Nghị định 20/2021/NĐ-CP chính sách trợ giúp xã hội với đối tượng bảo trợ xã hội

thuộc tính Nghị định 20/2021/NĐ-CP

Nghị định 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:20/2021/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:15/03/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Hỗ trợ tối thiểu 40 triệu đồng cho hộ nghèo có nhà bị sập, đổ

Ngày 15/3/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 20/2021/NĐ-CP về việc quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

Theo đó, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn nơi ở thì được xem xét hỗ trợ chi phí làm nhà tối thiểu 40 triệu đồng/hộ. Đối với trường hợp phải di dời nhà khẩn cấp theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với nguyên do tương tự như trên thì được xem xét hỗ trợ chi phí di dời nhà với mức tối thiểu là 30 triệu đồng/hộ.

Ngoài ra, Nghị định cũng quy định các đối tượng đang được hưởng trơ cấp xã hội hàng tháng, con của người đơn thân nghèo đang nuôi con, người từ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất bảo hiểm xã hội hàng tháng sẽ được hỗ trợ chi phí mai táng với mức tối thiểu là 7,2 triệu đồng. Trong trường hợp được hỗ trợ chi phí mai táng theo quy định tại nhiều văn bản khác nhau với các mức khác nhau thì chỉ được hưởng một mức cao nhất.

Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/7/2021.

Nghị định này làm hết hiệu lực Nghị định 136/2013/NĐ-CP và hết hiệu lực một phần Nghị định 140/2018/NĐ-CPNghị định 103/2017/NĐ-CP và Nghị định 140/2018/NĐ-CP

Xem chi tiết Nghị định20/2021/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ

_______

Số: 20/2021/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2021

NGHỊ ĐỊNH

Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội

_________

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Người cao tuổi ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật Người khuyết tật ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Trẻ em ngày 05 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Phòng chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng; nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng; trợ giúp xã hội khẩn cấp và chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng là việc hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng trợ giúp xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại hộ gia đình.
2. Người bị thương nặng là người bị thương dẫn đến phải cấp cứu và điều trị tại cơ sở y tế từ 3 ngày trở lên.
3. Hộ phải di dời khẩn cấp nhà ở là hộ gia đình phải di dời nhà ở do nguy cơ sạt lở đất, lũ, lụt, thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp và khả năng cần thiết.
5. Hậu quả nghiêm trọng do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn giao thông hoặc sự kiện bất khả kháng khác là hậu quả có người bị chết hoặc bị thương nặng.
6. Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi là vợ, chồng hoặc các con, cháu của người cao tuổi và những người khác có nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
Điều 3. Nguyên tắc cơ bản về chính sách trợ giúp xã hội
1. Chính sách trợ giúp xã hội được thực hiện kịp thời, công bằng, công khai, minh bạch; hỗ trợ theo mức độ khó khăn và ưu tiên tại gia đình, cộng đồng nơi sinh sống của đối tượng.
2. Chế độ, chính sách trợ giúp xã hội được thay đổi theo điều kiện kinh tế đất nước và mức sống tối thiểu dân cư từng thời kỳ.
3. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức và cá nhân nuôi dưỡng, chăm sóc và trợ giúp đối tượng trợ giúp xã hội.
Điều 4. Mức chuẩn trợ giúp xã hội
1. Mức chuẩn trợ giúp xã hội là căn cứ xác định mức trợ cấp xã hội, mức hỗ trợ kinh phí nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; mức trợ cấp nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội và các mức trợ giúp xã hội khác.
2. Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 là 360.000 đồng/tháng.
Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.
3. Tùy thuộc điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định:
a)  Mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội áp dụng trên địa bàn bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn trợ giúp xã hội và mức trợ giúp xã hội quy định tại Nghị định này;
b)  Đối tượng khó khăn khác chưa quy định tại Nghị định này được hưởng chính sách trợ giúp xã hội.
Chương II
TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƯỜNG XUYÊN TẠI CỘNG ĐỒNG
Điều 5. Đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng
1. Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a)  Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;
b)  Mồ côi cả cha và mẹ;
c)  Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;
d)  Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
đ) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
e)  Cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;
g) Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
h)  Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
i)   Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
k)  Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
l)   Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Người thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà đủ 16 tuổi nhưng đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất thì tiếp tục được hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng tối đa không quá 22 tuổi.
3. Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo.
4. Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất quy định tại khoản 2 Điều này (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con).
5. Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:
a) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
b) Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;
c) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
d) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.
6. Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật.
7. Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 3 và 6 Điều này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn.
8. Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng.
Điều 6. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng
1. Đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này được trợ cấp xã hội hàng tháng với mức bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số tương ứng quy định như sau:
a)  Đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này:
- Hệ số 2,5 đối với trường hợp dưới 4 tuổi;
- Hệ số 1,5 đối với trường hợp từ đủ 4 tuổi trở lên.
b) Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
c)  Đối với đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này:
- Hệ số 2,5 đối với đối tượng dưới 4 tuổi;
- Hệ số 2,0 đối với đối tượng từ đủ 4 tuổi đến dưới 16 tuổi.
d)  Đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định này:
Hệ số 1,0 đối với mỗi một con đang nuôi.
đ) Đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định này:
- Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi;
- Hệ số 2,0 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 từ đủ 80 tuổi trở lên;
- Hệ số 1,0 đối với đối tượng quy định tại các điểm b và c khoản 5;
- Hệ số 3,0 đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 5.
e)  Đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này:
- Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;
- Hệ số 2,5 đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng;
- Hệ số 1,5 đối với người khuyết tật nặng;
- Hệ số 2,0 đối với trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng.
g) Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại các khoản 7 và 8 Điều 5 Nghị định này.
2. Trường hợp đối tượng thuộc diện hưởng các mức theo các hệ số khác nhau quy định tại khoản 1 Điều này hoặc tại các văn bản khác nhau thì chỉ được hưởng một mức cao nhất. Riêng người đơn thân nghèo đang nuôi con là đối tượng quy định tại các khoản 5, 6 và 8 Điều 5 Nghị định này thì được hưởng cả chế độ đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 5 và chế độ đối với đối tượng quy định tại các khoản 5, 6 và 8 Điều 5 Nghị định này.
Điều 7. Hồ sơ thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng
1. Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:
Tờ khai của đối tượng theo Mẫu số 1a, 1b, 1c, 1d, 1đ ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng bao gồm:
a)  Tờ khai hộ gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng theo Mẫu số 2a ban hành kèm theo Nghị định này;
b)  Tờ khai nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội theo Mẫu số 2b ban hành kèm theo Nghị định này;
c)  Tờ khai của đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trong trường hợp đối tượng không hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 8. Thủ tục thực hiện, điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hằng tháng
1. Thủ tục thực hiện, điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hằng tháng theo quy định sau đây:
a) Đối tượng, người giám hộ của đối tượng hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan làm hồ sơ theo quy định tại Điều 7 Nghị định này gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú (sau đây gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi cư trú. Khi nộp hồ sơ cần xuất trình các giấy tờ sau để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu các thông tin kê khai trong tờ khai:
- Sổ hộ khẩu của đối tượng hoặc văn bản xác nhận của công an xã, phường, thị trấn; Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân;
- Giấy khai sinh của trẻ em đối với trường hợp xét trợ cấp xã hội đối với trẻ em, người đơn thân nghèo đang nuôi con, người khuyết tật đang nuôi con;
- Giấy tờ xác nhận bị nhiễm HIV của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với trường hợp bị nhiễm HIV;
- Giấy tờ xác nhận đang mang thai của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với trường hợp người khuyết tật đang mang thai;
- Giấy xác nhận khuyết tật đối với trường hợp người khuyết tật.
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, công chức phụ trách công tác Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm rà soát hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc xem xét, quyết định việc xét duyệt, thực hiện việc niêm yết công khai kết quả xét duyệt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 02 ngày làm việc, trừ những thông tin liên quan đến HIV/AIDS của đối tượng.
Trường hợp có khiếu nại, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức xem xét, kết luận, công khai nội dung khiếu nại.
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hồ sơ được xét duyệt và không có khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ của đối tượng gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
d) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện) quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho đối tượng. Trường hợp đối tượng không đủ điều kiện hưởng, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
đ) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho đối tượng.
Thời gian hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người cao tuổi quy định tại các điểm b khoản 5 Điều 5 Nghị định này kể từ thời điểm người đó đủ 75 tuổi, quy định tại điểm c khoản 5 Điều 5 Nghị định này kể từ thời điểm người đó đủ 80 tuổi. Thời gian hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật từ tháng được cấp giấy xác nhận mức độ khuyết tật. Thời gian hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng của đối tượng khác kể từ tháng Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng.
Thời gian điều chỉnh mức trợ cấp xã hội hàng tháng kể từ tháng đối tượng đủ điều kiện điều chỉnh.
2.         Trường hợp đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng bị chết hoặc không đủ điều kiện hưởng trợ cấp xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng.
Thời gian thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng kể từ tháng ngay sau tháng đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng chết hoặc không đủ điều kiện hưởng trợ cấp xã hội.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cụ thể các trường hợp thôi hưởng, tạm dừng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng.
3. Thủ tục chi trả trợ cấp xã hội, nhận chăm sóc hàng tháng khi đối tượng thay đổi nơi cư trú trong cùng địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đối tượng hoặc người giám hộ của đối tượng có văn bản đề nghị gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú mới;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định và thực hiện chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho đối tượng theo địa chỉ nơi cư trú mới.
4. Thủ tục quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng khi đối tượng thay đổi nơi cư trú giữa các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong và ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đối tượng thay đổi nơi cư trú có văn bản đề nghị gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thôi chi trả trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng tại nơi cư trú cũ, sau đó gửi văn bản kèm theo hồ sơ của đối tượng đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú mới của đối tượng;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng cư trú mới xác nhận và chuyển hồ sơ của đối tượng đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
d)  Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng cho đối tượng. Thời gian hưởng ngay sau tháng ghi trong quyết định thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú cũ của đối tượng.
Điều 9. Cấp thẻ bảo hiểm y tế
1. Đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
2. Trường hợp đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc diện được cấp nhiều loại thẻ bảo hiểm y tế thì chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế có quyền lợi bảo hiểm y tế cao nhất.
Điều 10. Trợ giúp giáo dục, đào tạo và dạy nghề
Đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này học giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, cao đẳng và đại học được hưởng chính sách hỗ trợ về giáo dục, đào tạo và dạy nghề theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Hỗ trợ chi phí mai táng
1.         Những đối tượng sau đây khi chết được hỗ trợ chi phí mai táng:
a) Đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
b) Con của người đơn thân nghèo đang nuôi con quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định này;
c)  Người từ đủ 80 tuổi đang hưởng trợ cấp tuất bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.
2. Mức hỗ trợ chi phí mai táng đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này tối thiểu bằng 20 lần mức chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này. Trường hợp đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được hỗ trợ chi phí mai táng quy định tại nhiều văn bản khác nhau với các mức khác nhau thì chỉ được hưởng một mức cao nhất.
3. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng bao gồm:
a)  Tờ khai đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân đứng ra tổ chức mai táng cho đối tượng theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định này;
b)  Bản sao giấy chứng tử của đối tượng;
b)  Bản sao quyết định hoặc danh sách thôi hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp khác của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
4. Thủ tục hỗ trợ chi phí mai táng:
a)  Cá nhân, cơ quan, đơn vị tổ chức mai táng cho đối tượng làm hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b)  Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ của đối tượng gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
c)  Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ chi phí mai táng.
Chương III
TRỢ GIÚP XÃ HỘI KHẨN CẤP
Điều 12. Hỗ trợ lương thực và nhu yếu phẩm thiết yếu từ nguồn ngân sách nhà nước
1. Hỗ trợ 15 kg gạo/người/tháng trong thời gian 01 tháng cho mỗi đợt hỗ trợ đối với các đối tượng thuộc hộ thiếu đói dịp Tết âm lịch. Hỗ trợ không quá 3 tháng cho mỗi đợt hỗ trợ cho đối tượng thiếu đói do thiên tai, hỏa hoạn, mất mùa, giáp hạt hoặc lý do bất khả kháng khác từ nguồn lực của địa phương và nguồn dự trữ quốc gia.
2. Hỗ trợ nhu yếu phẩm thiết yếu:
Đối tượng có hoàn cảnh khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc lý do bất khả kháng khác mà mất nhà ở và không có khả năng tự bảo đảm các nhu cầu thiết yếu thì được xem xét hỗ trợ từ nguồn lực huy động hoặc nguồn dự trữ quốc gia: lều bạt, nước uống, thực phẩm, chăn màn, xoong nồi, chất đốt, xuồng máy và một số mặt hàng thiết yếu khác phục vụ nhu cầu trước mắt, tại chỗ.
3. Thủ tục hỗ trợ thực hiện theo quy định sau đây:
a) Trưởng thôn, bản, phum, sóc, ấp, cụm, khóm, tổ dân phố (sau đây gọi chung là Trưởng thôn) lập danh sách hộ gia đình và số người trong hộ gia đình thiếu đói, thiếu nhu yếu phẩm thiết yếu cần hỗ trợ theo các Mẫu số 5a và 5b ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Trưởng thôn chủ trì hợp với đại diện của các tổ chức có liên quan trong thôn để xem xét các trường hợp hộ gia đình, số người trong hộ gia đình thiếu đói, nhu yếu phẩm thiết yếu trong danh sách và hoàn thiện, gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Trưởng thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định cứu trợ ngay những trường hợp cấp thiết. Trường hợp thiếu nguồn lực thì có văn bản đề nghị trợ giúp gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
d) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ;
đ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định hỗ trợ. Trường hợp thiếu nguồn lực thì có văn bản đề nghị trợ giúp gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính;
e) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Trường hợp thiếu nguồn lực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính;
g) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia tổng hợp nhu cầu hỗ trợ của các địa phương báo cáo Thủ tướng Chính phủ; đồng thời gửi Bộ Tài chính thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định xuất cấp hàng dự trữ quốc gia;
h) Khi nhận được hỗ trợ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện ngay việc trợ giúp cho đối tượng bảo đảm đúng quy định;
i)  Kết thúc mỗi đợt hỗ trợ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo kết quả hỗ trợ.
Điều 13. Hỗ trợ chi phí điều trị người bị thương nặng
1. Người bị thương nặng do thiên tai, hỏa hoạn; tai nạn giao thông, tai nạn lao động nghiêm trọng hoặc do các lý do bất khả kháng khác tại nơi cư trú được xem xét hỗ trợ với mức tối thiểu bằng 10 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
Trình tự xem xét hỗ trợ thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định này.
2. Trường hợp người bị thương nặng ngoài nơi cư trú quy định tại khoản 1 Điều này mà không có người thân thích chăm sóc thì cơ quan, tổ chức trực tiếp cấp cứu, chữa trị có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cấp cứu, chữa trị cho đối tượng quyết định hỗ trợ theo mức quy định tại khoản 1 Điều này.
Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.
Điều 14. Hỗ trợ chi phí mai táng
1. Hộ gia đình có người chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; tai nạn giao thông, tai nạn lao động nghiêm trọng hoặc các lý do bất khả kháng khác được xem xét hỗ trợ chi phí mai táng với mức tối thiểu bằng 50 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức mai táng cho người chết quy định tại khoản 1 Điều này do không có người nhận trách nhiệm tổ chức mai táng thì được xem xét, hỗ trợ chi phí mai táng theo chi phí thực tế, tối thiểu bằng 50 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
3. Thủ tục hỗ trợ chi phí mai táng thực hiện theo quy định sau đây:
a) Cơ quan, tổ chức, gia đình hoặc cá nhân trực tiếp mai táng có Tờ khai đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định này và giấy báo tử của đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này hoặc xác nhận của công an cấp xã đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc sau khi nhận được đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định. Trường hợp thiếu kinh phí thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định này.
Điều 15. Hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở
1. Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn nơi ở thì được xem xét hỗ trợ chi phí làm nhà ở với mức tối thiểu 40.000.000 đồng/hộ.
2. Hộ phải di dời nhà ở khẩn cấp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền do nguy cơ sạt lở, lũ, lụt, thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác được xem xét hỗ trợ chi phí di dời nhà ở với mức tối thiểu 30.000.000 đồng/hộ.
3. Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị hư hỏng nặng do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không ở được thì được xem xét hỗ trợ chi phí sửa chữa nhà ở với mức tối thiểu 20.000.000 đồng/hộ.
4. Thủ tục xem xét hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở thực hiện theo quy định sau đây:
a) Hộ gia đình có Tờ khai đề nghị hỗ trợ về nhà ở theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định này gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Trình tự xem xét hỗ trợ về nhà ở thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định này.
Điều 16. Hỗ trợ khẩn cấp đối với trẻ em khi cha, mẹ bị chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc các lý do bất khả kháng khác
1. Trẻ em có cả cha và mẹ chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn người thân thích chăm sóc, nuôi dưỡng được hỗ trợ theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định này.
2. Thủ tục hỗ trợ trẻ em quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này.
Điều 17. Hỗ trợ tạo việc làm, phát triển sản xuất
1. Hộ gia đình có người là lao động chính bị chết, mất tích hoặc hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất chính do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc lý do bất khả kháng khác dẫn đến mất việc làm thì được xem xét trợ giúp tạo việc làm, phát triển sản xuất theo quy định hiện hành.
2. Trường hợp đặc biệt khẩn cấp, nghiêm trọng, việc hỗ trợ các nội dung quy định tại các Điều 12, 13 và 14 Nghị định này thực hiện theo quy trình, thủ tục do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định, bỏ qua bước bình xét, bảo đảm chi trả cho đối tượng kịp thời, đúng đối tượng, đúng định mức, công khai và minh bạch.
Chương IV
CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG TẠI CỘNG ĐỒNG
Điều 18. Đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng
1. Đối tượng thuộc diện được hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng tại cộng đồng bao gồm:
a) Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này;
b)  Đối tượng quy định tại điểm d khoản 5 Điều 5 Nghị định này;
c)  Đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này.
2. Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp thuộc diện nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời tại cộng đồng bao gồm:
a)  Trẻ em có cả cha và mẹ bị chết, mất tích theo quy định của pháp luật mà không có người thân thích chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc người thân thích không có khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng;
b)  Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục, thân thể; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động cần được bảo vệ khẩn cấp trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú hoặc đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
c)  Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú hoặc đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
d)  Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Thời gian nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời tại cộng đồng đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này là không quá 03 tháng. Trường hợp hết thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng mà hộ gia đình, cá nhân không nhận chăm sóc, nuôi dưỡng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển hộ gia đình, cá nhân khác nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời hoặc có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đưa đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội theo quy định.
Điều 19. Chế độ đối với đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng
1. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này được hưởng các chế độ sau đây:
a) Trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định tại Điều 6 Nghị định này;
b) Cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 9 Nghị định này;
c)  Trợ giúp giáo dục, đào tạo và dạy nghề theo quy định tại Điều 10 Nghị định này;
d) Hỗ trợ chi phí mai táng theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.
2. Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định này khi sống tại hộ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng được hỗ trợ theo quy định sau đây:
a)  Tiền ăn trong thời gian sống tại hộ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng;
b) Chi phí điều trị trong trường hợp phải điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà không có thẻ bảo hiểm y tế;
c)  Chi phí đưa đối tượng về nơi cư trú hoặc đến cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn khoản 2 Điều này.
Điều 20. Chế độ đối với hộ gia đình, cá nhân chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng
1. Hỗ trợ kinh phí nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng thấp nhất cho mỗi đối tượng quy định tại khoản 1, điểm d khoản 5 Điều 5 Nghị định này bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số tương ứng theo quy định sau đây:
a) Hệ số 2,5 đối với trường hợp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em dưới 04 tuổi là đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này;
b) Hệ số 1,5 đối với trường hợp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em từ đủ 04 tuổi đến dưới 16 tuổi là đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này, đối tượng quy định tại điểm d khoản 5 Điều 5 Nghị định này.
2. Hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng thấp nhất cho mỗi đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số tương ứng theo quy định sau đây:
a) Mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi được quy định như sau:
- Hệ số 1,5 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi một con dưới 36 tháng tuổi;
- Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai và nuôi một con dưới 36 tháng tuổi hoặc nuôi hai con dưới 36 tháng tuổi trở lên;
Trường hợp người khuyết tật thuộc diện hưởng các hệ số khác nhau quy định tại điểm này thì chỉ được hưởng một hệ số cao nhất;
Trường hợp cả vợ và chồng là người khuyết tật thuộc diện hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng quy định tại điểm này thì chỉ được hưởng một suất hỗ trợ kinh phí chăm sóc.
b)  Trường hợp người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang hưởng trợ cấp xã hội quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này nhưng mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì vẫn được hưởng kinh phí hỗ trợ chăm sóc quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
c)  Hộ gia đình đang trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng mỗi một người khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng kinh phí hỗ trợ chăm sóc hệ số một (1,0).
d)  Hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc với hệ số được quy định như sau:
- Hệ số 1,5 đối với trường hợp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng mỗi một người khuyết tật đặc biệt nặng;
- Hệ số 2,5 đối với trường hợp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng mỗi một trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng.
3. Được hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng.
4. Được ưu tiên vay vốn, dạy nghề tạo việc làm, phát triển kinh tế hộ và chế độ ưu đãi khác theo quy định của pháp luật liên quan.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn khoản 3 Điều này.
Điều 21. Thủ tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng
1. Thủ tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này thực hiện theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Nghị định này.
2. Thủ tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 18 Nghị định này thực hiện theo quy định sau đây:
a)  Trưởng thôn lập danh sách đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng và cá nhân hoặc hộ gia đình có đủ điều kiện nhận chăm sóc, nuôi dưỡng thuộc địa bàn thôn gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Trong thời gian không quá 02 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ. Trường hợp không hỗ trợ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đưa đối tượng và bàn giao cho tổ chức, cá nhân hoặc hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng ngay sau khi có quyết định hỗ trợ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3. Thủ tục đối với đối tượng quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 18 Nghị định này thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đối tượng hoặc người giám hộ của đối tượng có đơn kèm theo biên bản về vụ việc bạo hành, xâm hại và văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Công chức cấp xã phụ trách công tác lao động, thương binh và xã hội nơi trẻ em, người lang thang xin ăn không có nơi cư trú ổn định bị bạo hành, xâm hại có trách nhiệm lập hồ sơ;
b) Trong thời gian không quá 02 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức kiểm tra, xác minh và có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
c)  Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định. Trường hợp không hỗ trợ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đưa đối tượng và bàn giao cho tổ chức, cá nhân hoặc hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng ngay sau khi có quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Điều 22. Điều kiện, trách nhiệm đối với người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em
1. Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
b) Tự nguyện nhận chăm sóc trẻ em;
c)  Có nơi ở ổn định và chỗ ở cho trẻ em được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng;
d)  Có điều kiện về kinh tế, sức khỏe, kinh nghiệm chăm sóc trẻ em;
đ) Đang sống cùng chồng hoặc vợ thì chồng hoặc vợ phải bảo đảm điều kiện quy định tại điểm a và b khoản này.
2. Trường hợp ông, bà nội ngoại, cô, dì, chú, bác, anh, chị ruột nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này không bảo đảm điều kiện quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều này vẫn được xem xét hưởng chính sách quy định tại Điều 12 Nghị định này.
3. Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm sau đây:
a) Bảo đảm điều kiện để trẻ em được đi học, chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí;
b)  Bảo đảm chỗ ở an toàn, vệ sinh cho trẻ em;
c)  Đối xử bình đẳng đối với trẻ em;
d)  Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp không được tiếp tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em:
a)  Có hành vi đối xử tệ bạc với trẻ em được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng;
b)  Lợi dụng việc chăm sóc, nuôi dưỡng để trục lợi;
c)  Có tình trạng kinh tế hoặc lý do khác dẫn đến không còn đủ khả năng bảo đảm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em;
d)  Vi phạm nghiêm trọng quyền của trẻ em được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng.
Điều 23. Điều kiện, trách nhiệm đối với người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng và người cao tuổi đủ điều kiện sống tại cơ sở trợ giúp xã hội
1. Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng, người cao tuổi đủ điều kiện sống tại cơ sở trợ giúp xã hội phải bảo đảm điều kiện và trách nhiệm sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
b)  Có sức khoẻ, kinh nghiệm và kỹ năng chăm sóc người khuyết tật, người cao tuổi;
c)  Có nơi ở ổn định và nơi ở cho người khuyết tật, người cao tuổi;
d)  Có điều kiện kinh tế;
đ) Đang sống cùng chồng hoặc vợ thì chồng hoặc vợ phải bảo đảm điều kiện quy định tại điểm a và b khoản này.
2. Trường hợp không được tiếp tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi, người khuyết tật:
a)  Có hành vi đối xử tệ bạc đối với người cao tuổi, người khuyết tật;
b)  Lợi dụng việc nhận việc chăm sóc, nuôi dưỡng để trục lợi;
c)  Có tình trạng kinh tế hoặc lý do khác dẫn đến không còn bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi, người khuyết tật;
d)  Vi phạm nghiêm trọng quyền của người được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng.
Chương V
CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ XÃ HỘI TẠI CƠ SỞ TRỢ GIÚP XÃ HỘI, NHÀ XÃ HỘI
Điều 24. Đối tượng bảo trợ xã hội được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội (sau đây gọi chung là cơ sở trợ giúp xã hội)
1. Đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bao gồm:
a)  Đối tượng quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 5 của Nghị định này thuộc diện khó khăn không tự lo được cuộc sống và không có người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng;
b)  Người cao tuổi thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về người cao tuổi;
c)  Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.
2. Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp bao gồm:
a) Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động;
b)  Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú;
c)  Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Người chưa thành niên, người không còn khả năng lao động là đối tượng thuộc diện chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
4. Thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội tối đa không quá 03 tháng. Trường hợp quá 3 tháng mà không thể đưa đối tượng trở về gia đình, cộng đồng thì cơ quan quản lý cấp trên của cơ sở trợ giúp xã hội xem xét, quyết định giải pháp phù hợp.
5. Đối tượng tự nguyện sống tại cơ sở trợ giúp xã hội bao gồm:
a)  Người cao tuổi thực hiện theo hợp đồng ủy nhiệm chăm sóc;
b)  Người không thuộc diện quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, không có điều kiện sống tại gia đình, có nhu cầu vào sống tại cơ sở trợ giúp xã hội.
Điều 25. Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội
Đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 24 Nghị định này khi sống tại cơ sở trợ giúp xã hội được hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng theo quy định sau đây:
1. Mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng thấp nhất cho mỗi đối tượng bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số tương ứng theo quy định sau đây:
a)  Hệ số 5,0 đối với trẻ em dưới 04 tuổi;
b)  Hệ số 4,0 đối với các đối tượng từ đủ 4 tuổi trở lên.
2. Cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định pháp luật về bảo hiểm y tế.
3. Hỗ trợ chi phí mai táng khi chết với mức tối thiểu bằng 50 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
4. Cấp vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày, chăn, màn, chiếu, quần áo mùa hè, quần áo mùa đông, quần áo lót, khăn mặt, giày, dép, bàn chải đánh răng, thuốc chữa bệnh thông thường, vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với đối tượng nữ trong độ tuổi sinh đẻ, sách, vở, đồ dùng học tập đối với đối tượng đang đi học và các chi phí khác theo quy định.
5. Trường hợp đối tượng đã được hưởng chế độ trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng quy định tại khoản 1 Điều này thì không được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng quy định tại Điều 6 Nghị định này.
Điều 26. Hỗ trợ giáo dục, đào tạo và tạo việc làm
1. Đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội được hưởng chính sách hỗ trợ học mầm non, giáo dục phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất theo quy định của pháp luật.
2. Đối tượng trẻ em quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 24 Nghị định này từ 16 tuổi trở lên đang học các cấp học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất thì tiếp tục được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng không quá 22 tuổi.
3. Trẻ em từ 13 tuổi trở lên được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội không còn học phổ thông thì được giới thiệu học nghề.
4. Đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 24 Nghị định này từ 16 tuổi trở lên không tiếp tục học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học được đưa trở về nơi ở trước khi vào cơ sở trợ giúp xã hội. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi ở trước đây của đối tượng có trách nhiệm tiếp nhận, tạo điều kiện để có việc làm, ổn định cuộc sống.
5. Đối tượng quy định tại khoản 1 và 3 Điều 24 Nghị định này từ 16 tuổi trở lên không tiếp tục học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học thì cơ sở trợ giúp xã hội và địa phương xem xét hỗ trợ để có nơi ở, tạo việc làm và cơ sở trợ giúp xã hội tiếp tục giải quyết trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng cho đến khi tự lập được cuộc sống, nhưng không quá 24 tháng.
Điều 27. Thẩm quyền, hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội
1. Thẩm quyền tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội: Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội quyết định tiếp nhận đối tượng vào cơ sở. Đối với cơ sở trợ giúp xã hội do cấp huyện quản lý thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đưa đối tượng vào cơ sở.
2. Hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở đối với đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định này, gồm:
a) Tờ khai của đối tượng hoặc người giám hộ theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao giấy khai sinh đối với trẻ em, trường hợp trẻ em bị bỏ rơi phải làm thủ tục đăng ký khai sinh theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch;
c) Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật đối với trường hợp là người khuyết tật;
d) Xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với trường hợp bị nhiễm HIV;
đ) Văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã;
e)  Giấy tờ liên quan khác (nếu có);
g) Văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi cơ quan quản lý cơ sở trợ giúp xã hội (nếu vào cơ sở của tỉnh);
h)  Quyết định tiếp nhận của người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội.
3. Hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở đối với đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này, bao gồm:
a) Tờ khai của đối tượng hoặc người giám hộ theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định này;
b)  Bản sao chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc giấy tờ tùy thân của đối tượng (nếu có);
c)  Biên bản đối với trường hợp khẩn cấp có nguy cơ đe dọa đến an toàn của đối tượng;
d) Văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đối tượng đang ở hoặc nơi phát hiện thấy cần sự bảo vệ khẩn cấp;
đ) Văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi cơ quan quản lý cơ sở (nếu vào cơ sở của tỉnh);
e)  Quyết định tiếp nhận của người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội.
4. Hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội đối với đối tượng tự nguyện, bao gồm:
a)  Hợp đồng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Nghị định này;
b)  Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của đối tượng.
Điều 28. Thủ tục tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội
1. Thủ tục tiếp nhận vào cơ sở đối với đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định này thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đối tượng hoặc người giám hộ có giấy tờ theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 27 Nghị định này gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b)  Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xét duyệt và niêm yết công khai kết quả xét duyệt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 07 ngày làm việc, trừ những thông tin về HIV của đối tượng;
c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định;
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đưa đối tượng vào cơ sở trợ giúp xã hội thuộc thẩm quyền quản lý hoặc có văn bản đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét chuyển hồ sơ đến người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội tiếp nhận đối tượng vào cơ sở;
đ) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ của đối tượng và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định và chuyển hồ sơ của đối tượng đến cơ sở trợ giúp xã hội trên địa bàn quản lý; sau khi nhận đầy đủ hồ sơ, người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội quyết định tiếp nhận đối tượng vào cơ sở;
e) Trường hợp đối tượng không được tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Thủ tục tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội đối với đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này thực hiện theo quy định sau đây:
a) Cơ sở trợ giúp xã hội có trách nhiệm tiếp nhận ngay các đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp để chăm sóc, nuôi dưỡng và hoàn thiện các thủ tục theo quy trình sau:
Bước 1. Lập biên bản tiếp nhận có chữ ký của cá nhân hoặc đại diện cơ quan, đơn vị phát hiện ra đối tượng (nếu có), chính quyền (hoặc công an) cấp xã, đại diện cơ sở trợ giúp xã hội. Đối với đối tượng là nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân bị xâm hại tình dục, nạn nhân bị buôn bán và nạn nhân bị cưỡng bức lao động, biên bản tiếp nhận có chữ ký của đối tượng (nếu có thể);
Bước 2. Đánh giá về mức độ tổn thương, khả năng phục hồi và nhu cầu trợ giúp của đối tượng để có kế hoạch trợ giúp đối tượng;
Bước 3. Bảo đảm an toàn và chữa trị những tổn thương về thân thể hoặc tinh thần cho đối tượng kịp thời; đối với trẻ em bị bỏ rơi, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời hạn 25 ngày làm việc;
Bước 4. Quyết định trợ giúp đối tượng tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc chuyển đối tượng về gia đình, cộng đồng;
Bước 5. Hoàn thành các thủ tục, hồ sơ của đối tượng theo quy định, Trường hợp là trẻ em bị bỏ rơi, cơ sở thực hiện các thủ tục khai sinh cho trẻ theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
b)  Các thủ tục, hồ sơ phải hoàn thiện trong 10 ngày làm việc, kể từ khi tiếp nhận đối tượng, trường hợp kéo dài quá 10 ngày làm việc, phải do cơ quan quản lý cấp trên xem xét quyết định.
3. Thủ tục quyết định tiếp nhận đối với đối tượng tự nguyện thực hiện theo quy định sau đây:
Đối tượng tự nguyện ký hợp đồng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội với người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội và nộp bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác.
Điều 29. Lập hồ sơ quản lý đối tượng tại cơ sở trợ giúp xã hội
Cơ sở trợ giúp xã hội phải tiến hành lập và quản lý hồ sơ cá nhân của từng đối tượng. Hồ sơ của đối tượng gồm có:
1. Hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội quy định tại Điều 27 Nghị định này.
2. Kế hoạch trợ giúp xã hội và các tài liệu liên quan.
3. Quyết định dừng trợ giúp xã hội hoặc thanh lý hợp đồng dịch vụ trợ giúp xã hội.
4. Các văn bản có liên quan đến đối tượng.
Điều 30. Thẩm quyền, điều kiện, thủ tục dừng trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội
1. Thẩm quyền dừng trợ giúp xã hội: Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội quyết định dừng trợ giúp xã hội đối với đối tượng. Đối với cơ sở trợ giúp xã hội do cấp huyện quản lý thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định dừng trợ giúp xã hội đối với đối tượng.
2. Điều kiện dừng trợ giúp xã hội:
a)  Kết thúc quản lý trường hợp theo quyết định của người đứng đầu cơ sở;
b) Người giám hộ, gia đình hoặc gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng có đơn đề nghị theo Mẫu số 09 ban hành kèm theo Nghị định này;
c)  Đối tượng được nhận làm con nuôi theo quy định của pháp luật con nuôi;
d)  Đối tượng đủ 16 tuổi. Trường hợp từ 16 tuổi trở lên đang học các cấp học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học thì tiếp tục được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở cho đến khi tốt nghiệp văn bằng thứ nhất nhưng không quá 22 tuổi;
đ) Cơ sở trợ giúp xã hội không có khả năng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội phù hợp cho đối tượng;
e) Đối tượng không liên hệ trong vòng 1 tháng;
g) Đối tượng đề nghị dừng hoạt động trợ giúp xã hội;
h) Đối tượng chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật;
i)  Kết thúc hợp đồng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội;
k) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Thủ tục dừng trợ giúp xã hội:
a) Đối tượng sử dụng dịch vụ hoặc người giám hộ, thân nhân hoặc gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc cha mẹ nuôi quy định tại điểm b, c, d, g khoản 2 Điều này có đơn đề nghị theo Mẫu số 09 ban hành kèm theo Nghị định này gửi người đứng đầu cơ sở dừng trợ giúp xã hội (nếu có);
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đơn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định dừng trợ giúp xã hội đối với đối tượng thuộc quyền quản lý; người đứng đầu cơ sở quyết định dừng trợ giúp xã hội;
c)  Lập biên bản bàn giao đối tượng về gia đình, cộng đồng có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc thanh lý hợp đồng dịch vụ trợ giúp xã hội.
Chương VI
KINH PHÍ THỰC HIỆN
Điều 31. Kinh phí thực hiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên
1. Kinh phí thực hiện chế độ chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên, hỗ trợ nhận chăm sóc tại cộng đồng và kinh phí thực hiện chi trả chính sách; tuyên truyền, xét duyệt đối tượng; ứng dụng công nghệ thông tin; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ và kiểm tra giám sát được thực hiện theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Kinh phí bảo đảm để chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 24 Nghị định này thực hiện theo quy định sau đây:
Đối với cơ sở trợ giúp xã hội thuộc cấp nào thì do ngân sách cấp đó bảo đảm trong dự toán chi bảo đảm xã hội.
3. Kinh phí chi hoạt động thường xuyên, đầu tư xây dựng cơ bản và các chi phí khác của cơ sở trợ giúp xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật. Cơ sở trợ giúp xã hội được tiếp nhận, sử dụng và quản lý các nguồn kinh phí và hiện vật do các tổ chức, cá nhân đóng góp và giúp đỡ từ thiện; bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng và thanh quyết toán theo quy định của pháp luật.
4. Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành các khoản 1 và 2 Điều này.
Điều 32. Kinh phí thực hiện trợ giúp khẩn cấp
1. Kinh phí thực hiện trợ giúp khẩn cấp bao gồm:
a) Ngân sách địa phương tự cân đối theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
b) Trợ giúp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ trực tiếp cho địa phương hoặc thông qua cơ quan, tổ chức.
2. Trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng gây thiệt hại nặng và các nguồn kinh phí quy định tại khoản 1 Điều này không đủ để thực hiện trợ giúp khẩn cấp thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia và Bộ Tài chính để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hỗ trợ hàng hóa từ nguồn dự trữ quốc gia theo quy định.
Điều 33. Quản lý kinh phí trợ giúp xã hội
Việc lập dự toán, phân bổ, chấp hành và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Chương VII
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 34. Thực hiện chi trả chính sách trợ giúp xã hội hàng tháng và hỗ trợ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng
1. Chế độ, chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên và hỗ trợ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng phải được chi trả kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng.
2. Việc lựa chọn tổ chức dịch vụ chi trả chính sách trợ giúp xã hội được thực hiện theo quy định của pháp luật. Tổ chức thực hiện chi trả bảo đảm yêu cầu có kinh nghiệm, có mạng lưới điểm giao dịch tại xã, phường, thị trấn, có thể đảm nhiệm việc chi trả tại nhà cho một số đối tượng đặc thù, bảo đảm kịp thời và an toàn trong việc chi trả.
3. Việc chi trả thông qua tổ chức dịch vụ chi trả được lập thành hợp đồng giữa cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tùy theo phân cấp của từng địa phương) và tổ chức dịch vụ chi trả, trong đó phải ghi rõ phạm vi, đối tượng chi trả, phương thức chi trả (gồm phương thức chi trả qua tài khoản ngân hàng, tài khoản thanh toán điện tử do pháp luật quy định hoặc chi trả trực tiếp bằng tiền mặt), phương thức chuyển tiền và thời hạn chuyển tiền, thời hạn chi trả đến người thụ hưởng, mức chi phí chi trả theo thực tế, thời hạn thanh quyết toán, quyền và trách nhiệm của các bên, thoả thuận khác có liên quan đến việc chi trả.
4. Trước ngày 25 hàng tháng, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ danh sách đối tượng thụ hưởng (bao gồm đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng tăng, giảm; đối tượng hưởng trợ cấp một lần); số kinh phí chi trả tháng sau (bao gồm cả tiền truy lĩnh và mai táng phí của đối tượng); số kinh phí còn lại chưa chi trả các tháng trước (nếu có) thực hiện rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước và chuyển vào tài khoản tiền gửi của tổ chức dịch vụ chi trả; đồng thời chuyển danh sách chi trả để tổ chức dịch vụ chi trả cho đối tượng thụ hưởng tháng sau. Trong thời gian chi trả, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm cử người giám sát việc chi trả của tổ chức thực hiện chi trả.
5. Hàng tháng, tổ chức dịch vụ chi trả tổng hợp, báo cáo danh sách đối tượng đã nhận tiền, số tiền đã chi trả; danh sách đối tượng chưa nhận tiền để chuyển chi trả vào tháng sau, số kinh phí còn lại chưa chi trả và chuyển chứng từ (danh sách đã ký nhận và chứng từ chuyển khoản ngân hàng) cho cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 20 hàng tháng. Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp quyết toán kinh phí chi trả theo quy định.
Điều 35. Trách nhiệm của các bộ, ngành
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
a)  Hướng dẫn thực hiện Nghị định này theo quy định;
b)  Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội;
c)  Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết chính sách trợ giúp xã hội và quản lý đối tượng;
d)  Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thực hiện chính sách trợ giúp xã hội;
đ) Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định tại Nghị định này.
2. Bộ Tài chính có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành có liên quan thẩm định, trình cấp có thẩm quyền trợ giúp khẩn cấp từ nguồn dự trữ quốc gia cho các bộ, ngành, địa phương theo quy định tại Luật Dự trữ quốc gia và Luật Ngân sách nhà nước;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành có liên quan kiểm tra việc xuất cấp, sử dụng hàng dự trữ quốc gia và sử dụng kinh phí thực hiện chính sách theo quy định.
3. Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương quản lý hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm:
a) Rà soát, kiểm tra, tổng hợp số lượng, giá trị, mặt hàng dự trữ quốc gia cần cứu trợ, hỗ trợ báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
b) Báo cáo kết quả xuất cấp, sử dụng hàng dự trữ quốc gia gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
4. Các bộ, ngành có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn, triển khai thực hiện Nghị định này.
Điều 36. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Tổ chức thực hiện chế độ, chính sách trợ giúp xã hội cho đối tượng quy định tại Nghị định này. Giao cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho đối tượng theo Mẫu số 10a, 10b, 10c, 10d ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bố trí kinh phí bảo đảm thực hiện chế độ, chính sách theo quy định tại Nghị định này.
3. Quyết định phương thức chi trả chính sách trợ giúp xã hội phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
4. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội ở địa phương.
Chương VIII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 37. Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối tượng đang hưởng chế độ chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội thì được chuyển sang mức và hệ số tương ứng quy định tại Nghị định này kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thủ tục chuyển mức và hệ số tương ứng quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 38. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2021.
2. Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; Điều 17 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; các điều từ Điều 40 đến Điều 43 Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ quy định về việc thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội; các điều từ Điều 15 đến Điều 23 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
Điều 39. Trách nhiệm thi hành Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán nhà nước;

- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;

- Ngân hàng Chính sách xã hội;

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

- Lưu: VT, KGVX (2b).

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

 

Nguyễn Xuân Phúc

Phụ lục

(Kèm theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ)

_____________________

 

Mẫu số 1a

Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội (Áp dụng đối với đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 7 Điều 5 Nghị định số...)

Mẫu số 1b

Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội (Áp dụng đối với đối tượng quy định tại khoản 3 và khoản 8 Điều 5 Nghị định số ....)

Mẫu số 1c

Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội (Áp dụng đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định số....)

Mẫu số 1d

Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội (Áp dụng đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định số ....)

Mẫu số 1đ

Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội (Áp dụng đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định số.....)

Mẫu số 2a

Tờ khai hộ gia đình có người khuyết tật

Mẫu số 2b

Tờ khai nhận chăm sóc, nuôi dưỡng

Mẫu số 03

Tờ khai đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng

Mẫu số 04

Tờ khai đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng (Áp dụng đối với đối tượng quy định tại Điều 5, khoản 1 Điều 14 Nghị định số....)

Mẫu số 5a

Danh sách hộ gia đình và số người trong hộ gia đình thiếu đói, nhu yếu phẩm

Mẫu số 5b

Danh sách hộ gia đình và số người trong hộ gia đình thiếu đói, nhu yếu phẩm

Mẫu số 06

Tờ khai đề nghị hỗ trợ về nhà ở (Áp dụng đối với đối tượng quy định tại Điều 15 Nghị định số....)

Mẫu số 07

Tờ khai đề nghị tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội

Mẫu số 08

Hợp đồng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội

Mẫu số 09

Đơn đề nghị dừng trợ giúp xã hội

Mẫu số 10a

Số liệu kết quả thực hiện trợ giúp xã hội thường xuyên

Mẫu số 10b

Số liệu thực hiện trợ giúp xã hội đột xuất

Mẫu số 10c

Số liệu kết quả thực hiện chính sách đối với người cao tuổi

Mẫu số 10d

Số liệu kết quả thực hiện chính sách đối với người khuyết tật

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 1a

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________

TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ TRỢ GIÚP XÃ HỘI

(Áp dụng đối với đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 7 Điều 5 Nghị định số...)

_________________

THÔNG TIN CỦA ĐỐI TƯỢNG

 

1. Họ và tên (Viết chữ in hoa):..........................................................................................

Ngày/tháng/năm sinh: ... I ... I .... Giới tính:........................................ Dân tộc:...................

Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số................................... Cấp ngày .../ ... / ....

Nơi cấp:.....

2. Hộ khẩu thường trú:.....................................................................................................

Hiện đang ở với ai và địa chỉ nơi ở?..................................................................................

3. Tình trạng đi học

Chưa đi học (Lý do:...................................................................................................... )

Đã nghỉ học (Lý do:....................................................................................................... )

Đang đi học (Ghi cụ thể):............................................................................................. )

4. Có thẻ BHYT không? □ Không □ Có

5. Đang hưởng chế độ nào sau đây:

Trợ cấp BHXH hàng tháng:..................... đồng. Hưởng từ tháng................. /....................

Trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng:................ đồng. Hưởng từ tháng.................... /............

Trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng:...................... đồng. Hưởng từ tháng.../...

Trợ cấp, phụ cấp hàng tháng khác:..................... đồng. Hưởng từ tháng .../.......................

6. Thuộc hộ nghèo, cận nghèo không? □ Không □ Có

7. Có khuyết tật không? □ Không □ Có

- Giấy xác nhận khuyết tật số.................. Ngày cấp:.................. Nơi cấp...........................

- Dạng tật:.......................................................................................................................

- Mức độ khuyết tật:.........................................................................................................

8. Thông tin về cha hoặc mẹ của đối tượng ...................  có đang hưởng chế độ nào sau đây:

Trợ cấp BHXH hàng tháng:........................... đồng. Hưởng từ tháng ... /............................

Trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng:.................. đồng. Hưởng từ tháng .../.............................

Trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng:.... đồng. Hưởng từ tháng..../................................

Trợ cấp, phụ cấp hàng tháng khác:........................ đồng.   Hưởng từ tháng.............. /..........

9. Thông tin về cha của đối tượng.......................................................................................

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thực, nếu có điều gì khai không đúng, tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.

 

Thông tin người khai thay

 

Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số:.

Ngày cấp:................................

Nơi cấp:...................................

Mối quan hệ với đối tượng:............................................................

Địa chỉ: ………………………

Ngày .... tháng .... năm ...

NGƯỜI KHAI

(Ký, ghi rõ họ tên. Trường hợp khai thay phải ghi đầy đủ thông tin người khai thay)

 

 

XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ

 

Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn đã tiếp nhận hồ sơ, đối chiếu các giấy tờ kèm theo và xác nhận thông tin cá nhân nêu trên của ông (bà) .......................... là đúng.

 

CÁN BỘ TIẾP NHẬN HỒ SƠ

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Ngày .... tháng .... năm ...
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

Mẫu số 1b

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ TRỢ GIÚP XÃ HỘI

(Áp dụng đối với đối tượng quy định tại khoản 3 và khoản 8 Điều 5 Nghị định số.....)

________________

THÔNG TIN CỦA ĐỐI TƯỢNG

 

1. Họ và tên (Viết chữ in hoa):....................................................................................

Ngày/tháng/năm sinh: ... /... /.... Giới tính:.................................... Dân. tộc:.....................

Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số ..................................  cấp.... ngày .../ ... / ....

Nơi cấp:...

2. Hộ khẩu thường trú:...................................................................................................

Hiện đang ở với ai và địa chỉ nơi ở?................................................................................

3. Tình trạng đi học

Chưa đi học (Lý do:........................................................................................................ )

Đã nghỉ học (Lý do:.................................................................................................... )

Đang đi học (Ghi cụ thể):............................................................................................. )

4. Có thẻ BHYT không? □ Không □ Có

5. Đang hưởng chế độ nào sau đây:

Trợ cấp BHXH hàng tháng:...................... đồng. Hưởng từ tháng.................... /...............

Trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng:................... đồng. Hưởng từ tháng .../.......................

Trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng:.... đồng. Hưởng từ tháng................................ /..

Trợ cấp, phụ cấp hàng tháng khác:..................... đồng. Hưởng từ tháng .../....................

6. Thuộc hộ nghèo không? □ Không □ Có

7. Thời điểm phát hiện nhiễm HIV.......................................................................................

8. Có khuyết tật không? □ Không □ Có

- Giấy xác nhận khuyết tật số........................... Ngày cấp........................... :... Nơi cấp ....

- Dạng tật: ........................................................................................................................

- Mức độ khuyết tật:.......................................................................................................

9. Khả năng tham gia lao động (Ghi cụ thể).....................................................................

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thực, nếu có điều gì khai không đúng, tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.

 

Thông tin người khai thay

 

Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số:.

Ngày cấp:................................

Nơi cấp:...................................

Mối quan hệ với đối tượng:............................................................

Địa chỉ: ………………………

Ngày .... tháng .... năm ...

NGƯỜI KHAI

(Ký, ghi rõ họ tên. Trường hợp khai thay phải ghi đầy đủ thông tin người khai thay)

 

 

XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ

 

Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn đã tiếp nhận hồ sơ, đối chiếu các giấy tờ kèm theo và xác nhận thông tin cá nhân nêu trên của ông (bà) .......................... là đúng.

 

CÁN BỘ TIẾP NHẬN HỒ SƠ

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Ngày .... tháng .... năm ...
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

Mẫu số 1c

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ TRỢ GIÚP XÃ HỘI

(Áp dụng đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định số....)

_______________

THÔNG TIN CỦA ĐỐI TƯỢNG

 

1. Họ và tên (Viết chữ in hoa):...........................................................................................

Ngày/tháng/năm sinh: ... I ... I .... Giới tính:........................................ Dân tộc:....................

Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số ....................................  cấp  ngày .../ ... / ....

Nơi cấp:.

2. Hộ khẩu thường trú:......................................................................................................

Hiện đang ở với ai và địa chỉ nơi ở?...................................................................................

3. Có thẻ BHYT không? □ Không □ Có

4. Thuộc hộ nghèo, cận nghèo không? □ Không □ Có

5. Tình trạng hôn nhân? (Ghi rõ: Không có chồng/vợ; có chồng/vợ đã chết hoặc mất tích theo quy định)…………………..

6. Số con đang nuôi........................... người.... Trong đó dưới 16 tuổi..................... người; từ 16 đến 22 tuổi đang học phổ thông, học nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học ... người.

7. Thông tin về con thứ nhất (Ghi cụ thể họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi ở, tình trạng đi học, chế độ chính sách đang hưởng)    

8. Thông tin con thứ hai trở đi (Khai đầy đủ thông tin như con thứ nhất)...

……………………………..

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thực, nếu có điều gì khai không đúng, tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.

 

Thông tin người khai thay

 

Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số:.

Ngày cấp:................................

Nơi cấp:...................................

Mối quan hệ với đối tượng:............................................................

Địa chỉ: ………………………

Ngày .... tháng .... năm ...

NGƯỜI KHAI

(Ký, ghi rõ họ tên. Trường hợp khai thay phải ghi đầy đủ thông tin người khai thay)

 

 

XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ

 

Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn đã tiếp nhận hồ sơ, đối chiếu các giấy tờ kèm theo và xác nhận thông tin cá nhân nêu trên của ông (bà) .......................... là đúng.

 

CÁN BỘ TIẾP NHẬN HỒ SƠ

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Ngày .... tháng .... năm ...
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

Mẫu số 1d

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

__________________________

TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ TRỢ GIÚP XÃ HỘI

(Áp dụng đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định số ....)

_____________

THÔNG TIN CỦA ĐỐI TƯỢNG

 

1. Họ và tên (Viết chữ in hoa)...........................................................................................

Ngày/tháng/năm sinh: .../... / .... Giới tính: .......................................... Dân tộc:.................

Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số ..................................  Cấp   ngày .../ ... / ....

Nơi cấp:...

2. Hộ khẩu thường trú:....................................................................................................

Hiện đang ở với ai và địa chỉ nơi ở?.................................................................................

3. Có thẻ BHYT không? □ Không □ Có

4. Đang hưởng chế độ nào sau đây:

Lương hưu/Trợ cấp BHXH hàng tháng: ...đồng. Hưởng từ tháng............................... /...

Trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng:...................... đồng. Hưởng từ tháng................... / ....

Trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng:...................... đồng. Hưởng từ tháng../...............

Trợ cấp, phụ cấp hàng tháng khác:............... đồng. Hưởng từ tháng..................... /...........

5. Thuộc hộ nghèo, cận nghèo không? □ Không □ Có

6. Có khuyết tật không? □ Không □ Có

- Giấy xác nhận khuyết tật số........................ Ngày cấp:......... Nơi cấp:............................

- Dạng tật:......................................................................................................................

- Mức độ khuyết tật:........................................................................................................

7. Tình trạng hôn nhân? (Ghi rõ: Không có chồng/vợ; có chồng/vợ đã chết hoặc mất tích theo quy định)……

8. Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng (Nếu có, ghi cụ thể họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi ở, việc làm, thu nhập): ..............................

9. Quá trình hoạt động của bản thân (Không bắt buộc):........................................................

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thực, nếu có điều gì khai không đúng, tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.

 

Thông tin người khai thay

 

Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số:.

Ngày cấp:................................

Nơi cấp:...................................

Mối quan hệ với đối tượng:............................................................

Địa chỉ: ………………………

Ngày .... tháng .... năm ...

NGƯỜI KHAI

(Ký, ghi rõ họ tên. Trường hợp khai thay phải ghi đầy đủ thông tin người khai thay)

 

 

XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ

 

Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn đã tiếp nhận hồ sơ, đối chiếu các giấy tờ kèm theo và xác nhận thông tin cá nhân nêu trên của ông (bà) .......................... là đúng.

 

CÁN BỘ TIẾP NHẬN HỒ SƠ

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Ngày .... tháng .... năm ...
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 1đ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________

TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ TRỢ GIÚP XÃ HỘI

(Áp dụng đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định số .....)

___________

THÔNG TIN CỦA ĐỐI TƯỢNG

 

1. Họ và tên (Viết chữ in hoa):..........................................................................................

Ngày/tháng/năm sinh: ... I... I.... Giới tính:.......................................... Dân tộc:..................

Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số.................................. cấp ngày .../ ... / ....

Nơi cấp:.....

2. Hộ khẩu thường trú:.....................................................................................................

Hiện đang ở với ai và địa chỉ nơi ở?..................................................................................

3. Tình trạng đi học

Chưa đi học (Lý do:..................................................................................................... )

Đã nghỉ học (Lý do:...................................................................................................... )

Đang đi học (Ghi cụ thể):............................................................................................. )

4. Có thẻ BHYT không? □ Không □ Có

5. Đang hưởng chế độ nào sau đây:

Lương hưu/Trợ cấp BHXH hàng tháng: ...đồng. Hưởng từ tháng .../...................................

Trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng: ....đồng. Hưởng từ tháng................................ /............

Trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng:.... đồng. Hưởng từ tháng..../.............................

Trợ cấp, phụ cấp hàng tháng khác:............... đồng. Hưởng từ tháng.................... /............

6. Thuộc hộ nghèo không? □ Không □ Có

7. Giấy xác nhận khuyết tật số................................ Ngày   cấp......... : Nơi cấp..................

- Dạng tật:.......................................................................................................................

- Mức độ khuyết tật:.........................................................................................................

8. Có tham gia làm việc không? □ Không □ Có

a) Nếu có thì đang làm gì................................ thu nhập hàng tháng....................... đồng

b) Nếu không thì ghi lý do:................................................................................................

9. Tình trạng hôn nhân :...................................................................................................

10. Số con (Nếu có):... người. Trong đó, dưới 36 tháng tuổi:....................................... người.

11. Khả năng tự phục vụ?..................................................................................................

12. Cá nhân/hộ gia đình đang trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng:...........................................

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thực, nếu có điều gì khai không đúng, tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.

 

Thông tin người khai thay

 

Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số:.

Ngày cấp:................................

Nơi cấp:...................................

Mối quan hệ với đối tượng:............................................................

Địa chỉ: ………………………

Ngày .... tháng .... năm ...

NGƯỜI KHAI

(Ký, ghi rõ họ tên. Trường hợp khai thay phải ghi đầy đủ thông tin người khai thay)

 

 

XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ

 

Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn đã tiếp nhận hồ sơ, đối chiếu các giấy tờ kèm theo và xác nhận thông tin cá nhân nêu trên của ông (bà) .......................... là đúng.

 

CÁN BỘ TIẾP NHẬN HỒ SƠ

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Ngày .... tháng .... năm ...
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

Mẫu số 2a

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

TỜ KHAI HỘ GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI KHUYẾT TẬT

 

1. Họ và tên chủ hộ (Viết chữ in hoa):................................................................................

Ngày/tháng/năm sinh: ... /... /.... Giới tính:........................... Dân tộc:..................................

Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số ................................ cấp ngày .../ ... / ....

Nơi cấp:.....

2. Hộ khẩu thường trú của hộ:..............................................................................................

Nơi ở hiện nay của hộ (Ghi rõ địa chỉ)...................................................................................

3. Số người trong hộ: ............... người (Trong đó người khuyết tật ......................... người).

Cụ thể:

- Khuyết tật đặc biệt nặng ... người (Đang sống tại hộ............................ người)

- Khuyết tật nặng................ người (Đang sống tại hộ .... người)

- Khuyết tật nhẹ........................... người    (Đang sống tại hộ................. người)

4. Hộ có thuộc diện nghèo không? □ Không □ Có

5. Nhà ở (Ghi cụ thể loại nhà ở kiên cố, bán kiên cố, nhà tạm):...........................................

Có ai trong hộ đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội không? (Nếu có ghi cụ thể họ tên, lý do, thời gian hưởng):

………………………..

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thực, nếu có điều gì khai không đúng tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.

 

Thông tin người khai thay

 

Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số:.

Ngày cấp:................................

Nơi cấp:...................................

Mối quan hệ với đối tượng:............................................................

Địa chỉ: ………………………

Ngày .... tháng .... năm ...

NGƯỜI KHAI

(Ký, ghi rõ họ tên. Trường hợp khai thay phải ghi đầy đủ thông tin người khai thay)

 

 

XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ

 

Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn đã tiếp nhận hồ sơ, đối chiếu các giấy tờ kèm theo và xác nhận thông tin cá nhân nêu trên của ông (bà) .......................... là đúng.

 

CÁN BỘ TIẾP NHẬN HỒ SƠ

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Ngày .... tháng .... năm ...
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Mẫu số 2b

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

TỜ KHAI NHẬN CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

 

1. Thông tin về hộ

a) Họ và tên (Viết chữ in hoa):........................................................................................

Ngày/tháng/năm sinh: .../ ... / .... Giới tính:......................... Dân tộc:................................

Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số.......................... Cấp ngày .../ ... / ....

Nơi cấp:..........................................................................

b) Nơi đăng ký thường trú của hộ:..................................................................................

Nơi ở hiện nay của hộ (Ghi rõ địa chỉ).............................................................................

c) Có thuộc hộ nghèo không? □ Có □ Không

d) Nhà ở (Ghi cụ thể loại nhà ở kiên cố, bán kiên cố, nhà tạm; thuộc sở hữu của hộ, nhà thuê, ở nhờ): ............................

đ) Thu nhập của hộ trong 12 tháng qua:..........................................................................

2. Thông tin về người đứng ra nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng

a) Họ và tên (Viết chữ in hoa):........................................................................................

Ngày/tháng/năm sinh: ... I... / ... Giới tính: .... Dân tộc:.....................................................

Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số..................... Cấp ngày.../.../...Nơi cấp:................

Nơi ở hiện nay:..................................................................................................................

b) Kinh nghiệm, kỹ năng chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng (Ghi cụ thể): .......

c) Có khuyết tật không?

Không

Giấy xác nhận khuyết tật số..................... Ngày cấp:................ Nơi cấp:............................

- Dạng tật:.........................................................................................................................

- Mức độ khuyết tật:.......................................................................................................

d) Tình trạng hôn nhân:..................................................................................................

đ) Có mắc bệnh mạn tính không? □ Không □ Có (Ghi bệnh.............................................. )

e) Có bị kết án tù, xử phạt vi phạm hành chính (Nếu có ghi cụ thể hình thức, thời gian):   

3. Thông tin về vợ hoặc chồng của người đứng ra nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng

a) Họ và tên (Viết chữ in hoa):..........................................................................................

Ngày/tháng/năm sinh: ... I... I... Giới tính:............................ Dân tộc:.............................

Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số ... cấp ngày .../ ... / ... Nơi cấp:...

Nơi ở hiện nay:................................................................................................................

b) Kinh nghiệm, kỹ năng chăm sóc nuôi dưỡng đối tượng (Ghi cụ thể):...............................

c) Có khuyết tật không?

Không

Giấy xác nhận khuyết tật số........................ Ngày cấp:................ Nơi cấp:........................

- Dạng tật:.......................................................................................................................

- Mức độ khuyết tật:.........................................................................................................

d) Có mắc bệnh mạn tính không? □ Không □ Có

(Ghi bệnh........................................................................................................................ )

đ) Có bị kết án tù, xử phạt vi phạm hành chính (Nếu có ghi cụ thể hình thức, thời gian):.......

Tôi đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn ...... xem xét, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh cho phép gia đình và tôi được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng ông/bà/cháu  ........... (hồ sơ người được nhận chăm sóc nuôi dưỡng kèm theo)

Tôi xin cam đoan sẽ chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng theo đúng quy định.

 

Ý KIẾN CỦA NGƯỜI GIÁM HỘ HOẶC ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC NHẬN CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Ngày ... tháng ... năm ...

NGƯỜI KHAI

(Ký, ghi rõ họ tên )

 

 

XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ

 

Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn đã tiếp nhận hồ sơ, đối chiếu các giấy tờ kèm theo và xác nhận thông tin cá nhân nêu trên của ông (bà) ...... là đúng.

 

CÁN BỘ TIẾP NHẬN HỒ SƠ

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Ngày .... tháng .... năm ...
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

Mẫu số 03

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

TỜ KHAI ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC NHẬN CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

 

1. Họ và tên (Viết chữ in hoa):..........................................................................................

Ngày/tháng/năm sinh: ...... Giới tính: ..... Dân tộc:....................

Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số..................................... Cấp... ngày .../ ... / ....

Nơi cấp:..

2. Hộ khẩu thường trú:.....................................................................................................

Hiện đang ở với ai và địa chỉ nơi ở?..................................................................................

3. Tình trạng đi học

Chưa đi học (Lý do:...................................................................................................... )

Đã nghỉ học (Lý do:....................................................................................................... )

Đang đi học (Ghi cụ thể):............................................................................................. )

4. Có thẻ BHYT không? □ Không □ Có

5. Đang hưởng chế độ nào sau đây:

Lương hưu/Trợ cấp BHXH hàng tháng: ...đồng. Hưởng từ tháng ... /..................................

Trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng:................. đồng. Hưởng từ tháng..................... /.........

Trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng:....................... đồng. Hưởng từ tháng.../...

Trợ cấp, phụ cấp hàng tháng khác:......................... đồng.   Hưởng từ tháng .../.................

6. Thuộc hộ nghèo không? □ Không □ Có

7. Giấy xác nhận khuyết tật số.................. Ngày cấp: .... Nơi cấp......................................

- Dạng tật:.......................................................................................................................

- Mức độ khuyết tật:.........................................................................................................

8. Có tham gia làm việc không? □ Không □ Có

a) Nếu có thì đang làm gì.......................... , thu nhập hàng tháng........................... đồng

b) Nếu không thì ghi lý do:................................................................................................

9. Tình trạng hôn nhân:......................................................................................................

10. Khả năng tự phục vụ?..................................................................................................

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thực, nếu có điều gì khai không đúng, tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.

 

Thông tin người khai thay

 

Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số:.

Ngày cấp:................................

Nơi cấp:...................................

Mối quan hệ với đối tượng:............................................................

Địa chỉ: ………………………

Ngày .... tháng .... năm ...

NGƯỜI KHAI

(Ký, ghi rõ họ tên. Trường hợp khai thay phải ghi đầy đủ thông tin người khai thay)

 

 

XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ

 

Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn đã tiếp nhận hồ sơ, đối chiếu các giấy tờ kèm theo và xác nhận thông tin cá nhân nêu trên của ông (bà) .......................... là đúng.

 

CÁN BỘ TIẾP NHẬN HỒ SƠ

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Ngày .... tháng .... năm ...
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

Mẫu số 04

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ CHI PHÍ MAI TÁNG
(Áp dụng đối với đối tượng quy định tại Điều 5, khoản 1 Điều 14 Nghị định số....)

______________

 

I. THÔNG TIN NGƯỜI CHẾT ĐƯỢC MAI TÁNG (Nếu có)

1. Họ và tên (Viết chữ in hoa)..................................................................................

Ngày/tháng/năm sinh:............. /...... /......... Giới tính:............. Dân tộc:........................

2. Hộ khẩu thường trú: ...............................................................................................

3. Ngày............... tháng................. năm........................ chết

4. Nguyên nhân chết...................................................................................................

5. Thời gian mai táng..................................................................................................

6. Địa điểm mai táng...................................................................................................

II. THÔNG TIN CƠ QUAN, TỔ CHỨC, HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN ĐỨNG RA MAI TÁNG CHO NGƯỜI CHẾT

1. Trường hợp cơ quan, tổ chức đứng ra mai táng

a) Tên cơ quan, tổ chức:........................................................................................

- Địa chỉ:....................................................................................................................

b) Họ và tên người đại diện cơ quan:......................................................................

- Chức vụ:..................................................................................................................

2. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đứng ra mai táng

a) Họ và tên (Chủ hộ hoặc người đại diện)...............................................................

Ngày/tháng/năm sinh:..................... /.................. /.........

Giấy CMND số:...................... cấp ngày............................... Nơi   cấp.......................

b) Hộ khẩu thường trú:...........................................................................................

Nơi ở:........................................................................................................................

c) Quan hệ với người chết:.....................................................................................

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng, nếu có điều gì khai không đúng tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.

 

 

Ngày....... tháng.....năm...

Người khai

(Ký, ghi rõ họ tên. Nếu cơ quan, tổ chức thì ký,
đóng dấu)

 

XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ

 

Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn đã tiếp nhận hồ sơ, đối chiếu các giấy tờ kèm theo và xác nhận thông tin cá nhân nêu trên của ông (bà) .................... là đúng.

 

CÁN BỘ TIẾP NHẬN HỒ SƠ

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Ngày .... tháng .... năm ...
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Mẫu số 5a

UBND XÃ : .................

THÔN: …………….

__________

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

 

 

 

DANH SÁCH HỘ GIA ĐÌNH VÀ SỐ NGƯỜI TRONG HỘ GIA ĐÌNH THIẾU ĐÓI, NHU YẾU PHẨM

 

Số TT

Tên chủ hộ

 

Địa chỉ

 

Số người trong hộ (người)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

Ngày.....tháng....năm….

TRƯỞNG THÔN

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

Mẫu số 5b

UBND XÃ: ......

________

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

 

 

 

DANH SÁCH HỘ GIA ĐÌNH VÀ SỐ NGƯỜI TRONG HỘ GIA ĐÌNH THIẾU ĐÓI, NHU YẾU PHẨM

 

Số TT

Thôn xóm

Số hộ (hộ)

Số người (người)

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

Ngày....... tháng....năm….

CHỦ TỊCH
(Ký, đóng dấu)

 

Mẫu số 06

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________

TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ VỀ NHÀ Ở

(Áp dụng đối với đối tượng quy định tại Điều 15 Nghị định số.....)

____________

KÊ KHAI CỦA H GIA ĐÌNH

 

1. Họ và tên người đại diện (Kiểu chữ in hoa):.....................................................................

Ngày/tháng/năm sinh:                                 Giới tính:............... Dân tộc:.............................

Giấy CMND số:................................... Cấp... ngày......................... Nơi   cấp.....................

2. Hộ khẩu thường trú của hộ:............................................................................................

3. Số người trong hộ ...người. Trong đó: Người trong độ tuổi lao động ... người

4. Hoàn cảnh gia đình (Ghi cụ thể có thuộc hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn kinh tế hay không)

………………………………………………………. 

5. Tình trạng nhà ở trước khi thiên tai xảy ra (Ghi cụ thể loại nhà, mức độ sử dụng);

…………………………………………

6. Tình trạng thiệt hại về nhà ở (Ghi cụ thể đã đổ sập, trôi, cháy hoàn toàn, phải di rời nhà ở khẩn cấp, hư hỏng nặng):

…………………………………………..

7. Tình trạng nhà ở hiện nay của hộ:

…………………………………………

Tôi xin cam đoan những thông tin trên là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.

 

 

Ngày... tháng.... năm.....

Người khai

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ

 

Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn đã tiếp nhận hồ sơ, đối chiếu các giấy tờ kèm theo và xác nhận thông tin cá nhân nêu trên của ông (bà) ........ là đúng.

 

CÁN BỘ TIẾP NHẬN HỒ SƠ

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Ngày .... tháng .... năm ...

CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

Mẫu số 07

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ TIẾP NHẬN VÀO CƠ SỞ TRỢ GIÚP XÃ HỘI

Kính gửi:

- Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) .....

- Giám đốc cơ sở trợ giúp xã hội......

 

Họ và tên (tên đối tượng hoặc người giám hộ):....................................................................

Ngày/tháng/năm sinh:                                         Giới tính:..................................................

Số định danh cá nhân hoặc số thẻ căn cước công dân hoặc Giấy CMND số .... cấp ngày Nơi cấp:           

Trú quán tại thôn.................................................... xã.. (phường, thị trấn) ....... huyện (quận, thị xã, thành phố).............................................................................. tỉnh ........

Hiện nay, tôi......................................................................................................................

Vậy tôi làm đơn này đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, tiếp nhận hoặc trình cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận (Họ và tên đối tượng):............................................................................................................

Trường hợp người giám hộ viết đơn thì phải khai bổ sung các thông tin sau: Họ và tên đối tượng: Nam/nữ...............................................................................................................

Sinh ngày........................ tháng.......................... năm.........................................................

Số định danh cá nhân hoặc số thẻ căn cước công dân hoặc Giấy CMND số ......................... cấp ngày .../.../... Nơi cấp:..

Trú quán tại thôn......................... xã (phường, thị trấn).......................... huyện (quận, thị xã, thành phố)  tỉnh.............................................................. ) vào chăm sóc, nuôi dưỡng/sử dụng dịch vụ tại cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định.

Tôi xin cam đoan thực hiện đúng nội quy, quy định của cơ sở trợ giúp xã hội.

 

 

       , ngày .... tháng .... năm....
Đối tượng hoặc người giám hộ

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ

 

Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn đã tiếp nhận hồ sơ, đối chiếu các giấy tờ kèm theo và xác nhận thông tin cá nhân nêu trên của ông (bà) ……..là đúng.

 

CÁN BỘ TIẾP NHẬN HỒ SƠ

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Ngày .... tháng .... năm ...

CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 08

TÊN CƠ QUAN CẤP TRÊN

TÊN CƠ SỞ TRỢ GIÚP XÃ HỘI

__________

Số: ..../HĐ-....

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

…., ngày... tháng... năm...

 

 

HỢP ĐỒNG CUNG CẤP DỊCH VỤ TRỢ GIÚP XÃ HỘI
Chăm sóc, trợ giúp đối tượng tại.......................................... (tên cơ sở)

_________________

 

Căn cứ Nghị định Số..../.../NĐ-CP ngày...tháng...năm... của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội;

Hôm nay, ngày....................... tháng........... năm 20..., tại…………. chúng tôi gồm có:

A. Đại diện (Tên cơ sở), Bên A:

1. Ông/bà................................................................................................................. Giám đốc

2. Ông/bà..........................................................................................................................

3. Ông/bà..........................................................................................................................

Địa chỉ:..............................................................................................................................

B. Đại diện cho đối tượng, Bên B:

1. Ông/bà........................................................ là...............................................................

2. Ông/bà........................................................ là...............................................................

Địa chỉ:..............................................................................................................................

Hai bên đã cùng nhau trao đổi thảo luận về việc ký kết hợp đồng chăm sóc, trợ giúp đối tượng với những điều khoản sau:

Điều 1. Trách nhiệm của (Tên cơ sở)................... tiếp nhận chăm sóc, trợ giúp ông/bà/cháu:     

(Có hồ sơ cá nhân, giấy khám sức khỏe, giấy khai sinh kèm theo)

Ông/bà được phân đến ở tại: Phòng............................. nhà............ (hoặc tổ, nhóm.............

Mức sinh hoạt phí................................................................................ đ/ngày   (hoặc tháng)

Điều 2. Trách nhiệm của đối tượng: Trong thời gian sống tại ...... ông/bà phải tuân thủ các nội quy, quy định của cơ sở và tích cực hòa nhập, tham gia các hoạt động chung của cơ sở.

Điều 3. Thời hạn hợp đồng và kinh phí:

1. Thời hạn hợp đồng:

Từ ngày............... tháng .... năm .... đến ngày .... tháng... năm.............................

2. Kinh phí:

Bên B có trách nhiệm đóng kinh phí cho bên A theo thỏa thuận giữa hai bên là đồng/tháng. Thời gian đóng...................................................... /lần, lần thứ nhất được thực hiện ngay sau ký Hợp đồng này (chuyển khoản hoặc tiền mặt).

Hợp đồng này được làm thành 04 bản, bên A giữ 03 bản, bên B giữ 01 bản và có giá trị pháp lý như nhau.

 

ĐẠI DIỆN BÊN B

ĐẠI DIỆN BÊN A

GIÁM ĐỐC CƠ SỞ TGXH

(Ký, đóng dấu)

 

                                                              

 

Mẫu số 09

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

ĐƠN ĐỀ NGHỊ DỪNG TRỢ GIÚP XÃ HỘI

Kính gửi: Giám đốc cơ sở trợ giúp xã hội....

 

Họ và tên (tên đối tượng hoặc người giám hộ):......................................... Nam, nữ.............

Sinh ngày.................................. tháng.............. năm..........................................................

Số định danh cá nhân hoặc số thẻ căn cước công dân hoặc Giấy CMND số.... Cấp ngày …./…./.... Nơi cấp:.....................................................................................................................................................

Trú quán tại thôn........................... xã (phường, thị trấn)........................... huyện (quận, thị xã, thành phố)................................................................. tỉnh....................................................

Tôi làm đơn này đề nghị Giám đốc cơ sở trợ giúp xã hội......................................... xem xét, giải quyết cho ........ (Họ và tên đối tượng)

Đối với người giám hộ viết đơn thì phải khai bổ sung các thông tin sau: Họ và tên đối tượng: Nam,          nữ........................................................................................................................................

Sinh ngày...................................... tháng......................................... năm...........................

Số định danh cá nhân hoặc số thẻ căn cước công dân hoặc Giấy CMND số...... Cấp ngày ..../..../..... Nơi cấp: .........

Trú quán tại thôn........................... xã (phường, thị trấn)........................... huyện (quận, thị xã, thành phố)................................................................. tỉnh.................................................... ) dừng sử dụng dịch vụ trợ giúp xã hội tại cơ sở và được hỗ trợ hòa nhập cộng đồng.

Lý do đề nghị dừng trợ giúp xã hội tại cơ sở:.......................................................................

Trân trọng cảm ơn.

 

 

..., ngày....tháng .... năm.....

Đối tượng hoặc người giám hộ

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

 

Mẫu số 10a

TÊN CƠ QUAN

________

Số: ..../....

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

…., ngày... tháng... năm 20...

 

 

SỐ LIỆU

KẾT QUẢ THỰC HIỆN TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƯỜNG XUYÊN

_______________

 

Số TT

Chỉ tiêu

Tổng số (Người)

Trong đó

Kinh phí (triệu đồng)

Nam (Người)

Nữ (Người)

 

I

TRỢ CẤP XÃ HỘI HÀNG THÁNG

 

 

 

 

1

Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng

 

 

 

 

 

Trong đó: Dưới 4 tuổi

 

 

 

 

2

Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học

 

 

 

 

3

Người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo

 

 

 

 

3.1

Dưới 4 tuổi

 

 

 

 

3.2

Từ 4 đến dưới 16 tuổi

 

 

 

 

3.3

Từ 16 tuổi trở lên

 

 

 

 

4

Người đơn thân nghèo đang nuôi con

 

 

 

 

5

Người cao tuổi

 

 

 

 

5.1

Người cao tuổi nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng

 

 

 

 

5.2

Người từ đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng

 

 

 

 

 

Trong đó: thuộc diện hộ nghèo

 

 

 

 

5.3

Người cao tuổi có người nhận chăm sóc tại cộng đồng.

 

 

 

 

6

Người khuyết tật

 

 

 

 

6.1

Người khuyết tật đặc biệt nặng

 

 

 

 

a)

Dưới 16 tuổi

 

 

 

 

b)

Từ 16 đến 60 tuổi

 

 

 

 

c)

Từ đủ 60 tuổi trở lên

 

 

 

 

6.2

Người khuyết tật nặng

 

 

 

 

a)

Dưới 16 tuổi

 

 

 

 

b)

Từ 16 đến 60 tuổi

 

 

 

 

c)

Từ đủ 60 tuổi trở lên

 

 

 

 

II.

NHẬN NUÔI DƯỠNG CHĂM SÓC TẠI CỘNG ĐỒNG

 

 

 

 

1

Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng

 

 

 

 

 

Trong đó: Dưới 4 tuổi

 

 

 

 

2

Người khuyết tật đặc biệt nặng

 

 

 

 

 

Dưới 16 tuổi

 

 

 

 

 

Từ 16 đến 60 tuổi

 

 

 

 

 

Từ đủ 60 tuổi trở lên

 

 

 

 

3

Người cao tuổi có người nhận chăm sóc tại cộng đồng

 

 

 

 

III

NUÔI DƯỠNG TRONG CƠ SỞ BẢO

TRỢ XÃ HỘI, NHÀ XÃ HỘI

 

 

 

 

1

Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng

 

 

 

 

2

Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học

 

 

 

 

3

Người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo

 

 

 

 

3.1

Dưới 16 tuổi

 

 

 

 

3.2

Từ 16 tuổi trở lên

 

 

 

 

4

Người cao tuổi

 

 

 

 

5

Người khuyết tật đặc biệt nặng

 

 

 

 

5.1

Dưới 16 tuổi

 

 

 

 

5.2

Từ 16 đến đủ 60 tuổi

 

 

 

 

5.3

Từ đủ 60 tuổi trở lên

 

 

 

 

6

Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp

 

 

 

 

IV

HỖ TRỢ CHI PHÍ MAI TÁNG

 

 

 

 

 

 

 

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN/ĐƠN VỊ

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

Mẫu số 10b

TÊN CƠ QUAN

_______

Số: ..../....

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________

…, ngày... tháng... năm...

 

 

SỐ LIỆU THỰC HIỆN TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỘT XUẤT

 

Số TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Số lượng

1

Tình hình thiệt hại

 

 

1.1

Số hộ thiếu đói

Lượt hộ

 

1.2

Số người thiếu đói

Lượt người

 

1.3

Số người chết

Người

 

1.4

Số người mất tích

Người

 

1.5

Người bị thương

Người

 

1.6

Hộ có nhà bị đổ, sập, trôi cháy

Hộ

 

1.7

Hộ có nhà hư hỏng nặng

Hộ

 

1.8

Hộ phải di rời nhà ở

Hộ

 

2

Kết quả hỗ trợ

 

 

2.1

Số hộ được hỗ trợ lương thực

Lượt hộ

 

2.2

Số người được hỗ trợ lương thực

Lượt người

 

2.3

Số người chết được hỗ trợ mai táng

Người

 

2.4

Số người mất tích

Người

 

2.5

Người bị thương

Người

 

2.6

Hộ được hỗ trợ làm nhà ở

Nhà

 

2.7

Hộ được hỗ trợ sửa chữa nhà ở

Nhà

 

2.8

Hộ được hỗ trợ di rời nhà ở

Hộ

 

3

Nguồn lực hỗ trợ

 

 

3.1.

Gạo

Tấn

 

 

Trong đó:

+ Trung ương cấp

Tấn

 

 

+ Địa phương

Tấn

 

 

+ Huy động

Tấn

 

3.2.

Tổng kinh phí

Tỷ đồng

 

 

Trong đó:

+ Ngân sách trung ương cấp

Tỷ đồng

 

 

+ Ngân sách địa phương

Tỷ đồng

 

 

+ Huy động (bao gồm cả hiện vật quy đổi)

Tỷ đồng

 

 

 

 

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN/ĐƠN VỊ

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

Mẫu số 10c

TÊN CƠ QUAN

______

Số: ..../....

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

…, ngày... tháng... năm...

 

 

SỐ LIỆU

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI

 

Số TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Tổng số

Trong đó

Nam

Nữ

1

Tổng số người cao tuổi

Người

 

 

 

2

Số người cao tuổi thuộc hộ nghèo

Người

 

 

 

3

Số người cao tuổi không có người có quyền và nghĩa vụ phụng dưỡng

Người

 

 

 

4

Số người cao tuổi khuyết tật

Người

 

 

 

5

Số người cao tuổi đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội

Người

 

 

 

6

Số người cao tuổi đang hưởng trợ cấp người có công

Người

 

 

 

7

Số người cao tuổi đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng

Người

 

 

 

7.1

Người cao tuổi thuộc hộ gia đình nghèo không có người có quyền, nghĩa vụ phụng dưỡng

Người

 

 

 

7.2

Người từ đủ 80 tuổi không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội

Người

 

 

 

 

Trong đó: thuộc diện hộ nghèo

 

 

 

 

7.3

Người cao tuổi khuyết tật nặng, đặc biệt nặng

Người

 

 

 

7.4

Đối tượng người cao tuổi khác

Người

 

 

 

8

Số người cao tuổi đang được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng

Người

 

 

 

9

Số người cao tuổi đang nuôi dưỡng, chăm sóc trong cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội

Người

 

 

 

10

Số người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế

Người

 

 

 

11

Số người cao tuổi được lập hồ sơ theo dõi sức khỏe

Người

 

 

 

12

Số người cao tuổi được hỗ trợ nhà ở

Người

 

 

 

13

Số cơ sở văn hóa, thể thao giải trí có bán vé, thu phí trên địa bàn

Cơ sở

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

- Số cơ sở văn hóa, thể thao giải trí thực hiện miễn, giảm giá vé, phí cho người cao tuổi

Cơ sở

 

 

 

 

- Số lượt người cao tuổi được miễn giảm vé, phí dịch vụ

Lượt người

 

 

 

14

Số tổ chức cung cấp dịch vụ vận tải thực hiện giảm giá vé, phí dịch vụ cho người cao tuổi

Tổ chức

 

 

 

 

Trong đó: số lượt người cao tuổi được miễn, giảm

Lượt người

 

 

 

15

Số người cao tuổi được chúc thọ, mừng thọ

Người

 

 

 

 

Trong đó: - 100 tuổi

Người

 

 

 

 

- 90 tuổi

Người

 

 

 

 

- Trên 100 tuổi

Người

 

 

 

 

- Tuổi 70, 75, 80, 85, 95

 

 

 

 

16

Số người cao tuổi tham gia Hội người cao tuổi

Người

 

 

 

17

Số người cao tuổi tham gia công tác Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể

Người

 

 

 

18

Số người cao tuổi trên địa bàn tham gia công tác khuyến học, thanh tra nhân dân, hòa giải, tổ an ninh...

Người

 

 

 

19

Số xã, phường, thị trấn (gọi chung xã) có các loại hình câu lạc bộ có người cao tuổi tham gia

 

 

 

20

Tổng số câu lạc bộ có người cao tuổi tham gia trên địa bàn

CLB

 

 

 

 

Trong đó: Câu lạc bộ Liên thế hệ giúp nhau

CLB

 

 

 

21

Số người cao tuổi tham gia các loại hình câu lạc bộ trên địa bàn

Người

 

 

 

 

Trong đó: Câu lạc bộ Liên thế hệ giúp nhau

Người

 

 

 

22

Số cơ sở chăm sóc người cao tuổi

Người

 

 

 

23

Số bệnh viện có khoa lão khoa, hoặc phòng điều trị riêng cho người cao tuổi

Bệnh viện

 

 

 

24

Số xã/phường/thị trấn (gọi chung xã) có Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

- Tổng số tiền của Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi

Triệu đồng

 

 

 

 

- Tổng số tiền huy động trong năm của Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi

Triệu đồng

 

 

 

25

Số cán bộ được tập huấn về công tác người cao tuổi

Lượt người

 

 

 

26

Kinh phí thực hiện chính sách

Triệu đồng

 

 

 

 

Chính sách trợ giúp xã hội

Triệu đồng

 

 

 

 

Chúc thọ mừng thọ

Triệu đồng

 

 

 

 

Các chế độ chính sách khác

Triệu đồng

 

 

 

 

 

 

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN/ĐƠN VỊ

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

Mẫu số 10d

TÊN CƠ QUAN

______

Số: ..../....

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

…, ngày... tháng... năm...

 

 

SỐ LIỆU

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT

_______________________

 

Số TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Tổng số

Trong đó

Nam

Nữ

1

Tổng số người khuyết tật

Người

 

 

 

1.1

Chia theo dạng tật:

 

 

 

 

 

Vận động

Người

 

 

 

 

Nghe nói

Người

 

 

 

 

Nhìn

Người

 

 

 

 

Thần kinh

Người

 

 

 

 

Trí tuệ

Người

 

 

 

 

Khác

Người

 

 

 

1.2

Chia theo mức độ khuyết tật

 

 

 

 

 

Đặc biệt nặng

Người

 

 

 

 

Nặng

Người

 

 

 

 

Nhẹ

Người

 

 

 

2

Số người khuyết tật thuộc hộ nghèo

Người

 

 

 

2.1

Khuyết tật đặc biệt nặng

Người

 

 

 

2.2

Khuyết tật nặng

Người

 

 

 

2.3

Khuyết tật nhẹ

Người

 

 

 

3

Số người cao tuổi khuyết tật

Người

 

 

 

4

Số người khuyết tật đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội

Người

 

 

 

5

Số người khuyết tật đang hưởng trợ cấp người có công

Người

 

 

 

6

Số người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng

Người

 

 

 

6.1

Khuyết tật đặc biệt nặng

Người

 

 

 

 

- Dưới 16 tuổi

Người

 

 

 

 

- Từ 16 - 60 tuổi

Người

 

 

 

 

- Từ đủ 60 tuổi

Người

 

 

 

6.2

Khuyết tật nặng

Người

 

 

 

 

- Dưới 16 tuổi

Người

 

 

 

 

- Từ 16 - 60 tuổi

Người

 

 

 

 

- Từ đủ 60 tuổi

Người

 

 

 

7

Số người khuyết tật đang được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng

Người

 

 

 

8

Số người khuyết tật đang hưởng chính sách nuôi dưỡng, chăm sóc trong cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội

Người

 

 

 

9

Số người khuyết tật trên địa bàn có thẻ bảo hiểm y tế

Người

 

 

 

10

Số người khuyết tật được hỗ trợ dụng cụ chỉnh hình, phục hồi chức năng

Người

 

 

 

 

 

 

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN/ĐƠN VỊ

(Ký tên, đóng dấu)

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT

_______

No. 20/2021/ND-CP

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

________________________

Hanoi, March 15, 2021


 

DECREE
Providing social assistance policies for social protection beneficiaries

_________

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015; the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Organization of the Government and the Law on Organization of Local Administration dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on State Budget dated June 25, 2015;

Pursuant to the Law on the Elderly dated November 23, 2009;

Pursuant to the Law on Persons with Disabilities dated June 17, 2010;

Pursuant to the Law on Children dated April 5, 2016;

Pursuant to the Law on Prevention and Control of Infection with Human Immunodeficiency Virus (HIV/AIDS) dated June 29, 2006;

Pursuant to the Law on Natural Disaster Prevention and Control dated June 19, 2013;

Pursuant to the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Natural Disaster Prevention and Control and the Law on Dykes dated June 17, 2020;

At the proposal of the Minister of Labor, Invalids and Social Affairs;

The Government promulgates the Decree providing social assistance policies for social protection beneficiaries.

 

Chapter I
GENERAL PROVISIONS

 Article 1. Scope of regulation

This Decree provides the policies of regular social assistance in community; admission of subjects for care and nurture in community; emergency social assistance, and care and nurture at social assistance establishments.

Article 2. Interpretation of terms

In this Decree, the following terms are construed as follows:

1. Admission of subjects for care and nurture in community means that the households or individuals receive the social protection subjects with particularly difficult circumstances for care and nurture in their families.

2. Severely injured person means an injured person that requires emergency treatment and treatment at a medical facility for 3 days or more.

3. Household with urgent housing relocation means a household having to relocate their house due to the risk of landslides, floods, natural disasters, catastrophes, fire, or other force majeure events as decided by a competent State agency.

4. A force majeure event means an event that occurs in an objective manner, cannot be foreseen and remedied even though all necessary measures and capabilities have been applied.

5. Severe consequences of natural disasters, fires, traffic accidents or other force majeure events mean the consequences with fatalities or severely injured persons.

6. Persons who have the obligations and rights to take care of the elderly means the spouses or children and grandchildren of the elderly and other persons with the obligation to take care of and support them in accordance with the law provisions on marriages and families.

Article 3. Basic principles of social assistance policies

1. The social assistance policies shall be carried out in a timely, fair, openness and timeliness based on the difficulty and priority level in the family and community where the subjects live.

2. The social assistance regimes and policies shall be changed depending on the economic conditions of the country and minimum living standards of residents from time to time.

3. The State encourages and creates conditions for agencies, organizations, and individuals to nurture, take care of and assist social assistance beneficiaries.

Article 4. Standard social assistance level

1. The standard social assistance level serves as the basis for determining the social allowance and financial support for admission of subjects for care and nurture; allowance for nurture in social assistance establishment and other social assistance levels.

2. The standard social assistance level applied from July 1, 2021 is VND 360,000/month.

Depending on the balancing capacity of the budget, the rate of increase in consumer prices and the living situation of the social protection beneficiaries, the competent authorities shall consider and increase the standard social assistance level to be suitable; ensuring policy correlation with other subjects.

3. Based on local socio-economic conditions, the provincial-level People’s Committees shall advise the People’s Councils of the same level to decide on:

a) The standard social assistance level and the social assistance levels applied in the localities, which must not be lower than the standard social assistance level and the social assistance levels prescribed in this Decree;

b) Other disadvantaged subjects, which are not specified in this Decree, to be entitled to social assistance policies.

 

Chapter II
REGULAR SOCIAL ASSISTANCE IN COMMUNITY

 

 Article 5. Social protection beneficiaries entitled to monthly social allowances

1. Children under 16 years old having no nurture source subject to one of the cases prescribed as follows:

a) Being abandoned and not yet adopted;

b) Being an orphan who has lost both parents;

c) Being an orphan whose mother or father has died, and the remaining parent is missing as prescribed by the law provisions;

d) Being an orphan whose mother or father has died, and the remaining parent is receiving the care and nurture benefits at social protection establishments or social houses;

dd) Being an orphan whose mother or father has died, and the remaining parent is serving prison term in jail or is exercising the decision on handling of administrative violation at reformatories, compulsory educational establishments, and compulsory detoxification establishments;

e) Both parents are missing as prescribed by the law provisions;

g) Both parents are receiving the care and nurture benefits at social protection establishments or social houses,

h) Both parents are serving the prison term in jail or are exercising the decisions on handling of administrative violation at reformatories, compulsory educational establishments, and compulsory detoxification establishments;

i) The mother or father is missing as prescribed by the law provisions and the remaining parent is receiving the care and nurture benefits at the social protection establishments or social houses;

k) The mother or father is missing as prescribed by the law provisions and the remaining parent is serving prison term in jail or is exercising the decision on handling of administrative violation at the reformatories, compulsory educational establishments, and compulsory detoxification establishments;

l) The mother or father is receiving the care and nurture benefits at the social protection establishments or social houses, and the remaining is serving prison term in jail or is exercising the decision on handling of administrative violation at the reformatories, compulsory educational establishments, and compulsory detoxification establishments;

2. Persons specified in Clause 1 of this Article who are enjoying monthly social allowance, but reach full 16 years of age and are studying in high schools, vocational schools, professional secondary schools, colleges, or universities of first degree, shall continue to enjoy social assistance policies until the end of their education, but not more than the age of 22.

3. Children infected with HIV of poor households.

4. Persons belong to poor or near-poor households who are not married; those who are married but the wife or husband has died or is missing as prescribed by the law provisions and they are raising children under 16 years old or children between 16 and 22 years old who are in high schools, vocational schools, professional secondary schools, colleges or universities of first degree as prescribed in Clause 2 of this Article (hereafter referred to as poor and single persons who are raising children)

5. The elderly persons subject to one of the following cases:

a) The elderly persons belong to poor households who do not have any person with obligations and rights to serve them, or have such persons but they are receiving monthly social allowances.

b) The elderly persons from full 75 to 80 years old belong to poor or near-poor households, but not subject to the provisions at Point a of this Clause and living in communes and villages in ethnic minority areas and mountainous areas with special difficulties;

c) The elderly persons from full 80 years old or older not subject to the provisions at Point a of this Clause, who have no monthly pension, social insurance allowance, or social allowance;

d) The elderly persons belong to poor households who do not have any person with obligations and rights to serve them; have no condition to live in community, meet the conditions to be admitted to the social protection establishments or social houses but there are other persons who wish to take care of them in community.

6. Persons with severe disabilities or extremely severe disabilities as prescribed by to the law provisions on persons with disabilities.

7. Children under 3 years old belonging to poor or near-poor households other than those specified in Clauses 1, 3 and 6 of this Article living in communes and villages in ethnic minority areas and mountainous areas with special difficulties.

8. Persons infected with HIV/AIDS belong to poor households without a stable monthly income source such as salary, wages, pension, social insurance allowance, or monthly social allowance.

Article 6. Monthly social allowance rate

1. The subjects specified in Article 5 of this Decree shall be entitled to the monthly social allowance with the standard social assistance level specified in Article 4 of this Decree multiplied by the respective coefficient as follows:

a) For the subjects specified in Clause 1, Article 5 of this Decree:

- Coefficient 2.5 for those under 4 years old;

- Coefficient 1.5 those who are full 4 years old or older.

b) Coefficient 1.5 for the subjects specified in Clause 2, Article 5 of this Decree.

c) For the subjects specified in Clause 3, Article 5 of this Decree:

- Coefficient 2.5 for those under 4 years old;

- Coefficient 2.0 for those from full 4 to under 16 years old;

d) For the subjects specified in Clause 4, Article 5 of this Decree:

Coefficient 1.0 for each child they are raising.

dd) For the subjects specified in Clause 5, Article 5 of this Decree:

- Coefficient 1.5 for those specified at Point a, Clause 5, from full 60 to 80 years old;

- Coefficient 2.0 for those specified at Point a, Clause 5, who are full 80 years old or older;

- Coefficient 1.0 for those specified at Points b and c, Clause 5;

- Coefficient 3.0 for those specified at Point d, Clause 5.

e) For the subjects specified in Clause 6, Article 5 of this Decree:

- Coefficient 2.0 for persons with extremely severe disabilities;

- Coefficient 2.5 for children with extremely severe disabilities or elderly persons with extremely severe disabilities;

- Coefficient 1.5 for persons with severe disabilities;

- Coefficient 2.0 for children with severe disabilities or elderly persons with severe disabilities.

g) Coefficient 1.5 for the subjects specified in Clauses 7 and 8, Article 5 of this Decree.

2. In cases where the subjects are entitled to the rates with different coefficients specified in Clause 1 of this Article, they shall only receive the highest rate. For poor and single persons who are raising children and are the subjects specified in Clauses 5, 6 and 8, Article 5 of this Decree, shall be entitled to the benefits for the subjects specified in Clause 4, Article 5, and Clauses 5, 6 and 8, Article 5 of this Decree.

Article 7. Dossiers for monthly social allowance and monthly care and nurture financial support

1. A dossier of application for monthly social allowance includes:

The subject's declaration made according to Forms 1a, 1b, 1c, 1d, and 1dd issued together with this Decree.

2. A dossier of application for monthly care and nurture financial support includes:

a) A declaration of a household with a person with extremely severe disabilities, made using Form No. 2a issued together with this Decree;

b) A declaration for admitting social protection beneficiaries for care and nurture, made using Form No. 2b issued together with this Decree;

c) A declaration of the subject receiving care and nurture in cases where the subject is not entitled to the monthly social allowance, made using Form No. 03 issued together with this Decree.

Article 8. Procedures for implementation, modification, or stoppage of entitlement to monthly social allowance, monthly financial support for care and nurture

1. The procedures for implementation, modification, or stoppage of entitlement to monthly social allowance or monthly financial support for care and nurture are prescribed as follows:

a) The subject, his/her guardian or the relevant organization or individual shall make a dossier as prescribed in Article 7 of this Decree and send it to the Chairperson of the People’s Committee of the commune, ward, or township where he/she resides (hereinafter referred to as the Chairperson of the commune-level People’s Committee). When submitting the dossier, he/she shall present the following documents for the dossier-receiving officer to compare the information therein with that declared in the declaration:

- The household registration book of the subject or the written certification of the police of the commune, ward, or township; his/her identity card or citizen identification card;

- Birth certificates of children, in case of application for social allowances for children, poor and single persons who are raising children, and persons with disabilities who are raising children;

- A certificate of HIV infection from a competent health agency, if he/she is infected with HIV;

- A certificate of pregnancy from a competent health authority, in case of a disabled person being pregnant;

- A certificate of disability, in case of a person with disabilities.

b) Within 07 working days after fully receiving the dossier, the civil servant in charge of Labor, Invalids and Social Affairs shall review the dossier and submit it the Chairperson of the communal-level People’s Committee to consider and approve the dossier as well as publicize the results at the head office of the communal-level People’s Committee within 02 working days, excluding the information related to the HIV/AIDS status of the subject.

In case of complaint, within 10 working days after receiving the complaint, the Chairperson of the communal-level People’s Committee shall review, conclude, and publicize issues related to the complaint.

c) Within 03 working days after the dossier is approved without any complaint, the Chairperson of the commune-level People’s Committee shall send a written request together with the subject's dossier to the Division of Labor, Invalids and Social Affairs.

d) Within 07 working days after receiving the subject's dossier and the written request of the Chairperson of the commune-level People’s Committee, the Division of Labor, Invalids and Social Affairs shall appraise and submit it to the Chairperson of the People’s Committee of the district, town or provincial city (hereinafter referred to as the Chairperson of the district-level People’s Committee) for decision on monthly social allowance or monthly financial support for care and nurture of the subject. In cases where the subject is not eligible for the benefits, the Division of Labor, Invalids and Social Affairs shall reply in writing and clearly state the reason.

dd) Within 03 working days after receiving the written submission from the Division of Labor, Invalids and Social Affairs, the Chairperson of the district-level People’s Committee shall consider and decide on the monthly social allowance or monthly financial support for care and nurture of the subject.

The period for enjoying monthly social allowances for an elderly person as specified at Points b, Clause 5, Article 5 of this Decree shall be counted from the time when such person reaches full 75 years of age, as specified at Point c, Clause 5, Article 5 of this Decree to the time when he/she reaches full 80 years of age. The period for enjoying monthly social allowances for a person with disabilities shall be counted from the month on which such person is granted the certificate of disability level. The period for enjoying monthly social allowances and monthly care and nurture financial support for other subjects shall be counted from the month on which the Chairperson of the district-level People’s Committee signs the decision on the monthly social allowance.

The period for modification of the monthly social allowance shall be counted from the month on which the subjects are eligible for modification.

2. In cases where a subject entitled to monthly social allowance or monthly care and nurture financial support dies or is ineligible for such social allowance, the Chairperson of the commune-level People’s Committee shall request the Division of Labor, Invalids and Social Affairs to send a report advising the Chairperson of the district-level People’s Committee to decide on the stoppage of his/her entitlement to the monthly social allowance or monthly care and nurture financial support.

The period of stoppage of entitlement to the monthly social allowance or monthly care and nurture financial support shall be counted from the month immediately following the month on which the subject who is enjoying the monthly social allowance dies or is ineligible for such social allowance.

The Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs shall provide specific guidance on cases of stoppage or suspension of entitlement to monthly social allowance or monthly care and nurture financial support.

3. Procedures for paying social allowance and receiving monthly care support when the subject changes his/her place of residence within the same district, town or provincial city shall comply with the following provisions:

a) The subject or his/her guardian shall send a written request to the Chairperson of the commune-level People’s Committee of the new place of residence;

b) Within 03 working days after receiving the written request, the Chairperson of the commune-level People’s Committee shall send a written request to the Division of Labor, Invalids and Social Affairs;

c) Within 03 working days after receiving the written request from the Chairperson of the commune-level People’s Committee, the Division of Labor, Invalids and Social Affairs shall appraise and send the monthly social allowance or monthly care and nurture financial support to the subject at his/her new residential address.

4. Procedures for deciding on monthly social allowance and monthly care financial support when the subject changes his/her place of residence among different districts, towns, or provincial cities inside and outside a province or municipality shall comply with the following provisions:

a) The subject who changes his/her place of residence shall send a written request to the Chairperson of the commune-level People’s Committee where the subject is currently receiving monthly social allowance;

b) The Chairperson of the commune-level People’s Committee where the subject is currently receiving monthly social allowance or monthly care and nurture financial support shall send a written request to the Division of Labor, Invalids and Social Affairs.

The Division of Labor, Invalids and Social Affairs shall request the Chairperson of the district-level People’s Committee to decide on the stoppage of entitlement of social allowance or monthly care and nurture financial support for the subject at his/her current place of residence, then send a document enclosed with the subject's dossier to the Chairperson of the commune-level People’s Committee of the subject's new place of residence;

c) Within 03 working days after receiving the subject's dossier, the Chairperson of the commune-level People’s Committee of the subject's new place of residence shall certify and transfer the subject's dossier to its Division of Labor, Invalids and Social Affairs;

d) Within 05 working days after receiving the subject's dossier, the Division of Labor, Invalids and Social Affairs shall appraise and submit it to the Chairperson of the district-level People’s Committee for decision on monthly social allowance or monthly care and nurture financial support to the subject. The period of enjoyment in the new place of residence shall start immediately after the month stated in the decision on stoppage of entitlement to monthly social allowance or monthly care and nurture financial support issued by the Chairperson of the district-level People’s Committee of the subject’s former place of residence.

Article 9. Issuance of health insurance cards

1. Social protection beneficiaries who are entitled to monthly social allowances shall be granted health insurance cards in accordance with the law provisions on health insurance.

2. In cases where the subjects specified in Clause 1 of this Article are eligible to be issued with many types of health insurance cards, only one health insurance card with the highest health insurance benefits shall be issued.

Article 10. Education, training, and vocational training assistance

The subjects specified in Article 5 of this Decree who are having general education or vocational education or studying at colleges and universities shall be entitled to support policies for education, training and vocational training as prescribed by the law provisions.

Article 11. Support for funeral costs

1. The following subjects, upon their death, are supported with funeral costs:

a) The subjects specified in Article 5 of this Decree who are enjoying monthly social allowances;

b) Children of poor and single persons who are raising children as specified in Clause 4, Article 5 of this Decree;

c) Persons from full 80 years old who are enjoying monthly survivorship allowances from social insurance or other monthly allowances.

2. The funeral cost support to the subjects specified in Clause 1 of this Article is at least 20 times higher than the standard level specified in Clause 2, Article 4 of this Decree. In cases where the subjects specified in Clause 1 of this Article are entitled to funeral cost support specified in many different documents with different rates, they will only be entitled to the highest rate.

3. A dossier of application for funeral cost support includes:

a) A declaration for funeral cost support made by the agency, organization, household, or individual that organizes the funeral for the subject, using Form No. 04 issued together with this Decree;

b) A copy of the subject's death certificate;

b) A copy of the decision or the list on stoppage of entitlement to social insurance benefits or other allowances issued by the competent authority, for the cases specified at Point c, Clause 1 of this Article.

4. Procedures for funeral cost support:

a) An individual, agency or organization which organizes the funeral for the subject shall make a dossier as prescribed in Clause 3 of this Article and send it to the Chairperson of the commune-level People’s Committee;

b) Within 02 working days after receiving the complete, the Chairperson of the commune-level People’s Committee shall send a written request enclosed with the subject's dossier to the Division of Labor, Invalids and Social Affairs;

c) Within 03 working days after receiving the written request from the Chairperson of the commune-level People’s Committee, the Division of Labor, Invalids and Social Affairs shall consider and submit it to the Chairperson of the district-level People’s Committee for decision on supporting costs of the subject’s funeral.

 

Chapter III
EMERGENCY SOCIAL ASSISTANCE

 

 Article 12. Support of food and essential necessities from the state budget

1. Households suffering food insecurity shall be supported with 15 kg of rice/person/month in a period of 01 month for each time of support during the Lunar New Year. Those who are suffering food insecurity due to natural disasters, fires, crop failures, grain shortages or other force majeure events shall be supported with food allocated from local resources and national reserves in a period of no more than 3 months for each time of support.

2. Support of essential necessities:

Those who have difficult circumstances due to natural disasters, fires, epidemics, or other force majeure events, but lose their houses and are unable to meet their own essential needs, shall be considered for support of tents, drinking water, food, blankets, pots and pans, fuel, motorboats, and some other essential items for their immediate and on-spot needs from the mobilized resources or national reserves

3. Procedures for the support shall comply with the following provisions:

a) Heads of villages, hamlets, ethnic minority villages and hamlets, residential clusters, residential groups (hereinafter referred to as village heads) shall make a list of households and the number of persons in each household who are suffering food insecurity or lacking essential necessities in need of support, using Forms No. 5a and No. 5b issued together with this Decree;

b) The village head shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the representatives of relevant organizations in the villages, to consider the cases and the number of persons in the households suffering food insecurity and lacking essential necessities in the list, then complete the list and send it to the Chairperson of the communal-level People’s Committee;

c) Within 02 days after receiving the request of the village head, the chairperson of the commune-level People’s Committee shall consider and decide to provide immediate relief for emergency cases. In case of shortage of resources, a written request for assistance should be sent to the Division of Labor, Invalids and Social Affairs;

d) The Division of Labor, Invalids and Social Affairs shall appraise and submit it to the Chairperson of the district-level People’s Committee for decision on support;

dd) The Chairperson of the district-level People’s Committee shall consider and decide on support. In case of shortage of resources, a written request for assistance shall be sent to the Department of Labor, Invalids and Social Affairs and the Department of Finance;

e) The Department of Labor, Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Department of Finance and relevant departments and sectors in, summarizing and submitting it to the Chairperson of the provincial-level People’s Committee for consideration and decision. In case of shortage of resources, the Chairperson of the provincial People’s Committee shall send a written request to the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs and the Ministry of Finance;

g) The Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries and agencies managing national reserves, in making a summary of the needs for support of localities and reporting it to the Prime Minister; and at the same time send it to the Ministry of Finance for appraisal and submission to the Prime Minister for consideration and decision on using goods in the national reserves to support the localities;

h) Upon receiving support, the Chairpersons of the People’s Committees at all levels shall immediately provide them to the subjects in accordance with regulations;

i) At the end of each support period, the People’s Committees at all levels shall summarize and report the results of support to their upper levels.

Article 13. Support for treatment of severely injured persons

1. Persons severely injured by natural disasters or fires; traffic accidents, severe occupational accident, or other force majeure events at their places of residence shall be considered for support with a minimum level equal to 10 times the standard social assistance level specified in Clause 2, Article 4 of this Decree.

The order of consideration for support shall comply with the provisions of Clause 3, Article 12 of this Decree.

2. In cases where a person who is severely injured outside his/her place of residence as specified in Clause 1 of this Article does not have a relative to take care of him/her, the agency or organization directly providing first aid and treatment for him/her shall send a written request to Chairperson of the People’s Committee of the district-level locality where the patient is given first aid and treatment to decide on the support for him/her based on the level specified in Clause 1 of this Article.

Within 02 days after receiving the written request, the Chairperson of the district-level People’s Committee shall consider and decide on the support.

Article 14. Support for funeral costs

1. Households of persons who are dead or missing due to natural disasters, fires, epidemics; traffic accidents, severe occupational accidents, or other force majeure events shall be considered for funeral cost support with a minimum level equal to 50 times the standard social assistance level specified in Clause 2, Article 4 of this Decree.

2. Agencies, organizations and individuals that organize the funerals for the dead persons specified in Clause 1 of this Article because they have no one to accept the responsibility for organizing their funerals, shall be considered for funeral cost support based on the actual costs, but at least equal to 50 times the standard social assistance level specified in Clause 2, Article 4 of this Decree.

3. Procedures for funeral cost support shall comply with the following provisions:

a) The agency, organization, family or individual directly carrying out the funeral for a subject shall makes and sends a declaration for funeral cost support using Form No. 04 issued together with this Decree, enclosed with the subject’s death notice specified in Clause 1 of this Article or written certification of the commune-level police, for the cases specified in Clause 2 of this Article, to the Chairperson of the commune-level People’s Committee;

b) Within 03 working days after receiving the written request of the Chairperson of the commune-level People’s Committee, the Chairperson of the district-level People’s Committee shall consider and decide on the support. In case of lack of funds, the provisions of Clause 3, Article 12 of this Decree shall prevail.

Article 15. Support for house construction and repair

1. Poor and near-poor households, needy households whose houses have collapsed, swept off, burned down in natural disasters, fires, or other force majeure events, but no longer have places to live shall be considered for housing support with a minimum of VND 40,000,000/household.

2. Households that have to urgently relocate their houses under decisions of competent agencies due to the risk of landslides, floods, natural disasters, fires, or other force majeure events shall be considered to house relocation support with a minimum of VND 30,000,000/household.

3. Poor and near-poor households, needy households, whose houses are so severely damaged due to natural disasters, fires or other force majeure events that cannot be lived in, shall be considered for house repair support with a minimum of VND 20,000,000/household.

4. Procedures for house construction and repair support shall comply with the following provisions:

a) The household made a declaration for housing support, using Form No. 06 issued together with this Decree, and sends it to the Chairperson of the commune-level People’s Committee;

b) The order to consider housing support shall comply with Clause 3, Article 12 of this Decree.

Article 16. Emergency support to children when their parents are dead or missing due to natural disasters, fires, epidemics, or other force majeure events

1. Children whose both parents die or go missing due to natural disasters, fires, epidemics, or other force majeure events and have no relatives to take care of and nurture them shall receive support as prescribed in Clause 2, Article 19 of this Decree.

2. Procedures for child support specified in Clause 1 of this Article shall comply with Clause 1, Article 12 of this Decree.

Article 17. Support for job creation and production development

1. Households whose main employee dies or is missing or households who lose their main means of production due to natural disasters, fires, epidemics, or other force majeure events leading to unemployment shall be considered for job creation and production development support in accordance with the current law provisions.

2. In extremely urgent and severe cases, the support as specified in Articles 12, 13 and 14 of this Decree shall comply with the process and procedures decided by the Chairperson of the commune-level People’s Committee without consideration, ensuring that the support is made to the right subjects at the right norms in a timely, open, and transparent manner.

 

Chapter IV
CARE AND NURTURE IN COMMUNITY

 

 Article 18. Subjects entitled to care and nurture in community

1. Subjects who are entitled to monthly care and nurture in community by households and individuals include:

a) Those specified in Clause 1, Article 5 of this Decree;

b) Those specified at Point d, Clause 5, Article 5 of this Decree;

c) Those specified in Clause 6, Article 5 of this Decree.

2. Subjects in urgent need of protection who are entitled to temporarily care and nurture in community include:

a) Children whose both parents are dead or missing in accordance with the law provisions having no relatives to take care of or nurture them or their relatives are incapable of taking care and nurturing;

b) Victims of domestic violence; victims of sexual and physical abuse; victims of trafficking; victims of forced labor who need urgent protection during the time they are waiting to return to their places of residence or to social assistance establishments or social houses;

c) Children, vagrants, and homeless beggars when they are waiting to be taken to their places of residence or to social assistance establishments or social houses;

d) Other subjects in urgent need of protection under decisions of Chairpersons of provincial-level People’s Committees.

3. The period of temporary care and nurture in community for a subject as specified in Clause 2 of this Article shall not last more than 03 months. In cases where such period expires but no household or individual admits the subject for care and nurture, the Chairperson of the commune-level People’s Committee shall assign another household or individual to offer temporary care and nurture for the subject, or send a written request to the Division of Labor, Invalids and Social Affairs asking them to advise the Chairperson of the district-level People’s Committee to take the subject to social assistance establishments or social houses for care and nurture in accordance with the law provisions.

Article 19. Benefits for subjects entitled to care and nurture

1. The subjects specified in Clause 1, Article 18 of this Decree shall be entitled to the following benefits:

a) Monthly social allowance as specified in Article 6 of this Decree;

b) Health insurance cards as specified in Article 9 of this Decree;

c) Education, training, and vocational training assistance as specified in Article 10 of this Decree;

d) Funeral cost support as specified in Article 11 of this Decree;

2. The subjects specified in Clause 2, Article 18 of this Decree, when living with the households admitting them for care and nurture, shall be entitled to the following support:

a) Meals when living with the households admitting them for care and nurture;

b) Costs for treatment at medical facilities without health insurance cards;

c) Costs for taking the subjects to their places of residence or to social assistance establishments or social houses.

3. The Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs shall guide the implementation of Clause 2 of this Article.

Article 20. Benefits for households and individuals that take care of and nurture the subjects

1. The lowest monthly financial support for care and nurture for each subject specified in Clause 1, Point d, Clause 5, Article 5 of this Decree shall be equal to the standard social assistance level specified in Clause 2, Article 4 of this Decree multiplied by the respective coefficient as follows:

a) Coefficient 2.5 for those who take care of and nurture children under 04 years old specified in Clause 1, Article 5 of this Decree;

b) Coefficient 1.5 for those who take care of and nurture children from full 4 years old to under 16 years old specified in Clause 1, Article 5 of this Decree, and at Point d, Clause 5, Article 5 of this Decree.

2. The lowest monthly financial support for care and nurture for each subject specified in Clause 6, Article 5 of this Decree shall be equal to the standard social assistance level specified in Clause 2, Article 4 of this Decree multiplied by the respective coefficient as follows:

a) Monthly financial support for care of persons with extremely severe disabilities, or persons with severe disabilities who are pregnant or raising children under 36 months old:

- Coefficient 1.5 for persons with extremely severe disabilities, persons with severe disabilities who are pregnant or raising a child under 36 months old;

- Coefficient 2.0 for persons with extremely severe disabilities, persons with severe disabilities who are pregnant and raising one child under 36 months old or raising two children under 36 months old or older;

In cases where the persons with disabilities are entitled to different coefficients specified at this Point, only the highest coefficient shall prevail;

In cases where both the husband and the wife are persons with disabilities entitled to monthly financial support specified at this Point, only one of them shall be entitled to the financial support.

b) In cases where a person with extremely severe disabilities, or a person with severe disabilities who is enjoying social allowances as specified in Clause 6, Article 5 of this Decree, is pregnant or raising children under 36 months old, they shall be still entitled to the financial support specified at Point a, Clause 2 of this Article.

c) Households each of which is directly taking care of and nurturing one person with extremely severe disabilities shall be entitled to the financial support with the coefficient 1.0.

d) Households and individuals that take care of and nurture persons with extremely severe disabilities shall be entitled to the financial support with the coefficients specified as follows:

- Coefficient 1.5 for those each of whom takes care of and nurtures one person with extremely severe disabilities;

- Coefficient 2.5 for those each of whom takes care of and nurtures one child with extremely severe disabilities

3. Instructions and training of care and nurture techniques.

4. Prioritized capital borrowing, vocational training for job creation, household economic development and other benefits as specified in relevant laws.

5. The Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs shall guide the implementation of Clause 3 of this Article.

Article 21. Procedures for admitting the subjects for care and nurture

1. Procedures for admitting the subjects specified in Clause 1, Article 18 of this Decree for care and nurture shall comply with the provisions of Articles 7, Article 8 of this Decree.

2. Procedures for admitting the subjects specified at Point a, Clause 2, Article 18 of this Decree for care and nurture shall comply with the following provisions:

a) The village head shall make a list of subjects entitled to care and nurture and individuals or households in the village who are eligible to admit such subjects, then send it to the Chairperson of the commune-level People’s Committee;

b) Within 02 working days, the Chairperson of the commune-level People’s Committee shall send a written request to the Division of Labor, Invalids and Social Affairs;

c) Within 03 working days, the Division of Labor, Invalids and Social Affairs shall appraise and submit it to the Chairperson of the district-level People’s Committee for decision on the support. In cases where the support is denied, they must reply in writing and clearly state the reason;

d) The Chairperson of the commune-level People’s Committee shall transport and entrust the subjects to the organizations, individuals, or households that admit them for care and nurture immediately after the decision of the Chairperson of the commune-level People’s Committee is issued.

3. Procedures applicable to the subjects specified at Points b, c and d, Clause 2, Article 18 of this Decree shall comply with the following provisions:

a) The subject or his/her guardian shall submit an application form enclosed with the record of his/her violence or abuse and the written certification of his/her health status by a medical facility (if any) to the Chairperson of the commune-level People’s Committee.

The civil servant in charge of Labor, Invalids and Social Affairs in the commune where there are children and homeless beggars being victims of violence and abuse shall compile dossiers for them;

b) Within 02 working days, the Chairperson of the commune-level People’s Committee shall inspect and verify the information and send a written request to the Division of Labor, Invalids and Social Affairs;

c) Within 03 working days, the Division of Labor, Invalids and Social Affairs shall appraise and submit it to the Chairperson of the district-level People’s Committee for decision. In cases where the support is denied, they must reply in writing and clearly state the reason;

d) The Chairperson of the commune-level People’s Committee shall transport and entrust the subjects to the organizations, individuals, or households that admit them for care and nurture immediately after the decision of the Chairperson of the commune-level People’s Committee is issued.

Article 22. Conditions and responsibilities for persons admitting children for care and nurture

1. Persons admitting children for care and nurture shall satisfy the following conditions:

a) Having full civil act capacity and well implementing the Party's guidelines and policies, and the State's laws;

b) Voluntarily taking care of the children;

c) Having stable places of residence and accommodations for the children they admit for care and nurture;

d) Having suitable economic conditions, good health, and experiences in taking care of children;

dd) If they are living with their spouse, the spouse must satisfy the conditions specified at Points a and b of this Clause.

2. In cases where grandparents, aunts, uncles, older siblings, who admit the children specified in Clause 1, Article 5 of this Decree for care and nurture, fail to meet the conditions specified at Points a, c and d, Clause 1 of this Article, they shall still be considered for benefits specified in Article 12 of this Decree.

3. Persons admitting children for care and nurture must fulfill the following responsibilities:

a) Ensuring conditions for the children to attend schools, taking care of their health, facilitating them to play and entertain;

b) Providing safe and hygienic accommodation for the children;

c) Treating the children equally;

d) Performing other obligations as prescribed by the law provisions.

4. The cases which are not allowed to continue taking care of and nurturing the children:

a) Committing acts of ill-treatment towards children they are taking care of and nurturing;

b) Taking advantage of the benefits from care and nurture of the children for personal gains;

c) Having economic status or other reasons leading to the inability to ensure the care and upbringing of the children;

d) Seriously violating the rights of the children they are taking care of and nurturing.

Article 23. Conditions and responsibilities for persons admitting for care and nurture persons with extremely severe disabilities and elderly persons eligible for living at social assistance establishments

1. Persons admitting for care and nurture persons with extremely severe disabilities and elderly persons eligible for living at social assistance establishments shall satisfy the following conditions and responsibilities:

a) Having full civil act capacity and well implementing the Party's guidelines and policies, and the State's laws;

b) Having good health, experiences, and skills in taking care of disabled and elderly persons;

c) Having stable places of residence and accommodations for the disabled and elderly persons;

d) Having suitable economic conditions;

dd) If they are living with their spouse, the spouse must satisfy the conditions specified at Points a and b of this Clause.

2. The cases which are not allowed to continue taking care of and nurturing the elderly and disabled persons:

a) Committing acts of ill-treatment towards the elderly or disabled persons;

b) Taking advantage of the benefits from care and nurture of the elderly or disabled persons for personal gains;

c) Having economic status or other reasons leading to the inability to ensure the care and upbringing of the elderly or disabled persons;

d) Seriously violating the rights of the rights of the persons they are taking care of and nurturing.

 

Chapter V
CARE AND NURTURE OF SOCIAL PROTECTION SUBJECTS AT SOCIAL ASSISTANCE ESTABLISHMENTS AND SOCIAL HOUSES

 

 Article 24. Social protection subjects receiving care and nurture at social assistance establishments and social houses (hereinafter collectively referred to as social assistance establishments)

1. Social protection subjects with extremely difficult circumstances include:

a) The subjects specified in Clauses 1 and 3, Article 5 of this Decree, who are in difficulty, cannot take care of themselves and have no persons admitting them for care and nurture in community;

b) Elderly person receiving care and nurture at social assistance establishments in accordance with the law provisions on the elderly;

c) Disabled children and disabled persons receiving care and nurture at social assistance establishments in accordance with the law provisions on persons with disabilities.

2. Subjects in need of urgent protection include:

a) Victims of domestic violence; victims of sexual abuse; victims of trafficking; victims of forced labor;

b) Children, vagrants, and homeless beggars when they are waiting to be taken to their places of residence;

c) Other subjects in urgent need of protection under decisions of Chairpersons of provincial-level People’s Committees.

3. Minors and persons who are no longer able to work shall be entitled to care and nurture at social assistance establishments in accordance with the law provisions on handling of administrative violations.

4. The maximum period of care and nurture for the subjects specified in Clause 2 of this Article at social assistance establishments or social houses shall not exceed 03 months. In cases where, after more than 3 months, the subjects cannot return to their families or community, the upper levels managing the social assistance establishments shall consider and decide on appropriate solutions.

5. Subjects who voluntarily live at social assistance establishments include:

a) Elderly persons under caregiver contracts;

b) Persons other than those specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article, who are unable to live at home and wish to live at social assistance establishments.

Article 25. Benefits of care and nurture at the social protection establishments or social houses

The subjects specified in Clauses 1, 2 and 3, Article 24 of this Decree, while living at social assistance establishments, shall be entitled to the benefits as follows:

1. The minimum monthly maintenance needs allowance for each subject is equal to the standard social assistance level specified in Clause 2, Article 4 of this Decree multiplied by the respective coefficients as follows:

a) Coefficient 5.0 for children under 04 years old;

b) Coefficient 4.0 for subjects who are full 4 years old and older.

2. Health insurance cards in accordance with the law provisions on health insurance.

3. Funeral cost support upon their death, with a minimum level equal to 50 times the standard social assistance level specified in Clause 2, Article 4 of this Decree.

4. Daily necessities, blankets, mosquito nets, mats, summer clothes, winter clothes, underwear, face towels, shoes, slippers, toothbrushes, common medicines; menstrual hygiene management kits for female subjects of childbearing age; books, notebooks, school supplies for subjects attending school; and other costs as prescribed by the law provisions.

5. In cases where the subjects have been entitled to the monthly maintenance allowance specified in Clause 1 of this Article, they shall not be entitled to the monthly social allowance specified in Article 6 of this Decree.

Article 26. Support for education, training, and job creation

1. Subjects receiving care and nurture at social assistance establishments shall be entitled to support policies for attending preschools, high schools, vocational schools, professional secondary schools, colleges, and universities of first degree as prescribed by the law provisions.

2. Children specified in Clauses 1, 2 and 3, Article 24 of this Decree who are 16 years old or older and are studying at all levels of high schools, vocational schools, professional secondary schools, colleges, and universities, shall continue to be cared for and nurtured at social assistance establishments until the end of their education, but not more than the age of 22.

3. Children from 13 years old or older, who are cared for and nurtured at social assistance establishments and no longer in high schools, shall be introduced to vocational schools.

4. The subjects specified in Clauses 1, 2 and 3, Article 24 of this Decree, who are 16 years old or older and do not continue to study in high schools, vocational schools, professional secondary schools, colleges, or universities, may return to the places they have resided before moving in the social assistance establishments. The commune-level People’s Committees of the subjects’ former places of residence shall welcome and create favorable conditions for the subjects to find jobs and stabilize their lives.

5. The subjects specified in Clauses 1 and 3, Article 24 of this Decree, who are 16 years old or older, do not continue to study in high schools, vocational schools, professional secondary schools, colleges, or universities, the social assistance establishments and local authorities shall help them to have places to live and find jobs; the social assistance establishments shall continue to provide monthly maintenance allowance for them until they are able to live on their own, but not more than 24 months.

Article 27. Competence and dossiers for admission to social assistance establishments

1. The competence for admission to social assistance establishments: The heads of social assistance establishments shall decide to accept the subjects into the establishment. For social assistance establishments managed by the district authorities, the Chairpersons of the district-level People’s Committees shall decide to send the subjects to the establishments.

2. A dossier for admission to an establishment, for social protection beneficiaries with extremely difficult circumstances specified in Clause 1, Article 24 of this Decree, includes:

a) A declaration made by the subject or his/her guardian using Form No. 07 issued together with this Decree;

b) A copy of the birth certificate, if the subject is a child; in cases where the child is abandoned, his/her birth registration procedures must be carried out in accordance with the law provisions on civil status registration;

c) A copy of the certificate of disabilities if the subject is a person with disabilities;

d) A written confirmation of the competent health agency if the subject is infected with HIV;

dd) A written request of the commune-level People’s Committee;

e) Other relevant papers (if any);

g) A written request from the Chairperson of the district-level People’s Committee to the agency managing the social assistance establishment (in case of admission to a province-run establishment);

h) A decision on admission of the head of the social assistance establishment.

3. A dossier of admission to an establishment, for subjects in need of urgent protection specified in Clause 2, Article 24 of this Decree, includes:

a) A declaration made by the subject or his/her guardian, using Form No. 07 issued together with this Decree;

b) A copy of the subject's identity card, citizen identification card or personal identification paper (if any);

c) A record of the emergency event that poses a threat to the subject's safety;

d) A written request from the Chairperson of the commune-level People’s Committee, where the subject is staying or where it is found that urgent protection is needed;

dd) A written request from the Chairperson of the district-level People’s Committee to the agency managing the social assistance establishment (in case of admission to a province-run establishment);

e) A decision on admission of the head of the social assistance establishment.

4. A dossier for admission to a social assistance establishment, for voluntary subjects, includes:

a) A contract on provision of social assistance services, made using Form No. 08 issued together with this Decree;

b) A copy of the subject's identity card, citizen identification card, passport, or other lawful personal identification paper.

Article 28. Procedures for admission to social assistance establishments

1. Procedures for admission to an establishment, for social protection beneficiaries with extremely difficult circumstances specified in Clause 1, Article 24 of this Decree, shall comply with the following provisions:

a) The subject or his/her guardian shall make the papers specified at Points a, b and c, Clause 2, Article 27 of this Decree and send them to the Chairperson of the commune-level People’s Committee;

b) Within 10 working days after receiving the subject's dossier, the chairperson of the commune-level People’s Committee shall review and publicize the results at the head office of the commune-level People’s Committee within 07 working days, except for information about the subject's HIV infection;

c) Within 07 working days after receiving the subject's dossier and the written request of the Chairperson of the commune-level People’s Committee, the Division of Labor, Invalids and Social Affairs shall appraise and submit them to the Chairperson of the district-level People’s Committees for decision;

d) Within 03 working days after receiving the written submission from the Division of Labor, Invalids and Social Affairs, the chairperson of the district-level People’s Committee shall decide to send the subject to the social assistance establishments under its management or request in writing the Department of Labor, Invalids and Social Affairs to consider and transfer the dossier to the head of the social assistance establishment;

dd) Within 07 working days after receiving the subject's dossier and the written request of the Chairperson of the district-level People’s Committee, the Department of Labor, Invalids and Social Affairs shall appraise and transfer the dossier of the subject to the social assistance establishment under its management; after receiving the complete dossier, the head of the social assistance establishment shall decide to accept the subject into the establishment;

e) In cases where the subject is not admitted to the social assistance establishment, it shall reply in writing and clearly state the reason.

2. Procedures for admission to social assistance establishments, for subjects in urgent need of protection specified in Clause 2, Article 24 of this Decree, shall comply with the following provisions:

a) Social assistance establishments shall immediately accept the subjects in need of urgent protection to their establishment for care and nurture as well as complete the procedures in accordance with the following process:

Step 1. Make a record of admission signed by the individual or the representative of the agency or unit that discovers the subject (if any), the commune-level authorities (or police), and the representative of the social assistance establishment. If the subject is a victim of domestic violence, sexual abuse, human trafficking, or forced labor, the record of admission shall be also signed by the subject (if possible);

Step 2. Assess the subject's vulnerability, resilience and need for assistance in order to have a plan to help the subject;

Step 3. Ensure safety and promptly treat physical or mental injuries of the subject; for abandoned children, disseminate information about them on the mass media within 25 working days;

Step 4. Decide to assist the subject at the social assistance establishment or transfer the subject to his/her family or community;

Step 5. Complete the procedures and dossier of the subject as prescribed. For abandoned children, the establishment shall carry out birth registration procedures for them in accordance with the law provisions on civil status.

b) Procedures and dossiers must be completed within 10 working days after admitting the subject, if it takes longer than 10 working days, it must be considered and decided by the superior management agency.

3. Procedures for admission of voluntary subjects shall comply with the following provisions:

The subject shall voluntarily sign a contract on provision of social assistance services with the head of the social assistance establishment and submit a copy of his/her identity card, citizen identification card, passport, or other legal personal identification paper.

Article 29. Formation of management records for the subjects at social assistance establishments

The social assistance establishments shall make and manage the personal profile of each subject. Each profile includes:

1. A dossier for admission to the social assistance establishment specified in Article 27 of this Decree.

2. A social assistance plan and related documents.

3. A decision on stoppage of social assistance or liquidation of social assistance service contracts.

4. Other documents related to the subject.

Article 30. Competence, conditions, and procedures for stopping social assistance at social assistance establishments

1. The competence for stopping social assistance: The head of a social assistance establishment shall decide to stop providing social assistance to the subject. For social assistance establishments managed by the district-level authorities, the Chairpersons of the district People’s Committees shall decide to stop providing social assistance to the subjects.

2. Conditions for stopping social assistance:

a) The management of the subject has terminated under the decision of the head of the establishment;

b) The subject’s guardian or family, or the family or individual admitting the subject for care and nurture has submitted an application form made using Form No. 09 issued together with this Decree;

c) The subject is adopted in accordance with the law provisions on adoption;

d) The subject is full 16 years old. Persons who are 16 years old or older and are studying at all levels of high schools, vocational schools, professional secondary schools, colleges, and universities, shall continue to be cared for and nurtured at social assistance establishments until the end of their education, but not more than the age of 22;

dd) The social assistance establishment is unable to provide appropriate social assistance services to the subject;

e) The subject has not been contacted within 1 month;

g) The subject requests cessation of social assistance activities;

h) The subject is dead or missing as prescribed by the law provisions;

i) The contract on provision of social assistance services has terminated;

k) Other cases as prescribed by the law provisions.

3. Procedures for stopping social assistance:

a) The service user, his/her guardian or relative, the family or individual admitting the subject for care and nurture, or his/her adoptive parents as specified at Points b, c, d, g, Clause 2 of this Article shall submit an application form made using Form No. 09 issued together with this Decree to the head of the social assistance establishment (if any);

b) Within 07 working days after receiving the application form, the Chairperson of the district-level People’s Committee shall decide to stop providing social assistance to the subject under their management; the head of the establishment shall decide to stop the social assistance;

c) A record of entrusting the subject to his/her family or community shall be made and certified by the commune-level People’s Committee; or the contract on provision of social assistance services shall be liquidated.

 

Chapter VI
FUNDING FOR IMPLEMENTATION

 

 Article 31. Funding for implementation of regular social assistance policies

1. The funding for implementation of policies on regular social assistance and support for care and nurture in community and the funding for policy payments, popularization of related information, appraisal, and approval of beneficiaries; application of information technology; training and improvement of staff capacity, inspection and supervision shall comply with the law provisions on state budget.

2. The funding for ensuring the care and nurture of the subjects specified in Clauses 1, 2 and 3, Article 24 of this Decree shall comply with the following provisions:

For the social assistance establishments which are under the management of any level, the budget of such level shall cover the funding in the estimate of social security expenditures.

3. The funding for regular operation, capital construction investment and other expenditures of social assistance establishments shall comply with the law provisions. Social assistance establishments have the right to receive, use and manage the funds and in-kind donations from organizations and individuals; ensuring that they are used for the right purposes and subjects as well as their reimbursement complies with the law provisions.

4. The Ministry of Finance shall guide the implementation of Clauses 1 and 2 of this Article.

Article 32. Funding for emergency assistance

1. The funding for emergency assistance includes:

a) Funds allocated from local budget by the localities themselves in accordance with the law provisions on state budget;

b) Donations from domestic and foreign organizations and individuals, directly or through agencies and organizations, to the localities.

2. In cases where a natural disaster, fire or epidemic occurs on a large scale causing heavy damage and the funding sources specified in Clause 1 of this Article are not sufficient to cover emergency assistance, the Chairperson of the provincial-level People’s Committee shall notify the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs, other ministries and sectors managing national reserves, and the Ministry of Finance to make a summary and submit it to the Prime Minister for consideration and decision on support of goods from the national reserves in accordance with the law provisions.

Article 33. Management of the funding for social assistance

The estimation, allocation, use and reimbursement of the funding for the implementation of social assistance policies shall comply with the law provisions on State budget.

 

Chapter VII
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

 

Article 34. Payment of monthly social assistance allowances and support for admission of subjects for care and nurture in community

1. Regular social assistance benefits and policies, and support for admission of subjects for care and nurture in community must be paid promptly and fully to the right beneficiaries.

2. The selection of organizations providing payment services for social assistance policies shall comply with the law provisions. The organizations providing payment services shall have experiences and networks of transaction points in communes, wards, and townships, can handle payments at home for a number of special subjects, ensuring timely and safe payments.

3. The payment through an organization providing payment services shall be made into a contract between the agency in charge of Labor, Invalids and Social Affairs (the Department of Labor, Invalids and Social Affairs or the Division of Labor, Invalids and Social Affairs depending on the level of each locality) and such organization, which must clearly state the scope and subjects of payment, the payment method (including payment via bank accounts and electronic payment accounts prescribed by the law provisions, or in-cash payment), the method of money transfer and time limit for the transfer, the time limit for payment to beneficiaries, actual costs for the payment, the time limit for reimbursement, the rights and responsibilities of the parties, and other agreements related to the payment.

4. Before the 25th of every month, the agency in charge of Labor, Invalids and Social Affairs shall base itself on the list of beneficiaries (including beneficiaries of an increase or decrease in monthly allowances, one-time allowance beneficiaries); the following month's payments (including the back pay and funeral costs of the subjects); the payments that have not been reimbursed in the previous months (if any), to withdraw the funding as estimated at the State Treasury and transfer it to the deposit account of the organization providing payment services; at the same time, send the list of the following month's payments to the organization. During the payment period, the Department of Labor, Invalids and Social Affairs shall assign its staff to supervise the payment of the organization.

5. Monthly, the organization providing payment services shall summarize and report the list of beneficiaries who have already received money and the paid amount; the list of subjects who have not yet received money and will be paid in the following month, the remaining amount that have not been paid, as well as send related documents (the lists with signatures of the beneficiaries and the bank transfer documents) to the agency in charge of Labor, Invalids and Social Affairs before the 20th of every month. The agency in charge of Labor, Invalids and Social Affairs shall summarize and finalize the payments in accordance with the law provisions.

Article 35. Responsibilities of ministries and sectors

1. The Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs shall:

a) Guide the implementation of this Decree in accordance with the law provisions;

b) Popularize the policies and laws on social assistance;

c) Apply information technology in settlement of social assistance requests and management of beneficiaries;

d) Provide training courses and refreshers for the staff in charge of implementing social assistance policies;

dd) Inspect the implementation of the provisions in this Decree.

2. The Ministry of Finance shall:

a) Coordinate with the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs and relevant ministries and sectors in appraising and advising competent authorities to decide on emergency assistance from the national reserves for ministries, sectors, and localities in accordance with the Law on National Reserves and the Law on State Budget;

b) Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs and relevant ministries and sectors in, inspecting the release and use of goods from national reserves and use of the funding for implementation of the policies in accordance with the law provisions.

3. The Ministry of Health, the Ministry of Agriculture and Rural Development, and the Ministry of Industry and Trade, which manage the national reserves, shall:

a) Review, check, and summarize the quantity, value, and type of goods in the national reserves to be used for relief or support, and report the results to the Prime Minister;

b) Report on the results of release and use of goods from the national reserves to the Ministry of Finance for summarizing and reporting to the Prime Minister.

4. Relevant ministries and sectors shall, based on their functions and tasks, coordinate with the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs in guiding and implementing this Decree.

Article 36. Responsibilities of the provincial-level People’s Committees

1. Organize the implementation of social assistance benefits and policies for the subjects specified in this Decree. Assign the Departments of Labor, Invalids and Social Affairs to summarize and report on the results of the implementation of social assistance policies for the beneficiaries using Forms No. 10a, 10b, 10c, 10d issued together with this Decree.

2. Allocate the funding for the implementation of benefits and policies as prescribed in this Decree.

3. Decide on the methods for payment of social assistance policies depending on the actual situation of the localities.

4. Check and inspect the implementation of social assistance policies in the localities.

 

Chapter VIII
IMPLEMENTATION PROVISIONS

 

 Article 37. Transitional provisions

1. Subjects, who are currently entitled to social assistance policies for social protection beneficiaries as prescribed in the Government's Decree No. 136/2013/ND-CP dated October 21, 2013 providing social assistance policies for social protection beneficiaries, shall be entitled to the respective levels and coefficients hereof after the effective date of this Decree.

2. The Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs shall guide the procedures for the subjects to be entitled to the new levels and coefficients specified in Clause 1 of this Article.

Article 38. Effect

1. This Decree takes effect from July 1, 2021.

2. The Government’s Decree No. 136/2013/ND-CP dated October 21, 2013 providing social assistance policies for social protection beneficiaries; Article 17 of the Government’s Decree No. 140/2018/ND-CP dated October 8, 2018 amending and supplementing Decrees related to business investment conditions and administrative procedures under the State management of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs; Articles 40 to 43 of the Government’s Decree No. 103/2017/ND-CP dated September 12, 2017 prescribing the establishment, organizational structure, operation, dissolution and management of social assistance establishments; Articles 15 to 23 of the Government’s Decree No. 28/2012/ND-CP dated April 10, 2012 detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law on Persons with Disabilities shall cease to be effective after the effective date of this Decree.

Article 39. Responsibilities for implementation

The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the Government-attached agencies, the Chairpersons of the People’s Committees of the provinces and municipalities are responsible for the implementation of this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
THE PRIME MINISTER

 

(signed)

 

Nguyen Xuan Phuc

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decree 20/2021/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decree 20/2021/ND-CP PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 26/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính bãi bỏ Thông tư 132/2016/TT-BTC ngày 18/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chuẩn bị và tổ chức Hội nghị cấp cao Hợp tác chiến lược kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mê Công lần thứ bảy, Hội nghị cấp cao Hợp tác bốn nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ tám và Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về Mê Công tại Việt Nam

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất