Nhu yếu phẩm là gì? Trường hợp nào được hỗ trợ nhu yếu phẩm?

Dù nhu cầu sống ngày càng cao nhưng nhu yếu phẩm với đời sống con người vẫn có vai trò không thể thiếu. Vậy nhu yếu phẩm là gì? Để hiểu rõ chi tiết hơn, hãy theo dõi hết bài viết dưới đây nhé!

Nhu yếu phẩm là gì?

nhu yếu phẩm là gì
Nhu yếu phẩm là gì? (Ảnh minh họa)

Nhu yếu phẩm có thể hiểu là những thứ phục vụ xung quanh cuộc sống chúng ta hàng ngày, đó là những sản phẩm, vật dụng cần thiết, thiết yếu. Ví dụ như: gạo, mắm, muối, thuốc men, thiết bị…

Theo khoản 3 Điều 4 Luật Giá 2023 số 16/2023/QH15 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2024) quy định rõ:

“3. Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu là những hàng hóa, dịch vụ cần thiết đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông và phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ”.

Nhu yếu phẩm phải là những thứ cần thiết, thiết yếu phục vụ cho nhu cầu, hoạt động của con người. Trong đời sống, nhu yếu phẩm được được chia thành những nhóm sau:

Thực phẩm và nước uống

Đây được gọi là nhu yếu phẩm thiết yếu, là những loại thực phẩm quan trọng và cần thiết, đây là nhóm các loại lương thực được dùng trong bữa ăn hàng ngày và thường là  những loại nguyên liệu chính trong thực đơn.

Các loại thực phẩm này bao gồm: gạo, bột mì, mắm, muối, các loại rau củ quả, thịt, cá, trứng,… Tiếp đó là nhóm nhu yếu phẩm lương thực như: gạo, ngô, vừng, sắn, khoai và nhiều loại tinh bột. Nhóm này cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng như: protein, vitamin và khoáng chất. Đây có thể nói là các loại nhu yếu phẩm cực kỳ quan trọng và cần thiết cho mọi gia đình.

Ngoài ra, các loại thực phẩm thuộc mặt hàng công nghệ đó là: bánh kẹo, mì tôm, nước uống đóng chai, sữa,...Nhóm thực phẩm này tạo được sự tiện lợi, đa dạng trong cách chế biến thực phẩm.

Quần áo và giày dép

Đây cũng là một nhóm nhu yếu phẩm cần thiết trong cuộc sống hàng ngày, giữ vai trò như sau:

  • Đáp ứng nhu cầu bảo vệ cơ thể cho con người, giữ ấm, che chắn mưa gió và bảo vệ da khỏi tổn thương;

  • Thể hiện thẩm mỹ, cá tính của mỗi cá thể; biểu tượng của sự đa dạng và phong cách từng cá nhân.

  • Là mặt hàng phục vụ cho con người và có tác động tới kinh tế thị trường, là nhóm nhu yếu phẩm có vị thế quan trọng.

Như vây, quần áo giày dép không chỉ là mặt hàng nhu yếu phẩm phục vụ cho lợi ích đời sống hàng ngày, mà còn đóng góp cho sự phát triển kinh tế, lao động trong nước.

Y tế và giáo dục

Y tế và giáo dục được coi là nhu yếu phẩm hàng ngày trong cuộc sống. Thể hiện cụ thể ở những điểm sau:

  • Y tế: Là lĩnh vực liên quan tới sức khỏe của con người, bao gồm: cơ sở hạ tầng y tế, các thiết bị y tế, thực phẩm dinh dưỡng, thuốc men, khẩu trang y tế…

  • Giáo dục: Là lĩnh vực đào tạo, truyền đạt kiến thức, kỹ năng cho học sinh, sinh viên. Trong đó có: trường học, thiết bị giảng dạy, thư viện, phòng học và các tài liệu học tập. Những yếu tố này không thể thiếu trong công tác dạy học cũng như đáp ứng cho nhu cầu nghiên cứu, học tập của học sinh, sinh viên.
nhu yếu phẩm y tế
Nhu yếu phẩm y tế bao gồm thuốc men, khẩu trang y tế, (Ảnh minh họa)

Nhà ở và tiện nghi

Có thể nói nhà ở và tiện nghi là một trong những nhu yếu phẩm cực kỳ thiết yếu, vì nó thể hiện được sự an cư lạc nghiệp, tiện ích cho cuộc sống. Đặc điểm nhà ở có những ý nghĩa sau:

  • Nhà ở: Là công trình xây dựng cho con người cư ngụ, ẩn náu, là nơi phục vụ cho toàn bộ sinh hoạt của con người. Nhà cửa là nơi trú thân cho con người tránh được những tác động từ thiên nhiên như: mưa bão, lũ lụt,..

  • Tiện nghi: Là những thiết bị và dịch vụ giúp cuộc sống trở nên thuận tiện và thoải mái. Các tiện nghi bao gồm: các thiết bị điện tử, nội thất, các thiết bị hệ thống an ninh,...

Ngoài ra, còn có thêm loại nhu yếu phẩm trong công việc văn phòng như: bàn ghế, kẹp, ghim, máy photo, tài liệu, dụng cụ làm việc,...

Bốn nhóm nhu yếu phẩm được đề cập trên đây có ảnh hưởng rất lớn tới cuộc xã hội, kinh tế và các hoạt động trong các ngành nghề. Tùy vào từng lĩnh vực khác nhau sẽ có các nhu yếu phẩm khác nhau. Tất cả đều có mục đích hướng tới đảm bảo, đáp ứng được nhu cầu thiết yếu cho con người trong cuộc sống.

Lưu ý rằng, chỉ những sản phẩm vật dụng thật sự cần thiết cho cuộc sống hàng ngày mới được gọi là nhu yếu phẩm. Những thứ không sử dụng thường xuyên và không trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống của con người, thì không được xem là nhu yếu phẩm.

Trường hợp nào được hỗ trợ nhu yếu phẩm?

Trường hợp nào được hỗ trợ nhu yếu phẩm
Hỗ trợ nhu yếu phẩm (Ảnh minh họa)

Các hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ nhu yếu phẩm

Theo khoản 2 Điều 12 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP:

- Trường hợp được hỗ trợ nhu yếu phẩm là: Người có hoàn cảnh khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc lý do bất khả kháng khác mà mất nhà ở và không có khả năng tự bảo đảm các nhu cầu thiết yếu;

- Các loại nhu yếu phẩm được hỗ trợ: Lều bạt, nước uống, thực phẩm, chăn màn, xoong nồi, chất đốt, xuồng máy và một số mặt hàng thiết yếu khác phục vụ nhu cầu trước mắt, tại chỗ.

- Nguồn hỗ trợ: Nguồn huy động hoặc từ dự trữ quốc gia.

Như vậy, trên đây là giải đáp cho thắc mắc nhu yếu phẩm là gì? Trường hợp nào được hỗ trợ nhu yếu phẩm?
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Các nước miễn Visa cho Việt Nam? Điều kiện được miễn Visa

Các nước miễn Visa cho Việt Nam? Điều kiện được miễn Visa

Các nước miễn Visa cho Việt Nam? Điều kiện được miễn Visa

Bạn muốn du lịch vòng quanh thế giới, nhưng còn lo lắng về việc làm visa có khó khăn? Việc nắm được các chính sách, quy định về việc cấp thị thực của các nước miễn Visa cho Việt Nam sẽ giúp bạn tiết kiệm được vấn đề tài chính, công sức khi đi du lịch đến các quốc gia và các vùng lãnh thổ khác nhau.

Cơ cấu dân số là gì? Phân loại cơ cấu dân số

Cơ cấu dân số là gì? Phân loại cơ cấu dân số

Cơ cấu dân số là gì? Phân loại cơ cấu dân số

Cơ cấu dân số là gì? Cơ cấu dân số được phân loại ra sao? Cơ cấu dân số ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và chính sách dân số như thế nào? Bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cơ cấu dân số, phân loại cơ cấu dân số và ảnh hưởng của việc cơ cấu dân số đến nền kinh tế.