Thông tư liên tịch 03/2008/TTLT-BCA-BQP-BNG-BLĐTBXH của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn trình tự, thủ tục xác minh, tiếp nhận phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư liên tịch 03/2008/TTLT-BCA-BQP-BNG-BLĐTBXH
Cơ quan ban hành: | Bộ Công an; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Bộ Ngoại giao; Bộ Quốc phòng |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 03/2008/TTLT-BCA-BQP-BNG-BLĐTBXH |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Người ký: | Lê Bạch Hồng; Lê Thế Tiệm; Nguyễn Trần Nam; Đào Việt Trung |
Ngày ban hành: | 08/05/2008 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | An ninh trật tự |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư liên tịch 03/2008/TTLT-BCA-BQP-BNG-BLĐTBXH
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
CỦA BỘ CÔNG AN - BỘ QUỐC PHÒNG - BỘ NGOẠI GIAO - BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ
XÃ HỘI SỐ 03/2008/TTLT-BCA-BQP-BNG-BLĐTBXH
NGÀY 08 THÁNG 5 NĂM 2008 HƯỚNG DẪN TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XÁC MINH, TIẾP NHẬN
PHỤ NỮ, TRẺ EM BỊ BUÔN BÁN TỪ NƯỚC NGOÀI TRỞ VỀ
- Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Căn cứ Quyết định số 130/2004/QĐ-TTg ngày 14/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em từ năm 2004-2010;
- Căn cứ Quyết định số 17/2007/QĐ-TTg ngày 29/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế tiếp nhận và hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về.
Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn trình tự, thủ tục xác minh, tiếp nhận phụ nữ, trẻ em là công dân Việt Nam bị buôn bán từ nước ngoài trở về (sau đây gọi tắt là nạn nhân) để thực hiện Quy chế tiếp nhận và tái hoà nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về (sau đây gọi tắt là Quy chế), như sau:
- Nạn nhân do nước ngoài trao trả theo khuôn khổ thoả thuận song phương giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài; giữa Bộ Công an Việt Nam với cơ quan chức năng của nước ngoài về việc nhận trở lại công dân (sau đây gọi tắt là thoả thuận song phương).
- Nạn nhân do cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự hoặc cơ quan khác được uỷ quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài) tiếp nhận thông tin, tài liệu và đề nghị Cục QLXNC xác minh.
- Bị sử dụng vũ lực, đe doạ sử dụng vũ lực; bị bắt cóc, bị ép buộc dưới nhiều hình thức để bán ra nước ngoài.
- Bị lừa gạt, lợi dụng tình trạng dễ bị tổn thương để bán ra nước ngoài hoặc đưa ra nước ngoài để nhận một lợi ích vật chất khác.
- Tài liệu, bằng chứng do phía nước ngoài cung cấp.
- Lời khai và bằng chứng do nạn nhân cung cấp.
- Kết quả xác minh của Công an tỉnh nơi nạn nhân thường trú.
- Kết quả xác minh của Bộ đội Biên phòng tỉnh.
- Lời khai của tội phạm thực hiện hành vi buôn bán nạn nhân.
- Các nguồn cung cấp thông tin khác.
- Cục QLXNC, cơ quan QLXNC - Công an tỉnh biên giới chịu trách nhiệm xác định đối với nạn nhân được tiếp nhận theo thoả thuận song phương.
- Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài chịu trách nhiệm xác định đối với nạn nhân đang ở nước ngoài, do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tiếp nhận thông tin, tài liệu.
- Bộ đội Biên phòng tỉnh biên giới chịu trách nhiệm xác định đối với nạn nhân được giải cứu trở về hoặc tự trở về qua biên giới đường bộ.
- Cơ quan QLXNC - Công an tỉnh nơi nạn nhân thường trú chịu trách nhiệm xác định đối với nạn nhân đã trở về địa phương không qua tiếp nhận.
- Cục quản lý xuất nhập cảnh lập cơ sở tiếp nhận nạn nhân tại cửa khẩu sân bay quốc tế.
- Công an tỉnh biên giới chỉ đạo Công an huyện biên giới lựa chọn xây dựng cơ sở tiếp nhận nạn nhân tại những nơi cần thiết trong khu vực biên giới.
- Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng chỉ đạo Biên phòng tỉnh biên giới lập cơ sở tiếp nhận nạn nhân tại các đồn Biên phòng.
- Cục QLXNC tiếp nhận đề nghị của cơ quan chức năng nước ngoài về việc nhận trở lại công dân và thông tin, tài liệu về nạn nhân như: Giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam; thông tin, tài liệu liên quan đến việc nạn nhân bị buôn bán ra nước ngoài...
- Sau khi tiếp nhận thông tin, tài liệu về nạn nhân, Cục QLXNC gửi văn bản đề nghị Công an địa phương nơi nạn nhân khai thường trú xác minh về nhân thân của nạn nhân và các căn cứ xác định nạn nhân. Thời hạn xác minh, trả lời không quá 20 ngày làm việc.
- Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Cục QLXNC có văn bản trả lời phía nước ngoài. Trường hợp xác định đúng là nạn nhân và đồng ý nhận trở lại thì cấp giấy thông hành về nước cho nạn nhân gửi kèm theo văn bản trả lời đồng ý tiếp nhận.
- Trường hợp nạn nhân có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam và đủ điều kiện trở lại theo thỏa thuận song phương thì trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của phía nước ngoài, Cục QLXNC cấp giấy thông hành về nước cho nạn nhân gửi kèm theo văn bản trả lời phía nước ngoài đồng ý tiếp nhận hoặc thông báo cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp giấy thông hành về nước cho nạn nhân.
- Cục QLXNC thông báo cho Sở Lao động - Thương binh và xã hội, Sở Y tế, Hội phụ nữ tỉnh nơi nạn nhân về thường trú về kế hoạch tiếp nhận và danh sách nạn nhân trước khi nạn nhân về đến cửa khẩu ít nhất 03 ngày làm việc để phối hợp.
- Cục QLXNC tiếp nhận nạn nhân do cơ quan chức năng của nước ngoài giao tại cửa khẩu sân bay quốc tế, làm thủ tục nhập cảnh và đưa nạn nhân về cơ sở tiếp nhận.
- Tại cơ sở tiếp nhận nạn nhân Cục QLXNC chủ trì và phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và xã hội, Sở Y tế, Hội Phụ nữ tỉnh nơi nạn nhân về thường trú thực hiện những việc sau:
+ Phỏng vấn nhanh nạn nhân để phân loại và hỗ trợ ban đầu cho nạn nhân gồm: hỗ trợ vật dụng sinh hoạt cần thiết, tư vấn về tâm lý, pháp lý; khám sức khỏe.
+ Hướng dẫn nạn nhân kê khai vào tờ khai dùng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về. Trường hợp nạn nhân là trẻ em, người dân tộc thiểu số, người không có khả năng tự kê khai thì cán bộ của cơ sở tiếp nhận giúp kê khai theo lời khai của nạn nhân; khai thác thu nhập thông tin, tài liệu về tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi buôn bán người mà nạn nhân biết và thông báo cho cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội tỉnh có liên quan các thông tin, tài liệu thu nhập được.
+ Cấp giấy chứng nhận về nước cho nạn nhân.
+ Trường hợp nạn nhân có nguyện vọng được trở về gia đình ngay thì hỗ trợ tiền tàu xe, tiền ăn đường để họ tự trở về; đồng thời có văn bản thông báo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh nơi nạn nhân thường trú để thực hiện chế độ, chính sách cho nạn nhân.
Đối với nạn nhân cần chăm sóc về sức khỏe, tâm lý trước khi tái hòa nhập cộng đồng, nạn nhân là trẻ em thì bàn giao nạn nhân cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh nơi nạn nhân về thường trú trong thời gian không quá 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận; trong Biên bản bàn giao xác định rõ người trở về là nạn nhân.
- Cơ quan QLXNC Công an tỉnh biên giới tiếp nhận đề nghị của cơ quan chức năng nước ngoài về việc nhận trở lại công dân và thông tin, tài liệu về nạn nhân.
Trường hợp đề nghị của cơ quan chức năng nước ngoài và thông tin, tài liệu gửi qua Biên phòng cửa khẩu thì Biên phòng cửa khẩu chuyển ngay cho cơ quan QLXNC - Công an tỉnh biên giới để xử lý.
- Sau khi tiếp nhận thông tin, tài liệu về nạn nhân, cơ quan QLXNC - Công an tỉnh biên giới gửi văn bản đề nghị Công an tỉnh nơi nạn nhân khai thường trú xác minh về nhân thân và căn cứ xác định nạn nhân. Thời hạn xác minh, trả lời không quá 20 ngày làm việc
- Nếu nạn nhân khai trương trú ở địa phương mình thì Công an tỉnh biên giới xác minh; nếu nạn nhân khai thường trú tại xã biên giới thì gửi văn bản đề nghị Bộ đội Biên phòng tỉnh nơi nạn nhân khai thường trú xác minh. Thời hạn xác minh không quá 10 ngày làm việc.
- Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, cơ quan QLXNC - Công an tỉnh biên giới có văn bản trả lời cơ quan chức năng nước ngoài đồng ý hoặc không tiếp nhận.
- Trường hợp nạn nhân có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam và thuộc diện Việt Nam đồng ý nhận trở lại theo thỏa thuận song phương thì trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Công an tỉnh biên giới gửi văn bản trả lời cơ quan chức năng nước ngoài đồng ý hoặc không đồng ý tiếp nhận.
- Cơ quan QLXNC - Công an tỉnh biên giới thống nhất với cơ quan chức năng nước ngoài về danh sách, thời gian, phương tiện và cửa khẩu tiếp nhận nạn nhân; thông báo cho Bộ đội biên phòng tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở y tế, Hội Phụ nữ tỉnh nơi tiếp nhận trước 03 ngày làm việc để phối hợp tiếp nhận và hỗ trợ ban đầu cho nạn nhân.
- Bộ đội Biên phòng cửa khẩu nhận bàn giao nạn nhân do cơ quan chức chức năng của nước ngoài trao tại cửa khẩu đường bộ; bàn giao nạn nhân cho cơ quan QLXNC Công an tỉnh biên giới để đưa về cơ sở tiếp nhận.
- Tại cơ sở tiếp nhận nạn nhân, cơ quan QLXNC - Công an tỉnh biên giới chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan nơi tiếp nhận thực hiện như quy định tại tiết 3 điểm a.2 khoản 1 mục II.
Đối với trường hợp đặc biệt như: trẻ em không có người lớn đi kèm; phụ nữ, trẻ em không có năng lực hành vi; phụ nữ, trẻ em là nhân chứng cần được bảo vệ; phụ nữ, trẻ em đang ốm đau, bệnh nặng thì cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cần nêu rõ tình trạng của nạn nhân và đề nghị Cục QLXNC xác minh, trả lời trong thời gian sớm nhất.
Sau khi nhận được thông báo của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về kế hoạch trở về của nạn nhân, Cục QLXNC tổ chức tiếp nhận (nếu nạn nhân về nước qua cửa khẩu sân bay quốc tế) như quy định tại điểm a.2 khoản 1 mục II hoặc thông báo cho cơ quan QLXNC - Công an tỉnh biên giới và Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp tiếp nhận (nếu nạn nhân về nước qua cửa khẩu đường bộ) như quy định tại điểm b.2 khoản 1 mục II.
Đơn vị Bộ đội Biên phòng tiếp nhận nạn nhân, đưa về cơ sở tiếp nhận tại đồn Biên phòng cửa khẩu và thực hiện những việc sau:
Trường hợp nạn nhân khai thường trú tại xã biên giới thì chỉ đạo lực lượng Bộ đội Biên phòng tổ chức xác minh trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc. Nếu nạn nhân khai thường trú ở khu vực khác thì có văn bản đề nghị Công an địa phương nơi nạn nhân khai thường trú xác minh, thời hạn xác minh, trả lời không quá 20 ngày làm việc.
Đối với nạn nhân cần chăm sóc về sức khỏe, tâm lý trước khi tái hòa nhập cộng đồng, nạn nhân là trẻ em thì bàn giao cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, nơi tiếp nhận trong vòng 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận
- Hướng dẫn người tự trở về kê khai tờ dành cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về. Tiếp xúc để thu thập thông tin, bằng chứng về việc nạn nhân bị buôn bán ra nước ngoài.
- Trường hợp có dấu hiệu hoặc bằng chứng là nạn nhân thì lập hồ sơ và có văn bản gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh (thông qua Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện) trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận tờ khai của nạn nhân. Hồ sơ gồm:
- Tờ khai dùng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về;
- Tài liệu, bằng chứng thu thập được có liên quan đến việc xác định nạn nhân.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG THỨ TRƯỞNG Thượng tướng Phan Trung Kiên
|
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN THỨ TRƯỞNG Thượng tướng Lê Thế Tiệm |
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO THỨ TRƯỞNG Đào Việt Trung
|
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG -THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI THỨ TRƯỞNG Lê Bạch Hồng |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây