xây dựng Nghị định quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu, trình Chính phủ trong tháng 7 năm 2021.

4. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, các hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng theo dõi, đánh giá độc lập thường xuyên về tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP.

C. Về tình hình thực hiện Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025

Chính phủ cơ bản thống nhất với Báo cáo số 4370/BC-VPCP ngày 30 tháng 6 năm 2021 của Văn phòng Chính phủ về tình hình thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2020. Yêu cầu các bộ, ngành, địa phương:

1. Hoàn thiện phương án cắt giảm, đơn giản hóa các quy định thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực của bộ, cơ quan, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trước 30 tháng 9 năm 2021; ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản để thực thi phương án cắt giảm các quy định bảo đảm chỉ tiêu được giao.

2. Đẩy mạnh phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính theo hướng cấp nào sát cơ sở, sát nhân dân nhất thì giao cấp đó giải quyết, không để tình trạng nhiều tầng nấc, kéo dài thời gian giải quyết và gây nhũng nhiễu, tiêu cực.

3. Văn phòng Chính phủ chủ trì, cùng các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình cải cách các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025; triển khai có hiệu quả Đề án đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông và mô hình trung tâm phục vụ hành chính công trong giải quyết thủ tục hành chính giai đoạn 2021-2025; đôn đốc các bộ, ngành, địa phương tăng cường gửi, nhận, xử lý hồ sơ công việc trên môi trường điện tử, chỉ đạo, điều hành dựa trên dữ liệu, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công và tích hợp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

4. Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hiệp hội, doanh nghiệp tăng cường đối thoại, kịp thời nắm bắt, xác định các quy định cụ thể liên quan đến hoạt động kinh doanh tại văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản chỉ đạo, điều hành hiện đang tạo rào cản, vướng mắc, gia tăng chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để đề xuất cơ quan ban hành quy định sửa đổi, điều chỉnh theo hướng tạo thuận lợi, tiết giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, đồng thời vẫn bảo đảm yêu cầu quản lý; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo.

D. Báo cáo về rà soát các quy định của luật, pháp lệnh đang gây khó khăn, vướng mắc cho công tác phòng, chống dịch Covid-19

1. Giao các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tiếp tục rà soát, tổng hợp các quy định gây vướng mắc, bất cập trong các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị định của Chính phủ và các quy định pháp luật khác liên quan; đề xuất những nội dung cần sửa đổi, bổ sung, gửi Bộ Y tế, Bộ Tư pháp.

2. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và cơ quan liên quan lập Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số luật có quy định liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, báo cáo Chính phủ trước ngày 20 tháng 7 năm 2021 để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, trình Quốc hội xem xét thông qua dự án Luật theo trình tự, thủ tục rút gọn tại một kỳ họp.

3. Đối với mua sắm tập trung sinh phẩm phục vụ phòng, chống dịch Covid-19, giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp hướng dẫn cơ sở pháp lý, thẩm quyền ban hành danh mục và quy trình tổ chức thực hiện mua sắm tập trung sinh phẩm. Trên cơ sở đó, Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện theo quy định.

Đ. Về dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021-2025

Thống nhất với đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021-2025, thay thế Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2016. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, tiếp thu ý kiến của các Thành viên Chính phủ, hoàn thiện dự thảo Quyết định, trình Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm phân cấp mạnh, để thực hiện, để kiểm tra, dễ giám sát, tránh tiêu cực, lãng phí, thất thoát và phù hợp với các quy định của pháp luật.

E. Tổ chức thực hiện

1. Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, triển khai quyết liệt, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Nghị quyết này; thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện; kịp thời báo cáo và đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phú về những vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo dõi sát diễn biến tình hình, tập trung chỉ đạo, động viên toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương phát huy tinh thần trách nhiệm, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn thách thức với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, giải pháp mạnh mẽ và hành động quyết liệt, tập trung phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

2. Chính phủ trân trọng đề nghị các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước đồng hành, phối hợp chặt chẽ với cơ quan hành chính nhà nước các cấp, tăng cường giám sát thực thi công vụ và đóng góp ý kiến xây dựng, góp phần tạo đồng thuận xã hội./.

 

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán Nhà nước;

- Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia;

- Ngân hàng Chính sách xã hội;

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;

-   VPCP: BTCN, các PCN; Trợ lý, Thư ký TTg, PTTg; các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo, TGĐ Cổng TTĐTCP;

- Lưu: Văn thư, TH (2b).Th

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

 

Phạm Minh Chính

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
________

No. 75/NQ-CP

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness 
_____________

Hanoi, July 14, 2021

 

RESOLUTION

On the Government’s regular meeting in June 2021 and the Government’s virtual conference with provinces

__________

THE GOVERNMENT

 

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015; the Law amending and supplementing a number of articles of the Law on Organization of the Government and the Law on Organization of Local Governments dated November 22, 2019;

Pursuant to the Government’s Decree No. 138/2016/ND-CP dated October 01, 2016 promulgating the working regulation of the Government;

Based on the discussion of the delegates and the conclusion of the Prime Minister at the Government’s regular virtual meeting with provinces in June 2021held on July 2, 2021,

 

RESOLVES:

 

A. Socio-economic situation in the first 6 months of the year, directions, and tasks for the last 6 months of 2021

I. Socio-economic situation in the first 6 months of the year

Since the beginning of the year, the world and the region experienced fast-paced, complicated, and unpredictable changes, with both favorable and unfavorable dynamics intertwined. New Covid-19 strains constantly appeared, some countries had to re-establish pandemic prevention and control measures. Some major economies recovered strongly, however, the world economy in general still faced many difficulties. Prices of raw materials, fuel and essential supplies increased. Domestically, the Covid-19 situation, with the new coronavirus variant - the Delta variant, continued to be complicated. Two outbreaks took place since the end of April, causing a negative impact on the socio-economic development of the country.

In that context, as a result of the efforts of the whole political system, the joint effort and consensus of the business community and the people of the country, under the leadership of the Party, the supervision of the National Assembly, the decisive direction in a timely manner by the Government, the Prime Minister, all levels and branches, and the active and effective coordination and participation of the Vietnam Fatherland Front, socio-political organizations, the "dual goal" was effectively implemented - controlling the Covid-19 while ensuring socio-economic recovery and development, and successfully organizing the 13th National Party Congress and the elections of deputies to the 15th National Assembly and People's Councils at all levels for the 2021-2026 tenure.

Macroeconomic stability was retained, low inflation was maintained, 6-month average CPI increased by 1.47%, the lowest rise since 2016. Average 6-month GDP growth rate reached 5.64%, higher than that of the same period in 2020 (1.82%). The major balances of the economy were secured. State budget revenue reached 58.2% of the annual estimate, up 16.3%. Industrial and construction sectors grew by 8.36%, of which processing and manufacturing increased by 11.42%. The sectors were the main driving force of economic growth. The agriculture, forestry and fishery sector recorded positive growth, reaching 3.69%, the highest rate in the past 5 years. Export and import continued to increase robustly, of which export was estimated at over US$157 billion, up 28.4%. Money market and banking activities were maintained stably. Credit growth recovered quickly; lending interest rates continued to decrease. Digital transformation achieved positive results.

Due attention was paid to social security work. In principle, people's life was stable. Policies to support employees and employers facing difficulties due to the Covid-19 epidemic were urgently and promptly promulgated. Plans to organize the high school graduation exam for the school year 2021 were properly prepared. The nation's cultural values ​​were promoted, especially in pandemic prevention and control, which continued to affirm our nation's tradition of solidarity and compassion, unyielding will, and the preeminent nature of the regime.

Inspection, citizen reception, complaint and denunciation settlement, and anti-corruption work were promoted. National defense and security were reinforced; social order and safety were maintained; foreign affairs and international integration continued to promote Vietnam's active role in regional and international issues. Diplomatic work in service of the vaccine strategy was effectively implemented.

However, there remained various socio-economic limitations and shortcomings. The Covid-19 situation, with the Delta variant, remained complicated in many localities. Economic growth did not reach the set targets. Resource mobilization for development investment faced various difficulties; disbursement of public investment capital remained slow, especially ODA capital. Bad debts tended to increase. FDI investment remained low; the number of enterprises withdrawing from the market was high; prices of raw materials, fuel, essential supplies, international freight costs tended to increase. Diseases in livestock and poultry continued to occur in many provinces and cities. A number of inappropriate mechanisms, policies and legal regulations were slowly amended and supplemented. Production, business, labor and employment in many industries and fields were significantly affected by the pandemic. Unemployment rate increased. The life of a part of the people still confronted many difficulties. Security and order in some areas could potentially elicit complicated incidents...

II. Direction, tasks, and key solutions in the last 6 months of 2021

In the last 6 months of 2021, the world economic situation was anticipated to continue to recover but various risks and challenges remained. The COVID-19 pandemic with new virus variants shall still be complicated and unpredictable. Regarding the country's economic conditions, opportunities and advantages as well as difficulties and challenges shall continue to intertwine, but difficulties and challenges would be more prevalent. COVID-19 shall continue to develop complicatedly in a number of localities, including Ho Chi Minh City and some key economic regions.

The task set for the last 6 months of 2021 would be very heavy, requiring the joint effort, consensus and outstanding endeavors of the entire Party, people, and army to overcome difficulties and challenges to successfully achieve socio-economic development goals and tasks in 2021.

The Government agreed not to adjust the socio-economic development goals and targets for 2021 that had been set out and requested ministries, branches and localities to focus on implementing activities on the basis of the guiding and managing orientations in the Resolution No. 63/NQ-CP dated June 29, 2021 and the Government's Resolutions, which demanded to resolutely, persistently, and successfully implement the "dual goal"; focus and prioritize resources for COVID-19 prevention and control on the basis of a flexible, creative, harmonious and effective combination of efforts between epidemic prevention and control and socio-economic development; based on the actual situation of each locality to prioritize pandemic prevention and control or socio-economic development, or to syndicate pandemic prevention and control with socio-economic development. Ho Chi Minh City and a number of southern provinces and cities, especially the southern key economic region, at this time, must give special priority to the fight against COVID-19.

The Government required Government members, heads of agencies attached to the Government, chairpersons of People's Committees of provinces and centrally run cities to closely and promptly implement the proposed tasks and solutions promulgated in the Resolutions of the Central Committee, the Politburo, the National Assembly and the Government, upholding the sense of responsibility before the Party, the State and people, avoiding work stagnation; proactively, flexibly and creatively directing and operating but always sticking to reality, properly understanding the situation to make timely, accurate and most effective decisions. Attention must be paid on the following main tasks and solutions:

1. Highest focus on COVID-19 prevention, control, and effective implementation of vaccine strategy

a) The Ministry of Health and other ministries, branches and localities shall:

- Continue to strictly implement the motto "5K + vaccine" and strengthen the application of technology in disease control in the approach of "active prevention, early detection, quick isolation, effective treatment, decisively and quickly control of the situation.”

- Focus on developing and implementing a vaccination strategy against COVID-19 for short, medium, and long terms; buy vaccines as quickly, as much as possible, and ensure vaccine quality; diversify vaccine supplies associated with appropriate control mechanisms. Promote technology transfer and domestic vaccine production as soon as possible; deploy a safe and effective nationwide vaccination campaign to soon achieve community immunity; prioritize vaccination for subjects as prescribed.

b) The Ministry of Health shall guide appropriate isolation methods, conditions, standards and criteria such as: home isolation and self-testing procedures for F1; assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Foreign Affairs, other related ministries and agencies in, formulating a plan to loosen travel restrictions and open the economy with an appropriate roadmap; formulate policies and practical solutions to support and encourage frontline forces to fight the epidemic.

2. Continue to maintain macroeconomic stability, ensure major economic balances, and promote economic growth

Ministries, ministerial-level agencies, and government-attached agencies were requested to fully absorb the conclusions of the Standing Committee of the National Assembly at the 57th Session and opinions of Government deputies at the Government’s monthly meeting in June 2021, focus on implementing the following tasks:

a) The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance, the Ministry of Industry and Trade, the State Bank of Vietnam, and other related agencies and localities to:

- Promote the effectiveness of the coordination mechanism for macroeconomic management; closely monitor the situation to update growth scenarios, continue to maintain macroeconomic stability, control inflation, and ensure major balances of the economy.

- Focus on removing difficulties and obstacles to disburse public investment capital according to the Government's Resolution No. 63/NQ-CP in 2021. Support and guide localities in formulating and appraising provincial planning; soon submit to the Government and the Prime Minister the overall planning, national, regional, and provincial plannings according to regulations.

- Research and develop programs for economic recovery and development; carry out investment promotion and attraction activities, and report to the Prime Minister on special cases of investment attraction.

- Urgently complete the assessment report on the socio-economic situation in the first 6 months of the year and solutions in the last 6 months of 2021. The Minister of Planning and Investment was authorized by the Prime Minister to act on behalf of the Government to sign reports and submit them to the National Assembly according to regulations.

b) The Ministry of Finance was requested to direct and guide localities to strengthen measures to tighten financial discipline and state budget and to minimize recurrent expenditures. The Ministry shall update information, urgently complete the assessment report on state budget implementation results in the first 6 months of the year and solutions in the last 6 months of 2021. The Minister of Finance was authorized by the Prime Minister to act on behalf of the Government to sign reports and submit them to the National Assembly according to regulations.

c) The Ministries of Planning, Investment, and Finance were assigned to fully absorb and implement the conclusions at the 3rd Conference of the 13th Party Central Committee to finalize reports on the 5-year socio-economic development plan, 5-year national financial plan, medium-term public investment plan for the 2021-2025 period; report to the Prime Minister for consideration and decision-making before being authorized by the Prime Minister to sign reports and submit them to the Standing Committee of the National Assembly and the National Assembly according to regulations.

d) The State Bank of Vietnam was requested to

- Actively and flexibly administer monetary policy, closely coordinate with fiscal policy and other macro policies to control inflation and stabilize the macro-economy; submit to competent authorities for promulgation and organize the implementation of the Scheme on restructuring the system of credit institutions associated with bad debt settlement in the 2021-2025 period and develop scenarios for handling bad debts until the end of 2021 and 2022.

- Manage credit growth reasonably, focusing on production and priority fields; simplify processes, procedures, and documents in order to facilitate access to loans.

dd) The Ministry of Industry and Trade was requested to focus on directing to ensure the balance between supply and demand of essential goods, price and market stability; formulating positive solutions to control trade deficit to ensure harmonious and sustainable trade balances; implementing programs to stimulate domestic consumption; summarizing lessons learned in the consumption of domestic agricultural products over the past time; and developing scenarios and plans to prepare for the consumption of agricultural products at large output, scale and value of localities.

3. Institutional development and improvement; removal of difficulties for production and business; apparatus reorganization, effectiveness, and efficiency improvement of state administrative agencies

a) The Ministry of Justice shall assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant ministries, agencies, and localities in, regularly reviewing and promptly advising to remove difficulties and obstacles related to mechanisms, policies, and legal regulations to promote production and business. For problems in Decrees, the Ministry of Justice was assigned to request ministries, agencies, and localities to urgently review and report to the Prime Minister before July 20, 2021.

b) The Ministry of Transport shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance, relevant agencies, and localities in, setting up a Working Group to review and immediately remove difficulties in logistics costs and the shortage of containers; continue to cut down or prevent increase in transportation fees and expenses of import and export goods.

c) The Ministry of Home Affairs shall focus on completing and submitting to the National Assembly for approval the Government organizational structure scheme for the 2021-2026 term; coordinate with other ministries, agencies and localities in reviewing, arranging and consolidating the organizational apparatus and administrative units at all levels; amend, supplement and reasonably adjust functions and tasks between ministries and ministerial-level agencies, avoiding conflicts, overlapping, interference, unclear responsibilities or omission of work; propose solutions to promote decentralization, delegation, individualization of responsibilities; and formulate a mechanism to strengthen inspection, examination and control of power.

The Ministry of Home Affairs was requested to speed up progress to complete the Project to "Improve and modernize administrative boundary records and maps and build a database on administrative boundaries" according to Decision No. 513/QD-TTg dated February 2 5 in 2012 and related decisions of the Prime Minister to ensure the Project’s progress and quality.

4. Promoting industrial and agriculture development, and natural disaster prevention

a) The Ministry of Industry and Trade shall study and propose effective solutions on mechanisms and policies to attract investment in industrial development, focusing on processing, manufacturing, and supporting industries associated with digital transformation. The Ministry was requested to direct and manage to ensure adequate electricity supply to serve production and daily life, prevent local shortage of electricity, and urgently complete the Electricity Master Plan VIII and the National Energy Master Plan.

b) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries, agencies, and localities in, formulating a strategy for sustainable agriculture and rural development in the 2021-2030 period, with a vision to 2050 in the spirit of Resolutions and documents of the 13th Party Congress and Resolution of the 7th Central Committee of the 10th tenure on agriculture, farmers, and rural areas. The strategy shall be submitted to the Prime Minister in the fourth quarter of 2021. The Ministry of Agriculture and Rural Development was assigned to prepare a feasibility study report, submit it to the Prime Minister for decision-making on investment in the National Target Program on New Rural Development, and promulgate the national set of criteria for new-style rural areas in the 2021-2025 period as soon as the investment policies had been approved by the National Assembly.

c) The Ministry of Natural Resources and Environment shall focus on improving the capacity and quality of forecasting and warning of extreme and dangerous climate change, weather, and hydrological phenomena to effectively serve disaster prevention, control, and mitigation.

5. Taking advantage of opportunities during the Covid-19 pandemic to accelerate digital transformation

a) The Ministry of Information and Communications shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned agencies and localities in, organizing the effective implementation of the E-Government Development Strategy towards Digital Government in the 2021-2025 period, with a vision to 2030; and propose solutions to complete the goal of providing 100% level-4 online public services.

b) The Ministry of Planning and Investment shall urgently build and complete the Digital Transformation Support Program for Vietnamese enterprises and the Digital Transformation Support Scheme for small and medium-sized enterprises by 2025, with a vision to 2030.

6. Promoting the development of transport and urban infrastructure, expeditiously formulating, and approving national planning

a) The Ministry of Transport shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries, agencies, and localities in, expeditiously finalizing and submitting to the Prime Minister a master plan on the network of roads, inland waterways, seaport systems, railways, airports, and airport system nationwide in the 2021-2030 period with a vision to 2050, ensuring the systems’ cohesion and efficiency. The Ministry of Transport was assigned to coordinate with the Ministry of Construction, the Hanoi People's Committee to urgently put into use the Cat Linh - Ha Dong Urban Railway.

b) The Ministry of Construction shall urgently direct to review the implementation, assessment, amendment, and supplement to Resolution No. 1210/NQ-UBTVQH13 dated May 25, 2016, of the National Assembly Standing Committee on urban classification, report to the Government for consideration in August 2021 before submitting to the Standing Committee of the National Assembly. The Ministry of Construction shall assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant agencies and localities in proposing solutions to develop social housing, especially housing for workers in industrial parks.

c) The Ministry of Natural Resources and Environment shall:

- Expeditiously complete the formulation, appraisal, and report to the Government on the National Land Use Planning for the 2021-2030 period, the National Land Use Plan for the 2021-2025 period to submit to the National Assembly at the 2nd Session (in October 2021); accelerate progress and put into use the National Land Database; direct and guide localities to complete the formulation and approval of land use plans at provincial and district levels.

- Expeditiously prepare, appraise, and report to the Government for consideration and submission to the National Assembly for decision-making on the National Marine Spatial Planning, ensuring all tasks are completed within the assigned schedule; and submit to the Government to consider and promulgate a Decree on sea encroachment.

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries, branches, and localities in strengthening the management of natural resources and minerals; synthesize difficulties and obstacles in licensing, exploration, and exploitation of minerals and in projects that were slow to be put into use, leaving the land uncultivated; propose solutions to properly handle them, and report to the Prime Minister.

7. Focusing on the development of education and training, science and technology, labor and employment, and cultural and social fields

a) The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility for, and coordinate with agencies and localities in properly organizing the high school graduation exam in 2021 in a strict and safe manner; and prepare the best conditions for the new school year 2021-2022.

b) The Ministry of Science and Technology shall urgently complete the Strategy for science, technology, and innovation development for the 2021-2030 period; formulate mechanisms and policies to support the development of the science and technology markets; and organize the synchronous implementation of national science and technology programs by 2030.

c) The Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs shall:

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries, agencies, and localities in fully implementing policies for people with meritorious services to the revolution and policy families; organize practical activities of gratitude and remembrance of heroic martyrs, war invalids, sick soldiers and Vietnamese heroic mothers on Invalids and Martyrs' Day.

- Lead and coordinate with ministries, branches, and localities to promptly and effectively implement Resolution No. 68/NQ-CP dated July 1, 2021, of the Government on a number of policies to support workers and employers facing difficulties due to the COVID-19 pandemic; formulate solutions to overcome the shortage of local and temporary workers.

- Formulate a feasibility study report and submit it to the Prime Minister for decision-making on investment in the National Target Program for poverty reduction and sustainable social security for the 2021-2025 period right after the investment policy had been approved by the National Assembly.

d) The Committee for Ethnic Minority Affairs shall urgently finalize and submit to the Prime Minister to consider and promulgate an investment decision on the National Target Program for socio-economic development in ethnic minority and mountainous areas in the 2021-2030 period.

dd) Ministry of Culture, Sports and Tourism shall:

- Urgently complete the Vietnamese Cultural Strategy in the 2021-2030 period, the Vietnam’s Tourism Development Program in the 2021-2026 period; and submit them to the Prime Minister in August 2021.

- Strengthen information, communication, and promotion of domestic and international tourism; stimulate domestic tourism in line with the pandemic situation.

8. Stepping up the settlement of complaints and denunciations, corruption prevention and combat

The Government Inspectorate, ministries, agencies, and localities were requested to:

- Pay close attention to strictly implementing regulations on citizen reception, settlement of complaints and denunciations, ensuring timely settlement of complaints, denunciations, recommendations and reflections of people and businesses right at their respective localities and areas; continue to review and finalize complex and prolonged cases.

- Promote the prevention and fight against corruption and negativity at all levels, branches, agencies, and units; uphold the responsibility of the leader in ensuring publicity, transparency, and maximum recovery of corrupted assets.

9. Ensuring national defense and security; maintaining social order and safety

a) The Ministry of National Defense shall direct the proper performance of military and national defense tasks; closely monitor the situation, proactively formulate response plans, prevent passiveness and laxity.

b) The Ministry of Public Security firmly shall grasp the situation and implement plans and scenarios to ensure absolute security and order of the country’s important political events, particularly the 3rd Plenum of the 13th Central Committee and the 1st session of the 15th National Assembly; strive to defeat all plots and counteractions of hostile and reactionary forces. The Ministry was requested to focus on suppressing all kinds of criminals, especially criminals using high technology to defraud and appropriate properties; strengthen measures to ensure traffic order and safety, reduce traffic jams and prevent fire and explosion.

10. Improving the efficiency of foreign affairs and international integration

The Ministry of Foreign Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and agencies to meticulously organize high-level external activities and others in appropriate formats; promote Vietnam’s active role in intra-ASEAN cooperation; properly undertake and implement the country’s priorities as a Non-Permanent Member of the United Nations Security Council; continue to mobilize countries to support access to COVID-19 vaccine sources and transfer vaccine production technologies; fulfil tasks to protect Vietnamese citizens abroad.

11. Promote information and communication and create social consensus

Ministries, branches, and localities shall focus on properly deploy information, communication, propaganda, and advocacy activities, leveraging communication as a Party's leadership approach of the Party in direction and administration. The Ministry of Information and Communications shall direct press agencies to operate in accordance with their righteous principles and purposes, inspiring the people to actively participate in and effectively implement the guidelines, policies and regulations of the Party and the State, particularly in the prevention and control of the COVID-19 pandemic in the current period; prevent occurrence of communication crisis; and actively fight and refute false views and distorting claims of hostile forces.

III. Key tasks and solutions for localities

The Government requested the Chairpersons of the People's Committees of the provinces and centrally-run cities to focus on thoroughly grasping the situation, urgently and drastically directing and organizing the effective implementation of the Resolution of the 13th Party Congress, Resolutions of the provincial-level Party committees, the tasks and solutions set out in the Resolutions of the National Assembly, the Government and directions of the Prime Minister; closely coordinate with concerned ministries and agencies in implementing the tasks and solutions mentioned in Section II, Part A of this Resolution; strive to achieve the highest goals and targets set out for 2021 by each locality, contributing to the overall results of the whole country. Accordingly, attention must be paid on the following main tasks and solutions:

1. Pay the utmost attention to COVID-19 prevention and control with the spirit of "fight the pandemic like an enemy". In affected localities, strengthen investigation, tracing, rapid testing, timely zoning, strictly implement isolation, medical monitoring, and effective treatment to stamp out the disease outbreak as soon as possible; establish a Data Analysis Team to perform the task of connecting and analyzing data to serve the direction and administration of pandemic prevention and control. Implement social distancing and isolation within an appropriate scope; maintain normal daily life, production and business activities in areas that are eligible for, have effective anti-epidemic control measures, have no transmission, and no longer have new case reported. This must be adopted in associated with strict and effective implementation of epidemic prevention measures. Properly prepare for the organization and implementation of the COVID-19 vaccination campaign in the locality.

2. Based on practical situation, promptly update growth scenarios in alignment with the actual conditions of their respective localities. Review the implementation of the local targets and tasks in the first 6 months of 2021, evaluate the achieved results, shortcomings, limitations, clarify the causes to proactively propose and implement appropriate solutions accordingly. Promote proactiveness and creativity in applying measures to implement the "dual goals" in a flexible and appropriate manner, according to the tasks assigned to authorities and localities at different levels.

3. Closely monitor the budget collection progress, give drastic direction to ensure the completion of the assigned estimates in the area. Strictly manage budget spending, thoroughly save regular expenses, prioritize allocating budget sources for pandemic prevention and control and other important, urgent, and unexpected tasks.

4. Strengthen discipline and order in disbursement of public investment capital according to their respective competence; review the disbursement progress for each project, resolutely transfer capital plans from slow and inefficient projects to projects with high disbursement capacity, resolutely handle sluggish, prolonged projects; strictly control the price and quality of construction materials, serving for public investment projects; strive to achieve the disbursement targets set out by the end of 2021 in Resolution No. 63/NQ-CP of the Government.

5. Direct the strong development of industrial production, restructure and improve the efficiency of agricultural production to match the conditions and strengths of each locality. Review and remove difficulties and obstacles, especially in terms of site clearance and investment procedures for investment projects, particularly dynamic and key local projects. Continue to actively implement provincial planning, prevent occurrence of delays and/or legal gaps, affecting socio-economic development of the locality; strengthen management, urban development, and new-style rural development. Develop plans to get ready to respond to natural disasters, climate change and extreme weather, especially in the coming stormy season. Regularly inspect and examine the observance of regulations on environmental protection. Take advantage of the opportunity to promote digital transformation in the context of the Covid-19 pandemic; develop various types of e-commerce and online services and strengthen the provision of online public services in localities.

6. Actively coordinate with relevant ministries and branches to synchronously deploy solutions to support product communication and promotion, search for product consumption markets; expand and develop the domestic market; focus on developing and improving the export capacity of local strong products; strengthen the fight against smugglings, trade frauds and counterfeit goods, violations of food safety. Ensure smooth traffic and transportation operations.

7. Accelerate the implementation of the Government's resolutions on improving the business environment, reducing, and simplifying business regulations, and fostering administrative reform. Actively dialogue with businesses and people to propose recommendations competent authorities to immediately remove obstacles related to institutions, mechanisms, and policies in the spirit of Resolution No. 45/NQ-CP 2021 of the Government and directions of the Prime Minister. Develop plans and programs to promote development, restore production and business, and support businesses so as to proactively deploy them right after the pandemic had been basically under control.

8. Perform synchronously and effectively tasks and solutions to develop culture, education, health, and social security, especially for policy beneficiaries, ethnic minorities, remote areas, borders, and islands. Maintain and create new jobs, focusing on supporting and ensuring labor for production activities, especially in industrial parks in the area. Expeditiously organize the effective implementation of the Government's Resolution No. 68/NQ-CP dated July 1, 2021, regularly inspect the implementation, ensuring the right subjects and regulations. Ensure conditions for medical examination and treatment and people's health care.

9. Focus on directing the organization of the high school graduation exams for the 2020-2021 school year to ensure deployment of safety measures in Covid-19 prevention and control; properly prepare the conditions for the opening of the new school year 2021-2022, implement the new general education program in the locality under the guidance of the Ministry of Education and Training.

10. Continue to review, consolidate, and arrange the organizational apparatus of administrative agencies at all levels according to their competence in the direction of streamlining operation to enhance effectiveness and efficiency; promote decentralization and delegation associated with inspection, supervision, and control of power. Strictly implement inspection, citizen reception, settlement of complaints and denunciations, especially complicated and crowded complaints and denunciations; effectively prevent and combat corruption, right at the grassroot level.

11. Properly perform military and defense tasks in the new situation according to the set plan, firmly grasp the situation to promptly make appropriate adjustment and complementary moves in all situations. Ensure security, maintain political stability, social order and safety; strictly manage, promptly detect, and handle cases of illegal residing and entry; continue to implement synchronous solutions to ensure traffic order and safety; prevent fire and explosion in the area.

B. The implementation of key tasks and solutions to improve the business environment and enhance national competitiveness

In principle, the Government agreed with Report No. 4156/BC-BKHDT dated June 30, 2021, of the Ministry of Planning and Investment on the implementation of Resolution No. 02/NQ-CP dated January 1, 2021. Ministries, branches, and localities were requested to:

1. Focus on researching, amending, supplementing or submitting to competent authorities to amend and supplement regulations to immediately solve regulatory problems and shortcomings for enterprises due to the lack of connection and coordination between related agencies and units, ensuring the principle of clear and transparent division of responsibilities; within each ministry or branch, ensure to appoint one management focal point for each commodity; connect and share information to build a shared database for state management.

2. Strongly implement digital transformation in state management, synchronously deploy solutions to support businesses in digital transformation, promote the development of e-commerce and non-cash payment.

3. The Ministry of Finance shall urgently develop a Decree stipulating the management mechanisms, methods, order and procedures for quality and food safety inspection for imported goods and submit it to the Government within July 2021.

4. The Vietnam Chamber of Commerce and Industry, the Vietnam’s Association of Small- and Medium-sized Enterprises, business associations and industries shall regularly monitor and independently evaluate the situation and implementation results of Resolution No. 02 /NQ-CP.

C. The implementation of the Program to cut and simplify regulations related to business activities in the 2020-2025 period

In principle, the Government agreed with Report No. 4370/BC-VPCP dated June 30, 2021, of the Government Office on the implementation of Resolution No. 68/NQ-CP dated May 12, 2020. Ministries, branches, and localities were requested to:

1. Finalize the plan to reduce and simplify regulations within sectors and fields under the respective ministries and agencies and submit them to the Prime Minister for consideration and approval before September 30, 2021; issue or submit to competent authorities to promulgate documents to implement the plan to cut regulations while ensuring assigned targets.

2. Promote decentralization in administrative procedures so as to assign settlement tasks to the levels closest to the grassroots and the people, to avoid bureaucracy and delays in settlement, harassment, and negativity.

3. The Government Office shall assume the prime responsibility for coordinating with ministries, branches and localities, in organizing the effective implementation of the Program to reform regulations related to business activities in the 2020-2025 period; effectively implement the Project to renovate the implementation of Single Window, Inter-agency Single Window and the model of a specialized center handling administrative procedures in the 2021-2025 period; urge ministries, branches and localities to increase sending, receiving and processing dossiers online, data-driven direction and operation so as to improve the quality of public service delivery and integrate data on the National Public Service Portal.

4. The Advisory Council for Administrative Procedure Reform of the Prime Minister, the Vietnam Chamber of Commerce and Industry, industry associations and businesses shall strengthen dialogue, timely grasp and identify specific regulations related to their respective business activities in legal documents or directing and operating documents that are currently creating barriers, obstacles and increasing business operating costs for enterprises so as to propose agencies to issue amending and adjusting regulations to better facilitate, reduce costs, improve the competitiveness of enterprises, while still ensuring management requirements. In case of exceeding competence, report must be submitted to the Government and Prime Minister for consideration and direction.

D. Review report on regulations and ordinances causing difficulties and obstacles for COVID-19 prevention and control

1. Assign ministers, heads of ministerial-level agencies and government-attached agencies to continue to review and synthesize regulations that caused problems, as well as inadequacies in laws, ordinances, resolutions of the National Assembly and decrees of the Government and other relevant regulations; propose contents to be amended and supplemented and send them to the Ministry of Health and the Ministry of Justice.

2. The Ministry of Justice shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Health and relevant agencies in making a proposal to develop a Law amending and supplementing a number of Laws related to COVID-19 prevention and control according to the Law on the Promulgation of Legal Documents. The proposal must be submitted to the Government before July 20, 2021, to report to the National Assembly Standing Committee to include in the 2021 law- and ordinance-making and present to the National Assembly for consideration and approval of the Law project at a meeting according to the streamlined protocols.

3. Regarding the centralized procurement of biological products for COVID-19 prevention and control, the Ministry of Finance was assigned to assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Justice in providing guidance on the legal foundation and competence to issue lists and process to organize and implement centralized procurement of biological products. On that basis, the Ministry of Health was assigned to coordinate with relevant agencies to implement the procurement according to regulations.

DD. Draft Decision of the Prime Minister on criteria for classifying state-owned enterprises and enterprises with state-owned capital investment, which carry out ownership transformation, rearrangement, and divestment in the 2021-2025 period

The Government agreed with the proposal of the Ministry of Planning and Investment on promulgating the Prime Minister's Decision on criteria for classifying state-owned enterprises and enterprises with state-owned capital investment, which are under ownership transformation, rearrangement, and divestment in the 2021-2025 period, to replace Decision No. 58/2016/QD-TTg dated December 28, 2016. The Ministry of Planning and Investment was assigned to assume the prime responsibility for, and collect comments from Government members, finalize the draft Decision, and submit to the Prime Minister, ensuring strong decentralization, expediency in application, checking and monitoring, avoiding negativity, wastefulness, loss, and conformity with related regulations.

E. Implementation organization

1. The Government requested ministries, agencies, and localities, according to their assigned functions and tasks, to strengthen discipline and order, to drastically, promptly, and effectively implement the tasks and solutions stated in this Resolution; regularly inspect and evaluate the implementation; and promptly report and propose to the Government and the Prime Minister on issues arising beyond their competence. Ministers, heads of the ministerial-level agencies, agencies attached to the Government, Chairpersons of the People's Committees of the provinces and centrally-run cities must closely monitor the situation, focus on directing and encouraging all public officials and civil servants in the entire state administrative system, from the central to local levels, to promote their sense of responsibility and strive to overcome all difficulties and challenges with great determination, great efforts, strong methods, and drastic actions, striving to properly fulfill the assigned tasks.

2. The Government respectfully requested agencies of the Party, the National Assembly, the Vietnam Fatherland Front, socio-political organizations, business community and people nationwide to accompany and closely coordinate with the Government and State administrative agencies at all levels to strengthen supervision of the performance of official duties and contribute constructive ideas to create social consensus./.

 

 

FOR THE GOVERNMENT

THE PRIME MINISTER

 

 

Pham Minh Chinh

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Resolution 75/NQ-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 26/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính bãi bỏ Thông tư 132/2016/TT-BTC ngày 18/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chuẩn bị và tổ chức Hội nghị cấp cao Hợp tác chiến lược kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mê Công lần thứ bảy, Hội nghị cấp cao Hợp tác bốn nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ tám và Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về Mê Công tại Việt Nam

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất